Tumgik
#hoa đỗ quyên
camnangnhanong · 9 months
Text
0 notes
huyensgoingsomewhere · 6 months
Text
Putaleng mùa hoa đỗ quyên
Azaleas on Putaleng mountain, Lai Chau, Viet Nam
video by aPao
13 notes · View notes
nguyendovinhphong · 6 months
Text
Tumblr media
Tạm biệt, Bay Resort Hoi An!
Ngày đầu đặt chân đến Bay Resort Hoi An, tôi đã xem đây như một gia đình. Trên công trường, trong ngổn ngang những vật liệu xây dựng, giữa những hành lang dẫn lối hun hút, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc trong một khu chung cư thân thuộc ở Hà Nội. Cái cảm giác nhẹ nhõm dễ chịu len vào trong óc, khi được nhìn thấy những dây cúc tần Ấn Độ (lúc này) vẫn còn khá cũn cỡn nhưng rồi đây sẽ phủ xanh những hành lang rất "tình", rất đẹp.
Bay Resort Hoi An có một tầm nhìn về phía Phố Cổ không thể đẹp hơn. Khi tôi đặt bút viết USPs cho khu nghỉ dưỡng, cái "view" vàng này là một trong những thứ đầu tiên tôi hí hoáy đưa lên giấy. Từ hồ bơi của khu nghỉ dưỡng, nhìn về phía ốc đảo của Hoi An Night Market, hoàng hôn lúc nào cũng tô đỏ bầu trời. Trong một mẩu quảng cáo báo giấy, tôi tự tin sử dụng câu tagline "Nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất Miền Di Sản". Ở cái hồ bơi với gió sông lồng lộng thổi đó, chúng ta có thể thả diều, ăn kem cắt từ chiếc xe gỗ với tiếng chuông leng keng của khu nghỉ dưỡng, đọc thật chậm The Quiet American, hay với gọi một bạn barterder phục vụ cho mình ly cocktail "Rừng dừa bảy mẫu".
Bay Resort Hoi An rất đẹp. Cứ giương máy lên là chúng ta có hình đẹp. Và đôi khi cái sự đẹp này đưa tôi rơi vào thế khó xử. "Sao ông cứ làm thiết kế cho Hội An đẹp vậy?", trước câu hỏi của đồng nghiệp, tôi chỉ biết cười trừ. Tôi đâu cố tình làm nên cái đẹp này, mọi thứ ở đây diễn ra hết sức tự nhiên, như nó vốn phải thế. Người đi nhiều như nhiếp ảnh gia Đỗ Sỹ còn không tiếc lời khen cho khu nghỉ dưỡng kia mà.
Trái với vẻ hoài cổ bên ngoài, phòng khách ở Bay Resort Hoi An rất xinh xắn, lịch thiệp. Hai cái villa đúng nghĩa "biệt thự", vì tụi nó "bự thiệt" và dịch vụ kèm theo thì miễn bàn. Bạn có thể nằm lười xem Netflix, thi thoảng ngó bâng quơ ra khoảng sân đầy nắng và mảnh sông Thu Bồn, nơi tiếng tàu gỗ phành phạch vang lên mỗi chiều nắng dội. Khi làm phim quảng cáo cho Bay Resort Hoi An, tôi nghĩ nhiều đến phim L'Amant (1992), với nhiều cảnh quay trên dòng Mekong.
Dân copywriter thường sử dụng "Best of both worlds" để chỉ những thứ pha trộn sự tốt đẹp của hai điều khác nhau, lắm khi tương phản. Ở Bay Resort Hoi An, bạn có thể tận hưởng trọn vẹn sự huyên náo của Phố Cổ (chỉ cách resort 5 phút đi bộ) lẫn những phút giây thanh bình trong khu nghỉ dưỡng. Nếu đây không là "Best of both worlds", tôi chẳng biết điều gì mới là ví dụ cho phải lẽ.
Giờ thì tôi phải tạm biệt nơi đã cho mình nhiều lưu luyến. Sẽ nhớ mãi món pasta với xốt quế tây, bông atisô, ô liu và ớt của chef Huy Phạm. Và công việc dang dở "promote" chef Huy vươn đến vị thế tương xứng, tôi xin nhường lại cho người khác. Đành tạm biệt anh EAM lừng danh Brian Nguyên một thời gian. Không còn những giờ tha thẩn ở Breathe Spa, trò chuyện với khách Âu khách Hàn. Sẽ nhớ những buổi cà phê vội với người đàn ông có gương mặt khá cau có, nhưng nhiệt huyết công việc thì có thừa: anh Trung M&S. Chocolate chị Thúy cho ăn thử hình như ngon hơn ngoài tiệm. Tôi vẫn không hiểu sao Hưng Quy có thể làm việc với những con số trong phong thái điềm đạm như vậy. Vi hát hay như Lệ Quyên. Dàn lễ tân tài năng bắn tiếng Anh tiếng Trung như thể sắp tham gia "presidential debate" đến nơi. Đội F&B lúc nào cũng hồ hởi thăm hỏi khi tôi uống cà phê muối. Chị Tina với bầu năng lượng khủng khiếp. Đội Sales uy tín dạn dày kinh nghiệm và cái phòng làm việc dưới hầm bao giờ cũng tạo ra một không khí khẩn trương, nghiêm túc. Chị Lệ quản lý nhân viên bằng "tình thương". Chị Sương chỉ cười một nụ là chiều hôm đó bookings đổ về như... sung rụng. Chị Phương với tấm lòng "cơm bưng nước rót" vào mỗi giờ trưa. Anh Trịnh hát giọng còn trầm hơn Xuân Hảo... (Xin đừng phiền lòng nếu tôi thiếu sót, quên cảm ơn một anh chị nào đã cùng làm nên phần đời này...)
Vì quá hiểu nghề, anh chị em Bay Resort Hoi An đạt đến cảnh giới mới trong công việc, họ làm cùng nhau ăn ý như thể Scholes chuyền cho Ryan Giggs mà không cần nhìn. Họ làm ung dung (trông là vậy!) nhưng hiệu quả thì vượt trội.
Những buổi chiều tà và hoa trong vườn mãi "nhiệt tình" khoe sắc. Cầu Cẩm Nam. Cô bán nước. Nắng xuyên qua các ô họa tiết vẽ lên tường những hình thù Đông Dương. Con gà trống nhà hàng xóm. Ông khách Úc bị chó cắn. Sự cố nửa đêm trên Naver. Những bữa trưa trong chợ Hội An. Tiệc liên hoan cuối năm... Thật vui vì tất cả giờ này trở thành những kỷ niệm đẹp.
Tôi viết thế này khi giới thiệu về Bay Resort Hoi An: "Bay Resort Hoi An is like a train, carrying you back to the prime era of the historic port town of Hoi An, brimming with memories." (Bay Resort Hoi An là một chuyến tàu, chở chúng ta về thời hoàng kim của Phố Hội) Chuyến tàu ấy đã lăn bánh rồi, nó sẽ trôi về quá vãng để nhường chỗ cho những chuyến tàu tươi mới hơn, chở khách về phía trước. Sự thay đổi là tất yếu nhưng chúng, dĩ nhiên, cũng sẽ mang đến những nuối tiếc không tên.
Sau này, nếu có ngày trở lại, tôi hình dung mình sẽ tần ngần một hồi lâu bên cổng resort, hít một hơi thật sâu, trước khi bước vào để đón nhận những sự đổi mới ngay tại nơi mình từng gọi là nhà.
Đà Nẵng, 22.03.2024
5 notes · View notes
diracsea · 1 year
Text
Chắc hẳn tác giả nào cũng có một bộ sưu tập những cái tên hay ho mà các bạn muốn đặt cho nhân vật. Nói rộng hơn, chắc hẳn ai sống trên đời cũng tích lũy được một bộ sưu tập tên muốn đặt cho đứa con trong tương lai của họ, trước khi họ nhận ra rằng life is hell và quyết định đ sinh con nữa. Sau đây mình xin giới thiệu bộ sưu tập tên của mình 🙂.
Tú 秀 - Mình rất, rất, rất thích tên Tú. Cái tên này đặt cho con gái hay con trai đều hay vô cùng: đẹp đẽ, giỏi giang, xuất chúng. Và trong tất cả các tên Tú trên đời thì mình thích hai cái tên Anh Tú 英秀 và Thanh Tú 清秀 nhất, vì chúng có ý nghĩa mà nghe thanh âm lại hài hòa. Ngoài ra thì mình cũng rất thích tên Tú Anh 秀英, chắc là vì những người tên Tú Anh mình từng gặp trong đời đều xinh xắn vô cùng.
Tùng 松 - Tùng nghĩa là cây tùng, cây thông. Từ cách đọc của từ này (dấu huyền, hai môi chụm lại giam âm thanh bên trong) đến ý nghĩa về loài cây mà nó đặc tả đều toát lên vẻ âm u, bí hiểm. Vì nét nghĩa đó mà mình không thích những cái tên kiểu Thanh Tùng 青松, Xuân Tùng 春松 hay Minh Tùng 明松, vì Thanh hay Xuân hay Minh đều gợi nên sự tươi sáng, nghĩa là trái ngược với ý nghĩa của từ Tùng mà mình cảm nhận được. Để đệm cho tên Tùng mình thích những chữ đệm cùng có dấu huyền, kiểu Đình Tùng, Hoàng Tùng hoặc Hàn Tùng 韩松 - tên một nhà văn Trung Hoa mà mình vô cùng yêu thích.
Hoài 怀 - Hoài nghĩa là nhớ, nỗi nhớ, như trong từ hoài niệm 怀念 ấy. Mình chỉ thích chữ Hoài đứng một mình thôi, một nỗi nhớ mơ màng, không cụ thể. Mình không thích Hoài Phương hay Hoài Thương hay Hoài Anh hay Hoài Thu - nhất là Hoài Thương, chao ôi cái tên đó sao mà sến...
Việt 越 - Việt là tên đất nước mình, tên dân tộc mình. Bởi vậy chữ Việt vang lên bên tai mình lúc nào cũng khiến lòng mình bình lặng hơn một tẹo. Không có cái tên nào Việt Nam hơn là tên Việt - từ này vô cùng khó đọc đối với người nước ngoài, và do vậy nó lại trở thành một thứ tài sản được san sẻ chung giữa những người nói tiếng Việt, vậy đó. Đặc biệt là khi viết một câu chuyện nào đó có chủ đề liên quan đến quê hương, đất nước, thì Việt là một lựa chọn tên không tồi chút nào.
