#thơ miệng xinh
Explore tagged Tumblr posts
Text
洞房昨夜停紅燭, 待曉堂前拜舅姑。 妝罷低聲問夫婿, 畫眉深淺入時無。
《閨意-近試上張水部朱慶餘》【朱慶餘】
Khuê ý (Cận thí thướng Trương thuỷ bộ)
Phiên âm: Động phòng tạc dạ đình hồng chúc, Đãi hiểu đường tiền bái cữu cô. Trang bãi đê thanh vấn phu tế: “Hoạ mi thâm thiển, nhập thì vô?”
Dịch Thơ: Phòng hoa vừa tắt ngọn đèn hồng, Chờ sáng lên thăm bố mẹ chồng. Mày kẻ vừa xong, khe khẽ hỏi: "Anh xem sẫm nhạt, hợp thời không ?" - Chu Khánh Dư - dịch Nam Trân
Trước kia từng đọc được câu thơ của Âu Dương Tu đời Tống, "Dưới song bước đến đỡ dìu nhau, hỏi nhỏ kẻ mày đậm nhạt, hợp thời không."
Bỗng thấy xúc động khôn xiết, muôn mối tình sâu hiện lên trước mắt. Về sau lại đọc được câu thơ của Chu Khánh Dư: "Mày kẻ vừa xong, khe khẽ hỏi: 'Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?' " Lại càng cảm thấy dịu dàng đa tình, không quá thẹn thùng.
Trước gương đang điểm trang, phu quân phong độ ngời ngời như cây ngọc đón gió đã đứng phía sau. Nàng cầm bút vẽ nét mày cong như liễu mảnh trăng khuyết, tú lệ tự nhiên, dịu dàng đáng yêu. Chàng chăm chú ngắm nhìn, sóng mắt long lanh, tình nồng ý thắm, khen không dứt miệng.
Đây là một đôi vợ chồng mới, đêm qua động phòng hoa chúc, quấn quýt dịu dàng khôn xiết, sáng ra trang điểm, tình chàng ý thiếp, ân ái mặn nồng.
Thời xưa trong dân gian, việc cưới gả đều nghe theo ý cha mẹ, lời mối mai, có được mấy người thực lòng yêu nhau, thề nguyện bạc đầu đâu?
Song rất nhiều cặp vợ chồng, tuy chẳng mấy khi tình ý nồng nàn, nhưng trong cuộc sống bình thường vẫn kính trọng nhau như khách. Nàng vì chàng rửa tay nấu canh, nâng khăn sửa túi, chàng vẽ mày cho nàng trước gương, khoác thêm áo cho nàng bên song. Có lẽ tình yêu bình đạm chỉ đơn giản là bên nhau như thế, không cùng sống chết, nhưng cùng ăn ở, ngọt bùi đắng cay vẫn bên nhau.
Bấy giờ tôi cũng đương độ tuổi xuân, tấm lòng như hoa sen chớm nở mùa hạ, chẳng vướng bụi trần. Nguyện tìm cho được một người đàn ông ôn hòa trong trẻo, tôi làm người vợ như hoa mai của chàng, sinh con đẻ cái cho chàng, ngày tháng êm đềm tươi đẹp. Chẳng cần chàng thề hẹn, chỉ cần vẽ mày cho tôi suốt đời. Biết bao suy nghĩ, lại như gió thu như nước chảy, một đi không trở lại. Giờ thì thanh xuân đã hết, chỉ còn mấy mảnh hồi ức tàn khuyết cùng chút hơi ấm dịu dàng thỉnh thoảng mới gặp lại trong mơ.
Đời người có hối hận, có tiếc nuối, có nỗi trống trải không sao lấp đầy, cũng có sự tổn thương không gì bù đắp nổi. Tôi từng nói tình yêu đẹp nhất phải như ngọc thạch, ấm áp kiên định, cả đời không biến chất, không vơi tình. Thực may, tôi đã từng có cảm giác mình mong muốn, cũng từng nhận được vô vàn ân sủng. Thực không may, hết thảy ân tình đã bị dòng thời gian vội vã vùi chôn, mà kết cục cũng bị sửa đổi, cả hai chúng tôi đều có những quá khứ không thể quay lại được.
Về sau mới biết, Chu Khánh Dư viết bài thơ này để dâng lên Trương Tịch trước khi thi tiến sĩ. Ông tự ví mình như nàng dâu mới, ví Trương Tịch như chú rể, lại ví quan chủ khảo như bố mẹ chồng, nhân đó xin ý kiến Trương Tịch. Thời Đường, những sĩ tử dự thi tiến sĩ đều gửi văn thơ tới những đạt quan quý nhân để xin giới thiệu. Đối tượng mà Chu Khánh Dư dâng bài thơ này lên là quan thủy bộ lang trung Trương Tịch. Nghe nói bài thơ của
Chu Khánh Dư được Trương Tịch ưa thích, còn làm thơ tặng lai:
越女新妝出鏡心, 自知明豔更沈吟。 齊紈未是人間貴, 一曲菱歌敵萬金。
《 寄朱慶餘 》【 張籍 】
Gái Việt bên gương mới điểm trang, Biết mình xinh đẹp vẫn mơ màng. Lụa Tề chưa đủ cho người quý, Một khúc "Lăng ca" giá vạn vàng.
- B��i Ký Chu Khánh Dư - dịch Lãng Xẹt Tử
Trương Tịch ví Chu Khánh Dư với cô gái hái ấu, khen nàng dung nhan xinh đẹp, tiếng ca trong trẻo, ắt sẽ được người ta yêu mến, ngầm ám chỉ
Chu Khánh Dư không cần lo về việc thi cử.
Bất luận Chu Khánh Dư về sau có đỗ cao hay không thì đời người gặp được kẻ hiểu tài mình như thế cũng đủ rồi. Xưa nay biết bao tài tử phong lưu không gặp được minh chủ, không ai thưởng thức, long đong suốt đời.
Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, biết bao duyên phận trên đời, ghi lòng tạc dạ, còn sâu nặng hơn ái tình nam nữ. Trương Tịch chân thành làm thơ tặng, thật lòng đối đãi, tình cảm này chẳng khác đức lang quân đa tình vẽ mày cho người con gái mình yêu trước gương, tình cảm thắm thiết. Còn Chu Khánh Dư lại giống cô dâu mới cưới, đêm qua nến đỏ soi chiếu, sáng hôm sau lại phải ra chào hỏi cha mẹ chồng, nên mới dậy sớm trang điểm để tới sảnh hành lễ, chấm than vẽ mày, lại không biết nên vẽ đậm hay nhạt, đành khẽ khàng hỏi nhỏ: "Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?" Câu hỏi khẽ này thực e thẹn kín đáo, rung động lòng người. Chỉ một tiếng hỏi nhỏ đã khắc họa hoàn chỉnh nội tâm dịu dàng của cô dâu mới. Nhà thơ ví nỗi lo không biết có thể thuận lợi bước vào con đường làm quan hay không với tâm tình của cô dâu mới lần đầu gặp cha mẹ chồng, thực là khéo léo mới mẻ, khiến người ta xúc động.
Thơ Chu Khánh Dư mới mẻ tinh tế, miêu tả tỉ mỉ, mang đậm phong vị riêng. Mà câu trả lời của Trương Tịch cũng hết sức khéo léo tự nhiên, có thể nói là xứng đôi vừa lứa, trở thành giai thoại thiên cổ. Bất luận là đời thịnh hay đời loạn, đều không thiếu tài tử cao sĩ, cuộc đời đằng đằng, những người có duyên hợp được với họ có thể nói là cực kỳ ít ỏi. Bạn dốc hết cả đời ra tranh danh đoạt lợi, song thành bại được mất chỉ trong một thoáng qua. Duyên trần cũng vậy, biết bao tài tử giai nhân, từng thề cùng sống chết, hứa hẹn bạc đầu, cuối cùng lại phụ bạc nhau, làm lỡ người mà tổn thương mình. Những đôi có thể nâng án ngang mày, bình đạm sống hết đời như Mạnh Quang và Lương Hồng, chỉ có ở nhà dân chúng tầm thường. Còn những mối tình đẹp đẽ trong sách vở hay kịch hát phần nhiều là bi kịch, không được viên mãn. Cũng phải, cái đẹp nhất của cuộc đời là giản dị, tình ái cũng nên như nét mày giai nhân mới kẻ, đậm nhạt phải lẽ, không ấm không lạnh.
Người chẳng gì bằng cũ, vợ tào khang không thể coi thường.
Nữ nhi xinh đẹp tới đâu cũng chỉ được mười mấy năm ngắn ngủi, dẫu có nhan sắc nghiêng thành thì cuối cùng cũng sẽ phai tàn và già đi. Mà tình như rượu ủ, phải chôn giấu thật kĩ, càng lâu vị càng thuần, để lâu ngày mới đem ra thưởng thức. Nhưng có lúc, buông tay cũng là một cách thành toàn, thuận theo vận mệnh là để giải thoát linh hồn, khoan dung với người khác cũng là đối tốt với mình.
Nếu hỏi thế nào là may mắn, thì ấy là đời này yêu được người mình chờ đợi đã lâu, hơn nữa đôi bên có được nhau hoàn toàn, không phải chia lìa.
Nguyện cả đời trang điểm vì người ấy, mãi tới khi tóc bạc sắc phai, vẫn hạ giọng hỏi khẽ: "Anh xem sẵm nhạt, hợp thời không?"
Trích: Một Quyển Phong Hoa Đại Đường - Bạch Lạc Mai - Tố Hinh
3 notes
·
View notes
Text
NGƯNG NGÔN TÌNH HOÁ, “NHÉ.T CH.Ữ VÀO MIỆNG” CÁC TÁC GIẢ ‼️
From : trích diễm
Vài năm trở lại đây, thi thoảng những bài viết, hình ảnh cố tình bóp méo văn thơ và ngôn tình hoá những câu nói của các tác giả, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng lại phổ biến và xuất hiện tràn lan trên bản tin (news feed).
Nhân trào lưu “Wattpad nói” vẫn còn đang gây sốt, trích diễm muốn góp thêm tiếng nói trước tình trạng này và hy vọng mọi người sẽ có trách nhiệm hơn trong việc trích dẫn cũng như chia sẻ nội dung trên mạng xã hội.
❎ Tô Hoài KHÔNG nói: Đời này ta nợ em một lần lên xe hoa và một đêm tân hôn.
✅ Bà Nguyễn Thị Cúc - vợ nhà văn Tô Hoài nói: “Tôi vẫn nói đùa với ông ấy: Đời tôi, chưa một lần lên xe hoa, chưa có một đêm tân hôn.” [1]
❎ Nam Cao KHÔNG nói: Phàm đã là nam nhân trong thiên hạ, trước khi muốn đặt môi mình lên khuôn miệng xinh đẹp của nữ nhân nào đó thì trước tiên phải có trách nhiệm đổ đầy cơm vào.
✅ Nam Cao nói: “Bây giờ Hàn mới biết rằng, trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã. Cái ý nghĩ có lẽ chẳng được thơ cho lắm, nhưng cuộc sống vốn không tha thứ những cái gì quá thơ.” [2]
❎ Xuân Diệu KHÔNG nói: Nàng cả đời này sẽ mãi là người của ta vì ta đã chôn nàng vào tim mình rồi!
✅ Xuân Diệu nói:
“Anh đã gi.ế.t em, anh chôn em vào trái tim anh
Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật” [3]
❎ Huy Cận KHÔNG nói: Nếu như hạnh phúc cũng có thể để dành giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc buồn đói lấy ra nhăm nhi thì nhất định anh sẽ để dành lại những ngày bên em.
✅ Huy Cận nói:
“Anh mang thầm em trong hồn anh
Như đứa trẻ thơ mãi để dành
Chiếc bánh mẹ cho từ sáng sớm
Anh chờ hạnh phúc những giờ xanh.” [4]
❎ Vũ Tú Nam KHÔNG nói: Chỉ cần gặp em một lần thì lịch sử đã chép chung hai cuộc đời là một rồi.
✅ Vũ Tú Nam nói: “Chỉ cần gặp H. một lần, thì lịch sử đã chép chung hai cuộc đời làm một rồi.” [5]
❎ Nguyễn Bính KHÔNG nói: Nếu nói nỗi nhớ của anh nhiều như sao trên trời thì thật vô lí! Vì sao trời còn có ngày không mọc nhưng anh thì không có đêm nào không nhớ về em.
✅ Nguyễn Bính nói:
“Trời còn có bữa sao quên mọc
Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em.” [6]
❎ Nguyễn Đình Thi KHÔNG nói: Ta nghĩ về em trong mỗi bước chân, từng nhịp thở. Nếu được lựa chọn nữa ta vẫn sẽ chọn em nhưng ta vẫn cứ đặt em trong tim thôi vì ta không muốn lấy mất của nước Pháp một người tài hoa. Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người.
✅ Nguyễn Đình Thi nói:
“Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người” [7]
❎ Hàn Mặc Tử KHÔNG nói: Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng bất cứ đâu ta cũng có thể thấy. Ánh trăng và khuôn mặt em - người ta yêu.
❎ Nguyễn Huy Tưởng KHÔNG nói: Em có biết sự giống nhau giữa em và Hà Nội là gì không... Đó là đều được anh yêu suốt 1000 năm.
___
Nguồn:
[1] “Mối tình cách trở của nhà văn Tô Hoài”, Báo điện tử Tiền Phong
[2] “Một chuyện xuvơnia”, Nam Cao
[3] “Anh đã giết em”, Xuân Diệu
[4] “Anh mang thầm em”, Huy Cận
[5] Lá thư nhà văn Vũ Tú Nam viết cho vợ - nhà báo Thanh Hương
[6] “Đêm sao sáng”, Nguyễn Bính
[7] “Nhớ”, Nguyễn Đình Thi
Nguồn bài viết : Trích diễm
2 notes
·
View notes
Text
Trong nhánh đường con của một thành phố, chằng chịt những ngã rẽ do sự thiếu quy hoạch chỉnh đốn từ ngày xưa, phát đất rồi chia đại ra dựng đất lành. Sài Gòn cũ là cái gì đấy nó thơ, nó đẹp trong mắt thế hệ mới, Đầu tóc bóng mượt đen nhánh, váy hoa nhí và bó hoa dại trên tay, đường lối trang điểm xanh đỏ của những cặp đôi đầu tư cho bộ ảnh chụp mô phỏng hình cưới trai gái thập niên cũ. Lần đầu Hạnh lên thành phố, thấy họ ngô nghê, lạ lạ mà mắc cười. Tận đáy lòng cũng mong có một bộ hình giống vậy. Chắc đẹp mà quý lắm.
Ở quê Hạnh có những quán ăn mở gần hai ba bốn thập kỷ, thức ngon gia truyền rồi nghề nuôi dăm miệng. Cái quán bún bò đầu hẻm làm nhỏ Hạnh mê tít, hồi nó nhỏ xíu lúc nào cũng đứng nhỏ dãi cục xí quách to bự treo đầu cái hộp kính trong dựng trước nhà cô Tám. Xưa cô Tám hay trêu nhỏ Hạnh lành tính, chân chất, sau cô gả con trai, ngày nào cũng được ăn xí quách. Nói bâng quơ vậy mà sau này nhỏ quen anh Kỳ thật.
Anh Kỳ lớn hơn Hạnh 2 tuổi, khác với má Tám buôn gánh bán bưng, anh học cao, biết rộng. Lúc nhỏ anh quậy tưng, không khác gì tụi nít ranh tới tuổi dậy thì, bị quậy phá bởi mớ hoóc môn mới lạ, thích thể hiện và ngổ ngáo chơi bời. Đến khi ba ảnh mất, thấy má ảnh rấm rứt đêm đêm cúi gằm cặm cụi lúc dọn hàng, thấy má mỗi sáng dậy sớm lái con xe cũ lên phố xa nhập thêm mấy cân thịt, mua thêm vài cân bún, thấy má lủi thủi thẫn thờ nhìn dòng người qua lại lúc hàng quán ế ẩm. Tự dưng cây non sau một đêm từng bước lại quyết tâm trở thành đại thụ. Lần đầu tiên Hạnh thấy sức bật của một người có thể phi thường đến cỡ đấy. Một ngày nọ nhỏ giật mình nhìn lại, thấy anh đã bay cao, bay xa đến mức nó cũng muốn với lắm nhưng lại cứ tần ngần. Huy chương, giải thưởng, ánh mắt người đời nhìn ảnh bây giờ đầy ước vọng và chờ mong. Một tài năng trẻ sáng lại với đôi vai kiên định đang băng băng hướng về phía trước. Giật mình hơn cả là ấy vậy mà anh nói anh yêu Hạnh. Trong một tối trăng non vằng vặc lối vào hẻm nhỏ, trăng soi tỏ vóc dáng cao lớn của người đàn ông mà nó ngưỡng mộ, đôi mắt anh dịu dàng như nước hồ trong vắt. Những xao động bắt rễ tận đáy lòng, khởi sự một câu chuyện tình đáng chờ mong.
Hạnh không xinh đẹp, nhưng nghe lời và hiểu chuyện. Nhà nhỏ ở gần má, thương má nhọc nhằn, vất vả, sáng nhỏ đi làm thợ make up, tối về phụ má bán bưng. Anh Kỳ đi làm trên phố, thỉnh thoảng gửi về sợi chuyền, lắc tay lấp lánh. Nhỏ ưỡn ngực hãnh diện đeo lên những hiện vật thể hiện tình yêu, ngọt ngào và say đắm, dù thi thoảng trong những đêm dài, Hạnh nhớ cái ôm siết và vòng tay anh mỗi lần hiếm hoi gặp gỡ. Dăm tháng anh sẽ lại về thăm má, thăm Hạnh.
Hạnh phúc của ái tình làm con người ta mụ mị. Nhỏ theo anh qua những cung đường trải dài tít tắp. May mắn thay đô thị hoá quên mất xứ nhà quê chưa thèm ngó ngàng tới, vẫn để lại những cánh rừng xanh bạt ngàn cho con người ta có nơi lãng mạn. Vậy mà những câu chuyện tỉ tê chất chứa từng kéo dài đằng đằng giờ chỉ còn đọng lại nơi ngọt nhạt đầu môi, đắng ngắt, nhạt thếch như bình cafe muối nhỏ đòi anh mua trước mỗi lúc khởi hành một chuyến đi chơi xa. Những dự án dồn dập, những công việc anh phải xử lý lúc ngồi bên nhau ngắm trời đất. Những câu chuyện khó hiểu anh nói qua điện thoại với đồng nghiệp làm nhỏ ng�� ngẩn. Nhỏ không hiểu "launching" là gì, không hiểu đối tác là chi, không hiểu "nghiệm thu" có ý gì, những nỗi sợ hãi mơ hồ cứ ập tới như thuỷ triều dâng. May mắn những câu chuyện về má Tám sẽ luôn là chất xúc tác kéo gần khoảng cách giữa nhỏ và anh. Nhỏ băn khoăn vì tự ti gái nhà quê sao mà tới với anh thành phố (chỉ vài năm ngắn ngủi, anh trở thành dân Sài Gòn), nhưng cũng thầm thấy may mắn vì nhỏ là gái nhà quê, gần má Tám. Đảm đang, chịu đựng, hi sinh, đàn ông dù đam mê mới lạ, nhưng mà sẽ chỉ chọn người như nhỏ. Nhỏ đinh ninh vậy.
