#Nguyễn Hoàng Nam
Explore tagged Tumblr posts
Text
Những kẻ đội lốt tôn giáo lố bịch, vô cảm trước nỗi đau của dân tộc
Ngày 25/7/2024, ngay trong ngày đầu tiên diễn ra lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, linh mục Đặng Hữu Nam đã gây bất bình trong dư luận với một bài viết hết sức lếu láo và xúc phạm đến anh linh của đồng chí Tổng Bí thư. Không chỉ cố tình xúc phạm đồng chí Tổng Bí thư bằng cách viết sai tên, linh mục Nam còn dắt mũi dư luận rằng nhà thờ Công giáo không thể cầu nguyện cho lãnh đạo…
#Công giáo#dư luận#Đảng Cộng sản#Đặng Hữu Nam#Giáo hoàng Phanxico#Giáo hội#linh mục#Nguyễn Phú Trọng#tôn giáo#Tổng Bí thư
0 notes
Video
youtube
Kara0ke MAI SAU EM LÀM CÔ GIÁO | nhạc Hoàng Đô | thơ Bùi Trọng Hiển | Bà...
#youtube#Kara0ke MAI SAU EM LÀM CÔ GIÁO | nhạc Nguyễn Hoàng Đô | thơ Bùi Trọng Hiển | Bài hát mới nhất về Thầy Cô Giáo | Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
1 note
·
View note
Text
Năm 1969: Ông ngoại mình đạp xe từ Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội về Trường Học sinh miền Nam Đông Triều thì thấy từ trẻ con đến người lớn ôm mặt khóc. Hỏi ai bị làm sao đấy thì chừng đó người òa lên Bác Hồ mất. Không một phút chần chừ, ông quay xe đạp thẳng về phía Hà Nội. Ghé vào Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội thì đoàn của trường đã di chuyển xếp hàng chờ vào viếng Bác. Ông lại phóng xe để kịp nhập đoàn. Các đoàn cứ nhích dần vào, đói thì gặm bánh mỳ. Chưa bao giờ, ông thấy mọi người khóc nhiều như thế. Ông cũng khóc, tận trước khi ông đi ông vẫn giữ hình bóng của Bác bên mình.
Năm 2013: Mình nhớ rõ mọi người bàng hoàng thế nào khi nghe tin bác Giáp mất. Ngồi học trên lớp mà đầu óc cứ thơ thẫn, về nhà lục đọc mọi ngõ ngách trên mạng và rồi thừ người ra. Hôm cuối, lớp học thể dục về trễ không xem kịp toàn bộ. Ông ngoại ngồi trên ghế đang theo dõi tới đoạn hạ huyệt. Đông nghẹt người đứng bao quanh, họ đều nghẹn. Chắc là vậy, chẳng ai không nghẹn.
2024: Và rồi hơn một thập kỷ sau, bác Trọng lại về với bác Hồ, bác Giáp, với hàng triệu liệt sỹ và người có công qua các thời kỳ. Nghĩ về thời gian thật tàn nhẫn với đời người dù biết không ai ở lại mãi với đời. Xem phóng sự, xem người khác ngồi đọc tin khóc, tự dưng thấy mình cũng khóc, khóc to là đằng khác. Mấy lần ngồi nói chuyện với ông ngoại rằng bác Trọng đốt lò thích quá ông nhỉ. Ấy vậy mà ông mình cũng về mới mây trời rồi. Thế hệ những người cộng sản đi qua chiến tranh đang ít dần đi, mấy chục năm nữa khi mình già đi thì họ còn trong ký ức nhưng di sản mọi người để lại là bất diệt.
Mình lớn lên trong vòng tay của ông bà, những người cộng sản kiên trung bất khuất từ trong lao tù đứng lên. Ý thức về Đảng lớn lên trong mình từ câu chuyện của ông bà kể, về niềm vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Mình muốn kể các bạn nghe một kỷ niệm như sau. Có lần cô giáo trong một tiết học thời cấp một hỏi gia đình các em theo đạo nào. Các bạn nói đủ thứ đạo tới lượt mình thì ai cũng nín thinh vì mình trả lời nhà em không có đạo, nhà em chỉ theo Đảng. Trên gian thờ cao nhất là bác Hồ. Ông em đã đề nghị phải dành cho bác vị trí trang trọng nhất. Không có bác, có Đảng, đời ông mãi kiếp làm trâu ngựa cho địa chủ, cho cường hào ác bá.
Từ lần đó thôi thúc mình phấn đấu để vào Đảng và ngay lúc này, giữa lúc đang viết lý lịch để kết nạp thì nghe tin bác Trọng mất. Điều này thành sự thật rồi, không còn đồn đoán nữa. Mình rất kính trọng bác. Một đời liêm khiết, tận hiến tới giây phút cuối cùng. Sự nghiệp của Đảng vẫn còn đó. Bác mất đi song tinh thần của bác vẫn còn đó, bất diệt.
Vĩnh biệt bác Nguyễn Phú Trọng thân yêu của chúng ta.
15 notes
·
View notes
Text
MY WRITINGS & WORK (update)
Mình update trên trang này: https://bio.site/luu.bichngoc
Từ thời Spiderum ...
14 bài của mình trên Spiderum từ giai đoạn đoạn mới chuyển lên Berlin đến thời kỳ COVID (2018-2020, hai năm):
https://spiderum.com/nguoi-dung/ngocluubich97
Sau một thời gian dài không cập nhật, mình vẫn thấy có like mới, thật vui vì chúng vẫn có ích với ai đó ^^
. Identity - Bản sắc : một số câu chuyện nhỏ . “Lịch sử của tính hiện đại” (Jacques Attali, sách hay) - chỉ có thể dự đoán Tương lai khi hiểu được Quá khứ . Một số ghi chú về Rối loạn Lưỡng cực (Bipolar Disorders) . "The Age of Insight" - Eric Kandel : Hội họa, Khoa học não bộ và Phân tâm học liên quan đến nhau như thế nào . “QualityLand”- nền độc tài của Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật số và một số nhận định về Tương lai . Martin Heidegger - chúng mình chỉ thực sống khi biết nghĩ về cái sự “SỐNG” của chúng mình! . 4 phút đọc "99 Ways to Leave Leviathan"- 99 cách để sống tự do khỏi Nhà Nước . [DỊCH] Cái chết kỳ lạ của châu Âu - Douglas Murray . Praha (Séc) : Lịch sử là một Trò đùa hay Đời nhẹ khôn kham . Về THÓI QUEN . [DỊCH] Các Hình thức cơ bản của đời sống Tôn giáo - Emile Durkheim . Barbar & Blah Blah : Văn minh & sự Mọi rợ từ góc nhìn văn hóa và chính trị . [DỊCH TÓM LƯỢC, phần I] GIẢI TRÍ ĐẾN CHẾT : Amusing Ourselves to Death, Neil Postman . THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ MẤT - Sự đánh mất của ý nghĩa, tính toàn vẹn và cộng hưởng trong xã hội phương Tây hiện đại phi thần thoại
Instagram: @ioeartart và @ioechipchip
Chia sẻ cá nhân về văn hóa-nghệ thuật, chính trị-xã hội vv..
