#Hoa Sử Quân Tử
Explore tagged Tumblr posts
Text
Người thực sự có trí tuệ trước nay không bao giờ nóng vội.
Thành công sau một đêm, làm giàu trong phút chốc, đó là những gì mà con người hiện đại đang theo đuổi, nhưng người xưa lại không suy nghĩ như vậy.
Khương Tử Nha 80 tuổi mới gặp được minh chủ, Tư Mã Ý 60 tuổi mới được trọng dụng, Lưu Bang lúc 40 tuổi vẫn còn ở huyện Bái làm đình trưởng. Bởi vậy có thể thấy, từ cổ chí kim, người thực sự lợi hại trước nay không bao giờ nóng vội.
Khổng tử nói: “Đừng lo không có chức vị, chỉ lo không đủ tài đức để nhận chức vị. Đừng lo không ai biết mình, chỉ mong sao mình có tài đức để cho người ta biết đến”.
Không nóng nảy, tâm kiên định
Người có thể giành được chiến thắng sau cùng, thường thường là những người giữ được sự bình thản. Thời kỳ Tam Quốc, nước Thục và nước Ngụy tranh đấu với nhau. Trong trận chiến ở gò Ngũ Trượng, quân Thục đi đường xa đến, lương thảo vận chuyển bất tiện. Lúc đó Gia Cát Lượng đang bị bệnh, ông biết rõ chiến sự kéo dài thì sẽ bất lợi, nên nóng lòng muốn tốc chiến tốc thắng.
Tư Mã Ý đã nhìn thấu điểm này, mặc cho quân Thục ở phía trước chửi rủa, vẫn cứ đóng chặt cửa doanh trại không ra. Gia Cát Lượng nghĩ ra một kế, ông tặng cho Tư Mã Ý một cái váy của phụ nữ, với ý trêu chọc Tư Mã Ý: “Trốn ở trong thành không dám ra ứng chiến, giống như đàn bà vậy, sao có thể gọi là hảo hán được!”
Tư Mã Ý vẫn thản nhiên như không, thậm chí còn mặc cái váy đó lên người, vui lòng nhận “hậu lễ” này của Gia Cát Lượng.
Ở trên gò Ngũ Trượng, hai quân Thục – Ngụy giằng co cả trăm ngày, mãi cho đến khi Gia Cát Lượng mắc bệnh rồi mất ở trong quân doanh, quân Thục không đánh mà lui, Tư Mã Ý không cần tốn nhiều sức mà đã có thể trừ đi được đối thủ nguy hiểm nhất đời mình.
Bước đi trên đường đời, đừng để cho người khác nhiễu loạn nhân tâm của bạn. Kiên định, không nóng nảy, đợi cho đối thủ lộ ra sơ hở, đó chính là thời điểm mà bạn có thể giành lấy chiến thắng.
Không hấp tấp, tâm tính trầm ổn
Người thực sự lợi hại, đều phải biết đạo lý “hậu tích bạc phát”, tức là phải chuẩn bị đầy đủ thì làm việc mới tốt. Họ liên tục cố gắng nhưng lại không nóng nảy, họ tin rằng thành công không thể nào chỉ làm một lần là xong, muốn có được tài năng trong lĩnh vực nào, nhất định phải quyết tâm thật cao.
Đại thư pháp gia Vương Hiến Chi thời Đông Tấn, chính là con trai của ‘Thư thánh’ Vương Hi Chi. Vương Hiến Chi từ nhỏ đã nhìn thấy được danh tiếng của cha, rất nóng lòng muốn đi ra giới thư pháp để thể hiện bản thân mình.
Năm 14, 15 tuổi, thư pháp của Vương Hiến Chi đã rất xuất sắc rồi, nhưng so với cha thì vẫn còn kém xa. Ông chủ động tìm đến cha hỏi: “Con làm thế nào mới có thể viết chữ cho đẹp được?”.
Cha dẫn ông đi đến sau vườn, chỉ vào một dãy 18 cái chum đựng nước rồi nói: “Dùng nước này mài mực viết chữ, khi nào nước ở trong chum đều sử dụng hết, chữ tự nhiên cũng luyện thành”.