"Má biết không em?
Dạ không, em chưa từng nói gì cả.
Em có thể cứ vậy chăm sóc má không? Anh không khuyên được. Anh gửi Hạnh tiền.
..."
---
"Sao con không nói hở con?
Nó như vậy mà con im? Con tính giấu má đến bao giờ? Hạnh ơi là Hạnh, năm nay con 28 rồi Hạnh ơi.
Má tưởng...."
---
"Anh Kỳ, mai mốt anh mang má lên thành phố sống hả anh?
Vui ha? Má có anh, đỡ vất vả hơn nhiều luôn.
Má nói với em hả?
Vâng, má tưởng anh sẽ mang em theo nên mới nói.
Anh xin lỗi."
Đô thị hoá đã đến rất gần. Dễ gì mà bỏ qua, tiến bộ và tối tân rồi sẽ khai sáng đến xứ mù. Vén màn sương nhìn rõ tiềm năng của đất cát. Những khu công nghiệp mới sẽ mọc lên san sát. Quán bún bò lụp xụp của má Tám đã không còn lụp xụp. Ba tầng lầu cao rộng rãi trông cực kỳ nổi bật giữa một con đường vất vả. Đối lập với nó là hai người đàn bà mặc đồ bộ sờn cũ nương tựa lẫn nhau ra ra vào vào, vẫn mỗi ngày buôn gánh bán bưng, mong vài đồng bạc lẻ từ hàng bún tầng trệt.
Nghĩ lại thì ngày đấy qua cũng nhanh, ngày má ôm lấy Hạnh khóc nấc, tóc má bạc rủ xuống bờ vai run run, ướt cả mảng áo con nhỏ. Nhỏ cười khổ, ôm lại má vỗ về. Gái quê quá lứa lỡ thì cũng có sao đâu mà, con vẫn vui, vẫn ngoan, vẫn phụ má, ngày nào cũng được ăn xí quách. Có gì đâu mà má buồn dữ. Hạnh biết má xót nên cũng phải gồng lắm mới không để lộ ra nỗi buồn đau đáu. Nào má buồn sẽ lại cười khổ an ủi, trong nỗi cô đơn ngắc ngoải, nhỏ biết cái gì không phù hợp sẽ chẳng được lâu dài, cố gượng ép chỉ làm đau trái tim ngây ngô không vụ lợi, trước giờ cũng chỉ hướng tới có mỗi một người.
Má không chịu theo anh lên phố, cứ sống miết chốn nhà quê, kêu tao quen bán bún rồi, đây có bà con chòm xóm, có nhỏ Hạnh, mắc gì bắt tao đi. Hạnh cũng khuyên mấy lần, mà má không bỏ Hạnh, đời này chỉ coi Hạnh là dâu. Lắm lúc đắc thắng, nhỏ cũng nghĩ đáng đời anh Kỳ lắm, nhưng cũng buồn, nàng dâu thật sự có tội tình chi đâu, chưa kịp đến đã biết trước sau này cũng không bao giờ lấy được niềm thương trọn vẹn từ má chồng mình.
Hôm nọ anh Kỳ dắt dâu về. Hạnh vừa nhìn liền biết. Cùng một thế giới có khác, nom đến là đẹp đôi. Sắc bén, học thức, cách họ nhìn nhau làm Hạnh nhớ đến ngày xưa. Yêu thương trong mắt họ có cả tôn trọng và ngưỡng mộ. Cái kiểu chuyện trò cực kỳ riêng tư đấy làm người ta ganh tỵ. Tự dưng nhỏ chặc lưỡi, nghĩ lại ngày xưa ánh mắt anh nhìn nhỏ chắc chỉ có biết ơn. Buồn ơi là buồn. Mà lâu quá cũng quên hết rồi.
Lần đầu lên phố, Hạnh với má xúng xính áo dài đỏ, ngơ ngác trong tiệc cưới đầy hoa. Má cũng không giấu được tủm tỉm, hời ơi, con trai mình đóng bộ com-lê trông đẹp trai quá thể. Con dâu mới nhìn cũng ... tàm tạm. Mà cứ tụi nó hạnh phúc thì phần mình cũng hạnh phúc. Vừa bối rối, vừa lâng lâng. Mấy lần má liếc Hạnh, nhỏ cúi gằm giả bộ cặm cụi ăn uống thực đơn tiệc chưa từng được thấy bao giờ. Má nắm lấy tay nhỏ, ủ đủ hơi ấm cho một lát nữa rời tay ra dắt anh con trai vào lễ đường. Ủ sao mà lúc má không còn bên cạnh, giữa bàn tiệc xa hoa đầy người lạ, người Hạnh vẫn nóng ran. Nhỏ nhớ tới bộ hình cưới thập niên 80 mới thấy sáng nay. Đúng là mớ hình đó chỉ để chơi chơi, xem hình người ta váy trắng tinh xoè ra quét đất, sung sướng ngọt ngào trên khung nền chiếc ô tô mới cóng này, đẹp ơi là đẹp. Lúc tiếng bụp khui rượu vang lúc khai tiệc phát lên, trong muôn cái cụng ly chúc tụng uyên ương, sợi dây chuyền trên cổ có mặt dây hình nửa trái tim tự dưng lạnh ngắt, nước mắt ấm nóng quẩn quanh hốc mắt Hạnh, chả hiểu ra làm sao...
3 notes
·
View notes
Text
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình và chúng được thể hiện qua các phương diện nào. Đề bài: Thông qua đoạn trích Trong lòng mẹ (SGK Ngữ văn 8 tập 1), em hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo nội dung dưới đây để hoàn thành xuất sắc bài làm của mình em nhé: Chất trữ tình mà Nguyên Hồng thể hiện trong đoạn trích thông qua các phương diện sau : - Tình huống truyện: bà cô của chú bé Hồng với ý đồ thâm độc, dùng những lời lẽ mỉa mai, cay nghiệt muốn cậu sẽ oán ghét mẹ mình nhưng ngược lại, Hồng càng thương mẹ mình hơn. Tình cảm của người con vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi hủ tục để cho mẹ không bị đau khổ. - Dòng cảm xúc của chú bé Hồng: niềm mong nhớ, thương mẹ da diết, đau đớn tủi nhục, căm giận, phẫn nộ, tình yêu nồng nàn, sâu sắc... - Phương thức biểu đạt: kết hợp giữa tự sự và biểu cảm. - Lời văn: những câu văn so sánh độc đáo giàu hình ảnh, gợi cảm xúc mãnh liệt Cùng tham khảo 2 bài văn mẫu với yêu cầu qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình Bài số 1. Chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình thông qua đoạn trích Trong lòng mẹ. Nhà văn Nguyên Hồng tên đầy đủ là Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở Nam Định nhưng chủ yếu sống ở Hải Phòng. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc. Ngòi bút của ông thường viết về những mảnh đời bất hạnh dưới đáy xã hội như: Những cậu bé đánh giày, phu xe, những cô gái bán hoa, những tên cướp. Ông có sở trường về viết tiểu thuyết, hồi kí, làm thơ. Văn Nguyên Hồng rất giàu chất trữ tình. Đặc biệt là đoạn trích "Trong lòng mẹ"-bài ca bất diệt về tình mẫu tử thiêng liêng. Chất trữ tình trong lời văn của nhà văn thể hiện ở tình cảm, cảm xúc của cậu bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô. Khi nghe bà cô xúc xỉa mẹ với dã tâm để bé Hồng ruồng rẫy khinh biệt mẹ, thì bé Hồng đã rất thương mẹ của mình. Bé khóc nức nở. Nước mắt của bé ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Bé Hồng đã cảm thông trước hoàn cảnh của mẹ. Chỉ vì bé thương mẹ và căm tức sao mẹ bé lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em bé, để sinh nở một cách giấu giếm. Bé nói chuyện với bà cô như cười dài trong tiếng khóc. Bé Hồng rất căm giận những hủ tục phong kiến đã đày đọa mẹ bé. Bà cô của bé chưa dứt câu, cổ họng bé đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." Chất trữ tình của đoạn trích còn thể hiện ở tâm trạng xúc động và hạnh phúc của bé Hồng khi được sống trong lòng mẹ. Vào buổi chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, bé Hồng chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ bé. Bé liền đuổi theo gọi mẹ rối rít. Nếu người đó không phải mẹ bé thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn của bé. Và cái lầm đó không những làm bé thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong xuất chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Nhưng đó chính là mẹ của bé Hồng. Hai mẹ con gặp lại nhau vui mừng khôn xiết, xúc động khóc nức nở. Cái cảm giác hạnh phúc khi được ở bên mẹ rạo rực trong lòng bé Hồng: "Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường." Cậu bé nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm thấy hạnh phúc, êm dịu vô cùng khi được sống trong tình cảm ấm áp của mẹ dành cho cậu. Qua đoạn trích, em rất cảm thông hoàn cảnh tội nghiệp của bé Hồng. Em trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con bé Hồng. Em cũng đã học tập được cách viết văn giàu chất trữ tình của nhà văn Nguyên Hồng. Bài số 2 - Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình Nguyên Hồng là ngòi bút của “những người khốn khổ”, đã thủy chung với con đường văn học trong suốt cuộc đời cầm bút của mình.
Đặc biệt qua hồi ký, ông không ghi chép một cách giản đơn, khô khan sự việc đã qua. Ông viết hồi kí theo cách thức của một nhà văn với những rung động mãnh liệt của trái tim người nghệ sĩ. Cụ thể qua đoạn trích Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng đã thể hiện số phận đau thương và vẻ đẹp phong phú của người phụ nữ bất hạnh cũng như đứa trẻ thơ vô tội bằng trái tim xúc động chân thành. Thực vậy, Trong lòng mẹ là chương tiêu biểu cho bút pháp giàu chất trữ tình, xuất phát từ một trái tim nghệ sĩ. Suốt cả chương sách đều tràn đầy cảm xúc. Phần trên thuật lại cảnh đối thoại giữa chú bé và bà cô thâm độc, cảm xúc của chú bé cố nén lại, nhưng ẩn giấu bên trong là nỗi căm ghét đối với hủ tục, đối với bà cô thâm độc đang làm tổn thương đến lòng yêu thương mẹ của chú bé. Nhân vật bà cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái nhìn thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội khi đó, mà còn là người đàn bà có tâm địa thật đen tối khi cố ý khoét sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vẫn yêu thương. Qua đoạn văn, có thể thấy ngòi bút Nguyên Hồng khá sắc sảo, tinh tế trong việc đi sâu thể hiện tâm lí, tâm trạng nhân vật. Diễn biến tâm trạng đau đớn, căm giận ngày càng tăng của chú bé Hồng khi nghe những lời lẽ ngọt ngào giả dối của bà cô được miêu tả thật cụ thể: từ chỗ cúi đầu không đáp hoặc cười đáp lại đến chỗ lòng thắt lại, khóe mắt đã cay cay rồi nước mắt ròng ròng .. với cảm giác đau đớn song đã cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại bà cô, và cuối cùng là cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Tất cả chứng tỏ sự đau đớn và căm giận đến điên cuồng, muốn vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn những cổ tục đã đày đọa mẹ chú. Đến đoạn tả cảnh chú bé gặp mẹ, nhào vào lòng mẹ, ngòi bút phân tích cảm xúc, cảm giác của tác giả đã đạt tới độ sâu sắc, tinh tế hiếm có. Cảnh ngộ và tâm sự riêng của một đứa trẻ bị lạc loài được Nguyên Hồng thuật lại, kể lại dưới ánh sáng của những tư tưởng xã hội và tình cảm nhân đạo sâu sắc. Nguyên Hồng không chỉ kể lại những kỉ niệm thời thơ ấu, mà thực sự sống lại những ngày thơ ấu của mình. Câu văn nào của Nguyên Hồng cũng rưng rưng những cảm xúc tươi rói. Ông sáng tạo ra những nhân vật sinh động giống như những con người đang đi lại nói năng, suy nghĩ, toan tính trong cuộc đời thật. Là một em bé mồ côi cha, bé Hồng rất giàu tình thương mẹ. Chính tình thương đó dẫn giúp cho bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án. Tình thương ấy sẽ được tác giả tả một cách sinh động qua lần bé Hồng gặp mẹ. Ở đoạn vàn này, tình yêu thương mẹ của chú bé không phải chỉ là những ý nghĩ tỉnh táo mà là một cảm xúc lớn lao mãnh liệt dâng trào. Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chủ bé khi nằm “trong lòng mẹ”, nhà văn nêu lên nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “Phải bé lại và để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đây là hồi kí, lời nhân vật cùng là lời tác giả, nhà văn đã nhập thân với nhân vật, nên cảm xúc dào dạt trong lòng chú bé thể hiện đầy đủ ở lời văn, giọng văn của tác phẩm. Rồi trong khi nhân vật đang kể chuyện mình, nhà văn còn xen vào những lời trữ tình ngoài đề để bình luận, đầy xúc động và sự êm dịu vô cùng của người mẹ. Đó cùng là một biểu hiện đậm nét về chất trữ tình của nhà văn Nguyên Hồng. Nguyên Hồng quả là nhà văn có tài. Với một trái tim nghệ sĩ, ông nắm bắt và miêu tả chính xác những chi tiết ngoại hình thể hiện tinh tế quá trình diễn biến của đời sống nội tâm nhân vật. Trong lòng mẹ miêu tả rất nhiều tiếng khóc của bé Hồng mà không lần nào giống lần nào. Khi uất nghẹn phải ghìm nén, bé Hồng cảm thấy cổ họng... đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Lúc nỗi nhớ, niềm thương, nỗi uất ức lâu ngày bị dồn nén, bỗng đột ngột được giải tỏa, bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Tuy nhiên, sự hấp dẫn và sức mạnh lay động lòng người
trong hồi kí của Nguyên Hồng chủ yếu vẫn là nhờ ở sự chân thành trong cảm xúc của người viết. Nguyên Hồng không chỉ kể lại, thuật lại những sự việc đã qua, mà còn sống lại, hóa thân vào những sự việc ấy. Các sự việc được kể, được thuật cũng chỉ là để nhà văn giãi bày, bộc bạch những tình cảm yêu thương, căm giận đang cần được thể hiện. Kỉ niệm về bà cô là những nỗi đau cố nén lại rồi uất nghẹn bật thành tiếng khóc. Cuộc gặp gỡ với mẹ là những rung động mãnh liệt nhất của tâm hồn trẻ thơ và cuối cùng cả cơ thể đứa bé hòa tan vào những cảm giác rạo rực, vui sướng cực điểm. Văn Nguyên Hồng tràn theo cảm xúc ấy. Cho nên nhịp điệu, giọng văn thấm đẫm cảm hứng trữ tình. Không theo sự sắp xếp của lí trí, mạch văn Nguyên Hồng tràn theo cảm xúc, theo con tim của nghệ sĩ, nhạy cảm, chan chứa yêu thương, căm giận, sôi nổi và chân thành. Nguyên Hồng đã cho ta những trang hồi kí có sức cuốn hút người đọc rất đặc biệt, đậm đà tính nhân đạo, thông cảm sâu sắc với những đau khổ và khát vọng hạnh phúc thầm kín của người phụ nữ. Trái tim nghệ sĩ ấy cũng chan chứa niềm yêu thương và thể hiện. Nguồn văn mẫu: Sưu tầm và tổng hợp. Vậy là THPT Ngô Thì Nhậm đã gợi ý các thông tin để giải quyết được yêu cầu của bài 3 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 1: qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình đặc biệt là bài văn mẫu được chúng tôi sưu tầm ở trên.
0 notes
Text
0830 / TÌNH THƠ MỘNG
Mưa nhè nhẹ bay đường em thong thả. ,
Nghiêng vai cầm nón má phấn ửng hồng .
Mắt thẹn thùng chợt thấy dáng ai trông ,
Nao nức bồn chồn bâng khuâng rộn rã …
Nghe như rạo rực hồn xoay muôn ngã ,
Khi có người muốn gởi lá thư tay .
Bối rối run run đón nhận tỏ bày ,
Miệng cười xã giao mặt mày hớn hở .?
Thao thức mộng mơ má đào trăn trở ,
Những lời thắm thiết cởi mở yêu đương !
Ngọt ngào vấn vương suy nghĩ miên trường ,
Nghĩ suốt đêm … tỏ tường lên trang giấy .
Óng ánh chiếu ngàn hoa xinh trổi dậy ,
Tiếng sét ái tình động đậy con tim .
Mến yêu ấp ủ trao hết nỗi niềm ,
Lứa tuổi thanh niên ngày đêm say đắm …!
Mù sương thấm buốt khung trời sâu lắng ,
Ngàn sao lấp lánh chuốt nắn môi trao ….
Sóng bước bên em hai đứa thì thào ,
Ôm siết mỉnh thon tuôn trào cuộn sóng…
Heo may kéo về thu mùa lạnh cóng ,
Gió bay tơi tả lá rụng lìa cành .
Lửa yêu đương khởi động đến tàn canh ,
Hừng hực xuân xanh cùng anh sưởi ấm …
Chung chăn ước ao ngọt ngào trái cấm ,
Vọng tưởng mơ màng gặm nhấm mình thon ?
Nâng niu trìu mến xuyên bóng trăng tròn ,
Cơ thể nóng ran căng dồn bốc cháy …
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch , California Ngày 12 tháng 4 năm 2
0 notes
Text
Kinh nghiệm du lịch Kyoto – Vùng đất cố đô Nhật Bản
Kyoto, thành phố cổ kính của Nhật Bản, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích văn hóa và lịch sử. Với hơn 1200 năm tuổi, Kyoto vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và thu hút du khách bởi những ngôi chùa linh thiêng, những khu vườn Nhật Bản thanh bình và những con phố cổ kính.
Thời điểm lý tưởng
Đi du lịch Kyoto Nhật Bản, mỗi mùa đều có những vẻ đẹp riêng.
Mùa xuân (tháng 3-5): Mùa hoa anh đào nở rộ, Kyoto khoác lên mình tấm áo mới với sắc hồng lãng mạn.
Mùa hè (tháng 6-8): Mùa lễ hội sôi động, với những hoạt động văn hóa đặc sắc.
Mùa thu (tháng 9-11): Mùa lá đỏ, Kyoto trở nên rực rỡ với sắc vàng, đỏ của lá cây.
Mùa đông (tháng 12-2): Mùa tuyết rơi, tạo nên khung cảnh lãng mạn và yên bình.
Địa điểm nổi bật
Chùa Vàng Kinkaku-ji: Ngôi chùa dát vàng lộng lẫy này là biểu tượng của Kyoto. Toàn bộ hai tầng trên của chùa được phủ vàng lá, tạo nên một khung cảnh lộng lẫy và tráng lệ. Khi đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tận hưởng không gian yên bình của khu vườn xung quanh.
Gion: Khu phố cổ Gion nổi tiếng với những geisha và maiko xinh đẹp. Dạo bước trên những con phố lát đá, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào một thước phim Nhật Bản cổ điển. Hãy thử tìm kiếm những quán trà truyền thống để thưởng thức một tách trà và ngắm nhìn những nghệ sĩ geisha.
