#bình phong nhà thờ họ
Explore tagged Tumblr posts
Text
#bình phong đá#cuốn thư đá#tắc môn đá#bình phong đá nhà thờ họ#bình phong đá xanh rêu#langmodep.net#cơ sở đá mỹ nghệ ninh vân
0 notes
Text
0 notes
Text
Top 10 ngoi chua o mien nam noi tieng nhat
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn top 10 ngôi chùa ở miền nam nổi tiếng nhất, nơi linh thiêng để các Phật tử khắp nơi đến viếng, cúng bái và cầu phúc.
Xuôi về miền đất phương Nam nắng ấm, du khách sẽ cảm nhận không khí yên bình, thanh thoát khi hành hương về miền đất phật Phương Nam như: thiền viện Phương Nam (Cần Thơ), Chùa Đất Sét (Sóc Trăng), Chùa Hang (Kiên Giang), Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc (Phú Quốc) hay miếu Bà Chúa Xứ(An Giang),…
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những ngôi chùa đẹp nhất miền tây:
Mỗi dịp đầu năm hay các ngày Lễ Phật, nơi đây thu hút hàng triệu du khách thập phương hành hương Lễ Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, cầu mong an lành, hạnh phúc.
Sông nước Phương Nam thắm đượm tình quê với những phiên chợ nỗi, thuyền hoa rực rỡ, trái cây dồi dào vừa được hái từ vườn lắng nghe giọng hò trên sông hay đờn ca tài tử ngọt ngào đi vào lòng người chan chứa yêu thương.
1. Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật đứng vào hàng thứ ba đối với mọi kiểu chùa của đất Nam bộ. Chùa được xây dựng pha hòa nét kiến trúc cả Âu lẫn Á.
Chùa Vĩnh Tràng được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam
Phía trong gian chính điện và nhà tổ của Chùa Vĩnh Tràng làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà.
2/ Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ)
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ vừa được khánh thành ngày 17/ 5/2014, thuộc khuôn viên khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung. Thiền viện được xây dựng với tổng diện tích rộng 4 ha, là Thiền viện lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long được xây dựng bằng lối kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần do Đại đức Thích Bình Tâm làm trụ trì.
3/ Chùa Dơi ở tỉnh Sóc Trăng
Chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatúp. Gọi là chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi quạ. Khuôn viên chùa với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi.
Chùa Dơi là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.
4/ Chùa Kh’leang ở tỉnh Sóc Trăng
Là ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng, chùa Kh’leang có tuổi thọ gần 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật – Con người – Trời của người Khmer. Đây là điểm du lịch thu hút rất nhiều khách khi đến Sóc Trăng
Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình
Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ.
5/ Chùa Đất Sét ở tỉnh Sóc Trăng
Bửu Sơn tự- Phật đất sét là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Miền Tây có khoảng 208 pho tượng Phật mỗi vị trấn một cửa, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng mái tháp, tất cả cũng đều làm bằng đất sét. Thực chất đây là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa.
Ngôi chùa Đất Sét ở tỉnh Sóc Trăng đã có hơn 100 năm tuổi và như tên gọi của chùa, hầu hết các tượng phật ở đây đều được làm từ đất sét, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, sáng tạo bền bỉ.Chùa Đất Sét (Sóc Trăng)
6/ Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh chén, dĩa sứ ốp lên tường trang trí.
Chùa Chén Kiểu được xây cất vào năm 1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa chén kiểu bị bom đạn phá hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên Chén Kiểu từ đó.
Mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo.
7/ Chùa Phật Lớn tại Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Chùa Phật Lớn, tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, là một ngôi cổ tự danh tiếng, hiện tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.
Chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh.
8/ Miếu Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc, tỉnh An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.
Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Một vòng đeo cổ trang trí của bà chúa xứ vừa được đúc thành với số lượng “khủng” từ vàng cúng của du khách. Người dân gần xa đến xem đều thích thú và cho rằng đây là sợi dây chuyền có một không hai ở các nơi thờ tự từ trước đến nay.
9/ Chùa Hang tại Hòn Phụ Tử, tỉnh Kiên Giang
Chùa Hang (Chùa Hải Sơn) là một di tích nằm trong khu Du Lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn 18km, và cũng là điểm hành hương tham quan của Hà Tiên-Kiên Giang. Chùa nằm nơi chân núi An Hải Sơn. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử. Ngày nay chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn hiện là sư trụ trì tại đây.
Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử
10. Chùa Hộ Quốc tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Chùa Hộ Quốc (hay thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc) là một trong những công trình nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Chùa Hộ Quốc được khởi công đồng bộ với hơn 1000 người làm liên tục trong vòng 14 tháng, kinh phí xây dựng lên tới hơn 100 tỷ đổng (bao gồm cả kinh phí làm đường) được kêu gọi từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp. Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần.
Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần.
Trên đây là thông tin top 10 ngôi chùa ở miền Nam được nhiều người tôn kính nhất. Chúng tôi hy vọng bạn có được những thông tin sơ lược để chuẩn bị cho chuyến đi hấp dẫn và thú vị.
Xin cảm ơn!
4 notes
·
View notes
Text
Địa chỉ bán chiếu đá chiếu rồng đá nhà thờ họ
Địa chỉ bán chiếu đá chiếu rồng đá nhà thờ họ bằng đá khối giá rẻ là những mẫu chiếu đá, chiếu rồng đá được làm từ đá xanh Ninh Bình, đá được chọn lọc, có chất lượng cao, sử dụng các công trình đá mỹ nghệ, chất lượng đá tốt, sạch, không được rạn nứt. Được làm từ đá xanh nguyên khối hoặc ghép từ nhiều khối đá căn cứ vào kích thước của chiếu rồng Bạn đang cần tìm địa chỉ bán chiếu đá, chiếu rồng đá uy tín, sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý nhất. Hãy đến với chúng tôi Xưởng điêu khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân nằm trong khu làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình đã tồn tại từ hàng trăm năm với đội ngũ công nhân có tay nghề cao, những người thợ tâm huyết với nghề để tạo ra những sản phẩm mang giá trị tâm linh. Xưởng Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân-Ninh Bình Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình Hotline: 0904. 805. 727 Xưởng Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân-Ninh Bình chúng tôi chuyên tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các hạng kiến trúc đá nhà thờ họ như chiếu rồng đá, bậc tam cấp, chân tảng đá kê chân cột nhà gỗ, lan can đá nhà thờ họ, đá lát, lan can đá, bàn lễ đá, lư hương đá, đèn đá, bát hương đá, … cột đá nhà thờ, cột đá đồng trụ, cổng tam quan đá nhà thờ họ đẹp, mẫu cổng tam quan chùa…Trên toàn quốc với nhiều mẫu sản phẩm đá mỹ nghệ đẹp, kích thước hợp phong thủy lỗ ban, với giá thành tốt nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất, uy tín luôn đặt lên hàng đầu của cơ sở chúng tôi. Ngoài ra chúng tôi còn xây dựng các hạng mục công trinh tâm linh làm bằng đá khác như khu lăng mộ đá, lăng thờ chung, mẫu mộ đẹp, bia mộ đá,…
3 notes
·
View notes
Text
Mẫu khu nghĩa trang gia đình cao cấp – Lăng mộ đá đẹp hiện đại
Mẫu khu nghĩa trang gia đình cao cấp – Lăng mộ đá đẹp hiện đại
Với những gì chúng tôi đã và đang phục vụ chúng tôi cam kết mang tới cho Quý khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, bền đẹp ,có giá trị thẩm mỹ cao với giá thành phù hợp nhất. Quý khách có nhu cầu lắp đặt khu lăng mộ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phù hợp nhất với yêu cầu của bạn.