Hồng Hà 红河 - Mình nói chung không thích tên Hà, không thích Thanh Hà Thu Hà Minh Hà Ngọc Hà Việt Hà, vì trong cảm nhận cá nhân của mình thì những cái tên này quá phổ thông và gây cho mình cảm giác, kiểu, bố mẹ lười nghĩ tên cho con cái? Nhưng mình lại có tình cảm đặc biệt đối với cái tên Hồng Hà. Vì đó là con sông quê hương của mình, và cũng như với tên Việt, mỗi lần nghe hai chữ Hồng Hà là lòng mình lại dịu đi một chút. Mình biết một cặp sinh đôi, người chị tên Hồng Hà, người em tên Nhị Hà, và sau khi nghe tên hai chị em họ mình kiểu well, damn.
Minh Nhật 明日 & Minh Nguyệt 明月 - Cái này khỏi phải giải thích nhỉ, mặt trời & mặt trăng, ở bất kì nền văn hóa nào cũng đều mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Thu Thảo 秋草 - Mình thích cái tên này từ khi đọc bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của Bà Huyện Thanh Quan: "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương". (Fun story time, cô giáo dạy Văn thời cấp hai của mình tên là Thu Thảo, và khi mình hỏi cô rằng "thu thảo" có phải "cỏ mùa thu" không cô đã gật đầu, với một chút xao động trong ánh mắt.) Đối với thẩm mĩ của mình, Thu Thảo là một cái tên rất đẹp, nó có cả sự hoang sơ (hay hoang vu, hoang vắng?) của thiên nhiên trong chữ Thảo lẫn vẻ u buồn, lãng mạn của mùa Thu. Mặc dù theo như mình quan sát, ngày nay Thu Thảo là một cái tên tương đối phổ thông, và nhiều bố mẹ đặt nó cho con mình chỉ vì nghe nó thuận tai, quen tai chứ không suy nghĩ nhiều cho lắm.
Tên của các loài cây, hoa, cỏ dại: Thạch Nam, Thạch Thảo, Anh Thảo, Phong Lan, Linh Lan, Ngọc Lan, Mộc Lan, Đinh Lăng, Đinh Hương, Đỗ Quyên, Hoàng Cầm, v.v.
Hằng 恒 - Chữ Hằng mang nghĩa bất biến, không thay đổi trong từ vĩnh hằng 永恒 ấy, chứ không phải Hằng Nga 姮娥. Lí do thì, mình không biết nữa, có lẽ là nó tạo sự an tâm (vì bất biến) chăng?
Như Bình 如萍 - Đơn giản là vì ngày xưa xem "Dòng sông ly biệt" thích nhân vật Lục Như Bình 陆如萍 quá. Chữ Bình 萍 ở đây có nghĩa là bèo, nó đồng âm nhưng khác nghĩa với chữ Bình 平 trong Thanh Bình 清平. Cái tên này mà đặt cho nhân vật có số phận chìm nổi, long đong thì hợp đét.
1 note · View note
hatgiongtot-net · 10 days
Text
Nơi mua hạt giống hoa uy tín và hướng dẫn cách chọn hạt giống hoa
 Hoa không chỉ tô điểm cho màu sắc của ngôi nhà mà còn tô điểm cho sắc màu của cuộc sống chúng ta, việc trồng hoa còn là cách nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực tế để tìm được hạt giống hoa tốt rất khó, vì hạt giống hoa cần điều kiện bảo quản khá nghiêm ngặt và khó hơn hạt giống rau củ quả, việc gieo hạt giống hoa cũng cần sự khéo léo của người trồng và người chăm sóc. Có rất nhiều yếu tố để chúng ta có thể có một mùa hoa thành công.
Tumblr media
Hạt giống hoa hướng dương siêu bông dễ trồng và dễ chăm sóc.
Trước khi gieo trồng hạt giống thì lựa chọn nơi bán hạt giống hoa uy tín chính là chìa khóa tiên quyết để việc trồng hoa thành công, cây hoa phát triển khỏe, hoa nhiều và hoa có đẹp hay không. Mua tại cửa hàng chuyên bán hạt giống hoa sẽ có nhiều lựa chọn về giống hoa và làm việc với nhà cung cấp đáng tin cậy. Mua tại các cửa hàng này sẽ được tư vấn và hướng dẫn cách trồng và chăm sóc các loại hoa khác nhau để đảm bảo bạn chon giống phù hợp với điều kiện trồng trọt của mình.
Tại Hà Nội có cửa hàng Hạt Giống An Tâm là nơi cung cấp hạt giống hoa uy tín. Đây là một cửa hàng cung cấp rất nhiều loại hạt giống hoa với nhiều chủng loại phong phú cho người trồng trọt chuyên hay không chuyên có thể mua số lượng lớn hạt giống hoa tại đây với các loại hạt giống hoa chất lượng cao, tỷ lệ nảy mầm tốt. Cửa hàng này không chỉ nổi tiếng với nhiều loại hoa phong phú và sản phẩm chất lượng cao mà còn được biết đến nhờ uy tín và dịch vụ tốt, tư vấn kỹ càng. Tính đến 2024, cửa hàng này đã có 11 năm kinh nghiệm cung cấp kinh doanh các loại hạt giống hoa. Nên mua tại đây bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như dịch vụ sau bán hàng. 
Để mua hạt giống hoa uy tín tại cửa hàng hạt giống An Tâm thì bạn có thể:
- Mua tại cửa hàng: Số 27 ngách 50 ngõ 310 Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội.
- Mua hạt giống hoa online tại: https://hatgiongtot.net
- Mua hạt giống hoa uy tín trên shopee: https://shopee.vn/hatgiongtot.net
- Hoặc liên hệ Phone/SMS/Zalo: 0977.087.005
 Khi chọn mua hạt giống hoa thì có một kinh nghiệm trước khi bắt đầu gieo trồng hạt giống hoa bạn cần nắm rõ.
Tumblr media
Hạt giống hoa dạ yến thảo kép bông hoa to rực rỡ.
1. Chọn mua hạt giống hoa uy tín: Để chọn hạt giống hoa tốt ngoài việc chọn nơi bán hạt giống hoa uy tín thì còn dựa vào sở thích cá nhân và điều kiện trồng trọt. Bạn có thể chọn những loại hạt giống hoa mình định trồng và nhờ nhân viên tư vấn bán hạt giống để họ tư vấn xem khu vực bạn có phù hợp trồng loại hoa đó không. Một số loại hạt giống hoa dễ trồng như: hạt giống hoa cánh bướm, hạt giống hoa cúc lá nhám, hạt giống hoa mào gà... chúng đều là những loại hoa dễ trồng và dễ phát triển, dễ chăm sóc.
2. Điều kiện phát triển: Khi đã chọn được hạt giống hoa thì cần tìm hiểu về nhu cầu cánh sáng, nhiệt độ, nước, và bón phân. Khi mới bắt đầu trồng, chưa có kinh nghiệm trồng hoa thì nên trồng những loại hoa dễ trồng và dễ chăm sóc như hoa hướng dương, hoa mãn đình hồng...
3. Điều kiện môi trường phù hợp: Để trồng thành công thì cũng cần xem xét đến điều kiện phát triển của hoa như trồng trong nhà hay ngoài trời, liệu chúng có cần chăm sóc đặc biệt hay không, chúng cần ánh sáng đầy đủ ngoài trời hay cần môi trường râm mát. Ví dụ như cây phát lộc, hoa tử la lan không cần ánh sáng mặt trời quá mạnh và trực tiếp, thích hợp trồng nơi bóng râm.
Hạt giống hoa cúc cầu vồng được bán tại cửa hàng hạt giống hoa An Tâm
4. Nên trồng hạt giống hoa theo mùa: Nên chọn hoa phù hợp để trồng theo mùa. Nếu vào mùa xuân, bạn có thể trồng hoa đỗ quyên, hoa hướng dương... Vào mùa hè, có thể trồng hoa mười giờ, dừa cạn... những giống hoa có thể chịu nhiệt.
5. Giá thể gieo hạt giống hoa: Hạt giống hoa khá mỏng manh, vì vậy ngoài nhiệt độ gieo thì giá thể gieo hạt giống hoa cũng rất quan trọng. Để gieo hạt giống hoa thành công, bạn cần chuẩn bị giá thể gieo hạt như viên nén ươm hạt, xơ dừa, hoặc đất mùn tơi xốp để giúp hạt dễ nảy mầm.
Bao bì hạt giống hoa được niêm phong kỹ càng.
6. Nhiệt độ gieo hạt: Cần phải kiểm tra nhiệt độ nảy mầm của các loại hoa khác nhau và độ sâu gieo hạt để đảm bảo nhiệt độ tối ưu giúp hạt nảy mầm tốt.
redmore: https://baodongkhoi.vn/noi-mua-hat-giong-hoa-uy-tin-va-huong-dan-cach-chon-hat-giong-hoa-17092024-a135453.html
0 notes
aeonmallhue · 20 days
Text
Sảnh AEON MALL Huế có gì đặc biệt? Thuê sảnh sự kiện đẹp tại AEON MALL Huế
Sảnh AEON MALL Huế được đặt tên theo bốn loài hoa mang nét đẹp đặc trưng riêng: Rực rỡ như Đỗ Quyên, tươi mới như Hoàng Mai, thanh tao của Hồng Liên và nét tinh tế của Bạch Trà. Hãy cùng AEON MALL Huế khám phá những điểm nổi bật của mỗi sảnh, nơi mỗi không gian lại đem đến một trải nghiệm đặc biệt và đáng nhớ nhé!
1. Sảnh Đỗ Quyên
Sảnh Đỗ Quyên mang tên loài hoa Đỗ Quyên đặc trưng của vùng đất cố đô. Thiết kế của sảnh được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp rực rỡ và sức sống tươi mới của hoa Đỗ Quyên, mang đến một không gian tràn đầy năng lượng và vui tươi. 
Tumblr media
Với lối trang trí hiện đại, tinh tế, sảnh Đỗ Quyên dễ dàng thu hút ánh nhìn của khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về sảnh Đỗ Quyên mà khách hàng có thể tham khảo:
Vị trí: Gần khu D - khu vực đỗ ô tô.
Diện tích sảnh: 264 m².
Gần các lối đi: Lối vào số 05 và số 06.
Điểm đặc trưng của sảnh: Gần các thương hiệu nổi tiếng.
2. Sảnh Hoàng Mai
Sảnh Hoàng Mai được đặt tên theo loài hoa mai, biểu tượng của sự thịnh vượng và sức sống mùa xuân ở Huế. Hoàng Mai là sảnh có diện tích lớn nhất tại AEON MALL Huế. Đây cũng là không gian thường xuyên được làm mới để phù hợp với đặc trưng từng sự kiện và mùa lễ hội. Một số thông tin cơ bản về Sảnh Hoàng Mai:
...