Kiyomizu-dera: Ngôi chùa này nổi tiếng với sàn gỗ vươn ra khoảng không, mang đến một tầm nhìn tuyệt đẹp của thành phố Kyoto. Vào mùa xuân, khi hoa anh đào nở rộ, khung cảnh tại Kiyomizu-dera càng trở nên lãng mạn và thơ mộng hơn.
Fushimi Inari-taisha: Ngôi đền Shinto nổi tiếng với hàng ngàn cổng torii màu đỏ tươi xếp chồng lên nhau, tạo thành một con đường dài dẫn đến đỉnh núi. Đây là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp nhất ở Kyoto.
Arashiyama: Khu rừng trúc Arashiyama là một nơi tuyệt vời để thư giãn và tận hưởng không khí trong lành. Bạn có thể đi bộ dọc theo con đường rừng trúc, tham quan đền Tenryu-ji hoặc thưởng thức trà chiều tại một quán trà truyền thống.
Trải nghiệm văn hóa:
Lễ trà đạo: Thưởng thức một tách matcha trong một buổi lễ trà đạo truyền thống là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Kyoto. Lễ trà đạo không chỉ đơn thuần là việc pha trà mà còn là một nghệ thuật, một cách để thư giãn và tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản.
Mặc kimono: Bạn có thể thuê một bộ kimono truyền thống và dạo phố Kyoto. Và cảm thấy mình như một người Nhật Bản thực thụ khi được hóa thân thành những nhân vật trong các bộ phim Nhật Bản.
Khám phá chợ Nishiki: Chợ Nishiki là một thiên đường ẩm thực của Kyoto. Tại đây, bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại thực phẩm tươi sống, đồ ăn vặt và các món đặc sản địa phương. Hãy dành thời gian để khám phá chợ và thưởng thức những món ăn ngon miệng nhé.
Ẩm thực:
Kaiseki ryori: Bữa ăn truyền thống Nhật Bản. Món ăn này thường gồm nhiều món nhỏ, từ món khai vị đến món tráng miệng, sử dụng các nguyên liệu tươi ngon theo mùa.
Yuba: là một loại đậu phụ non mỏng, được làm từ lớp màng mỏng hình thành trên bề mặt sữa đậu nành khi đun sôi. Yuba có vị thanh mát, mềm mịn
Matcha: là bột trà xanh nghiền mịn, được sử dụng để pha trà. Trà matcha có vị đắng nhẹ, thơm lừng và chứa nhiều chất chống oxy hóa, được sử dụng để làm nhiều loại đồ uống và món tráng miệng.
Obanzai: là những món ăn gia đình truyền thống của Kyoto, thường được chế biến từ những nguyên liệu địa phương. Obanzai thường có hương vị nhẹ nhàng.
Phương tiện di chuyển: Đến Kyoto bạn có thể di chuyển bằng những phương tiện như: Xe bus, tàu điện, xe đạp, taxi.
Có thể nói rằng, Kyoto là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa và lịch sử của Nhật Bản. Hy vọng với bài viết mà Khamphanhatban.net chia sẻ sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích!
0 notes
Text
Đà Nẵng - Thành phố đáng sống bên bờ sông Hàn không chỉ nổi tiếng bởi những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những câu cầu xinh đẹp cùng những bờ biển thơ mộng trải dài đến tận chân núi, mà nơi đây còn níu chân du khách bởi thiên đường ẩm thực với vô vàn món ngon khó cưỡng. Trong bài viết này, hãy cùng Vivu Việt Nam khám phá 40+ món ăn Đà Nẵng mà bạn nhất định phải thử khi đến với thành phố mộng mơ này, Bánh Tráng Cuốn Thịt Heo - Đậm Đà Hương Vị Đà Nẵng Bánh tráng cuốn thịt heo là một món ăn đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng, được du khách yêu thích bởi hương vị thơm ngon, thanh mát và cách trình bày đẹp mắt. Món ăn này được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang đến hương vị vô cùng tinh tế. Khi thưởng thức món này, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thanh mát từ rau sống, ngọt tự nhiên từ thịt heo và đậm đà từ nước mắm nêm. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tươi ngon và cách chế biến tinh tế đã khiến cho món ăn này trở nên hấp dẫn và khó quên. Đến Đà Nẵng, đừng bỏ lỡ món này nhé: Bánh tráng thịt heo Bi Mĩ: Chợ Cồn, Đ. Ông Ích Khiêm, TP. Đà Nẵng Quán Đại Lộc: 97 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Bánh tráng thịt heo Bà Hường: 126 Đ. Duy Tân, TP. Đà Nẵng Quán Trần: 4 Đ. Lê Duẩn, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Quán Mậu: 35 Đ. Đỗ Thúc Tịnh, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng Bánh Tráng Cuốn Thịt Heo Bánh Canh Ruộng Bánh canh ruộng là món ăn dân dã, xuất hiện từ lâu đời ở Đà Nẵng. Sở dĩ có tên gọi "bánh canh ruộng" vì trước đây, các quán bánh canh thường nằm ven những cánh đồng lúa, người dân từ đó quen miệng gọi là bánh canh "ruộng". Ngay từ lần thưởng thức đầu tiên, du khách sẽ bị chinh phục bởi hương vị thơm ngon được tạo nên từ sự hài hòa giữa vị ngọt thanh của nước dùng, vị dai dai của sợi bánh canh, vị béo ngậy của các loại topping cùng vị cay nồng của ớt. Đặc biệt, đừng quên thử qua một lượt các loại bánh canh khác nhau, từ bánh canh cua, bánh canh chả, bánh canh cá cho đến bánh canh trứng cút… để cảm nhận rõ nét vị ngon của từng món, bạn nhé! Dưới đây là một số địa chỉ bán bánh canh ruộng mà bạn có thể tham khảo: Bánh canh cô Cúc: 84 Đ. Bùi Dương Lịch, Sơn Trà, TP. Đà Nẵng Bánh canh ruộng: 20 Hà Thị Thân, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng Bánh canh ruộng Phương: 27/3 Đ. Ngũ Hành Sơn, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng Bánh Canh Ruộng Bánh Đập Đà Nẵng Từ một chiếc bánh tráng nướng, người ta sẽ phủ lên trên một lớp bánh bột gạo mỏng, sau đó thêm một chút đậu phộng, tép đỏ và hành phi thơm phức. Khi thưởng thức, bạn có thể gấp đôi và đập nhẹ để bánh phẳng hơn rồi chấm vào nước mắm nêm. Tin chắc rằng, sự giòn tan của bánh tráng, dẻo dai của lớp bánh bột gạo và vị mặn mà của mắm nêm sẽ khiến du khách nhớ mãi không quên nếu có dịp được nếm thử. Bánh đập thường được người dân Đà Nẵng dùng làm thức ăn sáng hoặc ăn xế chiều. Ghé ngay một số địa điểm bánh bánh đập ngon tại Đà Nẵng sau để thưởng thức hương vị đặc trưng này: Bún mắm, bánh đập Vân: K77A/15 Đ. Lê Độ, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Bánh căn – Bánh đập Đỗ Quang: 47 Đ. Đỗ Quang, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Bánh đập cô Liên: 8/26 Đ. Nguyễn Duy Hiệu, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng Bánh đập Bà Tứ: 354 Đ. Lê Duẩn, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Bánh đập Phan Châu Trinh: 251 Đ. Phan Châu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Bánh Đập Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng - Mì Quảng Mì Quảng có nguồn gốc từ Quảng Nam - một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam. Món ăn này đã tồn tại và phát triển từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống và văn hóa của người dân nơi đây. Sau khi Quảng Nam và Đà Nẵng được tách riêng thành 2 tỉnh thành khác nhau, món ăn này vẫn luôn tồn tại và trở thành một nét đặc trưng của nơi đây. Nếu đến đây, đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức món mì quảng thơm ngon, đậm vị. Sợi mì dày, dai làm từ bột gạo sẽ được ăn kèm với các loại topping như tôm, thịt heo, thịt gà, trứng, sau đó chan thêm một chút nước lèo ngọt thanh và ăn cùng rau sống tươi ngon, tất cả sẽ tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Ghé các địa điểm sau để thử nhé: Mì Quảng Ánh: 45 Đ. Phạm Văn Nghị, TP. Đà Nẵng
Mì Quảng Phú Chiêm: 63 Đ. Phạm Văn Nghị, TP. Đà Nẵng Mì Quảng Phú Chiêm: 75 Đ. Châu Thị Vĩnh Tế, TP. Đà Nẵng Quán Mì Quảng Thi: 251 Đ. Hoàng Diệu, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Mì Quảng Bà Mua: 19 Đ. Trần Bình Trọng, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Mì Quảng Bà Vị: 166 Đ. Lê Đình Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng - Mì Quảng Bánh Tráng Kẹp Đà Nẵng Bánh tráng kẹp (còn gọi là bánh tráng nướng) là một món ăn vặt đường phố nổi tiếng của Đà Nẵng. Loại bánh này được làm từ bánh tráng mỏng, nướng giòn trên than hoa hoặc chảo nóng, kết hợp với nhiều loại nhân phong phú như trứng cút, trứng gà, pate, ruốc (mắm ruốc), xúc xích, bò khô và hành phi. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sự giòn tan của bánh tráng nướng, hòa quyện với vị béo ngậy của trứng và pate, cùng với vị mặn mà của bò khô, ruốc và xúc xích. Để tăng thêm phần hấp dẫn, bánh còn được phết thêm tương ớt, sốt mayonnaise và rắc hành phi, tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng. Đừng quên ghé các địa chỉ sau để thưởng thức món bánh này: Bánh tráng Cô Ty: K18/52 Đ. Đào Duy Từ, TP. Đà Nẵng Bánh tráng kẹp Dì Sương: 130/62 Đ. Điện Biên Phủ, TP. Đà Nẵng Bánh tráng kẹp cô Thê: 381 Đ. Nguyễn Văn Linh, TP. Đà Nẵng Bánh tráng kẹp Dì Hoa: 62/2A Đ. Núi Thành, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Bánh tráng kẹp Dì Hoàng: K142/46/09 Đ. Điện Biên Phủ,Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Bánh Tráng Kẹp Đà Nẵng Bánh Bèo - Món ăn Đà Nẵng không thể bỏ lỡ Bánh bèo là một trong những món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng. Bánh được làm từ bột gạo, được hấp chín trong chén nhỏ. Sau đó, người ta sẽ rắc đầy thịt tôm băm nhuyễn, hành tỏi phi vàng và tóp mỡ giòn rụm lên bên trên để tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa các hương vị trong một món ăn. Bánh bèo thường được bán tại các quán ăn nhỏ, quầy hàng ven đường, hoặc trong các khu chợ. Ngồi thưởng thức bánh bèo trong không gian bình dị, gần gũi của quán ăn đường phố, bạn sẽ cảm nhận được sự thân thiện và ấm áp của người dân địa phương. Bánh bèo Nhung: 322 Đ. Nguyễn Hoàng, TP. Đà Nẵng Quán bánh bèo Đà Nẵng: K54/45 Đ. Nguyễn Công Trứ, TP. Đà Nẵng Bánh bèo đêm: 14 Đ. Cồn Dầu 6, TP. Đà Nẵng Bánh bèo nóng: 197 Đ. Núi Thành, TP. Đà Nẵng Bánh bèo Bà Bé: 100 Đ. Hoàng Văn Thụ, Hải Châu, TP. Đà Nẵng Quán Tâm: 291 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Bánh Bèo - Món ăn Đà Nẵng không thể bỏ lỡ Bánh Căn - Món ăn Đà Nẵng hấp dẫn Bánh căn là một món ăn sáng đặc sản của Đà Nẵng, thu hút du khách bởi hương vị thơm ngon, độc đáo và giá cả bình dân. Món ăn này được làm từ bột gạo pha loãng, tráng mỏng trên khuôn bánh có nhiều lỗ nhỏ, sau đó cho thêm nhân và nướng chín. Mỗi chiếc căn Đà Nẵng với hình dạng nhỏ xinh, vàng ươm, giòn rụm ở phần viền và mềm dẻo ở phần nhân sẽ khiến du khách không thể nào cưỡng lại được. Dưới đây là một số địa điểm bán bánh căn ngon, hãy ghé ngay khi có cơ hội nhé: Bánh căn 2K: 26 Đ. Hồ Đắc Di Bánh căn xíu mại Đà Lạt: 119 Đ. Thái Thị Bôi Bánh căn Thúy: 154 Đ. Huỳnh Thúc Kháng, TP. Đà Nẵng Bánh căn Loan: 274 Đ. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng Bánh Căn - Món ăn Đà Nẵng hấp dẫn Ram Cuốn Cải Đà Nẵng Ram cuốn cải là món ăn vặt nổi tiếng tại thành phố của những cây cầu. Món ăn này có thể chinh phục mọi thực khách dù là khó tính nhất bởi sự kết hợp hài hòa giữa vị giòn tan của ram, vị cay nhẹ của cải xanh và vị chua ngọt của nước chấm. Ram cuốn cải được làm từ bánh tráng mỏng cuốn nhân gồm thịt heo băm, tôm, mộc nhĩ và miến, sau đó chiên vàng giòn tạo nên lớp vỏ giòn tan bên ngoài và nhân mềm thơm bên trong. Khi ăn, ram được cuốn trong lá rau cải tươi xanh, có vị hơi đắng nhẹ, giúp cân bằng hương vị béo ngậy của ram chiên. Nước chấm chua ngọt, pha từ nước mắm, tỏi, ớt, đường và chanh, thêm phần đậm đà và hấp dẫn cho món ăn. Ram cuốn cải Đào Duy Từ: 14/22 Đ. Đào Duy Từ, TP. Đà Nẵng Ram cuốn cải Út Tồ: K23/15 Đ. Phan Châu Trinh, TP. Đà Nẵng Ram cuốn cải Cô Tiến: 28 Đ. Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng Ram cuốn cải chân cầu Trần Thị Lý: Chân cầu Trần Thị Lý, TP. Đà Nẵng
Ram cuốn cải Việt: 27 Đ. Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng Ram Cuốn Cải Đà Nẵng Gỏi Cá Nam Ô Đà Nẵng Đến Đà Nẵng, đừng bỏ qua món gỏi cá Nam Ô - món ăn gắn liền với cuộc sống của người dân vùng Nam Ô của thành phố. Món ăn này được làm từ cá trích tươi ngon của vùng biển Nam Ô. Cá trích sau khi bắt lên sẽ được cắt nhỏ và tẩm ướp gia vị nhằm loại bỏ đi mùi tanh vốn có. Khi thưởng thức, người ta sẽ ăn cùng với bánh tráng, rau sống và một loại nước chấm mè đậu phộng đặc biệt. Để ăn đúng món gỏi cá chuẩn vị Nam Ô, bạn nên tìm đến những địa chỉ sau: Gỏi cá Đông Đông: 928 Đ. Nguyễn Lương Bằng, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Gỏi cá Vinh: 960 Đ. Nguyễn Lương Bằng, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Gỏi cá Nam Ô A Sinh: 130 Đ. Huỳnh Thúc Kháng, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Quán Gỏi Nam Ô: 972 Đ. Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Quán Gỏi Cá Thanh Hương: 1029 Đ. Nguyễn Lương Bằng, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Gỏi Cá Nam Ô Đà Nẵng Bánh Nậm Đà Nẵng - Món Ăn Sáng Thơm Ngon Ở Đà Nẵng Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn độc đáo, trong đó không thể không nhắc đến bánh nậm. Đây là một món ăn mang đậm hương vị miền Trung, được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc biệt khó quên. Bánh nậm được làm từ bột gạo và gói trong lá chuối để hấp chín. Bánh thường có hình chữ nhật, mỏng và lớn hơn so với bánh bèo. Sự hấp dẫn của của bánh nậm Đà Nẵng đến từ lớp nhân tôm thịt bằm nhuyễn, xào cùng hành tỏi lấp ló bên trong lớp bột mịn. Khi bánh được hấp chín, mùi thơm của lá chuối quyện vào bột bánh, tạo nên một hương vị hấp dẫn lạ thường. Dưới đây là một số địa chỉ bán bánh nậm mà bạn có thể tham khảo: Quán Tâm: 291 Đ. Nguyễn Chí Thanh, TP. Đà Nẵng Quán Mĩ: Đ. Chi Lăng, sau Chợ Cồn, TP. Đà Nẵng Quán Bi: 74 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Quán Phụng: 30 Đ. Bàu Hạc 5, TP. Đà Nẵng Quán An Thành : 510 Đ. Nguyễn Tri Phương, TP. Đà Nẵng Quán Cô Tiên: K164/1 Đ. Hoàng Diệu, TP. Đà Nẵng Bánh Nậm Đà Nẵng Bánh Bột Lọc Đà Nẵng Bánh bột lọc vốn là món ăn trứ danh của xứ Huế, nhưng ở Đà Nẵng, món này cũng được ưa chuộng và bày bán nhiều tại các khu chợ lớn nhỏ. Bánh bột lọc được làm từ bột lọc (bột năng) và gói trong lớp lá chuối xanh.. Khi hấp chín, vỏ bánh trở nên trong suốt, lấp lánh, để lộ nhân tôm thịt đỏ hồng bên trong. Khi thưởng thức, hãy bóc lớp lá chuối ra và chấm bánh vào trong nước mắm mặn ngọt đặc trưng. Sự kết hợp giữa bánh dai mềm, nhân tôm thịt đậm đà và nước chấm thơm ngon chắc chắn sẽ khiến bạn không thể quên khi đến với thành phố này. Thử ngay tại địa chỉ sau: Lò bánh Thanh Trà: 22 Đ. Phạm Văn Nghị, TP. Đà Nẵng Bánh lọc Thủy: 12 Đ. Thạch Lam, TP. Đà Nẵng Quán Bà Bé: 100 Đ. Hoàng Văn Thụ, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Quán Tâm: 291 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Bánh Bột Lọc Đà Nẵng Mít Trộn Đà Nẵng Mít Trộn Đà Nẵng là một món ăn độc đáo và nổi tiếng của thành phố biển Đà Nẵng. Món ăn này được làm từ mít non luộc chín, xé nhỏ, trộn cùng với tôm khô rang, thịt ba chỉ luộc và các loại rau sống như rau răm, rau thơm, sau đó rải lên trên chút đậu phộng rang, hành vi vàng và nước mắm chua ngọt. Sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu này tạo nên một món ăn vừa thanh mát, vừa đậm đà, làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất. Không chỉ là một món ăn ngon miệng, Mít Trộn Đà Nẵng còn chứa đựng những giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất miền Trung. Đây là món ăn vặt lý tưởng cho những buổi họp mặt gia đình hay những dịp gặp gỡ bạn bè. Hãy tham khảo các địa chỉ bán mít trộn - món ăn Đà Nẵng tại đây để không bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức hương vị đặc trưng này nhé: Mít trộn Dì Lan: 362 Đ. Hoàng Diệu, TP. Đà Nẵng Quán Dì Dung: 106 Đ. Lê Độ, TP. Đà Nẵng Quán mít trộn Bà Già: 47/25 Đ. Lý Thái Tổ, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Quán Mít trộn Dì Anh: 34 Đ. Phạm Văn Nghị, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Mít Trộn Đà Nẵng Kem Bơ Đà Nẵng Đến Đà Nẵng mà bỏ qua món kem bơ là một điều cực kỳ đáng tiếc.