Ngoài các kiến trúc Khu lăng mộ Đá mỹ nghệ Phúc Long chúng tôi còn nhận thiết kế – thi công xây dựng tu tạo các công trình kiến trúc tâm linh khác như: Cổng nhà thờ họ, cột đá, Cuốn thư đá, cây hương đá, chiếu rồng đá. Các công trình của Đá mỹ nghệ Phúc Long thi công luôn giữ gìn các giá trị truyền thống, hợp phong thủy, đẹp mắt giá trị thẩm mỹ cao.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phù hợp nhất với các yêu cầu của bạn!
Thông tin liên hệ:
Đá mỹ nghệ Phúc Long Địa chỉ: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình Đi động, zalo: 0915.230.616 (Mr.Long) Email: [email protected] Website: https://langnghedaninhbinh.com
4 notes
·
View notes
Text
Hướng Dẫn Từng Bước Giải Xá Bát Hương Cũ Tại Nhà
Trong cuộc sống hiện đại, việc duy trì không gian thờ cúng chuẩn phong thủy không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn ảnh hưởng đến vận may của gia đình. Nghi thức giải xá bát hương cũ giúp gia chủ thanh lọc năng lượng xấu, tạo môi trường mới trong nhà. Đừng bỏ lỡ bài viết này để nắm rõ từng bước giải xá bát hương, đem lại sự bình an, tài lộc và sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.
Có nên bỏ bát hương cũ không?
Từ ngàn đời nay, văn hóa thờ cúng thần linh và tổ tiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Bàn thờ và bát hương không chỉ là biểu tượng thiêng liêng, mà còn là phương tiện để con cháu bày tỏ lòng thành kính, tri ân đến các đấng thần linh và tổ tiên đã khuất.
Để đảm bảo sự trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa trong việc thờ cúng, việc thay mới bát hương khi cần thiết là điều nên làm. Tuy nhiên, quy trình này cần được thực hiện hết sức cẩn thận, tuân theo các quy tắc tâm linh nhất định, nhằm tránh những điều bất kính và giữ gìn sự hài hòa giữa dương gian và cõi thiêng liêng.
Hành động thay bỏ bát hương cũ không chỉ là việc thay thế vật phẩm, mà còn là việc chuyển đổi về mặt tâm linh. Gia chủ cần thực hiện đúng các nghi lễ, dâng hương khấn bái, và lựa chọn ngày giờ tốt lành để tránh mạo phạm thần linh, duy trì sự bình an và thịnh vượng cho gia đạo.
Cách giải xá bát hương cũ
Việc thờ cúng không chỉ thể hiện lòng kính trọng mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của con cháu đối với Thần linh và Gia tiên. Tuy nhiên, khi xây nhà mới, chuyển nhà, hoặc khi bát hương đã cũ, gia chủ cần tiến hành nghi lễ giải xá bát hương và bốc bát hương mới để duy trì sự trang nghiêm trong việc thờ cúng. Các bước quan trọng trong nghi lễ bỏ bát hương cũ bao gồm:
Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt
Gia chủ cần chọn ngày tốt để làm lễ tiễn các vị thần linh, gia tiên một cách hợp lễ.
Bước 2: Chuẩn bị lễ vật
Lễ vật có thể tùy tâm nhưng thường gồm:
Đồ mã: Hương, nến, tiền vàng.
Lễ chay: Trầu cau, hoa tươi, ngũ quả, bánh kẹo, xôi, chè, nước lọc, oản, gạo, muối.
Lễ mặn: Một mâm cơm 5 món và rượu.
Bước 3: Tiến hành giải xá
Lưu ý:
Nếu bát hương hoặc bàn thờ vẫn dùng lại, gia chủ cần rửa sạch, gói bằng khăn đỏ và cất gọn gàng. Nếu không dùng nữa, cũng hóa và thả tro xuống sông.
Việc giải xá và bốc bát hương mới là nghi thức quan trọng để đảm bảo không gian thờ cúng luôn được thanh tịnh, đúng lễ nghĩa.
Văn khấn bỏ bát hương cũ
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần!
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân!
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương!
Con kính lạy ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần!
Con kính lạy ngài đương cai bản xứ Thổ địa, Long mạch tôn thần!
Con kính lạy các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, cô di tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên của dòng họ…………………………………………………..
Tín chủ chúng con là……………………………………tuổi ………………..
Cùng toàn thể gia đình:………………………………………………………………….
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………….
Nhờ ơn trên che chở mà trong năm qua toàn gia chúng con được mạnh khoẻ, bình an, công việc hanh thông thuận lợi. Nay xét thấy ……………………. (Nêu lý do: thay bát nhang, chuyển đến vị trí mới….) nên không thể thường xuyên hương khói phụng thờ.
Vì vậy, hôm nay, ngày………., tháng………., năm………. nhân ngày lành tháng tốt, chúng con thành tâm xin kính dâng lễ vật …. (dâng gì thì khấn thêm) thắp nén nhang thơm dâng lên trước án để tạ ơn chư vị Thần linh, Gia tộc Gia tiên Tiền tổ, Bà Cô tổ họ …………………. và xin được giải xá bát nhang (bàn thờ)
Chúng con xin tạ ơn các ngài đã che chở, hộ mệnh, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con trong suốt thời gian qua. Nay chúng con mong các ngài hoan hỷ về trời hoặc cư ngụ tại nơi khác nhận phù trì cho gia chủ mới.
Chúng con người trần mắt thịt, việc âm không tường, việc dương không rõ chỉ biết kính cẩn tâm thành. Nếu có điều gì còn thiếu sót kính mong chư vị Thần linh, Gia tộc Gia tiên Tiền tổ, Bà Cô tổ họ …………………. đại xá, chứng tâm và phù hộ độ trì, soi đường chỉ lối cho toàn gia chúng con được mạnh khoẻ, bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự hanh thông.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Tập Tục Nhang Đèn: Cẩm nang về văn hóa thờ cúng Việt Nam
Cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn là một cẩm nang đầy giá trị, cung cấp cho quý khách hàng những kiến thức sâu rộng và chi tiết về các phong tục thờ cúng linh thiêng trong văn hóa người Việt. Thắp nhang, dâng lễ, và tưởng nhớ tổ tiên là những nét đẹp văn hóa tâm linh đã gắn liền với cuộc sống của bao thế hệ.
Cuốn sách này sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của các nghi lễ, từ việc thờ cúng tổ tiên đến các quy tắc về lễ nghi, phong tục trong các dịp quan trọng như Tết, lễ hội, hay cúng giỗ.
Hãy nhanh tay sở hữu cuốn Tập Tục Nhang Đèn để cùng tìm hiểu, khám phá và áp dụng những kiến thức phong phú, góp phần làm cho không gian thờ cúng của gia đình luôn thiêng liêng, thanh tịnh, thể hiện được sự kính trọng đối với tổ tiên và các bậc thần linh.
Ngoài những kiến thức quý giá mà chúng tôi đã chia sẻ về cách giải xá bát hương cũ, quý gia chủ có thể tham khảo thêm cuốn Tập Tục Nhang Đèn của Phong Thuỷ Đại Nam. Cuốn sách không chỉ cung cấp hướng dẫn chi tiết mà còn mở rộng hiểu biết về các nghi thức thờ cúng truyền thống. Hãy sắm ngay để tăng thêm sự trang nghiêm và ấm áp cho không gian thờ cúng của quý gia chủ!