Xem chi tiết tại:
0 notes
thptngothinham · 22 days
Text
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về tác phẩm này trong các kì thi em nhé! Tác phẩm văn học Ai đã đặt tên cho dòng sông là một trong các bài học thuộc môn Ngữ văn lớp 12. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến tác phẩm này, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé: Bài văn tham khảo: Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Đề số 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già  nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.198) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2. Đối tượng miêu tả của đoạn kí ? Đối tượng ấy hiện lên như thế nào qua đoạn văn ? Câu 3. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ gì ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ? Câu 4. Nhân vật “tôi” hiện lên như thế nào trong đoạn văn? Câu 5. Đặc điểm Sông Hương ở đoạn này có điểm gì tương đồng với đặc điểm sông Đà ở thượng nguồn trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân? Đáp án đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông số 1 Câu 1: - Đoạn văn trích trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Văn bản đó thuộc thể loại kí (bút kí) Câu 2: - Đối tượng miêu tả của đoạn kí là: Sông Hương ở thượng nguồn - Dòng sông được hiện lên với vẻ độc đáo Dòng chảy phong phú: vừa mãnh liệt vừa dịu dàng, say đắmDòng sông mang vẻ đẹp nữ tính: từ cô gái di-gan đến người mẹ phù saDòng sông mang vẻ đẹp kín đáo với tâm hồn sâu thẳm Câu 3: - Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ là: đối lập (tương phản), so sánh, nhân hóa. - Tác dụng ủa những biện pháp nghệ thuật ấy là: Nghệ thuật đối lập (tương phản) nhằm làm nổi bật vẻ độc đáo của dòng sôngNghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến sông Hương trở nên sinh động, có hồn, dòng sông gần với tâm hồn của con người xứ Huế. Câu 4: Nhân vật “tôi” hiện lên rõ nét trong đoạn trích: - Kiến thức phong phú, am tường về Huế - Trí tưởng tượng phong phú độc đáo, mãnh liệt - Ngôn ngữ phong phú, tài hoa - Tình yêu đối với xứ Huế Câu 5: Điểm tương đồng giữa sông Hương ở đoạn này và sông Đà ở thượng nguồn là: sự hùng vĩ Có thể bạn quan tâm: Phân tích vẻ đẹp sông Hương trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Đề số 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.
Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng  thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.198-199) Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Giới thiệu vài nét về thể loại bút kí. Câu 2. Sưu tầm một số đoạn trích văn học khác có sự xuất hiện của hình ảnh sông Hương xứ Huế. Câu 3. Nêu chủ đề của đoạn trích. Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.. Câu 6. Tìm và nêu hiệu quả nghệ thuật của các động từ miêu tả dòng chảy của sông Hương. Câu 7. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp so sánh trong các hình ảnh sau: dòng sông mềm như một tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi; Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà. Câu 8 . Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương được thể hiện trong đoạn trích. Câu 9. Đoạn trích cho thấy tình cảm, thái độ gì của tác giả đối với sông Hương và xứ Huế? Đáp án đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông số 2 Câu 1: Giới thiệu vài nét về thể loại bút kí: - Bút kí là thể loại ghi chép các sự kiện, nhƣng thiên về bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của tác giả. Câu 2: Một số đoạn trích văn học khác có sự xuất hiện của hình ảnh sông Hương xứ Huế là: Hiểu quá Hương giang (Buổi sáng qua sông Hương – Cao Bá Quát), Chơi Huế (Tản Đà), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Cô gái sông Hương (Tố Hữu)… Câu 3: Chủ đề của đoạn trích là: Vẻ đẹp của dòng sông Hương đoạn chảy qua vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế. Câu 4: Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích là: miêu tả (miêu tả thủy trình của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố). Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại..là: tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Hình tượng sông Hương ngầm được sánh với người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, đang chờ người tình mong đợi của mình đến để đánh thức. Phép ẩn dụ đã mang lại cho hình tượng sông Hương vẻ đẹp nữ tính, lãng mạn, duyên dáng. Câu 6 - Dòng chảy của dòng sông Hương được cụ thể hóa bởi hàng loạt các động từ chuyển động: ra, chuyển, vòng, uốn, đi, qua, chuyển hướng, vòng, vẽ, ôm, đi, vượt, trôi - Hiệu quả nghệ thuật của các động từ
miêu tả dòng chảy của sông Hương đó là: Việc sử dụng với mật độ dày đặc các động từ chuyển động không chỉ tạo dáng vẻ sinh động cho dòng sông mà còn mang đến cảm nhận về một cuộc tìm kiếm có ý thức ngƣời tình nhân đích thực của một ngƣời con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. Câu 7: Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng một cách sáng tạo biện pháp nghệ thuật so sánh trong việc tạo dựng các hình ảnh. Trong đó, có so sánh tạo hình để gợi tả vẻ đẹp mềm mại, thướt tha của dòng sông (dòng sông mềm như một tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi), có sánh trừu tượng để khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về dòng sông Hương (Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà). Câu 8 : Sông Hương đoạn chảy qua vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố hiện lên với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng vừa cổ kính, trầm mặc đậm chất Huế. Câu 9: Đoạn trích thể hiện tình yêu, sự gắn bó và tự hào của nhà văn về vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Tham khảo thêm: Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông Đề số 3 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quí của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chờ một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi, tôi muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng ta đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quí điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố. Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng. Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển
Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là “Tứ đại cảnh!”. Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở. (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.199-201) Câu 1. Nêu chủ đề của đoạn trích. Câu 2. Vẻ đẹp của dòng sông Hương đã được tác giả cảm nhận từ những phương diện, góc độ nào? Câu 3. Phân tích những liên tưởng thú vị, độc đáo của tác giả về sông Hương. Câu 4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.. Câu 5 . Nêu cảm nhận về hình tượng nhân vật “tôi” trong đoạn trích. Đáp án đề đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông số 3 Câu 1: Chủ đề của đoạn trích là: Vẻ đẹp của dòng sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế. Câu 2: Vẻ đẹp của dòng sông Hương đã được tác giả cảm nhận từ những phương diện, góc độ là: - Từ góc nhìn địa lí, nhà văn đã miêu tả lại thủy trình của dòng sông từ vùng ngoại ô Kim Long đến tận thị trấn Bao Vinh với những đƣờng lƣợn thực vui tươi. - Từ góc độ âm nhạc, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát hiện ra vẻ riêng của dòng sông chính là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế và sông Hương là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. - Từ góc nhìn văn học, tác giả đã cảm nhận dòng sông như một người tình dịu dàng và chung thủy, giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả. Có thể thấy, từ góc độ nào, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng cảm nhận dòng sông như một sinh thể trữ tình có đời sống nội tâm hết sức phong phú. Câu 3: Từ dòng sông của xứ Huế mộng mơ, nhà văn đã liên tưởng đến những dòng sông nổi tiếng trên thế giới như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Lê-nin-grát để phát hiện ra vẻ riêng, rất riêng của dòng sông quê hương: sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm như thể đó là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế vậy. Sự liên tưởng của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ tạo ra sự so sánh thú vị mà còn giúp tác giả khắc sâu hơn vẻ đẹp riêng, đậm chất Huế của sông Hương. Câu 4: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu..đó là: so sánh.
- Cách so sánh của tác giả rất lạ, rất độc đáo. Sông Hương là một thực thể hữu hình được so sánh với một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, tuy trừu tượng nhưng lại có thể gợi trong lòng người đọc những rung cảm thẩm mĩ đẹp đẽ. Sông Hương hiện lên như một ngƣời con gái với vẻ e lệ, dịu dàng, duyên dáng trước người tình của mình. Câu 5: Trong đoạn trích, hình tượng nhân vật “tôi” hiện lên là một người nhạy cảm, tài hoa, gắn bó sâu sắc bằng một tình yêu nồng nàn, sâu đậm với sông Hương và xứ Huế thơ mộng. Xem thêm: Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông ------------- Trên đây là một số đề Đọc hiểu Ai đã đặt tên cho dòng sông mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!
0 notes
thaiantravel2 · 4 months
Text
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc - Giới thiệu các địa điểm hút khách được yêu thích
Trùng Khánh là một trong những đô thị phát triển nhanh nhất cả nước, nằm ở phía tây nam Trung Quốc. Với hệ thống 24 cây cầu nối đô thị 2 bên bờ Trường Giang, Trùng Khánh còn được mệnh danh là “thành phố của những cây cầu”. Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc từ lâu được biết đến với các chương trình du lịch và điểm đến tham quan với một thành phố với muôn vàn điều thú vị với các toà nhà cao tầng, nền ẩm thực độc đáo cùng với những địa điểm tham quan hấp dẫn có 1-0-2. Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc có thể ghé thăm các khu phố có lịch sử lâu đời, những trung tâm thương mại hiện đại, rộng lớn với các thương hiệu hàng đầu thế giới.
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc - nên du lịch thời điểm nào trong năm
Thời tiết và khí hậu tại Trùng Khánh cũng được chia thành 4 mùa khá rõ rệt là xuân – hạ – thu – đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở mức khoảng 18 độ C. Mùa hè tại Trùng Khánh khá nóng nực và oi bức với nhiệt độ nhiều ngày có thể lên đến hơn 40 độ C. Do vậy, nếu Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc thì bạn nên chọn khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm là thời điểm lý tưởng nhất để đến du lịch Trùng Khánh.
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc - Giới thiệu các địa điểm du lịch hút khách nhất
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc - Cổ trấn Từ Khí Khẩu
Cổ Trấn Từ Khí Khẩu , hay còn được gọi là "Cổ Trấn Nghìn Năm Từ Khí Khẩu", có lịch sử lâu đời hơn 1.000 năm là một địa danh lịch sử và văn hóa nổi tiếng ở Trùng Khánh, Trung Quốc, được xây dựng từ năm 998 đến năm 1003.
Cổ trấn Từ Khí Khẩu nằm cách trung tâm thành phố Trùng Khánh khoảng 14 km về phía tây, là dịa điểm du lịch Trùng Khánh Trung Quốc đặc sắc. Nơi đây không chỉ nổi bật với những kiến trúc cổ kính, những nghề thủ công truyền thống, mà nhiều người tìm đến đây còn vì vô số món ăn truyền thống mang hương vị đặc trưng.
 Địa điểm du lịch Trùng Khánh Trung Quốc - Bảo tàng Tam Hiệp - Kho báu lịch sử của Trùng Khánh
Bảo tàng Tam Hiệp là một trung tâm văn hóa và nghệ thuật đáng chú ý khi du lịch Cửu Trại Câu – Trùng Khánh – Thành Đô. Bảo tàng thu hút một lượng lớn khách du lịch là do hiện đang chứa hơn 10.000 hiện vật với nhiều di tích văn hóa, công trình điêu khắc từ thời nhà Hán. 