Giữa tiết trời nóng bức của mùa hè, còn gì tuyệt vời bằng việc được thưởng thức một ly kem bơ béo ngậy và mát lạnh. Món kem này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản như bơ, sữa đặc, đá bào và một số topping khác như đậu phộng, dừa sấy khô… Đặc biệt đừng quên ghé qua chợ Bắc Mỹ An để thưởng thức món kem bơ trứ danh. Dưới đây là một số địa chỉ mà bạn có thể tham khảo. Kem bơ cô Vân: Chợ Bắc Mĩ An, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng Kem bơ cô Cúc: Chợ Bắc Mĩ An, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng Kem bơ Thiên Thanh: 73 Đ. Phạm Thế Hiển, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Kem Bơ Đà Nẵng Bê Thui Cầu Mống Đà Nẵng Món ăn ngon Đà Nẵng tiếp theo mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến đây là bê thui cầu mống. Món ăn này được chế biến từ thịt bê tươi ngon, sau đó thái thành từng lát mỏng và ướp gia vị đậm đà. Cuối cùng, người ta sẽ mang thịt thui qua lửa than hồng nóng bỏng, tạo ra lớp vỏ ngoài giòn và hương vị thơm ngon đặc trưng. Bê Thui thường được ăn kèm với bánh tráng mỏng, rau sống và nước mắm chua ngọt (hoặc nước mắm nêm). Thịt bê thơm ngon kết hợp cùng những nguyên liệu còn lại dường như được nâng lên một tầm cao mới. Thưởng thức ngay món này tại các địa chỉ sau: Quán Hồ Gia: 05 Đ. Trần Đình Nam, TP. Đà Nẵng Cỏ bê thui: 08 Đ. Hà Khê, TP. Đà Nẵng Quán Rô: 8 Đ. Bắc Sơn, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng Quán Ngọc Lan: 895 Đ. Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng Quán Hương: 18 Đ. Lê Quý Đôn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng Bê Thui Cầu Mống Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng Bún Bò Khác với bún bò Huế, Bún Bò Đà Nẵng mang nét đặc sắc riêng với nước dùng ngọt thanh từ xương bò hầm kỹ, kết hợp với hương vị cay nồng của sa tế và gia vị. Thịt bò trong món bún thường là bắp bò, thái mỏng, mềm và thấm đượm gia vị, được ăn kèm với chả cua, giò heo và các loại rau sống như giá đỗ, rau thơm, rau răm, và hoa chuối thái mỏng. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua món bún bò khi đến với Đà Nẵng. Hãy thưởng thức chúng vào buổi sáng để có một ngày mới tràn đầy năng lượng. Ghé ngay những địa chỉ sau: Gánh bún bò: 09 Đ. Võ Văn Tần, TP. Đà Nẵng Bún bò Huế Na: 63 Đ. Lê Quang Đạo, TP. Đà Nẵng Bún bò Huế bà Thương: 23 Đ. Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng Quán bún bò Huế O Ngọc: 48/2 Đ. 2 Tháng 9, TP. Đà Nẵng Quán bún bò Huế O Lành: 145 Đ. Hà Huy Tập, TP. Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng Bún Bò Bún Mắm Nêm Đà Nẵng Bún mắm nêm là một món ăn đặc sản nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng. Các thành phần chính của món ăn gồm bún tươi, thịt heo quay (hoặc thịt heo luộc) thái mỏng, mít luộc và các loại rau sống như xà lách, rau thơm, giá đỗ, dưa leo… Trong đó, không thể không kể đến mắm nêm - linh hồn của món ăn, là loại mắm được lên men tự nhiên từ cá cơm hoặc cá nục để tạo nên hương vị đặc trưng khó lẫn. Khi ăn, bạn có thể ăn kèm với bánh tráng nướng, đậu phộng rang giã nhỏ và hành phi vàng ruộm. Tất cả cùng kết hợp với nhau sẽ khiến bạn không thể ngừng đũa chỉ sau 1 lần thử. Ghé ngay các địa chỉ sau để thưởng thức nhé: Bún mắm nêm Bi Mĩ: Chợ Cồn, TP. Đà Nẵng Bún mắm dì Xem: Bờ hồ Hàm Nghi, TP. Đà Nẵng Bún mắm heo quay: 43-45 Đ. Phan Thanh, TP. Đà Nẵng Bún mắm Ngọc: 20 Đoàn Thị Điểm, TP. Đà Nẵng Bún mắm Bà Thuyên: K424/03 Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng Bún Mắm Nêm Đà Nẵng Bún Thịt Nướng Đà Nẵng Nếu bún mắm hơi nặng đô với bạn, thì hãy thử đổi sang món bún thịt nướng thơm ngon và dễ ăn hơn. Món ăn này gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt nướng thơm ngon, bún tươi mềm mịn và các loại rau sống tươi mát. Thịt nướng được ướp gia vị đậm đà, nướng chín vàng, tạo nên hương thơm quyến rũ và vị ngọt tự nhiên. Khi ăn, người ta sẽ cho bún tươi, thịt nướng, rau sống như xà lách, giá đỗ, dưa leo, rau thơm, đậu phộng, hành phi, đồ chua rồi chan một ít nước mắm chua ngọt lên trên. Hãy trộn đều và thưởng thức hương vị của nó nhé! Quán bún thịt nướng Cô Lựu: K119 Đ. Quang Dũng, bờ hồ Hàm Nghi, TP. Đà Nẵng Quán bún thịt nướng: 413 Đ. Núi Thành, TP. Đà Nẵng Quán bún thịt nướng Bình Minh: 23 Đ. Lê Thanh Nghị, TP. Đà Nẵng
Quán bún thịt nướng Cô Trâm địa chỉ: Số 66/7 Đ. Ông Ích Đường, TP. Đà Nẵng Bún Thịt Nướng Đà Nẵng Bún Chả Cá Đà Nẵng Nếu có dịp đến với Đà Nẵng, đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức món bún chả cá thơm ngon đậm vị. Món ăn này có phần nước dùng được nấu từ xương cá và các loại rau củ nên sẽ tạo được vị ngọt thanh tự nhiên. Chả cá thơm ngon, dai dai, thấm đượm gia vị, hòa quyện với bún tươi mềm mịn, khi ăn cùng các loại rau sống như xà lách, giá đỗ, rau thơm và hành lá thái nhỏ sẽ tạo nên sự kết hợp không thể tuyệt vời hơn. Ngoài ra, đừng quên cho vào một ít mắm tôm hoặc mắm ruốc, chanh tươi, ớt bằm và rau sống để tăng thêm hương vị và tạo nên sự cân bằng hoàn hảo. Tham khảo ngay những địa chỉ dưới đây để thưởng thức món ăn này: Quán bún chả cá Bà Lữ: 319 Đ. Hùng Vương, TP. Đà Nẵng Quán bún chả cá Ông Tạ: 113 Đ. Nguyễn Chí Thanh, TP. Đà Nẵng Quán bún chả cá Bà Toải: 104 Đ. Trần Cao Vân, TP. Đà Nẵng Bún Bà n: 295 Đ. Hùng Vương, TP. Đà Nẵng Quán bún chả cá không tên: 109 Đ. Nguyễn Chí Thanh, TP. Đà Nẵng Bún Chả Cá Đà Nẵng Cơm Gà - Món ăn Đà Nẵng thơm ngon Khi đến du lịch Đà Nẵng mà phân vân không biết ăn gì, thì cơm gà sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn, mà còn cực kỳ ấm bụng và cung cấp đủ năng lượng để bạn có thể khám phá thành phố xinh đẹp cả ngày dài. Cơm gà Đà Nẵng thường được nấu bằng nước luộc gà, sau đó ăn cùng với gà chiên hoặc gà xé và một số topping khác như rau sống, ớt băm, chanh tươi, đồ chua, nước mắm chua ngọt cùng chén canh gà nóng hổi. Dưới đây là một số địa chỉ bán cơm gà Đà Nẵng mà bạn không thể bỏ lỡ: Quán Cơm gà Lan: 520 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Cơm gà Tam Kỳ Bảy Ký: 22 Đ. Ngô Thì Nhậm, TP. Đà Nẵng Cơm gà Bà Ba: 125 Đ. Hà Bổng, TP. Đà Nẵng Cơm gà thố Số Dzách: 47 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Quán Cơm Gà Tài Ký 1: Số 478A2 Đ. Điện Biên Phủ, TP. Đà Nẵng Cơm Gà - Món ăn Đà Nẵng thơm ngon Bún Hải Sản Đà Nẵng Tận dụng nguồn tài nguyên biển dồi dào, hải sản Đà Nẵng luôn là một cái gì đó rất đỉnh và thu hút đông đảo du khách tìm đến thưởng thức. Trong đó, ngoài những món hải sản tươi ngon, bạn có thể đổi vị với món bún hải sản - một nét ẩm thực mới lạ giữa lòng thành phố. Thành phần chính của Bún Hải Sản Đà Nẵng bao gồm bún tươi, tôm, mực, cá và đôi khi có thêm các loại nghêu, sò. Hải sản được lựa chọn kỹ lưỡng, tươi sống, sau đó chế biến nhanh để giữ được độ ngọt tự nhiên và hương vị biển đặc trưng. Nước dùng được nấu từ xương cá và các loại rau củ, tạo nên vị ngọt thanh và hương thơm dễ chịu. Hãy đến và thưởng thức hương vị này tại những địa chỉ sau: Thanh Hương Quán: 335 Đ. Hồ Nghinh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Bún Thái Hải Sản Bà Liên: 170 Đ. Lê Độ, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Bún Hải Sản Nguyễn Hữu Thọ: 24 Đ. Nguyễn Hữu Thọ, TP. Đà Nẵng. Bún Hải Sản Ông Thành: 118 Đ. Nguyễn Chí Thanh, TP. Đà Nẵng Bún Hải Sản Đà Nẵng Bánh Xèo, Nem Lụi Đà Nẵng Bánh Xèo Đà Nẵng là món ăn được yêu thích bởi lớp vỏ bánh vàng giòn, thơm lừng, nhân bánh gồm tôm tươi, thịt heo và giá đỗ. Khi ăn, bánh xèo được cuốn trong bánh tráng mỏng cùng các loại rau sống như xà lách, rau thơm và chấm với nước mắm chua ngọt được pha chế khéo léo, vừa miệng. Ngoài ra, đừng quên thử qua món nem lụi - một đặc sản thơm ngon khó cưỡng tại Đà Nẵng. Nem lụi được làm từ thịt heo xay nhuyễn, ướp gia vị, cuốn quanh que tre hoặc sả rồi nướng trên than hồng. Nem lụi thơm lừng, mềm mại và thấm đẫm gia vị sẽ được thưởng thức cùng bánh tráng, rau sống và nước lèo đặc biệt nấu từ gan heo, đậu phộng và các gia vị khác để tạo nên vị béo ngậy, mặn mà và ngọt dịu. Ghé ngay những địa điểm sau để thử qua món bánh xèo, nem lụi đặc trưng nơi đây: Quán bánh xèo Đà Nẵng: 130 Đ. Mẹ Suốt, TP. Đà Nẵng Bánh xèo Bà Thúy: 319 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Bánh xèo Đà Nẵng: 313 Đ. Hà Huy Tập, TP. Đà Nẵng Quán Bà Dưỡng: K280/23 Đ. Hoàng Diệu, TP. Đà Nẵng Quán cô Mười: 23 Đ. Châu Thị Vĩnh Tế, TP. Đà Nẵng Bánh Xèo, Nem Lụi Đà Nẵng
Cơm Hến Đà Nẵng Cơm Hến Đà Nẵng là một món ăn dân dã, bình dị nhưng l��i vô cùng hấp dẫn và đậm đà hương vị của miền Trung Việt Nam. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, gồm cơm trắng nguội, hến xào và các loại rau sống như rau răm, rau thơm, giá đỗ. Khi thưởng thức, người ta sẽ rắc thêm một ít hành phi, đậu phộng rang và bì lợn chiên giòn để tăng hương vị cho món ăn. Hến sau khi được làm sạch, xào chín cùng hành, tỏi và gia vị, sẽ có vị ngọt tự nhiên và hương thơm đặc trưng. Chỉ cần đã ăn qua một lần là bạn sẽ nhớ mãi. Ghé ngay các địa chỉ sau để thưởng thức nhé: Cơm Hến Xuyến Lợi: đối diện 636 Đ. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng Cơm Hến Cô Giao: 364/27 Đ. Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng Cơm Hến Kiệt: 356 Đ. Hoàng Diệu, TP. Đà Nẵng Cơm Hến – Cơm hến Huế: 258 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Cơm hến Thanh: 105 Đ. Huỳnh Thúc Kháng, TP. Đà Nẵng Cơm Hến Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng - Hải sản Đến với thành phố biển Đà Nẵng, hải sản là món ăn mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua. Hải sản ở đây không chỉ được biết đến với độ tươi sống, mà còn khiến du khách say mê bởi cách chế biến đặc biệt góp phần giữ nguyên được vị ngọt tự nhiên của biển cả. Một “đại tiệc” hải sản tại Đà Nẵng thường bắt đầu với các món khai vị như gỏi cá, nộm hải sản, tiếp theo là các món nướng, hấp, và kết thúc với lẩu hải sản thơm ngon, đậm đà. Bên cạnh các nhà hàng hải sản sang trọng, bạn cũng có thể thưởng thức hải sản tươi ngon tại các quán ăn ven biển, chợ hải sản hoặc các khu ẩm thực đêm. Ở đây, bạn có thể tự tay chọn lựa những loại hải sản tươi sống và yêu cầu chế biến theo phương pháp mà bạn yêu thích. Khám phá ngay tại các địa chỉ sau: Hải sản Năm Đảnh: K139/59/38 Đ. Trần Quang Khải, TP. Đà Nẵng Hải sản Bé Mặn: 08 Đ. Võ Nguyên Giáp, TP. Đà Nẵng Hải sản Bà Rô: 115 Đ. Lý Tử Tấn, TP. Đà Nẵng Quán Lộng Gió: Lô 5 – 6 – 7 Đ. Trần Hưng Đạo, TP. Đà Nẵng Cua Biển Quán: Lô 10, Võ Nguyên Giáp, TP. Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng - Hải sản Cao Lầu Đà Nẵng Cao lầu, vốn là một món ăn đặc sản nổi tiếng của Hội An, nhưng khi du nhập vào Đà Nẵng đã được biến tấu nhằm tạo nên hương vị riêng biệt hơn bao giờ hết. Với món cao lầu, bạn sẽ thưởng thức sợi mì đặc biệt được làm từ bột gạo thơm ngon, ăn cùng với thịt heo thái lát mỏng, mì khô chiên giòn, rau sống và nước dùng đặc trưng. Nếu đây là món ăn mà bạn muốn thưởng thức khi đến Đà Nẵng, đừng bỏ qua các địa điểm nổi tiếng dưới đây: Cao lầu Phố Hội: 163 Đ. Phan Đăng Lưu, TP. Đà Nẵng Cao lầu Hoài Phố: 255 Đ. Nguyễn Chí Thanh, TP. Đà Nẵng Cao lầu chay Hương Sen: 142/16 Đ. Hàm Nghi, TP. Đà Nẵng Cao lầu Phước: Đ. Nguyễn Huy Diệu, TP. Đà Nẵng Cao lầu Lý Hội An: 267 Đ. Thái Thị Bôi, TP. Đà Nẵng Cao lầu Hoài Phố: 255 Đ. Nguyễn Chí Thanh, TP. Đà Nẵng Cao Lầu Đà Nẵng Nem Tré Đà Nẵng Nem tré là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Đà Nẵng. Món ăn này thu hút du khách bởi hương vị thơm ngon, độc đáo và giá cả hợp lý. Để làm được nem tré, người ta sẽ gói thịt heo ba chỉ, bì heo, tai heo, thính gạo và các loại gia vị vào trong lá ổi rồi ủ trong vài ngày cho lên men. Nem tré Đà Nẵng thường được ăn kèm với bánh tráng, rau sống, bún và nước chấm đặc biệt để cho ra một hương vị không thể lẫn vào đâu được. Nếu có cơ hội đến Đà Nẵng và muốn mua một món ăn thơm ngon đặc trưng về làm quà, bạn có thể ghé qua một số địa chỉ dưới đây để mua nem tré: Tré Bà Đệ: 81 Đ. Hải Phòng, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Tré bà Cúc: 107 Đ. Hải Phòng, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Nem Tré Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng - Phá lấu Phá lấu là một món ăn ngon tại Đà Nẵng quen thuộc mà bạn không thể bỏ qua. Nội tạng heo sau được làm sạch kỹ lưỡng sẽ được ướp với hỗn hợp gia vị gồm nước mắm, đường, tỏi, hành, gừng và các loại gia vị khác như quế, hồi, thảo quả. Tiếp theo, người ta sẽ cho tất cả vào hầm chung với nước dừa tươi hoặc nước hầm xương để tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà và béo ngậy. Với cách chế biến công phu và hương vị đậm đà, Phá Lấu Đà Nẵng chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi thực khách. Tham khảo ngay các địa chỉ bán nổi tiếng tại đâ:
Phá lấu 1976: 57 Đ. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng Phá lấu Cu Mập: 09 Đ. Võ Văn Tần, TP. Đà Nẵng Phá lấu Thủy: 57 Đ. Nguyễn Huy Tưởng, TP. Đà Nẵng Phá lấu Sinh: 282 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng - Phá lấu Ốc Hút Đà Nẵng Ốc hút là một món ăn vặt đường phố nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng. Món ốc hút thu hút thực khách bởi sự tươi ngon của ốc cùng với cách chế biến đặc biệt để tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng. Đặc biệt, món ăn này có giá rất phải chăng và bạn có thể tìm thấy tại hầu hết các quán ốc ven đường ở Đà Nẵng Ốc hút sau khi làm sạch thường được xào với sả, ớt, gừng, hành tím,... và ăn kèm với bánh tráng, rau sống, bún và nước chấm đặc biệt. Để cảm nhận rõ nét hương vị này, hãy tham khảo các địa chỉ bán ốc trộn - món ăn ngon ở Đà Nẵng không thể bỏ lỡ tại thành phố của những cây cầu tại đây: Ốc Zè Zè: 19 Đ. Núi Thành, TP. Đà Nẵng Ốc Ken Sài Gòn – Núi Thành: 146 Đ. Núi Thành, TP. Đà Nẵng Ốc Hút Đĩa Bay: Đ. 2/9, TP. Đà Nẵng Ốc Hút Đà Nẵng Cháo Quẩy Sườn Sụn Đà Nẵng Sẽ thật tuyệt vời nếu được thưởng thức một tô cháo quẩy nóng hổi vào những ngày mưa lạnh. Cháo được nấu cùng với sườn sụn, không quá đặc cũng không quá loãng, đảm bảo độ mịn màng và dễ ăn. Trong mỗi bát cháo, người ta sẽ rắc thêm một lớp ruốc thơm ngon để làm tăng thêm hương vị đậm đà của món ăn. Ăn kèm với cháo là quẩy được chiên nóng hổi, giòn tan rất cuốn miệng. Hương vị mềm mịn của cháo, giòn rụm của quẩy và độ sần sật của sườn sụn hòa quyện tạo nên một món ăn vô cùng đặc biệt và khó quên. Đến Đà Nẵng, đừng bỏ qua món ăn này tại các địa chỉ sau: Quán Hiền Eo: 114 Đ. Lê Đình Lý, TP. Đà Nẵng Cháo sườn sụn Bé Bi: 159 Đ. Phan Thanh, TP. Đà Nẵng Cháo quẩy Hẻm 34: 144/34 Đ. Nguyễn Lương Bằng, TP. Đà Nẵng Cháo Quẩy Sườn Sụn Đà Nẵng Tào Phớ - Món ăn Đà Nẵng không thể bỏ lỡ Tào phớ, hay còn gọi là tàu hủ, được làm từ đậu nành xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước và đun sôi với một chút đường và nước gừng. Kết quả là những miếng tào phớ mịn màng, tan ngay trong miệng, mang lại cảm giác mát lành và dễ chịu. Điểm đặc biệt của tào phớ Đà Nẵng chính là nước đường. Nước đường ở đây thường được nấu từ đường nâu hoặc đường thốt nốt, kết hợp với gừng tươi để tạo ra hương vị ngọt thanh và một chút cay nhẹ, tạo nên sự cân bằng hoàn hảo. Khi ăn, người ta sẽ rưới nước đường gừng lên tào phớ, một số nơi còn thêm các loại topping như trân châu, hạt é, nước cốt dừa hoặc dừa nạo, làm cho món ăn trở nên phong phú và đa dạng hơn. Ghé các địa điểm sau để thưởng thức nhé: Tiệm Phớ: 17 Đ. Đống Đa, TP. Đà Nẵng Tàu hủ đá: 12 Đ. Pasteur, TP. Đà Nẵng Tàu hủ Singapore 1995: 507 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Tào phớ TOFU: 278 Đ. Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng Tàu hủ Nguyễn Văn Linh: 15 Đ. Nguyễn Văn Linh, TP. Đà Nẵng Tàu hủ đá Phan Thanh: Ngã 3 Đ. Phan Thanh – Đặng Thai Mai, TP. Đà Nẵng Tào Phớ - Món ăn Đà Nẵng không thể bỏ lỡ Chè Xoa Xoa Hạt Lựu Đà Nẵng Ngoài tào phớ, chè xoa xoa hạt lựu cũng là một món giải khát thơm ngon mà bạn nên thử trong những ngày nắng nóng. Món chè này có vị ngọt thanh, mát lạnh với những viên xoa xoa dai dai, hạt lựu đỏ tươi và nước cốt dừa béo ngậy. Xoa xoa là loại thạch trắng trong được làm từ bột rau câu, còn hạt lựu thực chất là những viên bột lọc nhỏ xíu được nấu chín và ngâm trong nước đường để tạo nên độ giòn ngọt dễ chịu. Đi kèm với đó là thạch lá dứa xanh mướt, thơm mùi lá dứa kết hợp với đậu xanh nấu chín mềm, tất cả tạo nên một món chè đa sắc và hấp dẫn. Thưởng thức ngay tại các địa chỉ sau: O Châm Chợ Cồn: 187 Hải Phòng, TP. Đà Nẵng Xoa xoa Trần Bình Trọng; 46 Trần Bình Trọng, TP. Đà Nẵng Chè xoa xoa Phan Thanh: 111 Phan Thanh, TP. Đà Nẵng Chè Xoa Xoa Hạt Lựu Đà Nẵng Chè Sầu Riêng Đà Nẵng Chè sầu riêng Đà Nẵng là một món tráng miệng đặc sản nổi bật với hương vị thơm ngon và béo ngậy của sầu riêng, loại trái cây được mệnh danh là "vua của các loại trái cây nhiệt đới". Món chè này thu hút thực khách bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa sầu riêng chín mềm, nước cốt dừa béo ngậy và đậu xanh bùi bùi.