Xem bài viết tại: https://phongthuydainam.vn/cach-giai-xa-bat-huong-cu/
Website: https://phongthuydainam.vn/
#cachgiaixabathuongcu #phongthuydainam
0 notes
Text
Tượng Voi Đá - Biểu Tượng Thiêng Liêng Của Ấn Độ
Từ lâu, voi đã trở thành biểu tượng thiêng liêng và là một phần quan trọng trong văn hóa Ấn ��ộ. Với thân hình to lớn, mạnh mẽ nhưng lại có tính cách hiền lành, thông minh, voi được xem là loài vật vừa quyền uy vừa gần gũi. Không chỉ hiện diện trong tự nhiên, hình tượng voi còn được khắc họa tinh xảo trên nhiều công trình kiến trúc, các ngôi đền linh thiêng, và các cung điện nguy nga. Người dân Ấn Độ xem voi là biểu tượng của sức mạnh, sự trường thọ, và trí tuệ - những phẩm chất mà họ trân quý và ngưỡng mộ. Voi không chỉ gắn liền với đời sống văn hóa mà còn được tôn vinh trong thần thoại và tôn giáo, là hình ảnh đặc trưng của một đất nước có bề dày lịch sử và truyền thống phong phú.
Voi trong thần thoại và tín ngưỡng Ấn Độ
Trong thần thoại Ấn Độ, voi xuất hiện qua hình tượng của thần Ganesha, vị thần có đầu voi và thân người, được coi là biểu tượng của may mắn, trí tuệ, và sự khởi đầu mới. Ganesha không chỉ là vị thần bảo trợ cho những khởi đầu thuận lợi mà còn là biểu tượng vượt qua mọi chướng ngại, điều mà hình ảnh một con voi lớn với sức mạnh có thể vượt qua mọi thứ trên đường đi cũng là một biểu tượng cho lòng kiên đ���nh và sự kiên trì. Đối với những tín đồ Hindu, Ganesha là vị thần được tôn sùng đặc biệt, và hình ảnh tượng voi trong các đền thờ trở thành biểu tượng của sự bảo trợ và mang lại sự an lành cho người dân. Điều này lý giải tại sao nhiều ngôi đền tại Ấn Độ được trang trí bằng tượng voi đá đặt trước cổng hoặc xung quanh khuôn viên đền. Tượng voi ở đây không chỉ để trang trí mà còn để mang lại may mắn, biểu trưng cho sức mạnh và ý chí vững vàng.
Đền thờ thần Ganesha ở Ấn Độ
Ngoài ra, voi cũng có sự liên kết với Phật giáo. Trong truyền thuyết, voi trắng là một biểu tượng đặc biệt trong câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca, và hình ảnh voi trắng được cho là mang điềm lành, biểu trưng cho sự thanh tịnh và trí tuệ cao cả. Tượng voi đá trong Phật giáo không chỉ là biểu tượng của sức mạnh tinh thần mà còn là một lời nhắc nhở về lòng từ bi và sự bao dung.
Vai trò lịch sử của voi ở Ấn Độ
Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tôn giáo, voi còn có một vai trò đặc biệt trong lịch sử Ấn Độ. Từ thời cổ đại, voi đã được nuôi dưỡng và huấn luyện để tham gia vào các cuộc chiến tranh, phục vụ cho hoàng gia trong những dịp lễ quan trọng và đóng vai trò là người bạn trung thành trong các cuộc săn bắn hoành tráng. Những chú voi tham gia trận mạc được coi là “chiến binh” dũng mãnh, mang lại lợi thế không nhỏ trên chiến trường nhờ khả năng di chuyển mạnh mẽ và sự thông minh. Với thân hình khổng lồ và sức lực dồi dào, voi tạo ra một hình ảnh oai vệ và đáng gờm, khiến cho những đội quân đối phương phải e sợ.
Voi cũng được coi là biểu tượng của sự giàu có và quyền uy. Vào thời phong kiến, những chú voi được xem là món quà quý giá, thường được các vị vua chúa dùng để thể hiện lòng kính trọng, sự hào phóng và sự quyền lực của họ. Một số gia tộc giàu có và quyền lực còn sở hữu cả đàn voi, điều này không chỉ thể hiện địa vị của họ mà còn là minh chứng cho sự thịnh vượng. Những cuộc diễu hành có voi tham gia, thường được tổ chức vào các dịp lễ hội quan trọng, là dịp để tôn vinh truyền thống và thể hiện vẻ đẹp của văn hóa.
Tượng voi đá - Biểu tượng của may mắn và thịnh vượng
Ngày nay, việc tặng và bày trí tượng voi đá đã trở thành một phong tục quen thuộc, mang lại ý nghĩa phong thủy và tâm linh sâu sắc. Tượng voi đá không chỉ là một tác phẩm điêu khắc đẹp mà còn mang theo thông điệp về sự may mắn, thịnh vượng và sức khỏe. Trong phong thủy, voi được xem là biểu tượng của sự may mắn, mang lại bình an và sự ổn định cho gia chủ. Khi đặt tượng voi đá ở cổng hoặc sân nhà, người ta tin rằng chúng sẽ giúp gia đình có thêm sức khỏe, tài lộc và tránh xa những điều không may.
Tượng voi đá cũng là một món quà ý nghĩa trong các dịp lễ tết, kỷ niệm, hay thăng chức. Với ý nghĩa mang lại may mắn và tài lộc, tượng voi đá thường được tặng trong các dịp khai trương, thể hiện lời chúc cho một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi. Bên cạnh đó, hình ảnh voi tượng trưng cho sự thông minh và sự nhẫn nại, giúp người nhận cảm thấy được cổ vũ và tiếp thêm động lực trong công việc và cuộc sống.
Xem thêm tượng voi đá đẹp: https://danguyencong.com/tuong-voi-da/
Tượng voi đá trong kiến trúc và trang trí hiện đại
Hiện nay, tượng voi đá đã trở thành một phần không thể thiếu trong trang trí kiến trúc hiện đại. Người ta có thể dễ dàng thấy tượng voi đá trong các công trình kiến trúc như nhà ở, công ty, khách sạn, nhà hàng. Tượng voi đá tạo nên không gian trang trọng và thu hút năng lượng tích cực. Đặc biệt, trong kiến trúc hiện đại, người ta sáng tạo ra nhiều kiểu dáng tượng voi khác nhau, từ những mẫu đơn giản, trang nhã đến những mẫu cầu kỳ, tinh xảo, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Với các gia chủ, tượng voi đá thường được đặt ở cổng chính hoặc sân nhà, không chỉ để trang trí mà còn nhằm bảo vệ gia đình khỏi các tai họa và thu hút may mắn. Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty kinh doanh lớn, tượng voi đá thường được đặt tại lối vào hoặc sảnh chính nhằm mang lại phú quý, giữ vững sự ổn định và phát triển trong công việc.
Tượng voi đá, dù ở thời đại nào, vẫn là biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Ấn Độ và nhiều quốc gia khác như Việt Nam. Tượng voi đá không chỉ là một món đồ trang trí mà còn là vật phẩm phong thủy mang lại bình an, sức khỏe, và sự thịnh vượng.
0 notes
Text
Bia mo da
Bia mộ đá là một vật liệu truyền thống được sử dụng để ghi lại các thông tin của người đã khuất như họ tên, năm sinh, năm mất... Bia mộ bằng đá tự nhiên giúp bảo quản thông tin người quá cố lâu dài và thể hiện lòng tôn kính của con cháu đối với người đã mất. Hiện nay, bia mộ đá có nhiều mẫu mã và thiết kế đa dạng. Hãy cùng Đá mỹ nghệ Ninh Bình khám phá những mẫu bia mộ đá đẹp và đầy ý nghĩa.
1. Bia mộ đá là gì?
Bia mộ đá là phần bia được đặt ở đầu phần mộ của người đã khuất, có hình dạng phẳng và được làm từ đá tự nhiên nguyên khối. Trên bia mộ, các thông tin như tên người quá cố, ngày sinh, ngày mất được khắc rõ ràng để con cháu dễ dàng nhận diện và thực hiện việc thờ phụng, hương khói cho tổ tiên.