Trang văn học online Zzz (Bên phía nhà Z):
Hứa hẹn hạnh phúc và sự bất mãn của Queer + Nữ quyền (2020): https://zzzreview.com/2020/11/18/hua-hen-hanh-phuc-va-su-bat-man-cua-queer-nu-quyen/
[DỊCH] Joseph Brodsky, “Quyền năng của các nguyên tố” (2021): https://blog.zzzreview.com/?p=4487
[DỊCH] Robert Walser, “Cô cú” (2022): https://zzzreview.com/2022/07/31/robert-walser-co-cu/
Tạp chí nghệ thuật Art Republik các số 4, 5, 6 (và trên website luxuo):
Các bài dịch
. “Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long” của bậc thầy nghệ thuật sơn mài Phạm Hậu: https://luxuo.vn/culture/bac-thay-nghe-thuat-son-mai-pham-hau.html?fbclid=IwAR11QZKqFbVHCHBtCJfCF7I3EA2_M3XjydPPPDFafb81S63LkTHZTMDLkWc
. “Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” của Mai Thứ và ngụ ý về phụ nữ Việt hiện đại: https://luxuo.vn/culture/thieu-nu-choi-dan-nguyet-cua-mai-thu-va-ngu-y-ve-phu-nu-viet-hien-dai.html
. Bài viết "NGHỆ SỸ VIỆT NAM TẠI DOCUMENTA FIFTEEN": https://drive.google.com/file/d/16fikwhAVBkq2QmtVb6k8Mijc29EZnLum/view . Bài viết "CẢNH QUAN VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TẠI BERLIN": https://drive.google.com/file/d/1UsRMbuxQ6FLpDcUSung03C8B9c19oEQy/view
Một số bài dịch và viết cho các triển lãm:
Triển lãm của Tèo Phạm tại Mơ Art (Hà Nội, 2023): https://www.moart.vn/en/exhibitions/whats-left-behind-the-rectum-chapter-2-the-great-excretion
Viết cho ấn phẩm triển lãm "Re-Connect. Art and Conflict in Brotherland" của bảo tang MdbK Leipzig (Đức): https://www.hirmerverlag.de/de/titel-1-1/re_connect-2423/
Dịch tiếng Anh text triển lãm "Mảnh linh hồn" (TP. Hồ Chí Minh, 2023): https://vietcetera.com/en/fragments-of-soul-an-exploration-of-two-sidedness-and-dualities
Bài viết về cảnh quan văn hóa, nghệ thuật và hoạt động xã hội của người Việt hải ngoại tại Berlin trên tạp chí Kapitál (2023): https://drive.google.com/file/d/1T_1wcEQu7W3tIXk430mMfrpGoLP6SWkU/view
Bài viết về studio visit "Về điểm bắt đầu - tác phẩm sơn mài sông Hồng" với Veronika Radulovic trong khuôn khổ Berlin Asia Arts festival (2023): https://stadtsprachen.de/en/text/studio-visit-lackarbeit-zum-roten-fluss-with-veronika-radulovic/
. Một bài thơ của mình cũng trên trang Stadtsprachen: https://stadtsprachen.de/en/text/a-qu99r-w4y-of/
Một số bài dịch trên trang VCAD (Vietnam Contemporary Art Database)
Nghệ sĩ Nguyễn Minh Thành: https://vcad.org.vn/vi/artists/nguyen-minh-thanh/
Nghệ sĩ Vũ Dân Tân: https://vcad.org.vn/vi/artists/vu-dan-tan-vi/
Nghệ sĩ Nguyễn Trinh Thi: https://vcad.org.vn/vi/artists/nguyen-trinh-thi/
Các dự án về chủ đề di cư người Việt tại Đức:
Dịch tiếng Việt cho dự án triển lãm & lưu trữ online De-Zentralbild: https://dezentralbild.net/vi/
Workshop phim - thảo luận cộng đồng coconut jelly trong khuôn khổ Wandering Salon festival (Berlin, 2023): https://www.instagram.com/p/CuBoeiPsspK/?igshid=MzRlODBiNWFlZA==
Dịch tiếng Việt cuốn "Tưởng nhớ để thay đổi: Tưởngniệm Phan Văn Toàn“" (cùng nhóm dịch chẻo lẻo), dự án của nhóm sáng kiến Phan Văn Toàn và korientation: https://phanvantoan.de/
Dịch và nói tiếng Việt trên số radio "Công trình tưởng niệm cho ông Nguyễn Văn Tú – trễ nải và gây tranh cãi" (2024): https://www.radioconnection-berlin.de/das-denkzeichen-fuer-nguyen-van-tu-umstritten-aber-ueberfaellig/
Hiện tại mình đang thực hiện dự án translated beings cho người trẻ queer Việt tại Đức: https://www.instagram.com/translated_beings/
3 notes
·
View notes
Text
Cổng nhôm đúc Hoàng Nguyễn
Cổng nhôm đúc Hoàng Nguyễn: Sang trọng - Bền bỉ - Đẳng cấp
Cổng nhôm đúc Hoàng Nguyễn là thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và thi công cổng nhôm đúc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Hoàng Nguyễn đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường bằng những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và dịch vụ chuyên nghiệp.
Nhôm đúc Hoàng Nguyễn là đơn vị chuyên sản xuất và thi công cổng nhôm đúc uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm cổng nhôm đúc đẹp, bền, sang trọng và đẳng cấp.
Dưới đây là một số mẫu cổng đẹp nhôm đúc Hoàng Nguyễn sản xuất:
Cổng nhôm đúc: Lựa chọn hoàn hảo cho công trình kiến trúc của bạn! Tìm hiểu lý do tại sao cổng nhôm đúc ngày càng được ưa chuộng:
Độ bền cao: Chống chịu tốt với mọi điều kiện thời tiết.
Kiểu dáng đa dạng: Phù hợp với mọi phong cách kiến trúc.
Tính thẩm mỹ: Mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho ngôi nhà.
An toàn: Bảo vệ an ninh cho gia đình bạn.
Dễ dàng bảo trì: Vệ sinh đơn giản, tiết kiệm thời gian.
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá tốt nhất!
Từ khóa: cổng nhôm đúc, cổng nhà đẹp, cổng biệt thự, cổng nhà phố, cổng CNC, cổng nhôm đúc giá rẻ.
Nhôm đúc Hoàng Nguyễn chuyên cung cấp các sản phẩm cao cấp như cửa cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc, ban công nhôm đúc, bông gió nhôm đúc … từ nhôm đúc với những thiết kế độc đáo mang phong cách hoàng gia. 👑CỔNG NHÔM ĐÚC HOÀNG NGUYỄN - KHÔNG GIAN SỐNG HOÀNG GIA👑 🕍Trụ sở: Biệt Thự HA03 -146, Hải Âu 3, Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội ☎ Hotline: 024 7776 9999-0987863600 🌐Website: https://nhomduchoangnguyen.com/
3 notes
·
View notes
Text
Cựu Giám đốc BV Bạch Mai được đối tác
(Dân trí) - Ngoài "bắt tay" với Công ty BMS "thổi" giá robot từ hơn 7 tỷ đồng lên gần 40 tỷ đồng, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai còn nhận hơn 300 triệu đồng vào dịp lễ tết của Giám đốc Công ty BMS.
Theo kết luận điều tra, tháng 7/2009, ông Nguyễn Quốc Anh được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Với mong muốn phát triển ngoại khoa để thu hút bệnh nhân từ Bệnh viện Việt Đức và các cơ sở y tế khác về khám, điều trị nhằm phát triển thương hiệu cho bệnh viện và tăng thu nhập, bị can đã cho thành lập các khoa ngoại chuyên sâu.
Biết chủ trương phát triển ngoại khoa của cơ sở y tế trên, tháng 5/2016, Phạm Đức Tuấn (Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty BMS) đến gặp ông Nguyễn Quốc Anh để bàn việc hợp tác cung cấp hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật với giá 39 tỷ đồng đối với robot Rosa và 44 tỷ đồng với robot Mako cho Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Anh không đồng ý cho Bệnh viện Bạch Mai mua, mà đề nghị Tuấn tham gia đề án đặt máy theo hình thức liên doanh liên kết. Còn giá máy chỉ cần có chứng thư thẩm định để hợp thức hóa và Công ty BMS chịu trách nhiệm liên hệ đơn vị thẩm định giá.
Qua vài lần trao đổi, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và phía Công ty BMS thống nhất về việc doanh nghiệp này không bán các hệ thống robot cho Bệnh viện Bạch Mai mà tham gia liên doanh, liên kết lắp đặt robot hỗ trợ phẫu thuật.
Cơ quan điều tra xác định sau khi thống nhất hình thức liên kết và giá robot Rosa là 39 tỷ đồng, Nguyễn Quốc Anh đã phân công cho cấp dưới hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Còn Tuấn chỉ đạo nhân viên trao đổi, liên hệ và thông đồng với Trần Lê Hoàng (thẩm định viên Công ty VFS) và Phan Minh Dung (Tổng giám đốc Công ty VFS) hợp thức hóa chứng thư thẩm định giá robot.
Quá trình triển khai, ông Quốc Anh và các cựu cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện không đúng các quy định của pháp luật. Nhóm bị can là cựu lãnh đạo, nhân viên doanh nghiệp thỏa thuận cấp chứng thư xác định giá robot Rosa là 39 tỷ đồng trái pháp luật, tạo điều kiện cho Công ty BMS lắp đặt robot để thu tiền của người bệnh.
Tại cơ quan điều tra, Tuấn thừa nhận, tổng giá trị hệ thống robot Rosa cộng chi phí vận chuyển, lắp đặt cho đến khi vận hành tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ là hơn 7,4 tỷ đồng. Nhưng bằng thỏa thuận, thống nhất với ông Nguyễn Quốc Anh và việc hợp thức hóa thủ tục định giá robot Rosa là 39 tỷ đồng. Công ty BMS đã được Bệnh viện Bạch Mai cho hưởng số tiền khấu hao thiết bị không đúng thực tế là 23.214.286 đồng/ca.