Vương Hiến Chi nghe theo lời dạy bảo của cha, từ đó về sau không hề nóng vội, giữ tâm trầm ổn mà nghiên cứu thư pháp. Cuối cùng ông cũng được vinh danh là “Á thánh” trên thư đàn, và trở thành “Thư thánh” đệ nhất sau khi Vương Hi Chi qua đời.
Đường đi cứ bước từng bước, chữ cũng từng nét từng nét mà viết, dục tốc bất đạt. Không hấp tấp, tâm tính trầm ổn. Luyện tập cho thật giỏi, đường tương lai mới có thể càng đi càng rộng.
Không nóng nảy, không lo nghĩ
Không nóng nảy là một loại thái độ trong cuộc sống, cũng là một cảnh giới nhân sinh. Trong “Thái căn đàm” có nói: “Tuế nguyệt vốn lâu dài, chỉ là người ta bận bịu mà tự gấp rút; phong hoa tuyết nguyệt vốn là chuyện thanh nhàn, chỉ là người ta tự làm rối mình”.
Có người cảm thấy thế giới như luôn chạy về phía trước, chúng ta phải ra sức truy đuổi, bằng không thì sẽ bị thời đại bỏ rơi. Nhưng sự thật lại thường là, bạn càng nóng vội, lại càng giống như một con quay chuyển động không ngừng, tiêu hao sức khỏe, tiêu hao thời gian, cũng tiêu hao cả tinh lực.
Hãy học theo phong thái của lạc đà, đây là một loài động vật rất bình thản, không hề vội vàng, cứ chậm rãi đi rồi cũng đến, cứ chậm rãi nhai, rồi cũng no.
Nhân sinh không cần phải sốt ruột, cứ tìm đúng phương hướng, bước đi từng bước một. Không cần đi nhanh, chỉ cần đi đều, chậm rãi bước chân, hưởng thụ cuộc sống mỹ hảo.
(Nguồn: tinhhoa)
2 notes
·
View notes
Text
LIST SÁCH ĐỌC 2022-2023 (phần 1)
Hôm nay tổng hợp lại 23 cuốn sách mình đọc trong giai đoạn tháng 9.2022 - hiện tại (tháng 8.2023).
Danh sách này có thể chia làm ba nhóm chủ đề mà mình quan tâm trong thời gian qua là:
danh tính Việt Nam, Đông Nam Á, châu Á
thiên nhiên, tự nhiên, môi trường
giải thực dân
Nhiều cuốn trong số này có hướng tiếp cận đa ngành và liên tầng định kiến (intersectional) nên cũng có thể xếp vào nhiều hơn 1 nhóm.
Nhóm 1: Danh tính Việt Nam, Đông Nam Á, châu Á
Komplexe Körper. Con lai Mỹ. Identitätsverhandlungen, Fremdbilder und gesellschaftliche Positionierungen von Besatzungskindern in Vietnam (Sascha Wölck, 2012)
Mượn cuốn sách của anh Sascha đến một năm mới chịu trả 😅 Cuốn sách nghiên cứu về con lai Mỹ, những đứa con của lính Mỹ và phụ nữ Việt Nam, qua đó phản ánh lại lịch sử Việt Nam và các chuẩn mực xã hội thời kỳ hậu chiến.
Asiatische Deutsche Extended. Vietnamesische Diaspora and Beyond (ed. Kien Nghi Ha, 2021)
Một cuốn khó và bằng tiếng Đức nhưng vẫn đang cố gắng đọc 🤓 Cuốn sách được phát triển từ chương trình thảo luận "Vietnamese Diaspora and Beyond" (Berlin 2020), nhìn nhận về đời sống và danh tính "người Đức gốc Á" (Asiatische Deutsche/ Asian Germans) như một định danh và phạm trù chính trị.
Các đề tài: bản sắc hải ngoại châu Á, phân biệt chủng tộc, phản kháng & trao quyền, trải nghiệm di cư etc.
Vietnam: Lotus in a Sea of Fire: A Buddhist Proposal for Peace (Thich Nhat Hanh, 1967)
Biết về cuốn sách vào thời điểm cũng đang nhiều vật lộn với bản thân, chắc phải nghe/ đọc lại các cuốn sách, bài giảng của thầy.
