#c��ng rằm tháng 7
Explore tagged Tumblr posts
Photo
Lễ Phục sinh theo âm lịch
Lễ Giáng sinh cố định vào ngày 25/12 dương lịch hằng năm. Điều nầy dễ hiểu vì 2000 năm trước chẳng ai biết thời gian chính xác Mẹ Maria lâm bồn, chỉ truyền tụng câu: "Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời" Mùa đông lạnh lẽo chí ít cũng vài tháng, có trời mới biết ngày Chúa sinh ra! Lúc ấy dân La mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt trời" (Feast of The SolInvictus) vào ngày 25 tháng 12. Năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.
Lễ Phục sinh có khác, lại dựa theo âm lịch! Nhiều người nhớ lại rằng Chúa Giêsu bị hành hình vào ngày thứ sáu, sống lại vào ngày chủ nhật, lúc đó trăng đã tròn và mùa xuân đã tới. Để giữ tính lịch sử, Giáo hội La Mã đã quyết định hằng năm tổ chức kỷ niệm Lễ Phục sinh đúng như thế hay gần đúng như thế: Là chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn, sau ngày xuân phân.
Ngày lễ Phục sinh hằng năm hóa ra rối rắm nhỉ! Đúng thế, một giáo dân vào đầu năm dương lịch hoàn toàn không biết năm nay ngày lễ Phục sinh là ngày nào! Chỉ cho đến khi linh mục giáo xứ thông báo Lễ Tro vào thứ tư, mới có căn cứ để tính nhẩm ngày chủ nhật lễ Lá là 40 ngày sau đó, kết thúc mùa chay và bước vào tuần Thánh, với ngày chủ nhật kế tiếp là lễ Phục Sinh.
Sở dĩ ngày lễ Phục sinh hằng năm không cố định vì phải tính được ngày rằm sau ngày xuân phân (21/3); chỉ đến khi ấy mới tìm ra ngày chủ nhật kề sau. Hóa ra ngày lễ Phục sinh có một phần phải tính theo âm lịch.
Cách tìm ngày lễ Phục sinh
A- Tìm ngày Phục sinh theo lịch treo tường:
1- Tìm đến ngày 21/3 DL (ngày xuân phân)
2- Xem AL ngày 21/3 là ngày nào:
a- Nếu AL là 15, dò tìm trên AL ngày 15 tháng sau. Từ đó tìm ngày chủ nhật kề sau đấy.
b- Nếu AL khác 15, dò tìm tiếp cạnh đó ngày 15 AL. Từ đó tìm ngày chủ nhật kề sau đấy.
B- Tìm ngày Phục sinh theo Excel (MS Office)
Có thể tìm ngày Phục sinh theo Excel, trị số tìm được đúng trong khoảng các năm từ 1900 đến 2368. Công thức của cell là:
=FLOOR("5/"&DAY(MINUTE(YYYY/38)/2+56)&"/"&YYYY,7)-34 mà YYYY là năm dương lịch. Ví dụ năm 2013 sẽ là:
=FLOOR("5/"&DAY(MINUTE(2013/38)/2+56)&"/"&2013,7)-34
bạn copy công thức trên, dán vào một ô bất kỳ trên một worksheet Nếu ô đó chưa được định dạng (General), kết quả là 41364 cho năm 2013. Nếu thế, nhấn vào ô đó, trên menu Excel, nhấn Format, nhấn Cells, Bảng Format cells hiện ra, chọn Date bên dưới và OK. Kết quả là ngày 3/31/2013
C- Tìm ngày Phục sinh theo VB6
Phép toán ngày phục sinh dựa theo cơ quan United States Naval Observatory (USNO)
Function EasterUSNO(YYYY As Long) As Date Dim C&, N&, K&, I&, J&, L&, M&, D& C = YYYY \ 100 N = YYYY - 19 * (YYYY \ 19) K = (C - 17) \ 25 I = C - C \ 4 - (C - K) \ 3 + 19 * N + 15 I = I - 30 * (I \ 30) I = I - (I \ 28) * (1 - (I \ 28) * (29 \ (I + 1)) * ((21 - N) \ 11)) J = YYYY + YYYY \ 4 + I + 2 - C + C \ 4 J = J - 7 * (J \ 7) L = I - J M = 3 + (L + 40) \ 44 D = L + 28 - 31 * (M \ 4) EasterUSNO = DateSerial(YYYY, M, D) End Function
Ta thử gọi cho năm 2013: MsgBox EasterUSNO(2013) Kết quả là 3/31/2013
