Tumgik
#Thiên Quan Tứ Phúc
neveraz · 11 months
Text
Tumblr media Tumblr media
My only one love ☁️🎊🫶🏻
10 notes · View notes
ynhienchan · 8 months
Text
Một thành nở hoa vì ngươi, thắp sáng màn đêm cũng vì ngươi.
Đối với ta, vinh quang vô hạn là ngươi, phong trần khốn khổ cũng là ngươi. Quan trọng là "ngươi" chứ không phải ngươi "như thế nào".
- Thiên Quan Tứ Phúc -
Tumblr media
Mấy ai hiểu được: Dù thế nào thì trong đôi mắt của kẻ si tình có khác nhau sao, chỉ khác là đôi mắt ấy không còn si tình nữa mà thôi 😉.
2 notes · View notes
anyen251 · 6 months
Text
/NHỮNG CÂU NÓI SOFT XỈU TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC/
“Được gặp và yêu em là một trải nghiệm mà anh những muốn sống lại cả nghìn lần trong nghìn kiếp khác nhau, nếu như anh có được cơ hội đó.” (Trong từng hơi thở - Nicholas Sparks)
"Anh không biết yêu em từ khi nào. Anh không thể nhớ từ khi nào anh đã bắt đầu yêu em. Nhưng anh biết anh không muốn dừng lại.”- Suối nguồn - Ayn Rand)
"Tôi không muốn sống trong một thế giới mà em không tồn tại." - (Gatsby vĩ đại - F. Scott Fitzgerald)
“Anh đã yêu em kể từ ngày em đập cái bảng lên đầu anh trong giờ học” (Anne Tóc đỏ dưới chái nhà xanh - Lucy Maud Montgomery)
“Nếu cậu đến vào lúc bốn giờ chiều thì từ ba giờ tớ đã bắt đầu cảm thấy hạnh phúc rồi.” (Hoàng tử bé - Antoine de Saint-Exupéry)
“Cậu yêu tớ tới mức nào? - Midori hỏi
Đủ để toàn bộ hổ báo trên thế giới này phải chảy ra thành bơ hết.”
(Rừng Na Uy - Haruki Murakami)
“Nếu còn tiếp tục thế này, em sẽ khiến tim tôi rụng ra mất. Với em lúc nào cũng thế này sao?” (Hội chứng E - Franck Thilliez)
“Tớ không hỏi cậu, nên cậu không được từ chối tớ. Hãy để tớ được tiếp tục thích cậu đi.” (Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi - Cửu Bả Đao)
“Dù cho em có ở nơi đâu, dù cho chúng ta có chia cách bao lâu thì khoảng cách ấy, thời gian ấy anh vẫn sẽ luôn đợi em quay về.” (John yêu dấu - Nicholas Sparks)
“Nếu cậu sống một trăm năm, tớ muốn sống một trăm năm trừ đi một ngày, để tớ sẽ chẳng bao giờ phải sống thiếu cậu.” (Winnie the Pooh - A. A. Milne)
“Người ta có thể cho người mình yêu nhiều thứ. Nhiều hứa hẹn, cảm giác thư thái, thoải mái, hoan lạc,… Em đã cho tôi thứ quý giá nhất: Nỗi nhớ.” (Cô gái trong trang sách - Guillaume Musso)
“Cô phải cho phép tôi nói cho cô biết rằng tôi đã cảm mến và yêu cô mãnh liệt như thế nào. (Kiêu hãnh và định kiến - Jane Austen)
“Em có nhận ra rằng việc em giữ khoảng cách với anh không thể làm giảm đi tình cảm của anh dành cho em không?” (Khi lỗi thuộc về những vì sao - John Green)
“Tớ chẳng ăn bánh mì. Lúa mì đối với tớ thật vô dụng. (…) Nhưng cậu lại có mái tóc màu vàng. Lúa mì, vốn dĩ vàng óng, sẽ khiến tớ nhớ tới cậu. Và tớ sẽ yêu tiếng gió thổi trên cánh đồng lúa mì.” (Hoàng tử bé - Antoine de Saint-Exupéry)
“Sau khi quen biết đệ, ta mới lần nữa phát hiện, hóa ra vui vẻ là chuyện đơn giản đến nhường nào.” (Thiên quan tứ phúc - Mặc Hương Đồng Khứu )
14 notes · View notes
buddhistbooks · 3 months
Text
Tumblr media
Tu khẩu đức sẽ tránh được tai họa!
Phúc từ miệng mà tích, họa từ miệng mà ra, người xưa rất coi trọng việc tu khẩu đức để tránh tạo nghiệp và tai họa cho bản thân.
Tu khẩu đức, không nói đúng sai của người khác
Cái miệng có thể không lớn nhưng nó lại đóng một vai trò rất lớn. Một số người có thể nói ra lời hay ý đẹp để xoa dịu lòng người; nhưng cũng có những người lại nói những điều vô nghĩa, buôn chuyện thị phi, làm hại người khác và chính bản thân họ.
Thời nhà Minh, Văn Trưng Minh (1470-1559) là một trong “Tứ tài tử Ngô Trung”. Ông có tài trong lĩnh vực thư pháp và văn học. Lúc bấy giờ, ông đã có uy tín cao và nổi tiếng khắp vùng Giang Nam, được nhiều học trò nhận làm thầy.
Trong cuộc sống, ông không thích nghe mọi người bàn luận về lỗi lầm của người khác. Nếu ai đó muốn nói về thị phi đúng sai của người khác, ông sẽ luôn khéo léo dùng chủ đề khác để chuyển hướng cuộc trò chuyện, từ đó khiến người muốn nói không thể tiếp tục. Ông đã duy trì thói quen này trong suốt cuộc đời và rất chú trọng đến việc tu khẩu đức.
Khi đó, Ninh Vương Thần Hào muốn mời Văn Trưng Minh đảm nhiệm chức quan, bèn phái người mang theo công văn và tiền vàng đến Văn Gia. Văn Trưng Minh lấy cớ bệnh nặng nằm liệt giường không dậy nổi, từ chối nhận tiền vàng và thư bổ nhiệm, cũng không viết thư trả lời cho Ninh Vương.
Sau khi sứ thần rời đi, bạn của ông đã khuyên ông: “Bây giờ, Ninh Vương là người mà tất cả mọi người trên khắp thiên hạ đều cùng hướng tới. Ông ấy đã để trống chỗ trong Vương phủ và mời ông làm quan. Tại sao ông không thể bắt chước Mai Thừa, Tư Mã Tương Như mà ở Vương phủ hưởng phúc?”
Văn Trưng Minh nghe xong chỉ cười mà không nói gì. Ông rất sáng suốt, có lẽ ông đã biết trước tính cách của Ninh Vương, nhưng lại không bàn luận đúng sai thị phi của Ninh Vương. Vào năm Chính Đức thứ 12 thời Minh Vũ Tông (năm 1519), Ninh Vương Thần Hào nổi loạn ở Nam Xương, nhưng cuối cùng bị Vương Dương Minh bình định. Ninh Vương bởi vì mưu phản, mà dẫn đến thân bại danh liệt.
Văn Trưng Minh kiên quyết không nói đến thị phi đúng sai của người khác, thái độ cao thượng trong đối nhân xử thế của ông khiến mọi người tôn trọng.
Thi không đậu bởi không coi trọng tu khẩu đức.
Có một người đàn ông tên là Phan Thư Thăng ở Nghi Hưng. Vào mùa thu năm 1684 thời Khang Hi Đế, Phan Thư Thăng nằm mơ và thấy đi đến Quan Đế Điện, đúng lúc gặp được một người chấm bài thi. Viên quan gọi người hạng nhất, người thứ nhất vừa bước vào liền bị đuổi ra ngoài; gọi người thứ 2 thì chính là anh, gọi người thứ 3, thứ 5 đều không có ai bước vào. Anh còn nhìn thấy một tấm danh sách màu vàng treo trên tường, đầu danh sách có tên “Vi Tiếp”, nhưng không có họ. Một lúc sau, một người đàn ông mặt đỏ bừng đến đội mũ sắt lên đầu anh.
Phan Thư Thăng rất ngạc nhiên khi tỉnh dậy. Sau khi công bố kết quả thi, anh phát hiện mình quả thực đã được xếp hạng nhất. Anh nhớ đến từ “Vi Tiếp” xuất hiện trong giấc mơ, nên đã tìm kiếm người này khắp nơi. Sau này anh mới biết người đàn ông đó là Phó Lộc Dã người huyện Lâu.
Phó Lộc Dã là người khá tài hoa và nổi tiếng ở địa phương. Viên quan chủ khảo ban đầu xếp bài thi của Phó Lộc Dã là bài đứng đầu, đồng thời bài viết của anh cũng được đánh giá cao trong hai bài thi đầu tiên. Nhưng vì bài thi thứ 3 anh làm mất tờ giấy nên anh không được chọn.
Có thông tin cho rằng Phó Lộc Dã rất có tài hùng biện. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời của mình, anh thích bàn luận về chuyện thị phi đúng sai của người khác và chỉ trích người khác. Có người từng phân tích rằng sở dĩ Phó Lộc Dã bị đánh trượt, công danh bị tước bỏ là do không tích khẩu đức tạo thành.
Sau khi kết quả được công bố, giám khảo đặc biệt gặp Phó Lộc Dã vì rất yêu quý tài năng của anh. Nhưng sau đó, Phó Lộc Dã giận dữ phàn nàn, không lâu sau, do bụng chướng anh đột ngột qua đời chỉ trong một đêm, khiến mọi người rất đau buồn.
Nói những lời dơ bẩn bị biến thành côn trùng khổng lồ.
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có một cái ao gần thành Vương Xá, nước trong đó khá bẩn, đầy phân và rác rưởi. Người dân thành phố đổ toàn bộ rác thải trong nhà xuống ao.
Có một con côn trùng lớn trong ao, nó trông giống như một con rắn, nhưng có 4 chân, quanh năm suốt tháng nó sống trong ao. Một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn các tăng nhân đến ao và hỏi mọi người có biết số phận của con côn trùng lớn không? Mọi người đều trả lời: “không biết”.
Đức Phật nói rằng, trước đây rất lâu, có 500 người thương nhân ra biển làm ăn và thu được nhiều báu vật. Họ cúng dường những bảo vật quý giá nhất của mình cho các tăng nhân, làm thực phẩm, tài sản còn lại để tăng nhân tùy ý sử dụng. Vào thời điểm đó, có 10 vạn nhà sư đang tu hành trong núi, nhận sự quyên góp từ các thương nhân, tất cả báu vật và tiền tài đều được giao cho tăng nhân Ma Ma Đế bảo quản.
Khi nguồn cung cấp thực phẩm sắp cạn kiệt, chúng tăng đã hỏi Ma Ma Đế về những bảo vật mà ông đã cất giữ. Không ngờ Ma Ma Đế lại phủ nhận, lấy hết bảo vật về làm của riêng, tức giận trách mắng mọi người: “Mọi người đi ăn phân đi. Tất cả bảo vật đều thuộc về ta, các ông dựa vào đâu mà đòi lấy?” Chúng tăng thấy ông giận dữ, thân tâm bị ác niệm quấn quanh, liền rời đi.
Vì Ma Ma Đế có lòng tham không đáy, chiếm đoạt tiền bạc châu báu công hữu, lại lăng mạ chúng tăng một cách ác độc. Sau khi chết, ông đã bị đọa vào địa ngục và bị ngâm trong vạc phân và nước tiểu sôi. Sau khi trải qua 92 kiếp mới có thể rời khỏi địa ngục. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ma Ma Đế vẫn chưa có được thân người.
