Tumgik
#nhạc thánh ca
krellatotti · 2 months
Text
LẦM LỠ CỦA MỘT THIÊN SỨ
Nàng xứng đáng nhận được cái chết.
Chúa đã gây ra một sai lầm khi gửi nàng tới đây.
Lý do không phải là nàng đã gây ra tội tày đình gì mà là vì nàng không phải người của nhân gian - cõi vô thường tăm tối này. Nàng là thiên sứ, nàng thuộc về bầu trời.
Nàng trắng trong và thuần khiết quá đỗi, tâm hồn mong manh tựa tấm lụa hồng của nàng không thể để bị xé rách. Thân xác tuyệt đẹp như tượng tạc chẳng thể bị bàn tay người phàm động chạm làm cho điêu tàn. 
Ấy thế mà nhân gian đã làm gì nàng thế này?
Hiện thực tàn khốc đã giết chết đứa con mang ân sủng của Chúa với đức hạnh vẹn nguyên một cách không thương tiếc, từng chút từng chút một. 
[...]
Một đứa bé xinh đẹp đã chào đời vào một đêm đông giá rét. Gia đình Liechtens của đứa bé ấy vô cùng giàu có, sống trong một tòa lâu đài cổ kính và từ trước đến nay nắm giữ vị trí thống trị nền kinh tế của cả một vùng rộng lớn. Sinh ra đã được định sẵn một cuộc đời trải thảm cùng lẵng hoa và sâm panh, luôn được nâng niu và trân trọng, em là một nàng công chúa được cưng chiều chẳng kém gì những người trong hoàng tộc thực thụ. 
Đôi mắt em là trời trong những ngày nắng hạ, trong veo và long lanh. Tôi biết mình đã lạc trong đó từ lâu rồi, như một linh hồn thả mình lững lờ trôi giữa những tầng mây trắng bồng bềnh êm dịu chẳng biết điểm dừng. Tâm hồn em hướng thiện như một nàng tiên chưa từng gãy cánh mà rơi xuống vũng bùn lầy của sự khổ đau. Em là giấc mộng đêm hè trong những áng thơ ca của Shakespeare, là báu vật mà tất cả đàn ông sống trên Trái Đất này đều mong ước được sở hữu. 
“Anh ơi, nhìn chú bướm kia đi. Trông nó đẹp thật đó, một con bướm màu trắng!” 
Trong sáng và thuần khiết như em vậy, tôi nghĩ. 
Em quay ra nói với tôi. Giọng nói em lanh lảnh mà thanh thoát như tiếng chim hót, như tiếng đàn hạc cầm trong những buổi hòa nhạc được tổ chức nơi nhà hát sang trọng mà giới thượng lưu thường lui tới. Tôi luôn ngóng chờ một ngày được ở bên cạnh nghe em hát ca và tắm mình trong nắng chiều rạng rỡ. 
Em thật tốt và đáng yêu biết bao, em yêu thương và quan tâm đến tất cả mọi người. Những người nô bộc và gia nhân đang hầu cận cho nhà Liechtens luôn nhận được món quà nhỏ nhắn từ em, đôi khi là những cái ôm ấm áp, khi thì những túi bánh quy em tự mày mò làm ở trong nhà bếp.
Em luôn tin vào những điều tốt đẹp, tin rằng chỉ cần mình cố gắng làm việc thiện, hạnh phúc tự khắc sẽ đến với ta, bất kể khó khăn và những niềm đau có là gì thì đều xứng đáng. 
“Anh biết gì không, em mới học được một câu nói của một họa sĩ rất nổi tiếng. Ông ấy là Pierre-Auguste Renoir, ông ấy nói rằng nỗi đau sẽ qua đi và cái đẹp sẽ ở lại. Con đường chúng ta đi sẽ gặp nhiều chông gai và thử thách, thậm chí là cả những mất mát và đau thương, nhưng em tin rằng chúng ta dù thế nào cũng sẽ vượt qua anh nhỉ?”. 
Cuộc đời của em vẫn luôn đẹp như những bức tranh của Renoir, những gam màu tươi sáng rực sắc cầu vồng hài hòa, lãng mạn và tràn đầy xúc cảm của trái tim người thiếu nữ xinh đẹp đương tuổi hồng xuân sắc. Dưới từng bước chân em đi được rải đầy lông vũ trắng muốt và cánh hoa hồng nhung mịn, không gì có thể khiến em chịu tổn thương và đau đớn. 
Một nhân sinh quan không chút tì vết, không một nét hoen ố của đố kị hay dục vọng, hoàn toàn thuần khiết. Như được chính tay Chúa tắm rửa trong dòng nước Thánh và tất cả những thiên thần trên vườn Địa đàng trao nụ hôn ban phước. 
Em hoàn hảo và đáng trân trọng như vậy đấy, nhất là khi em dành trọn thời gian của mình học những lễ nghi của một tiểu thư lá ngọc cành vàng, và giam mình trong thư phòng học thuộc hàng đống sách lịch sử và dày cộp để xứng đáng hơn với vị thế của bản thân mình. Một cô tiểu thư đáng quý sao có thể có những hành vi thiếu chuẩn mực trên bàn trà và dễ dàng bị ngó lơ trong những cuộc trò chuyện của các cô nàng khác vì thiếu kiến thức được. Và hơn hết, em luôn cố gắng chắt chiu thời gian quý báu của mình để ở bên tôi. 
Những ngày bên em là những ngày nằm dài trên thảm cỏ đón nắng ấm, rong ruổi cả buổi chiều hồng trên những cánh đồng lúa mạch, và dĩ nhiên là không thể thiếu tắm suối.
Ngâm mình dưới dòng nước lóng lánh, em đưa mắt lên nhìn tôi, miệng ngập ngừng định nói gì đó nhưng không rõ thành tiếng. Tôi nhẹ nhàng vươn ra ôm lấy em, ghé tai hỏi thầm.
“Sao thế em, có vấn đề cứ chia sẻ cho tôi này, tôi vẫn ở đây với em mà.”
Vừa nói tôi vừa đưa tay ra vuốt ve làn da mịn màng của người thương. 
“Anh…liệu có yêu em thật lòng?”
Mắt em hướng lên nhìn thẳng vào mắt tôi, không chớp, môi mím chặt thành một đường kẻ mảnh, có phải em đang căng thẳng hay không. Tôi không rõ tại sao em lại cảm thấy như vậy trong khi từ trước tới nay tôi đều làm mọi thứ vì em. Tại sao em lại nghi ngờ tình cảm của tôi, tôi không thể hiểu. Hay là em đã phát hiện ra điều gì rồi nhỉ?
“Dĩ nhiên là có rồi, Celineor của tôi. Nhân danh, dưới sự phán xét của Chúa, và danh dự của dòng tộc Rolsburg, tôi xin thề rằng tôi yêu em.”
Nhà Rolsburg là tùy tùng thân cận nhất của Liechtens. Từ đời đầu tiên, những vị tiền bối của chúng tôi đã phải cúi đầu phục vụ cho lũ Liechtens cậy tiền cậy quyền để cho những thế hệ sau có cơ hội tốt hơn. Khốn nạn thay, Liechtens luôn ném một ánh mắt khinh thường về phía Rolsburg, chỉ vì xuất thân hèn kém mà bị chà đạp và xua đuổi, dễ dàng bỏ qua tất thảy những gì chúng tôi đã hết mình dâng hiến cho bọn họ. 
Là con trai trưởng của gia đình Rolsburg, tôi đã ở bên cạnh em từ những ngày em còn là cô bé nhỏ xíu nằm trong chiếc nôi mạ bạc. Chúng tôi đã có hôn ước với nhau từ thuở mới lọt lòng. Coi như là ân huệ đáng giá ngàn vàng, à không, còn hơn cả ngàn vàng ấy chứ, mà chúng ta trao cho mấy người, biết thân biết phận mà yêu thương chăm sóc cho con gái của chúng ta. Cái vị trí con rể quý chẳng thuộc về thằng bé kia đâu, đáng nhẽ đó phải là người của hoàng gia. Nhưng thôi, coi như là mọi chuyện đã lỡ rồi là những lời mà cha của em đã nói với ông của tôi. Thật căm phẫn biết bao cái thái độ rẻ mạt và khinh thị đó, khiến một trong những người mà tôi yêu thương nhất trên đời phải chịu nhục nhã. Ông tôi, quý ngài Francis Schmidt Rolsburg đáng kính đối với tất cả con cháu của Rolsburg, dành cả sức trẻ của ngài để tiếp nối những giá trị từ đời xưa truyền lại, đó là cái giá được trả bằng máu và nước mắt. Đến thời khắc nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn cố xoa đầu tôi âu yếm và nhắc tôi trong hơi thở yếu dần: “Con là tương lai của Rolsburg con ạ, cố lên cháu trai yêu dấu của ta, phải làm rạng danh dòng tộc này, ngẩng cao đầu và kiêu hãnh lên con". 
Nghe lời dặn của ông, tôi tự giao cho mình nhiệm vụ kết thân với em. Làm cho em nguyện yêu tôi say đắm, nguyện trao tấm chân tình vẹn nguyên của mình cho tôi, và quan trọng nhất là sự tin tưởng tuyệt đối vào tôi trên cõi trần thế này. Thật đáng thương và khờ khạo quá đỗi, em đã tự tay kết liễu chính đế chế của gia đình mình.
“Tôi yêu em, yêu hơn tất thảy những gì có trên đời.”
“Xin em hãy trao trái tim mình cho tôi, em sẽ không ân hận đâu Celineor à. Rồi sau này chúng ta sẽ hạnh phúc bên nhau, và em sẽ hát cho anh nghe những câu ca em viết nhé, có được không?”
“Trăng đêm nay đẹp thật!”
Dưới ánh trăng sáng rọi dẫn lối cho tình cảm lứa đôi, hơi rượu vang cay nồng thấm nhuần vào phổi và con tim, ta trao nhau tấm chân tình vĩnh cửu, suốt đời suốt kiếp vĩnh viễn không chia cắt. 
Những lời dụ dỗ nhúng qua đường mật không ngừng được tôi rót vào trí óc non nớt và trái tim ngốc nghếch ôm trọn nỗi đau thế gian và sẵn sàng hứng trọn hàng vạn vết đâm vô điều kiện của em. Cũng nhờ thế mà toàn bộ tài liệu quan trọng trong việc kinh doanh hàng hóa trong và ngoài khu vực của Liechtens đều rơi vào tay tôi, không sót thứ gì.
Những đợt đầu tư thua lỗ cứ thế liên tục diễn ra, chẳng mấy chốc ngân sách của Liechtens để bù đắp vào thiệt hại đã khánh kiệt. Trên thương trường, Liechtens đã trở thành một cái xác rỗng tuếch vì bị moi ruột từng ngày. 
Từ những tập giấy tờ em gửi, tôi còn phát hiện ra hàng loạt giao dịch bất hợp pháp khác của gia đình em và điều kinh hoàng nhất, gia đình Liechtens phản quốc. Những bức điện tín được đóng dấu đỏ tiết lộ hàng loạt bí mật quân sự cho vương quốc ở bên kia chiến tuyến. Thật chẳng thể ngờ ông bà Liechtens lại để cô con gái bé nhỏ của mình gánh lấy hết thảy lời luận tội cho những điều sai trái từ trước tới nay mà hai người đã gây ra. Khi tất cả những thứ này được công khai trước toàn thể dân chúng thì đó là thời điểm Rolsburg đặt dấu chấm hết cho một thời kỳ lẫy lừng của dòng dõi Liechtens danh giá. 
Cuộc sống của em tuyệt diệu và hào nhoáng là thế, nhưng đáng tiếc thế cờ đã bị lật ngược. Quân Hậu bị ăn rồi, thưa tiểu thư Celineor Maria Liechtens. 