Bia mộ đá không chỉ xuất hiện tại các khu lăng mộ mà còn tại các khu di tích, đình làng, chùa, địa danh... Vì được làm từ đá tự nhiên, bia mộ đá có độ bền cao, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết khắc nghiệt như các loại bia làm từ xi măng hay gạch.
2. Ý nghĩa của bia mộ đá tự nhiên
Bia mộ đá được sử dụng để ghi lại thông tin người đã mất và truyền tải những giá trị văn hóa cho thế hệ sau. Theo quan niệm phong thủy của người Việt, bia mộ đá là cầu nối giữa ông bà tổ tiên và con cháu, giúp duy trì sự gắn kết tinh thần giữa các thế hệ.
Về mặt phong thủy, bia mộ đá phải được thiết kế tinh xảo và chăm chút để tạo sự hài hòa, góp phần giúp người đã khuất được yên nghỉ và phù hộ cho con cháu trong cuộc sống. Do đó, việc lựa chọn bia mộ đá đẹp và phù hợp không chỉ là cách thể hiện lòng tôn kính mà còn mong muốn sự bình an cho gia đình, dòng họ.
Ngoài việc ghi thông tin người đã khuất, bia mộ đá còn có vai trò ghi danh lịch sử, giá trị nghệ thuật và kiến trúc của một thời kỳ. Chúng ta có thể thấy nhiều loại bia đá qua các thời kỳ khác nhau như bia rùa đội đá, rùa đế chân quỳ...
3. Các loại bia mộ đá phổ biến hiện nay
Hiện nay, có bốn loại bia mộ đá phổ biến:
Bia đá ghi công đức: Loại bia này thường xuất hiện tại các khu đình làng, đền thờ, chùa, miếu, nhà thờ họ... với mục đích ghi lại tên tuổi của những người đã có công lao đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ di sản văn hóa.
Bia mộ đá liệt sĩ: Đây là loại bia dùng để ghi lại thông tin của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Những ngôi mộ liệt sĩ chưa tìm được người thân, bia mộ đá giúp lưu trữ thông tin người quá cố, giúp gia đình có thể tìm kiếm và tưởng nhớ.
Bia mộ đá trên lưng rùa: Đây là loại bia được sử dụng để ghi danh những sĩ tử tài giỏi đã đỗ các kỳ thi khoa cử, hoặc những người có thành tựu xuất sắc trong học vấn. Bia này thường đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám hoặc trong nhà thờ họ, từ đường.
Bia mộ đá ghi danh lam thắng cảnh: Loại bia này được dùng để ghi tên địa danh, người nổi tiếng, loài vật linh thiêng, hoặc tên các loại cây cối quan trọng. Chúng thường xuất hiện tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và khu du lịch.
0 notes
Text
Văn mẫu lớp 8 : Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho đề bài văn nghị luận xã hội về chủ đề Văn học và tình thương. Dàn ý chi tiết đề văn nghị luận về văn học và tình thương lớp 8 I. Mở bài - Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận. + Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới. + Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người. II. Thân bài: 1. Mối quan hệ giữa văn học và tình thương - Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người...) - Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người...): + Tình yêu với những người thân. + Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh. + Tình yêu quê hương đất nước... - Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. (Tương tự như ở phần trên, lấy dần chứng, phân tích, chứng minh. 2. Văn học ca ngợi lòng nhân ái - Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình: + Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái. + Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ. + Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau. (Dẫn chứng: + Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi... + Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi... + Hai anh em Thành - Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê). - Tình làng nghĩa xóm: (Dẫn chứng: ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...) - Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò... (Dẫn chứng: ba nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê...). 3. Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người - Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình. (Dẫn chứng: bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..). - Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội. (Dẫn chứng: vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..). III. Kết bài: - Khẳng định lại vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. - Liên hệ thực tế và mong ước của em. *** Bài văn mẫu tham khảo phân tích vai trò của văn học với tình thương Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một phong tục, đạo lý của riêng mình. Đó là cái họ tự hào, bảo vệ, giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xem lại bảo tàng truyền thống Việt Nam, tình đoàn kết yêu thương con người từ lâu đã hình thành và tồn tại vĩnh hằng trong mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta ai cũng có một con tim để yêu thương. Tình thương, tình nhân ái là phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là tình cảm rộng lớn đối với bạn bè, đồng chí, là những cử chỉ tốt đẹp mà ta dành cho những người xung quanh hàng ngày. Mặt khác, tình thương là sự mở mang lòng mình để đến với những người cùng khổ, chia sẽ với họ những gì ta có thể. Tình thương là sự lắng nghe, lắng nghe những gì người cùng khổ nói và lắng nghe con tim mình muốn đáp lại như thế nào. Không chỉ vậy, tình thương còn thể hiện trong văn chương. Như nhà văn Hoài Thanh đã nói “nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương và lòng vị tha". Trước hết văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử thì cao quí hơn cả. hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại vô cùng kính yêu, nhớ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ảnh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng.
Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét cho điều này. Nhân vật “chị Dậu” được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên lý trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Thật đúng với câu ca dao: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn” Và chắc hẳn những người nào đã và đang học cấp 2 cũng đều biết đến chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gởi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa hai anh em với nhau trong gia đình: “Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè…hay nói chung là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn đề cập đến qua các câu ca dao như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Cùng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, năm mươi người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn năm mươi người con khác lên núi sau này trở thành người dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quân có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gởi gắm những suy nghĩ, tình cảm thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch Sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy trí nhân để thay cường bạo” Rồi câu chuyện “Sọ Dừa” cũng không kém phần ý nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với Sọ Dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc Sọ Dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thật sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ. Bên cạnh việc ca ngợi những con người “Thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong câu chuyện “Những ngày thơ ấu”, một người độc ác “Ngoài thon thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé – đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải gánh chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí tưởng.
Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng chẳng tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “Sống chết mặc bay” là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong lúc nguy cấp, nhân dân đội gió dầm mưa để cứu đê thì quan lại ngồi ung dung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn? Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa bị cuốn trôi hết, tình cảnh trông thật bi thảm. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy. Qua những tác phẩm văn học trên, chúng ta có thể thấy ��ược rằng: Văn học Việt Nam luôn đề cao lòng nhân ái, ngợi ca tình yêu thương con người và cũng lên án kịch liệt những kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ, độc ác, ích kỉ…Đây là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả…đã trở thành truyền thống cao cả quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong học tập để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau” Thế nhưng, bên cạnh cách sống tốt đẹp ấy cũng còn không ít kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ sống sung sướng trên sự đau khổ của người khác. Họ ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh “màn trời chiếu đất” của đồng bào. Đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức nhân cách. Họ đáng để cho người đời phê phán và lên án. Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một lối sống đẹp, biết trọng nhân nghĩa. Ta phải biết đặt tình thương ấy đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Đừng để cho những kẻ lười biếng thụ động lợi dụng lòng tốt của ta mà trở nên ỷ lại, sống bám vào người khác. Ta cũng nên hiểu rằng giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống tức là ta đã góp phần làm cho đất nước tiến đến phồn vinh, hạnh phúc. Việc làm này xuất phát từ tấm chân tình, từ lòng thương yêu người, thương yêu đồng loại mới đáng trân trọng. Nói tóm lại, người dân Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tình đoàn kết thương người. -------------------------------------------------------------------- » Xem thêm: Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nướcTop 4 bài văn hay nhất nghị luận về văn học và tình thương
0 notes
Text
4 tieu chi lua chon cong nha tho theo menh giup chieu tai loc
Lựa chọn cổng nhà thờ theo mệnh được đặc biệt quan tâm bởi cổng chính giống như “miệng” người, quyết định tốt, xấu, lành, dữ trong phong thuỷ nhà thờ họ. Vậy chọn cổng nhà thờ họ như thế nào để vạn sự hanh thông, tăng cường vận khí, mang lại bình yên cho con cháu dòng tộc? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 4 tiêu chí xác định màu sắc, hoa văn, hình dạng, hướng cổng giúp chiêu tài lộc. Mời bạn cùng theo dõi!