Kết luận điều tra cho biết, với kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định giá tài sản trong tố tụng xác định giá trị robot Rosa (bao gồm giá vốn nhập khẩu, chi phí, lợi nhuận, thuế) là hơn 11 tỷ đồng. Do đó, với giá trị này tương ứng chi phí khấu hao thiết bị tính theo phương pháp đường thẳng đứng quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính chỉ là 6.621.157 đồng/ca; chênh lệch thấp hơn so với cơ cấu giá dịch vụ do Bệnh viện Bạch Mai là 23.214.286 - 6.621.157=16.593.129 đồng/ca x 551 ca = 9.142.814.079 đồng.
Đến nay, Bệnh viện Bạch Mai mới liên hệ, trả số tiền chênh lệnh nói trên cho 86 người bệnh. Bị can Phạm Đức Tuấn đã nộp 10 tỷ đồng để trả tiền chênh lệch hơn 16,5 triệu đồng cho 551 ca thu sai.
Với hệ thống Robot Mako, điều tra xác định do đơn vị phân phối rút khỏi thị trường Việt Nam, không hỗ trợ phần mềm nên Công ty BMS đang bị lỗ. Do đó, cảnh sát không xem xét dấu hiệu vi phạm liên quan loại robot này.
"Hành vi trên của các bị can có sự thỏa thuận, thông đồng, tiếp nhận ý chí của nhau, lợi dụng chủ trương, cơ chế xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực y tế đã làm trái các quy định của pháp luật, làm tăng giá dịch vụ chữa bệnh", kết luận điều tra nhấn mạnh.
Đáng chú ý, kết luận điều tra cho biết, quá trình gặp gỡ ông Nguyễn Quốc Anh trong giai đoạn Công ty BMS tham gia đề án liên doanh liên kết, Tuấn đã đưa cho Quốc Anh số tiền hơn 300 triệu đồng.
Tuấn khai, việc chi tiền cho Quốc Anh là để duy trì mối quan hệ "ngoại giao" với lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, giúp thúc đẩy triển khai đề án, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả công ty và bệnh viện. Việc đưa tiền do Tuấn chủ động, không có thỏa thuận, hứa hẹn trước...
Kết luận điều tra xác định, trách nhiệm đối với sai phạm trên trong toàn bộ vụ án thuộc Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Nguyễn Quốc Anh là người có thẩm quyền cao nhất, quyết định chủ trương đầu tư, thống nhất giá thiết bị với Công ty BMS, ký kết các thủ tục liên doanh, liên kết. Các bị can khác tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty BMS và Công ty VFS là đồng phạm với vai trò giúp sức.
2 notes
·
View notes
Text
Hai Sắc Hoa Tigôn - T.T.KH
HAI SẮC HOA TIGÔN.
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn, Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn, Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc, Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng Dải đường xa vút bóng chiều phong, Và phương trời thẳm mờ sương, cát, Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi, Thở dài trong lúc thấy tôi vui, Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ, Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thuở đó nào tôi có hiểu gì Cánh hoa tan tác của sinh ly, Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng Là chút lòng trong chẳng biến suy.”
*
Đâu biết lần đi một lỡ làng, Dưới trời gian khổ chết yêu đương. Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…
Từ đó thu rồi thu lại thu, Lòng tôi còn giá đến bao giờ? Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ Người ấy cho nên vẫn hững hờ!
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi, Mà từng thu chết, từng thu chết, Vẫn giấu trong tâm bóng “một người”.
*
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa (Nhưng hồng) tựa trái tim tan vỡ Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi Một mùa thu trước rất xa xôi: Đến nay tôi hiểu thì tôi đã, Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ, Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu Gió về lạnh lẽo, chân mây vắng, Người ấy ngang sông đứng ngóng đò…
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi! người ấy có buồn không? Có thầm nghĩ tới loài hoa… vỡ Tựa trái tim, phai tựa máu hồng…?
Bài ở đây chép theo bản gốc bài thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (1937). Một số sách về sau dẫn lại bài thơ có in sai một số chữ và dấu câu. Về xuất xứ của bài thơ, xin xem các bình luận trong phần tác giả T. T. Kh
Bài thơ đã được các nhạc sĩ Anh Bằng và Trần Thiện Thanh phổ nhạc.
Nguồn:
Tiểu thuyết thứ bảy, số 179, ngày 30-10-1937
Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1968
Tổng tập văn học Việt Nam (tập 25), Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, 2000
5 notes
·
View notes
Photo
Nếu là một người miền Tây chính gốc xem Tro Tàn Rực Rỡ, hẳn bạn sẽ thấy đâu đó vừa quen vừa lạ.
Ngay từ đám cưới đầu phim, màu sắc và ánh sáng gợi nhớ ngay về những năm 2001 – cái thời mà đám tiệc buổi tối còn chạy máy phát điện, rạp cưới dựng bằng lá dừa, bia lon chưa tràn ngập và ban nhạc chơi đàn thay vì loa kẹo kéo.
Quen sao những xóm nhỏ bình yên dọc theo kênh rạch, “Tẻ nhạt hết sức nơi cái xóm Thơm Rơm này, nơi những người đàn ông ngập trong rượu và mối lo thất mùa rớt giá, con cái ốm đau; nơi những người đàn bà suốt ngày cắm mặt vá víu những chỗ rách trong nhà”.
Hoặc những khu chợ nhà lồng dơ mèm có bậc thang dẫn lối ra sông để người đi chợ bước xuống đò về.
Hay những người đàn ông quần áo lúc nào cũng dơ sình, ngày ngày quảy theo cái thau hay can nhựa khoét lỗ đi kiếm cá, bắt ba khía.
Nhưng bạn sẽ thấy lạ hoắc vì lời thoại quá văn học, dễ nhận nhất là lời dẫn truyện giọng Việt lơ lớ của nhân vật chính Hậu (Bảo Ngọc Doling) khiến phim thiếu hẳn chất giọng miền Tây.
Hóa trang chân dung Nhàn (Phương Anh Đào) và Hậu chưa thật sự thuyết phục, vẫn có cảm giác hai nhân vật như hai cô gái thành thị mới về quê ăn Tết một vài tuần; bù lại cả ba nữ chính đều diễn xuất ở mức chấp nhận được. Thúy Hạnh nhập vai người phụ nữ khùng rất tốt, tiếc là đất diễn không nhiều.
Hai nam chính cũng diễn tốt. Dương (Lê Công Hoàng) thể hiện tốt biểu cảm nét mặt, mấy lần ngồi cùng hôn thê bất đắc dĩ của mình tạo ra nét tương phản khắc họa sâu cá tính của nhân vật. Tam (Quang Tuấn) thì nổi trội ở diễn xuất hành động. Dương và Tam hợp lại khắc họa trúng phốc một phần lớn những người đàn ông miền Tây hiền lành, chịu khó nhưng vô tâm, hành động như con nít.
Mỗi khung hình đều có ngôn ngữ điện ảnh: Góc quay chọn lọc, lửa đẹp, sông nước đẹp, con người đẹp. Âm nhạc phù hợp và được tiết chế tối đa, không như mấy phim bộ đài Vĩnh Long cứ tới cảnh buồn buồn là kéo đờn cò rên rĩ.
Phim buồn, nhưng buồn ở mức chưa quá lay động cảm xúc vì nhịp phim cắt cảnh theo nguyên tác khá nhanh và nhiều. Cao trào cảnh này vừa chạm nhẹ thì cảnh mới chuyển đến ngay, thành ra cảm xúc trồi tuột như dích dắc. Cũng cần phải nói, việc chuyển tải trọn vẹn cốt cách và ý tứ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư lên màn ảnh vốn dĩ không dễ, vì nó giàu nhiều lớp triết lý và thấm đẫm văn hóa của vùng đất miền Tây.
“Người ta té sông, ông đọc kinh sám hối thì tự dưng người ta nổi lên sao? Phải lấy tay mình kéo họ kìa, ông ơi”
Đúng như tên phim, mỗi nhân vật có một ngọn lửa âm ỉ riêng trong lòng, chỉ cần bén mồi khao khát yêu thương thì ngọn lửa ấy sẽ bùng lên một lần huy hoàng, để rồi sau tất cả chỉ còn lại đống tro tàn rực rỡ.
Đám cưới. Tiệc rượu say. Những ẩn ức trong tình yêu. Những hành động khó lý giải… Tôi thấy Tro Tàn Rực Rỡ tựa một phiên bản miền Tây của Chơi Vơi.