Bi kịch ập đến quá đỗi bất ngờ đối với cả gia tộc Liechtens. Gia đình em phá sản vì không may dính vào bẫy của Rolsburg. Cha mẹ em vì biến cố quá lớn mà chọn cách kết liễu đời mình bằng những phát đạn, “thật vô tâm" - tôi đã nghĩ vậy - để lại một mình em bơ vơ lạc lõng một thân một mình trên thế giới này đấu tranh. Nhưng hỡi ôi, một cô con gái từ nhỏ đến lớn luôn được bao bọc cẩn thận trong vòng tay của mẹ cha làm sao có thể đối mặt và chống chọi với nghịch cảnh. Gánh trên vai khoản nợ khổng lồ, em chỉ có thể biết vật lộn với những công việc nặng nhọc sớm tối, gắng công gắng sức dành dụm từng đồng một. 
Từ một tiểu thư đài các được nâng từng bước chân đi, giờ đây đã trở thành một nô lệ chịu nhục mà bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cả ngày đã quá mệt vì làm việc quá sức, đến tối muộn lại bị những người chủ tồi tệ hành hạ, tra tấn đến chết đi sống lại vì không làm được việc. Cũng dễ hiểu thôi khi người con gái này đã quen với việc được nuông chiều và chăm sóc tỉ mẩn, đây vốn chẳng phải những việc em nên làm, nhưng lại là việc mà em phải làm. Buồn thay em lại không đủ khả năng làm những điều ấy. Gương mặt em vẫn xinh đẹp như vậy, nhưng nó nhem nhuốc bùn đất và cỏ dại, làn tóc mây không còn mượt và sáng bóng nữa mà rối tung hết cả. Thân xác em kiệt quệ và rệu rã. Thần trí đôi lúc còn nửa tỉnh nửa mê, chẳng thể nào phân biệt ngày đêm. Chúa đã làm mọi cách để đứa con của mình trở về bên và vị thần Số Phận cũng đành phục mệnh mà giáng cho em một đòn đau đớn, một cái chỉ tay tước đoạt hết tất cả những điều mà em tự hào ở trần thế. Từ cuộc sống, nhan sắc cho đến danh dự. Em chẳng còn gì cả, đến cả tấm thân của em một đồng cũng chẳng đáng giá. Điều này hoàn toàn trái ngược so với lời của người cha đã chết của em. Ông ta đã cho rằng em là vật ngàn vàng và hơn thế nữa, một nàng tiểu thư đài các kiêu sa được nâng niu từng tấc gót chân ngọc ngà, vốn dĩ em là như vậy, nhưng bây giờ thì không có ai thèm để mắt đến một nô lệ cả hèn kém đứng ở đáy của tầng lớp xã hội cả. Và cũng chẳng một ai sẵn sàng vươn tay ra mà đỡ lấy một kiếp khốn khổ khi gia đình của ả ta đã phản bội Tổ quốc. 
Em có thấy nỗi tuyệt vọng bủa vây lấy thân xác gầy gò? Thể xác em còn toàn vẹn hay cuộc đời tàn nhẫn kia đã cấu xé tỉ mẩn từng mảnh xương? Nỗi đau có gặm nhấm tâm hồn cô quạnh và đau đớn của em từng chút một? Em không thể trả nổi số nợ ấy đâu.
“Xin chào, chúng tôi là người của tòa án phái xuống. Chúng tôi xin thông báo với cô Celineor Maria Liechtens thông tin như sau: Gia đình Liechtens hiện tại đang nợ gia đình Rolsburg số tiền là mười lăm tỷ, và gia đình Liechtens đã không trả nợ đúng hạn định. Xin mời cô Rolsburg theo chúng tôi về tòa để xử lý vụ việc.”
Rất nhiều người đổ ra đường để bàn tán to nhỏ về em. Em vẫn đứng đó chết lặng. Cái ngày này đã đến sớm hơn dự tính. Hai bàn tay sần sùi và phồng rộp vì bê vác nặng nhọc của em buông thõng xuống, đôi môi run rẩy, gương mặt em tái mét lại. Rồi bất ngờ, em quỳ thụp xuống mà khẩn cầu:
“Tôi xin các ông tha cho tôi, xin đừng bắt tôi đi. Tôi sẽ cố gắng để trả tiền mà. Tôi xin các người hãy làm ơn tha cho tôi.”
Em vừa nói vừa khóc, đôi tay nắm lấy xin khoan nhượng mà không thành. Mặc kệ những lời van xin tha thiết thất thanh của Celineor, những người kia vẫn kiên quyết bắt giữ, không thương tiếc mà dùng chiếc gông bằng gỗ trói chặt hai bàn tay gầy guộc của em lại. 
Hãy nhìn xem em còn lại gì, em còn ai bên cạnh? Chẳng có một ai cả, có lẽ em nên cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh của chính bản thân mình thôi và đón chờ ngày hành quyết. 
Tôi cảm thấy mình thật vô tâm và tệ hại khi bỏ lại em như thế trong khi tôi chính là người đã đẩy em vào bước đường cùng. Một nỗi đau vô cùng tận. Nhưng biết làm sao bây giờ, đó là cái giá mà Liechtens phải nhận, và người chịu đau khổ chính là em, Celineor ạ. Em vô tội, nhưng người chịu trừng phạt là em. Không trả được nợ, sửa chữa được lỗi lầm thì phải trả bằng máu. Đó là cách thế giới nhẫn tâm và vô tình vô cảm này vận hành, từ trước đến nay đều là như vậy. 
Thật nghiệt ngã biết bao, dòng dõi Liechtens chảy trong trong huyết quản của em giờ chẳng còn xứng đáng để gọi lên hai từ “quý tộc” nữa.
Tôi thương em, Celineor - nàng thơ của tôi. Nhưng tôi cũng hận em vô cùng, hận cái dòng dõi thối nát đáng nguyền rủa của em vì đã chà đạp lên thanh danh của Rolsburg. Celineor, em đã sai rồi, thực sự sai khi cư ngụ ở nơi dương gian vốn ngay từ đầu không hề dành cho em. 
Ngày hành hình, tôi ngồi trên bục cao cùng những người khác. Từ đầu, người được giao nhiệm vụ chém đầu không phải tôi, nhưng tình yêu và đôi niềm ân hận của tôi thôi thúc tôi phải làm điều gì đó, có thể là dành tặng món quà cuối cùng dành cho em, sau tất cả những gì em đã hi sinh cho tôi. 
Người con gái đáng thương ấy nhanh chóng bị áp giải vào pháp trường. Hàng vạn người đứng xung quanh chỉ trỏ, thì thầm to nhỏ. Những câu từ chế nhạo, phỉ báng từ tứ phía vang lên không ngớt. Lần lượt những hòn đá ném về phía em, máu tươi từ đỉnh đầu lập tức tuôn ra, nhưng em chẳng để tâm. Những thứ này đã là gì đâu so với những tháng ngày em bị nhục mạ và chịu đớn đau từ những sợi roi da quất lên người không ngớt.
Có vẻ như là lần này lời họa sĩ Pierre-Auguste Renoir không còn đúng nữa rồi nhỉ? Khi mà thứ qua đi là cái đẹp, còn thứ ở lại sẽ chính là nỗi đau. 
Tôi đã từng nói em sẽ không hối hận khi tin tưởng vào tôi, và tôi thầm nghĩ đến giờ chắc sẽ là hối hận nhỉ?
“Em có hối hận không, Celineor?”
Tôi đứng trước mặt em, với thanh kiếm cầm trên tay đã vào vị trí. Nhưng nàng không trả lời, chắc vì cổ họng đã khô khốc không thành tiếng, hoặc cũng vì đôi mắt nàng đã trả lời thay nàng. Đôi mắt nặng trĩu, thâm quầng hướng vào không trung vô định. Thứ thắp lên ánh sáng trong đôi mắt em là gia đình và tình yêu đã không còn nữa. Nó không còn là bầu trời xanh trong mà mờ mịt và tối đen không chút tia sáng của hy vọng. Đối diện với cái chết, nàng không khóc, tôi đoán rằng nàng đã khóc quá nhiều nên hiện tại nước mắt cũng cạn kiệt chẳng còn để mà rơi nữa.
Celineor à, em hãy nhớ rằng, từ đầu tới cuối, em không làm sai bất kì điều gì. Em không giao dịch trái phép, em cũng không làm gì có tội với đất nước của mình. Chỉ đành rằng em quá trong sáng và thánh thiện, quá tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống mà quên mất đi rằng cuộc đời vốn tàn nhẫn biết bao nên em hủy hoại và tự tay đánh mất đi tất cả mọi thứ là gia đình em và tình yêu em có. Nhưng Williams Frederick Rolsburg tôi đây lại phải cảm ơn em vì điều đó. 
Lầm lỡ duy nhất của em chính là “sống". Nhưng không sao hết, nếu Chúa đã lỡ tay đưa em đến đây, tôi sẽ đưa em quay về nơi mà em vốn dĩ nên thuộc về và mọi sự sẽ chấm dứt.
Tôi yêu em nhưng tôi cũng không ngần ngại mà thừa nhận rằng tất cả những gì mà em và dòng tộc Liechtens cao quý của em phải chịu đựng là do tôi. Đến tận ngày hôm nay, đến tận khoảnh khắc này, và đến khi tôi chết, tôi cũng sẽ không hối hận. 
Trời bắt đầu nổi gió rồi lần lượt những tiếng sấm nổ chói tai trên bầu trời. Có vẻ là Chúa đã đến đòi người rồi Celineor yêu quý. Ngài đã phát giác ra mọi điều độc địa tôi đã làm với em và nổi cơn thịnh nộ với tôi cùng toàn cõi nhân loại. Quả thực tôi chẳng xứng đáng với em, xứng đáng với thứ tình cảm tốt đẹp và trọn vẹn nhất của một thiên thần.
Sấm rít gào lần cuối, một đường kiếm lóe sáng trước hàng vạn con mắt.
Một chú bướm trắng bất ngờ bay đến đậu trên mũi kiếm nhuốm máu. Màu trắng tinh khôi nổi bật trước màu đỏ tanh tưởi chói mắt. Nó chỉ ở đó vài giây như lời chào vĩnh biệt rồi vụt bay đi mất, bay về phía bầu trời - nơi là nhà của nó.
Một giọt nước mắt chợt rơi khỏi khóe mắt tôi. Không đau lòng vì người đã đi xa, chỉ đau vì mối tình mãi mãi chẳng cập bến, cũng tiếc thương cho một kiếp bất hạnh và chịu vạn tổn thương cứa thẳng vào tim gan đến rỉ máu của một thiên sứ tài đức vẹn toàn.
Xin cho phép tôi nhắc lại một lần nữa, và cũng là lần cuối cùng tôi nói điều này.
“Tôi yêu em, Celineor. Và mong em cho tôi được tận tay tiễn em trở về với thiên đường.”
HẾT
Tumblr media
3 notes · View notes
clevermann · 7 months
Text
Khám Phá Đất Nước Của Trí Tuệ - Du Học Đức
Tumblr media
I. Lịch sử nước đức
Lịch sử của nước Đức rất phong phú và đa dạng, bắt đầu từ thời kỳ tiền lịch sử với sự hiện diện của các bộ tộc Germanic. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về lịch sử của Đức qua các giai đoạn chính:
1. Thời kỳ tiền lịch sử: Khu vực của nước Đức ngày nay từng là một phần của các bộ tộc Germanic như Quadi, Marcomanni, và Teutons. Các bộ tộc này có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa và lịch sử của vùng này.
2. Thời Trung cổ và Đế quốc La Mã Sacrusa: Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, các bộ tộc Germanic nắm quyền và hình thành các quốc gia và lãnh thổ riêng của họ. Trong thế kỷ IX, Otto I của Đế quốc Sacrusa (còn gọi là Đế quốc La Mã Thần thánh) thống nhất một phần lớn của Đức hiện đại và trở thành Hoàng đế.
3. Thời kỳ Trung cổ muộn và Thời kỳ phục hưng (1400-1600): Các quốc gia và vương quốc nhỏ hình thành và chiến đấu với nhau để giành quyền kiểm soát. Trong giai đoạn này, phong trào cải cách của Martin Luther đã bắt đầu, dẫn đến sự chia rẽ tôn giáo và các cuộc chiến tranh tôn giáo, đặc biệt là Chiến tranh Ba mươi Năm.