Thêm vào đó, các loại thạch rau câu, trân châu và hạt é được thêm vào tạo độ giòn, dai, mang đến trải nghiệm ẩm thực phong phú và đầy lôi cuốn. Nếu bạn là “fan cứng” của sầu riêng, đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức món ăn Đà Nẵng này tại một số địa chỉ sau: Quán Cô Liên: 189 Đ. Hoàng Diệu, TP. Đà Nẵng Chè Thái Liên: 175 Đ. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng Chè Sầu Riêng Chi Chi: 198 Đ. Trần Cao Vân, Thanh Khê, Đà Nẵng Chè Xuân Trang: 27 Đ. Ông Ích Khiêm, Hải Châu, Đà Nẵng Chè Thái Ngon: 20 Đ. Hoàng Diệu, Hải Châu, Đà Nẵng Chè Sầu Riêng Đà Nẵng Đùi Cừu Nướng Đà Nẵng Đùi cừu nướng Đà Nẵng là một món ăn sang trọng và hấp dẫn, nổi tiếng với hương vị đậm đà cùng cách chế biến tinh tế. Món ăn này là sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt cừu mềm mại thấm đều gia vị cùng kỹ thuật nướng chuyên nghiệp, tất cả sẽ tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đỉnh cao cho thực khách. Cắn thử một miếng thịt cừu dai dai, thơm mềm rồi uống thêm một ngụm rượu sim, tất cả hương vị dường như đọng lại để rồi tạo nên một cảm giác không thể lẫn vào đâu được. Ghé ngay địa chỉ sau để thưởng thức nhé: Địa Chỉ Bán Đùi Cừu Nướng Ngon Ở Đà Nẵng: Nhà hàng Nhất Thủy Phong: Đối diện số 24 Đ. Trần Đình Đàn, TP. Đà Nẵng Quán thịt Cừu: 67 Đ. Trần Đình Đàn, TP. Đà Nẵng Đùi Cừu Nướng Đà Nẵng Bánh Mì - Món ăn Đà Nẵng Đến Đà Nẵng, không khó để bạn tìm thấy một cửa hàng bán bánh mì. Thậm chí, có vô số thương hiệu nổi lên và xuất hiện ở hầu hết các ngõ ngách của thành phố như Ba Hưng, Đồng Tiến, Anh Quân… Bánh mì không chỉ ngon miệng mà còn rất tiện lợi, phù hợp cho bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Khi thưởng thức bánh mì Đà Nẵng, bạn sẽ cảm nhận được sự giòn tan của bánh, hương vị đậm đà của nhân cùng với vị tươi mát, chua ngọt của rau củ và đồ chua, tất cả hòa quyện với nhau để rồi tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên. Để thưởng thức món này, bạn có thể mua tại bất kỳ cửa hàng hay xe đẩy nhỏ nào trên đường phố thay vì tìm đến một địa chỉ nhất định. Bánh Mì - Món ăn Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng - Ốc lễ Ốc lể, hay còn gọi là ốc gạo, ốc ruốc, là một món ăn vặt đặc sản nổi tiếng tại Đà Nẵng. Món ăn này thường xuất hiện vào mùa xuân, từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách bởi hương vị thơm ngon, độc đáo và giá cả bình dân. Mỗi con ốc lể chỉ to bằng cái cúc áo, vỏ màu trắng ngà, có sọc nâu, nhưng lại khiến người ăn không thể ngừng “lể” bởi vị ngọt thanh, mặn mặn, béo béo, quyện cùng vị cay nồng của ớt và vị thơm nồng của các loại gia vị. Sở dĩ có tên ốc lể là vì trong tiếng Đà Nẵng, lể là hành động lấy phần thịt ốc ra khỏi vỏ ốc. Để ăn ốc lể, bạn chỉ cần đến đúng mùa và mua tại bất cứ khu chợ nào của Đà Nẵng. Món ăn Đà Nẵng - Ốc lễ Chả Bò - Đặc sản của Đà Nẵng Đến với thành phố biển xinh đẹp, bạn sẽ ấn tượng với món chả bò - thường xuất hiện trong bánh mì hoặc các món gỏi thơm ngon. Chả Bò được làm từ thịt bò tươi ngon, xay nhuyễn, kết hợp cùng với mỡ heo, hành tím, tỏi, tiêu, muối, nước mắm... tạo nên hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Chả Bò có vị ngọt thanh của thịt bò, vị béo ngậy của mỡ heo, vị cay nồng của tiêu, vị thơm nồng của hành tím, tỏi và vị mặn đậm đà của nước mắm. Khi ăn, bạn có thể cắt ra ăn ngay hoặc hấp, nướng và chiên lên sao cho phù hợp với sở thích của mình. Tương tự, chả bò cũng được bán tại các khu chợ và cửa hàng đặc sản tại Đà Nẵng, đừng quên ghé mua và mang về làm quà cho gia đình, bạn bè nhé! Chả Bò - Đặc sản của Đà Nẵng Mực Rim Me Đà Nẵng Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn mang về làm quà, đừng bỏ qua mực rim me. Món ăn này được chế biến từ những con mực sữa tươi ngon, được phơi khô vừa đủ và rim cùng với me, đường, ớt, tỏi,... tạo nên hương vị đặc trưng không thể nào quên. Mực rim me có thể để lâu được, sẽ ngon hơn khi thưởng thức cùng cơm trắng. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng món này làm “mồi béng” trong các buổi sum họp. Để mua được món này, bạn chỉ cần đến các khu chợ của Đà Nẵng như chợ Bắc Mỹ An, chợ Cồn, chợ Hàn,... Khi mua, đừng quên trả giá để có một mức giá tốt nhất nhé!
Mực Rim Me Đà Nẵng Bánh Khô Mè Đà Nẵng Món ăn Đà Nẵng cuối cùng mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua khi đến với Đà Nẵng đó là bánh khô mè Bà Liễu. Bánh khô mè đã có tuổi đời lâu năm và gắn liền với cuộc sống của người dân thành phố biến. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của đường, vị bùi bùi của mè cùng độ giòn tan trong miệng. Tất cả sẽ tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn không thể quên. Đặc biệt, mỗi miếng bánh khô mè không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn gợi nhớ về hương vị quê hương, ấm áp và thân thuộc của người miền Trung. Hiện nay, bánh khô mè được bán ở hầu hết các khu chợ và cửa hàng đặc sản của Đà Nẵng. Vì thế, bạn có thể dễ dàng tìm thấy và ghé mua để mang về biếu cho gia đình, bạn bè, người thân. Bánh Khô Mè Đà Nẵng Mực Một Nắng Đà Nẵng Thơm Ngon Nếu bạn không thích món mực rim me với hương vị quá đậm, hãy thử mua mực một nắng để tự mình nướng lên và thưởng thức trong các buổi tụ họp cùng gia đình, bạn bè. Mực một nắng được làm từ những con mực tươi ngon, sau khi làm sạch sẽ phơi qua đúng một lần nắng để giữ nguyên được độ tươi ngon và dinh dưỡng của mực. Khi nướng lên, mực vẫn giữ được độ mềm, dai và ngọt tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng mực một nắng để chế biến ra các món ăn khác nhau như mực chiên, mực xào… Đây cũng là món đặc sản có thể mang về làm quà tại thành phố biển, nên đừng quên ghé chợ hoặc các khu bán đồ đặc sản để chọn mua loại tươi ngon nhất nhé. Mực Một Nắng Đà Nẵng Thơm Ngon Nước Mắm Nam Ô Đà Nẵng Nước mắm Nam Ô là một đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng, được du khách và người dân địa phương yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và giá trị truyền thống lâu đời. Nước mắm này được sản xuất tại làng nghề truyền thống Nam Ô, có lịch sử hơn 500 năm, lưu giữ bí quyết làm mắm độc đáo qua nhiều thế hệ. Cá cơm là nguyên liệu chính để làm nước mắm Nam Ô. Loại cá này được đánh bắt tươi ngon từ vùng biển Nam Ô, ngay sau khi bắt lên sẽ được mang đi làm mắm để đảm bảo chất lượng cao nhất. Tiếp theo, người ta sẽ ướp cá với muối biển tinh khiết để tạo nên vị mặn tinh khiết và đặc trưng. Để mua nước mắm Nam Ô chính gốc, bạn có thể ghé đến làng chài Nam Ô hoặc tìm mua tại những điểm bán đặc sản uy tín. Xem thêm tổng hợp 1000+ địa điểm du lịch nổi tiếng, siêu hấp dẫn trên đất nước Việt Nam hình chữ S ta! Nước Mắm Nam Ô Đà Nẵng Bên trên là 40+ món ăn Đà Nẵng mà bạn không thể bỏ lỡ khi có cơ hội đến với thành phố biển. Ngoài ra, đừng quên tham khảo các bài viết tiếp theo của Vivu Việt Nam để khám phá nền ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền trên mảnh đất hình chữ S, bạn nhé!
0 notes
Text
(005)*254 / TUỔI TÌNH YÊU ĐƯƠNG BUỔI ĐẦU MỚI CHỚM Khi mới biết nhau măng non vừa chớm. Vẫn còn mập mờ hôm sớm mười ba . Sang qua thập tứ chiếu rọi sáng loà , Dậy thì tuổi hoa mặn mà mơn mởn … Trước ngưởng cửa yêu nhìn em đủ lớn. Chim non cất cánh vui nhộn chuyền cành . Ngân nga bay nhảy dưới bầu trời xanh , Chân đi dập dìu vòng quanh đến lớp … Mặt tựa trái xoan … nõn nà tha thướt , Mắt sâu đa tình óng nước rạng ngời … Hồn hoang lạc lõng ảo ảnh chơi vơi , In vào thâm tâm mẫu người ao ước …? Sững sờ ngó ai thon dài lã lướt , Sau buổi tan trường cất bước thong dong . Để ý theo sau … bịn rịn trong lòng , Thời gian trôi nhanh đêm trông ngày tới … Mấy tháng kéo dài tơ duyên lặn lội , Mong được đôi bên mặt đối tâm đ��ng . Núp bóng vĩa hè quán vắng chiều đông , Cùng khoát áo mưa bềnh bồng nước đọng … Hôm ấy tối đen ngoài sân vận động , Đoàn xe thông tin chiếu bóng tỉnh về . Những cô thiếu nữ đồng lứa cập kê , Thập thò chuyện trò tỉ tê to nhỏ … Rầm rà đứng sau tìm cách bày tỏ , Ấm ớ vài lời muốn ngỏ làm quen . Lân la trò chuyện đến chỗ không đèn, Trao đổi ân cần vấn vương hợp ý … Mênh mông bải cỏ côn trùng âm ỷ , Bầu trời muôn sao sơn thủy hữu tình . Còn lại hai đứa mộng đẹp xinh xinh , Nồng nàn yêu đương như hình với bóng … Bình minh rực sáng hoa hồng ánh óng , Nghe rộn ràng như pháo tống đầu xuân . Xa xôi một thoáng nhắc nhở vô cùng , Khi đã trao cho tình chung muôn thuở … Thư xanh khởi đầu bao niềm than thở , Trình bày nói hết nhung nhớ yêu thương … Cảm mến nâng niu đắm đuối miên trường. Chặt dính keo sơn môi hường lúng túng … Run run ứ họng miệng mồm ấp úng. Chẳng hiểu thế nào … ôm cứng vòng tay … Mắt nhắm thơ ngây ửng đỏ mặt mày , Nụ hôn thiết tha an bày sửng sốt … Âu yếm bất thần dần dà nắn nót. Không còn e dè đường đột dương lên … Lần mò mân mê đạp bỏ chăn mền , Ngực nở no tròn khát thèm ân ái … Khuya khoắt dưới áng sương mù vụng dại , Cơ thể nhủn mềm oằn oại minh da … Bốc trần dải yếm trắng toát đẫy đà , Sung sướng biết bao trăng tà soi bóng… Thương lăm lắm anh mẹ cha trông ngóng , Sốt ruột quá chừng … ước vọng dài lâu …? Trở về đi thôi … mai mốt chung đầu , Sợ Người buồn phiền âu sầu ảnh hưởng …(bất an) Trung hiếu đạo hạnh tâm thành chí hướng , Xây dựng gia đình dưới trướng tương giao . Rồi đây đâu lưng ước nguyện ngỏ hầu , Tình nghĩa chắt chiu cung cầu sánh sóng … Xứ Huế thuở xưa khi vừa mới chớm ( yêu ) Ghi lại đêm buồn lạnh tởn thấu xương … Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 25 tháng 5 năm 1988
0 notes
Text
"Vẽ" Lời Yêu Thương Ngắn Gọn Trên Bánh Sinh Nhật Dành Tặng Người Yêu
Bánh sinh nhật không chỉ là món quà để thưởng thức mà còn là "vải vẽ" để bạn "vẽ" lên những lời yêu thương dành tặng người yêu. Những dòng chữ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa trên bánh sinh nhật sẽ thay bạn nói lên những tâm tư, tình cảm và khiến món quà thêm ý nghĩa. Bài viết này sẽ chia sẻ một số ý tưởng về những lời chúc ngắn gọn bạn có thể viết lên bánh sinh nhật dành tặng người yêu.
1. Lời chúc mừng sinh nhật:
Chúc mừng sinh nhật!
Sinh nhật vui vẻ!
Happy Birthday!
Sinh nhật hạnh phúc!
Chúc em/anh một tuổi mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!
2. Lời bày tỏ tình yêu:
Yêu em/anh!
Em/anh là tất cả của anh/em!
Mãi yêu em/anh!
Không thể thiếu em/anh trong cuộc đời anh/em!
Anh/em là món quà tuyệt vời nhất của cuộc đời em/anh!
3. Lời hứa hẹn:
Sẽ luôn yêu thương và trân trọng em/anh!
Sẽ luôn bên cạnh em/anh, cùng em/anh vượt qua mọi khó khăn!
Mong chúng ta sẽ mãi hạnh phúc bên nhau!
Luôn nhớ về những kỷ niệm đẹp của chúng ta!
Sẽ cùng em/anh tạo nên nhiều kỷ niệm đẹp hơn nữa!
4. Lời cảm ơn:
Cảm ơn em/anh đã xuất hiện trong cuộc đời anh/em!
Cảm ơn em/anh vì tất cả!
Rất may mắn khi có em/anh trong cuộc đời!
Em/anh là người quan trọng nhất trong cuộc đời anh/em!
Cảm ơn em/anh đã luôn yêu thương và thấu hiểu anh/em!
5. Lời chúc theo sở thích của người yêu:
Nếu người yêu thích thể thao, bạn có thể viết lời chúc liên quan đến môn thể thao yêu thích của họ. Ví dụ: "Chúc em/anh ghi thật nhiều bàn thắng trong năm nay!" hoặc "Chúc em/anh luôn chiến thắng trong mọi cuộc đua!"
Nếu người yêu thích âm nhạc, bạn có thể viết lời chúc liên quan đến bài hát yêu thích của họ. Ví dụ: "Chúc em/anh luôn có một trái tim ngân nga tiếng hát hạnh phúc!" hoặc "Chúc em/anh luôn tràn đầy năng lượng như giai điệu sôi động!"
Nếu người yêu thích phim ảnh, bạn có thể viết lời chúc liên quan đến bộ phim yêu thích của họ. Ví dụ: "Chúc em/anh luôn có một cuộc sống phiêu lưu và kỳ thú như trong phim!" hoặc "Chúc em/anh luôn là anh hùng của trái tim em!"