Nguồn: nguyenuoc
3 notes · View notes
salad4sgo · 2 years
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Viet Book Batch 4
Available titles:
Heaven Official's Blessing // Thiên Quan Tứ Phúc: Vol 1 to Vol 7
The Scum Villain's Self-Saving System // Hệ Thống Tự Cứu Của Nhân Vật Phản Diện (3 softcovers): Full collection vol 1 - vol 3
Grandmaster of Demonic Cultivation // Ma Đạo Tổ Sư (4 softcovers): Full collection vol 1 - vol 4
To Be or Not To Be // Xuyên Thành Phản Diện manhua Viet: Vol 1 - Vol 7
Silent Lover // Á Nô manhua Viet: Vol 1 - Vol 5
Husky & His White Cat Shizun // Husky Và Sư Tôn Mèo Trắng Của Hắn: Vol 1 to vol 4
Rose & Champagne the novel, vol 1 - $8
HERE U ARE: Vol 1 - 4
Dệt Nên Triều Đại Reference book - $15
Estimated shipping fee: $8 - $10/book (this estimation is applicable to US residents only)
🚀ORDER FORM: https://forms.gle/RXYY3324xEUALWdT7
Deadline: Dec 25 - no limited slots
Delivery time: March 2023
US/CAN resident only
Please read through my GO Details if you are joining for the first time
17 notes · View notes
thptngothinham · 3 days
Text
[Văn mẫu 10] Tham khảo bài thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài Bạch Đằng giang phú trong tiết Viết bài tập làm văn số 6. Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài Bạch Đằng giang phú là một trong những đề bài em có thể gặp trong tiết Viết bài tập làm văn số 6. Cùng tham khảo bài hướng dẫn dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm để nắm được cách làm em nhé! Đề bài: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài Bạch Đằng giang phú Dàn ý thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài Bạch Đằng giang phú Dàn ý tham khảo 1 1. Mở bài Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu. 2. Thân bài - Vài nét về Trương Hán Siêu. - Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng: + Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái. + Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông. + Bài phú được viết theo lối phú cổ thể. + Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa. + Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần. Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta. + Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. 3. Kết bài - Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại. Dàn ý tham khảo 2 1. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm và tác giả cần chứng minh: Trương Hán Siêu và "Phú sông Bạch Đằng". 2. Thân bài: - Giới thiệu về tác giả Trương Hán Siêu: + Cuộc đời. + Sự nghiệp văn chương. - Giới thiệu về tác phẩm "Phú sông Bạch Đằng": + Vị trí của bài phú trong sáng tác của Trương Hán Siêu. + Thể loại. + Hoàn cảnh sáng tác. + Giá trị nội dung. + Giá trị nghệ thuật. - Đánh giá về giá trị của "Phú sông Bạch Đằng" và vị trí của Trương Hán Siêu trong văn học Việt Nam. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vị trí của Trương Hán Siêu và "Phú sông Bạch Đằng". >> Ôn lại kiến thức: Soạn bài Phú sông Bạch Đằng Bài văn mẫu thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài Bạch Đằng giang phú Bài văn mẫu 1 "Bạch Đằng Giang phú" là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung ở Môn hạ. Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ ở Lạng Giang, năm 1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông sai cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình Luật Thư". Năm 1351, ông được phong Tham tri Chính sự. Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp luỹ, lập kế chống quân Chiêm.
Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu, Thăng Long.Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn "Dục Thuý sơn khắc thạch","Linh TẾ Tháp ký","Khai Nghiêm tự bi","Bạch Đằng giang phú",…Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng"Bạch Đằng giang phú" được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết "Bạch Đằng giang phú"vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài "Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu", ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354. "Bạch Đằng Giang phú" là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. "Bạch Đằng giang phú" được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này. Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn chưa đủ. Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ ơ trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc: "Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu" (Nguyễn Trãi). Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình như còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử – xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới. Như chính ông phô bày trong vai một "người khách " ở bài Bạch Đằng giang phú, hầu như cả một đời, ông đã coi lẽ sống của mình là ngược xuôi tìm đến mọi danh lam thắng cảnh: "Khách có kẻ, Giương buồm giong gió khơi vơi; Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt; Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt Nơi có người qua đâu mà chẳng biết. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều Mà tráng chí tứ phương vẫn còn tha thiết…" Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trương Hán Siêu bởi các địa danh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông được đọc qua sách vở, hay là thông qua sách vở mà tìm đến chúng chứ chưa chắc đã một lần ghé thăm. Song cũng vì vậy, thiên nhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm thúy: đây là nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con người, và cũng là chứng tích để con người nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chước "thú tiêu dao" của Tử Trường tức Tư Mã Thiên – nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đã đi khắp mọi nơi đầu sông cuối bể nhằm nuôi dưỡng tình cảm và thu nhận kiến thức. Ta để ý nếu ở phần trên, các địa danh thực ra đều là ảo – địa danh trong điển tích, không phải trong thực tế – thì đến đây mới là địa danh thực. Nhà thơ đưa ra một cái tên Bạch Đằng chưa hề có trong các pho sách kinh điển nhưng lại hiển hiện trước mắt với tất cả sức thuyết phục của những chiến công vang dội của nó. Bạch Đằng giang phú ú là một bài phú lưu thủy, người viết cốt biểu đạt ý tưởng một cách phóng khoáng, tuôn chảy, không quá chú trọng gò gẫm bằng trắc đối xứng và hiệp vần. Nhưng cấu trúc bài phú cũng là cả một dụng công.
Bằng sự phân vai khéo léo giữa "khách" và "bô lão" trong nghệ thuật biểu hiện để tạo nên sự đồng hiện về thời gian, bằng cách chuyển đoạn thần tình trong tâm trạng người trần thuật từ bâng khuâng hoài cổ sang cảm xúc bồng bột của người đang chứng kiến sự việc tiếp diễn, bằng nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu… mấy trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc. Đặc biệt, không ít những bậc tự xem là tri âm tri kỷ có thiên hướng muốn đón nhận toàn bộ hình tượng nghệ thuật của bài phú như những đường nét khắc họa chân thực quang c��nh chiến trận Bạch Đằng. Nếu để ý ta sẽ thấy bức tranh đằng đằng sát khí của trận Bạch Đằng còn là một đối cực nữa của một bức tranh thủy mạc lặng tĩnh mà tác giả vẽ lên, như đã dẫn ở một phần trước: Qua cửa Đại Than / ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng / nổi trôi mặc chèo. Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Xanh xanh đuôi trĩ một màu. Nước trời một sắc / phong cảnh ba thu Sông chìm giáo gãy / gò đầy xương khô Buồn vì cảnh thảm / đứng lặng giờ lâu Đây lại là đối cực động-tĩnh giữa hiện tại và quá khứ. Đối cực này đã khiến người đọc như rơi vào trạng thái mơ màng, bâng khuâng, trong khi đuổi theo cái cố gắng "đi tìm thời gian đã mất" của tác giả. Ta chợt tự hỏi: Không hiểu giữa hiện hữu thứ nhất (thực tại tĩnh lặng trước mắt mà cũng là một hụt hẫng trong tâm trạng) và hiện hữu thứ hai (thực tại sống động trong tiềm thức mà cũng là một miên viễn của tưởng tượng) thì hiện hữu nào mới là có thật? Sự vấn vương ở đây có chút gì đó làm lòng ta nặng trĩu khi nghĩ đến dòng chảy của thời gian và thói vô tình dễ quên của người đời. Nói cách khác, những âm hưởng trữ tình đối lập ở trong tác phẩm đã tạo nên một ngân vang sâu thẳm và ngân vang này chính là triết lý: sự sống là một tiếp biến không ngừng không nghỉ, cái đang diễn ra và cái đã đi vào vĩnh cửu cứ đan quyện lấy nhau, mà cái nhân tố có khả năng kết nối làm nên sự đan quyện ấy, khiến cho sợi dây chuyền vô hình nghiệt ngã của thời gian có lúc tưởng như bị đảo ngược: hiện tại không hẳn đã trôi về quá khứ tất cả, mà có phần nào đó còn trôi theo chiều ngược lại, còn có "dấu vết lưu lại" với hậu thế – cái nhân tố ấy là con người, được quyết định bởi con người: Trời đất đặt ra nơi hiểm trở, Bậc anh tài tính cuộc tồn an Giặc tan muôn thuở thăng bình, Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao Nhìn trở lại toàn bộ bài phú, nghệ thuật phối trí thời gian và không gian của Trương Hán Siêu đã đạt đến chỗ thần tình. Nhà thơ đưa không gian Bạch Đằng từ một viễn cảnh trải rộng và hết sức bao la đến với cận cảnh của một trận thủy chiến dữ dội, và cuối cùng dồn vào một tiêu điểm là chỗ đứng nội tâm của nhà chỉ huy quân sự quyết định sự thắng bại của chiến cuộc, đồng thời cũng chính là đang từ một không gian hiện thực ông quay trở về với không gian hồi cố, không gian tâm tưởng, cùng theo đó, thời gian nghệ thuật cũng đi lùi từ hiện tại về quá vãng. Vậy mà cảm hứng của người đọc lại không bị đẩy lùi bởi dòng hoài niệm, trái lại tiếp nhận nó như chính cái đang diễn ra trước mắt mình. Thủ pháp mờ chồng giữa hai thời đoạn cách quãng trên quang cảnh một con sông, thủ pháp hoán đổi điểm nhìn linh hoạt của tác giả… đã góp phần hóa giải tâm trạng hoài cổ của bài phú, tạo nên một tâm lý cân bằng và gây hứng thú sâu sắc trong cảm xúc thẩm mỹ. Tóm lại, bằng lượng thông tin đa nghĩa, những ẩn ngữ phong phú đọng lại phía sau ngôn từ, Bạch Đằng giang phú đã gợi lên được nhiều tiếng nói cùng một lúc trong cảm nhận nhiều chiều của người đọc. Sự dồn nén nghệ thuật của bút pháp Trương Hán Siêu quả đã đến một trình độ bậc thầy. Trương Hán Siêu là một danh nhân nổi tiếng của mảnh đất Trường Yên – Ninh Bình, một chứng nhân rõ rệt cho truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất văn vật này. Nhưng ông lại cũng là một nhân vật có tầm thước cả nước, một người con ưu tú của văn hóa Thăng Long dưới triều đại Trần. Ông xứng đáng được xếp vào hàng danh nhân tôn vinh ở Văn
miếu Quốc tử giám như nhà Trần đã từng "liệt hạng" xưa kia, mặc dù ông không hề có mảnh bằng nào thông qua thi cử. Điều đó cũng nói lên rằng triều đại Trần có sức năng động lớn vì nó biết chuộng thực học, biết lựa chọn tài năng theo những tiêu chí thực tiễn. Bỏ qua mọi thứ phù danh, với những người như Trương Hán Siêu, nhà Trần đã biết cách làm cho mình trở thành bất tử. Bài văn mẫu 2 Trương Hán Siêu sinh năm (?-1354). Tự là Thăng Phủ, người làng Phúc An, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, là một danh sĩ thời Trần. Năm 1351 ông được thăng tham tri chính sự. Khi mất ông được vua tặng tước Thái Bảo,Thái phó và được thở ở Văn Miếu (Hà Nội). Trương Hán Siêu được người đời nhận xét là một người có tình tình cương trực, hào phóng có tâm hồn lãng mạn, thích đi du ngoạn và tìm cho mình một phong cảnh tuyệt vời. Và ông đã tìm đến Phú sông Bạch Đằng để ngắm cảnh thiên nhiên ở đây. Như ta đã biết, Phú sông Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng nơi ghi dấu những chiến công lịch sử của dân tộc, đáng nhớ nhất là chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán và năm 1288 của Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông- Nguyên. Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng được viết bằng chữ Hán, Bùi Văn Nguyên đã dịch khá thành công áng văn này. Phú là một thể văn cổ dung để tả cảnh vật, phong tục, hoặc tính tình. Mỗi bài phú thường bao gồm bốn phần. Ở bài Phú sông Bạch Đằng cũng không ngoại lệ, phần một của bài phú này từ đầu cho đến tiếc thay dấu vết luống còn lưu, phần này giới thiệu về nhân vật khách khi du ngoại ở sông Bạch Đằng.  Với câu thơ “Khách” có kẻ trong bài phú  là nơi nhà cao ghế tựa, trưa mùa hạ nắng nóng, áo trong ngắn, làn nước biếc. “Khách”  ở đây Mạch Đình Chi đã biểu lộ tấm lòng thanh cao, chí khí, hoài bão của kẻ sĩ ở đời. Trương Hán Siêu là một danh sĩ nổi tiếng, với chín câu đầu cho ta thấy Trương Hán Siêu có tâm hồn hiểu biết rộng, có chí khí lớn, ham thích với cuộc sống phong ba cùng thiên nhiên mây gió, thích thú tiêu dao và tâm hồn tự do. Đêm thì “chơi trăng” ngày thì “sớm gõ thuyền chờ Vũ Nguyệt”. Các danh lam thắng cảnh trong bài phú như: Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hổ, Tam Ngô, Bách Việt…. đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “Giang hồ” của mình, bên cạnh đó với đoạn thơ: Đầm vân mộng chứa vài trăm dạ cũng nhiều Bát ngát song kình muôn dặm Thướt tha đuôi trĩ một màu Đã nói lên cảnh đẹp hùng vĩ, bát ngát ngoài ra còn thể hiện được cảnh đẹp đó là một danh lam thắng cảnh của đất nước. Qua phần hai “từ đoạn tiếp theo cho đến hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã”. Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện bô lão, các bô lão đã đón tiếp khách rất chu đáo và hiếu khách. Các bô lão là người kể chuyện và cũng là người bình luận những chiến tích xưa. Đặc biệt hơn, các bô lão cũng là người đã từng tham gia trận chiến và nhân vật “Khách” đã đối thoại để bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình với các bô lão xuất hiện giữa lúc nhân vật “Khách” đang ngậm ngùi nhớ tiếc. Với giọng kể hào hùng, rành rọt và sôi nổi như đang  diễn ra chiến tranh vậy. Đúng là cảm hứng của những người trong cuộc. Phần ba là tiếp theo cho đến nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Lời bình của các bô lão đã nhấn mạnh những trận chiến lẫy lừng và các nhân tài, đồng thời đã mang ý nghĩa tổng kết giống như tuyên ngôn chân lý. Phần bốn là phần còn lại. Đây là lời bình của nhân vật khách, đây là lời tiếp nối lời các bô lão, là bài ca ng��i sự anh minh của vị thánh quân, ca ngợi giá trị cảu những chiến công, đem lại nền thái bình muôn thuở. Tiếp nối phần bình luận của các vị bô lão về lịch sử. Hai câu cuối của bài ca này là lời kết thúc một chân lý về mối quan hệ giữa đất hiểm và người tài. Qua bài thơ Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho ta đây là một tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước và là niềm tự hào cho dân tộc, tự hào truyền thống đạo lý, nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam.
Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc để cập vai trò và vị trí của con người. Bài văn mẫu 3 Văn học thời Lý – Trần, ngoài áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, hay “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, thì không thể không kể đến bài phú nổi tiếng “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu. Trương Hán Siêu, tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông mất năm 1354. Quê ông ở thôn Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Ông xuất thân là môn kjasch của Trần Hưng Đạo, từng lập công trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288), nên được tiến cử lên triều đình. Đời làm quan của ông trải qua bốn đời vua Trần: Anh Tông (1293-1314), Minh Tông (1314-1329), Hiến Tông (1329-1341), Dụ Tông (1341-1369), thăng chức cao nhất đến Tham trị chính sự và từng làm quan ở vùng Lạng Giang (Bắc Giang) và Châu Hóa (Thừa Thiên – Huế). Đương thời, Trương Hán Siêu là một học giả uyên bác và là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên. Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp luỹ, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu, Thăng Long.Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với Chu Văn An và các bậc hiền triết xưa. Trương Hán Siêu sáng tác khá nhiều, gồm nhiều loại như hình luật, phú, thơ ca, văn xuôi, tất cả đều được viết bằng chữ Hán. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn "Dục Thuý sơn khắc thạch","Linh Tế Tháp ký","Khai Nghiêm tự bi","Bạch Đằng giang phú",…đều là những tác phẩm nổi tiếng. Trong số đó, “Bạch Đằng giang phú” là bài phú nổi trội nhất của ông và cũng là bài phú nổi tiếng nhất trong số các bài phú chữ Hán thời Trần còn lại đến ngày nay. Bài phú tổng cộng gồm 32 liên và hai bài ca, nói về vẻ đẹp hùng vĩ vùng cửa sông Bạch Đằng và gợi lại các chiến công chống xâm lược từng gắn với địa danh này. Bài “Phú sông Bạch Đằng” chưa rõ được viết năm nào, có thể vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi. Bài phú viết về sông Bạch Đằng, một con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng Mông – Nguyên, đều là những đạo quân xâm lược hùng mạnh của phương Bắc. Mặc dù được viết theo lối phú cổ thể, có vần nhưng câu văn tương đối tự do, không bị gò bó vào niêm luật. Bài phú là cảm xúc hoài niệm của tác giả về những chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng vào thời điểm nhà Trần đang suy thoái. Tác phẩm vừa chứa chan niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự đổi thay, biến thiên và xoay vần của tạo hoá. Bài phú chia làm hai phần : phần độc thoại với khách và phần đối thoại giữa khách với các bô lão bên sông. Kết cấu bài phú hình thành hai tuyến nhân vật. Nhân vật khách, cũng là sự phân thân của tác giả và nhân vật tập thể : các bô lão địa phương. Xuất hiện với tư cách là đối tượng tâm tình, nhân vật các bô lão có thể là thực – đó là những người tác giả gặp trên đường thoả chí tiêu dao, thậm chí, họ có thể là những người trước đây đã làm nên chiến công trên dòng sông lịch sử ấy, song cũng có thể họ chỉ là những nhân vật hư cấu. Hư cấu nhân vật, hư cấu ra cuộc đối thoại là cách để tác giả gián tiếp bày tỏ những suy ngẫm của mình về đất nước, về nhân dân, về dòng sông lịch sử. Chiến thắng Bạch Đằng giang được diễn tả như một bài thơ tự sự đậm chất anh hùng ca. Tiếng trống trận, tiếng gươm khua như hoà vào cảm hứng tự hào, kiêu hãnh để rồi lắng lại trong suy ngẫm: “Trời đất cho nơi hiểm trở” “Nhân tài giữ cuộc điện an” “Đến sông đây chừ hổ mặt Nhớ người xưa, chừ lệ chan” Lời ca của các bô lão là lời khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông lịch sử và những chiến
cồng hiển hách ở đây đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí: bất nghĩa tất yếu sẽ tiêu vong, chỉ có anh hùng là lưu danh thiên cổ. Lời ca của “Khách” (theo lối liên ngâm) cũng tiếp nối niềm tự hào ấy đồng thời thể hiện quan niệm vững chắc vào vai trò của con người trong việc “giữ cuộc điện an”. Đây là quan niệm tiến bộ và hết sức nhân văn. Về giá trị nội dung: “Phú Sông Bạch Đằng” đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước trước những chiến công trên sông Bạch Đằng đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc để  cao vai trog, vị trí con người trong lịch sử. Về nghệ thuật, bài phú sử dụng những chi tiết mang hình ảnh điển tích chọn lọc, hoài cổ kết hợp với thủ pháp liên ngâm,hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. Đồng thời đây còn là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Nền văn học dán tộc đã rất tự nhiên mà hình thành dòng thơ vần Bach Đằng. Với “Bài phú sông Bạch Đằng”, Trương Hán Siêu đã đóng một “trụ đồng” sáng chói trên dòng thi ca bất tận ấy để con cháu muôn đời còn ngưỡng vọng. Bài văn mẫu 4 Lịch sử của một dân tộc không chỉ là những chiến công với những chiến thắng chống giặc ngoại xâm mà còn la lịch sử với bề sâu văn hiến, là lịch sử được ghi lại bằng hồn người qua những áng văn chương. Nhắc đến những bài thơ mang âm hưởng hào hùng của một thời đại một đi không trở lại, chúng ta không thể nhắc đến bài phú “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu. Bài thơ đã được viết từ lâu rồi nhưng đến nay và mãi sau, người ta vẫn không thôi nhắc đến nó như một khúc ca về thời đại nhà Trần. Nhắc đến Trương Hán Siêu là người ta nhớ đến một người con quê tại vùng đất Ninh Bình, là môn khách của vị tướng tài ba Trần Quốc Tuấn, ông đã từng tham gia kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Ông là người vừa có tài lại vừa có đức, sinh thời, ông được các vua nhà Trần gọi là “thầy”. Ông là một người phóng khoáng, nặng lòng yêu nước và mang trong mình một nỗi ưu hoài về lịch sử dân tộc. Vì lẽ đó, đến với “Bạch Đằng giang phú”, người đọc như được sống với năm tháng hào hùng trong lịch sử dân tộc, vừa nhận ra những nỗi lòng của một con người từng trải. Bài phú được đánh giá là không chỉ nổi tiếng ở thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay bậc nhất nước ta thời trung đại. Theo các nhà nghiên cứu, có lẽ bài thơ được Trương Hán Siêu viết vào thời vãn Trần. Bài phú viết theo lối cổ phú và được chia thành ba phần. Phần đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu về nhân vật “khách”. Hình ảnh “khách” hiện lên là con người phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy: "Khách có kẻ: Giương buồm giong gió chơi vơi Lướt bể chơi trăng mải miết Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt" Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến vốn là những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử quen thuộc, từ đó, người đọc nhận ra một đặc điểm khác của nhân vật “khách”: một tâ hồn nghệ sĩ ưa tự do, phóng khoáng, một bậc tri thức ham du ngoạn, trước là để chiêm ngưỡng, hai là mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết. Dẫu đi nhiều mà khát vọng bốn phương vẫn còn tha thiết: "Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết Bèn giữa dòng chừ buông chèo Học Tử Trường chừ thú tiêu dao" Khách muốn học theo Tử Trường nghĩa là muốn học ở bậc sử gia nổi tiếng này sự nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc. Tiếp đó, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thực, cũng là điều hút hồn khách khi đến với sông Bạch Đằng: "Bát ngát sóng kình muôn dặm Thướt tha đuôi trĩ một màu Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô"
Dòng sông hiện lên với nhiều dáng vẻ, vừa hùng dũng, thướt tha, lại có vẻ ảm đam, hoang vắng. Vì vậy, “khách” mang trong mình tâm trạng với nhiều sắc thái khác nhau: vui, buồn, tự hào, nhớ tiếc: "Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn lưu" Ngay sau những câu giới thiệu về nhân vật “khách”, tác giả đã đưa người đọc đến với câu chuyện của bô lão về chiến thắng trên dòng sông Bạch Đằng: "Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao Đương khi ấy: Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói Trận đánh được thua chửa phân Chiến lũy bắc nam chống đối Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bầu trời chừ sắp đổi" Tác giả đã chọn lọc những hình ảnh, những điển tích làm nổi bật sự thất bại của quân thù và cái vẻ vang trong chiến thắng của quân ta. Có thể nhận thấy ở đây niềm tự hào, sảng khoái của các bô lão, cái điềm tĩnh qua sự chiêm nghiệm của “khách”. Các bô lão đã lấy cái vận động, trôi chảy của dòng nước, dòng đời tương phản với nỗi nhục quân thù bởi nỗi nhục quân thù nghìn năm không rửa nổi cũng có nghĩa là những chiến thắng của ta vĩnh viến lên ngôi: "Đến nay nước sông tuy chảy hoài Mà nhục quân thù khôn rửa nổi" Sau lời kể, các bô lão có lời bình như sự tổng kết về nguyên nhân làm nên chiến thắng: có thiên thời, địa lợi, trong đó đề cao yếu tố con người- một quan niệm vừa đầy tiến bộ, vừa mang tính nhân văn: "Quả là trời đất cho nơi hiểm trở Cũng nhờ: nhân tài giữu cuộc điện an" Và đến đoạn ba, đó là lời ca của các bô lão và khách. Các bô lão bừng sáng niềm tin, niềm tự hào về chân lý vĩnh hằng như cái dằng dặc, bao la của Bạch Đằng giang cuộn sóng hồng, đổ về biển Đông tự bao đời. Còn trong lời ca của khách, bến cạnh việc ngợi ca công đức của các vua Trần, còn đề cao và khẳng định tài đức con người, xem đó là yếu tố quyết định để làm nên chiến thắng. Với việc xây dựng cặp nhân vật “chủ- khách”, việc lựa chọn các hình ảnh và điển tích cùng việc kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự sự, trữ tình và lối nói khoa trương, bài phú đã sống dậy hào khí Đông A. Bài phú không chỉ truyền cho ta lòng yêu nước, tự hào dân tộc mà còn là lời nhắc chúng ta hôm nay và mãi sau này được hưởng thành quả mà cha ông ta đã làm nên thì hãy biết trân trọng và phát huy! >> Xem thêm các đề văn về bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu ****************** Trên đây là hướng dẫn làm bài thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài Bạch Đằng giang phú bao gồm dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu chọn lọc hay nhất. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của các em. Ngoài ra, các em hãy truy cập doctailieu.com để tham khảo những bài văn mẫu 10 phong phú khác mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
ttpthuydainam · 4 days
Text
Điểm Qua Những Phát Hiện Mới Từ Hội Thảo
Vào ngày 16/09, buổi Hội thảo khoa học với chủ đề “Diễn trình Lịch sử Văn hóa – Kiến trúc – Phong thủy – Mỹ thuật các Triều đại Phong kiến Việt Nam (Thế kỷ X – XIV)” đã diễn ra thành công rực rỡ. 