4. Thời kỳ cổ điển và Thời kỳ đế chế (1700-1806): Phong trào cải cách và sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho sự mở rộng của các quốc gia như Prussia và Áo. Trong giai đoạn này, Frederich II của Prussia, hay còn được gọi là Frederich Đại đế, đã thực hiện các biện pháp cải cách và mở rộng lãnh thổ.
5. Thế chiến I và Thế chiến II: Đức đóng một vai trò quan trọng trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, với sự lên nắm quyền của Đảng Quốc xã dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler trong Thế chiến II, dẫn đến các hậu quả đại trà đối với đất nước và toàn cầu.
6. Sau Thế chiến II và sự thống nhất (1945-1990): Đức đã chia cắt thành hai phần, với Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Việc thống nhất Đức vào năm 1990 đã làm thay đổi bức tranh chính trị của châu Âu.
7. Hiện đại: Sau thống nhất, Đức đã trở thành một trong những quốc gia mạnh mẽ và ảnh hưởng nhất châu Âu, là thành viên của Liên minh châu Âu và NATO, đồng thời là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tumblr media
II. Biểu tượng nước đức
Nước Đức có nhiều biểu tượng quan trọng, bao gồm cả biểu tượng quốc gia và các biểu tượng văn hóa, lịch sử. Dưới đây là một số biểu tượng nước Đức đặc trưng:
1. Cờ Đức: Cờ Đức có ba dải ngang màu đen, đỏ và vàng. Cờ này đã trở thành biểu tượng quốc gia của Đức từ khi thống nhất năm 1871 và được sử dụng cho cả Đông và Tây Đức sau khi nước này thống nhất lại vào năm 1990.
2. Huy hiệu liên bang Đức: Huy hiệu liên bang Đức bao gồm một con đại bàng màu vàng trên nền màu đen đặt trên một hình tròn màu đỏ. Đây là biểu tượng chính thức của chính phủ liên bang Đức.
3. Bức tượng đại bàng: Đại bàng là một biểu tượng quan trọng của Đức, thường được sử dụng để đại diện cho sức mạnh và uy quyền. Nó thường được sử dụng trong nghệ thuật, kiến trúc và cả trong huy hiệu của một số tỉnh.
4. Các công trình kiến trúc lịch sử: Đức có nhiều công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng như Cung điện Reichstag ở Berlin, Lâu đài Neuschwanstein ở Bayern, Cổng Brandenburg ở Berlin, và nhiều nhà thờ cổ và lâu đài khác.
5. Các biểu tượng văn hóa: Nước Đức cũng có nhiều biểu tượng văn hóa nổi tiếng như bia Oktoberfest, đồng hồ Cuckoo, những bài hát dân ca và các câu chuyện cổ tích như câu chuyện của anh em Grimm.
Tumblr media
III. Diện tích nước đức
Tumblr media
IV. Văn hóa nước đức
Văn hóa của Đức là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới, đóng góp đa dạng và giàu có vào sự phát triển của nền văn hóa toàn cầu. Dưới đây là một số điểm nổi bật của văn hóa nước Đức:
1. Ngôn ngữ và văn học: Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và được nói rộng rãi ở Đức. Văn học Đức có một lịch sử lâu dài và phong phú, từ các tác phẩm của Goethe, Schiller, Kafka, Nietzsche đến các tác phẩm hiện đại của Günter Grass, Hermann Hesse, và Thomas Mann.
2. Âm nhạc: Đức là quê hương của nhiều nhà soạn nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ludwig van Beethoven, Johann Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart (người sống tại thành phố Salzburg, nay thuộc nước Áo, nhưng sinh ra ở Leipzig, Đức), và Richard Wagner. Nước Đức cũng có một truyền thống dày đặc trong các thể loại như nhạc cổ điển, nhạc dân gian và nhạc điện tử.
3. Kiến trúc và nghệ thuật: Đức có một lịch sử kiến trúc và nghệ thuật đa dạng, từ các công trình kiến trúc cổ điển như lâu đài và nhà thờ Gothic cho đến các trường phái nghệ thuật hiện đại như Bauhaus và dòng chảy hậu cảm biến đổi.
4. Bia và lễ hội: Đức nổi tiếng với nền văn hóa bia của mình. Oktoberfest ở Munich là một trong những lễ hội bia nổi tiếng nhất thế giới, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ngoài ra, còn có các lễ hội bia khác và các lễ hội dân gian khác trên khắp Đức.
5. Thể thao: Bóng đá là một phần quan trọng của văn hóa thể thao ở Đức, với Bundesliga (hạng đấu cao nhất) được coi là một trong những giải đấu hàng đầu thế giới. Các môn thể thao khác như bóng rổ, bóng chuyền và điền kinh cũng rất phổ biến ở Đức.
6. Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực Đức đa dạng và phong phú, từ các món ăn truyền thống như Bratwurst (xúc xích chiên) và Sauerkraut (bắp cải chua) đến các món ăn đặc trưng của các vùng địa lý khác nhau trong nước.
Tumblr media
V. Kết luận
Đức không chỉ là một điểm đến của công nghệ và kinh tế mà còn là một điểm đến tinh tế và đầy màu sắc. Nếu bạn cũng bị cuốn hút bởi những nét văn hoá nước Đức đa dạng và muốn trải nghiệm nền văn hoá này, bạn muốn du học Đức, du học nghề Đức nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Liên hệ ngay với Clevermann để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia.
2 notes · View notes
yuuniechan · 2 years
Text
Hôm nay đọc ask của chị Bạch bộc bạch về điều dũng cảm nhất của bản thân, chị Bạch viết rằng: "... vì đã dũng cảm sống đến ngày hôm nay, 23 năm rồi chứ ít gì."
Những ngày tháng qua, mình cảm thấy bản thân thật sự kiên cường và may mắn. Mình đã gặp được rất nhiều người tốt, những người phụ nữ độc lập và tự chủ, tiếp xúc với những người mà mình nghĩ mình của ngày xưa không bao giờ có thể ứng phó được. Mỗi khi cảm thấy giãn được thì sẽ cố thêm một chút, khi mệt thì ngủ.
Có một người khiến mình luôn cảm thấy "When I'm with you, I'm in utopia", khiến mình tin vào đức tin của cô ấy, nói với mình rằng "dù gì điểm cao cũng là con số thôi, giá trị của t ko phụ thuộc vào nó và ko bao giờ là nó cả", biến những nỗi đau của mình thành sự lạc quan cay đắng nhưng không đau.
Có một người với cách quan tâm kì lạ, bỏ rơi mình nhưng chưa bao giờ bỏ mặc mình khi mình cần giúp đỡ. Một người không hoàn hảo với vai trò một người mẹ, nhưng đã từng hoàn hảo trong vai trò một người con. Người đó dạy mình về sự độc lập và cho mình quyền tự do, những thứ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của mình bây giờ.
Như chị Thư - host của Amateur Psychology - dẫn: "Bên cạnh những incel này thì rất nhiều phụ nữ chúng ta cũng vô thức nhiễm phải tư tưởng ghét phụ nữ mà thậm chí chúng ta còn không nhận thức được như bạn mình ở trên. Đó là bởi chúng ta lớn lên trong một môi trường nuôi dạy, xã hội hoá và nội tâm hoá những giá trị kép của phân biệt giới trong chúng ta." Nhưng từ khi gặp Phương, mình hoàn toàn không còn thói ghét phụ nữ nữa. Phương cũng từng nói rằng:
Tumblr media
Có lẽ tuỳ từng hoàn cảnh, con người sẽ có những suy nghĩ khác nhau. Mình cũng không bao giờ muốn đặt một người bất kỳ nào khác vào một hoàn cảnh khó xử, bắt họ phải thay đổi vì mình bởi mình cũng hiểu được sự khó khăn khi buộc phải thay đổi đó. Đôi khi, mình cảm thấy rất may mắn vì gặp được những người như Phương: là chính bản thân họ và chấp nhận sự khác biệt của người khác. Phương có lần so sánh key study chị Huyền với background nhà mình rồi kết luận:
Tumblr media
Ừ thì cũng đúng thôi. Cô gái hiền lành ngồi bật nhạc rock, heavy metal, visualize, thánh ca,... đến 2h đêm cho mình, giục mình đi đánh răng rồi tắm gội đến 5h sáng. Bị giật mất điện thoại còn đòi mua cục gạch có thể chuyển khoản được,... chắc chỉ có ở Phương chứ đố tìm được ai giống Phương thứ hai.
Giống như post này. Mục đích ban đầu của mình vốn là để viết về bạn mình, nhưng sợ mở đầu cụt lủn nên mình đã thêm ngẫu nhiên gì đó không ăn nhập lắm. Thôi thì post sau sẽ rút kinh nghiệm vậy.
Mình chỉ mong ai trong chúng ta cũng gặp được một người khiến bạn có thể là chính bạn khi ở bên người đó, sẽ muốn trưởng thành hơn để bảo vệ người bạn của mình.
4 notes · View notes
tramthienthu · 8 days
Video
youtube
† THÁNH KINH CA – lời: Phúc Âm, nhạc: Trầm Thiên Thu
0 notes
thptngothinham · 16 days
Text
Bài thơ Huế tháng tám của Tố Hữu chính là bức tranh khởi nghĩa chân thực nhất, ghi chép lại lịch sử đấu tranh của dân tộc bằng thơ.     Huế tháng tám được in trên tạp chí Ánh Sáng (cơ quan tuyên truyền cổ động của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Huế, tức là của Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương Huế) xuất bản ở Huế, số kép 12-13 ra ngày 19-8-1946, số đặc biệt của tạp chí này kỷ niệm một năm ngày Cách mạng tháng Tám. Bài thơ Huế tháng tám - Tố Hữu Bấy giờ bài thơ không phải có tựa là Huế tháng tám mà được ghi nhan đề: 23-8-1945, nội dung như sau: 23-8-1945 Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác, Những mắt huyền ngơ ngác hỏi thầm nhau Chân nôn nao như khách đợi mong tàu Bước dò bước, không biết sau hay trước. Tim hồi hộp, vì sao? Ai hẹn ước Ai đang về? Dáng đó thấp hay cao? Mắt đỏ lòe, như lửa hay như sao? Người hay bóng? Ngoài vào hay trong tới? Giáng từ trên hay là vươn từ dưới? Huế ngây thơ, lo lắng, những tâm linh Khát khao hoài. Trinh nữ ấy đang rình Sau cửa hé, người yêu chưa biết mặt… Trên Hương giang, hoang mang đò lạnh ngắt Tiếng đàn im, ca kỹ nép phương nào? Trăng thì thầm chi với sóng xôn xao? Đức Kim Thượng đêm nay trong ngọc điện Ngự lên lầu, trông lên cao: xao xuyến Muôn vì sao… lạnh lẽo thấm hoàng bào Người rùng mình tưởng đứng đỉnh cù lao Nỗi cô độc giữa gió triều biển động. Đôi gốc đại nghiêng nghiêng tàn lay bóng Sầu thâm cung vờ vật dưới sân chầu Người đứng đây, trăm họ đang về đâu? Đỉnh thần đó, rầu rầu thân đá trắng Quá khứ nặng đè xuống đầu cúi lặng… Cánh tay nào cất nổi gánh giang sơn? Lòng muôn dân rần rật lửa căm hờn Máu giải phóng đã lôi lòng nhân loại! Nên Kim thượng đêm nay vui… chiến bại Để toàn dân chiến thắng giữ ngôi son Người phải lui cho Dân tiến, Nước còn Thôi thôi vậy. Tiên vương ôi, nghiệp đế! Người đã quyết "không làm vua nô lệ" Xuống làm dân nước độc lập hoàn toàn… Và rạng ngày, chiếu xuống khắp dân gian: "Trẫm hy sinh cả ngai vàng, bệ ngọc". Chừ đây Huế, Huế ơi! Ha ha! cười mà khóc Ta say rồi, ha ha, khóc mà cười! Nước mắt ta trào húp mí, tràn môi Cổ ta ré trăm trận cười, rợn óc. Ta ôm nhau, đấm nhau quay lăn lóc Hả hê chưa! Ai dám bịt mồm ta? Ta hét huyên thiên, ta chạy khắp nhà Ai dám cấm ta điên, điên thần thánh? Ngực lép bốn ngàn năm, trưa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi Ha! Nó hót cái gì vui nghe ngộ quá! Thôi cơm làm chi, cho ta chum nước lã, Khát khát ghê, uống nứt cả buồng gan. Nóng chết người! da thịt ta khô ran Xé toạc áo, đánh trần phi giữa phố. Gió gió ơi! hãy làm giông làm tố Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi! Vàng vàng bay đẹp quá, sao sao ơi! Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác. Ôi thiên đường! Tai mê man lắng nhạc Từ muôn phương nghe gót nện rầm rầm Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm! Tố Hữu Câu hỏi đọc hiểu Huế tháng tám (Tố Hữu) có thể ra: 1. Thể thơ của bài thơ là? Trả lời: Thể thơ: Tự do 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dung trong: "Ngực lép bốn ngàn năm, trưa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời" Trả lời: Nói quá. Tác dụng: phóng đại mức độ, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 3. Nội dung chính của từng đoạn thơ: Đoạn mở đầu: "Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác, ... Sau cửa hé, người yêu chưa biết mặt…" chính là cảm nhận về cái không khí đợi chờ thời cơ khởi nghĩa ở Huế. Đoạn tiếp theo: "Trên Hương giang, hoang mang đò lạnh ngắt ... "Trẫm hy sinh cả ngai vàng, bệ ngọc"" chính là cảm nhận và tâm trạng của Tố Hữu nói riêng cũng như người con xứ Huế nói chung trước thời điểm Khởi nghĩa. Đoạn cuối:  "Niềm vui vỡ òa qua từng câu thơ là biểu hiện tột đỉnh của khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc; niềm vui của một dân tộc được cởi trói ách nô lệ gần 100 năm. Chàng thanh niên Tố Hữu ngày ấy vừa tròn 25 tuổi chứng kiến quá nhiều nỗi thống khổ của đồng bào, của xã hội “đầy rẫy những bất công và buồn thảm” đã dâng tất cả nhịp đập của con tim “rào rạt máu” cho cách mạng và cho ngòi bút trong thời khắc lịch sử vĩ đại của dân tộc." (Nguyễn Thị Thúy Hồng).