Ngoài ra, bạn có thể:
Viết tên của bạn và người yêu lên bánh.
Sử dụng những câu nói, hình ảnh ẩn dụ để thể hiện tình cảm của bạn.
Chọn màu sắc và kiểu chữ phù hợp với phong cách trang trí bánh.
Đảm bảo rằng những dòng chữ viết trên bánh dễ đọc và nổi bật.
Lưu ý:
Nên chọn những lời chúc phù hợp với tính cách và sở thích của người yêu.
Có thể sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ để tạo sự độc đáo và ấn tượng.
Chọn màu sắc và kiểu chữ phù hợp với phong cách trang trí bánh.
Đảm bảo rằng những lời chúc viết trên bánh dễ đọc và nổi bật.
Bên cạnh những lời chúc trên, điều quan trọng nhất là bạn hãy dành cả trái tim mình vào món quà này. Hãy để những dòng chữ ngắn gọn trên bánh sinh nhật trở thành lời nhắn nhủ chân thành, thể hiện tình yêu thương và sự trân trọng của bạn dành cho người yêu. Chắc chắn rằng người ấy sẽ rất cảm động và trân trọng món quà này!
Nguồn tại: https://caraluna.vn/viet-gi-len-banh-sinh-nhat-tang-nguoi-yeu
Xem thêm:
0 notes
Text
Rơi
Kylian nhìn lên gã, nhìn lên cơ thể trần trụi lấm tấm mồ hôi, lại điểm qua từng vết xước cào trên lưng của gã đàn ông đang dần khuất bóng.
Em nhoẻn miệng cười. Trong tiếng thở ra sầu não.
Em chỉ ích kỷ mà thôi.
Cắn. Hôn. Liếm. Nhai. Gặm….
Em làm tất cả mọi thứ để lưu lại dấu vết của mình trên cơ thể gã Alpha này. Cách để đánh dấu chủ quyền ngu xuẩn nhất trần đời.
Như cách em nâng niu từng tấc da thịt của gã người em thương.
Như cách em dịu dàng hôn lên khắp cùng cơ thể của kẻ chiếm trọn trái tim nhỏ.
Như cách em để lại những dấu răng sâu hoằm trên vai, trên cổ của tên Alpha tồi tệ này.
Những vết cắn sẽ lành lại sớm thôi.
Những dấu hôn sẽ mờ đi trong nay mai.
Còn gã ta sẽ quên rằng em đã yêu gã tới nhường nào.
Giroud đã làm điều này rất nhiều lần. Gã ta đến, cúi người thì thầm vào tai em những điều ngọt ngào nhất và rồi treo nụ cười nhẹ trên khóe môi mềm dìm em xuống trong hồ đen đạo đức.
"Kylian…”
Em vùng vẫy. Giãy dụa không ngừng.
"Kyli…”
Những thứ suy nghĩ đen đúa nhờn nhợn bám chặt lấy cơ thể em.
"Ky…”
Đội trưởng nhỏ đạp nước, chới với giữa ngây thơ và dại khờ để rồi kiệt sức.
Một câu, hai câu rồi lại ba câu…
Đôi môi hồng hào đó liên tục thì thầm tên em cho tới khi Kylian Mbappe chịu buông mình chìm xuống hồ đen.
Giroud đẩy em xuống giường. Gã Alpha tồi tệ đó đẩy em xuống vực sâu ngút ngàn. Gã nhẹ nhàng hôn lên môi em. Thay cho lời giễu cợt cùng tất thảy khinh bỉ dành cho Beta đã sa lầy.
Tệ thật.
Kylian nằm trên giường, vô thức em vươn tay lên trần nhà. Quơ qua quơ lại, nắm rồi lại buông.
Có lẽ em đang với cái gì đó. Mấy cành củi khô trôi nổi giữa dòng hoặc là đám bèo dập dờn trong sóng hay thứ gì đó đại loại thế.
"Cạch” Cửa phòng tắm mở ra, Giroud bước ra trong bộ quần áo chỉnh tề.
“Tôi về đây.”
Gã liếc nhìn Beta nhỏ đang vùi mình trong đống chăn ga trắng muốt, chẳng hiểu nghĩ gì mà chậm chạp bước tới.
"Kylian"
"Hửm.”
Gã Alpha quỳ một gối, hai tay ôm lấy gương mặt xinh đẹp của em. Gã ta cúi xuống rồi hôn em. Nhẹ nhàng, tinh tế và rất dỗi dịu dàng.
"Nè.”
Trong cái hôn nọ, Kylian nếm được vị bạc hà mát rượi.
Trong cái hôn nọ, Kylian nghe tiếng tim mình đập rộn ràng.
Trong cái hôn nọ, Kylian thấy lồng ngực mình phập phồng vì thiếu khí.
Trong cái hôn nọ, Kylian thấy mình đang sống.
Trong cái hôn nọ, Kylian thấy mình rơi.
Rơi vào hố bẫy.
Rơi vào bể tình.
0 notes
Text
20 quán cafe view đẹp thoả sức checkin sống ảo ở Hà Nội
Serein Cafe – Top những quán cafe view đẹp nhất Hà Nội Nhắc đến TOP những quán cafe view đẹp ở Hà Nội thì chắc chắn không thể bỏ qua Serein Cafe. Sở hữu “view vàng” hướng ra cầu Long Biên, quán mang đến background sống ảo vô cùng lung linh. Serein được lòng khách hàng nhờ không gian thiết kế đẹp mắt, trang nhã. Ngoài ra, menu của quán vô cùng đa dạng với nhiều thức uống đồ ăn ngon miệng, giá thành phải chăng. - Địa chỉ: số 16 Tập thể Ga Long Biên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Giờ phục vụ: 08:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 35.000 – 60.000 VNĐ
View cafe đẹp Hà Nội tại quán Serein Cafe (Ảnh: Sưu tầm) Quán cà phê Hanoi Time view Hồ Gươm Giống như tên gọi – Hanoi Time Coffee, quán cafe view đẹp Hà Nội này là nơi lưu giữ thời gian Hà Nội, nơi mang đến cho bạn hình ảnh của một Thủ đô hoài cổ và xưa cũ. Mặc dù phong cách bài trí đơn giản nhưng đặt chân đến đây bạn vẫn cảm nhận được sự tinh tế và vô cùng ấm cúng. Đặc biệt, Hanoi Time Coffee sở hữu view sống ảo “triệu like”. Từ ban công của quán bạn có thể nhìn ra hồ Gươm với cầu Thê Húc “cong cong như con tôm”. Đến đây, bạn vừa được thưởng thức những ly cafe thơm ngon, lại có cơ số ảnh đẹp mang về. - Địa chỉ: 39 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Giờ phục vụ: 08:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 20.000 – 50.000 VNĐ
Quán cà phê mang phong cách xưa cũ (Ảnh: Sưu tầm) Eden Coffee – Top quán cafe view đẹp Hà Nội Eden Coffee cũng là một trong những quán cafe có view đẹp ở Hà Nội mà bạn không thể bỏ qua. Quán sở hữu view đắc địa – hướng thẳng ra Nhà Thờ Lớn cổ kính. Eden thiết kế cả không gian trong nhà và ngoài trời. Sàn được trải thảm cỏ, xung quanh trang trí cây và hoa mang đến cho bạn cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. - Địa chỉ: số 2 Nhà Thờ, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Giờ phục vụ: 08:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 30.000 – 65.000 VNĐ
Eden Coffee sở hữu view hướng thẳng ra Nhà Thờ Lớn (Ảnh: Sưu tầm) Lofita Cafe với không gian thơ mộng Lofita Cafe là quán cafe view đẹp Hà Nội gây “thương nhớ” cho nhiều bạn trẻ bởi không gian thiết kế ấn tượng với view sống ảo “triệu đô”. Ở mỗi góc của Lofita, bạn đều có thể lên hình cực kỳ xinh đẹp. Đặc biệt, nếu check in ở không gian bên ngoài, bạn còn có thể lấy được view những tòa nhà cao tầng quanh thành phố vô cùng “xịn sò”. Ngoài không gian đẹp, quán còn được đánh giá cao nhờ chất lượng đồ uống ngon, vô cùng healthy. - Địa chỉ: 30A Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 36 Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:30 – 22:00 - Mức giá tham khảo: 35.000 – 100.000 VNĐ
Quán cafe view đẹp Hà Nội Lofita Cafe (Ảnh: Sưu tầm) Xofa Cafe & Bistro – Quán cafe Hà Nội view đẹp, style cổ điển Xofa Cafe & Bistro được mệnh danh là quán cà phê “không ngủ”, mang phong cách cổ điển giữa lòng Hà Nội. Nằm ở khu phố nhộn nhịp, thế nhưng Xofa Cafe & Bistro lại giữ được cho mình khoảng lặng hiếm hoi giữa “bản nhạc” sôi động. Đây là quán cafe view đẹp Hà Nội sở hữu không gian ấm cúng, yên bình với nhiều góc sống ảo đẹp như tranh. Đến đây, bạn tha hồ check in với nhiều background xịn như: chiếc cầu thang lộ thiên lát gạch hoa, bức tường lát gạch đỏ… - Địa chỉ: 14 P. Tống Duy Tân, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Giờ phục vụ: mở cửa cả ngày - Mức giá tham khảo: 35.000 – 50.000 VNĐ
Xofa Cafe & Bistro được mệnh danh là quán cà phê “không ngủ” (Ảnh: Sưu tầm) Ngắm phố cổ Hà Nội từ Bancông Cafe Nhắc đến quán cafe view đẹp Hà Nội ở quận Hoàn Kiếm thì làm sao có thể bỏ qua Bancông Cafe. Quán cà phê nhỏ, cổ kính và đầy hoài niệm. Đặt chân đến quán, bạn sẽ thật sự bị ấn tượng bởi không gian nhẹ nhàng với ánh đèn vàng đầy ấm cúng. Đặc biệt, Bancông Cafe góc nào cũng đẹp, cũng nên thơ, tha hồ để hội sống ảo “trổ tài” check in. Tọa lạc ở trung tâm phố cổ, quán cà phê Ban công là nơi lý tưởng để bạn ngắm nhìn phố phường Thủ đô. Không chỉ sở hữu view đẹp khiến nhiều người mê mẩn mà Ban Công cà phê còn có menu đồ uống đa dạng với giá “mềm”. Trong đó có nhiều loại bánh ngon để bạn có thể lót bụng cho cả bữa sáng và bữa trưa nữa đấy! - Địa chỉ: số 2 Đinh Liệt, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Giờ phục vụ: 08:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 40.000 – 100.000 VNĐ
Quán cà phê nhỏ, cổ kính và đầy hoài niệm (Ảnh: Sưu tầm) Quán cafe view tối đẹp ở Hà Nội – Avalon Cafe Lounge Với vị trí đắc địa khi một mặt nhìn thẳng ra hồ Gươm, một mặt nhìn ra phố cổ, Avalon Cafe Lounge luôn nằm trong danh sách những quán cafe view đẹp Hà Nội được nhiều bạn trẻ vô cùng yêu thích. Quán được thiết kế theo phong cách hiện đại nhưng vị trí được ưa thích nhất lại là không gian sân thượng thoáng đãng. Với những chiếc bàn sát lan can, bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh phố cổ, đặc biệt vào buổi tối, khi thành phố đã lên đèn, khung cảnh càng lung linh và lãng mạn hơn bao giờ hết. - Địa chỉ: 73 Cầu Gỗ, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 40.000 – 165.000 VNĐ
Avalon Cafe Lounge sở hữu view nhìn thẳng ra Hồ Gươm (Ảnh: Sưu tầm) Highlands Hàm Cá Mập Nhắc đến cafe Hồ Gươm view đẹp thì làm sao có thể bỏ qua Highlands Hàm Cá Mập. Với không gian sang trọng cùng view ôm trọn Hồ Gươm đầy thơ mộng, nơi đây trở thành điểm hẹn hò lý tưởng của giới trẻ Hà thành. Đến với Highlands Hàm Cá Mập, bạn sẽ được thỏa thích check in với nhiều góc sống ảo cực chất. Ngoài background xịn, chất lượng đồ uống tại Highlands thì khỏi phải bàn cãi quá nhiều. - Địa chỉ: Tầng 3, số 5 Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 9.000 – 65.000 VNĐ
Quán cafe view đẹp Hà Nội Highlands Hàm Cá Mập October Coffee & Studio – Quán cafe view đẹp ở Hồ Tây Hà Nội Nằm trên con đường ven Hồ Tây, October Lounge như một nét chấm phá hoài niệm yên bình giữa bức tranh phố thị Hà Nội tấp nập. Chẳng rực rỡ hay tráng lệ, quán cà phê này vẫn tồn tại bao nhiêu năm qua nhờ giữ được nguyên vẹn nét hoài cổ, truyền thống. Không gian quán được thiết kế theo phong cách cổ điển với 4 tầng riêng biệt. Điểm nhấn của quán là những món đồ handmade và sưu tầm vô cùng độc đáo. Có những phụ kiện trang trí có tuổi đời từ rất lâu mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác. October mang đến nhiều background sống ảo cực “xịn” để bạn tha hồ check in. - Địa chỉ: 115 Nguyễn Đình Thi, Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 20.000 – 50.000 VNĐ
October Lounge với view nhìn ra Hồ Tây (Ảnh: Sưu tầm) Santorini Vibes Cafe Hồ Tây Nhắc đến cà phê Hồ Tây thì làm sao có thể bỏ qua Santorini Vibes. Sở hữu vị trí đắc địa với view Hồ Tây lộng gió, quán cafe view đẹp Hà Nội này khoác lên mình chiếc áo nổi bật với gam màu trắng xanh tựa hòn đảo thiên đường Santorini nổi tiếng của Hy Lạp. Đến đây, bạn cứ ngỡ như mình được lạc vào bầu trời Âu thu nhỏ với khung cảnh vô cùng thơ mộng. Trong những ngày Thủ đô đang vào hè như này thì chần chờ gì mà không ghé tới quán cafe xinh xắn này để tận hưởng không khí trong lành và ring về album ảnh cực “thơ”? - Địa chỉ: 181 Nhật Chiêu, Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội - Giờ phục vụ: 09:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 20.000 – 70.000 VNĐ
Santorini Vibes sở hữu view đắc địa ABC Coffee Roasters – Quán cafe view đẹp Hà Nội hút khách ABC Coffee Roasters là quán cafe tại Hồ Tây mang đến những góc sống ảo cực “tình”. Không chỉ sở hữu phong cách thiết kế đơn giản, gần gũi với thiên nhiên mà quán cà phê này còn có view đón gió Hồ Tây mát lộng. Đặc biệt, ghé quán vào buổi chiều tối, bạn sẽ có cơ hội ngắm trọn cảnh hoàng hôn cực thơ tại Hồ Tây. Ngoài việc sở hữu view xịn, ABC Coffee Roasters còn được nhiều người yêu thích bởi menu đồ uống đa dạng, chất lượng với mức giá phải chăng. - Địa chỉ: 10 Quảng Khánh, quận Tây Hồ, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 20.000 – 60.000 VNĐ
Ngắm hoàng hôn Hồ Tây từ ABC Coffee Roasters (Ảnh: Sưu tầm) Hanoi Roastery Coffee Hanoi Roastery Coffee cũng là một trong những quán cafe view đẹp Hà Nội được lòng nhiều bạn trẻ. Mặc dù diện tích khá khiêm tốn nhưng đổi lại Hanoi Roastery có view ngắm trọn Hồ Tây vô cùng thơ mộng. Đến đây, bạn tha hồ ngắm cảnh, check in cháy máy với nhiều background sang – xịn – mịn. Ngoài ra, quán cafe này cũng là địa điểm lý tưởng dành cho những ai yêu thích hương vị cafe rang xay nguyên chất. - Địa chỉ: 179 Trích Sài, quận Tây Hồ, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:30 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 20.000 – 50.000 VNĐ
Hanoi Roastery Coffee sở hữu không gian xanh mát (Ảnh: Sưu tầm) Quán cafe view đẹp trên cao ở Hà Nội – Uptown Terrace Uptown Terrace là quán cafe view Hồ Tây được nhiều bạn trẻ vô cùng yêu thích. Không gian quán rộng rãi với tòa biệt thự trắng to 3 tầng. Với phong cách thiết kế sang trọng cùng view ngắm trọn ốc đảo Hồ Tây, Uptown Terrace trở thành quán tủ của nhiều khách hàng. Quán có tầng thượng cao, rộng để bạn tận hưởng không gian thông thoáng, lộng gió. Đây cũng là background lý tưởng để cho ra đời những bức ảnh sống ảo cực chất. - Địa chỉ: số 11 phố Nguyễn Đình Thi, quận Tây Hồ, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 30.000 – 70.000 VNĐ
Uptown Terrace với view ngắm trọn ốc đảo Hồ Tây (Ảnh: Sưu tầm) Bonjour Cafe Hồ Tây Bonjour Cafe được thiết kế theo phong cách khá Tây tạo cảm giác mới mẻ và thu hút giới trẻ. Với sự kết hợp giữa gam màu trắng và nâu cam, quán cafe view đẹp Hà Nội này mang đến không gian trang nhã, thanh lịch. Diện tích quán khá rộng, được chia thành nhiều khu khác nhau với view ngắm trọn Hồ Tây lộng gió. Thêm một điểm cộng của quán là menu đa dạng, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách hàng. - Địa chỉ: 129 Nguyễn Đình Thi, Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - Giờ phục vụ: 08:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 40.000 – 70.000 VNĐ
Bonjour Cafe thiết kế theo phong cách khá Tây (Ảnh: Sưu tầm) Trill Rooftop view trên cao cực đỉnh Trill Rooftop là địa điểm đi chơi ở Hà Nội với người yêu vô cùng lý tưởng. Điểm hẹn hò này không chỉ mang đến cho bạn menu đồ uống thơm ngon mà còn có view trên cao cực đỉnh. Tọa lạc ở tầng 26 của tòa nhà Hei Tower, Trill sở hữu không gian siêu rộng và view ngoài trời lung linh. Ngoài ra, Trill cũng khiến nhiều bạn trẻ “thương nhớ” với phần không gian trong nhà được decor vô cùng tâm huyết và thay đổi liên tục để team mê sống ảo tha hồ check in. - Địa chỉ: tầng 26, Hei Tower, số 1 Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:00 – 22:30 - Mức giá tham khảo: 40.000 – 85.000 VNĐ
Trill Rooftop sở hữu view ngoài trời siêu xịn (Ảnh: Sưu tầm) Quán cafe view đẹp Cầu Giấy Hà Nội – Timeline Cafe Quán cafe view đẹp Hà Nội Timeline Cafe nổi bần bật với khung cửa cùng chiếc cổng sắt màu xanh bạc hà trên nền tường trắng. Quán sở hữu không gian yên tĩnh với cây cối xanh tươi vô cùng thoáng đãng. Nhiều người còn ví von Timeline Coffee như một “tiểu Đà Lạt” bởi nhiều background check in đậm chất xứ ngàn hoa như: bức tường vàng của Tiệm Bánh Cối Xay Gió, ga Đà Lạt cổ… Tất cả đều được tái hiện chân thực giúp team mê sống ảo tha hồ check in. - Địa chỉ: 260 đường Cầu Giấy, Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:30 – 22:30 - Mức giá tham khảo: 35.000 – 50.000 VNĐ