19 notes
·
View notes
Text
Cái ngu của người việt :
Stt này hơi dài nhưng nội dung hay !
Vì mấy câu hỏi trong này mà Vântui vô chùa thì bị…các thày không ưa , NÓI chuyện với mấy anh chi lớn tuổi cũng bị …ghét
😂😂😂
NỌC ĐỘC TỪ KHỔNG TỬ, NÓ CÀNG KINH KHỦNG KHI ÔNG LÀ MỘT HỌC GIẢ.
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.
Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.
Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:
● Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.
● Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình?
● Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?
Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
● Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.
● Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”.
● Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?
● Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người:
● Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?
● Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.
Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !
■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.
Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."
■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
■ Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?
Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?
Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?
Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi, nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân, mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v..
HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG
"Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.
Ba nhân vật ấy là ai?
- Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,
- Thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi
- Thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.
■ Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân:
● Dân tộc Độc lập,
● Dân quyền Tự do,
● Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc,
là bộ ba không thể tách rời nhau.
■ Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận"
trong đó có một ý tôi diễn nôm na là thế này:
chỉ cần là hàng xóm của Tàu đã là điều đáng xấu hổ rồi, đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.
Ai không tin diễn nôm của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc xem có đúng như vậy không!
■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo.
Chả tin, mời bạn đọc lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh đăng" để xem tôi nói có đúng không.
Điều thú vị là cả ba nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.
Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù quáng rũ ra không được.
Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.
Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!
Một lần nữa, cho tôi được nhắc lại:
Nhà nước toàn trị kiểu Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.
Chính thể toàn trị nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.
Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.
Tôi có đọc tuy không được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm vào vòng tăm tối ngu muội.
Khổng giáo - Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.
Về phương diện đạo đức nó cực kì giả dối; về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động.
Cho nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào.
Tôi không có ý định tranh luận với ai.
Anh chị em nào đồng ý thì like.
Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"
7 notes
·
View notes
Text
Tự dưng hôm nay nghỉ trưa lướt Ytb thấy bộ phim thiên mệnh anh hùng cổ trang của VN mấy năm trước
Công nhận kỹ sảo và trang phục bối cảnh đỉnh cao
Lại nhớ drama rầm rộ chê bai phim cổ trang
Lần này thì tết ở địa ngục vì ko nghèo rách rưới như họ tưởng tượng
Cứ hễ thời phong kiến là họ mặc định phải đói khổ, cũng như đăng những cụ quan chức thời Nguyễn cũng phải thêm câu thời ăn khoai sắn
Âu cũng là do lịch sử méo mó quá đáng
Rồi dẫn tới tranh cải rồi đâm ra chuyện vùng miền
Cũng bởi phía ngoài thấm nhuần lịch sử tuyên truyền+ thêm phim ảnh ko như Nam Bộ những bộ phim ko phải lịch sử nhưng về những thời kì trước nhiều hơn và nhìn ổn thoả hơn cho nên cái nhìn nhận khác xa
Cũng vì nước ta có thời gian bài phong diệt đế, nên các mẫu chuyện lịch sử truyền miệng đầy ác ôn ăn xâu đến tận bây giờ
Cũng vì xh bây giờ bị truyền thông dắt mũi nắm tay , đại đa số đều đợi 1 tin sốc từ một cái ảnh ghi vài dòng rồi bâu vào chưởi bới chê bai
Đến bây giờ thì đã hiểu tại sao người ta cấm những bộ phim truyền hình đình đám 1 thời như " miền đất phúc" " ngọn nến hoàng cung" ... chỉ vì nó có các yếu tố lịch sử rỏ ràng đi ngược lại những gì báo chí tuyên truyền thời bấy giờ
Thiết nghĩ - nên học TQ cũng đơn giản cái gì chúng ta cũng phụ thuộc họ , đến chuyện phát triển mô hình kinh tế hay quản lý người dân thời hiện đại cũng gửi cán bộ qua đó đào tạo, nhưng lại ko học những thứ như : họ phục hưng văn hoá và nghệ thuật đặc biệt là phim ảnh hoặc âm nhạc ... , cũng giống như phong trào cổ phục vậy vì xem tiktok tq có nhiều trend này nên VN mình mới bắt đầu học theo rầm rộ, nó là 1 cái hay đáng phải giữ gìn
2 notes
·
View notes
Text
Review Lịch trình + chi phí du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm mới nhất
Đà Lạt là một địa điểm “gây sốt” trong suốt thời gian vừa qua. Nơi đây không chỉ sở hữu nhiều điểm du lịch mà còn được xem là thiên đường “sống ảo” với rất nhiều điểm check in thú vị. Do đó, để có một chuyến đi trọn vẹn và khám phá mọi ngóc ngách của thành phố sương mù này thì bạn hãy dành ít nhất 3 ngày 2 đêm nhé! Dưới đây là lịch trình chi tiết du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm của bạn Phương Nhã dưới đây nhé! 1. Lịch trình đi Đà Lạt 3 ngày 2 đêm chi tiết Ở Đà Lạt có rất nhiều những địa điểm du lịch nổi tiếng nên trong hành trình du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm này mình đã cố gắng đi thật nhiều để không bỏ lỡ những điểm đến hot khác. 1.1. Ngày 1: Tiệm cafe Túi mơ to – Chùa Linh Phước – Chợ Đà Lạt – Ga Đà Lạt Túi mơ to là tiệm cafe kết hợp homestay đang hot “rần rần” trên Đà Lạt. Dĩ nhiên, con nghiện “sống ảo” như mình cũng không thể bỏ lỡ dịp này để ghé quán. Quán cafe siêu xinh xắn với tông màu gỗ ấm áp, bên ngoài là vườn hoa cúc. Một concept đậm chất Đà Lạt, nhìn là chỉ muốn “trốn” ở đây cả ngày thôi. Ảnh: Phương Nhã Vì cùng một cung đường nên mình đến Dốc số 7 Trần Hưng Đạo chụp ảnh luôn. Con dốc này cũng nổi tiếng lắm nhé, chịu khó tìm góc thì cũng được nhiều tấm “quên sầu” luôn. Ảnh: Phương Nhã Kết thúc buổi sáng ngày thứ nhất, mình đi thăm chùa Linh Phước. Chùa còn có tên gọi khác là chùa “ve chai” và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo, lạ mắt. Ảnh: Phương Nhã Mình bắt đầu buổi chiều với chợ Đà Lạt. Đã đến chợ thì cũng không thể quên tìm góc chụp phong cách Hongkong mà các bạn mê mẩn. Lên ảnh cực ảo diệu nhé! Ảnh: Phương Nhã Kết thúc ngày đầu tiên, mình di chuyển đến ga Đà Lạt. Ga Đà Lạt lúc nào cũng chật kín người tham quan, rất khó để tìm cho mình một góc riêng để lên ảnh. Nhưng cứ chịu khó đi quanh quanh thì cũng ra được cả ngàn cái ảnh chứ chẳng chơi! Địa chỉ các địa điểm: - Quán Túi Mơ To: Hẻm 31 Sào Nam, Phường 11, Thành phố Đà Lạt - Chùa Linh Phước: số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát. - Chợ Đà Lạt: đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, Tp. Đà Lạt - Ga Đà Lạt: Quang Trung, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 1.2 Ngày 2: Mê Linh Coffee – Thiền viện Trúc Lâm – Hồ Tuyền Lâm Mê Linh Coffee nằm khá xa trung tâm thành phố khoảng 25km, nên mình xuất phát từ sớm. Đường đèo Đà Lạt siêu đẹp, nhưng các bạn nhớ cẩn thận những khúc cua, đừng mải ngắm cảnh núi non mà lơ là. Đây là địa điểm yêu thích của dân “phượt” khi đi du lịch Đà Lạt đó. Nên đi sớm để chọn cho mình một chỗ thật đẹp nha. Ảnh: Phương Nhã Từ Mê Linh Coffee, mình tiếp tục di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm và Hồ Tuyền Lâm để chụp ảnh. Thật may mắn là những hôm mình đi thời tiết ủng hộ. Trời trong xanh, có nắng có gió, giơ máy lên là có ngay ảnh đẹp rồi. Ảnh: Phương Nhã Địa chỉ các địa điểm: - Mê Linh Coffee: 3 Đường Mê Linh, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng - Thiền Viện Trúc Lâm: núi Phụng Hoàng, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 1.3 Ngày 3: Quán của thời thanh xuân – Tiệm bánh Cối xay gió Sáng ngày cuối cùng mình tranh thủ ghé qua tiệm bánh Cối xay gió và Quán của thời thanh xuân trước khi quay về Sài Gòn. Cả 2 tiệm đều được bày trí rất dễ thương, nhẹ nhàng, rất “Đà Lạt”. Ảnh: Phương Nhã Địa chỉ các địa điểm: - Tiệm bánh Cối Xay Gió: Khu Hoà Bình, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng - Quán của Thời Thanh Xuân: 9 Đường Triệu Việt Vương, Phường 4, Thành phố Đà Lạt Nếu còn thời gian, bạn có thể tham khảo thêm các địa điểm du lịch Đà Lạt HOT nhất hiện nay để đến tham quan và check in nhé! 2. Chi phí đi Đà Lạt 3 ngày 2 đêm bao nhiêu tiền? - Xe khách Thành Bưởi: 920.000 VNĐ/2 người - Thuê xe máy: 200.000 VNĐ - Xăng: 70.000VNĐ - Phòng Dorm: 400.000 VNĐ/ 2 người / 2 đêm - Ăn uống, cafe: 800.000 VNĐ / 2 người Chi phí trung bình: 2.390.000VNĐ/người cho chuyến du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm. 3. Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm giá rẻ Sau khi có những review Đà Lạt 3 ngày 2 đêm chi tiết về lịch trình và chi phí, để chuyến đi trở nên dễ dàng và tiết kiệm nhất, bạn có thể tham khảo thêm những kinh nghiệm dưới đây. Phương tiện di chuyển Từ Sài Gòn, phương tiện di chuyển phổ biến nhất là xe giường nằm. Mình chọn đi hãng xe Thành Bưởi, xuất phát lúc 10h tối. Mất khoảng 6-8 tiếng từ Sài Gòn đến trung tâm thành phố Đà Lạt. Mình ngủ đêm trên xe và sáng sớm hôm sau đã đến nơi. Giá vé khoảng 200.000VNĐ/ chiều. Các hãng khác cũng không chênh lệch nhiều, bạn thoải mái lựa chọn hãng xe cho mình nhé. Ảnh: Xe khách Thành Bưởi Sau khi đã tới Đà Lạt, mình chọn xe máy để di chuyển giữa các điểm tham quan cho thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Mình thuê xe tay ga với giá 200.0000 VNĐ/ngày ngay tại homestay mình thuê. Ở Đà Lạt không có đèn giao thông. Do đó giờ cao điểm xe cộ sẽ đan xen “không lối thoát” luôn. Ngoài ra, trong trung tâm thành phố rất nhiều dốc cao, nếu đi không quen rất dễ ngã đó nha. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm 5 địa chỉ thuê xe máy Đà Lạt thường được nhiều người lựa chọn nhé. Đi du lịch Đà Lạt 3 ngay 2 đêm ở đâu? Du lịch Đà Lạt phát triển nhanh “chóng mặt” trong mấy năm gần đây, kéo theo hàng loạt các khách sạn, homestay… mọc lên như nấm. Có rất nhiều lựa chọn tùy thuộc vào giá cả, vị trí mà bạn muốn. Mình muốn tiết kiệm chi phí nên chọn phòng dorm có giá 90.000 VNĐ/người/đêm. Nếu muốn book được phòng như ý với giá phù hợp, mình khuyên các bạn nên tìm phòng trước khi đi 2-4 tuần nha. Hãy tham khảo trên các app như Agoda, Booking.com, Airbnb, Traveloka…, siêu nhiều deal hot luôn. Bạn có thể tham khảo thêm: 20 Homestay Đà Lạt giá rẻ Với những review chi tiết về chuyến du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm trên đây, các chế đã thấy “rần rần” muốn đi chưa? Ai chưa đi thì đi liền nha, ai đi rồi thì quay lại lần nữa, Đà Lạt chẳng bao giờ làm bạn thất vọng đâu. Đừng quên tham khảo thêm các kinh nghiệm du lịch Đà Lạt hữu ích khá để có những chuyến đi thú vị và an toàn nhé! Theo Phương Nhã Tổng hợp từ: Halo Travel Read the full article
2 notes
·
View notes
Link
Hiện nay, các phòng khám nam khoa Cần Thơ được thành lập khá nhiều khiến cho phái mạnh phân vân không biết địa chỉ nào mới cho hiệu quả và chất lượng tốt. Hãy cùng Wikibacsi.com điểm qua top 7 phòng khám, bệnh viện nam khoa uy tín đang hoạt động mạnh trên địa bàn này.
3 notes
·
View notes
Text
Hai mươi năm sau – Thiết huyết đan tâm
Câu chuyện mở ra khi thời đại của Hồng y Richelieu đã là dĩ vãng, một thời đại mới dưới tay Mazarin – người tình của nữ hoàng đang diễn ra, nước Pháp rối ren hơn và 4 chàng lãng tử của chúng ta đều thay đổi ít nhiều. D’Artagnan vẫn là anh trung úy ngự lâm như 20 năm trước, vẫn sống trong cảnh túng thiếu một cách phóng khoáng và vẫn tận tụy cống hiến với kỳ vọng đến cái chức đại úy ngự lâm quân. Athos êm ấm với tước vị cũ Bá tước De la Fère, thứ cứu rỗi anh suốt ngần đấy năm là một cậu con trai anh vô tình có sau 1 đêm đóng giả thầy tu. Porthos trở thành ngài Du Vallon De Bracieux De Pierrefonds, sống cô đơn trong cảnh sung túc và thèm khát thêm 1 điều nhỏ nhoi là cái danh Nam tước đề trước cái tên dài dằng dặc của mình. Aramis, tu viện trưởng d’Herblay ban ngày và hiệp sĩ d’Herblay ban đêm, chưa bao giờ buông bỏ cái đam mê với đàn bà và vì đàn bà mà phải nhúng tay vào không ít biến động chính trị của thời cuộc.
A.Dumas đã chỉ cho tôi thấy con người nào cũng có thể thay đổi, dù là 4 người bạn tuyệt vời chúng ta. Đứng trước quyền lực, danh lợi và cả đàn bà, đã có lúc 4 thanh gươm đã chĩa vào nhau, tôi thầm thấy may mắn vì nếu tôi đọc quyển sách này vào nhiều năm trước khi tôi mới đọc xong ba chàng lính ngự lâm thì tôi sẽ buồn, vì tôi không hiểu nổi và không muốn hiểu cái gì đã phá hỏng những nhân cách này. Còn bây giờ thì tôi chỉ có mong chờ, xem A.Dumas sẽ đưa tôi và các anh đi đến đâu. Hóa ra, 4 thanh kiếm với chất sắt tốt, chế tác kỳ công dù có vứt vào cảnh ô trọc thế nào, những vết bùn nhơ và rác rưởi có phủ lên chúng và làm chúng tầm thường như những thanh công cụ nhà nông, thì ngay khi thời cuộc cần đến chúng, khi chúng được va vào nhau, sự rung động cộng hưởng sẽ đánh bay tất cả và chúng sẽ lại sáng chói dưới ánh mặt trời. Đọc kiếm hiệp hay có câu này “Kiếm là quân tử trong binh khí”, thật cũng chẳng sai!
Con rắn độc Milady đã chết, mụ vẫn còn để lại một hạt giống tàn ác trên đ��i. Nó đã nảy mầm thành một cơn báo thù cuồng nộ, nhưng lại thiếu đi cái hiểm độc của bà mẹ, có lẽ nó là sự khác biệt bản chất của cái ác khi xuất hiện ở những giới tính khác nhau. Mordaunt đã có thiên thời – địa lợi – nhân hòa nhưng cũng không giết nổi 4 chàng lính ngự lâm của chúng ta, âu cũng là do tác giả vẫn còn yêu thích các chàng. Cá nhân tôi chưa thấy Mordaunt ấn tượng hơn mẹ của hắn, thề có quỷ thần 2 vai chứng giám, tôi chưa thấy nữ phản diện nào đặc sắc hơn Milady De Winter trong cuộc đời đọc sách của mình.
Hài lòng và hứng thú, tôi đã gom đủ cảm xúc để sớm bắt đầu đoạn kết của bộ 3 tác phẩm này trong thời gian tới! Cái gì đến thì nó phải đến thôi, và tôi tin là chuyện gì xảy ra ở phần cuối đã khá rõ ràng rồi, các anh hùng của chúng ta đã gom đủ các kỳ công như Hercules, đã đứng ở đỉnh cao đời người (theo góc nhìn của mỗi người) và đã có cả người kế tục: Tử tước De Bargelone, vậy còn thiếu gì để các anh sống mãi?
Chúng ta hãy cùng chờ xem…
Hiếu Nguyễn
03/01/2023.