0 notes
Text
Lăng mộ đá Tài Tuệ Ninh Bình sự lựa chọn của mọi gia đình
Lăng mộ đá Ninh Bình sự lựa chọn của mọi gia đình là điều hoàn toàn chính xác vì. Làng nghề đá mỹ nghệ lớn nhất nước ta hiện tạo lạc tại xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình.
Nhà thờ đá Phát Diệm-Kim Sơn- Ninh Bình là một công trình kiến trúc lâu đời mang dấu ấn của những người thợ làng đá mỹ nghệ Ninh Vân.
Lịch sử làng nghề đá tại Ninh Bình Với lịch sử hơn 400 năm, các nghệ nhân chạm khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình đã, đang và sẽ để lại cho nhân loại những tuyệt tác đặc sắc bằng đá, thực sự đã tạo được dấu ấn và tiếng vang cho ngôi làng.
Đến nay, cũng không ai biết chính xác nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân xuất hiện từ bao giờ, tương truyền rằng vị tổ nghề đá ở Ninh Vân tên huý là Hoàng Sùng, người gốc Thanh Hoá (làng Nhồi) là một thợ chế tác đá tài giỏi, thời trẻ di cư ra đây và làm rể của làng, lập nghiệp rồi truyền dạy cho dân địa phương.
Để hoàn thành một sản phẩm đá mỹ nghệ, phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất vì nếu nguyên liệu không đảm bảo thì chất lượng sản phẩm sẽ không cao. Người chọn đá phải có kinh nghiệm lâu năm, chọn những khối đá phải sạch sẽ, tránh những vết dập nứt, dính tỳ vết…
Sản phẩm ở làng đá mỹ nghệ Ninh Vân phong phú, đa dạng như tượng đài, lăng mộ, nhà thờ, tượng Phật, lư hương, cuốn thư, hoành phi... Từ những tảng đá xù xì, người thợ đá Ninh Vân đã chế tác ra những sản phẩm đá mỹ nghệ độc đáo được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Trước đây, mọi công đoạn chế tác đá ở Ninh Vân đều được làm bằng tay rất vất vả. Sau này, công nghệ máy móc phát triển, hiệu suất lao động của người thợ đã được cải thiện rõ rệt.
Những sản phẩm của làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân không chỉ có giá trị vật thể, mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần giàu bản sắc truyền thống của những người dân làm nghề chạm khắc đá mỹ nghệ nơi đây.
Một số công trình tiêu biểu của làng đá Ninh Vân hiện còn lưu giữ tại các di tích lịch sử quan trọng của đất nước như: Cố đô Hoa Lư, Lăng Bà chúa Liễu (Vụ Bản, Nam Định), nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), lăng Khải Định (Huế), tượng phật ở chùa Hương Tích (Hà Nội), đền Thái Vi (Hoa Lư, Ninh Bình)…
Giới thiệu một số mẫu lăng mộ đá đẹp chế tác tại Ninh Bình Hiện nay ở nước ta, các công trình đá mỹ nghệ từ kiến trúc nhà thờ, đình chùa, đồ thờ bằng đá, cổng đá đẹp, công trình dân sinh và mộ đá, lăng mộ đá dòng họ chủ yếu được chế tác tại làng nghề đá Ninh Bình rồi được vận chuyển lắp đặt tại các vùng miền trên cả nước.
Những mẫu lăng mộ đá này là sản phẩm đang được ưa chuộng nhất hiện nay bởi nhiều tính năng như độ bền cao, các hoa văn chạm khắc sắc nét và đa dạng, giá thành hợp lý.
Thông tin liên hệ Đá Mỹ Nghệ Tài Tuệ
Địa chỉ : Làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại: 0916.16.21.22
Website: https://daninhvan.com.vn/
1 note
·
View note
Text
Lắp đặt cuốn thư đá nhà thờ họ tại Hưng Yên năm 2024
#cuốn thư đá#cuốn thư đá nhà thờ họ#cuốn thư đá đẹp#bình phong đá#langmodep.net#cơ sở đá mỹ nghệ ninh vân
0 notes
Text
Tại sao nên chọn cửa gỗ tự nhiên cho ngôi nhà hiện đại
Cửa gỗ đặc biệt là các mẫu cửa gõ đỏ luôn nhận được sự yêu thích của mọi người. Cùng tôi tìm hiểu lý do sau bài viết dưới đây.
Sự ấm cúng của ngôi nhà
Cửa gỗ hiện nay có 1 số chủng loại cơ bản bao gồm cửa gỗ thông phòng. Cửa sổ đẹp và cửa gỗ mặt tiền. Do đó khi bước vào nhà chính hay từ hành lang bước vào phòng qua cửa gỗ tự nhiên. Các thành viên luôn cảm thấy ấm cúng. Bởi kích thước của cửa gỗ luôn chọn là kích thước cửa chuẩn phong thủy luôn mang lại sự may mắn tài lộc. Không những thế thì gỗ tự nhiên thuộc hành Mộc. Điều này sẽ giảm bớt các khí lạnh từ các vật dụng thuộc hành Kim và hành Thổ tạo nên cảm giác ấm áp. Ngoài ra, cửa gỗ tự nhiên thuộc hành Mộc cũng tượng trưng cho mùa xuân. Đại diện cho hương vị Đông và Đông Nam do đó khi vào nhà luôn cảm thấy bình yên, không khí hài hoà.
Nét đẹp quyến rũ của cửa gỗ tự nhiên
Không phải phô trương khi miêu tả cửa gỗ mang một nét đẹp quyến rũ cho những ai sử dụng loại sản phẩm này. Cửa gỗ sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên hiện nay có nhiều màu sắc sơn cho bạn lựa chọn. Nếu bạn là gia chủ trẻ tuổi hay những người có lối sống theo cách Tây. Thường chọn màu sơn trắng, xanh, hoặc vàng. Còn những người lớn tuổi hơn chút thì thích sử dụng nguyên bản vân gỗ và phủ sơn PU bóng lên và xem đây là thú chơi của mình. Ngoài ra, vân gỗ là hệ vân đầy mê hoặc mà không thể vật liệu nào bắt chước được.
Cửa gỗ thân thiện sức khỏe
Cửa gỗ được sản xuất nguồn gỗ như căm xe, gõ đỏ, gỗ sao xanh… Được khai thác từ các khu rừng nguyên sinh hoặc rừng trồng. Các đơn vị này có kế hoạch khai thác định kỳ hàng năm. Là loại gỗ tự nhiên nên hầu như chúng không có bất cứ tác hại nào đến sức khỏe con người. Như dòng ván công nghiệp hay nhôm, nhụa. Ngoài ra, các dòng gỗ nhập khẩu khác như gỗ sồi hay gỗ walnut. Đều được tẩm sấy kỹ trước khi nhập về. Do có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện như vậy nên cửa gỗ tự nhiên rất được ưa chuộng dù tài nguyên rừng ngày càng cạn.
Cửa gỗ tự nhiên phù hợp với người Việt
Từ xa xưa, trong kiến trúc truyền thống của người Việt, gỗ và các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như tranh, tre, lứa, lá, rơm, rạ … Những vật liệu này đã được sử dụng để xây cất nhà cửa và các công trình tín ngưỡng như nhà thờ họ, đình, chùa…
Không thể phủ nhận những giá trị của việc sử dụng cửa gỗ trong thiết kế nội thất hiện nay. Việc sử dụng cửa với chất liệu gỗ sẽ là điểm nhấn dung hòa về kiến trúc và Phong thủy. Phòng khách với nhiều đồ điện tử như tivi, dàn âm thanh… Rất cần những bộ cửa, sofa gỗ hoàng gia, kệ tivi, giá sách gỗ để giảm bớt sự lạnh lẽo. Phòng ăn sử dụng cửa gỗ, bàn ghế gỗ tạo ra bầu không khí ấm cúng hơn. Giường ngủ gỗ tạo cảm giác vững chắc và ấm áp cho không gian nghỉ ngơi… Đặc biệt đối với những không gian như phòng làm việc, học tập. Thì vật liệu hành Mộc sẽ góp phần kích thích tư duy sáng tạo rất lớn.