Hoa sen trong biển lửa trình bày lại câu chuyện tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ chiến tranh, đan xen với những tranh đấu của dân chúng và Phật tử, các chính sách của hai nhà nước với Tây phương. Rất hay!
The Refugees (Viet Thanh Nguyen, 2017)
Vẫn đang đọc tuyển tập truyện ngắn này với tốc độ rất chậm .. Song song với đó mình cũng quan tâm các bài luận học thuật và dự án DVAN của anh Việt.
The Border Within. Vietnamese Migrants Transforming Ethnic Nationalism in Berlin (Phi Hong Su, 2022)
Đọc trong lúc tìm hiểu về cộng đồng người Việt gốc Bắc - Nam ở Berlin. Những chia rẽ từ sau khi Việt Nam và Đức thống nhất liệu có còn tồn tại?
"Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất diễn ra những cuộc tranh luận về ý nghĩa của việc là người Việt Nam." Tác giả quan tâm đến cộng đồng người Việt ở Đức, nơi mà người vượt biên chủ yếu không chỉ là người tị nạn, mà còn (từng) là: công nhân hợp tác lao động, du học sinh, đoàn tụ với gia đình vv..
Return Engagements: Contemporary Art's Traumas of Modernity and History in Sài Gòn and Phnom Penh (Việt Lê, 2021)
Có cơ hội làm workshop cùng anh Việt trong festival film nên đã tìm đọc cuốn sách này của anh. Anh viết về nghệ thuật đương đại ở Đông Nam Á và vị trí của người nghệ sĩ - giăng mắc với các chấn thương (hậu chiến, hậu di cư) và những yêu cầu của thị trường nghệ thuật quốc tế. Mình đã hiểu hơn về nghệ thuật/ nghệ sĩ hải ngoại sau khi đọc cuốn sách.
Troubling Borders: An Anthology of Art and Literature by Southeast Asian Women in the Diaspora (2021)
Hàng triệu người Đông Nam Á đã di tản sang Mỹ vào thế kỷ 20 do sự can thiệp quân sự của Mỹ. Dự án tuyển tập của DVAN (Diasporic Vietnamese Artists Network) ra đời nhằm cổ vũ sự đa dạng của các nghệ sĩ, cây viết có cơ thể nữ - gốc Đông Nam Á - ở hải ngoại. Họ là những người thường bị lề hóa hoặc vô hình, phải vật lộn giữa các giá trị/ kỳ vọng truyền thống và sự phân biệt giới tính trong chính cộng đồng mình, đi kèm với các tác lực bên ngoài.
Minor Feelings: An Asian American Reckoning (Cathy Park Hong, 2020)
Danh tính một người Mỹ gốc Á:
Như một thiểu số kiểu mẫu (để thúc đẩy chủ nghĩa tư bản): "bạn sẽ không phải chịu sự phân biệt đối xử nếu như bạn thành công và chăm chỉ."
"Việc kiên nhẫn nói về chủng tộc với một người da trắng vắt kiệt mọi năng lượng. Nó giống như phải giải thích cho người khác về lý do bạn tồn tại, tại sao bạn cảm thấy đau đớn, hoặc tại sao thực tế của bạn khác với thực tế của họ."
"Các cây viết da màu phải luôn cư xử hòa nhã và biết ơn để người da trắng cảm thấy thoải mái trong việc cảm thông với những trải nghiệm phân biệt chủng tộc của họ."
Über Wasser und Tote (Dan Thy Nguyen, 2022)
Dan Thy là một tiếng nói quan trọng của người Đức gốc Việt/ thế hệ 2, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, cụ thể là sân khấu. "Thông qua nghệ thuật, tôi hiểu rằng nỗi giận dữ của mình được chấp nhận." Tuyển tập thơ là tự sự về gia đình và những ám ảnh trong nó, về những trải nghiệm di cư liên thế hệ, và khát khao viết để giải phóng.
Warring Visions. Photography and Vietnam (Thy Phu, 2022)
Cuốn sách nhìn lại lịch sử chiến tranh Việt Nam thông qua nhiếp ảnh: có những câu chuyện nào đi ngược lại góc nhìn quen thuộc, hoặc đã được ý thức hệ hóa qua thẩm mỹ nhất định?