Trên đây là một số nội dung mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn gửi tới các em về bài thơ Huế tháng Tám của Tố Hữu, đừng quên còn rất nhiều tài liệu ôn luyện môn Ngữ văn lớp 12 đang đợi các em khám phá nhé!
0 notes
son-ht · 4 months
Text
The unbearable lightness of being
-----
Bảy năm trước, ngẫu nhiên một ca bệnh thần kinh khá phức tạp phát hiện tại bệnh viện thị xã nơi Tereza cư ngụ. Họ cầu cứu lên bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Tomas làm việc trên Praha. Ngẫu nhiên ông bác sĩ trưởng bị đau thần kinh tọa và vì không đi lại được, ông nhờ Tomas đi thế. Thị xã có hai, ba khách sạn, nhưng Tomas ngẫu nhiên chọn nơi Tereza làm việc. Ngẫu nhiên anh có chút thì giờ dư trước giờ xe lửa khởi hành và anh xuống tiệm ăn trong khách sạn ngồi nghỉ ngơi. Ngẫu nhiên hôm đó Tereza đi làm, và ngẫu nhiên cô phục vụ ngay bàn Tomas. Tất cả có sáu chuyện ngẫu nhiên đẩy Tomas vào Tereza như thể anh không có khả năng tự mình tìm đến cô.
---
Tomas cảm thấy bất ổn với ý tưởng cuộc gặp gỡ giữa anh và Tereza chỉ là kết quả của sáu chuyện ngẫu nhiên.
Nhưng phải chăng một biến cố càng có nhiều chuyện ngẫu nhiên xảy ra thì nó càng trọng đại, càng đáng nói bấy nhiêu?
Sự tình cờ và chỉ sự tình cờ mới gửi thông điệp đến chúng ta. Bất cứ việc gì xảy ra do nhu cầu cần kíp, được trông chờ và tái diễn ngày này qua ngày nọ, có khác chi món vật ù lì, câm nín. Chỉ có sự tình cờ mới có thể nói chuyện được với chúng ta. Tomas xuất hiện trước mặt Tereza trong tiệm ăn khách sạn là một biểu hiện của tình cờ tuyệt đối. Anh ngồi đó, mải miết đọc quyển sách, bất chợt ngẩng đầu lên và thấy cô đang bước đến, anh khẽ mỉm cười nói: "Cô làm ơn cho ly cognac."
Ngay sau đó, ngẫu nhiên máy hát trong tiệm ăn đang phát ra âm nhạc. Lúc bước vào sau quầy rượu rót ly cognac, Tereza vặn nút cho tiếng nhạc lớn hơn một chút. Cô nhận ra đó là khúc nhạc của Beethoven. Cô bắt đầu biết nghe và thưởng thức nhạc Beethoven từ hôm thị xã nơi cô ở đón tiếp ban nhạc bốn đàn dây từ Praha xuống trình diễn. Tereza (người như chúng ta biết, luôn luôn khao khát muốn vươn tới "cái gì cao hơn") bỏ thì giờ đến nghe buổi trình tấu. Thính đường trống trơn, không ma nào thèm đến nghe ngoại trừ cặp vợ chồng người dược sĩ có tiệm bán thuốc dưới phố. Mặc dù khán giả chỉ vỏn vẹn có ba người nhưng ban nhạc rất tử tế, họ đã không hủy buổi trình diễn. Họ tấu cho ba người nghe trọn vẹn ba tứ cầm khúc cuối của Beethoven.
Sau đó, vợ chồng người dược sĩ có nhã ý mời bốn người trong ban nhạc đi dùng cơm tối và họ mời luôn cô gái khán giả. Từ bữa đó trở đi, Beethoven trở thành hình tượng của thế giới ở "nửa bên kia", nơi cô luôn vọng tưởng tới. Đi vòng qua quầy rượu với ly cognac của Tomas trên tay, cô cố tìm hiểu thông điệp của sự tình cờ: Làm cách nào có chuyện tiếng nhạc Beethoven trổi lên ngay lúc cô rót rượu cho người lạ mặt mà cô thấy dễ mến đó?
Sự tình cờ mới có công thức ảo diệu như vậy, chứ không phải sự cần thiết. Để tình yêu trở nên bất tử thì bao nhiêu tình cờ hãy lập tức bắt đầu phấp phới bay xuống như đàn chim đậu lên bờ vai thánh Francis Assisi cả đi.
---
Anh gọi cô đến tính tiền ly cognac. Anh đóng quyển sách lại và cô chợt nảy ra ý nghĩ muốn hỏi anh đang đọc quyển sách gì.
"Cô tính tiền ly rượu vào tiền phòng được chứ?" Anh hỏi cô.
"Dạ được. Ông ở phòng số mấy?"
Anh đưa chìa khóa phòng khách sạn cho cô xem. Chiếc chìa khóa đeo lủng lẳng vào miếng gỗ nhỏ có con số sáu màu đỏ sẫm.
"Lạ nhỉ? Con số sáu." Cô buột miệng.
"Cái gì lạ?" Anh hỏi cô.
Cô chợt nhớ căn nhà cô chung sống với cha mẹ ở Praha trước khi hai người xa nhau. Căn nhà số sáu. Nhưng cô không nói với anh điều này (chúng ta có thể cho đó là mánh khóe của cô): "Ông ở phòng số sáu còn tôi tan việc lúc sáu giờ."
"Chuyến xe lửa tôi khởi hành lúc bảy giờ". Người lạ mặt nói.
Cô không biết nói gì thêm đành đưa tờ biên nhận cho anh kí rồi mang ra quầy tính tiền. Lúc cô làm xong việc người lạ mặt không còn ngồi chỗ cũ nữa. Liệu anh có hiểu ra thông điệp kín đáo của cô không nhỉ? Cô rời khách sạn lòng rộn ràng bồn chồn khó tả.
Đối diện khách sạn là một công viên trơ trụi, xác xơ. Ở chốn tỉnh lẻ xấu xí, tồi tàn này chỉ có chừng đó thôi, nhưng với Tereza, cái công viên nhỏ bé, khiêm nhường đó là hòn đảo xinh đẹp: Nó có vườn cỏ, bốn cây bạch dương, ghế ngồi, một cây liễu, và vài bụi hoa đầu xuân.
Người khách lạ ngồi trên chiếc ghế dài màu vàng mắt nhìn lơ đãng vào cửa ra vào khách sạn. Cũng chiếc ghế đó mới ngày hôm qua cô ngồi với quyển sách trên đùi! Chính lúc đó cô nhận ra (đàn chim của sự tình cờ đã bắt đầu đáp xuống vai cô) người khách lạ này là định mệnh đời cô. Anh gọi cô lại, mời cô ngồi xuống bên cạnh (đoàn thủy thủ tâm hồn cô đang túa chạy lên boong tàu thân thể.) Sau đó một lúc, cô đưa anh ra trạm ga, và trước khi từ giã anh đưa cho cô tấm danh thiếp kèm số điện thoại như một cử chỉ chia tay: "Khi nào cô có dịp ghé thăm Praha…"
---
Tấm danh thiếp anh đưa cô vào giây phút chót không mang ý nghĩa gì cả. Chính tiếng gọi của những tình cờ run rủi (quyển sách, Beethoven, con số sáu, chiếc ghế công viên màu vàng) đã cho cô can đảm bỏ nhà ra đi để thay đổi định mệnh đời mình. Có thể lắm chứ! Rất có thể chỉ cần vài chuyện tình cờ như thế đã đủ thổi bùng lên tình yêu trong cô và nó còn tiếp tục cung cấp cho cô nguồn năng lượng để cô say sưa cho đến lúc cuối đời.
Đời sống thường nhật của chúng ta dồn dập không biết bao nhiêu chuyện tình cờ run rủi, hay nói đúng hơn, không biết bao nhiêu lần gặp gỡ bất ngờ mà chúng ta gọi là tao ngộ. Tao ngộ là hai biến cố xảy ra cùng một lúc mà không hề được tính toán, dự trù trước. Chúng gặp nhau: Tomas xuất hiện trong tiệm ăn khách sạn cùng lúc máy hát trổi lên khúc nhạc Beethoven. Đa số những chuyện ngẫu nhiên như vậy chúng ta chẳng bao giờ bận tâm để ý. Giả sử thay vì Tomas, ngồi nơi bàn là gã bán thịt ngoài chợ có lẽ Tereza đã không bận tâm lắng nghe máy hát lúc đó đang trổi điệu nhạc gì (mặc dù sự gặp gỡ giữa Beethoven và gã bán thịt cũng là điều ngẫu nhiên khá lí thú.)
Nhưng tình yêu đang nhen nhúm trong tim cô kích thích khiếu thẩm mỹ ở cô, khuếch đại lên ý niệm về cái đẹp, và cô không bao giờ quên tiếng nhạc đó. Bất cứ lúc nào nghe lại tiếng nhạc, cô đều bị rung động. Tiếng nhạc tạo thành vùng hào quang rực rỡ bao phủ mọi cảnh vật chung quanh cô lúc đó.
Trong đoạn đầu tiểu thuyết Tereza ôm trong tay hôm cô lên Praha tìm Tomas, Anna gặp Vronsky trong trạng huống rất ly kỳ: Họ gặp nhau tại trạm xe lửa giữa lúc có người bị xe lửa cán chết. Ở đoạn cuối, Anna nhảy vào xe lửa tự tử. Cấu trúc đối xứng này – cùng một mô-típ xuất hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối – với bạn nghe có vẻ "tiểu thuyết" quá phải không, và tôi sẵn sàng đồng ý với bạn, nhưng với điều kiện bạn đừng để những ý niệm như "hư cấu", "sắp đặt", "không có thật ngoài đời" đi vào chữ "tiểu thuyết". Bởi, đời sống con người được cấu thành do chính những đường lối, cách thức như vậy.