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc - Đường Sắt Trên Cao Chạy Xuyên Qua Các Tòa Nhà Cao Tầng
Nếu có dịp đến thành phố Trùng Khánh, miền Tây Nam Trung Quốc, ai cũng phải ngạc nhiên về hệ thống giao thông như “ma trận” và độc đáo ở đây. Đường Sắt Trên Cao Chạy Xuyên Qua Các Tòa Nhà Cao Tầng và một ga tàu được bố trí ngay trong lòng tòa nhà chính là nét đặc trưng hiếm có của thành phố được bao bọc bởi sông và núi này. Do vậy, bất kể là ngày hay đêm, đây luôn là điểm check-in “cực hot” đối với du khách.
Khi đường tàu đi xuyên qua tòa nhà trở nên phổ biến, để tạo điều kiện cho khách du lịch quan sát và chụp ảnh tốt hơn cảnh tượng gây sốc khi đường sắt nhẹ đi qua tòa nhà, các cơ quan địa phương có liên quan đã xây dựng một đài quan sát rộng hơn 1.200 mét vuông bên dưới tòa nhà. ga tàu điện nhẹ, với các tiện ích phục vụ du lịch...
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc - Kim Phật Sơn
Khu Phong Cảnh Kim Phật Sơn - (bao gồm xe sinh thái + cáp treo). Nằm ở thượng nguồn của sông Dương Tử, là đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Lâu (Dalou). Nơi này được biết đến là điểm thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng đông đảo nhất, nổi tiếng có giá trị văn hóa cao của Nam Xuyên. Những cảnh điểm chủ yếu của khu phong cảnh gồm có: Thạch Lâm Sinh Thái, Động Kim Phật và Động Cổ Phật, Đường Cổ Vĩnh Linh, Vườn Hoa Đỗ Quyên, Hiệp Cốc Đàm Long Ẩn...
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc - Tượng khắc đá Đại Túc
Cách trung tâm thành phố Trùng Khánh 55km về phía Tây, khu Đại Túc ngày càng được nhiều người Trung Quốc biết đến với công trình Điêu khắc trên đá Đại Túc - Di sản văn hóa thế giới duy nhất ở Trùng Khánh.
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc  -  Phố Cổ Hồng Nhai Động
Phố Cổ Hồng Nhai Động chính là điểm đến không thể bỏ qua nếu bạn muốn tận hưởng cảnh đẹp và sự sôi động của thành phố vào buổi tối. Hãy tận hưởng cảm giác hòa mình vào không gian đầy kỳ bí và lãng mạn, nơi mà thực tế vượt xa những gì bạn từng tưởng tượng.
Hồng Nhai Động là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng với nhóm nhà sàn bằng gỗ độc đáo của thành phố Trùng Khánh cổ đại, nằm ở nơi giao nhau giữa sông Dương Tử và sông Jialing. Đây còn là nhân chứng lịch sử và văn hóa của thành phố Trùng Khánh với lịch sử hơn 2.300 năm.
Du lịch Trùng Khánh Trung Quốc -  Cáp treo sông
Một trong những điểm đặc sắc của giao thông Trùng Khánh Trung Quốc đó chính là cáp treo xuyên qua sông Trường Giang. Đến Trùng Khánh, ít nhất bạn phải một lần trải nghiệm phương tiện này.Từ trên cáp treo, bạn sẽ được ngắm toàn cảnh sông Trường Giang và thành phố Trùng Khánh. Một cảm giác rất tuyệt vời đúng không? Nếu có dịp du lịch Trung Quốc thì hãy thử qua sông Trường Giang bằng phương tiện này nhé!
Mời bạn tham khảo: Kinh nghiệm du lịch Trùng Khánh
Tham khảo chương trình Tour du lịch Trùng Khánh mới nhất: 
Tour Nam Ninh Trùng Khánh: Tour Nam Ninh Trùng Khánh: HÀ NỘI – NAM NINH – TRÙNG KHÁNH – KIM PHẬT SƠN
Tham khảo chi tiết các điểm tham quan Trùng Khánh trong video sau và đăng ký kênh youtube của THÁI AN TRAVEL để cập nhật các điểm đến du lịch thú vị nhất:
Lời kết
Trên đây là vài điều thú vị cũng như Top 5 địa điểm check-in tại Trùng Khánh Trung Quốc. Hãy thử một lần đến với Trùng Khánh, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp vừa sang trọng vừa cổ kính của thành phố giàu nhất nhì Trung Quốc! 
Tham khảo các tour du lịch Trung Quốc khác tại THÁI AN TRAVEL:
- Tour Đại Lý Lệ Giang Côn Minh
- Tour Hà Nội - Móng Cái - Đông Hưng 3 ngày 2 đêm
- Tour Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila - Mông Tự 6 ngày 5 đêm
- Tour Côn Minh mùa phượng tím
- Tour Côn Minh - Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila
Thái An Travel
Thái An Travel - Đơn vị lữ hành uy tín chuyên tour & sự kiện du lịch -Dịch vụ đặt phòng, combo du lịch - Tour du lich trong nước và Tour nước ngoài. 
- Hotline: 0862.880.833
- Địa chỉ: Số 27 Lô 5 Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Website: https://thaiantravel.com/
0 notes
tenhaychotre · 5 months
Text
Ý Nghĩa Tên Đỗ Quyên: Tên Hợp Mệnh Cho Bé
Tên Đỗ Quyên là một cái tên đẹp, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và phù hợp để đặt cho con gái. Trong bài viết này Tên Hay Cho Trẻ sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huy những thông tin về ý nghĩa tên Đỗ Quyên và có thể lựa chọn được tên phù hợp cho con mình. Ý nghĩa tên Đỗ Quyên Theo truyền thuyết, tên "Đỗ Quyên" bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu cảm động của chàng trai Mường và người con gái tên Đỗ Quyên. Họ yêu nhau say đắm nhưng bị chia cắt bởi hủ tục, cuối cùng hóa thành hai cây hoa đỗ quyên quấn quýt bên nhau. Do đó, tên "Đỗ Quyên" tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, son sắt, dù trải qua bao khó khăn vẫn hướng về nhau.  Trong phong thủy, hoa đỗ quyên được xem là loài hoa mang lại may mắn, tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Do đó, đặt tên con là Đỗ Quyên cũng thể hiện mong muốn của cha mẹ về một cuộc sống sung túc, an khang và thịnh vượng cho con. Vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết: Tên "Quyên" là biểu tượng của hình ảnh loài chim quyên nhỏ nhắn, xinh đẹp với tiếng hót líu lo, du dương. Hoa đỗ quyên cũng là một loài hoa rực rỡ, kiều diễm, tượng trưng cho sự thanh tao, thuần khiết. Tính cách tốt đẹp: Tên "Đỗ Quyên" thường được đặt cho những người con gái có tính cách dịu dàng, ôn hòa, nết na, thùy mị. Ngoài ra, tên Đỗ Quyên theo mong muốn của cha mẹ là con gái sẽ có một cuộc sống bình an, hạnh phúc và viên mãn. Để phân tích tên Đỗ Quyên trong thần số học Tính giá trị số của từng chữ Đỗ: D = 4, Ổ = 6 => 4 + 6 = 10. Quyên: Q = 8, U = 3, Y = 7, Ê = 5, N = 5 => 8 + 3 + 7 + 5 + 5 = 28. 10 + 28 = 38. Giải nghĩa con số chủ đạo 38 Ưu điểm Người có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, có tầm nhìn xa và quyết đoán. Khả năng giao tiếp tốt, dễ dàng thuyết phục người khác.  Có óc sáng tạo, thích khám phá và học hỏi những điều mới, gây dựng sự nghiệp. Là người có trách nhiệm với gia đình, biết quan tâm và giúp đỡ người khác. Nhược điểm Dễ nóng giận, bốc đồng và thiếu kiên nhẫn. Thích thể hiện bản thân, hay khoe khoang và tự mãn. Có xu hướng độc đoán, thích áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Dễ bị phân tâm bởi những điều mới mẻ, khó tập trung vào một việc. Phân tích tên Đỗ Quyên trong phong thủy Đỗ: Chữ "Đỗ" có bộ "Đậu" (木) thuộc hành Mộc. Ngoài ra, chữ "Đỗ" còn có âm Hán Việt là "Dǔ" (杜), cũng thuộc hành Mộc. Quyên: Chữ "Quyên" có bộ "Cỏ" (艸) thuộc hành Mộc. Ngoài ra, chữ "Quyên" còn có âm Hán Việt là "Quān" (鹃), cũng thuộc hành Mộc. Tên Đỗ Quyên mang ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho sự thanh tao, thuần khiết, may mắn và tài lộc. Mệnh phù hợp: Tên Đỗ Quyên phù hợp với những người mệnh Mộc và mệnh Thủy. Mệnh Mộc: Những người mệnh Mộc sinh vào các năm: 1988, 1999, 2010, 2021, 2032, v.v. Theo ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa, do đó người mệnh Mộc đặt tên Đỗ Quyên (hành Mộc) sẽ được tương sinh, mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Mệnh Thủy: Những người mệnh Thủy sinh vào các năm: 1996, 2003, 2012, 2023, 2034, v.v. Theo ngũ hành tương hỗ, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, do đó người mệnh Thủy đặt tên Đỗ Quyên (hành Mộc) sẽ được tương sinh, tương hỗ, mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Kết luận Tên Đỗ Quyên là một cái tên đẹp, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và phù hợp với bé gái. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa tên Đỗ Quyên và quyết định đặt tên cho bé nhé! Read the full article
0 notes
dientu-laptop · 6 months
Text
Hoàng Hôn và Hương Thơm Dịu Dàng Của Hoa Đỗ Quyên
 Đỗ quyên là một trong những loài hoa đẹp và đặc biệt của Việt Nam. Với hương thơm dịu dàng và sắc đỏ rực rỡ, Đỗ quyên đã trở thành biểu tượng của sự lãng mạn và tình yêu trong văn hóa dân gian. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về hoàng hôn và hương thơm dịu dàng của đỗ quyên, cùng nhau tìm hiểu về những điều thú vị về loài hoa này.
Sắc Đỏ Rực Rỡ Của Đỗ Quyên
Tumblr media
Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron simsii, thuộc họ thược dược (Ericaceae). Loài này được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu là ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Việt Nam, đỗ quyên được trồng nhiều ở các vùng núi cao như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo và Mộc Châu.
Đỗ quyên có màu sắc rất đa dạng, từ trắng, hồng, cam, vàng cho đến đỏ rực rỡ. Tuy nhiên, màu đỏ vẫn là màu chủ đạo. Với sắc đỏ rực rỡ, đỗ quyên thường được coi là biểu tượng của tình yêu và lãng mạn trong văn hóa dân gian Việt Nam. Ngoài ra, nó còn có hương thơm dịu nhẹ, khiến ai cũng bị cuốn hút bởi sự quyến rũ của nó.