Một function nhỏ dưới đây sẽ đúng chỉ trong các năm từ 1900 đến 2099:
Function EasterDate(Yr As Integer) As Date Dim D As Integer D = (((255 - 11 * (Yr Mod 19)) - 21) Mod 30) + 21 EasterDate = DateSerial(Yr, 3, 1) + D + (D > 48) + 6 - ((Yr + Yr \ 4 + D + (D > 48) + 1) Mod 7) End Function
Ta thử gọi cho năm 2013: MsgBox EasterDate(2013) Kết quả là 3/31/2013
các công thức trên gốc từ trang: http://www.cpearson.com/excel/easter.aspx
Bạn có thể dùng phần mềm đơn giản tôi viết sẵn để biết ngay ngày lễ Phục Sinh mọi năm:
http://www.mediafire.com/file/zqw1abend7qhwsx/Ng%25C3%25A0y_Phuc_Sinh.exe/file
Trương Phú. G+ và blogspot.com 11/2012
0 notes
Text
Tour du lịch Huế 1 ngày
Du lịch miền trung không thể không nhắc đến địa điêm du lịch nổi tiếng TP Huế.
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên – Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo… Với dòng sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế còn gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Với tour du lịch huế 1 ngày của DaThanhTravel sẽ giúp du khách khám phá hết vẻ đẹp của thành phố này.
Nên đến Huế vào thời gian nào?
Mỗi năm có 4 mùa, ấy thế nhưng ngay chính cả người Huế như mình chỉ đều khẳng định là Huế chỉ có 2 mùa rõ rệt, mùa nắng choi chang và mùa mưa dầm dề. Ấy thế mà lại là cái hay, cái đặc biệt của Huế. Và cho dù bạn đến Huế vào thời gian nào, mình cũng đều sẽ thấy có những nét quyến rũ riêng. Nếu là tín đồ của lễ hội, mình nghĩ bạn nên đến Huế vào khoảng tháng 4 âm lịch. Đây là khoảng thời gian tổ chức Festival Huế hằng năm (Festival và Festival làng nghề). Có một điều mà mình rất tự hào rằng cho dù là thời điểm lễ hội, thế nhưng không giống như những nơi khác, đến Huế bạn vẫn trải nghiệm được nhịp sống không trôi quá nhanh, không đắt đỏ và không chặt chém.
CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH
Tham quan sông Hương – cầu Tràng Tiền
Cầu Trường Tiền hay cầu Tràng Tiền có tất cả 6 nhịp dầm thép hình vành ngược, kết hợp với sông Hương được xem là một trong những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ.
Tham quan sông Hương không chỉ có dạo chơi trên cầu, Thổ Địa Huế khuyên bạn hãy trải nghiệm ngồi trên thuyền rồng dạo quanh một vòng dòng sông để thưởng ngoạn cảnh sắc bình yên nơi xứ Huế. Đặc biệt đi thuyền vào ban đêm, bạn còn có thể vừa nghe những làn điệu dân ca, vừa ngắm cảnh thành phố lung linh vào đêm, bạn sẽ có cảm giác như đang sống trong thời kỳ vua chúa ngày xưa vậy đó.
À, nếu đi vào ban đêm vào ngày rằm, đừng quên thả đèn hoa đăng để gửi gắm ước nguyện, tâm tư của mình nhé.
Đại Nội
Đại Nội gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, nằm trong kinh thành Huế. Đây là nơi diễn ra các hoạt động chính trị của triều đình Nhà Nguyễn suốt 143 năm. đã được Unesco công nhận là di sản văn thế giới vào năm 1993.
Hoàng Thành là vòng thứ 2 của kinh thành Huế, nơi ở và làm việc của vua chúa, hoàng gia triều Nguyễn. Hoàng Thành bao gồm điện Thái Hòa, miếu thờ và Tử Cấm Thành.
Điện Thái Hòa là nơi chắc chắn bạn phải tới. Đây là nơi thiết triều của vua chúa và quan lại, cũng là nơi có nét kiến trúc, trang trí cực kì đồ sộ và độc đáo.