Tumblr media
Ngày 16/09, buổi Hội thảo khoa học “Diễn trình lịch sử văn hóa – kiến trúc – phong thủy – mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam (Thế kỷ X – XIV)” do Viện tổ chức đã khép lại với nhiều thành tựu đáng chú ý. 
Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lịch sử, kiến trúc, phong thủy và mỹ thuật, cùng nhiều học giả và nhà nghiên cứu quan tâm đến văn hóa Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Buổi hội thảo đã mang đến những kiến thức quý báu và độc đáo, đặc biệt là về cách thức ứng dụng phong thủy trong xây dựng cung điện, đền đài, và các công trình kiến trúc qua nhiều triều đại. 
Các diễn giả đã trình bày chi tiết về những ảnh hưởng của phong thủy đến sự phát triển của mỹ thuật và kiến trúc trong lịch sử, từ việc lựa chọn địa thế đến cách bài trí không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên.
Sự kiện khép lại với nhiều đánh giá cao về chất lượng nghiên cứu và nội dung trình bày, đồng thời mở ra những hướng đi mới cho các dự án và nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.
Tumblr media
Buổi hội thảo  “Diễn trình lịch sử văn hóa – kiến trúc – phong thủy – mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam (Thế kỷ X – XIV)” bao gồm các nội dung chính sau:Phiên thứ nhất: Triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê: Diễn trình lịch sử Văn hóa – Kiến trúc – Phong thủy – Mỹ thuật
Phiên hội thảo thứ nhất tập trung vào giai đoạn triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê, cung cấp cái nhìn sâu sắc về diễn trình lịch sử văn hóa, kiến trúc, phong thủy và mỹ thuật trong khoảng thời gian từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. 
ThS. Kim Thanh Sản trình bày về sự đồng hành của hai hệ tư tưởng tôn giáo chính: Phật giáo và Đạo giáo, cùng với tín ngưỡng thờ đa thần, bao gồm các thần tự nhiên như thần đá, thần cây, và thần sông nước. 
Việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng và Bà Triệu cũng được nhấn mạnh, cùng với việc thờ Hùng Vương mang tính địa phương ở vùng Phú Thọ. Những nhân vật lịch sử nổi bật như Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh được đề cập, cùng với các dòng họ lớn mạnh thời Ngô, Đinh và Tiền Lê như họ Dương, họ Đinh và họ Hồ.
Nguyễn Đình Chỉnh tiếp tục làm sáng tỏ việc thờ tiền nhân của các dòng họ từ thời Ngô đến thời Trần thông qua các di tích tại Hải Phòng. Ông chỉ ra rằng, việc nghiên cứu các nhân vật lịch sử nổi tiếng và các vị thần được thờ cúng đã giúp xác định tín ngưỡng thờ Thành hoàng và Phúc thần, nhưng việc thờ cúng tiền nhân của dòng họ chưa được phát triển thành tập tục phổ biến.
Cuối cùng, ThS. NCS. Hoàng Thị Thu Hường đã trình bày về Đạo giáo ở Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ X đến XIV. Đạo giáo trong thời kỳ này bao gồm các cơ sở thờ tự như Thông Thánh quán và động Thiên Tôn, với các đối tượng thờ cúng như Tam Thanh và Tứ Ngự. 
Tumblr media
ThS. Lê Hương Nga (Dự án “Dòng chảy thời gian”) đã trình bày triều đại Lý và Trần, hai thời kỳ vàng son của lịch sử Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong mọi lĩnh vực từ quân sự, kinh tế đến văn hóa và nghệ thuật. 
Nhà Lý, với sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa và chính trị, đã đặt nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng quốc gia, mở đầu một thời kỳ huy hoàng. Trong khi đó, triều đại Trần nổi bật với những thành công rực rỡ về văn hóa, tôn giáo và quân sự, tạo nên một hào khí Đông A lẫy lừng, thể hiện sự đồng thuận từ trên xuống dưới, từ quân đội đến người dân.
Về hệ tư tưởng tôn giáo, cả hai triều đại đều đề cao Phật giáo nhưng cũng dung hòa cả Nho và Đạo giáo, hình thành nền tảng Tam giáo đồng nguyên. Điều này được thể hiện qua việc xây dựng các chùa, đền miếu, và đạo quán, đồng thời thiết lập các giai phẩm cho tăng đạo và sắc phong các vị Nho thần. 
Các triều đại này không chỉ mở văn miếu và Quốc Tử Giám mà còn tổ chức kỳ thi Tam giáo, thể hiện sự hòa quyện và phát triển của ba hệ tư tưởng trong đời sống xã hội.
Nho giáo và Đạo giáo, kết hợp với yếu tố Mật tông của Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa, đã tạo nên một hệ thống tín ngưỡng phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến nghệ thuật trang trí và kiến trúc. 
Trường phái tu tiên cũng phát triển mạnh mẽ, với nhiều đạo trưởng nổi bật như Hoàn Nguyên và Huyền Vân, triển khai quyền năng và chữa bệnh, làm phong phú thêm đời sống tâm linh của người dân.
Trong chuyên đề về quy hoạch thành Thăng Long thời Lý, TS. Đinh Thế Anh đã phân tích việc xây dựng dựa trên hai yếu tố phong thủy “Hình” và “Thế”.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương cũng đã nhấn mạnh ảnh hưởng của phong thủy đến cấu trúc và hình dáng của các công trình thờ cúng Phật giáo, trong khi Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh đề cập đến việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng và chọn vị trí lăng tẩm cho các vị vua, đảm bảo chúng nằm trong địa thế đẹp.
PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương đã tập trung vào các chùa tháp Phật giáo ở Ninh Bình thời Trần, phân tích sự kết hợp giữa phong thủy và đặc điểm địa hình của vùng. Ninh Bình, với sự kết hợp giữa đồng bằng và đồi núi, đã tạo nên các chùa tháp với bố cục đặc biệt, thường được xây dựng tại những vị trí đắc địa, tựa lưng vào núi và hướng ra sông suối, nhằm tạo sự hài hòa với thiên nhiên.
Tumblr media
Trong bài thuyết trình của NCS. ThS. Trương Thúy Trinh về “Tập Tục Thờ Cúng An Táng Của Người Việt (Từ Tiền Sơ Sử – Thế Kỷ XIV)”, nội dung tập trung vào quá trình hình thành và phát triển của các nghi lễ thờ cúng và an táng của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. 
Từ thời tiền sử, người Việt cổ đã hình thành những tập tục như chôn cất tại nơi cư trú, sử dụng mộ đất, mộ thuyền và táng tro cốt, phản ánh đặc trưng văn hóa bản địa. Trong thời kỳ Bắc thuộc, mặc dù ảnh hưởng văn hóa Hán gia tăng, người Việt vẫn duy trì các tập tục cổ truyền như thờ cúng tổ tiên và an táng mộ đất. 
Đến thời kỳ đầu độc lập dưới triều đại Ngô, Đinh, và Tiền Lê, ảnh hưởng văn hóa Hán vẫn còn nhưng có sự hòa quyện với bản sắc dân tộc. Thời Lý – Trần chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong xây dựng lăng tẩm và ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo đối với các tập tục thờ cúng. 
Trong bối cảnh hiện đại, việc bảo tồn bản sắc văn hóa và truyền thống thờ cúng tổ tiên vẫn được nhấn mạnh như một phần quan trọng của căn cước người Việt trong thời kỳ hội nhập và hiện đại hóa.
Bài thuyết trình của GS. TS. Đinh Khắc Thuân về dòng họ và thờ cúng dòng họ từ thời Bắc thuộc đến thời Trần, thông qua tư liệu Hán Nôm như văn bia và gia phả, cung cấp cái nhìn sâu sắc về các nghi lễ thờ cúng tiên tổ và quy trình biên soạn gia phả.
Dù tài liệu về thời kỳ này còn hạn chế, các văn bia và gia phả còn lại đã ghi chép chi tiết về các dòng họ lớn như Đào, Lê, Hà, Lưu, Đỗ và nhiều dòng họ khác, cùng những đóng góp của họ qua các thế hệ. Một ví dụ nổi bật là văn bia mộ của Thái phó Lưu công ở Thái Bình và dòng họ Đỗ ở Hưng Yên. 
Tumblr media
Buổi hội thảo chuyên đề của Phong Thủy Đại Nam với chủ đề “Một số vấn đề về dòng họ thờ cúng từ thế kỷ X – XIV” đã diễn ra sôi nổi với nhiều góc nhìn và ý kiến quý báu. 
Thạc sĩ, phong thủy sư Nguyễn Trọng Mạnh đã mở đầu bằng câu hỏi về sự lựa chọn chuyên đề, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đúng cách thờ cúng và phản ánh sự cần thiết của việc bảo tồn truyền thống trong bối cảnh hiện đại. Thầy chỉ ra rằng việc nhiều gia đình hiện nay không tuân thủ đúng cách thờ cúng đã dẫn đến sự sai lệch văn hóa và làm mất đi bản sắc truyền thống.
Thạc sĩ Tạ Thị Hoàng Vân đã chia sẻ quan điểm về việc bài trí bàn thờ, nhấn mạnh rằng việc này không chỉ dựa vào phong thủy mà còn phải phù hợp với văn hóa và đặc trưng dòng họ. Bà kêu gọi sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố phong thủy và truyền thống văn hóa để giữ gìn bản sắc riêng của mỗi gia đình.
Giảng viên Quách Tấn Hưng từ Đại học Kiến trúc Hà Nội đã bày tỏ sự ấn tượng với nội dung hội thảo và đưa ra ý kiến về sự cần thiết của việc điều chỉnh phong thủy theo không gian thờ cúng của người Việt. Anh nhấn mạnh rằng không gian thờ cúng là trung tâm của ngôi nhà và cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với phong thủy truyền thống.
Nhà sử học Dương Trung Quốc đã đánh giá cao sự linh hoạt trong việc hội nhập với thế giới nhưng khẳng định rằng việc giữ gìn bản sắc dân tộc là rất quan trọng. Tiến sĩ Lê Hồng Châu đã khen ngợi thành công của buổi hội thảo và nhấn mạnh sự cần thiết của việc kết hợp bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện đại.
Tumblr media
Trong không khí ấm áp và đầy nghĩa cử của buổi hội thảo, ông Nguyễn Đức Nam, đại diện tập đoàn Phong Thủy Đại Nam, đã công bố một tin vui xúc động về hoạt động từ thiện dành cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi thiên tai. 
Tính đến 11h30 ngày 16/09, tổng số tiền quyên góp đã đạt 562 triệu 395 ngàn đồng. Trong đó, tập đoàn và các nhân viên đã đóng góp 350 triệu đồng, còn các thầy phong thủy cùng những người yêu mến Đại Nam đã hào phóng quyên góp 212 triệu 395 ngàn đồng.
Đặc biệt, tập đoàn còn quyết định trích 10 triệu đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho các cán bộ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão thế kỷ YaGi. Số tiền còn lại sẽ được gửi về Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nơi sẽ phân phối đến các vùng bị thiên tai.
Ông Nguyễn Đức Nam không quên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả các cá nhân và tổ chức đã đồng hành cùng chương trình. Ông nhấn mạnh rằng số tiền từ thiện này không chỉ là sự hỗ trợ vật chất, mà còn là biểu hiện rõ nét của tinh thần tương thân tương ái và lòng nhân ái, là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết trong cộng đồng. 
Đây không chỉ là sự chia sẻ tài chính, mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn, giúp vơi bớt phần nào nỗi đau và khó khăn của đồng bào miền Bắc, khẳng định rằng trong mọi thử thách, chúng ta luôn cùng nhau tiến bước.