Nó được cấu thành như người ta sáng tác âm nhạc. Được dẫn dắt bởi khiếu thẩm mỹ, một con người biến đổi sự kiện ngẫu nhiên (nhạc Beethoven, cái chết dưới gầm toa xe lửa) thành một mô-típ, và rồi cái mô-típ đó chiếm hữu chỗ đứng thường trực trong đời sống cá nhân ấy. Anna hẳn có thể chọn cho mình cái chết khác. Nhưng, mô-típ cái chết và trạm ga xe lửa, cái mô-típ không thể nào quên gắn liền với sự ra đời của tình yêu, đã mê hoặc Anna trong những giây phút tuyệt vọng với nét đẹp thâm trầm của nó.
Con người, một cách vô thức, luôn cấu tạo đời sống theo quy luật thẩm mỹ ngay cả vào những lúc khốn cùng, tuyệt vọng nhất.
Bởi thế, thật sai lầm nếu chúng ta chê bai một cuốn quyển tiểu thuyết chỉ vì nó bị mê hoặc bởi những cuộc gặp gỡ kỳ bí của bao sự ngẫu nhiên (như gặp gỡ của Anna, Vronsky, trạm ga, và cái chết, hay gặp gỡ của Beethoven, Tomas, Tereza, và ly cognac), song có lẽ chúng ta đúng khi chê trách con người mù quáng không thấy những biến cố ngẫu nhiên ấy trong đời sống thường nhật. Bởi như thế, con người vô tình đánh mất một chiều kích vô cùng đẹp đẽ của cuộc sống.
- trích "Đời nhẹ khôn kham", Milan Kundera (Còn tiếp...)
0 notes
wingedmilkshakewolf · 4 months
Text
Nhóm nhạc Europe dậy sóng với “Ca khúc ngoài hành tinh” - Đài Truyền hình TP.HCM
0 notes
buddhistbooks · 5 months
Text
Tumblr media
Bậc trí tuệ thì tâm thiện - Bậc nhân đức thì tĩnh lặng.
Có một đoạn thời gian, Khổng Tử cùng các học trò của mình bị vây khốn, gặp phải nguy nan, còn bị cạn lương thực. Lúc ấy, các học trò đều mang vẻ mặt rất rầu rĩ, thất vọng, nhưng Khổng Tử vẫn giữ được tâm thái bình tĩnh, không một chút hoang mang lo sợ mà ca hát, soạn nhạc. Ông nói: “Người quân tử yêu thích âm nhạc chính là vì ở trong âm nhạc mà bình tĩnh tâm tính, hồi tưởng lại chuyện lúc xưa, tự hướng lại bản thân mà kiểm điểm chính mình, xóa bỏ đi tính khí kiêu ngạo.”
Lão Tử giảng “Thượng thiện nhược thủy”, thiện cao nhất là giống như nước. Khổng Tử lại giảng: “Tri giả nhạc thủy, nhân giả nhạc sơn”, người trí tuệ thích nước, người nhân từ thích núi. Bậc trí tuệ thì tâm thiện, đem lại lợi ích cho muôn vật mà không tranh không giành. Bậc nhân đức thì tĩnh lặng, nguy nga, không dục vọng giống như núi cao muôn trượng sừng sững ngàn năm. Cho nên người trí tuệ sống được an tĩnh, người nhân đức sống được lâu dài.
Thành công khiến con người vui sướng tựa như sự mãnh liệt của hải triều. Nhưng hải triều lên rồi cũng tự nhiên xuống, cuộc sống thành bại đan xen, được mất vô cùng, tâm người nếu vui buồn theo hải triều thì sẽ mệt mỏi không nguôi. Cho nên, tâm tĩnh như nước mới là cảnh giới tinh thần cao thượng trong cuộc đời.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, quân Thục bị thất thủ ở Nhai Đình, Gia Cát Lượng lại nghe được tin Tư Mã Ý dẫn theo mười lăm vạn đại quân tấn công Tây Thành. Trong tay Gia Cát Lượng lúc ấy chỉ có vẻn vẹn 2.500 quân lính giữ thành, nhưng tâm ông không hoảng loạn, mà bình tĩnh cho mở cửa thành, dẫn hai tiểu đồng cầm đàn, ở trên lan can trong thành ngồi gảy.
Tư Mã Ý dẫn quân kéo đến Tây Thành, thấy tình cảnh như vậy lấy làm lạ, đăm chiêu nghe Gia Cát Lượng gảy đàn một lúc, rồi hạ lệnh cho quân nhanh chóng tháo lui. Đó là bởi vì thông qua âm nhạc, Tư Mã Ý có thể cảm giác được tinh thần của Gia Cát Lượng. Tiếng đàn “bình tĩnh bất loạn” của Gia Cát Lượng đã hù dọa được Tư Mã Ý thoái lui, có thể gọi là “núi Thái Sơn sụp đổ ngay trước mắt mà sắc mặt không thay đổi, con nai có nhảy múa bên cạnh thì mắt vẫn không liếc”.
Mặc dù đây là tiểu thuyết lịch sử, nhưng cũng nói lên được tâm cảnh cao thượng khi đứng trước sinh tử. Khí độ siêu phàm như vậy, một người bình thường tất nhiên không thể làm được.
Người đạt đến cảnh giới tĩnh tâm như nước thì gặp chuyện không hoảng hốt, lâm nguy không sợ hãi, lấy mỉm cười để đối đãi với lời phỉ báng, lấy từ bi đối đãi với phản bội, gặp biến cố có thể thong dong. Tâm bình khí hòa, tâm tính ổn định mới có thể không vì được mà vui, không vì mất mà buồn, vô cớ bị nhục mạ mà không phẫn nộ, đứng trước gian nguy mà không sợ hãi. Khi đối mặt với những lên xuống, những mừng vui và bi thương của cuộc đời thì có thể thản nhiên ứng đối bằng chính nghĩa và sự công minh.
Một người có thể tu dưỡng đến mức “tâm tĩnh như nước” thì cảnh giới nội tâm của họ đã phi thường thuần tịnh, nhân phẩm cũng trở nên thần thánh và cao thượng. Khi tâm của một người như mặt hồ phẳng lặng, thì năng lượng từ bi của họ sẽ bao phủ lên vạn sự vạn vật xung quanh, thế giới tinh thần của người ấy cũng sẽ nở ra những đóa hoa sen tinh khiết và rực rỡ.
(Theo Vision Times)
0 notes
levantu · 8 months
Text
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN CỦA TS LÊ VĂN TƯ: NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS 
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN CỦA TS LÊ VĂN TƯ: NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS 
Tác giả Victor Hugo
VỀ TÁC GIẢ
Victor Hugo (26/02/1802 - 22/05/1885)) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp.
Cha của Hugo là một sĩ quan cấp tướng  trong quân đội của Napoleon.
Victor Hugo cũng đồng thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.  Ông chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Pháp.
 Các tác phẩm thể hiện đa tài của ông  về nhiều thể loại và  nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1931) hay Les Contemplations (1856), ông  chống lại Napoléon III bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende des siècles (1859 và 1877).
Sự nổi tiếng  hai tác phẩm  “Nhà thờ Đức Bà Paris” và  “Những người khốn khổ” của Victor Hugo trở thành tác giả hàng đầu  ở Pháp và quốc tế.
Về kịch, ông đã trình làng tác phẩm lãng mạn của vở Cromwell (1827) và  hai vở kịch nổi tiếng Hernani (1830) và Ruy Blas (1838).  Khi qua đời, Victor Hugo được nhà nước cử lễ quốc tang và thi hài ông được đưa vào điện Pathéon.
BỐI CẢNH QUYỂN SÁCH
Nhà thờ Đức Bà Paris ( Notre-Dame de Paris, 1831) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, sách được dịch ra 57 ngôn ngữ.
Nhà thờ Đức Bà Paris là tác phẩm ra đời khi Victor Hugo đã nhiều lần đến Nhà thờ Đức Bà Paris  để ngắm kiến trúc cổ  nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Cuốn truyện  đã được hoàn thành vào năm 1828 và trở thành một thiên anh hùng ca bằng văn xuôi.
Bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, kết thúc là những vụ chết không kém rùng rợn, bằng ngòi bút miêu tả, thật rực rỡ, kỳ thú, các tình tiết xếp đặt khéo léo, mang kịch tính và hình ảnh tô đậm, phóng đại, lẫn lộn thực hư, Nhà thờ Đức Bà Paris đã phục hồi lại không khí xa xưa một thời trung cổ đen tối. Những thói tục kỳ quặc, luật lệ man rợ, như hội hè ngày lễ thánh, nghi thức phong kiến và sinh hoạt dân gian theo tập quán phóng túng đôi lúc quá trớn, rồi hình thức trí tuệ, lại gây rung cảm tâm hồn.
Cảm hứng bi quan và nhiều cung bậc cảm xúc của Victor Hugo đã đem đến cho tác phẩm tầm vóc lớn lao đầy hoang dại. Tác phẩm xuất bản được chia làm 11 quyển.
THÀNH TÍCH QUYỂN SÁCH
Thành công vang dội, vượt thời gian của quyển sách Nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng, chuyển thành nhiều thể loại:
-Nhiều tên phim nổi tiếng khác nhau vào các năm1905, 1911,1917,1923,1939,1956, 1996,1997
-Truyền hình: các tác phẩm truyền hình nổi bật ra đời những năm 1966,1977, 1982,1986
-Các tác phẩm tạo tiếng vang lớn trên sân khấu, âm nhạc, nhạc kịch, múa ba lê, phát thanh trên đài BBC,…
NỘI DUNG
Bối cảnh lịch sử là ngày 06/01/1482, ngày lễ hội của những người điên diễn ra ở Paris. Trong đại sảnh của pháp đình, công chúng đang xem một vở thánh kịch của Pierre Gringoire (một thi sĩ nghèo). Cô gái Bohémiens xinh đẹp, Esméralda thì làm nghề múa rong ngoài phố trên quảng trường trước nhà thờ Đức bà. Hành động múa hát này đã bị gặp phải sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude Frollo vốn được xem là một người đạo hạnh, uyên bác. Nhưng bản thân ông lại là một người rất cô đơn, xanh xao, u uất vì nếp sống tu hành và ông lại yêu Esméralda.
Câu chuyện kể về người đánh chuông cho nhà thờ tên Quasimodo. Người ta gọi nó là thằngh gù, nó kéo chuông nhà thờ Đức bà, kẻ dị hình, dị dạng, vừa mù, vừa chột, vừa thọt sống hoang dại, trơ lì, tưởng như trái tim là “sắt đá”, không còn điều gì có thể làm trái tim ấy “rung động”. Vậy mà thằng gù đó biết yêu, một tình yêu si mê đến cuồng dại. Hắn yêu nàng Esméralda, trong khi nàng lại sợ cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng đã đem lòng yêu một  người khác.
Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở khanh ăn chơi đàng điếm, đã có hôn thê là một tiểu thư quý tộc.
Esméralda đã nhận lời hẹn hò của y tại một căn nhà trọ ở vùng ngoại ô. Phó giám mục yêu Esméralda điên dại nên đã theo dõi rình mò đôi tình nhân và y đã không kìm chế được nỗi ghen tuông đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy. Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo cướp ngục cứu Esméralda, đem cô vào trú ẩn  trong nhà thờ Đức Bà. Những người ăn mày đang nóng lòng chờ Esméralda, không thấy cô  đã xông vào nhà thờ để cứu cô nhưng Quasimodo kiên quyết bảo vệ. Phó giám mục Claude Frollo phát hiện ra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã đe dọa cô và ép buộc ưng hắn.  Quasimodo bảo vệ Esméralda  an toàn và nhưng trớ trêu là cô vẫn yêu Phoebus.