0 notes
Text
Bàn Thờ Giá Rẻ tại TPBàn Thờ Giá Rẻ tại TP.HCM: Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Mọi Gia Đình
Bàn Thờ Giá Rẻ tại TP.HCM: Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Mọi Gia Đình
1. Giới thiệu về bàn thờ
Bàn thờ là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Đây là nơi linh thiêng để thờ cúng tổ tiên, thần linh và cầu mong sự bình an, hạnh phúc cho gia đình. Tại TP.HCM, nhu cầu tìm kiếm bàn thờ giá rẻ ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
2. Tại sao nên chọn bàn thờ giá rẻ?
2.1 Tiết kiệm chi phí
Lựa chọn bàn thờ giá rẻ giúp gia đình tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những gia đình có thu nhập trung bình hoặc thấp, giúp họ có thể duy trì truyền thống thờ cúng mà không lo lắng về tài chính.
2.2 Đa dạng mẫu mã
Bàn thờ giá rẻ tại TP.HCM không chỉ phong phú về kiểu dáng mà còn đa dạng về chất liệu. Từ những mẫu bàn thờ đơn giản, tinh tế đến những mẫu cầu kỳ, sang trọng, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp với không gian và phong cách của mình.
3. Các loại bàn thờ giá rẻ phổ biến tại TP.HCM
3.1 Bàn thờ treo tường
Bàn thờ treo tường là lựa chọn lý tưởng cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Với thiết kế gọn nhẹ, bàn thờ treo tường không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn tạo nên vẻ đẹp thanh lịch cho ngôi nhà.
3.2 Bàn thờ đứng
Bàn thờ đứng phù hợp với những ngôi nhà có không gian rộng rãi. Loại bàn thờ này thường được làm từ gỗ tự nhiên, có độ bền cao và mang đến vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng.
4. Lưu ý khi chọn mua bàn thờ giá rẻ
4.1 Chất liệu
Dù mua bàn thờ giá rẻ, bạn cũng nên chú ý đến chất liệu sản phẩm. Gỗ tự nhiên thường có độ bền cao hơn gỗ công nghiệp, tuy nhiên giá thành cũng sẽ cao hơn. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
4.2 Kích thước
Chọn kích thước bàn thờ phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng. Đừng nên chọn bàn thờ quá lớn hoặc quá nhỏ so với không gian đặt để tránh mất cân đối.
4.3 Màu sắc và thiết kế
Màu sắc và thiết kế của bàn thờ nên hài hòa với nội thất chung của ngôi nhà. Điều này không chỉ tạo nên vẻ đẹp tổng thể mà còn mang lại sự ấm cúng, trang trọng cho không gian thờ cúng.
5. Kết luận
Bàn thờ giá rẻ tại TP.HCM là lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu thờ cúng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho gia đình mình.
Hãy đến các cửa hàng uy tín hoặc truy cập các trang thương mại điện tử để tìm mua bàn thờ giá rẻ ngay hôm nay. Chúc bạn sớm tìm được bàn thờ ưng ý và mang lại sự bình an, hạnh phúc cho gia đình.
0 notes
Text
THAY BÀN THỜ CŨ BẰNG BÀN THỜ MỚI – NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Bàn thờ là nơi thể hiện lòng tôn kính với ông bà tổ tiên, nên việc thay mới bàn thờ luôn được thực hiện cẩn trọng. Tuy nhiên, nhiều người thường phân vân khi nào nên thay và thủ tục thực hiện ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các bước thực hiện thay bàn thờ, từ cách chọn thời gian đến việc sắp đặt và bỏ bàn thờ cũ, giúp bạn đảm bảo yếu tố trang nghiêm và phong thủy.
Tại sao cần thay mới bàn thờ?
Thay mới bàn thờ là việc quan trọng và cần được tiến hành cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến phong thủy và tâm linh của gia đình. Khi bàn thờ cũ đã xuống cấp hoặc không còn phù hợp, việc thay thế là cần thiết để duy trì sự trang nghiêm và tôn kính.
Tuy nhiên, gia chủ cần thực hiện đúng quy trình và lễ nghi để không phạm đến thần linh, tổ tiên, đồng thời bảo đảm sự hài hòa cho không gian thờ cúng.
Một số lưu ý khi thay mới bàn thờ
Khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:
Người thực hiện nghi lễ thay bàn thờ mới phải tắm rửa, quần áo tươm tất, thân thể thanh tịnh trước 1 ngày tiến hành.
Trước khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần dọn dẹp, tẩy uế nhà cửa.
Trong trường hợp có bàn thờ Phật, người làm lễ cần tắm rửa, mặc áo tràng. Khi thay bàn thờ cần thực hiện theo thứ tự như sau: Bàn thờ Phật sau đó đến bàn thờ Thần linh và Gia tiên
Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Việc thay mới bàn thờ đòi hỏi gia chủ phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước để đảm bảo tính trang nghiêm và đúng quy tắc tâm linh. Quy trình này không chỉ đơn thuần là di chuyển vật dụng mà còn liên quan đến lễ nghi để bày tỏ lòng thành kính với thần linh và tổ tiên. Thực hiện đúng các bước sẽ giúp gia chủ tránh được những điều kiêng kỵ và đảm bảo mang lại sự bình an, tài lộc cho gia đình.
Lựa chọn ngày giờ tiến hành
Việc chọn ngày giờ thay mới bàn thờ cần phải tính toán kỹ lưỡng, không chỉ dựa vào ngày tốt, ngày hoàng đạo mà còn phải đảm bảo yếu tố Tam tài: “Thiên – Nhân – Địa” hài hòa. Thiên thời (năm, tháng, ngày, giờ tốt), Địa lợi (vị trí, mảnh đất, ngôi nhà) và Nhân hòa (người tiến hành công việc) đều cần đồng nhất để đảm bảo sự thuận lợi và tránh phạm đến tâm linh.
Các bước thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Gia chủ thực hiện theo các bước sau đây để thay bàn thờ mới:
Bước 1: Chuẩn bị đồ lễ
Bàn thờ Phật:��Lễ chay như trầu cau, hoa tươi, ngũ quả, bánh kẹo, nước lọc, xôi, chè, oản, gạo, muối,.. lễ vật có thể thay đổi tùy theo điều kiện của gia chủ.
Bàn thờ Thần linh, Gia tiên, Thần tài: Lễ chay bao gồm đồ mã gồm hương, nến, tiền vàng, quần áo, mũ ngựa trắng Lễ mặn như xôi, chè, cơm 5 món.
Bước 2: Xin phép thay bàn thờ mới
Gia chủ thắp nhang và khấn xin phép Thần linh, Gia tiên, Thần tài tạm lánh để tiến hành thay bàn thờ. Đợi hương tàn rồi mới hạ đồ thờ.
Bước 3: Hạ đồ lễ trên bàn thờ
Chuẩn bị bàn sạch để hạ các vật phẩm xuống, sau đó lau sạch các vật thờ cúng bằng khăn tẩm rượu gừng.
Bước 4: Chuyển bàn thờ cũ
Chuyển bàn thờ cũ và dọn dẹp, tẩy uế khu vực thờ cúng.