Nguồn: https://hieunguyen711.wordpress.com/2023/01/03/hai-muoi-nam-sau-van-thiet-huyet-dan-tam/
4 notes
·
View notes
Text
2023, đọc gì:
1. Sợi tóc (Thạch Lam)
2. Vết thương thành thị (Đỗ Tiến Thụy)
3. Ông cố vấn - Hồ sơ một điệp viên (Hữu Mai)
4. Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy)
5. Cát cháy (Thanh Quế)
6. Em điên xõa tóc (Kiệt Tấn)
7. Trong ngôi nhà của mẹ (Nguyễn Quang Thiều)
8. Chuyện nhỏ sớm mùa thu (Lưu Quang Vũ)
9. Cô-xchi-a lùn (Iosif Likstanov)
10. Bay đêm (Antonie de Saint-Exupery)
11. Thơ và truyện ngắn (Lưu Quang Vũ)
12. Mùa hè giá buốt (Văn Lê)
13. Bánh mì thơm, Cà phê đắng (Ngô Thị Giáng Uyên)
14. Vùng trời (Hữu Mai)
15. Giao thừa (Nguyễn Ngọc Tư)
16. Đất sau mưa (Bằng Việt)
17. T mất tích (Thuận)
18. Sơn ca vẫn hót (Kristin Hannah)
19. Chess Story (Stefan Zweig)
20. Bức thư gửi người đàn bà không quen (Stefan Zweig)
21. Phật ở tầng gác mái (Julie Otsuka)
22. Cao điểm thứ tư (Elena IIIyina)
23. Phong vị tuyệt vời (Amy Yamada)
24. Những linh cảm bí ẩn (Amy Tan)
25. Đứa con đi hoang trở về (Andre Gide)
26. Một gánh xiếc qua (Patrick Modiano)
27. Hoa của phế tích (Patrick Modiano)
28. Hunger (Knut Hamsun)
29. Trên con đường lớn (Boris Polevoi)
30. Những nẻo đường đời và những bản tình ca khác (Le Clézio)
31. Người chưa bao giờ thấy biển (Le Clézio)
32. Trong chiến hào thành cổ (Chu Tam Thành)
33. Dòng sông mang lửa (Hồ Sỹ Hậu)
34. Có một thời như thế (Võ Minh)
35. Our Great Spring Victory: An Account of the Liberation of South Viet Nam (Văn Tiến Dũng)
36. Rừng đước (Lê Minh)
37. Chuyện của hai người (Hoàng Ngọc Hà)
38. Liu-xi-a lớn và Liu-xi-a bé ( Irina Pivovarova)
39. Thương nhớ Trà Long (Nguyễn Nhật Ánh)
40. Miền thẳm (Bùi Minh Quốc)
15 notes
·
View notes
Text
13 năm làm nghề và những ca nâng mũi ấn tượng nhất của Bác sĩ CKI. Nguyễn Hoàng Nam
"13 năm, hàng chục ngàn ca nâng mũi, mỗi khách hàng là một câu chuyện, là nỗi niềm khát khao, là ước mơ khác nhau. Điểm chung duy nhất chính là mong muốn được xinh đẹp, tự tin và hạnh phúc hơn trong cuộc sống…”, Bác sĩ CKI. Nguyễn Hoàng Nam chia sẻ.
Tìm hiểu thêm: https://aznose.vn/13-nam-lam-nghe-va-nhung-ca-nang-mui-an-tuong-nhat-cua-bac-si-cki-nguyen-hoang-nam/
AZNOSE - Phòng khám chuyên sâu nâng mũi
263 - 265 Đường 3/2, P.10, Q.10, TP.HCM
0903 167 178
http://aznose.vn
2 notes
·
View notes
Text
Phân tích tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác thể hiện qua những tác phẩm mà em đã được học, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác - Sưu tầm tổng hợp những bài văn phân tích hay về tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên trong những tác phẩm thơ của Bác. Đề bài: Qua các bài thơ của Hồ Chí Minh mà em đã được học, hãy viết bài văn phân tích tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác. Top 5 bài phân tích hay nhấtvề tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác Bài mẫu số 1 Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới trong thế kỉ 20. Người còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Hồn thơ Hồ Chí Minh mênh mông bát ngát tình (Hoàng Trung Thông). Ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình về thiên nhiên tạo vật với bao tình yêu thương nồng hậu. Có thể nói tình yêu thiên nhiên là một tình cảm đẹp, trong sáng trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận của tao nhân mặc khách xưa nay. Các nhà thơ đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ,… các nhà thơ cổ điển Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,… đều có những bài thơ tuyệt tác viết về thiên nhiên hùng vĩ, hoa lệ, nên thơ. Thơ Hồ Chí Minh, đặc biệt là Nhật kí trong tù cũng đã dành cho thiên nhiên một vị trí danh dự. Mặt trời tỏa sáng trong thơ Bác, là biểu tượng cho khát vọng tự do: Trong ngục giờ đây còn tối mịt Ánh hồng trước mặt đã bừng soi Người hay nói đến trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng thu. Ở trong tù không rượu cũng không hoa, nhà thơ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Trăng được nhân hóa, xuyên qua cửa ngục ngắm nhà thơ trong mối tình tri âm tri kỉ. Trăng và nhà thơ giao hòa giao cảm. Trong ngục tối, nhà thơ hướng tới vầng trăng sáng với tâm hồn thanh cao, với phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan yêu đời. Trải qua 14 tháng tù đày, trên những chặng đường khổ ải bị giải lui giải tới khắp 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nếm đủ mùi cay đắng, Hồ Chí Minh với dũng khí không chịu lùi một phân, không nao núng tinh thần, với tâm thế tinh thần ở ngoài lao, đã lấy thiên nhiên làm nơi nương tựa tâm hồn mình. Một ánh trăng đêm, một giọt sương mai, một khóm chuối dưới trăng lạnh, một tiếng chim rừng, một mùi thơm hương hoa… được Người đón nhận một cách say mê và tự do. Rất ung dung và yêu đời, bị tù đày mà ung dung, lạc quan và yêu đời: Mặc dù bị trói chân tay, Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng; Vui say ai cấm ta đừng, Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu. (Trên đường) Bị trói, bị giải đi lúc "gà gáy một lần đêm chửa tan", nhà thơ ngước mắt nhìn lên bầu trời thu, hướng về ánh sáng mà đi tới, cảm thấy trăng sao cùng đồng hành trên con đường xa gió rét: Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn (Giải đi sớm) Núi cao trập trùng là để đo tầm vóc và nghị lực của người đi đường. Có chiếm lĩnh được đỉnh cao chót mới giành được hạnh phúc, mới tận hưởng vẻ đẹp bát ngát của nước non trải dài muôn dặm. Cảm hứng vũ trụ được diễn tả đầy thi vị: Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. (Đi đường) Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh có lúc mang vẻ đẹp cổ điển như Chiều tối. Một cánh chim mỏi bay về rừng tìm cây trú ẩn. Một áng mây lẻ loi lơ lửng trôi giữa bầu trời. Nhà thơ phóng bút, phác họa một vài nét, lấy điểm để gợi diện, lấy động để tả tĩnh… từ cánh chim và áng mây mà làm hiện lên cái vắng lặng êm đềm, cái mênh mông của bầu trời lúc chiều tối nơi xóm núi xa lạ. Cảnh thiên nhiên đẹp mà thoáng buồn qua cảm nhận người đi đày: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng điệu; cánh chim và áng mây kia trở thành mảnh tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trên con đường đi đày nơi đất khách quê người. Bài thơ Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh thể hiện một cái nhìn ấm áp, trìu mến của Bác đối với thiên nhiên và cuộc sống con người. Mặc dù đôi chân
đang bị trói, bị treo lên như tội xử tử treo cổ (giảo hình), nhưng với tâm thế làm chủ hoàn cảnh, Người vẫn tự do thưởng thức cảnh đẹp. Một chiếc thuyền câu bơi nhẹ trên dòng sông, cảnh sắc đông vui của xóm làng quê đôi bờ sông đã ôm trọn tâm hồn thi nhân. Nếu không có một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống dào dạt nếu không có một tinh thần lạc quan, không thể có tâm hồn đẹp, vần thơ đẹp như vậy: Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh, Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình; Làng xóm ven sông đông đúc thế, Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh. Thơ viết trong cảnh tù đày của Hồ Chí Minh làm hiện lên một thế giới tạo vật hữu tình nên thơ. Trong cảnh nhà tù tối tăm lạnh lẽo, Người thao thức hướng về ánh sáng như hướng về tự do. Lúc thì Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu, lúc thì nhìn trăng sao qua cửa ngục và cảm được cái lạnh cùng khóm chuối: Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, Nhòm song Bắc đẩu đã nằm ngang. (Đêm lạnh) Bài thơ Mới ra tù tập leo núi có hai câu thơ đầu tả cảnh mây núi hùng vĩ ôm ấp quấn quýt nhau rất thi vị hữu tình. Cảnh sắc mây núi, lòng sông mang màu sắc cổ điển đầy ấn tượng: Núi ấp ôm mây, mây ấp núi, Lòng sông gương sáng bụi không mờ. Bức tranh sơn thủy được sáng tạo nên trong niềm vui tự do. Nó còn mang ý nghĩa thẩm mĩ tượng trưng cho tấm lòng trong sáng, thủy chung của con người. Cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ tịch vô cùng sôi nổi và phong phú. Thơ của Người viết trong nhà tù, viết trên những nẻo đường cách mạng và kháng chiến đều chứa chan một tình yêu lớn mênh mông yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa (Hoàng Trung Thông). Thiên nhiên Việt Bắc để lại dấu ấn tươi đẹp, sinh động trong thơ Bác, là cảnh suối đá, cổ thụ, trăng hoa trong Cảnh khuya: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Là cảnh chim rừng, hoa núi quanh ngôi nhà sàn chiến khu của lãnh tụ: Đọc sách chim rừng vào cửa đậu, Phê văn hoa núi ghé nghiến soi. Là cảnh rạng đông thời máu lửa trên dòng sông Đáy. Màu hồng tráng lệ tượng trưng cho chân trời thắng lợi đang ở gần phía trước. Vần thơ sáng bừng màu sắc tươi đẹp và niềm vui: Thuyền về trời đã rạng đông, Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi Tóm lại, tình yêu thiên nhiên là tình cảm đẹp trong sáng, nồng hậu trong thơ Hồ Chí Minh. Người đã sáng tạo nên những vần thơ hàm súc, giàu hình tượng, mang vẻ đẹp cổ điển, cỏ hoa trăng ngàn, dòng sông, vách núi, chim hót, vượn kêu… hiện diện trong thơ Bác đã mở ra bao không gian nghệ thuật đáng yêu. Tâm hồn Người trong sáng, phong thái Người ung dung nên thơ viết về thiên nhiên của Người mới đẹp như thế. Có thể bạn quan tâm: Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó Bài mẫu số 2 Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người. Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa thường lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Bởi thế, thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả trong những áng văn. Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Thơ Bác chú trọng đến sự vận động bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh. Tất cả chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu.
Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. Cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết hay diễn đạt một cách mơ hồ. Bác cũng chú ý lựa chọn những gì đặc trưng nhất để gợi đúng cảnh vật Pác Bó bình dị như chính cuộc đời Bác bình dị. Thiên nhiên Pác Bó đồng hành cùng con người. Giữa con người và thiên nhiên dường như không còn khoảng cách nữa. Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người: “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” Thiên nhiên dữ dội, đầy khắc nghiệt. Đối với tù nhân trên bước đường chuyển lao, thiên nhiên chính là kẻ thù. Nó hành hạ, đày đọa con người với đủ mọi cách. Núi rừng đâu chỉ dốc cao, núi dựng mà còn gai nhọn, trùng độc, vực sâu, thác dữ,… Mọi thứ như cứ chực vồ lấy con người. Thế mà, với Bác, người xem điều đó như không có. Thiên nhiên dữ dội nhưng đối với Bác lại rất thân tình, gần gũi. Dẫu có gian nan, vất vả nhưng đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao: “Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”. Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri k���, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy: “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa. Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang'”. Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng. Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết tha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sự lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời. Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục. Tham khảo thêm: Tinh thần lạc quan của Bác trong bài Tức cảnh Pác Bó Bài tham khảo 3 Nhật ký trong tù là một tập nhật ký bằng thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong những ngày Người bị giam cầm trong nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch. Nó đã vượt qua tính chất của một tập nhật ký thông thường để vươn tới giá trị của một tác phẩm nghệ thuật đích thực làm xúc động lòng người. Một đề tài rất có ý nghĩa đã góp phần làm nên giá trị của tác phẩm, đó là thiên nhiên. Một nhà phê bình đã rất có ý khi nhận định: Trong Nhật ký trong tù thiên nhiên chiếm một địa vị danh dự. Đúng vậy, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận trong nghệ thuật, nhất là trong thi ca. Nhà thơ Hồ Chí Minh cũng tìm thấy ở thiên nhiên niềm cảm hứng dạt dào. Thiên nhiên là một đề tài quen thuộc và rất có ý nghĩa trong Nhật ký trong tù. Quen thuộc bởi thiên nhiên ở đây ngoài những cảnh núi non hùng vĩ còn là những gì rất gần gũi với con người: ánh trăng sao, cỏ cây, sông nước... Rất có ý nghĩa bởi thiên nhiên như là một người bạn tâm tình để chia sẻ, cảm thông, ở trong tù thì vô cùng cực khổ, thiếu thốn trăm bề, “cơm không no”, “áo không thay”, “không giặt ủi”, rồi ghẻ lở, chấy rận, cùm trói... nhưng với hồn thơ thật đẹp. Người đã vượt qua tất cả để lòng mình hướng về với thiên nhiên. Người yêu thiên nhiên và thiên nhiên cũng yêu Người. Thiên nhiên với Người là bạn. Ở trong bài thơ Ngắm trăng, trăng với Người thực sự là tình bạn tri kỷ: “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Thi nhân xưa làm thơ có “trăng” có “rượu” và “hoa”. Nhà thơ Hồ Chí Minh làm thơ ở trong tù nên “không rượu cũng không hoa”, chỉ có ánh trăng là nguồn cảm hứng. Người tù như quên đi hiện thực phũ phàng để mở lòng đón lấy ánh trăng: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Người thì “ngắm”, trăng thì “nhòm”. Phải là tri kỷ lắm giữa người và trăng mới có hành động “ngắm”, “nhòm” như vậy. Những chắn song sắt nhà lao lạnh lẽo và vô cảm kia đường như bất lực, không thể ngăn cản được sự giao cảm giữa Người với ánh trăng. Tâm hồn nhà thơ đã vượt ra khỏi cái không gian chật hẹp của nhà tù để giao hòa với ánh trăng sáng. Đúng là Hồ Chí Minh đã làm một cuộc vượt ngục bằng tinh thần. Những lúc bị giải đi từ nơi này sang nơi khác, dọc đường lại bị trói cả chân tay, Bác vẫn vui với tiếng chim, say với hương rừng: “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng Vui say ai cấm ta đừng... (Trên đường đi) Thậm chí, trong lúc bị đọa đày khốn khó nhất về thể xác mà tâm hồn Người vẫn hướng về với thiên nhiên: “Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình Làng xóm ven sông đông đúc thế Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh”. (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh) “Chân treo tựa giảo hình” là chân bị treo ngược lên, người tù ở vào tư thế khổ sở, đau đớn. Thế mà, vẫn con người bị tù tội khốn khổ về thể xác ấy lại có những vần thơ thật ấm áp, nhẹ nhàng: “Làng xóm ven sông đông đúc thế Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh”. Phải là một tâm hồn thật sự hòa nhập, đắm say với thiên nhiên tạo vật, trong hoàn cảnh ấy mói có những câu thơ như vậy. Bác thả hồn mình hoà cùng với thiên nhiên và dưới con mắt Bác thiên nhiên cũng như có hồn. Một vẻ đẹp lúc trời đã hoàng hôn: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” (Chiều tối) Một vẻ đẹp hùng vĩ, trập trùng núi non:
“Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. (Đi đường) Ở đây lại toát ra một mối quan hệ thật đẹp giữa Bác và thiên nhiên: Bác yêu thiên nhiên, đắm say cùng với thiên nhiên và thiên nhiên lại giúp Bác xua tan bao nỗi mệt nhọc, gian lao lúc “đi đường”. Đi đường xa đã mệt, đi đường xa của người tù còn mệt gấp bội phần. Bác phải trèo hết núi này đến núi khác, lên đến đỉnh núi cao nhất thì cái mệt lại không còn nữa vì đã có tầm mắt nhìn thấy “muôn trùng nước non”. Một hồn thơ rộng mở đã hòa nhập vào không gian bát ngát, mênh mông! Đúng là chỉ có một tâm hồn vĩ đại, một trái tim nghệ sĩ nhạy cảm, chân thành, trong hoàn cảnh tù đày mới có một tình yêu thiên nhiên tha thiết như thế. Đó cũng là một biểu hiện chất thép trong thơ Người. Tình yêu thiên nhiên tha thiết ấy cũng là biểu hiện một tình cảm nhân ái bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác Bài mẫu số 4 “Đọc một bài thơ là ta bắt gặp tâm hồn một con người”. Đến với thơ Bác, ta sẽ bắt gặp một tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, đặc biệt thể hiện qua hai bài thơ Ngắm trăng và Đi đường. Điều đầu tiên có thể nhận thấy đó là tình yêu thiên nhiên của Bác. Bác viết “Nhật kí trong tù” trong hoàn cảnh là một tù nhân bị tình nghi là gián điệp nhưng ngay trong cảnh ngục tù, tâm hồn Người vẫn nhạy cảm, rộng mở chào đón vẻ đẹp của thiên nhiên: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) Câu thơ mở đầu là sự diễn tả hoàn cảnh mà Bác đang mang, đó là trong ngục, mà trong ngục tối thì “không rượu, không hoa”. Trong tù, điều kiện không có, thì làm sao lại có thể có rượu, có hoa. Thế nhưng trong hoàn cảnh ấy khi “đối” diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì thi nhân lại “khó hững hờ”. Có lẽ rằng những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù không làm cho tâm trạng trước cảnh đẹp thiên nhiên của người tù giảm đi dù rằng không thể giống như những tao nhân vừa uống rượu, thưởng nguyệt, làm thơ. Thiên nhiên tươi sáng mời gọi con người cùng chung vui khiến cho không một tâm hồn nào có thể “hững hờ” với nó đặc biệt là một tâm hồn yêu thiên nhiên như Hồ Chủ Tịch. Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.) Người thì từ trong nhà lao tăm tối, “hướng” đôi mắt cùng tâm hồn dễ rung cảm của mình lên bầu trời cao rộng bên ngoài qua khung cửa sắt nhỏ để ngắm vẻ đẹp của ánh sáng vầng trăng, còn vầng trăng thì được nhân hóa như một con người biết suy nghĩ, biết ghé vào song sắt để ngắm nhìn thi gia. Đến đây ta có cảm giác trăng và người tuy hai mà một, như những người bạn tri âm tri kỉ có thể tìm đến với nhau dễ dàng dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Song sắt nhà tù vô hồn kia chẳng qua chỉ có thể giam giữ thân thể Người chứ không thể giam giữ được tâm hồn Người. Tâm hồn yêu thiên nhiên của Người vẫn cứ tràn đầy một nguồn năng lượng. Đó cũng chính là tinh thần lạc quan, tin tưởng vào ánh sáng của ngày mai tốt lành cho dù đang ở trong bất kì một hoàn cảnh nào đi nữa. Trong bài thơ “Tẩu lộ”, tình yêu thiên nhiên của Người cũng thể hiện rất rõ ở câu cuối: Vạn lý dư đồ cố miện gian. (Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non) Nếu ba câu thơ đầu, Bác nói về sự khó khăn gian lao trập trùng của việc đi đường thì ở câu thơ cuối cùng, hình ảnh người đi đường đang rất say sưa sảng khoái trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp khoáng đạt. Điều ấy thể hiện một tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ, vẻ đẹp thơ mộng hùng vĩ của thiên nhiên có thể khiến cho mọi mệt nhọc của con người tan biến hết chỉ còn có niềm vui say. Qua đó còn thể hiện tinh thần lạc quan của Người, cho dù trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, nguy hiểm còn trập trùng trước mắt thì Người vẫn có một niềm tin sâu sắc vào một tương lai tương sáng mà con người nhất định sẽ vượt qua và chỉ cần ta vượt qua những sóng gió trước mắt thì mọi chuyện tốt đẹp nhất định sẽ đến.
Ở Bác có trải qua bao nhiêu khó khăn trong bất cứ hoàn cảnh nào không bao giờ mất đi tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, chính nó góp một phần không nhỏ vào những thành công của Bác sau này. Đọc "Ngắm trăng" và "Đi đường", ta thật khâm phục và kính mến biết bao một tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan toát lên từ từng câu chữ. Bài mẫu số 5 Có lẽ từ lâu, với người nghệ sĩ thì thiên nhiên đã trở thành người bạn tri kỉ để thi nhân ta bộc lộ, giãi bày tâm hồn thanh cao hướng thượng, hướng thiện của mình. Có câu “thiên địa nhân nhất thể” phải chăng cũng là muốn nói tới sự hòa hợp ấy. Nhưng yêu thiên nhiên, say sưa và hết lòng với thiên nhiên dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt thì đó còn là một tinh thần lạc quan rất đáng ngưỡng mộ. Và thơ Bác, những vần thơ thép chính là sự kết hợp nổi bật giữa tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, đặc biệt qua hai bài thơ ”Đi đường” và “Ngắm trăng” đã biểu hiện rõ điều đó. Thiên nhiên đã trở thành nơi lưu giữ những mảnh hồn thanh cao, và đạm bạc nhưng vẫn rất đáng ngưỡng mộ của Bác. Thiên nhiên tươi đẹp với trăng hoa, tuyết núi sông chẳng của riêng Bác mà đã trở thành người bạn tri kỉ của thi sĩ muôn đời, ấy thế nhưng bằng tình yêu thiên nhiên của mình, thiên nhiên hiện diện trong thơ Bác vẫn đầy những vẻ đẹp riêng, say mê và cuốn hút. Trước nhất, thơ Bác đong đầy một tình yêu thiên nhiên rộng lớn. Ta thấy rất rõ qua bài thơ “Ngắm trăng”: “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.” Nêu hai câu thơ đầu là hoàn cảnh, là bản lề để cho người đọc thấy được trong nghịch cảnh đầy thiếu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào, nồng đượm làm sao. Bác vẫn say sưa với vầng trăng, vẫn không khỏi chếnh choáng v���i vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng của thiên nhiên trong đêm trăng sáng. Người thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên đã nhanh chóng bị không gian thơ mộng và vầng trăng trong sáng, cao khiết kia làm rung động. Và chính đó đã trở thành chất xúc tác để nhà thơ viết nên những trang hoa, tờ hoa với tình cảm rung động. Vì yêu thiên nhiên tha thiết lắm nên người chiến sĩ ấy mới có thể vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động và thơ mộng đến vậy. Và ta cũng bắt gặp vẻ đẹp ấy trong “Đi đường”. “Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Trong những bước đường mệt nhọc, gian truân, nhưng thiên nhiên hùng vĩ vẫn không nguôi ám ảnh và làm rung động tâm hồn nghệ sĩ của người chiến sĩ. Nếu ở “Ngắm trăng” là bức tranh thiên nhiên ngập đầy trăng thơ mộng, trữ tình thì trong bài thơ ”Đi đường” thiên nhiên hiện lên đầy hùng vĩ, dữ dội và rộng lớn. Qua đấy thấy được thiên nhiên trong thơ Bác mới phong phú, giàu có biết bao. Nhưng tình yêu thiên nhiên giữa hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, cũng chính là một biểu hiện rất rõ của tinh thần lạc quan. Ta thấy ở trong “Ngắm trăng” một người tù thiếu thốn mọi bề về vật chất, nhưng đã quên đi nỗi bất hạnh và thiếu thốn của bản thân để vẫn say sưa với thiên nhiên. Ta cũng nhìn ra một người đi đường mới biết gian lao, núi cao rồi lại núi cao muôn trùng nhưng khi lên đến tận cùng vẫn thỏa sức ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ. Đó là biểu hiện của tinh thần lạc quan, biết vượt lên trên hoàn cảnh, biết vượt ngục về tinh thần để chiến thắng nghịch cảnh, thăng hoa tâm hồn, lạc quan, ung dung thưởng ngoạn thiên nhiên. Qua hai bài thơ, một lần nữa chân dung người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh lại càng được phác họa rõ nét hơn. Đó là vẻ đẹp hài hòa, sinh động và điển hình của trái tim Bác, cũng là thanh nam châm thu hút người đọc mỗi khi tiếp cận thơ Bác. Với tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, thơ Bác quả thực đã đánh thức những rung động tươi đẹp, trong sáng trong tâm hồn người đọc. ------------------ Với đề tài phân tích tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác, các em có thể tha hồ vận dụng những tác phẩm thơ đã học của Hồ Chí Minh để triển khai bài viết của mình. Đây cũng là một đề mở rộng, tổng hợp rất hay có thể ra trong các kỳ thi, vì thế các em hãy tìm hiểu kỹ và luyện tập trước nhé.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 8 hay được doctailieu.com chọn lọc. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập!
0 notes