Phó giám mục dùng nhà thơ Gringoire lừa cô ra ngoài, một mặt hắn lại báo cho cảnh sát. Frollo đã đặt điều kiện buộc Esméralda phải đồng ý lấy mình,ngược lại ông sẽ giao cô cho pháp luật xử lý. Esméralda cự tuyệt nên Frollo đã giao cô cho một bà ẩn tu khùng điên, bà đã sống trong ngôi mộ lộ thiên từ khi đứa con gái của bà bị người Bohémien bắt cóc và để lại một đứa trẻ dị dạng (bà đã đem đứa trẻ dị dạng đó để trước sân nhà thờ Đức Bà, Frollo đã đem đứa trẻ về nuôi, đó là thằng gù Quasimodo). Vì thế người ẩn tu này rất ghét bọn Bohémien nên Frollo nghĩ rằng Esméralda sẽ bị bà hành hạ trả thù cho đến chết. Kỳ lạ là  hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ vật kỷ niệm (đôi giày của trẻ con mà Esméralda luôn mang bên người là do mẹ làm cho). Cuối cùng, cảnh sát đã tìm được  hai mẹ con. Người mẹ điên cuồng bảo vệ con gái, nhưng Esméralda vẫn bị bắt đi và bà đã ngất xỉu và tắt thở. Esméralda bị đem đi treo cổ . Quasimodo biết được tình tiết câu chuyện và khi chứng kiến  nụ cười lạnh lùng, ác độc của phó giám mục khi  Esméralda bị đưa ra hành quyết. Nó đã xô ngã  Frollo từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Thằng gù Quasimodo đã ôm xác Esméralda,  vào cùng chết chung trong ngôi mộ.
Câu chuyện xoay quanh chủ đề tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm.
Thằng gù  chấp nhận đánh đổi tất cả  để  sống hết lòng với tình yêu của mình. Và đó là  lựa chọn hành động của anh ta ngay từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. Nó đã dám giết phó giám mục Frollo, người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để mong muốn giải thoát cho nàng Esméralda, và cũng từ giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình.
Khi quyển sách kết thúc, cũng là lúc mọi mâu thuẫn, oan trái được giải thoát bằng những cái chết, tiếng khóc, buồn thảm, và những cơn gió lùa đến tan nát lòng người. Câu chuyện đã tác động mạnh mẽ với tất cả cung bậc cảm xúc đến người đọc, vượt thời gian của “Nhà thờ đức bà Paris”. Tình yêu vốn luôn tạo sự cuốn hút, bí ẩn,  có một hấp lực mạnh mẽ không thể cưỡng lại của loài người dù ở thời nào đi nữa, dù ở địa vị, hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Hy vọng “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS” sẽ giúp độc giả có những phút giây thư giản, sâu lắng, rung động, bức xúc  hiểu được sâu hơn về  tâm lý với nhiều góc độ các nhân vật và tình yêu của con người. Và bạn nên có 01 quyển  trong tủ sách của bạn.
(Tổng hợp nội dung và 02 bức ảnh sưu tầm)
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN CỦA TS LÊ VĂN TƯ: NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
Tác giả Victor Hugo
#ĐỌC_SÁCH_KINH_ĐIỂN#TS_LÊ_VĂN_TƯ#NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
#nhathoducbaparis#tacgiavictorhugo#docsachkinhdientslevantu
Tumblr media
1 note · View note
phuongdg · 9 months
Text
Hầu đồng là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của hầu đồng ở Việt Nam
Tumblr media
Hầu đồng là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc từ lâu đời. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu hết về hầu đồng là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của hầu đồng? Để tìm hiểu cụ thể hơn, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Văn hóa hầu đồng là gì?
Phong tục hầu đồng là gì và tại sao phải hầu đồng là hai trong số nhiều thắc mắc của mọi người khi tìm hiểu về phong tục này. 
Tumblr media
Hầu đồng là một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của dân tộc ta Theo trang Wikipedia Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong các hoạt động tín ngưỡng dân gian tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam. Theo Ban tôn giáo Chính phủ Hầu đồng là hoạt động tín ngưỡng có tính thiêng liêng rất cao. Dựa trên quan niệm và thực tế, bản chất của việc hầu đồng là các vị thánh thần nhập vào người hầu đồng để đưa ra những lời phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc... Lúc này, các ông/bà đồng sẽ chính là hiện thân của vị thần đã nhập vào họ. Cũng theo Ban Tôn giáo Chính phủ thì hầu đồng là nghi lễ trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ (Thiên, Địa, Thoải, phủ Thượng Ngàn hay còn được gọi là Nhạc Phủ). Đặc biệt, nghi lễ này thường mang những đặc trưng cũng như các sắc thái khác nhau và được thể hiện trong cách thờ các vị thánh trong đền.
Nguồn gốc của văn hóa hầu đồng là gì?
Phong tục hầu đồng được biết đến là một phần tín ngưỡng của thờ Mẫu có nguồn gốc xuất phát từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, biểu tượng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hầu đồng hướng tới cuộc sống và niềm tin thực tại với ước mong về sức khỏe, tài lộc sum vầy, an khang thịnh vượng và may mắn của con người.
Tumblr media
Hầu đồng có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ
Ý nghĩa của việc đi hầu đồng là gì?
Ngay nay, hầu đồng là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Hầu đồng không chỉ đơn thuần có ý nghĩa là biểu diễn mà nó còn là sự giao tiếp tinh tế với thần linh để chuyển hóa tâm mình.  Có rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận sau khi chuyển hóa tâm thì các bệnh tật về tâm lý dần được chữa khỏi, con người sống có đạo lý hơn, sống hạnh phúc hơn. Hầu đồng trong Đạo Mẫu cũng thể hiện sự tôn kính của mỗi con người với người “mẹ” thiên nhiên cai quản đất, trời, núi rừng và sông nước. Chính người mẹ thiên nhiên ấy đã sinh thành, nuôi nấng và che chở cho con người chúng ta. Do đó, lên đồng cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta phải biết trân quý và bảo vệ người mẹ thiên nhiên của mình. Chính bởi ý nghĩa cao đẹp đó mà Đạo Mẫu, với nghi thức hầu đồng đã được tổ chức UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào 1/12/2016.
Tumblr media
Hầu đồng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới Hầu đồng nhằm thể hiện ước muốn, mong cầu của con người cho quốc thái dân an. Hầu đồng cũng ca ngợi các vị thánh đã có công dựng nước và giữ nước. Điển hình phải kể đến là hầu Đức Thánh Trần, thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta. Có thể nói, hầu đồng là một bảo tàng sống lưu giữ những loại hình văn hóa dân gian cổ xưa như các điệu múa, nền nhã nhạc chầu văn. Giúp tăng cường thêm sự đoàn kết của dân tộc bằng sự quy tụ của rất nhiều con nhang đệ tử từ các tôn giáo khác.
Vậy văn hoá hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?
Văn hóa hầu đồng được coi là một tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời, là một nét văn hóa từ xưa của dân tộc ta nên nó không bị quy vào hình thức mê tín dị đoan hay vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều người lợi dụng việc hầu đồng nhằm trục lợi cá nhân, mê hoặc người khác, gây tác động xấu đến nhận thức và xứng đáng bị lên án, bài trừ. Ví dụ những hoạt động sau trá hình dưới vỏ bọc hầu đồng sẽ được coi là mê tín dị đoan:  Làm lễ cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng cách phù phép. Tổ chức xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, yểm bùa chú để hại người khác. Những hình thức mang tính mê tín dị đoan khác.
Tumblr media
Hầu đầu là một tín ngưỡng thờ cúng, không phải mê tín dị đoan
Giải đáp ý nghĩa một số thuật ngữ khác liên quan đến hầu đồng
36 giá hầu đồng là gì? Hầu đồng có tất cả 36 vở diễn xướng, tục được gọi là 36 giá đồng, mỗi giá sẽ nói về huyền tích của một vị thánh, làm các nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền,... Hát văn hầu đồng là gì? Hát văn hầu đồng còn được gọi là chầu văn, đây là loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc mang đậm truyền thống trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc ta.  Hát văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phụ trợ, kích thích sự thăng hoa, giao cảm giữa con nhang đệ tử và thế giới thần linh. Đây chính là mối quan hệ hữu cơ giữa một thể loại âm nhạc với một hình thức tín ngưỡng.
Tumblr media
Hát văn là hình thức không thể thiếu trong khi thực hiện nghi lễ hầu đồng Nghệ thuật âm nhạc dường như là một phương tiện không thể thiếu khi con người muốn thực hiện giao tiếp với thánh thần. Để tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu thì phải tìm hiểu về hát văn là điều hết sức cần thiết.  Ngược lại, khi tìm hiểu về hát văn hầu đồng chúng ta cũng cần tìm hiểu về thần tích, thần phả các vị thánh. Nghe những bản hát văn, ta rất dễ để nhận biết sự tích của các vị thánh cũng như những phong cảnh nơi mà các ngài giá ngự và hiển thánh. Do đó, không thể không có hát văn trong các nghi lễ hầu thánh. Múa hầu đồng là gì? Tùy vào từng giá hầu và mỗi Thánh khi nhập vào người mà họ sẽ múa kiếm, múa long đao, kích hoặc múa quạt, múa cờ, múa tay không… Các động tác múa dù khác nhau nhưng thường có ảnh hưởng từ làn điệu chèo và những vũ điệu dân gian. Thứ tự Thánh giáng từ cao xuống thấp lần lượt là: giá Thánh Mẫu, giá Quan lớn, giá Chầu bà rồi đến Cậu,... Có căn hầu đồng là gì? Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nào về những người có thể hầu đồng cũng như có câu trả lời chính xác cho câu hỏi những ai có thể hầu đồng nhưng đa số người hầu đồng sẽ có căn đồng hoặc do di truyền từ gia tộc hoặc do hệ thần kinh yếu.
Tumblr media
Chỉ khi đi hầu đồng thì người có căn mới khỏe khoắn, gặp may mắn Những người có hệ thần kinh yếu khi đi đền, phủ cũng thường sẽ bị “nhập” và người ta gọi đây là hiện tượng ốp đồng. Người ta gọi những người này là người cao số, số nặng,  hữu duyên với các bậc Thánh trong Tứ phủ. Thông thường, nếu người có căn mà chưa trình Thánh, khi ra đồng sẽ rất bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm ăn như hay ốm đau, bệnh tật mà uống thuốc, chạy chữa vẫn không khỏi, làm ăn thất bát liên tục. Chỉ khi đi hầu đồng, sức khoẻ của những người này mới khôi phục dần, công việc làm ăn mới được thông thuận. Đặc biệt, một khi đã đi hầu đồng, tuỳ vào lịch nhưng thường vào dịp tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ thì những  ông/ bà đồng sẽ tổ chức làm lễ lên đồng. Cậu, cô hầu đồng là gì? Người hầu đồng còn được gọi là thanh đồng, thanh đồng nam được gọi là cậu, nữ gọi là cô hoặc là bà đồng. Những người này thường có tính khí hơi khác người, rất nhạy cảm, đặc biệt là thanh đồng nam thường có đường nét và cử chỉ của nữ, thậm chí có phần ẻo lả.