Tumblr media
Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa tin Ngày 16/09/2024, tại TP Hải Phòng, Công ty CP Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (thuộc Công ty CP XheroZone) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Diễn trình lịch sử Văn hoá – Kiến trúc – Phong thuỷ – Mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam giai đoạn thế kỷ X – XIV”. 
Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu từ các trường đại học và viện nghiên cứu trên toàn quốc. 
Hội thảo tập trung vào việc nghiên cứu và bảo tồn các di sản văn hóa, kiến trúc, phong thủy, và mỹ thuật từ các triều đại phong kiến Việt Nam. Công ty CP Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu đã triển khai Dự án “Dòng chảy thời gian” nhằm tìm kiếm, sắp xếp và hệ thống hóa những di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.
Các tham luận tại hội thảo bao gồm những chủ đề đa dạng như sự du nhập tôn giáo, các trường phái kiến trúc, mỹ thuật và phong thủy, cũng như công tác trùng tu di tích.
Tiêu biểu có các bài tham luận như “Tìm hiểu việc thờ tiền nhân của họ tộc từ thời Ngô đến thời Trần” của TS Nguyễn Đình Chính, “Chùa tháp Phật giáo Ninh Bình thời Trần tiếp cận từ phong thủy” của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, và “Hành cung Vũ Lâm thời Trần – Đặc trưng kiến trúc” của TS. Tạ Hoàng Vân.
Tumblr media
Tổng kết hội thảo “Diễn trình lịch sử Văn hoá – Kiến trúc – Phong thuỷ – Mỹ thuật các triều đại phong kiến Việt Nam (giai đoạn thế kỷ X – XIV)”, Tập đoàn Phong Thủy Đại Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tái hiện và bảo tồn những giá trị kiến trúc, văn hóa, phong thủy, và nghệ thuật của các triều đại phong kiến Việt Nam. 
Buổi hội thảo đã thành công trong việc làm sáng tỏ các khía cạnh đa dạng của di sản văn hóa, từ sự du nhập và ảnh hưởng của tôn giáo đến các trường phái kiến trúc và mỹ thuật, qua đó cung cấp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về lịch sử và sự phát triển của các triều đại phong kiến.
Hệ sinh thái Phong Thủy Đại Nam không chỉ xem đây là một sự kiện khoa học đơn thuần, mà còn là một bước đi quan trọng trong nỗ lực kết nối và phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống. Những tham luận và báo cáo từ hội thảo đã giúp mở rộng hiểu biết về sự giao thoa giữa phong thủy, kiến trúc và nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại.
Tập đoàn kỳ vọng rằng hội thảo này sẽ là khởi đầu cho một chuỗi các hoạt động tiếp theo, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di sản văn hóa dân tộc. Sự thành công của sự kiện cũng phản ánh sự nỗ lực không ngừng của Phong Thủy Đại Nam trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, đồng thời thúc đẩy sự giao lưu và học hỏi giữa các chuyên gia và nhà nghiên cứu.
Với tinh thần trân trọng và gìn giữ di sản văn hóa, Phong Thủy Đại Nam mong muốn tiếp tục lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp và quý báu này đến với toàn thể cộng đồng. Hội thảo không chỉ là một thành công về mặt tổ chức mà còn là nền tảng vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, và phát triển di sản văn hóa trong tương lai. 
Tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, để di sản văn hóa phong phú của dân tộc được gìn giữ và phát huy, tạo nên một di sản văn hóa bền vững cho các thế hệ mai sau.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/tong-ket-hoi-thao/
0 notes
Text
Sao Thiên Phủ là gì? Luận giải ý nghĩa Thiên Phủ khi thủ tại các cung trên lá số tử vi
Tumblr media
Sao Thiên Phủ trong tử vi được coi là một trong những sao quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến vận mệnh và hưởng thụ cuộc đời của con người. Nó được cho là biểu thị cho tài lộc, địa vị xã hội và sự thăng tiến trong sự nghiệp. Nằm trong bộ sao gọi là "Tứ hóa," Thiên Phủ mang trong mình năng lượng tích cực, thường đại diện cho sự phong phú, sắc sảo và khả năng quản lý tốt tài sản cá nhân.
Khi nói về ý nghĩa của sao Thiên Phủ, không thể không nhắc đến vai trò của nó trong việc định hình các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Đầu tiên, Thiên Phủ được cho là liên quan đến tiền bạc và tài sản, khi thủ ở các cung như Tài Bạch, sẽ có khả năng mang lại những điều kiện thuận lợi về tài chính. Người có Thiên Phủ ở cung này thường được dự đoán sẽ có khả năng tích lũy tài sản và quản lý tiền bạc hiệu quả.
Thứ hai, Thiên Phủ khi thủ tại cung Quan Lộc có thể mang lại thành công trong sự nghiệp. Người có sao này tọa thủ ở đây thường có khả năng lãnh đạo và thăng tiến trong công việc. Họ có thể nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp trên, nhờ vào năng lực làm việc cũng như khả năng giao tiếp tốt.
Ngoài ra, Thiên Phủ khi đặt ở cung Phúc Đức thường mang lại may mắn từ gia đình và tổ tiên, hỗ trợ cho người sở hữu trong việc phát triển bản thân cũng như nhận được sự phù trợ trong cuộc sống. Họ thường có mối quan hệ tốt đẹp với người khác và có nguồn động lực lớn từ những người xung quanh.
Một điểm đặc biệt cần lưu ý là cách mà Thiên Phủ tương tác với các sao khác trong lá số tử vi. Sự hợp tác hay xung khắc với các sao khác có thể làm thay đổi đáng kể ý nghĩa và tác động của nó đến đời sống cá nhân. Vì vậy, việc phân tích kĩ lưỡng sẽ giúp cho người xem hiểu rõ hơn về vận mệnh của mình.
Tóm lại, sao Thiên Phủ không chỉ đơn giản là một yếu tố trong lá số tử vi mà còn là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành và quyết định vận mệnh của con người. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa của Thiên Phủ khi thủ tại các cung khác nhau trong lá số tử vi của mình, bạn hãy truy cập vào bài viết chi tiết tại website Tracuulasotuvi.com để khám phá thêm thông tin thú vị và bổ ích nhé!
Bài viết chi tiết: https://tracuulasotuvi.com/thien-phu.html
0 notes
vu-tat-thanh · 1 month
Text
Phong Thủy Nhà Ở: Cách Xử Lý Hướng Nhà Không Tốt Cho Tuổi 1987
Những quan niệm về phong thủy từ lâu đã ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng và chọn lựa nơi cư trú. Đặc biệt với những người tuổi Đinh Mão (sinh năm 1987), việc chọn sai hướng nhà có thể dẫn đến nhiều trục trặc trong cuộc sống. Nhưng đừng quá lo lắng, bởi có nhiều cách để hóa giải những bất lợi này. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các phương pháp điều chỉnh phong thủy hiệu quả cho những người sinh năm 1987, giúp khắc phục tình trạng hướng nhà không hợp tuổi.
Tổng quan về tuổi 1987 Đinh Mão
Gia chủ tuổi Đinh Mão sinh năm 1987, mệnh Hoả, ngũ hành Lửa trong lò – Lư Trung Hoả. Những người này thường có tính cách mạnh mẽ, giàu nhiệt huyết, chu toàn trong mọi việc. Họ đảm nhận tốt vai trò lãnh đạo, nhanh nhạy trong mọi tình huống, khả năng phán đoán cao.
Tumblr media
Hướng nhà hợp tuổi 1987
Biết được hướng nhà hợp tuổi Đinh Mão sẽ giúp bạn chủ động trong xây dựng. Đồng thời, việc này cũng nhằm mục đích thu hút nguồn tài lộc dồi dào, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.
Hướng nhà hợp nữ mệnh tuổi 1987
Nữ tuổi Đinh Mão thuộc cung Khôn – Tây Tứ Mệnh. Vì thế, gia chủ thích hợp xây nhà theo các hướng như:
Hướng Tây Nam thuộc cung Phục Vị: Mang lại sức mạnh tinh thần, củng cố niềm tin, làm đâu được đấy.
Hướng Tây thuộc cung Thiên Y: Luôn được bề trên che chở.
Hướng Đông Bắc thuộc cung Sinh Khí: Thuận lợi trên con đường công danh, sự nghiệp.
Hướng Tây Bắc thuộc cung Diên Niên: Củng cố các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, tình cảm gia đình.
Hướng nhà hợp nam mệnh tuổi 1987
Nam tuổi Đinh Mão thuộc cung Tốn – Đông Tứ Mệnh. Vì thế, gia chủ thích hợp xây nhà theo các hướng như:
Hướng Đông Nam thuộc cung Phục Vị: Giúp gia chủ có niềm tin làm mọi việc thuận buồm xuôi gió.
Hướng Nam thuộc cung Thiên Y: Luôn nhận lại sự giúp đỡ từ bề trên.
Hướng Bắc thuộc cung Sinh Khí: Thu hút nguồn tài lộc dồi dào.
Hướng Đông thuộc cung Diên Niên: Hướng tới sự tốt đẹp trong mọi mối quan hệ.
Tumblr media
Cách hóa giải hướng nhà không hợp tuổi 1987
Cách hóa giải hướng nhà không hợp tuổi 1987 cần thực hiện như thế nào, chi tiết ra sao? Bạn sẽ không còn thắc mắc về điều này khi dành thời gian đọc ngay nội dung dưới đây:
Sử dụng màu sắc tương sinh, tương hợp trong nhà
Cách hóa giải hướng nhà không hợp tuổi 1987 bằng việc sử dụng màu sắc phù hợp là điều bạn nên lưu tâm. Theo đó, tuổi này thuộc mệnh Hoả nên phù hợp với các tông sắc Đỏ, Cam, Tím. Ngoài ra, gia chủ có thể dùng thêm các màu tương sinh như Xanh lá cây:
Màu Đỏ: Tượng trưng cho tinh thần nhiệt huyết đúng với tính cách của gia chủ tuổi Đinh Mão. Đồng thời, tông sắc này còn thể hiện cho sự máu lửa, khí thế hừng hực cùng tình yêu cháy bỏng. Sử dụng tông màu này như tiếp thêm sức mạnh cho gia chủ, hướng tới thành công trong cuộc sống.
Màu Cam: Mang ý nghĩa mạnh mẽ cùng niềm hạnh phúc. Gia chủ sử dụng màu này giúp tăng tư duy, phát triển trí sáng tạo.
Màu Tím: Ẩn chứa ý nghĩa về sức mạnh và vững chắc. Sử dụng tông màu này giúp gia chủ hoá giải hướng nhà không hợp tuổi 1987 vừa thể hiện cho tình yêu, sự thuỷ chung, quyền lực, giàu có.
Màu Xanh lá cây: Mang lại cảm giác an toàn cho gia chủ, tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở, tiếp thêm sức mạnh, tăng cường thành công trong sự nghiệp và hướng tới sự tin tưởng của mọi người xung quanh.
Sử dụng màu sắc phù hợp sẽ giúp không gian sống của bạn thêm đẹp. Hơn thế nữa đây cũng là cách để bạn hoá giải hướng nhà xấu hữu hiệu.
Xây thêm cửa phụ
Tumblr media
Bên cạnh đó, cửa phụ còn có tác dụng giúp luồng khí lưu thông trong căn nhà thuận lợi hơn. Điều này tránh xa tình trạng tù túng, mang đến không gian sống thư thái, thoải mái. Như vậy, gia chủ luôn tìm thấy sự an yên đúng nghĩa mỗi khi trở về nơi ở.
Định lại cổng chính của ngôi nhà
Cách hóa giải hướng nhà không hợp tuổi 1987 bằng việc định lại cổng chính của ngôi nhà. Bạn nên thiết kế hướng cổng trùng với hướng nhà để đảm bảo tính phong thuỷ. Cụ thể như sau:
Gia chủ tuổi Đinh Mão nữ giới nên định lại cổng theo hướng Tây Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc.
Gia chủ tuổi Đinh Mão nam giới nên định lại cổng theo hướng Nam, Đông Nam, Bắc, Đông.