Tử Cấm Thành là vòng trong cùng (vòng thứ 3) của kinh thành Huế, nằm ngay sau điện Thái Hòa, nơi sinh hoạt hàng ngày của vua và hoàng gia, gồm khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ.
Khi tới Đại Nội, bạn nhớ ghé qua bảo tàng Mỹ Thuật cung đình Huế (hay còn gọi là điện Long An, vị trí số 4 trên bản đồ), nằm ở số 3 Lê Trực, nằm ngoài Hoàng Thành, nhưng vẫn thuộc kinh thành Huế. Nơi đây trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn cùng với rất nhiều điều thú vị khác.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê, Kim Long, thành phố Huế. Với quy mô mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Nằm ngay bên bờ sông Hương, với kiến trúc cổ kính, chùa Thiên Mụ đã góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên trở nên duyên dáng.
Chùa Từ Đàm
Chùa Từ Đàm nằm trên trên đường Sư Liễu Quán, đi vào phía đường Phan Bội Châu hoặc Điện Biên Phủ, là một ngôi chùa điển hình. Cấu trúc chung của chùa là “kiểu chùa Hội”, phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ, với yêu cầu rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản.
Các ngôi trường trăm tuổi
Huế cũng nổi tiếng với những ngôi trường cổ có kiến trúc đẹp và độc đáo. Trong đó phải nhắc đến trường Quốc Học Huế và THPT Hai Bà Trưng là những ngôi trường có “tuổi đời” hơn 100 năm, niềm tự hào của xứ Huế.
Trường Quốc Học Huế
Khi tới Huế, hãy dành thời gian để ghé qua những ngôi trường nổi tiếng này và nhớ mang về những bức ảnh thật đẹp.
Chợ Đông Ba
Nằm dọc theo bờ bắc sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía bắc.
Những tinh tuý văn hoá vật chất của Thừa Thiên – Huế còn giữ được cho đến nay đều có thể tìm thấy ở chợ Ðông Ba như: nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quít Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, sen khô hồ Tịnh, hàng mã hoa giấy làng Sình… và cả những món ăn Huế truyền thống, bình dân như: cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái, chè đậu ván.
Lăng Cô
Với bờ biển thoải, cát trắng, nước biển trong xanh, và nhiệt độ trung bình khoảng 25oC vào mùa hè, Lăng Cô là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển.
Một góc Lăng Cô
Ngoài việc tận hưởng những món ăn hải sản tuyệt vời, Thổ Địa Huế khuyên bạn nên đến thăm thắng cảnh Chân Mây và làng chài Lăng Cô gần bãi biển nữa nhé. Rất là tuyệt vời đó.
Phá Tam Giang
Chiều trên Phá Tam Giang
Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá. Hơn 15 km chạy dọc theo những con sóng, những cánh đồng và những cây cầu, dọc theo con đầm phá đến với làng chài Thái Dương Hạ. Bạn nhớ ghé thăm Phá Tam Giang để khám phá mảnh đất anh hùng và thưởng thức hải sản ngon tuyệt tại đây.
Vườn quốc gia Bạch Mã
Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về phía Nam, là một nơi được các bạn trẻ rất ưa thích ghé qua và chinh phục là vườn quốc gia Bạch Mã. Từ chân núi, để lên trên đỉnh Bạch Mã thì chỉ có 2 cách là đi bộ hoặc thuê xe ô tô (xe 12 chỗ, 900k cả lên và xuống, nếu đi ít cho tiết kiệm thì nên đi ghép cho tiết kiệm).