Tumblr media
Thanh đồng nam thường có những đường nét, cử chỉ mềm mại Có thể bạn quan tâm: Văn hoá là gì? Bản chất và chức năng của văn hoá Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ? Bài viết trên đây, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc toàn bộ thông tin chi tiết về hầu đồng là gì và ý nghĩa của việc hầu đồng trong văn hóa dân gian. Hy vọng bạn đọc đã nắm được hầu đồng là gì và tránh được những hoạt động mê tín dị đoan trà trộn. Và đừng quên đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác trên muahangdambao.com nữa nhé! Read the full article
0 notes
truyenso · 10 months
Photo
Tumblr media
Đại Thú Tân Nương - Chương 1: Đại thú tân nương Trong thành Cô Tô đã rất lâu rồi không náo nhiệt như thế, nhà nhà đều giăng đèn kết hoa, ngay cả trên tường thành cũng treo một loạt đèn lồng đỏ chót, thanh thế to lớn như vậy, kinh động bách tính toàn thành cùng nhau chúc mừng, gần mười năm, chỉ có hai lần, một lần khi đương kim Thánh thượng đăng cơ, một lần chính là ngày hôm nay khi Lăng phủ đón dâu. Phô trương có thể sánh kịp Hoàng đế, Lăng phủ tự nhiên cũng không phải gia đình thường nhân. Dân gian vẫn truyền lưu một câu ca dao: “Phúc cơ tống mễ lương, thiên hàn tố y thường, an cơ hựu nhạc nghiệp, toàn lại Tô Lăng vương.”(1) Tô Lăng vương chính là Tô Châu Lăng gia. Lăng gia Tố Thượng từng ở chiến trường cứu lão Hoàng đế, lập vô số công lao hãn mã, sau khi khai quốc được ban thưởng thành Vương gia, tước vị Vương gia không phải người trong hoàng tộc nên chỉ có thể thừa kế ba đời, đến thế hệ của Lăng Viễn Kiếm vừa lúc là đời thứ ba, theo lý thì trưởng tử của hắn là Lăng Tử Hạo không thể kế thừa tước vị, nhưng Bạn đang đọc truyện Đại Thú Tân Nương. Đọc tiếp tại: https://truyenso.net/dai-thu-tan-nuong/2361134/chuong-1.html
0 notes
truyentop · 10 months
Photo
Tumblr media
Đại Thú Tân Nương - Chương 1: Đại thú tân nương Trong thành Cô Tô đã rất lâu rồi không náo nhiệt như thế, nhà nhà đều giăng đèn kết hoa, ngay cả trên tường thành cũng treo một loạt đèn lồng đỏ chót, thanh thế to lớn như vậy, kinh động bách tính toàn thành cùng nhau chúc mừng, gần mười năm, chỉ có hai lần, một lần khi đương kim Thánh thượng đăng cơ, một lần chính là ngày hôm nay khi Lăng phủ đón dâu. Phô trương có thể sánh kịp Hoàng đế, Lăng phủ tự nhiên cũng không phải gia đình thường nhân. Dân gian vẫn truyền lưu một câu ca dao: “Phúc cơ tống mễ lương, thiên hàn tố y thường, an cơ hựu nhạc nghiệp, toàn lại Tô Lăng vương.”(1) Tô Lăng vương chính là Tô Châu Lăng gia. Lăng gia Tố Thượng từng ở chiến trường cứu lão Hoàng đế, lập vô số công lao hãn mã, sau khi khai quốc được ban thưởng thành Vương gia, tước vị Vương gia không phải người trong hoàng tộc nên chỉ có thể thừa kế ba đời, đến thế hệ của Lăng Viễn Kiếm vừa lúc là đời thứ ba, theo lý thì trưởng tử của hắn là Lăng Tử Hạo không thể kế thừa tước vị, nhưng Bạn đang đọc truyện Đại Thú Tân Nương. Đọc tiếp tại: https://truyentop.net/dai-thu-tan-nuong/2361134/chuong-1.html
0 notes
phantranghy-blog · 10 months
Text
Bình Ca, chương khúc khát vọng hòa bình
Tumblr media
Bình Ca, chương khúc khát vọng hòa bình
      Trên trang phamduy.com, Phạm Duy viết: “… sau Bé ca và Nữ ca, tôi soạn Bình ca”. Cũng theo Phạm Duy, Bình ca là chương khúc ‘hoan ca’ (song of joy). Qua những lời ca vui tươi, theo tôi, chương khúc này thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
      Trước hết, khát vọng hòa bình thể hiện qua giấc mơ về hòa bình. Giấc mơ ấy có tiếng cười nói thay cho sự im lặng đáng sợ, thay cho những gương mặt giấu che. Giấc mơ ấy làm cho lòng người bao dung, thánh thiện: yêu ông láng giềng, nhìn ai cũng thấy quen, yêu cả người oán ghét. Giấc mơ ấy là giấc mơ tiên – giấc mơ quá đẹp:
          Dường như nghe đâu đây tiếng người
          Ngày hôm qua im tiếng im hơi
          Người xưa nay thường che mặt lại,
          Bỗng hôm nay không ai là không cười
          Dường như tôi yêu ông láng giềng
          Người xa xôi ai cũng như quen
          Còn yêu thêm cả người oán ghét
          Giấc chiêm bao là giấc mơ tiên
          Là giấc mơ tiên! Là giấc mơ tiên!
                  (Dường Như Là Hòa Bình – Bình ca 03)
      “Là giấc mơ tiên”! Giấc mơ của bao người mơ sống yên bình. Giấc mơ ấy còn là giấc mơ hiền của mùa Xuân, của đất trời trong lòng người. Hòa bình qua mùa Xuân bắt đầu từ chuyện trăm năm của truyền thuyết năm mươi con xuống biển, năm mươi con lên non, cùng chung chuyện sống chết:
          Xuân huy chan hòa trên khắp quê hương
          Nắng chói gia đình huyền bí trăm con
          Năm mươi người xuống
          Năm mươi người lên
          Đến lúc gặp chỗ hàn huyên
          Xuân phong đem về tin tức vui chung
          Gió mát cho lòng rộng rãi thong dong
          Chung nhau cuộc sống
          Chung nhau cuộc chết
          Và quyết định cưới Xuân liền!
          À ạ ơi! À ạ ơi!…
                  (Xuân Hiền – Bình ca 05)
      Giấc mơ về hòa bình, ai không muốn. Giấc mơ ấy vĩ đại biết chừng nào! Hòa bình quá thiêng liêng! Hòa bình cũng bình dị, có nghĩa là tiếng súng không còn, chiến tranh không còn, khi ấy vợ chồng mừng vui trong nước mắt, cha mẹ gặp con trong nỗi chờ mong, anh em, đồng bào không còn là kẻ thù của nhau, và mọi người nắm tay đồng lòng xây đắp tương lai:
          Ngày chấm dứt chiến tranh, vợ gặp chồng
           Ngừng tiếng súng khiến cha mẹ gặp con
          Anh em ta không coi nhau là thù
          Tay trong tay tương lai ta trùng tu
          Này hỡi, hỡi Hòa Bình!
          Này hỡi, hỡi Hòa Bình!
                  (Ngày Sẽ Tới – Bình ca 10)
      Giấc mơ hòa bình mãi là giấc mộng đẹp của bao người. Người yêu nhạc một thời mơ hòa bình, yêu câu hát: “Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắt/ Nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình/ Lệ nhạt nhòa đôi mắt long lanh/ Nghe tin con vẫn còn ngày xanh” (Hoa Cài Mái Tóc, Thông Đạt). Vui biết chừng nào khi Mẹ nghe tin con còn sống để cùng chờ đón hòa bình. Còn Phạm Duy có cách nhìn riêng là con sẽ ru Mẹ trong ước mơ, mộng đẹp hòa bình. Bởi Mẹ nào ngủ được bởi đạn bom. Giấc ngủ Mẹ muộn màng bởi lúc nào Mẹ cũng cầu nguyện cho con yên bình, bởi mắt Mẹ luôn ngóng chờ con về trong vòng tay của Mẹ. Còn khi hòa bình đến, con ru Mẹ trong giấc ngủ thanh bình để bù lại những gì Mẹ đã dành cho con. Con ru Mẹ, chia giấc mộng ngày xanh của con thành mộng lành, mộng ngoan cho Mẹ:
          Mẹ năm mươi tuổi thiếu mơ
          Con hai mươi tuổi nằm chờ mộng xanh
          Từ nay giấc ngủ thanh bình
          Con chia cho mẹ mộng lành, mộng ngoan
          ……………………………………………
          Mẹ ơi! Giấc ngủ muộn màng
          Con xin ru mẹ một ngàn lời ru.
          Ù ơ tiếng hát Nguyễn Du
          Vần thơ sáu tám hát cho hòa bình
                  (Ru Mẹ – Bình ca 06)
      Chiến tranh rồi sẽ qua. Những ác mộng sẽ qua để chỉ còn địa đàng nơi chốn yên bình. Những đau thương, tức tối, giận hờn, oán ghét trở thành quá khứ. Bỏ lại bên đời buồn phiền, hối tiếc, ăn năn. Chỉ còn người yêu người qua da thơm ngọt, qua môi ngon lành giấc mộng tình yêu:
          Nào người yêu giã từ ác mộng
          Ta đưa nhau tới cõi địa đàng
          Một vườn thiêng thơm mùi da ngọt
          Môi ngon hơn những trái đào tiên
          Nào người yêu giã từ dĩ vãng
          Thôi đau thương, tức tối, giận hờn
          Nào người yêu giã từ oán ghét
          Thôi ăn năn, hối tiếc, buồn phiền
                  (Giã Từ Ác Mộng/ Địa Đàng Tìm Thấy – Bình ca 08)
      Mộng dữ không còn. Địa đàng hiện hữu. Và chỉ thấy người hân hoan trong cảnh hòa bình, cất tiếng ca ngợi hòa bình, có khác chi con chim gầy, ốm yếu bao sáng mai vắng tiếng cười vui, bỗng cất tiếng líu lo, líu lo vì hòa bình về trên quê hương:
          Này em con chim lười
          Nhiều năm chim đau phổi
          Buổi sáng vắng tiếng chim cười vui
          Này em con chim gầy
          Chiều bay chim đứng dậy
          Và nó hát líu lo thật dài
          Cũng vì hòa bình đã về đây
          Cũng vì hòa bình đã về đây.
                  (Bình ca 01)
      Khát vọng hòa bình còn đặt vào niềm tin. Niềm tin ấy là Đức Tin. Đức Tin chỉ có được khi mỗi con người tin tưởng nhau, thương yêu nhau, phải thật sự là con người của hòa bình. Tâm có bình, thì vật mới bình bởi “Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình” (Dalai Lama). Chỉ có thái hòa khi có  lời chào bình yên:
          Tôi chào đất nước tôi nay thái bình
          Tôi cúi lưng xin chào anh
          Tôi đứng lên, tôi chào em
          Tôi vói lên cao, chào Đức Tin
          Tôi chào sáng sớm, ban trưa, xế chiều
          Đêm về vẫn cứ chưa thôi cúi chào
          Tôi thấy trong tôi mừng reo
          Tôi thấy chung quanh chào nhau
          Tôi cũng không quên chào đứa tôi đâu
          Lời… lời chào bình yên!
          Lời… lời chào bình yên!
                  (Lời Chào Bình Yên – Bình ca 07)
      Đức Tin ấy còn là Chúa, là Phật. Không như Trịnh Công Sơn thở dài, hờn dỗi vào Chúa, vào Phật khi chiến tranh liên miên trên đất nước Việt: “Chúa đã bỏ loài người/ Phật đã bỏ loài người…” (Này Em Có Nhớ), Phạm Duy lại tin lòng nhân ái của Chúa sẽ đem hòa hiếu đến cứu thế gian:
          Lạy Chúa! Lạy Chúa tôi!
          Nhân ái ban xuống đời
          Lạy Chúa! Lạy Chúa tôi!
          Cho hiếu hòa khắp nơi
                  (Chúa Hòa Bình – Bình ca 09)
      Và khi hòa hiếu khắp nơi, con người mới an bình. Đón hòa bình, người còn lại sau cuộc chiến sẽ an nhiên, tự tại trong tình yêu thương của Chúa, của Phật:
          Sống sót trở về, linh mục dựng gác chuông
          Chúa giáng ơn lành cho bổn đạo bốn phương
          Sống sót trở về, nơi Phật đài ngát hương
          Tiếng mõ chen vào lời thượng tọa sót thương.
                  (Sống Sót Trở Về – Bình ca 02)
      Khát vọng hòa bình còn thể hiện niềm tin vào một nước Việt Nam thống nhất. Niềm tin ấy đã từng được Phạm Duy đem vào trường ca Con Đường Cái Quan. Và giờ, trong chương khúc này, ông nói bằng tình cảm của người từng trải qua bao thăng trầm của thời cuộc:
          Dường như nay quê hương có một
          Từ bao lâu sống chết chia đôi 
          Dù con tim này rộng phơi phới
          Cũng xin mang một nước non thôi
          Một nước non thôi
          Một nước non thôi.