Quá trình định lại cổng chính cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh sai sót, sửa chữa nhiều lần gây tốn kém. Gia chủ nên kết nối với các đơn vị xây dựng uy tín để đảm bảo tính thẩm mỹ, vững chắc. Đồng thời, bạn có thể nhờ tới chuyên gia trong lĩnh vực phong thuỷ nhằm yên tâm về mọi vấn đề.
Thay đổi vị trí nhà vệ sinh
Cách hóa giải hướng nhà không hợp tuổi 1987 bằng việc thay đổi vị trí nhà vệ sinh cũng rất hữu hiệu. Theo đó, gia chủ nên lưu tâm tới các cung xấu như:
Gia chủ Nữ Đinh Mão nên đặt nhà vệ sinh ở cung Lục Sát – Hướng Nam, cung Ngũ Quỷ – Hướng Đông Nam, cung Tuyệt Mệnh – Hướng Bắc, cung Hoạ Hại – Hướng Đông.
Gia chủ Nam Đinh Mão nên đặt nhà vệ sinh ở cung Lục Sát – Hướng Tây, cung Ngũ Quỷ – Hướng Tây Nam, cung Tuyệt Mệnh – Hướng Đông Bắc, cung Hoạ Hại – Hướng Tây Bắc.
Như vậy, xây dựng nhà vệ sinh ở hướng xấu giúp khắc chế hướng nhà không hợp tuổi hữu hiệu. Các chuyên gia nhận định trường hợp này là “lấy độc trị độc”. Vì thế, gia chủ có thể tham khảo và sớm áp dụng ngay hôm nay.
Tumblr media
Trấn bằng vật phẩm phong thủy
Cách hóa giải hướng nhà không hợp tuổi 1987 bằng việc trấn các vật phẩm phong thuỷ cũng được nhiều người áp dụng. Theo đó, gia chủ cần sử dụng những tranh ảnh, tượng để ở vị trí dễ nhìn thấy. Cụ thể:
Gương Bát Quái: Treo trên cửa ra vào.
Đá Thạch Anh: Sử dụng loại đá Thạch Anh tóc xanh để tìm thấy sự tương hợp với gia chủ. Đồng thời, vật phẩm này có khả năng hóa giải hướng nhà không hợp tuổi.
Tượng Quan Công: Biểu tượng của sự trượng nghĩa, hào hiệp có tác dụng trấn trạch trừ tà, hạn chế nguồn năng lượng xấu khi hướng nhà không hợp tuổi với gia chủ.
Tranh ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát: Mang lại sự an yên cho gia chủ, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Như vậy, những vật phẩm phong thuỷ tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng lớn trong việc hóa giải hướng nhà không hợp tuổi. Bạn dễ dàng tìm mua tại bất cứ đâu và bài trí tại không gian sống của mình. Thế nhưng, để đảm bảo tính chính xác gia chủ nên tìm đến các đơn vị chuyên môn để thực hiện.
Quan điểm Phong Thủy Đại Nam: Phong thủy nhà ở không phụ thuộc tuổi
Một ngôi nhà có phong thủy tốt thì bất kỳ ai ở đó cũng tốt. Thông tin về cách xem và hóa giải hướng nhà dựa trên tuổi của nha chủ theo quan điểm Bát trạch chỉ mang tính chất tham khảo.
Tumblr media
Với 23 chi nhánh trên toàn quốc & hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực phong thủy khoa học, Trung tâm Phong Thủy Đại Nam đã triển khai 5.000+ dự án, 250+ chiến dịch, góp phần cải thiện cuộc sống của hơn 10.000 khách hàng trở nên tốt đẹp, thành công hơn.
Dưới sự dẫn dắt của Thạc sĩ Nguyễn Trọng Mạnh – Phong Thủy Sư Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam do Liên hiệp hội Dịch Học Quốc tế phong tặng, Trung tâm đang hoạt động theo nguyên tắc “Đại đạo chí giản” – Triết lý vĩ đại nhất là sự đơn giản – Biến tinh hoa phong thủy cổ học thành những điều giản đơn và dễ dàng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, dưới lăng kính khoa học.
Được biết, Thạc sĩ – Phong Thủy Sư Nguyễn Trọng Mạnh ngoài tư cách là Nhà sáng lập Hệ sinh thái Phong Thuỷ Đại Nam, tiền thân của Tập đoàn XheroZone, Thầy còn đảm nhận một số chức vụ quan trọng khác:
Chủ tịch Hội đồng Khoa Học Viện Phong thuỷ Khoa học Toàn cầu.
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Ứng dụng Tiềm Năng Con Người.
Tumblr media
Quý gia chủ muốn đánh giá địa thế và tìm hiểu cách hóa giải hướng nhà không hợp tuổi 1987 theo phong thủy khoa học, vui lòng liên hệ Phong Thủy Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu hơn thông qua khảo sát, đo đạc và xử lý khoa học. Đặc biệt, quý gia chủ, doanh chủ còn có thể được tư vấn, gặp gỡ trực tiếp với Thầy Nguyễn Trọng Mạnh – Một trong những người có nhiều đóng góp tích cực nhất đối với lĩnh vực phong thủy khoa học nước nhà.  
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tổng Đài: 1900 989 919
Website: https://phongthuydainam.vn/
Địa chỉ trụ sở: Paris 19-15, Khu đô thị Vinhomes Imperia, Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.
Tại Hà Nội: 114 Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Tại Hồ Chí Minh: 60C Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/cach-hoa-giai-huong-nha-khong-hop-tuoi-1987/
#phongthuydainam #cachoagiaihuongnhakhonghoptuoi1987
0 notes
homestoryconcept · 2 months
Text
Cách Đặt Bếp Giúp Gia Chủ Tuổi Mậu Thìn 1988 Hạnh Phúc Viên Mãn
Tumblr media
Cách Đặt Bếp Giúp Gia Chủ Tuổi Mậu Thìn 1988 Hạnh Phúc Viên Mãn Để gia đình tuổi Mậu Thìn 1988 luôn gặp may mắn, sức khỏe dồi dào và hạnh phúc viên mãn, việc lựa chọn và bố trí bếp sao cho hợp phong thủy là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những cách đặt bếp giúp gia chủ tuổi Mậu Thìn 1988 thu hút tài lộc, hóa giải vận xui và mang lại sự bình an, hạnh phúc.
Tổng Quan Về Tuổi Mậu Thìn 1988 Năm sinh dương lịch: 1988 Năm sinh âm lịch: Mậu Thìn Quẻ mệnh: Chấn (Mộc) thuộc Đông Tứ mệnh Ngũ hành: Đại Lâm Mộc (Gỗ rừng già)
Chọn Hướng Bếp Phù Hợp Hướng Đông (Sinh Khí) Ý Nghĩa: Sinh Khí mang lại tài lộc, sức khỏe và thịnh vượng. Lợi Ích: Đặt bếp hướng Đông giúp gia đình thu hút nguồn năng lượng tích cực, gia tăng sức khỏe và may mắn. Hướng Bắc (Thiên Y) Ý Nghĩa: Thiên Y mang lại sức khỏe, sự an lành và bình an. Lợi Ích: Đặt bếp hướng Bắc giúp gia đình khỏe mạnh, tránh bệnh tật và luôn gặp bình an. Hướng Nam (Phúc Đức/Diên Niên) Ý Nghĩa: Phúc Đức mang lại sự hòa thuận, ổn định và phát triển. Lợi Ích: Đặt bếp hướng Nam giúp gia đình luôn êm ấm, thuận hòa và phát triển bền vững. Hướng Đông Nam (Phục Vị) Ý Nghĩa: Phục Vị mang lại sự ổn định, bình an và may mắn. Lợi Ích: Đặt bếp hướng Đông Nam giúp gia đình cảm thấy an lành, yên ổn và dễ dàng vượt qua khó khăn.
Nguyên Tắc Đặt Bếp Để Tạo Hạnh Phúc Vị Trí Bếp: Đặt bếp ở nơi thoáng đãng, tránh đối diện với cửa chính hoặc cửa phòng ngủ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc. Tránh Gió: Đặt bếp ở nơi kín gió, không để gió lùa trực tiếp vào bếp. Độ Cao Bếp: Đặt bếp ở độ cao phù hợp, không quá thấp hoặc quá cao so với mặt đất. Khoảng Cách: Đảm bảo bếp cách xa tủ lạnh và bồn rửa để tránh xung khắc giữa nước và lửa. Vệ Sinh: Giữ cho khu vực bếp luôn sạch sẽ, gọn gàng để thu hút năng lượng tích cực.
Màu Sắc và Trang Trí Bếp Hợp Phong Thủy Màu Sắc: Gia chủ tuổi Mậu Thìn 1988 thuộc mệnh Mộc, nên chọn màu sắc như xanh lá cây, xanh nước biển, nâu gỗ để mang lại sự hài hòa và may mắn cho gian bếp. Trang Trí: Sử dụng các vật phẩm phong thủy như cây xanh, tranh phong thủy để tăng cường năng lượng tích cực. Có thể sử dụng các vật dụng bằng gỗ hoặc mây tre đan để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Ánh Sáng: Đảm bảo ánh sáng tự nhiên và đèn chiếu sáng đủ để tạo không gian bếp luôn sáng sủa, ấm cúng và tràn đầy năng lượng tích cực.
Những Lưu Ý Khác Để Bếp Luôn Đem Lại May Mắn Hệ Thống Hút Mùi: Đảm bảo hệ thống hút mùi hoạt động tốt để không gian bếp luôn sạch sẽ và thoáng đãng. Sắp Xếp Gọn Gàng: Giữ khu vực bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ để thu hút năng lượng tích cực và tạo cảm giác thoải mái khi nấu nướng. Cửa Bếp: Tránh đặt cửa bếp đối diện với cửa chính hoặc cửa phòng ngủ để tránh thất thoát tài lộc và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một Số Vật Phẩm Phong Thủy Hữu Ích Cây Xanh: Cây cảnh như lưỡi hổ, cây kim tiền, cây phú quý không chỉ giúp không gian bếp thêm xanh mát mà còn mang lại sự tươi mới, tăng cường năng lượng tích cực. Đá Quý: Đặt một số đá quý như đá thạch anh, đá phong thủy trong bếp để giúp gia chủ thêm vượng khí, cải thiện sức khỏe và tài lộc. Đồ Vật Bằng Gỗ: Sử dụng các đồ vật trang trí bằng gỗ như khay gỗ, giá treo gia vị bằng gỗ để tạo cảm giác gần gũi, hài hòa với thiên nhiên. Kết Luận Việc chọn hướng bếp và bố trí bếp đúng cách sẽ giúp gia chủ tuổi Mậu Thìn 1988 hóa giải vận xui, thu hút tài lộc và may mắn. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc phong thủy và áp dụng các gợi ý trên, bạn có thể tạo ra một không gian bếp không chỉ đẹp mắt mà còn đầy ắp năng lượng tích cực, mang lại sự bình an và hạnh phúc viên mãn cho gia đình. Chúc bạn và gia đình luôn gặp nhiều may mắn và thành công!
0 notes
vuongquocsach24 · 4 months
Text
Cuốn sách hay về phật pháp bạn không nên bỏ lỡ
Sách hay về phật pháp:Phật pháp là triết lý của đạo Phật, mà do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền giảng, hơn 2.500 năm trước. Phật pháp dẫn con người sống cuộc đời an lạc, từ bi và trí tuệ và có những cuốn sách hay về phật pháp mà bạn nên tham khảo:
Tu tập phật pháp là gì
Tập phật pháp có nhiều mục đích và lợi ích, bao gồm:
Tìm hiểu và thực hành giáo lý của Đức Phật để giải thoát khỏi khổ đau và đạt được sự an lạc, giác ngộ.
Phát triển trí tuệ, từ bi và các phẩm chất tốt đẹp khác như nhẫn nhục, khiêm tốn, không tham lam, sân hận.
Tạo ra sự cân bằng và điềm tĩnh trong cuộc sống, từ đó đối mặt với những thách thức một cách bình tĩnh và khôn ngoan hơn.
Tìm ý nghĩa sâu sắc hơn trong cuộc sống, vượt qua những lo lắng, sợ hãi thông thường.
Góp phần vào sự hòa bình và hạnh phúc của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tóm lại, tập phật pháp là một con đường để tìm kiếm sự giải thoát khỏi khổ đau và đạt được sự an lạc, trí tuệ và mục đích cuộc sống sâu sắc hơn. Mỗi người có thể tìm ra những lợi ích riêng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.