Xem thêm tại Hoa Xinh Flowers: https://hoaxinhflowers.store/shop/
Biểu Tượng Của Tình Yêu
Tumblr media
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, đỗ quyên được coi là biểu tượng của tình yêu và lãng mạn. Theo truyền thuyết, người con gái xưa luôn mang theo một cành đỗ quyên trong ngày cưới để biểu hiện tình yêu và lòng trung thành của mình đối với chàng trai. Ngoài ra, đỗ quyên còn được sử dụng trong các lễ cưới và lễ hỏi để tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân.
Ngoài ra, nó còn được coi là biểu tượng của sự kiên trì và bền bỉ. Với khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và khói bụi, đỗ quyên luôn nở rực rỡ và đẹp đẽ. Điều này đã trở thành một thông điệp ý nghĩa cho những người yêu nhau, khiến họ luôn tin tưởng vào tình yêu và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để bên nhau.
Hương Thơm Dịu Dàng Của Đỗ Quyên
Tumblr media
Không chỉ có màu sắc đẹp, đỗ quyên còn có hương thơm dịu dàng và quyến rũ. Hương thơm của đỗ quyên được mô tả là dịu nhẹ và tinh tế, khiến ai cũng bị cuốn hút bởi sự quyến rũ của nó. Đặc biệt, hương thơm còn có tác dụng làm dịu và thư giãn tâm trí, giúp con người cảm thấy thoải mái và thư thái.
Đỗ quyên cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm làm đẹp như nước hoa, xà phòng và kem dưỡng da. Với hương thơm dịu nhẹ và tinh tế, nó đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà sản xuất mỹ phẩm.
Đỗ Quyên – Sự Kết Hợp Tuyệt Vời Giữa Hoàng Hôn và Hương Thơm
Đỗ quyên không chỉ có màu sắc đẹp và hương thơm dịu dàng, mà còn có một sự kết hợp tuyệt vời giữa hoàng hôn và hương thơm. Bởi vì đỗ quyên thường nở vào buổi chiều tà, khi mặt trời bắt đầu lặn và ánh nắng vàng ấm áp của hoàng hôn lan tỏa khắp nơi. Khi đó, những cánh hoa rực rỡ và hương thơm dịu dàng của nó sẽ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp và lãng mạn.
Tumblr media
Hoàng Hôn – Thời Điểm Lý Tưởng Cho Đỗ Quyên Nở Rộ
Hoàng hôn là thời điểm lý tưởng cho đỗ quyên nở rộ. Vào thời điểm này, ánh nắng vàng ấm áp của hoàng hôn sẽ làm nổi bật màu sắc đỏ rực rỡ của nó, khiến nó trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Ngoài ra, hoàng hôn còn là thời điểm mát mẻ và dễ chịu nhất trong ngày, khiến ai cũng muốn dừng lại và thưởng thức vẻ đẹp của đỗ quyên.
Hương Thơm Dịu Dàng – Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Với Hoàng Hôn
Hương thơm dịu dàng của đỗ quyên cũng được kết hợp hoàn hảo với hoàng hôn. Vào thời điểm hoàng hôn, không khí trở nên mát mẻ và trong lành, khiến hương thơm của nó lan tỏa khắp nơi. Điều này đã tạo nên một không gian thơm ngát và lãng mạn, khiến ai cũng muốn dừng lại và thưởng thức hương thơm dịu dàng này.
Bó Đỗ Quyên – Món Quà Ý Nghĩa Cho Người Thân
Tumblr media
Đỗ Quyên – Món Quà Tuyệt Vời Cho Ngày Cưới
Trong các lễ cưới, bó đỗ quyên được coi là một món quà tuyệt vời dành cho cô dâu. Với sắc đỏ rực rỡ và hương thơm dịu dàng, đỗ quyên sẽ làm nổi bật vẻ đẹp và sự quyến rũ của cô dâu trong ngày trọng đại. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa là sự kiên trì và bền bỉ trong tình yêu, gửi gắm thông điệp tình yêu và hạnh phúc cho cô dâu và chú rể.
Đỗ Quyên – Món Quà Ý Nghĩa Cho Người Thân
Đỗ quyên cũng là một món quà ý nghĩa cho người thân trong các dịp lễ tết. Với sắc đỏ rực rỡ và hương thơm dịu dàng, nó sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người nhận. Đặc biệt, đỗ quyên còn có ý nghĩa là sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc sống, gửi gắm thông điệp yêu thương và chúc phúc cho người thân.
Kết Luận
Tumblr media
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, đỗ quyên đã trở thành biểu tượng của tình yêu và lãng mạn. Với màu sắc đỏ rực rỡ và hương thơm dịu dàng, đỗ quyên đã tạo nên một không gian lãng mạn và quyến rũ vào buổi hoàng hôn. Bó đỗ quyên cũng là một món quà ý nghĩa và đặc biệt dành cho người thân, gửi gắm thông điệp tình yêu và hạnh phúc trong cuộc sống. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về hoàng hôn và hương thơm dịu dàng của đỗ quyên, một trong những loài đẹp và đặc biệt của Việt Nam.
Xem thêm tại: https://www.facebook.com/
Bài viết liên quan: /moi-lien-ket-thien-nhien-giua-hoa-cam-chuong-va-hoang-hon/
0 notes
camnangnhanong · 9 months
Text
0 notes
tenhaychocon01 · 6 months
Link
0 notes
bimat24h · 7 months
Text
Bật Mí 5+ Cách Làm Hoa Đỗ Quyên Nhanh Nở Kịp Tết
Tumblr media Tumblr media
Cách Làm Hoa Đỗ Quyên Nhanh Nở Những đám hoa đỗ quyên mềm mại và hương thơm dịu dàng luôn làm cho không gian xung quanh trở nên tinh khôi và lãng mạn. Nếu bạn muốn tạo ra một khu vườn thơm ngát với những bông hoa đỗ quyên tự trồng tại nhà, đặc biệt là vào dịp Tết, hãy cùng bimat24h.com theo dõi bài viết dưới đây để học hỏi về hướng dẫn trồng và cách làm hoa đỗ quyên nhanh nở hoa một cách đẹp mắt.
Thông Tin Về Hoa Đỗ Quyên 
Hoa Đỗ Quyên là một loài hoa rất phổ biến để trang trí, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán. Cây hoa Đỗ Quyên, được biết đến với cái tên đặc biệt "The Royalty of the Garden" (Quý Tộc của Khu Vườn), thực sự là một loài hoa quyến rũ với màu sắc rực rỡ, hấp dẫn mọi ánh nhìn. Với hơn 100 giống khác nhau, hoa Đỗ Quyên mang đến đa dạng về hình dáng, màu sắc, và hương thơm đặc biệt. Các bông hoa có nhiều cánh xoăn xếp chồng lên nhau, có đủ màu sắc như tím, đỏ, hồng, trắng,... Hình dáng của hoa có thể là ống, phễu, hoặc chuông với mùi hương thanh lịch và sang trọng. Loài hoa này thường được sử dụng để trang trí trong những sự kiện đặc biệt như đám cưới, ngày lễ, và đặc biệt là vào dịp Tết. Cây Đỗ Quyên thường mọc dạng bụi, thấp, có thể chỉ mọc từ 10-20 cm, nhưng cũng có những cây cao lên tới 2m. Lá của cây nhỏ hơn so với hoa, có hình nhọn và dài, tạo nên sự đan xen tinh tế với hoa.
Phân Loại Của Hoa Đỗ Quyên
Tumblr media
Phân Loại Của Hoa Đỗ Quyên Hoa Đỗ Quyên có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, trong đó có phân loại dựa trên tính chất của lá, có phải là lá rụng hay lá thường xanh. Hoa Đỗ Quyên lá rụng: Cây có lá rụng vào mùa thu hoặc mùa đông. Thường có hoa to, đa dạng màu sắc và hương thơm, phù hợp với khí hậu ôn đới và cần được bảo vệ khỏi gió lạnh. Những loại nổi bật bao gồm hoa Đỗ Quyên Nhật Bản (Rhododendron japonicum), hoa Đỗ Quyên Exbury (Rhododendron Exbury), hoa Đỗ Quyên Mollis (Rhododendron mollis),... Hoa Đỗ Quyên lá thường xanh: Cây hoa này có lá không rụng suốt cả năm. Những loài thường có hoa nhỏ, ít màu sắc và không thơm như loại lá rụng. Phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cần được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời mạnh. Các loại nổi bật bao gồm hoa Đỗ Quyên châu Á (Rhododendron indicum), hoa Đỗ Quyên Satsuki (Rhododendron Satsuki), hoa Đỗ Quyên Kurume (Rhododendron Kurume),... Ngoài ra, người ta cũng có thể phân loại hoa Đỗ Quyên dựa trên kích thước cây, kích thước hoa, màu sắc hoa, và thời gian nở hoa.