                  (Dường Như Là Hòa Bình – Bình ca 03)
      Còn gì vui bằng nước non là một, Bắc Nam là một nhà Việt Nam. Tình yêu trong hòa bình trọn vẹn. Đôi ta ra nghe Thu Hà Nội mộng mơ, đưa nhau vô Nam coi mặt trời tỏa nắng hiền hòa:
          Ngày sẽ tới nước non thôi là hai
          Ngày thống nhất, Bắc – Nam đi lại rồi
          Anh đưa em ra nghe Thu Hà Nội
          Em đưa anh vô Nam coi mặt trời
                  (Ngày Sẽ Tới – Bình ca 10)
      Hòa bình có được khi tình yêu thương rưới nhuần khắp trên quê hương cằn cỗi, đau thương, trên địa cầu tăm tối, dối gian, trong lòng người đớn đau, tội lỗi. Chỉ có tình yêu mới đem yên bình đến với thế gian. Hòa bình là nhờ tình yêu thương của nhân loại:
          Xin tình yêu giáng sinh
          Cho một lần hoa nở
          Xin tình yêu giáng sinh
          Cho một lần ngực thở
          Xin tình yêu giáng sinh
          Cho một lần cửa mở
          Xin tình yêu giáng sinh
          Tình yêu của chúng mình.
                  (Xin Tình Yêu Giáng Sinh – Bình ca 04)
      Nghe xong chương khúc Bình ca mới thấy khát vọng hòa bình mãi là khát vọng muôn đời của người dân Việt Nam. Và tôi tin chắc rằng: Ngày sẽ tới, mỗi khi nghe Việt Nam/ Toàn thế giới sẽ ăn ngon ngủ ngoan/ không nghe thêm, nghe thêm câu chuyện buồn/ Nhưng nghe lên, nghe lên chuyện thần tiên/ Này hỡi, hỡi Hòa Bình! Này hỡi, hỡi Hòa Bình! (Ngày Sẽ Tới –Bình ca 10).
0 notes
tramthienthu · 4 months
Video
youtube
† THÁNH KINH CA – lời: Phúc Âm, nhạc: Trầm Thiên Thu
0 notes
thptngothinham · 2 months
Text
Hệ thống kiến thức cơ bản về bài Tự do của P. Ê-luy-a do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm, tổng hợp kiến thức về bài thơ Tự do cùng các bài văn mẫu liên quan. Hệ thống kiến thức cơ bản bài Tự do - Ê-luy-a do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp bao gồm toàn bộ kiến thức về tác phẩm này, từ tác giả, tác phẩm tới nội dung, nghệ thuật,... kèm theo đó là những bài văn mẫu hay nhất phân tích, bình giảng, cảm nhận bài thơ và các khổ thơ. Mời các em học sinh cùng tham khảo: I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Ê-luy-a (1895 – 1952) . – Là nhà thơ Pháp, tham gia nhiều hoạt động chính trị: chống chiến tranh, chống đế quốc, chống phát xít. – Từng tham gia trào lưu siêu thực – khuynh hướng nghệ thuật xuất hiện ở Pháp khoảng năm 1922. Nghệ thuật siêu thực hướng tới hiện thực cao siêu chỉ trực giác mới nắm bắt được; khai thác mối quan hệ giữa thực và mộng, vô thức và ý thức. Hình thức tác phẩm xáo trộn, không tuân theo lô-gíc thông thường. – Ê-luy-a viết hơn 60 thi phẩm nổi tiếng; tạo ra một hình thức thơ mới mẻ, giàu trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn, trong đó dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực khá đậm nét. 2. Tác phẩm – Bài thơ ra đời trong thời kì nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược; in trong tập Thơ ca và chân lí (1942). – Tác phẩm được coi là “Thánh ca” của thơ ca kháng chiến Pháp. – Bài thơ gồm 21 khổ thơ. Nguyên văn bài thơ không có vần không có dấu chấm câu. >> Xem thêm: Soạn bài Tự do II. Tìm hiểu tác phẩm 1. Chủ đề và cách liệt kê các hình ảnh. – Chủ đề bài thơ là khúc ca ca ngợi tự do và bảy tỏ khát vọng, sự say mê của tác giả và của hàng triệu con người đối với tự do. – Cách liệt kê hình ảnh, lặp lại từ ngữ tạo ra một kết cấu trùng điệp phù hợp với điệp khúc ca ngợi tự do. – Tự do – từ một đối tượng trừu trượng nhưng trong bài thơ đã được nhân hoá thành một nhân vật có linh hồn thực sự. 2. Câu kết “Tôi viết tên em” ở mỗi khổ thơ a- Nghệ thuật tạo câu trùng điệp: “Tôi viết tên em”… + Tạo nhạc điệu cho bài thơ. Người đọc liên tưởng tới những nốt nhấn của một bản giao hưởng. Nó dội vào lòng người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí, đồng thời sự lặp lại tạo ra điệp khúc. + Sự lặp lại nhiều lần gợi một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn, vững bền không thể đổi thay. + Những lời tự nhủ, những lời khắc cốt ghi tâm ấy cũng chính là cách để nhà thơ thể hiện sự tôn thờ, đề cao tự do. Đó là khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới tự do. b- Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên – trên” – Tác dụng: Tạo nhạc điệu, điểm nhấn cho bài thơ: + Là cách thức tối ưu để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do. >> Tham khảo: Phân tích bài thơ Tự do 3. So sánh từ “trên” được sử dụng nhiều lần với ý nghĩa chỉ không gian và thời gian. – Giới từ “trên” báo hiệu trạng ngữ chỉ địa điểm: + Địa điểm cụ thể, hữu hình: trang vờ, bàn học, đất cát, tuyết, mũ áo vua quan… + Địa điểm trừu tượng: thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm các mùa những mảnh trời trong xanh, những khoảnh khắc hừng đông…. – Tự do không chỉ được gắn với những vật cụ thể đang hiện hữu mà hiện diện trong mọi không gian mà “tôi” chiếm lĩnh ngự trị. Nó hiện diện trong giấc mơ, trong trí tưởng tượng, trong hồi ức và trong tất cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường. – Giới từ “trên” chỉ thời gian (trên = khi, lúc). Trường phái siêu thực không phân biệt ranh giới rõ rệt giữa không gian, thời gian. 4. Tính chất Thánh ca của câu thơ “Tôi viết tên em”  - “Tôi” viết tên em” khi đang tuổi ấu thơ, ban đêm, ban ngày, lúc hừng đông lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương mênh mông hay trên núi cao hiểm trở, lúc bão giông hay khi bình yên… - Dù ở nét nghĩa nào thì “tôi” đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Tôi” đã bị thu phục hoàn toàn bời “em”. “Em” (tự do) đã ngự trị “tôi”, chiếm trọn không gian của “tôi”, chiếm hết thời gian của “tôi” và suy nghĩ hành động của “tôi” luôn hướng về “em”. - Với cấu trúc và sự suy luận như vậy, bài thơ giống như lời của một bản trường ca, một khúc hát dài ca ngợi và kêu gọi tự do. - Đặt trong hoàn cảnh nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược, nhân dân bị
mất tự do, tác phẩm trở thành bài “Thánh ca”, kêu gọi nhân dân Pháp đấu tranh vì tự do, giải phóng đất nước. >> Tổng hợp các bài bình giảng bài thơ Tự do hay nhất ********* Hy vọng hệ thống kiến thức bài Tự do của P. Ê-luy-a mà THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp trên đây sẽ là tài liệu ngữ văn lớp 12 bổ ích giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
thocavovan · 10 months
Text
Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn
Một bài hát không nhất thiết phải buồn mới hay. Nhưng hầu như những bài hát hay cho đến nay ta còn giữ lại được trong trí nhớ, thường có những giai điệu buồn. Khi một bản tình ca buồn ra đời, không nhất thiết tác giả của nó phải sống trong một câu chuyện tình phụ. Nhưng thường khi sau mỗi cuộc oan trái của tình thì người nhạc sĩ vẫn hay muốn xé vụn lòng mình thành những lời than thở. Lời than thở biến thành âm thanh. Âm thanh liên kết nhau thành giai điệu. Rồi giai điệu ôm lấy lời than thở kia cùng nhau đi qua một quãng đường ngắn để mang cái tâm sự riêng đến với đời chung.
Cái riêng không nhất thiết chỉ cho một người. Một người thì không thể có Tình Yêu. Và không có Tình Yêu thì hạnh phúc, đau khổ với ai. Không hạnh phúc, không đau khổ thì âm nhạc mà làm gì ? Trong đời sống, vì sợ mất nhau mà phải dự phòng than thở trước. Than thở như dự kiến một điều bất hạnh có thể phải xảy ra. Cho nên khi nói đến sự mất mát có thể đó là sự mất mát của người khác chứ không phải của mình. Phút ấy, cái chung bỗng biến thành cái riêng và vì sao lại ái ngại không mang cái riêng để nhờ cõi chung chia sẻ cùng mình.
Ai cũng biết than thở. Than thở là cái nghề chung của loài người mà không cần phải học. Không hề có ranh giới giữa than thở chuyên nghiệp và tài tử. Trong nghệ thuật, hình như nhà thơ và nhạc sĩ là những kẻ có năng khiếu về chuyện thở than. Người viết ca khúc là đứa con riêng của hôn phối giữa thơ và nhạc. Nó thường hay mộng mị, than thở, thở than, bởi nó biết Hạnh Phúc là một dự báo của hư vô.
Hạnh phúc là một điều không bao giờ có thật. Nếu có thật thì những nhà tiên tri vĩ đại đã không nhọc lòng bịa đặt thêm Thiên Ðường và Niết Bàn để làm gì nữa. Cái hạnh phúc ở Trần Gian chính là ý thức được khổ đau. Ðau khổ nên phải biết rộng lòng với nhau hơn, tử tế hơn, độ lượng hơn, biết tha thứ, nhân hậu hơn. Bài học ấy không dề gì, bởi Cuộc Sống cho đến nay điều Thiện vẫn còn vắng bóng.
Có những bản thánh ca trong giáo đường. Có những bài kinh tụng niệm theo nhịp mõ. Người nhạc sĩ vẫn muốn hát lên để xua dần đi điều Ác.
...Triết học Ấn Độ nói rằng nếu ở nơi này v­­­­­­­­­­­­­ừa có một kẻ bõng d­­­ưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp.
Chiều nay ở sân bay vừa đưa tiễn những người thân đi xa. Về nhà, ng­ười bạn tôi nói: ở nơi này vừa thiếu đi bốn ng­ười thì lập tức ở nơi xa xôi kia nhận được thêm bốn ng­ười...
Có môt nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.
Có một trái tim khổ nạn ở ng­­ười này thì tất nhiên sẽ có mọt trái tim hân hoan ở kẻ khác.
Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó.
Một cõi đi về...
Trong Phật giáo một trong những "hạnh" cao nhất là hạnh bố thí. Cho kẻ này nh­ưng sẽ nhận lại ở kẻ khác.
Thanh Tùng nói với tôi: Tôi muốn làm một điều gì đó thật tốt đẹp cho người đã khuất, ng­­ười vợ một đời lo âu tận tuỵ vì tôi.
Vợ Tùng đã một đời cho Tùng nhiều quá thì sẽ nhận được quà tặng ở mät nơi khác. Tùng biết cách cho thì vợ Tùng sẽ nhận được. Những đứa con của vợ Tùng sẽ nhận được. Những thân quyến, bạn h­­ữu của bạn Tùng sẽ nhận được. Chết là s­ự tan biến của thể xác. Nh­ưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều ng­ười còn sống mà t­­­ưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi ng­ười.
Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.
Cái mất không bao giờ mất hẳn
Cái còn không hẳn mãi là còn.
1 note · View note