Những cuốn sách hay về phật pháp
Phật học phổ thông
Tác giả: Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Cuốn sách hay về phật pháp:  “Phật Học Phổ Thông”  của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa là một bộ sách giáo khoa Phật học cơ bản, giúp người đọc hiểu rõ về giáo lý và thuần lý của đạo Phật. Bộ sách này bao gồm nhiều tập, mỗi tập trình bày một chủ đề quan trọng trong Phật giáo như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Luân Hồi, Nghiệp Báo, và các phương pháp tu tập.
Nội dung chính:
Giới thiệu tóm tắt về Phật giáo : Lịch sử và sự phát triển của Phật giáo, cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Giáo lý cơ bản : thích chi tiết về các khái niệm như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, và Ngũ Giới.
Thực hành tu tập : Hướng dẫn các phương pháp thiên định, niệm niệm và đạo đức trong cuộc sống hàng ngày.
Phân tích điển điển : Trình bày và giải thích một số quan trọng của điển điển kinh điển trong Phật giáo, giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa và ứng dụng của chúng.
Bộ sách “Phật Học Phổ Thông” được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với cả người mới bắt đầu học Phật pháp và những người muốn đào sâu kiến thức Phật học. Đây là tài liệu tham khảo quý giá cho những ai mong muốn tìm hiểu và thực hành đạo Phật một cách đúng đắn và hiệu quả nó còn là những cuốn sách hay về phật pháp.
An lạc từng bước chân
Tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một trong những vị thiền sư nổi tiếng nhất của Việt Nam và thế giới, đã phổ biến khái niệm “an lạc từng bước chân” qua nhiều tác phẩm và bài giảng của mình. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của chánh niệm và sự bình an trong từng khoảnh khắc cuộc sống.
Sách hay về phật pháp “An lạc từng bước chân” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:
Chánh niệm: Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy rằng chánh niệm là cốt lõi của sự an lạc. Chánh niệm giúp chúng ta nhận biết và sống trọn vẹn với hiện tại, không bị xao lãng bởi những lo toan của quá khứ hay tương lai.
Bình an nội tại: Khi thực hành chánh niệm, ta có thể tìm thấy sự bình an ngay trong chính mình, giúp ta vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Kết nối với hiện tại: Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyến khích mọi người tập trung vào từng bước chân, từng hơi thở để kết nối sâu sắc với hiện tại. Ông thường nói, “Mỗi bước chân là một dấu ấn của sự bình an.”
Giảm căng thẳng và lo âu: Bằng cách tập trung vào hiện tại và thực hành chánh niệm, chúng ta có thể giảm bớt căng thẳng, lo âu và tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị nhất.
“An Lạc Từng Bước Chân” của Thích Nhất Hạnh kết thúc bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày. Thích Nhất Hạnh khuyến khích độc giả thực hành chánh niệm trong từng hành động nhỏ nhặt như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, và thở. Thực hành chánh niệm không chỉ giúp ta giảm bớt căng thẳng và lo âu mà còn mang lại sự bình an và hạnh phúc bền vững nó còn là những cuốn sách hay về phật pháp.
Thực hành “An lạc từng bước chân”:
Đi bộ chánh niệm: Một trong những phương pháp thực hành chánh niệm hiệu quả mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường hướng dẫn là đi bộ chánh niệm. Khi đi bộ, hãy tập trung vào từng bước chân, cảm nhận mỗi bước đi như một bước đi của sự bình an.
Hơi thở chánh niệm: Kết hợp với việc đi bộ, hãy chú ý đến hơi thở của mình. Hít vào, thở ra một cách tự nhiên và nhẹ nhàng, đồng thời ý thức về từng nhịp thở.
Chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày: Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên rằng chúng ta nên thực hành chánh niệm trong mọi hoạt động hàng ngày, từ việc ăn uống, làm việc cho đến nghỉ ngơi. Mỗi hành động đều có thể trở thành một cơ hội để thực hành chánh niệm.
Con Đường Chuyển Hóa
Tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sách hay về phật pháp: “Con Đường Chuyển Hóa” của Thích Nhất Hạnh là một cuốn sách hướng dẫn cách áp dụng các giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hàng ngày để chuyển hóa khổ đau và tìm kiếm hạnh phúc. Dưới đây là nội dung chính c���a cuốn sách:
Chánh Niệm trong Cuộc Sống Hàng Ngày:
Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh tầm quan trọng của chánh niệm, tức là sống tỉnh thức trong từng khoảnh khắc hiện tại. Thực hành chánh niệm giúp ta nhận diện và chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực, mang lại sự bình an và an lạc.
Chuyển Hóa Khổ Đau:
Cuốn sách cung cấp những phương pháp cụ thể để chuyển hóa khổ đau, từ việc nhận diện nguồn gốc của đau khổ đến cách thức xử lý chúng bằng lòng từ bi và sự hiểu biết.
Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo:
Thích Nhất Hạnh giải thích rõ ràng về Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Cao Quý) và Bát Chánh Đạo (Con Đường Tám Chánh) – những giáo lý cốt lõi của Phật giáo – và cách áp dụng chúng vào cuộc sống để đạt được sự giác ngộ và giải thoát.
Thực Hành Từ Bi và Trí Tuệ:
Tác giả hướng dẫn cách nuôi dưỡng và thực hành lòng từ bi và trí tuệ trong mọi tình huống của cuộc sống. Điều này giúp ta không chỉ chuyển hóa bản thân mà còn lan tỏa hạnh phúc và bình an đến người khác.
Thiền Tập:
Cuốn sách giới thiệu các phương pháp thiền tập đơn giản nhưng hiệu quả, giúp người đọc rèn luyện tâm trí và phát triển sự tập trung, từ đó đạt được sự an lạc nội tại.
Sự Liên Kết giữa Con Người và Môi Trường:
Thích Nhất Hạnh cũng nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và môi trường xung quanh, khuyến khích mọi người sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ hành tinh của chúng ta.
“Con Đường Chuyển Hóa” là một cuốn sách sâu sắc và thiết thực, giúp độc giả áp dụng các giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hàng ngày để đạt được sự bình an và hạnh phúc thật sự nó còn là những cuốn sách hay về phật pháp.
Kết luận:
Trên đây là sách hay về phật pháp. Những cuốn sách về phật pháp mang đến cho ta tu tập được bản thân và hiểu thế nào về phật pháp. Sách hay về phật pháp bên trên đã có hết tại Vương Quốc Sách. Bạn đừng quên ghé Vương Quốc Sách để có thể tìm thấy những cuốn sách bổ ích hơn.
FanPage:  Vương Quốc Sách 
0 notes
neveraz · 8 months
Text
Tâm tình như núi, như sông, như nước, như mây, tự nhiên, không gượng ép.
Thay đổi, không tiếc nuối.
Bước qua tất cả, và không một lần nhìn lại.
Tumblr media
0 notes
tuvi-llh · 4 months
Text
Mệnh vô chính diệu đắc tam không là gì?
Trong tử vi đẩu số có tổng cộng khoảng hơn một trăm sao bao gồm chính tinh và phụ tinh. Địa Không, Địa Kiếp được coi là Hung Sát Tinh trong Tử Vi. Thế nhưng có một trường hợp được gọi là “mệnh vô chính diệu đắc tam không” với hai sao này tốt đẹp. Vậy đắc tam không là gì? Tuvivn.net xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về đắc tam không trong bài viết ngay sau đây.
Mệnh vô chính diệu
Trong tử vi đẩu số có tổng cộng khoảng hơn một trăm sao bao gồm chính tinh và phụ tinh. Các sao này được phân chia về 12 cung trên lá số thông qua một số quy tắc được định dựa trên ngày tháng năm và giờ giấc sinh ra của mỗi người.
Ta có 14 chính tinh được chia vào tọa thủ 12 cung, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng được phân đồng đều, có cung tới hai chính tinh tọa thủ, có cung lại chẳng có chính tinh nào. Khi đó, một vài lá số có cung mệnh không được bất kì chính tinh nào tọa thủ, người ta gọi đây là mệnh vô chính diệu. Sự cát hung trong trường hợp này dựa trên nhiều yếu tố khác thay vì chính tinh.
Và vô chính diệu đắc tam không là một trong số này. Ngoài ra, còn có một số mệnh khác như vô chính diệu đắc nhị không và vô chính diệu đắc tứ không.
Tumblr media
Mệnh vô chính diệu đắc tam không
Trong huyền học tử vi, song tinh Địa Không, Địa Kiếp được coi là cặp hung tinh có sát khí nặng nề nhất, tai họa chúng đem đến có thể dẫn tới nguy hiểm đến tuyệt mệnh. Tuy nhiên, đắc tam không lại là ngoại lệ trong số này, là thời điểm khi mà cặp Không Kiếp lại mang theo ý nghĩa tốt đẹp.
Bản mệnh khi có một Không tọa thủ tại vị trí đắc địa, còn lại hai Không từ phía tam hợp chiếu đến được gọi là mệnh đắc tam không. Đây được coi là mệnh cách đại phú đại quý, giàu sang đến hết đời.
Mệnh vô chính diệu đắc tam không nếu đi cùng mệnh hỏa sẽ đẹp hơn mệnh kim, có cuộc đời sung sướng. Các mệnh khác tuy cuộc sống không mấy giàu có nhưng nhìn chung cũng no ấm, đủ đầy chứ không đến mức nghèo khổ. Đồng thời, khi mệnh vô chính diệu đắc tam không thì dù cho có sao xấu lạc vào hãm địa hoặc đắc địa tọa thủ tại cung vô chính diệu thì cơ bản cũng không bị dao động và ảnh hưởng nhiều lắm, nói chung vẫn còn khá ổn định.
Nếu vô chính diệu mà không có tuần triệt án ngữ, đồng thời có Thiên Không tinh thủ hay gọi là cách ngộ không thì đương số thuộc tuýp người khôn khéo, thông minh, tay nắm nhiều quyền thế, tuy nhiên cuộc đời phải trải qua nhiều sóng gió, thử thách, có thể phải lên xuống khá nhiều. Khi hội gặp thêm các Không tinh khác tại các cung đồng chiếu thì tính chất hung gia tăng thêm, cuộc đời sẽ cực kỳ nghèo khổ, thăng trầm, thậm chí có tai ương dẫn tới tuyệt mệnh bất thường.
Nếu vô chính diệu đắc tam không lấy chính tinh xung chiếu cùng vào tọa thủ thì làm giảm khá nhiều độ may mắn cho dù có được chính tinh tốt đẹp chiếu mệnh hay có thêm Tuần Triệt án ngữ đi chăng nữa. Nói chung là độ sáng của chính tinh này bị áp chế đi khá nhiều trong trường hợp này, làm mọi mặt chỉ dừng ở mức khá là tối đa.
Trường hợp chính tinh lạc vô hãm địa lại có hung tinh hội tụ mà không được Tuần Triệt án ngữ tới tương trợ thì rơi vào thế suy yếu, tất chịu cảnh bần cùng, khó mà tránh được. Sẽ nguy hiểm hơn nếu có thêm sự xuất hiện của các sao xấu lạc hãm địa hành khắc bản mệnh tọa thủ.
Bên cạnh đó, nếu có được sự giải cứu từ một số cát tinh như Quan Phúc, Quang Quý, … tọa thủ tại cung mệnh kết hợp cùng Tuần Triệt án ngữ thì không còn gì đáng lo ngại.