Bước 5: Thay bàn thờ mới
Sau khi vệ sinh khu vực thờ cúng, chuyển bàn thờ mới vào, lau sạch lại bằng rượu gừng và khăn khô.
Bước 6: Bố trí đồ thờ và báo cáo công việc
Gia chủ đặt lại bát hương, đồ thờ cúng, thắp hương và khấn xin Thần linh, Gia tiên trở lại, báo cáo công việc đã hoàn thành.
V��n khấn xin bỏ bàn thờ cũ và thay bàn thờ mới
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần!
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân!
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương!
Con kính lạy ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần!
Con kính lạy ngài đương cai bản xứ Thổ địa, Long mạch tôn thần!
Con kính lạy các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, cô di tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên của dòng họ…………………………………………………………… Tín chủ chúng con là……………………………………tuổi ………………..
Cùng toàn thể gia đình:……………………………………………………………………. Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………. Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn trong việc thờ cúng để bàn thờ xuống cấp, hư hỏng nhiều.
Hôm nay ngày………, tháng…….., năm………., được thời khắc hoan hỉ chúng con xin kính cáo với các chư vị Thần linh, Gia tiên dòng họ…………………… cho chúng con làm lễ thay bàn thờ mới để nơi thờ cúng được khang trang, mỹ hảo.
Kính mong các chư vị chứng minh, giám hộ, tạm ẩn, tạm lánh để chúng con thực hiện công việc.
Chúng con người trần mắt thịt, việc âm không tường, việc dương không rõ chỉ biết kính cẩn tâm thành. Nếu có điều gì còn thiếu sót kính mong các chư vị đại xá và phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Dâng thêm vật phẩm cho bàn thờ
Việc bài trí vật phẩm trên bàn thờ phụ thuộc vào phong tục, tập quán và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Mỗi vùng miền có thể có cách bày trí khác nhau, nhưng đều phải tuân theo các quy tắc cơ bản của nghi lễ thờ cúng. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo đầy đủ yếu tố ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) để duy trì sự hài hòa và cân bằng âm dương cho không gian thờ cúng.
Nhiều gia đình rất coi trọng việc thờ cúng nhưng chưa hiểu rõ về quy tắc sắp xếp vật phẩm trên bàn thờ. Điều này có thể dẫn đến thiếu sót, khiến bàn thờ chưa được hoàn thiện và mất đi sự thiêng liêng. Để khắc phục, gia chủ nên nghiên cứu và bổ sung những vật phẩm cần thiết nhằm đảm bảo việc thờ cúng được trọn vẹn, mang lại may mắn và thuận lợi cho gia đạo.
Quy trình dâng thêm vật phẩm trên bàn thờ gồm các bước sau:
Bước 1: Chọn ngày giờ tốt để dâng thêm vật phẩm.
Bước 2: Tẩy uế vật phẩm trước khi đưa lên bàn thờ.
Bước 3: Chuẩn bị lễ vật: hoa quả, bánh kẹo, nước lọc (tùy tâm).
Bước 4: Làm lễ xin phép dâng vật phẩm, thắp nhang và vái bái đọc văn khấn.
Bước 5: Dâng lên và sắp xếp lại bàn thờ, thay đồ thờ cúng mới, thay nước, gạo, muối (nếu có). Cuối cùng, gia chủ làm lễ báo cáo công việc đã hoàn thành.
Dâng thêm bát hương cho bàn thờ
Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, có ba cấp độ thờ chính: thờ Phật hoặc Chúa, thờ Thần linh tại gia và thờ gia tiên, bao gồm bà Cô tổ. Cách sắp xếp bàn thờ phải tuân theo quy tắc: bàn thờ Phật cần đặt riêng và ở vị trí cao nhất, trong khi Thần linh và Gia tiên có thể thờ chung nhưng cần tách biệt các bát hương. Điều này giúp giữ sự phân biệt rõ ràng giữa các đối tượng thờ cúng, tránh sự xung đột về mặt tâm linh.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình mắc phải những sai lầm quan trọng trong việc thờ cúng. Một trong những sai lầm phổ biến là quan niệm rằng con thứ không cần thờ gia tiên mà chỉ cần thờ Thần linh, Thổ Công. Điều này hoàn toàn trái với đạo lý và thuần phong mỹ tục, vì việc thờ gia tiên là trách nhiệm của toàn thể con cháu, không phân biệt con trưởng hay con thứ.
Sai lầm thứ hai là nhiều gia đình sử dụng chung một bát hương để thờ cả Thần linh và Gia tiên. Theo tín ngưỡng, thần linh và gia tiên không thể cùng ngự trên một bát hương, và việc này vô tình khiến gia tiên không thể trở về, dẫn đến bất kính.
Nếu gia đình chưa thực hiện đúng quy tắc này, việc bổ sung bát hương cần được tiến hành theo các bước sau:
Chọn ngày lành tháng tốt để dâng thêm bát hương.
Chuẩn bị bát hương với kích thước phù hợp so với bát hương thờ Thần linh.
Chuẩn bị lễ vật đầy đủ, bao gồm hoa quả, nước và hương.
Xin phép dâng thêm bát hương, thắp hương và đọc văn khấn xin phép tổ tiên.
Thực hiện lễ bốc bát hương và đặt chúng lên bàn thờ theo đúng vị trí, sau đó cúng an vị bát hương để hoàn tất nghi thức.
Việc thờ cúng đúng cách không chỉ giúp duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn mang lại bình an, may mắn cho gia đình.
Tập Tục Nhang Đèn – Tìm hiểu nét đẹp tâm linh qua trang sách
Trong văn hóa Việt Nam, thờ cúng tổ tiên và việc nhang đèn không chỉ là những tập tục thường ngày, mà còn chứa đựng tinh hoa của lòng biết ơn và kính trọng đối với cội nguồn. Cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn ra đời như một tài liệu giá trị, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nghi thức và ý nghĩa sâu xa của phong tục thờ cúng.
Đây không chỉ là một cuốn sách mang tính hướng dẫn, mà còn là lời nhắc nhở về mối liên kết thiêng liêng giữa con người và thế giới tâm linh. Tập Tục Nhang Đèn sẽ đưa quý gia chủ đi sâu vào khám phá cách bày trí bàn thờ, quy tắc thắp nhang, và những điều cần lưu ý trong mỗi dịp lễ cúng gia tiên, mang lại may mắn và bình an.
Lý do nên sở hữu cuốn sách:
Kiến thức sâu rộng về tín ngưỡng dân gian: Cuốn sách không chỉ dừng lại ở các hướng dẫn cơ bản, mà còn mở ra một bức tranh tổng thể về nghi lễ thờ cúng của người Việt, giúp quý gia chủ hiểu sâu hơn về nền văn hóa đặc sắc này.
Dễ dàng ứng dụng: Với các hướng dẫn chi tiết, cuốn sách phù hợp cho cả những người mới bắt đầu thực hành các nghi lễ tâm linh, giúp gia chủ tự tin thực hiện nghi lễ đúng cách, tạo sự hòa hợp cho gia đình.
Mang lại sự an lành cho gia đình: Việc thờ cúng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn góp phần mang lại sự bình an, phúc lộc cho các thành viên trong gia đình. Cuốn sách sẽ giúp bạn thực hiện đúng các nghi thức để duy trì điều này.
Hãy sở hữu ngay cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn để không chỉ thấu hiểu những giá trị văn hóa truyền thống mà còn giữ cho ngôi nhà của quý gia chủ tràn đầy sự ấm cúng và hạnh phúc.
Nhanh tay đặt ngay để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn và khám phá nét đẹp tâm linh qua từng trang sách!