Cách chăm sóc hoa Đỗ Quyên
Tumblr media
Cách chăm sóc hoa Đỗ Quyên Sinh trưởng và phát triển Hoa Đỗ Quyên có hiệu suất tốt trong khí hậu ôn đới, do đó, để trồng và chăm sóc hoa Đỗ Quyên để nở đúng dịp Tết, có những điều cần lưu ý: Chọn Giống Trong thị trường hiện nay, giống hoa Đỗ Quyên Bỉ được sử dụng rộng rãi. Đây là giống cây nhỏ, đa dạng màu sắc, phổ biến với cả hai màu. Có thể trồng bằng cách gieo hạt, giâm cành hoặc chiết. Phương pháp giâm và chiết có thể đạt được thành phẩm nhanh hơn so với phương pháp gieo hạt. Đất Trồng Đất trồng cho giống cây Đỗ Quyên Bỉ nên là đất chua, tránh trồng trong đất kiềm có thể gây chết cây. Đất cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, thông thoáng gió, giàu mùn, và đủ phân bón. Độ pH lý tưởng là từ 4 - 5. Để tạo ra loại đất tốt nhất cho cây Đỗ Quyên, nên kết hợp đất với mùn từ các loại lá cây họ thông và tùng mục. Kỹ Thuật Thay Chậu Việc thay chậu là quan trọng. Thực hiện khi chuyển cây từ đất vào chậu hoặc khi cây con lớn, rễ ra đầy chậu, đáy chậu có rễ ra ngoài. Sau 2 - 3 năm, khi dinh dưỡng cạn kiệt, cũng cần thay chậu. Thay chậu có thể thực hiện vào mùa xuân hoặc thu. Khi thay chậu, cần chọn chậu phù hợp với tuổi cây và lựa chọn chất liệu chậu đúng. Trước khi thay chậu, cần loại bỏ hoàn toàn đất, cắt bỏ rễ không tốt. Sau khi thay chậu, tưới nước đầy đủ, đặc biệt là khi thực hiện vào mùa đông để giữ ẩm cho cây. Kỹ Thuật Tưới Nước Hoa Đỗ Quyên có hệ rễ mạnh mẽ, vì vậy chúng rất nhạy cảm với tình trạng hạn hán và không chịu được ngập úng lâu dài. Nếu cây bị khô hoặc ngập úng, sẽ dẫn đến sinh trưởng kém, lá và hoa bị vàng rụng. Do đó, việc điều chỉnh lịch trình tưới nước phải phản ánh theo điều kiện thời tiết. Thời gian tốt nhất để tưới cây là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Trong giai đoạn cây đang sinh trưởng, nảy mầm hoặc đưa hoa, cần tăng lượng nước tưới. Trong những ngày khô hanh, cần phun nước xung quanh lá, hoa, chậu và mặt đất để tăng độ ẩm không khí. Nước tưới tốt nhất là nước tự nhiên, tiếp theo là nước sông, ao, hồ, và cuối cùng là nước máy. Để tăng độ chua, có thể thêm sulfate sắt hoặc dấm ăn vào nước tưới. Kỹ Thuật Bón Phân Cho Hoa Đỗ Quyên Hoa Đỗ Quyên không phải là loại cây ưa phân bón nhiều, vì vậy việc bón phân cần được thực hiện cẩn thận. Bón quá nhiều phân có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Để có hoa to và đẹp, cần bón một lượng phân phù hợp, và cách bón phân cũng là quan trọng. Theo kinh nghiệm của các nhà vườn: - Bón phân khô ít, phân nước pha loãng. - Thường chỉ bón phân cho cây từ 2 năm tuổi trở lên. - Cây 2-3 năm tuổi chỉ nên bón từ cuối xuân đến đầu hè, mỗi 10-15 ngày bón một lần phân loãng. - Cây từ 4 năm trở lên, mỗi năm bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và mùa thu. Giữa tháng 6, bón một lần phân P, K. Ngừng bón phân sau tháng 6 và đến khi hoa tàn, có thể bón nước phân loãng cho cây mọc cành mới. - Chú ý không bón nhiều phân vào mùa hè để tránh lá vàng, rụng lá. - Trong mùa hè, nếu cây đang sinh trưởng và chuẩn bị đưa hoa, có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) để kích thích ra nụ hoa. - Sau mỗi lần bón phân, cần tăng cường tưới nước và xới xáo đất. - Không cần bón phân sau mùa đông. Cách Làm Hoa Đỗ Quyên Nhanh Nở   Tỉa Cành Cắt tỉa các cành bị nhiễm sâu bệnh, cành yếu, khô, và những cành mọc dày. Thực hiện cắt tỉa để tạo hình, tăng cường sinh trưởng và phát triển của cây. Mùa sinh trưởng: Ngắt ngọn, uốn cành, chỉnh dày thưa. Kỳ ngủ nghỉ: Tập trung cắt cành sâu bệnh và cành yếu, ưu tiên cắt cành già và ngắn để thúc đẩy mọc ra cành mới. Nuôi Cây Trong Nhà Khi trưng bày trong nhà, đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng và không gian thoáng đãng. Hàng ngày, chuyển chậu hoa ra ngoài để cây được tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Trong kỳ ra hoa, tránh tưới nước trực tiếp vào hoa. Không để cây trưng b��y trong nhà quá lâu, cần thay đổi vị trí và đưa chậu ra vườn để chăm sóc trong khoảng 1 tháng. Cách Làm Hoa Đỗ Quyên Nhanh Nở Đúng Tết Điều Chỉnh Thời Kỳ Ra Hoa: Thời kỳ ra hoa chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng và nhiệt độ. Ban ngày nên duy trì nhiệt độ trên 27°C và ban đêm trên 18°C để kích thích hoa nở nhiều. Nụ hoa cần ánh sáng từ 5-16 giờ mỗi ngày. Sự Phân Hoá Chồi Hoa và Hoa Nở: Ảnh hưởng của sự phân hoá chồi hoa và quá trình nở phụ thuộc vào từng loại cây cụ thể. Phương Pháp Xử Lý Để Hoa Nở Sớm: Tăng cường chăm sóc, khuyến khích mọc cành mới. Khi cây đã phân hoá chồi hoa, giảm tưới nước, chiếu sáng nhẹ, hạ thấp nhiệt độ. Bảo đảm đất trồng ẩm nhưng không quá nước.
Kết luận
Loài hoa Đỗ Quyên không chỉ mang đến vẻ đẹp thanh thoát và quyến rũ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và tâm linh của nhiều quốc gia. Hoa Đỗ Quyên trở thành biểu tượng của tình yêu lứa đôi, nghĩa tình vợ chồng son sắt và lòng chung thủy. Theo quan điểm phong thủy, hoa Đỗ Quyên tượng trưng cho sự sum vầy và ấm áp trong gia đình, giúp gia chủ xua đuổi tà khí, mang đến nhiều may mắn và tốt lành. Bên cạnh đó, hoa Đỗ Quyên còn được coi là biểu tượng của sức khỏe, với vẻ đẹp nữ tính, sự thanh lịch và thông minh, cũng như mang theo ý nghĩa về sự giàu có và thịnh vượng. Hy vọng rằng bài viết chia sẻ về cách làm hoa Đổ Quyên nhanh nở có thể giúp bạn có được những đóa hoa nở đúng dịp đẹp nhất nhé! Read the full article
0 notes
thiendoanng · 8 months
Text
(646)*470 / ẢO ẢNH CUỘC ĐỜI
Tung trời én lượn gió ngàn bay , Cành mai hiu hắt nẻo đơn gầy . Sải cánh xa vời đôi chân mỏi , Chim đàn lạc lối giữa trời mây .
Trăng vành vạnh hàng cây chắn lối , Cô phòng le lói thoáng lạnh căm . Than thở sầu bi sầu bao nỗi , Nhìn con trân trối nghĩa tình thâm …
Đỗ Quyên lạc loài thầm khan cổ , Xuân rạo rực lấp ló ánh hồng . Vời vợi trời cao trông không thấu , Mỏi mòn đau đáu ở trong lòng …!
Bước dong ruổi đo lường bất trắc , Bao cảnh đời vạn vật đổi thay ! Nghĩa gì đâu thày lay cách mặt , Thời gian có áp đặt chờ ai …?
Đoá hồng trước gió sống nguôi ngoai. Xác xơ kiếp số mối u hoài ! Phước , họa , buồn , vui , dù được , mất , Tình là ảnh ảo cuộc trần ai ….!
Vinh hoa cặn bã che ngoài đôi mắt , Gió hiu hắt cản lối đường về . Mộng mỵ não nề nghe huyền hoặc , Khổ đoạn trường phó mặc nhiêu khê …!
Nguyễn Đoãn Thiện California USA Tháng 7 năm 2011
Tumblr media
0 notes
bengoan · 8 months
Text
(646)*470 / ẢO ẢNH CUỘC ĐỜI
Tung trời én lượn gió ngàn bay , Cành mai hiu hắt nẻo đơn gầy . Sải cánh xa vời đôi chân mỏi , Chim đàn lạc lối giữa trời mây .
Trăng vành vạnh hàng cây chắn lối , Cô phòng le lói thoáng lạnh căm . Than thở sầu bi sầu bao nỗi , Nhìn con trân trối nghĩa tình thâm …
Đỗ Quyên lạc loài thầm khan cổ , Xuân rạo rực lấp ló ánh hồng . Vời vợi trời cao trông không thấu , Mỏi mòn đau đáu ở trong lòng …!
Bước dong ruổi đo lường bất trắc , Bao cảnh đời vạn vật đổi thay ! Nghĩa gì đâu thày lay cách mặt , Thời gian có áp đặt chờ ai …?
Đoá hồng trước gió sống nguôi ngoai , Xác xơ kiếp số mối u hoài ! Phước , họa , buồn , vui , dù được , mất , Tình là ảnh ảo cuộc trần ai ….!
Vinh hoa cặn bã che ngoài đôi mắt , Gió hiu hắt cản lối đường về . Mộng mỵ não nề nghe huyền hoặc , Khổ đoạn trường phó mặc nhiêu khê …!