Chi tiết xem tại: https://tuvivn.net/thu-vien-tu-vi/menh-vo-chinh-dieu-dac-tam-khong/
Xem thêm về mệnh vô chính diệu:
https://www.behance.net/gallery/198531279/Mnh-vo-chinh-diu-dc-tam-khong
https://tuvi-llh.blogspot.com/2024/05/menh-vo-chinh-dieu-ac-tam-khong-la-gi.html
https://blogfreely.net/tuvi-llh/menh-vo-chinh-dieu-dac-tam-khong-la-gi
https://tuviphongthuycaivan.wordpress.com/2024/05/14/menh-vo-chinh-dieu-dac-tam-khong-la-gi/
0 notes
52hzblog · 5 months
Text
/NHỮNG CÂU NÓI SOFT XỈU TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC/
“Được gặp và yêu em là một trải nghiệm mà anh những muốn sống lại cả nghìn lần trong nghìn kiếp khác nhau, nếu như anh có được cơ hội đó.” (Trong từng hơi thở - Nicholas Sparks)
"Anh không biết yêu em từ khi nào. Anh không thể nhớ từ khi nào anh đã bắt đầu yêu em. Nhưng anh biết anh không muốn dừng lại.”- Suối nguồn - Ayn Rand)
"Tôi không muốn sống trong một thế giới mà em không tồn tại." - (Gatsby vĩ đại - F. Scott Fitzgerald)
“Anh đã yêu em kể từ ngày em đập cái bảng lên đầu anh trong giờ học” (Anne Tóc đỏ dưới chái nhà xanh - Lucy Maud Montgomery)
“Nếu cậu đến vào lúc bốn giờ chiều thì từ ba giờ tớ đã bắt đầu cảm thấy hạnh phúc rồi.” (Hoàng tử bé - Antoine de Saint-Exupéry)
“Cậu yêu tớ tới mức nào? - Midori hỏi
Đủ để toàn bộ hổ báo trên thế giới này phải chảy ra thành bơ hết.”
(Rừng Na Uy - Haruki Murakami)
“Nếu còn tiếp tục thế này, em sẽ khiến tim tôi rụng ra mất. Với em lúc nào cũng thế này sao?” (Hội chứng E - Franck Thilliez)
“Tớ không hỏi cậu, nên cậu không được từ chối tớ. Hãy để tớ được tiếp tục thích cậu đi.” (Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi - Cửu Bả Đao)
“Dù cho em có ở nơi đâu, dù cho chúng ta có chia cách bao lâu thì khoảng cách ấy, thời gian ấy anh vẫn sẽ luôn đợi em quay về.” (John yêu dấu - Nicholas Sparks)
“Nếu cậu sống một trăm năm, tớ muốn sống một trăm năm trừ đi một ngày, để tớ sẽ chẳng bao giờ phải sống thiếu cậu.” (Winnie the Pooh - A. A. Milne)
“Người ta có thể cho người mình yêu nhiều thứ. Nhiều hứa hẹn, cảm giác thư thái, thoải mái, hoan lạc,… Em đã cho tôi thứ quý giá nhất: Nỗi nhớ.” (Cô gái trong trang sách - Guillaume Musso)
“Cô phải cho phép tôi nói cho cô biết rằng tôi đã cảm mến và yêu cô mãnh liệt như thế nào. (Kiêu hãnh và định kiến - Jane Austen)
“Em có nhận ra rằng việc em giữ khoảng cách với anh không thể làm giảm đi tình cảm của anh dành cho em không?” (Khi lỗi thuộc về những vì sao - John Green)
“Tớ chẳng ăn bánh mì. Lúa mì đối với tớ thật vô dụng. (…) Nhưng cậu lại có mái tóc màu vàng. Lúa mì, vốn dĩ vàng óng, sẽ khiến tớ nhớ tới cậu. Và tớ sẽ yêu tiếng gió thổi trên cánh đồng lúa mì.” (Hoàng tử bé - Antoine de Saint-Exupéry)
“Sau khi quen biết đệ, ta mới lần nữa phát hiện, hóa ra vui vẻ là chuyện đơn giản đến nhường nào.” (Thiên quan tứ phúc - Mặc Hương Đồng Khứu)
Tumblr media
0 notes
buddhistbooks · 4 months
Text
Tumblr media
Người ác, người sợ, Trời không sợ.
Người thiện, người khinh, Trời không khinh.
Tục ngữ có câu: “Bất tố khuy tâm sự, bất phạ quỷ xao môn” – Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa. Lại cũng có câu rằng: “Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích” – Người quân tử thảnh thơi phóng khoáng, kẻ tiểu nhân lo lắng bời bời.
Đối với các tín đồ, các vị Thần luôn ở bên họ mọi lúc mọi nơi . Như câu nói: “Trên đầu ba thước có thần linh”, vì vậy họ sẽ ý thức hạn chế lời nói và việc làm của mình ở những nơi không ai nhìn thấy, không làm những việc hại người, lợi mình.
Những người vô thần không thể cảm nhận được sự tồn tại của các vị thần, vì vậy cho dù họ có làm một hành động tai tiếng, họ cũng không lưu tâm, chỉ cần không bị phát hiện, họ sẽ không cảm thấy hối hận.
Ở hai trụ cột tại đền Thành Hoàng có một câu đối: “Người ác, người sợ Trời không sợ. Người thiện, người khinh, Trời không khinh”. Câu đối khiến người đọc cảm thấy vô cùng chấn động. Câu này phá được bí mật của Trời, muốn nói với muôn loài trong thiên hạ rằng: “ Thiên lý chiêu chiêu, nhân quả bất sảng”. Luật trời rõ ràng, Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng.
Nhân quả báo ứng là một quy luật hết sức hợp lý và có thể giải thích được nguyên nhân mọi bất công trong đời. Nhưng con người vì không tin cũng như không biết trước được hậu quả những việc mình gây ra nên mới dám làm điều ác.
Nguồn gốc của câu này, hóa ra là một câu trong ” Tăng nghiễm hiền văn”, cảnh báo mọi người rằng mặc dù người tốt có thể bị bắt nạt, nhưng hành động tốt sẽ được khen thưởng và cuối cùng họ sẽ nhận được điều tốt.
Kẻ ác và dùng ác cai trị người khác thì người bình thường có thể kính sợ anh ta, nhưng nghiệp chướng một ngày nào đó sẽ giải quyết điều ác của anh ta, và việc làm ác sẽ bị quả báo ác. Có công lý trong bóng tối.
Thật ra, đối với kẻ ác, không phải ai cũng sợ anh ta, dù sợ hay thật lòng thì trước đám đông, anh ta có thể làm điều gì sai trái, nhưng luật trời không cho phép, và anh ta sẽ luôn phải chịu đựng từng ngày báo ứng.Cũng có một số người tâm địa hẹp hòi, bề ngoài không có biểu hiện cụ thể, nhưng trong lòng thường xuyên có ý nghĩ xấu xa.
Những người tử tế đôi khi bị coi là yếu đuối, thường bị người khác bắt nạt, những người sẵn sàng chịu thiệt thòi đôi khi bị chế giễu và những người bao dung bị coi là hèn nhát, nhưng theo thời gian, không khó để người ta nhận thấy điều đó. Những người tử tế sẽ nhận được sự đồng tình và giúp đỡ của hầu hết mọi người cũng có thể giành được sự tôn trọng của hầu hết mọi người.
Ví dụ như các học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới đều lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm tôn chỉ của mình, họ vị tha, vị tha vì lợi ích của người khác, trong mắt Thượng đế, chỉ có những người như vậy mới là những người cao quý nhất.
Người tử tế có thể bị người khác ức hiếp, nhưng Thượng đế sẽ phù hộ cho họ. Người nhân hậu là người cởi mở, không có tư tưởng ích kỷ, không lừa gạt thiên hạ, không thủ đoạn, thủ đoạn, khi đối mặt với việc bị ức hiếp thường mỉm cười, không giữ trong lòng. niềm hạnh phúc. Mặt khác, kẻ ác luôn sống trong bóng tối của tội lỗi.
Tục ngữ có câu: “Bất tố khuy tâm sự, bất phạ quỷ xao môn” (Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa); “Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích” (Người quân tử thảnh thơi phóng khoáng, kẻ tiểu nhân lo lắng bời bời).
Người lương thiện thường bị kẻ ác ức hiếp, nhưng điều ấy sẽ không kéo dài mãi mãi. Kẻ ác dẫu được cái lợi trước mắt nhưng cũng chỉ là ích lợi tạm thời. Bởi vì quy luật nhân quả tồn tại một cách khách quan, Thiên lý vốn công bằng, vậy nên không thể chỉ vì nhìn thấy người tốt bị bắt nạt mà không ai dám làm người tốt nữa.
Có câu nói rằng: “Thị phi nhật nhật hữu, bất thính tự nhiên vô”, ý tứ là, chuyện thị phi ngày ngày đều có, chẳng để tai sẽ tự thành không. Khi trong lòng có thể duy trì được một phần bình tĩnh, một phần an nhiên, thì cho dù ai đó đứng trước mặt nói điều sai trái, bạn cũng có thể thản nhiên như không nghe thấy chuyện gì. Nhìn nhưng không thấy, nghe nhưng không động lòng, vậy thì cuộc đời của bạn sẽ không có điều chi mà phiền não.
Quả báo của Trời không thiên vị chút nào, ai hiểu được nguyên lý này mới có thể nhìn thấu bí mật của Trời và trở thành một bậc minh triết chân chính, những người luôn hướng thiện là những người đã đắc Đạo trên đời.
Từ Thanh biên dịch
Theo Epochtimes.
2 notes · View notes
cameragiaminh · 6 months
Text
Tại sao phải Xem Tuổi Vợ Chồng?
Trước khi dựng vợ gả chồng, ông bà ta thường đi xem thầy, con trai và con gái có hợp tuổi không, bởi đa số có một đức tin rằng, vợ chồng có hợp tuổi, hợp mệnh thì làm ăn mới phát đạt, mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và tránh được những tai ương trong cuộc sống. Sau đây chúng tôi phân tích các yếu tố dựa trên những tài liệu cổ thư để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên, đừng dựa vào đây mà các bạn đánh mất niềm tin vào tình yêu và cuộc sống. Xây dựng gia đình do chúng ta quyết định.
Đây là phương pháp tra cứu tình duyên của hai người nam nữ xem có hợp nhau khi xét về đường cung mệnh, ngũ hành hay can chi. Các yếu tố được phân tích dựa trên những tài liệu cổ thư để lại, tính chính xác chỉ là tương đối, do đó chỉ nên dùng để tham khảo trước khi chọn một nửa kia của mình. Trong chuyện tình duyên đôi lứa, yếu tố này không quá quan trọng, đừng vì tin tưởng mù quáng mà ảnh hưởng đến hạnh phúc của hai người.
Dựa vào đâu để Xem tuổi sinh con?
Trong quan niệm về đường con cái, người Việt cho “có nếp có tẻ” mới là đẹp. Bởi thế, từ xưa dân ta đã quan tâm và tìm nhiều cách để điều chỉnh kết quả sinh con mà ngày nay ta gọi là thuật sinh con theo ý muốn. Dưới đây là những phương pháp còn lưu truyền trong dân gian thuộc cổ học Đông phương để các bạn tham khảo.
Dựa vào những phân tích chung nhất Ngũ hành sinh khắc, Thiên can xung hợp và Địa chi xung hợp. Có thể dựa vào một hoặc cả ba yếu tố trên và lựa chọn phương án tốt nhất. Tuy nhiên, các yếu tố này cũng chỉ là một phần trong cuộc đời con người, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ khó chọn được một dải năm để sinh con hợp tuổi. Do vậy không nên nhất thiết phải chọn năm để sinh, còn rất nhiều yếu tố khác quyết định đến cuộc đời con người như môi trường, xã hội, gia đình…
Xem tuổi hợp làm ăn
Với mong muốn chọn được người hợp tuổi kết hợp làm ăn mang lại thịnh vượng may mắn cho công việc. Trong đó cung, mệnh được quan tâm nhất trong việc xem bói tuổi hợp tác làm ăn. Bởi nếu như cung mệnh của hai người tốt, thiên can địa chi không khắc. Họ vẫn có thể cùng hợp tác làm ăn kinh doanh được.
Việc xem tuổi hợp hay thời vận làm ăn là rất cần thiết. Bởi nếu chọn được đối tác có tuổi hợp làm ăn. Công việc sẽ hanh thông thuận buồm xuôi gió. Ngược lại nếu đối tác không hợp tuổi hay phạm vào tứ hành xung. Sẽ đem đến sự thất bại khó khăn trong kinh doanh cho hai người. Xem tuổi hợp tác làm ăn kinh doanh là tiện ích giúp bạn chọn đối tác làm ăn phù hợp. Từ đó mang lại may mắn hanh thông cho công việc. Bên cạnh đó, sớm tìm cách hóa giải trong trường hợp bạn đang làm ăn với người không hợp tuổi. Tránh đi những vận hạn xui xẻo không may cho công việc làm ăn của bản thân.
Xem thêm tại: https://tuvi.vn/xem-tuoi
0 notes