Thông tin liên hệ:
Trụ sở tại Hải Phòng: Paris 19 -15, Khu đô thị Vinhomes Imperia, Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
Tại Hà Nội: 114 Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Tại Hồ Chí Minh: XheroZone Center 60C Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Trên Toàn Quốc: Xem Chi Nhánh >>
Hotline/Zalo: 0788 686 898
Tổng Đài: 1900 989 919
Website: https://phongthuydainam.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/phongthuydainam.vn6868
Việc tu tạo lại bàn thờ không chỉ tôn vinh tổ tiên mà còn mang lại sự thanh tịnh cho không gian sống. Cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn của Phong Thủy Đại Nam sẽ hướng dẫn quý gia chủ cách bày trí bàn thờ hợp phong thủy, đảm bảo sự trang nghiêm và mang lại may mắn cho gia đình. Hãy để cuốn sách này đồng hành cùng quý gia chủ trong hành trình tạo dựng không gian thờ cúng trang nghiêm và ý nghĩa, đặc biệt là khi thực hiện thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ một cách đúng đắn và hợp lý.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/thu-tuc-thay-ban-tho-moi-bo-ban-tho-cu/
#phongthuydainam #thaybanthomoibobanthocu
0 notes
Text
Chateau Angelus
Chateau Angelus là loại vang đỏ nổi danh của tiểu vùng Saint-Emilion, càng làm phong phú số lượng rượu cao cấp vốn đã không ít của vùng Bordeaux, Pháp. Trong 30 năm qua, nhà làm rượu đã không ngừng thử các phương pháp và kỹ thuật khác nhau để làm nổi bật nét độc đáo trong thổ nhưỡng nơi đây. Cũng chính bởi những nỗ lực đó mà Chateau Angelus được công nhận là một trong những chai rượu vang hàng đầu của vùng đất này với phân hạng Premier Grand Cru Classe “A”.
Hương vị rượu vang Chateau Angelus Rượu vang Chateau Angelus cho thấy sự đậm đặc của mình ngay khi chạm ly bởi làn nước rượu màu đỏ ruby sẫm viền tím cực kỳ lôi cuốn, quyến rũ. Rượu tỏa ra hương thơm nồng đượm của các loại quả mọng sẫm màu như mận đen, lý chua đen và dâu tằm, tạo nên lớp nền phong phú và sang trọng. Quá trình ủ sồi kéo dài từ 12-18 tháng mang đến cho Chateau Angelus bouquet mùi hương thứ cấp như hương thuốc lá gỗ sồi và vanilla.
Những tưởng như vậy là đã đủ phức tạp cho một chai vang Pháp đẳng cấp nhưng điều khiến Chateau Angelus Saint Emilion đắt giá đến vậy còn nằm ở tầng hương tam cấp bao gồm hương da thuộc và khói đất của nó. Không phải chai vang nào cũng có thể pha trộn tầng hương này vào trong rượu một cách hòa hợp mà không gây khó chịu nhưng Chateau Angelus đã làm được điều đó. Hương da thuộc và khói đất thoang thoảng góp phần tạo nên độ sâu, sự đa chiều và độc đáo cho rượu.
Ngay từ ngụm đầu tiên, Chateau Angelus đã cho thấy hương vị đậm đà thông qua cấu trúc rượu full-bodied mạnh mẽ nhưng mềm mượt trong khoang miệng. Bao phủ vòm miệng là kết cấu hài hòa giữa vị tanin chát mịn và độ acid sắc nét. Hậu vị rượu kéo dài dai dẳng với hương trái cây dần nhường chỗ cho dư âm kéo dài của thuốc lá và tuyết tùng.
Giá rượu vang Chateau Angelus Giá rượu Chateau Angelus trên thị trường dao động trên dưới 25,000,000vnđ/chai, tùy vào số lượng và niên vụ của sản phẩm mà mức giá này có thể chênh lệch. Từng giọt rượu chất chứa tinh hoa vùng Saint-Emilion chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng với số tiền bỏ ra. Chai vang đỏ này luôn tỏa sáng trong mỗi bữa tiệc mà nó có mặt, đồng thời, nó cũng là một sản phẩm không thể thiếu trong bộ sưu tập của những tín đồ rượu vang.
Cách thưởng thức rượu vang Chateau Angelus Để không lãng phí một chai vang đẳng cấp như Chateau Angelus Saint Emilion thì bạn nên lưu ý một vài điều sau đây trong quá trình thưởng thức:
Nhiệt độ phục vụ: Rượu sẽ đạt độ ngon lý tưởng nếu được thưởng thức trong khoảng nhiệt từ 16-18 độ C.
Kết hợp món ăn: Nước rượu đậm đà của Chateau Angelus phù hợp nhất với các món nướng từ thịt đỏ như bò, cừu, heo hay thịt gia cầm như gà, vịt. Phô mai có độ chín vừa phải như Gouda, Comté, hoặc Roquefort cũng có thể tạo sự tương hợp với cấu trúc và hương vị phức tạp của rượu vang.
Đôi nét về nhà sản xuất rượu vang Chateau Angelus Chateau Angelus là một nhà sản xuất rượu vang Pháp danh giá tọa lạc tại Saint Emilion, đông bắc Bordeaux. Điền trang này nằm ngay vị trí đắc địa phía tây thị trấn Saint Emilion. Họ nổi tiếng với những dòng vang Merlot - Cabernet Franc hảo hạng, lâu đời và thường xuyên được các nhà phê bình đánh giá cao. Cái tên Angelus được lấy cảm hứng từ tiếng chuông nhà thờ gần đó (tiếng "angelus" là chuông cầu nguyện của Công giáo La Mã). Chateau Angelus bao gồm phần diện tích ban đầu có từ thế kỉ 19 và một phần bất động sản kín tiếng của gia tộc Bouard de Laforest, tổng cộng là 20 héc-ta canh tác nho. Ông Hubert de Boüard de Laforest tiếp quản hoạt động sản xuất vào thời điểm này và bắt đầu các phương pháp trồng nho và sản xuất rượu vang tân tiến nhất, bền vững nhất - một điều hiếm thấy ở Saint Emilion vào thời điểm đó. Khu vườn này hiện có tổng cộng 39 héc-ta vườn nho.
Đánh giá rượu vang Chateau Angelus Bordeaux từ chuyên gia Được cả thế giới công nhận là một trong những viên ngọc quý của Saint-Emilion, Chateau Angelus thể hiện sự tận tâm của một gia đình để tôn vinh bản chất của vùng đất đó. Phong cách Angélus là sự kết hợp giữa các giống nho đậm đà với thổ nhưỡng đặc biệt. Nó có một đặc tính độc đáo được tạo ra ở phía nam của Saint-Emilion với tỷ lệ Cabernet Franc lớn đã được thưởng thức trong nhiều loại rượu vang - đậm đà, đậm đà, mượt mà, thanh lịch, tinh tế, tinh khiết và tươi mát.
Nguyên liệu nho Chateau Angelus được trồng trên triền đồi phía Nam Saint Emilion. Nơi thổ nhưỡng tập trung nhiều đất sét, đá vôi và đất cát pha. Tại đây, nhà sản xuất trồng mật độ nho không quá dày đặc. Với chiết xuất nước nho Merlot, quá trình lên men trong thùng gỗ sồi và thùng thép không gỉ được phối hợp nhịp nhàng.
Trong khi đó, nho Cabernet Franc lại chủ yếu được ngâm ủ trong bể chứa bê tông. Sau đó, chúng được ướp lạnh 8 độ C trong 4 - 7 ngày. Nhiệt độ lên men rượu dao động từ 28 - 30 độ C. Công đoạn lão hóa kéo dài từ 20 - 22 tháng trong thùng sồi Pháp được đốt mặt trong vô cùng tỉ mỉ. Nhờ vậy, trải nghiệm thưởng thức hương vị thượng hạng của rượu vang Chateau Angelus là điều các tín đồ sành rượu luôn khao khát.
#wine #winelover #champagne #ChateauAngelus #ruoutot
0 notes