Bạn sẽ được đến với một không gian hoàn toàn khác, được hòa mình trọn vẹn với thiên nhiên khi tới vườn quốc gia Bạch Mã. Các điểm đến bạn nên ghé qua gồm vọng Hải Đài, ngũ Hồ, thác Đỗ Quyên…
Các làng nghề truyền thống
Một nét đẹp nữa mang đậm chất Huế đến từ những làng nghề truyền thống ở Huế. Một số làng nghề truyền thống bạn nên ghé qua như làng nghề nón bài thơ Tây Hồ, làm hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, đan lát Bao La…
Làng làm hoa giấy Thanh Tiên
Các lễ hội truyền thống
Huế cũng là một tỉnh có và còn gìn giữ được rất nhiều các lễ hội dân gian truyền thống. Và chúng cũng chính là một điểm thu hút lớn đối với khách du lịch khi tới Huế
Các lễ hội dân gian đặc sắc, lâu đời ở Huế phải kể tới lễ điện Hòn Chén(3/3 âm lịch và tháng 7 âm lịch), hội đua ghe(2/9 dương lịch), cầu ngư Thái Dương Hạ(12/1 âm lịch), hội vật làng Sình( 9 – 10/1 âm lịch)… đặc biệt là festival Huế được tổ chức 2 năm 1 lần..
CÁC MÓN NGON, ĐẶC SẢN Ở HUẾ
Là cái nôi ẩm thực của Việt Nam, đồ ăn Huế thường mang một nét đặc trưng riêng với các món ăn phong phú và đa dạng. Đồ ăn Huế thường có vị cay nên nếu ai không ăn cay được thì chắc phải chuẩn bị cả đồ ăn đem theo.
Thổ địa Huế xin giới thiệu đến bạn danh sách những món ăn khá ngon nên thưởng thức khi đến Huế
Các loại bánh Huế: Bánh bèo – bánh nậm – bánh lọc
Thổ Địa Huế phải công nhận rằng bánh bèo/nậm/lọc gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào.
Bánh bèo chén Huế
Bánh nậm
Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ.
Bánh bột lọc gói – đặc sản đậm chất Huế
Bún bò
Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Một tô bún bò Huế gồm có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú.
50 món chè Huế
Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế, thanh và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc…
Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có: chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, món chè này cho ta một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó diễn tả thành lời…
Mình vừa chia sẻ xong những địa điểm du lịch huế chúc các bạn có một chuyến du lịch vui vẻ. Nếu đi tour du lịch huế 1 ngày chắc các bạn sẽ không khám hết các bạn có thể tham khảo tại đây có rất nhiêu tour 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm để các bạn thỏa sức khám phá TP Huế.
Lịch trình tour du lịch huế 1 ngày khởi hành từ Đà Nẵng tham khảo của DaThanhTravel.
07h30: Xe và HDV của Dathanhtravel đón quý khách khởi hành đi Huế. Trên đường đi quý khách đi ngang hầm Hải Vân – hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, ngắm nhìn biển Lăng Cô – được bình chọn là 1 trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, đầm phá Cầu Hai , đầm phá lớn nhất Việt Nam.
Quý khách ghé thăm làng Ngọc Trai, nghe hướng dẫn thuyết minh về cách nuôi và sản xuất Ngọc Trai. Tham quan khu Ngọc Trai thành phẩm.
10h30: Tham quan lăng Khải Định – được xem là lăng tẩm đẹp nhất trong các vị vua.
11h30: Ăn trưa tại nhà hàng. Nghỉ ngơi.
12h30: Quý khách tham quan Đại Nội với Cửa Ngọ Môn, Kỳ Đài, Điện Thái Hoà,…một di tích trong quần thể di tích Cố đô Huế, khu di tích lịch sử thuộc triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
14h00: Di chuyển tham quan Chùa Thiên Mụ, trên đường đi quý khách ghé thăm và mua sắm cửa hàng đặc sản Huế, tại đây quý khách có thể mua sắm các đặc sản của Huế như: mè xững, tôm chua, Minh Mạng thang….Tham quan Chùa Thiên Mụ quốc tự của Việt Nam dưới triều Nguyễn và là biểu tượng của mảnh đất Cố đô. Một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế.Chiêm ngưỡng Tháp Phước Duyên, tham quan Điện Đại Hùng ….
14h30: Khởi hành về Đà Nẵng
17h30: Về đến khách sạn Đà Nẵng. Chia tay đoàn, thân ái chào tạm biệt quý khách.
Thời gian và lộ trình có thể thay đổi phụ thuộc yêu cầu của từng đoàn khách hoặc các điều kiện khách quan khác như thời tiết, chuyến bay…!
ĐÀ THÀNH TRAVEL hân hạnh được phục vụ!
Liên hệ đặt tour Mr Thành 0905516026
from WordPress https://ift.tt/2KJsA94 via IFTTT
0 notes