Nguyễn Đoãn Thiện California USA Tháng 7 năm 2011
Tumblr media
0 notes
thptngothinham · 26 days
Text
Dàn ý so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương được THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và biên soạn theo nhiều cách khác nhau cho các em học sinh triển khai theo tư duy của mình một cách đầy đủ nhất Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước. Chủ đề so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương là một trong những đề bài tiêu biểu khi liên hệ hai tác phẩm về dòng sông nổi tiếng này với nhau. Vì vậy mà THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp những dàn ý so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương theo các cách khác nhau phù hợp với tư duy làm bài của em. Dàn ý so sánh vẻ đẹp sông Đà và sông Hương Dàn ý 1 - Phân tích song song hai vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận. – Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà – Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông – Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương, sông Đà, và về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước. II. Thân bài: 1. Nét tương đồng của 2 dòng sông: a/ Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước. b/ Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội. – Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận. – Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại…. c/ Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình: – Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính… – Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế… d/ Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác: – Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ: + Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng. + Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế. – Uyên bác: cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông. 2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông: a/ Sông Đà: – Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác -> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người. – Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đều mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến… – Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với thần sông, thần đá… >>Tham khảo: Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà b/ Sông Hương: – Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng, man dại; khi ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như người tài nữ đánh đàn giữa đem
khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là người con gái dịu dàng của đất nước. – Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ phù sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay. – Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế, sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng ” vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu, thể hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo. – Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế 3. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân dựa trên những gợi ý sau : Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan đất nước qua hành động cụ thể như: yêu quí, bảo vệ môi trường, quảng bá thắng cảnh… III/ Kết luận Đánh giá chung về đóng góp của hai nhà văn: – Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độc đáo của 2 tâm hồn có tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻ đẹp của non sông đất nước Việt Nam. – Mỗi nhà văn đều có 1 phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú, đa dạng về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình. Tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông Dàn ý 2 - Phân tích lần lượt vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương 1. Mở bài Đã từ lâu, trong tâm khảm của người Việt Nam, câu chuyện về một làng, một thôn nào đấy bắt đầu từ câu chuyện về những con sông. Đã bao nhiêu dòng sông trên đất nước hình chữ S này cặm cùi với vai trò người mẹ phù sa nuôi lớn tâm hồn bao thế hệ. Bằng sự gắn bó và tình yêu mến dành cho quê hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khác họa hình tượng sông Hương – xứ Huế với dáng dấp yêu kiều của một nàng thiếu nữ. Trong khi đó, Nguyễn Tuân lại xây dựng một con sông Đà có tính cách đặc biệt vừa hung bạo, vừa trữ tình. 2. Thân bài * Vẻ đẹp sông Hương: Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương + Sông Hương ở thượng lưu: dòng sông ở thượng nguồn như một “bản trường ca của rừng già”được ví như “cô gái Digan phóng khoáng và man dại, sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng trí tuệ của người mẹ phù sa => nơi khởi nguồn sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính. + Sông Hương trên hành trình tìm đến với Huế:Sông Hương như người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, khi về xuôi nó như người con gái tìm kiếm tình nhân đích thực. + Sông Hương giữa lòng thành phố Huế: nhìn bằng đôi mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo thành đường nét hết sức tinh tế; sông như điệu slow sâu lắng, trữ tình dành riêng cho Huế; sông Hương trong cái nhìn say đắm của nhà văn là một người tình chung thủy. + Sông Hương trước khi từ biệt Huế: như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa. Sông Hương – dòng sông của lịch sử, thơ ca, âm nhạc + Lịch sử: Sông Hương như một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của đất nước + Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ, dòng sông chưa bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nhà thơ. Nghệ thuật: Bút pháp giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, sử dụng nhiều nghệ thuật nhân hóa, so sánh, văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa.. >>Xem thêm: Văn mẫu Vẻ đẹp của sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông * Vẻ đẹp sông Đà: Vẻ đẹp hung bạo của một dòng sông duy nhất trên đất nước chảy về hướng Bắc. + Cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá chẹt lòng sông như cái yết hầu + Đoạn mặt ghềnh Hát Loong: trong khung cảnh mênh mông hàng cây số là một thế giới đầy gió, đá giăng đến chân trời, bọt tung trắng xóa. + Những cái hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan mọi chiếc thuyền + Âm thanh của dòng thác luôn thay đổi: lúc thì oán trách nỉ non, lúc khiêu khích chế nhạo, lúc đột ngột gầm thét.. + Những trùng vi thạch trận bày sẵn ra, bí hiểm để ăn chết con thuyền và người lái đò
Nguyễn Tuân làm trang văn mình lung linh nhờ những vẻ đẹp mà ông vay mượn ở các bộ môn nghệ thuật khác làm nên hàng loạt so sánh, liên tưởng bất ngờ. Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng: + Dòng chảy uốn lượn như mái tóc người thiếu nữ “con sông Đà tuôn tài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuộn cuộn mù khéo mèo đốt nương xuân” + Cảnh vật hai bên bờ hoang sơ nhuốm màu cổ tích, trù phú tràn trề nhựa sống Nghệ thuật: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng hình tượng con sông; kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, liên tưởng; khám phá con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Điểm tương đồng, khác biệt: Tương đồng: Cả hai con sông đều được khám phá ở phương diện trữ tình, thơ mộng và hoang sơ. Hai nhà văn đều sử dụng thể loại tùy bút một áng văn xuôi trữ tình mang nhiều cảm hứng sáng tạo và tính cá nhân. Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân đều huy động kiến thức từ các bộ môn văn hóa, lịch sử, địa lý và tài năng uyên bác của mình trong sử dụng ngôn ngữ. Khác biệt: + Hoàng Phủ Ngọc Tường ví dòng sông Hương với hình tượng người phụ nữ khi thì mang dáng vấp của cô gái Digan phóng khoáng và man dại, khi thì như nàng thiếu nữ ngủ mơ mang, lúc lại như tài nữ đánh đàn lúc nữa đêm, rồi có lúc như nàng Kiều thủy chung tìm về với chàng Kim. Tác giả viết tùy bút về dòng sông từ cảm hứng một cuộc tìm kiếm có ý thức trong tình yêu + Nguyễn Tuân cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà ở hai mặt hung bạo và trữ tình, khám phá con sông đầy tiềm năng cho sự phát triển của đất nước. Sông Đà đẹp nét đẹp của một con người đầy cá tính: lúc như bầy thủy quái, lúc như một cố nhân. Đặc biệt, Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp hung bạo của con sông để làm nổi bật sự tài hoa, trí tuệ của con người. Lí giải sự khác biệt Dựa trên sự khác nhau trong hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ thuật của từng nhà văn: Tuỳ bút Nguyễn Tuân giàu chất kí, chất truyện. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu chất trữ tình - chất tuỳ bút. Cùng có phong cách tài hoa uyên bác, nhưng Nguyễn Tuân tài hoa kiêu bạc, Hoàng Phủ Ngọc Tường tài hoa sâu lắng. 3. Kết bài Hoàng Phủ Ngọc Tường đ��n với sông Hương như một sự tương giao linh diệu của một tâm hồn Huế, gắn bó tha thiết với dòng sông với xứ Huế, với chiều sâu văn hoá của đất quê hương thì Nguyễn Tuân đến với sông Đà như đến với một sự thử thách để bộc lộ cái Tôi độc đáo tài hoa, thể hiện cảm hứng mãnh liệt trước cái đẹp, cái khác thường phi thường. Với hai dàn ý so sánh vẻ đẹp sông Đà và sông Hương trên, các em học sinh có thể từ đó triển khai cho mình hai bài văn có nội dung, logic khác nhau. Thêm vào đó THPT Ngô Thì Nhậm cũng mở rộng nội dung tham khảo cho các em bằng bài văn mẫu dưới đây, các em theo dõi thêm nhé. Văn mẫu so sánh vẻ đẹp sông Đà và sông Hương Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu- những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngòi bút của mình về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, của con người trong thời đại đổi mới. Họ luôn tìm thấy trên quê hương có những vùng núi non tuyệt đẹp, những di sản thiên nhiên đáng để con người trân trọng, luyến lưu. Và sông nước chính là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, dòng sông với dòng nước chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. “Người lái đò Sông Đà” –Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường được ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của các nhà văn. Tuy được sáng tác ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng ở cả hai tác phẩm đều tái hiện thành công vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm của những dòng sông quê hương. Viết về đề tài sông nước đã có nhiều bài thơ, bài văn rất thành công. Ta đã được chiêm ngưỡng một
dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác thấm đượm nỗi nhớ nhà trong “ Tràng giang” của Huy Cận hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, chỉ là cái cớ để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút của các nhà văn hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” và hình ảnh dòng sông của xứ Huế mộng mơ hiện lên mang nhiều nét chung độc đáo. Cả hai nhà văn đều khắc họa hình tượng dòng sông với vẻ đẹp, dáng vẻ phong phú, đa dạng ở nhiều khoảng thời gian, không gian,với điểm nhìn khác nhau. Dòng sông Đà trước tiên được Nguyễn Tuân có lúc nhìn ngắm như một người xa lạ, có lúc lại như một cố nhân thân thuộc; có khi ngắm nhìn sông Đà từ trên cao , khi lại tiến đến cận cảnh để nhận ra rõ hơn vẻ đẹp của nó. Về thời gian, sông Đà được nhà văn chiêm ngưỡng ở cả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông- mỗi mùa lại đem đến cho tác giả những xúc cảm, ấn tượng riêng. Qua đó nhà văn muốn đưa đến cho người đọc một cái nhìn đa dạng, toàn diện về vẻ đẹp của con sông yêu thương. Với dòng sông Hương , Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thể hiện thành công vẻ đẹp hoàn chỉnh về nhiều góc độ của nó. Nhà văn đã ghi lại được vẻ đẹp phong phú của sông Hương lúc ở thượng lưu, ở ngoại vi, ở giữa lòng thành phố Huế. Và như vậy dường như vẫn chưa đủ, ông còn mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về sông Hương qua vẻ đẹp trong lịch sử, cuộc đời và thi ca. Có thể nói, cả hai nhà văn đã tái hiện thật độc đáo và đa dạng vẻ đẹp của dòng sông gắn bó tha thiết với mình qua nhiều phương diện khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn, sự lôi cuốn cho người đọc, để lại trong họ nhiều ấn tượng đậm nét. Để có được tác phẩm hay như vậy, để làm nổi bật được vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông đó, tất cả đều phải trải qua ngòi bút tài hoa, uyên bác của các nhà văn. Ở mỗi nhà văn lại có cách diễn đạt và cảm nhận riêng, song họ lại bắt gặp, đồng điệu tâm hồn trong sự khả năng quan sát tinh tế thông qua những liên tưởng, so sánh đầy tính tạo hình, biểu cảm. Vẻ đẹp của dòng sông cũng vì thế mà càng đậm nét hơn, ấn tượng hơn. Cả hai con sông đều được ví như những người con gái trẻ trung mang trong mình những vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi “ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình; đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” ; “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”… Bằng vốn hiểu biết phong phú, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo các nhà văn đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên miền sông nước với vẻ đẹp trữ tình đằm thắm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc đồng thời làm sống dậy trong họ tình cảm yêu thương, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương, xứ sở, của Tổ quốc. Bên cạnh những nét chung độc đáo, vẻ đẹp trữ tình của hai con sông còn mang những nét riêng vô cũng đặc sắc. Đầu tiên là vẻ đẹp của dòng sông Đà. Con Sông Đà hùng vĩ dài trên năm trăm cây số ,ở nơi thượng nguồn nó mang một vẻ đẹp hào hùng và thách thức, vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn mang bộ mặt khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả; nó giống như một cô thiếu nữ xinh đẹp trút bỏ cái vẻ “đỏng đảnh” để trở về với vẻ đẹp dịu dàng lãng mạn của mình- một nét tính khác của Sông Đà đươc Nguyễn Tuân dùng ngòi bút tài hoa để miêu tả mang đậm chất chữ tình. Và cũng giống như con Sông Đà khi hung bạo, nó được con người luôn khát khao tìm kiếm cái đẹp kia miêu tả ở nhiều góc độ. Lúc thì nhà văn nhìn con sông từ trên tàu bay, từ trên cao, có lúc lại nhìn qua đám mây mùa xuân, khi nhìn qua đám mây mùa thu, có khi tác giả cảm nhận dòng sông bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũng có khi bằng đôi mắt lịch sử, của hồi ức, của quá khứ, và ở điểm nhìn, con Sông Đà lại có một vẻ đẹp khác nhau. Khát khao tìm đến một cái vẻ đẹp mới hoàn
mĩ cùng bản tính của một người nghệ sĩ luôn mong muốn tìm kiếm sự mới lạ độc đáo đã khiến cho dòng Sông Đà trở nên sinh động “ đóng đinh” vào trong lòng người đọc. Con sông đầy ghềnh thác tung bọt trắng xóa nhìn từ trên xuống ngoằng ngoèo như một cái dây thừng. Rồi có lúc nó lại giống như một thiếu nữ mà có lẽ nói đúng hơn là một tiên nữ giáng trần khiến cho người ta phải mê mẩn: “ Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Cũng giống như rất nhiều những câu văn sau đó nữa, câu văn ngân vang lên như một bài thơ, dòng sông giờ đây trở nên thật hiền lành, nó như một nét vẽ đẹp tô điểm cho bức tranh của núi rừng Tây Bắc. Và vẻ đẹp của Sông Đà không bao giờ nhàm chán. Ở mỗi thời điểm khác nhau người ta lại thấy Sông Đà trong một dáng vẻ, hình hài khác nhau: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về…” Dường như ở con sông Đà không có chỗ cho những cái sơ sài, tất cả đều phải là tuyệt đỉnh. Không gian lắng đọng trong vẻ đẹp của “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”. Nguyễn Tuân đã gợi lên vẻ đẹp của sông Đà bằng hai từ “gợi cảm”. Và quả thực ,vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông khiến cho người ngoạn cảnh gặp lại có cảm giác “đằm đằm ấm ấm”, gợi biết bao thi vị. Trong vẻ đẹp của Sông Đà, họ phát hiện ra nó đẹp như một bức tranh đường thi vẽ cảnh “Yêu hoa tam nguyệt há Dương Châu “của Lý Bạch. Vẻ đẹp như trang nghiêm trong mạch cổ Đường thi, vừa lắng đọng về một thời Lí, Trần, Lê vừa bâng khuâng cảm giác về sự sống đâm chồi nảy lộc: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ thời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi . Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra nhưng nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Vừa vượt qua ghềnh thác Sông Đà, ai nghĩ Sông Đà lại có một quãng sông lặng tờ đến vậy ? ấy thế mà điều đó lại đang hiện hữu. Đến quãng sông này, Sông Đà như môt dòng sông vắt qua thời gian, như một chứng nhân im lặng đang âm thầm đóng góp vẻ đẹp của mình cho đất trời. Nhà văn đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đối thoại với thiên nhiên,bờ bãi ven sông. Dường như con người muốn hoà mình cùng cảnh vật để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sức cuấn hút của dòng sông. Bờ sông lúc này như biến thành một bờ cổ tích. Giữa con người và thiên nhiên có một mối chan hoà, giao cảm và đồng điệu tuyệt vời: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương ,chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông ,bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Cuộc đối thoại tưởng tượng của nhà văn khiến cho thiên nhiên hiện hình với tất cả vẻ hoang sơ của nó, dường như nằm ngoài những biến động, âm thanh của cuộc sống con người. Có lẽ ở nơi đây chỉ có thiên nhiên làm chủ vẻ đẹp của chính mình và con người chỉ đóng vai trò là một “ông khách” thưởng ngoạn cái đẹp. Giữa con người và thiên nhiên có một mối quan hệ hòa hợp, thân thiện. Mọi chuyển động dường như đều cố gắng để không làm ảnh hưởng đến cái dòng chảy tĩnh lặng như thời tiền sử ấy. Qúa khứ và hiện tại đan xen khẳng định vẻ đẹp bất biến theo thời gian. Ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tràn đầy âu yếm và nâng niu. Mỗi câu chữ đều quyện chặt tình yêu với con sông thể hiện sinh động qua biện pháp nhân hóa. Màu sắc và hình ảnh hiện lên đẹp như một bức tranh. Nhà văn đã khiến cho bức tranh ấy mang một vẻ đẹp hoàn hảo, độc đáo và đầy ấn tượng.