Timeline Cafe sở hữu không gian yên tĩnh (Ảnh: Sưu tầm) Cư Xá cafe – Quán cafe view đẹp Hà Nội cho tâm hồn hoài niệm Nếu bạn đang tìm quán cafe yên tĩnh ở Hà Nội để “reset” lại tâm hồn thì Cư Xá cafe là sự lựa chọn không thể lý tưởng hơn. Hoài cổ, bình dị và đơn giản là những cụm từ mà mọi người dành riêng khi nói về quán cafe này. Gia tài của quán là những chiếc bàn ghế gỗ nho nhỏ, thấp “tẹt”, đậm chất Hà Nội xưa. Cư Xá có khu ban công xinh xắn với “chiếc” view cực xịn. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ lựa chọn để chụp ảnh sống ảo. Menu quán vô cùng đa dạng, ngoài đồ uống còn có rất nhiều món ăn vặt như: bún, mì, trứng rán ngải cứu… - Địa chỉ: tầng 2 A11 Khương Thượng, Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội; Ngách 60 Ngõ 40 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Giờ phục vụ: 09:00 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 20.000 – 50.000 VNĐ
Cư Xá cafe mang đậm phong cách hoài cổ (Ảnh: Sưu tầm) Top of Hà Nội – View trên cao đẹp mê ly Một trong những quán cafe view đẹp Hà Nội được săn lùng nhiều nhất hiện nay chính là Top of Hà Nội. Không gian quán được trang trí tối giản với gam màu trắng chủ đạo cùng những tấm kính trong suốt giúp bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Hà Nội từ tầng 67 của tòa nhà Lotte Center. Đây cũng là quán cafe sở hữu view “triệu đô” khi bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh hoàng hôn vô cùng lãng mạn. Ngoài ra, Top of Hà Nội còn được lòng khách hàng nhờ menu đồ uống đa dạng chất lượng. - Địa chỉ: tầng 67, Lotte Center, 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội - Giờ phục vụ: 17:00 – 24:00 - Mức giá tham khảo: 100.000 VNĐ – 300.000 VNĐ
Ngắm cảnh hoàng hôn lãng mạn từ Top of Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm) Quán cafe ở Hà Nội có view đẹp – Aries Rooftop Coffee Check-in Hà Nội với những quán cafe view đẹp thì làm sao có thể bỏ qua Aries Rooftop Coffee. Aries sở hữu vị trí đắc địa khi nằm trên tầng thượng của tòa nhà OCD. Điểm cộng cho quán cafe này là sở hữu cả không gian ngoài trời lẫn trong nhà siêu rộng, trong đó được yêu thích hơn cả là tầng thượng bên ngoài. Buổi tối còn có thêm cả ánh đèn điện lung linh để bạn tha hồ bấm máy. Menu đồ uống tại quán cafe view đẹp Hà Nội này thì siêu đa dạng và được đặt những cái tên vô cùng ấn tượng, hình thức bắt mắt. Aries cũng là địa điểm lý tưởng được nhiều bạn trẻ lựa chọn để tổ chức sinh nhật hoặc cầu hôn. - Địa chỉ: tầng 8, số 8 Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội - Giờ phục vụ: 07:00 – 03:00 - Mức giá tham khảo: 30.000 – 100.000 VNĐ
Quán cafe view đẹp ở Đống Đa Hà Nội Aries Rooftop Coffee (Ảnh: Sưu tầm) An’ Garden Coffee Hà Đông An’s Garden Coffee là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều bạn trẻ ở khu vực Hà Đông. Không gian quán thiết kế theo kiểu sân vườn thích hợp với mọi lứa tuổi. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội chìm đắm trong không khí trong lành bởi xung quanh ngập tràn cây xanh. Đây cũng là background lý tưởng để hội mê sống ảo tha hồ chụp choẹt. Ngoài menu đồ uống đa dạng, An’s Garden còn phục vụ thêm cả bánh và cơm trưa cho dân văn phòng nữa đấy! - Địa chỉ: Đường 19/5, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội - Giờ phục vụ: 06:30 – 23:00 - Mức giá tham khảo: 20.000 – 70.000 VNĐ
An’s Garden Coffee sở hữu không gian sân vườn rộng rãi (Ảnh: Sưu tầm) Read the full article
0 notes
Text
“Đứng ngồi không yên” trước 15+ quán cà phê đẹp ở Phú Quốc
Phú Quốc không chỉ nổi tiếng bởi biển đạo xinh đẹp, hải sản tươi ngon và nhiều đặc sản. Mà đảo ngọc này còn khiến du khách đứng ngồi không yên bởi những quán cà phê view biển đẹp lịm tim. Nào, chúng ta cùng Timnhanh.com.vn khám phá 15 quán cà phê đẹp ở Phú Quốc bạn nhé! 1. Cà phê Phố Biển Khi nhắc đến những quán cà phê đẹp ở Phú Quốc, đa phần du khách đều nhắc đến Phố Biển. Và đây đích thị là một quán có view đẹp lãng mạn. Đến Phú Quốc, bạn nhất định phải ghé qua cà phê Phố Biển. Phố Biển nằm sát bờ biển, mang đến không gian sống ảo đẹp lụi tim Quán cà phê này nằm ở phía Tây hòn đảo, ngay mũi Dinh Cậu. Nhờ sở hữu vị trí đắc địa này, mà khi ngồi ở quán thưởng thức cà phê. Bạn sẽ thu trọn vào tầm mắt đền thờ Dinh Cậu, biển Tây và ngọn hải đăng. Tầm nhìn của quán hướng thẳng ra bãi biển xinh đẹp, sầm uất Phố Biển là địa điểm lý tưởng đề du khách ngắm hoàng hôn, thưởng lãm vẻ đẹp lãng mạn, mơ màng trên đảo. Không khí buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống có chút trầm buồn, nhưng lại thi vị và êm đềm đến lạ. Góc quán với tầm nhìn tuyệt đẹp này cũng rất thích hợp để làm việc Dù là quán cà phê đẹp ở Phú Quốc với ví trị tuyệt vời. Nhưng đồ uống của quán cũng có mức giá rất hợp lý, chỉ từ 20.000 đồng mà thôi. Ghé đây, bạn hãy chọn một món đồ uồng ngon và nhâm nhi thưởng thức, cũng như ngắm cảnh đẹp của hòn đảo này nhé. - Địa chỉ: Số 2 Bạch Đằng, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc - Giá từ: 20.000 VNĐ 2. Cà phê Xin chào Phú Quốc Khi nhắc đến những quán cà phê đẹp ở Phú Quốc thì không thể quên quán có cái tên dễ thương Xin chào Phú Quốc. Quán nằm gần chợ đêm Phú Quốc và tích hợp giữa cà phê – nhà hàng. Vì thế đến đây, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Xin chào Phú Quốc cũng là một quán cà phê với view biển đẹp như tranh Xin chào Phú Quốc nằm sát bờ biển nên view đẹp không tì vết. Quán được thiết kế theo phong cách sang trọng và hiện đại. Ngồi ở đây, bạn sẽ cảm nhận được gió biển mát mẻ, ngắm nhìn biển đêm và bầu trời đầy sao rất thơ mộng. Không gian của quán rất lý tưởng cho các cặp đôi Nếu đã có dịp đến Phú Quốc và muốn vừa thưởng thức cà phê, vừa ngắm cảnh. Bạn nhất định phải đến Xin chào Phú Quốc nhé. Chắc chắn, bạn sẽ có được nhiều trải nghiệm tuyệt vời nhất cho chuyến đi của mình. Đồ uống của quán vừa ngon, vừa đẹp mắt Địa chỉ: 66 Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc Giá từ: 60.000 VNĐ 3. Aroi Dessert Cafe Phú Quốc Với những du khách là tín đồ của cà phê thì có lẽ ít nhiều biết đến Aroi Dessert Café. Bởi đây là hệ thống cà phê, tráng miệng khá nổi tiếng. Aroi Dessert Café có nhiều chi nhánh tại Hà Nội và hiện đã có ở Phú Quốc. Quán mang phong cách dễ thương, xinh xắn và có nhiều góc sống ảo. Đặc biệt, quán không chỉ có đồ uống mà còn phục vụ nhiều món bánh ngọt hấp dẫn. Quán có bánh ngọt và đồ uống cực kỳ hấp dẫn Những du khách đến Phú Quốc du lịch, ai cũng muốn đến quán cà phê xinh có có view nhìn ra biển rất đẹp này để thư giãn, chụp một vài bức ảnh đẹp lưu lại làm kỷ niệm cho chuyến đi. Nếu bạn một lần đến đây, chắc hẳn sẽ bình chọn cho Aroi Dessert Café 1 phiếu trở thành quán cà phê đẹp ở Phú Quốc mà du khách nên ghé. Không gian quán có nhiều góc lý tưởng để du khách sống ảo - Địa chỉ: 24 Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, - Giá từ: 25.000 – 45.000 VNĐ 4. Rory Beach’s Bar Rory’s Beach Bar là quán bar kết hợp cafe đáng tới nhất Phú Quốc. Thư giãn trên bãi biển về đêm, nhấm nháp ly cafe phê đậm đà ắt hẳn trải nghiệm không thể nào tuyệt hơn. Thư giãn trên bãi cát vàng mịn cùng ly cafe đậm đà! - Địa chỉ: 118/10 Trần Hưng Đạo, Phú Quốc - Giá từ 35.000 VNĐ – 100.000 VNĐ 5. Chuồn Chuồn Cafe Mặc dù là quán cafe đẹp ở Phú Quốc khó tìm nhất, nhưng bạn sẽ hài lòng khi đặt chân tới Chuồn Chuồn cafe. Toạ lạc trên đồi cao yên bình, Chuồn Chuồn cafe là điểm đến lý tưởng để “rủ nhau đi trốn” cùng lũ bạn. Không khí trên cao mát lạnh, cảnh đẹp thơ mộng, ngỡ như đây chính là Đà Lạt thu nhỏ. Ngắm nhìn thành phố thơ mộng từ trên cao! - Địa chỉ: Đồi Sao Mai, 69 Trần Hưng Đạo, Phú Quốc - Giá từ: 40.000 VNĐ – 60.000 VNĐ 6. Skyline Cafe & Rooftop Bar - Địa chỉ: 122 Đường Trần Hưng Đạo, Dương Tơ, Phú Quốc - Giá tham khảo: 40.000 – 80.000Đ/người - Giờ mở cửa: 7h00 – 23h30 Với tầm nhìn tuyệt đẹp và không gian thoáng mở, Skyline Cafe & Rooftop Bar là quán cafe đẹp ở Phú Quốc mà bạn không nên bỏ qua. Skyline Cafe & Rooftop Bar có tông màu đen – trắng chủ đạo, nằm ở tầng thượng của Phu House Hostel, xung quanh là những ô cửa sổ cỡ lớn với tầm nhìn ra biển. Không gian quán cũng được trang trí nhiều cây xanh, mang đến cảm giác dễ chịu, tươi mát. Ảnh: Skyline Café Tại đây không chỉ phục vụ đồ uống như trà, cà phê, cocktail, sinh tố,… mà du khách có có rất nhiều các sự lựa chọn đa dạng về ẩm thực Á – Âu. Đặc biệt hơn, từ 5h chiều trở đi, quán sẽ bật nhạc lofi và phục vụ cocktail – một trải nghiệm vô cùng thư giãn. Không gì có thể bằng việc thưởng thức một bữa tối ngon lành trong khi nhìn ra biển và cảnh hoàng hôn ngoạn mục. 7. Ocvan Kitchen Beach Bar - Địa chỉ: 60 Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc - Giá tham khảo: 65.000 – 200.000Đ/người - Giờ mở cửa: 7h00 – 23h00 Oc Van kitchen & beach bar được nhiều người ví như một Bali thu nhỏ. Đây là địa điểm được giới trẻ vô cùng yêu thích vì vô số các góc sống ảo thần thánh và view hướng biển tuyệt đẹp. Không gian quán rộng rãi và được chia làm hai khu là trong nhà và trên bãi cát. Không gian trong nhà có 2 tầng nhiều chỗ ngồi, được bố trí hợp lí, rộng rãi và riêng tư. Đặc biệt, quán cà phê đẹp ở Phú Quốc này còn có chiếc lưới đu ra biển, chụp dưới ánh hoàng hôn càng tăng thêm phần lãng mạn Menu cũng đa dạng gồm đồ ăn và đồ uống. Giá đồ uống ở đây dao động từ 65.000 – 100.000Đ và đồ ăn thì khoảng 150.000Đ/phần. Mặc dù giá cả hơi cao so với bình thường nhưng đổi lại được view đẹp và ảo như thế thì cũng khá hợp túi tiền. Ảnh: @nofoodphobia 8. Ink 360 Phú Quốc - Địa chỉ: InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort – Bãi Trường, Dương Tơ, Phú Quốc - Giá tham khảo: 150.000 – 300.000Đ - Giờ mở cửa: 17h00 – 00h00 Ink 360 Phú Quốc là quán bar và cà phê cao nhất Phú Quốc. Một địa điểm không thể tuyệt vời hơn để chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp biển cả Phú Quốc từ trên cao. Không gian được thiết kế sang trọng, hiện đại tọa lạc trên rooftop của một resort hạng sang. Đây là một thiết kế đầy độc đáo và sáng tạo của Ashley Sutton được lấy cảm hứng từ quái vật biển tận sâu đáy đại dương. Tất cả mang đến những trải nghiệm cao cấp với cách phục vụ đầy chuẩn mực. Đừng bỏ qua việc thưởng thức các món đồ uống và đồ ăn ngon lành. Các loại nước uống kết hợp từ những hương vị và công thức truyền thống được làm mới độc đáo và công phu bởi các bậc thầy trong ngành pha chế. Ảnh: InterContinental Phu Quoc 9. Rock Sunset Island - Địa chỉ: Hòn Móng Tay, huyện Đảo Phú Quốc - Giá tham khảo: 100.000 – 150.000Đ/người - Giờ mở cửa: 15h00 – 21h00 Tiếp tục là một quán cà phê đẹp ở Phú Quốc sẽ làm du khách phải xao xuyến với tầm nhìn 360 độ bao quát toàn cảnh biển. Rock Sunset Island Bar là quán bar độc nhất trên Hòn Móng Tay, đây cũng là một phần của khu nghỉ dưỡng Nam Nghi Resort Phú Quốc. Vì thế nếu muốn đến đây, bạn cần di chuyển đến quán bằng tàu riêng của resort (chi phí sẽ được tính kèm và bạn liên hệ với resort để biết thêm chi tiết). Quán bar và cà phê này là một địa điểm luôn nằm trong danh sách ăn chơi HOT ở Phú Quốc – một nơi không thể bỏ qua với những ai yêu nhạc sống, cocktails nồng nà, cà phê đậm vị và hơn cả là view biển siêu đỉnh có 1 0 2. Ảnh: Sưu tầm 10. The Sun Vintage cafe - Địa chỉ: toà nhà Sunhome, An Thới, Phú Quốc (gần Marriott resort) - Giá tham khảo: 40.000 – 70.000Đ/người - Giờ mở cửa: 6h00 – 23h00 Nếu bạn đang cần tìm một quán cà phê đẹp ở Phú Quốc có mức giá phải chăng thì The Sun Vintage cafe là địa điểm lý tưởng. Quán có thiết kế theo phong cách vintage, khá ấm áp và gần gũi, thích hợp cho các nhóm bạn và cặp đôi. Menu đồ uống ở đây phong phú, các món cà phê có: cà phê đen, cà phê sữa, các loại cà phê pha máy như: Americano, Cappuccino, Espresso,… bạc xỉu, cà phê đá xay,… Ngoài ra với những người không uống được cafein thì có thể lựa chọn nước ép, sinh tố, đá xay,… Ảnh: FB The Sun Vintage Cafe 11. Sunset Sanato Beach - Địa chỉ: khu Bãi Trường, ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, Phú Quốc - Giá tham khảo: 80.000 – 150.000Đ/người - Giờ mở cửa: 9h00 – 22h00 Sunset Sanato Beach đã là cái tên quá quen thuộc với những ai đã từng tìm hiểu về Phú Quốc. Quán cà phê đẹp ở Phú Quốc này là một trong những địa điểm check in hàng đầu của giới trẻ khi đến với đảo Ngọc. Nằm trên bờ cát mịn màng, nơi đây đã tận dụng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với biển xanh và bầu trời cao thẳm. Bên cạnh đó, Sunset Sanato Beach cũng là du khách ấn tượng với những công trình nghệ thuật như: The Gatekeeper, đàn voi, đàn bạch tuộc hay nàng tiên trên biển. Thư giãn trên ghế dài, nhâm nhi ly đồ uống mát lạnh và tận hưởng bầu không khí náo nhiệt dần được bao phú bởi ánh hoàng hôn đỏ rực. Ảnh: Sưu tầm 12. Shri Beach Club & Bar Phú Quốc - Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Dương Tơ, Phú Quốc - Giá tham khảo: 60.000 – 200.000Đ/người - Giờ mở cửa: 9h00 – 23h00 Shri Beach Club & Bar là thương hiệu có nguồn gốc từ Sài Gòn và cũng là một trong những quán bar, nhà hàng rooftop lâu đời nhất Việt Nam. Tại Phú Quốc, Shri sở hữu cho mình một vị trí tuyệt đẹp khi tọa lạc trên đường bờ biển dài 300m. Shri Phú Quốc có cả khu trong nhà với thiết kế sang trọng và khu ngoài trời hướng biển. Khu vực này khá riêng tư, không gian rộng lớn thoáng đãng, cây xanh rì rào, biển cả mênh mông trước tầm mắt,… Một buổi chiều thưởng thức cocktails hay một buổi tối lãng mạn dùng bữa trong ánh nến lung linh, tất cả đều vô cùng tuyệt vời tại đây. Ảnh: Sưu tầm 13. Golden Sand Bar Phú Quốc - Địa chỉ: Bãi biển Nhiệt đới, Trần Hưng Đạo, Xã Dương Tơ, Phú Quốc. - Giá tham khảo: 60.000 – 100.000Đ/người - Giờ mở cửa: 10h00 – 22h00 Nếu như Sunset Sanato Beach Club nổi tiếng với các công trình kì ảo thì Golden Sand Bar lại mang dáng dấp của một Hawaii thu nhỏ đầy màu sắc. Cách bài trí vừa quen vừa lạ mang đến cho du khách những cảm xúc mới mẻ. Quán cà phê đẹp ở Phú Quốc này bố trí rất nhiều ghế thư giãn và tắm nắng ngay trên bờ cát. Ngoài ra còn có xích đu và võng lưới, hứa hẹn là những đạo cụ để các bạn sống ảo tha ga. Ảnh: Sưu tầm 14. Buddy – Ice Cream & Info Café - Địa chỉ: 06 Đường Bạch Đằng, Kp2, Phú Quốc, - Giá tham khảo: 30.000 – 140.000Đ - Giờ mở cửa: 8h00 – 22h00 Buddy Ice Cream & Info Café là một quán cà phê đẹp ở Phú Quốc có phong cách giản dị, gần gũi và giá cả phải chăng. Nếu bạn chỉ đơn giản là muốn tìm một nơi dừng chân và thưởng thức đồ uống ngon thì Buddy sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu đó. Buddy Ice Cream & Info Café nằm ở góc phố Trần Hưng Đạo. Từ xa, bạn có thể dễ dàng nhận ra quán với các bức tường vàng. Quán bố trí rất nhiều bàn ghế ngoài trời và trong nhà cùng với đó là các cây xanh. Ngoài các món đồ uống như trà, cà phê, nước ép thì quán cũng có các món kem hấp dẫn. Bên cạnh đó Buddy cũng phục vụ các món ăn nhẹ, ăn sáng. Ảnh: Sưu tầm 15. Sơn Trà Hill Coffee - Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Dương Đông - Giá tham khảo: 50.000 – 80.000Đ/người - Giờ mở cửa: 8h00 – 22h00 Sơn Trà Hill Coffee là một trong những quán cà phê đẹp ở Phú Quốc sở hữu view ngắm cảnh tuyệt vời. Quán có 2 tầng và sân thượng. Xung quang là cửa sổ cỡ lớn để du khách có thể ngắm nhìn cảnh đẹp từ mọi vị trí. Bao quanh quán là rất nhiều cây cối tạo nên một không gian xanh mát, hài hòa cùng thiên nhiên. Ngoài ra trong quán cafe này cũng có một hồ bơi. Giá đồ uống và đồ ăn ở đây cũng khá phải chăng, dao động từ 50.000 – 80.000Đ. Ảnh: Sưu tầm 16. Godfather Garden Cafe Phú Quốc - Địa chỉ: 7 Đường Lê Thị Hồng Gấm, TT. Dương Đông, Phú Quốc - Giá tham khảo: 35.000 – 120.000Đ/người - Giờ mở cửa: 6h00 – 22h00 Chẳng cần phải đi đâu xa, ngay giữa trung tâm thị trấn Dương Đông các bạn vẫn có thể có được một không gian thoáng đãng và mát mẻ, được bao quanh bởi vô số cây xanh. Thiết kế kiểu không gian của Godfather Garden Cafe cafe khiến bạn như lạc vào khu vườn bí mật. Phong cách của quán đậm chất vintage hoài cổ, các đồ trang trí cũng rất bắt mắt. Ảnh: Sưu tầm Đây là top 15+ quán cà phê Phú Quốc có view cực xịn, cực đẹp trên đảo Ngọc. Đến thành phố này du lịch, nghỉ dưỡng, bạn hãy dành chút ít thời gian để check in những quán cà phê này nhé. Xem thêm một số thông tin ăn uống vui chơi ở Phú Quốc: - Vườn tiêu Phú Quốc - 6 Đặc sản Phú Quốc làm quà Tổng hợp từ: https://halotravel.vn/quan-ca-phe-dep-o-phu-quoc/ Read the full article