Có dòng sông, có nước sông, có cảnh vật hai bên bờ sông nhưng đó phải là con sông như một áng tóc trữ tình, bờ sông như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Sông Đà đẹp ! đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng với Nguyễn Tuân dòng sông mang một vẻ đẹp hoàn mĩ. Nó không chỉ đơn giản là một dòng sông chảy tràn qua núi rừng Tây Bắc mà trở thành một sinh thể sống động, một linh hồn tinh tế và nhạy cảm. Dòng sông Đà hùng vĩ, hiểm trở là kẻ thù, là thách thức, là một kẻ “hằng năm đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người” ; vượt qua đoạn thượng nguồn nó đã trở thành một cố nhân. Và khi trước cảnh: “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh- Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” Sông Đà trở thành “người tình nhân chưa quen biết”… Cứ thế, bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh vẻ đẹp của con sông bằng tất cả niềm say mê, tình yêu với sông núi, giang san. Nhà văn đã hát lên những lời ngợi ca say sưa về vẻ đẹp trữ tình tuyệt vời của Sông Đà như một khúc ca hùng tráng, ngập tràn yêu thương đối với một vùng thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. Đến với dòng sông của xứ Huế thơ mộng, như một “hướng dẫn viên du lịch” tài năng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc một cái nhìn vô cùng toàn diện nhưng không kém phần hấp dẫn về vẻ đẹp trữ tình của sông Hương. Ở thượng nguồn sông Hương mang vẻ đẹp huyền bí, chẳng phải ngẫu nhiên nhà văn lại gọi dòng sông như một “bản trường ca của rừng già”. Ở nơi khơi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng vĩ, vừa trữ tình như một bản trường ca bất tận của thiên nhiên. Tại nơi rừng đại ngàn sông Hương “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo. Với hình ảnh so sánh này, nhà văn đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông. Không những thế tác giả còn nhân hóa dòng sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính, tâm hồn “rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Ra khỏi rừng già, sông Hương trở thành một “người mẹ phù sa” của một vùng văn hóa xứ sở. Nó không chỉ giúp người đọc có thêm một góc nhìn, một sự hiểu biết về vẻ đẹp hùng vĩ, man dại, đầy chất thơ của sông Hương mà còn mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn muốn ghi công: sông Hương như một đấng sáng tạo đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Sông Hương chính là một khởi nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa- văn hóa Huế. Khi ở ngoại vi thành phố Huế nhà văn đã cảm nhận “sông Hương như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây thủy trình của con sông khi nó bắt đầu về xuôi tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức trong một câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhuốm màu cổ tích. Dòng sông lúc này mang một dáng vóc mới đầy khát khao và lãng mạn “ sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Hành trình đến với “người tình mong đợi” của “người gái đẹp” khá gian truân và nhiều thử thách khi nó phải vượt qua một loạt chướng ngại vật :điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán… nhưng chính trong quá trình ấy nó lại có cơ hội khoe tất cả vẻ đẹp của mình- vẻ đẹp gợi cảm với những đường cong tuyệt mĩ. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thấy được ở dòng sông này một vẻ đẹp khác nữa sâu lắng hơn, bí ẩn hơn đó là vẻ trầm mặc như triết lý , như cổ thi của sông Hương đi giữa thiên nhiên. Sông Hương cũng chuyển mình ngày đêm bên những lăng tẩm thành quách của vua chúa thời Nguyễn, con sông hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như đang nép mình bên giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa phong kín trong lòng. Đến khi sông Hương đổ vào thành phố tương lai của nó, “nó đã kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam-đông bắc…, nó đã thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”.
Nhà văn đã dành cho sông Hương một tình cảm trìu mến, thân thương. Có như vậy, ông mới liên tưởng trạng thái sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đôi mắt sâu sắc của nhà văn đã nhìn ra mối quan hệ biện chứng giữa dòng sông Hương mềm mại với con người xứ Huế. Sông Hương dịu dàng, duyên dáng như đã góp phần hình thành nên tính cách nết na, ý nhị của người con gái cố đô.Với một trình độ văn hoá uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh vẻ đẹp của sông Hương với nhiều dòng sông nổi tiếng thế giới như sông Xen của Pa ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Nga,… Từ đó mà ông đã tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương vào buổi đêm về, “vẫn lập lòe trong đêm sương, những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Nhà văn quý điệu chảy lững lờ của sông Hương qua thành Huế. Ông cho rằng “Đây là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.” Có thể nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là một nhà văn hoá Huế thực sự, ông không chỉ nhìn sông Hương trôi ở trong hiện tại, ngày ngày mang phù sa và nguồn nước ngọt trao tặng vô tư cho những cánh đồng Châu Hóa, cho cuộc sống người dân xứ Huế; mà ông còn nhìn sông Hương như là khởi nguồn cho những giá trị tinh thần lịch sử.Sông Hương trong quá khứ qua các triều đại phong kiến vàng son, nó đã từng mang cái tên Linh giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam Tổ quốc nước Đại Việt. Nó đã từng vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ, rồi nó đi suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ góp phần làm nên những chiến công lẫy lừng vang dội cả thế giới như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”. Từ hiện thực kiêu hùng của Huế, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: “Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết dưới màu cỏ lá xanh biếc”. Mặt khác, sông Hương cũng là cội nguồn của thi ca nghệ thuật. Có biết bao văn nhân, thi sĩ đã từng rung động với dòng sông Hương như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu. Nhà văn đã tin rằng “có một dòng sông thi ca về sông Hương và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Cao Bá Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên rằng: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”.Thu Bồn nhìn dòng nước lững lờ của sông Hương mà bâng khuâng “Con sông dùng dằng con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” Và với Nguyễn Trọng Tạo, Hương Giang lãng đãng một bầu khí quyển huyền thoại thi ca giúp nhà thơ thăng hoa những vần thơ mê đắm: “Con sông đám cưới Huyền Trân Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn Hèn chi thơm thảo nỗi buồn Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ Con sông nửa thực nửa mơ Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên” Qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Cùng là vẻ đẹp trữ tình, cùng được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, uyên bác nhưng ở sông Đà, Nguyễn Tuân chủ yếu thể hiện vẻ đẹp hoang dại của thiên nhiên nhằm thỏa mãn thú ham xê dịch, còn sông Hương lại tập trung tái hiện vẻ đẹp văn hóa giàu chất trữ tình của dòng Hương giang. Sông Đà được miêu tả từ góc nhìn địa lý còn sông Hương lại được nhìn trên phương diện văn hóa, lịch sử.Tất cả điều đó đã tạo nên một ấn tượng độc đáo riêng của mỗi tác giả trong tâm hồn bạn đọc; đồng thời mang đến cho họ một cái nhìn mới mẻ, đa dạng về vẻ đẹp của thiên nhiên Tổ quốc.
Qua hai tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”- Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”- Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta có thể cảm nhận thật rõ nét vẻ đẹp trữ tình đầy thơ mộng, hấp dẫn của hai con sông quê hương. Nó không chỉ mang nét đẹp của thiên nhiên mà nó còn mang nhiều giá trị văn hóa, địa lý, lịch sử độc đáo. Qua đó thể hiện vẻ đẹp đa dạng, phong phú của cảnh sắc quê hương, bộc lộ tình yêu thiết tha, gắn bó với đất Việt của các nhà văn. *** Với những dàn ý so sánh vẻ đẹp sông Đà và sông Hương đa dạng, cùng bài văn mẫu hay nhất, THPT Ngô Thì Nhậm hi vọng các em sẽ tự hoàn thành một bài văn so sánh vẻ đẹp của hai con sông nổi tiếng trong thi ca Việt Nam này.
0 notes