0 notes
Text
Hướng dẫn lập dàn ý phân tích, cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan chi tiết nhất để các em dễ dàng hoàn thiện bài văn của mình Qua đèo Ngang là một trong bài thơ xuất sắc nhất của Bà Huyện Thanh Quan mà chúng ta được biết tới, để phân tích hoặc cảm nhận về bài thơ này thì các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây nhé: Dàn ý phân tích tác phẩm Qua Đèo Ngangcủa Bà Huyện Thanh Quan Dàn ý 1: 1. Mở bài – Giới thiệu đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua đèo Ngang. + Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Nghi Tàm, Thăng Long. + Bài thơ Qua đèo Ngang tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn, qua đó nhà thơ cũng thể hiện những tâm tư trong lòng mình. Ví dụ: Bà Huyện Thanh Quan là một người phụ nữ tài năng và xinh đẹp, bà có một tác phẩm đặc sắc mà chúng ta đều biết tới đó là Qua đèo Ngang. Tác phẩm thể hiện cảnh đèo Ngang tuy đẹp nhưng lại rất heo hút, đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ thương quê nhà của nhà thơ. 2. Thân bài - Chia bài làm 4 phần và phân tích nội dung của chúng a. Hai câu đề – Thời điểm nữ thi sĩ bước tới đèo Ngang. – Gợi tả cảnh quan con đèo. b. Hai câu thực – Cuộc sống và con người nơi đèo Ngang, cảnh vật có sự đối nhau. – Sử dụng từ láy lom khom, lác đác làm tăng thêm sự hoang vắng, nghèo nàn của khung cảnh. c. Hai câu luận – Tiếng kêu quốc quốc, gia gia càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà. – Sử dụng phép đối và đảo ngữ, vừa tạo hình, vừa tạo nhạc. d. Hai câu kết – Tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi của nữ sĩ khi dừng chân đứng lại để nhìn ngắm cảnh đèo. – Nhận ra cái cô đơn, lẻ loi của mình giữa không gian bao la. 3. Kết bài – Nêu cảm nghĩ chung đúc kết lại của em về bài thơ Qua đèo Ngang. Ví dụ: Qua bài thơ Qua đèo Ngang ta có thể thấy được cảnh núi non hùng vĩ và hoang sơ của đèo Ngang, một cảnh đẹp của đất nước. đồng thời ta còn thấy được tình yêu quê và nỗi nhớ quê của người phụ nữ xa quê rất cô đơn và rất buồn bã. Dàn ý 2: Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang I. Mở bài : Giới thiệu về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Qua Đèo Ngang". Gợi ý Trong đội ngũ những nữ thi sĩ của nền văn học trung đại Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan là cây bút tài hoa và độc đáo mang phong cách tao nhã và cổ điển. Bài thơ "Qua Đèo Ngang" là một bài thơ như thế. "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta. " II. Thân bài : a. Khái quát: - Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc thể thơ Đường thất ngôn bát cú với thanh điệu, vần điệu, bố cục, đối xứng rất hài hòa, tự nhiên, đúng niêm luật. Bài thơ như một bức tranh vẽ lại một vùng non nước miền Trung đất Việt hùng vĩ mà hoang sơ, gợi cảm. b. Bốn câu thơ đầu: - Trên con đường từ Bắc vào Nam tác giả đặt chân tới Đèo Ngang vào thời điểm bóng xế Đây là thời điểm cuối ngày khi hoàng hôn buông xuống, nắng nhạt màu sắp tắt đó là khoảng thời gian gợi buồn cho lòng người nhất là với người lữ khách trên chặng đường xa. Âm ''a'' kết hợp với thanh bằng tạo âm hưởng trầm lắng gợi mở không gian lặng lẽ mênh mang của trời chiều nơi Đèo Ngang. - Cảnh vật có lá, hoa, cỏ với những đường nét nhẹ nhàng, thanh đạm. Dường như cây cối như đang chen chúc vươn lên một sức sống hoang dã. - Hai câu thơ đầu đã phô bày sự hoang dã núi rừng, cái ngút ngàn của câu cỏ.Trong không gian ấy, tâm trạng bắt đầu hé mở. - Hai câu thơ tiếp theo là những nét phác họa cảnh Đèo Ngang nhìn từ xa, nhìn từ trên xuống " Lom khom.. nhà" - Các từ láy "lom khom", "lác đác" mô tả trạng thái của cảnh vật và con người nơi đây. Con người đã xuất hiện. Các lượng từ "mấy, vài" càng gợi thêm sự thưa thớt, tiêu điềm. -> Sự đối lập giữa núi sông ngút ngàn với sự xuất hiện ít ỏi của sự sống, con người đã nhấn mạnh thêm sự vắng vẻ, heo hút nơi đây. c. Bốn câu thơ cuối : - Đằng sau bức tranh tả cảnh là nỗi niềm của người lữ khách có chút gì đó buồn thương cho cuộc sống nơi đây. - Tiếng chim quốc nhớ nước,
tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ nhớ gia đình, nhớ về một thời vàng son của đất nước đã qua. Hai từ " quốc quốc , gia gia" vừa tả thực nói về hai loại chim, cũng là một hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới "quốc -gia", Tổ Quốc và gia đình, nước và nhà đã và đang cất tiếng kêu. - Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng. Ngòi bút tả cảnh ngụ tình chuyển sang ngòi bút tâm trạng hướng vào nội tâm. Đứng trước cảnh " trời, non, nước " bao la, hùng vĩ, nhà thơ cảm thấy mình như nhỏ bé hẳn lại, nỗi nhớ nhà, thương nước càng thêm da diết, thẳm sâu. Vậy mà không có ai, không tìm được ai để san sẻ tâm tình chỉ còn" ta với ta" . Ở đây lại xuất hiện sự đối lập của cảnh " trời, non, nước " rộng lớn với " một mảnh tình riêng " nhỏ bé. Cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ " ta với ta" bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Nhưng đây không phải là nỗi cô đơn tiêu cực, bị lụy mà là tấm lòng đau đáu, thiết tha của nữ sĩ Thanh Quan đối với đất nước, đối với gia đình, đáng cảm thông và trân trọng. d. Nhận xét chung: - Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú - Sử dụng từ láy độc đáo, hình ảnh ẩn dụ , nghệ thuật đối lập. - Cảnh vật rộng lớn bao la nổi bật tâm trạng của con người với nỗi buồn riêng. III. Kết bài : Nêu suy nghĩ em về tác phẩm. Trên đây là dàn ý phân tích đối với bài thơ Qua Đèo Ngang mà THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp được, mong rằng với dàn ý này các em sẽ hiểu và hoàn thiện được bài văn phân tích, cảm nghĩ về tác phẩm này.
0 notes
Text
(005)*254 / TUỔI TÌNH YÊU ĐƯƠNG BUỔI ĐẦU MỚI CHỚM
Khi mới biết nhau măng non vừa chớm. Vẫn còn mập mờ hôm sớm mười ba . Sang qua thập tứ chiếu rọi sáng loà , Dậy thì tuổi hoa mặn mà mơn mởn …
Trước ngưởng cửa yêu nhìn em đủ lớn. Chim non cất cánh vui nhộn chuyền cành . Ngân nga bay nhảy dưới bầu trời xanh , Chân đi dập dìu vòng quanh đến lớp …
Mặt tựa trái xoan … nõn nà tha thướt , Mắt sâu đa tình óng nước rạng ngời … Hồn hoang lạc lõng ảo ảnh chơi vơi , In vào thâm tâm mẫu người ao ước …?
Sững sờ ngó ai thon dài lã lướt , Sau buổi tan trường cất bước thong dong . Để ý theo sau … bịn rịn trong lòng , Thời gian trôi nhanh đêm trông ngày tới …
Mấy tháng kéo dài tơ duyên lặn lội , Mong được đôi bên mặt đối tâm đồng . Núp bóng vĩa hè quán vắng chiều đông , Cùng khoát áo mưa bềnh bồng nước đọng …
Hôm ấy tối đen ngoài sân vận động , Đoàn xe thông tin chiếu bóng tỉnh về . Những cô thiếu nữ đồng lứa cập kê , Thập thò chuyện trò tỉ tê to nhỏ …
Rầm rà đứng sau tìm cách bày tỏ , Ấm ớ vài lời muốn ngỏ làm quen . Lân la trò chuyện đến chỗ không đèn, Trao đổi ân cần vấn vương hợp ý …
Mênh mông bải cỏ côn trùng âm ỷ , Bầu trời muôn sao sơn thủy hữu tình . Còn lại hai đứa mộng đẹp xinh xinh , Nồng nàn yêu đương như hình với bóng …
Bình minh rực sáng hoa hồng ánh óng , Nghe rộn ràng như pháo tống đầu xuân . Xa xôi một thoáng nhắc nhở vô cùng , Khi đã trao cho tình chung muôn thuở …
Thư xanh khởi đầu bao niềm than thở , Trình bày nói hết nhung nhớ yêu thương … Cảm mến nâng niu đắm đuối miên trường. Chặt dính keo sơn môi hường lúng túng …
Run run ứ họng miệng mồm ấp úng. Chẳng hiểu thế nào … ôm cứng vòng tay … Mắt nhắm thơ ngây ửng đỏ mặt mày , Nụ hôn thiết tha an bày sửng sốt …
Âu yếm bất thần dần dà nắn nót. Không còn e dè đường đột dương lên … Lần mò mân mê đạp bỏ chăn mền , Ngực nở no tròn khát thèm ân ái …
Khuya khoắt dưới áng sương mù vụng dại , Cơ thể nhủn mềm oằn oại mình da … Bốc trần dải yếm trắng toát đẫy đà , Sung sướng biết bao trăng tà soi bóng…
Thương lăm lắm anh mẹ cha trông ngóng , Sốt ruột quá chừng … ước vọng dài lâu …? Trở về đi thôi … mai mốt chung đầu , Sợ Người buồn phiền âu sầu ảnh hưởng …(bất an)
Trung hiếu đạo hạnh tâm thành chí hướng , Xây dựng gia đình dưới trướng tương giao . Rồi đây đâu lưng ước nguyện ngỏ hầu , Tình nghĩa chắt chiu cung cầu sánh sóng …
Xứ Huế thuở xưa khi vừa mới chớm ( yêu ) Ghi lại đêm buồn lạnh tởn thấu xương …
Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 25 tháng 5 năm 1988
0 notes
Text
Sau 9 ngày ngóng trông và chờ đợi thì "Chuyện buồn và chuyện cỏn con" cũng về đến tay.
Tâm trạng lúc biết tác giả ra sách mới, biết đến bìa sách mới sẽ như thế nào nhỉ?
Hồi hộp. Háo hức. Mong ngóng.
Lúc biết tin tác giả ra sách mới sẽ là sự hồi hộp. Không biết cuốn sách sẽ có tên là gì. Bìa sách trông như thế nào. Nội dung trong sách có lẽ là cũng đoán ra rồi.
Khi được "diện kiến bìa sách" sẽ là sự vui sướng xen lẫn háo hức. Lúc đó, chỉ muốn cầm trên tay ngay cuốn sách ấy. Vì cái bìa quá xinh, giống như lạc vào "cõi mộng" của những lý ức trẻ thơ vậy.
Sau khoảng thời gian đó sẽ là những ngày "gặm nhấm" chờ sách về. Ngồi nhìn những bài Skybooks đăng tải trên mạng, những câu văn, làm tôi có một ý nghĩ táo bạo đó là "sang nhà tác giả và cướp sách".
Với cuốn sách đầu "Người Tập Lớn" của bạn tác giả, tôi gặp bạn ấy muộn hơn vài tháng. Khi bản tái bản của "Người Tập Lớn" xuất hiện vào tháng 6, tôi đúng hẹn. Và cuốn sách thứ 2, cũng đến tay tôi đúng hẹn.
Tôi không xuất hiện vào những biến cố cuộc đời mà bạn tác giả trải qua. Hay những năm tháng ấy, bạn tác giả chưa xuất hiện trong cuộc sống của tôi. Nhưng với tôi, lúc này sự xuất hiện của bạn ấy trong cuộc sống của tôi là đúng thời điểm.
Và thời gian sau này, chắc chắn tôi cũng sẽ đồng hành cùng bạn ấy qua những chặng bài viết phía trước.
"Chuyện buồn và chuyện cỏn con" về tay tôi ngày 21/07/2023 vào một buổi sáng khá đẹp trời.
Đang ngồi làm việc nhận được điện thoại của anh shipper ruột đã háo hức lắm rồi. Anh gọi xuống lấy đơn là phi xuống luôn, còn chưa kịp tắt máy tính.
Cầm hàng trên tay phải bóc mở ngay. Chờ làm sao được nữa. Mở hộp, mở giấy bọc sách. Cuốn sách dần hiện ra trong mắt. Nụ cười cũng dần hiện lên trên khuôn mặt.
Ôm sách đi vào để làm việc tiếp mà miệng cứ tủm tỉm cười suốt. Để sách trên bàn, chốc chốc lại ngó qua nhìn sách cười một cái. Lật mở thử một cái. Ngắm bookmark một cái. Lúc đấy, chỉ muốn đọc ngay thôi.
Nhưng đi làm vẫn phải im lặng cất sách đi để làm tiếp. Dù trong lòng gào thét "Mình muốn đọc sách cơ".
Bạn đồng nghiệp ngồi bên cạnh ngó sang thấy sách khen "Bìa sách này xinh thế, như trẻ thơ vậy đó". Tôi gật đầu cái rụp, cười ngoác mỏ. Nhưng xinh thật mà.
Nhìn chung thì cuốn sách thứ 2 đầu tư hơi bị đỉnh luôn. Từ bìa sách, cho đến nội dung sách và bookmark. Dù nội dung sách tôi chưa đọc nữa. Nhưng lật mở ra thì thấy ổn. Đúng dạng sách mà tôi thích.
Khen bạn idol một cái vì sách xinh, bookmark xinh, nội dung sách xịn nữa.
0 notes
Text
258 / HỒN LẠC RỪNG HOANG Bồng bềnh sóng nước mông mênh , Xa xa núi thẳm gập ghềnh non cao . Lao xao tiếng gió rì rào , Hồn ai thơ thẩn lạc vào rừng sâu ? Bên bờ suối vắng buông câu , Cô nàng xinh xắn từ đầu đến chân . Nhìn ra vóc dáng xuất thần , Lưng ong ngực ưỡn sạm hồng bờ vai . Mắt đen óng ánh mày ngài , Mê say đường nét thon dài trắng phêu . Vầng mây che ánh nắng chiều , Chim rừng ca hót dập dìu trên cây . Trông ra da thịt no đầy , Khơi niềm rạo rực ngất ngây má đào ! Bổng đâu ở phía cành cao , Hai con vượn nhỏ nhảy ào xuống khe .? Kêu trời nàng chạy le te , Sút quần vấp ngã người đè lên tôi . Chàng àng để thấy sự đời , Hổ ngươi mắt ướt tuôn rơi lệ trào .! Lâm râm trong miệng thì thào , Bắt đền người đã sờ vào của em ? Tai nghe giọng nói êm đềm , Đâu đây vượn hú tiếng rền vang thêm . Ai cho chăm chú dòm em , Coi như thất tiết phải đem theo cùng .?...! Xui chi gặp cảnh khó dung , Đành thôi chấp nhận một lòng nương trao ! Mây đen sấm chớp dạt dào , Em đưa chân đến chốn nào chẳng hay ? Đêm về lạnh lẽo mưa bay , Dần dà mơn trớn bàn tay rờ mò . Loăn quăn xoắn xuýt măn mo , Căng đôi bồng đảo phồng to no tròn . Rầm rì nghe tiếng nỉ non , Ôi thôi khó chịu anh còn đợi chi ? Tha hồ mơn trớn tay ghì , Đi đâu tuốt luột em la trối trời ! Ôi chao bố mẹ chàng ơi , Bây giờ mới biết mùi đời hơi trai ! Cửa nhà đóng chặc ngày mai , Chúng ta tận hưởng mặc ngoài nắng mưa ? Thỏa lòng âu yếm đong đưa , Dù cho b��o tố sáng trưa chẵng nề ...? Suốt ngày bơi lội hả hê , Trong vùng cấm địa đê mê dập dồn . Thịt da căng cứng chon von , Đồi hoang lồ lộ đường mòn xuống khe ... Antioch , California ngày 04 tháng 3 năm 2016
0 notes