Hình ảnh phục vụ cho các chiến lược hòa giải hòa bình hay phản kháng như thế nào, và trải nghiệm chiến tranh được định hình bởi nhiếp ảnh ra sao?
Các tên tuổi nhiếp ảnh gia được nhắc đến: Võ An Ninh, Võ An Khánh, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Ngọc Hạnh, vv..
Cuốn sách xem xét cả khía cạnh giới, ảnh cá nhân (lưu trữ ảnh ở hải ngoại), nhiếp ảnh 'hòa giải', hay các bức ảnh để phục dựng/ tưởng nhớ/ tưởng niệm.
Archipelago of Resettlement. Vietnamese Refugee Settlers and Decolonization across Guam and Israel-Palestine (Evyn Lê Espiritu Gandhi, 2022)
Một cuốn sách thời sự về chủ đề nghiên cứu tị nạn, vấn đề giải thực dân tại khu vực xung đột Israel–Palestine, và quyền của người bản địa. Rất rất hay!
(còn tiếp)
3 notes
·
View notes
Text
Niềm vui dậy sớm
Người dậy sớm không nhất định sẽ thành công nhưng người thành công thì nhất định cần phải có thói quen dậy sớm.
***
Bố mẹ tôi đã ngoài 60 tuổi, phần vì có tuổi, giấc ngủ không dài và sâu, phần khác cũng là thói quen nên thường dậy sớm. Mẹ thường lấy câu nói của người xưa để nhắc nhở chúng tôi, rằng: “Điều cốt yếu của một ngày nằm ở buổi sáng, của một năm là ở mùa xuân, và của đời người là ở sự chuyên cần”. Mẹ bảo: “Dậy sớm mỗi ngày, mẹ cảm thấy rất vui”.
Dậy sớm là thức dậy lúc nhiều người có khi còn đang ngủ say. Mỗi người đều có 24 giờ trong một ngày, thế nhưng cách sử dụng quỹ thời gian đó ở mỗi người lại khác nhau, vì thế cuộc sống của mỗi người cũng sẽ trở nên khác nhau. Và phần lớn những người thành công, hạnh phúc như tôi biết thường là những người có thói quen dậy sớm.
Không khí buổi sáng thường trong lành. Bởi vậy, dậy sớm không chỉ cho ta cảm giác bình yên mà còn giúp cơ thể và tâm hồn ta trở nên dịu nhẹ, thanh thoát. Tâm có yên thì đầu óc ta mới tỉnh táo, mới làm việc hiệu quả. Người dậy sớm thường tập trung tốt hơn cho những công việc quan trọng, đưa ra những phán đoán, quyết định chính xác, từ đó vạch ra kế hoạch, thực hiện kế hoạch đề ra trong ngày một cách hiệu quả. Dậy sớm không chỉ nâng cao hiệu quả cho giấc ngủ say và sâu, sảng khoái, giúp phục hồi tâm trí và làn da mà thói quen tốt này còn giúp chúng ta trở thành người siêng năng. Đây cũng chính là nền tảng của mọi nguồn vui, hạnh phúc.
Bố mẹ tôi vẫn thường dậy sớm. Mẹ bảo: “Có tuổi rồi, có nằm ráng cũng không ngủ được”. Mẹ dậy sớm, đi tập dưỡng sinh với mấy bác cùng tuổi ở nhà văn hóa thôn; bố thì ngày nào cũng tập theo bài thể dục phát trên loa truyền thanh xã. Rồi mẹ gánh rau đi bán chợ sớm; bố quét tước sân vườn, tưới mấy luống rau, cho bầy gà ăn. Bữa sáng của hai ông bà khi thì chục bánh ướt, bánh khoái; khi thì cơm rang, mì gói,… sau đó ông bà lại túc tắc làm vườn hoặc ra đồng. Mỗi ngày cứ đều đều như thế. Bố cười, bảo: “Thói quen dậy sớm giúp bố minh mẫn, khỏe mạnh và lạc quan hơn”.
Cô bạn của tôi trước đây vẫn có thói quen ngủ nướng vào mỗi buổi sớm. Vậy mà sáng nay bạn nhắn tin khoe với tôi: “Mình đã giặt xong một chậu đồ, lau hai tầng nhà, tưới mấy chậu cây, chuẩn bị xong đồ ăn sáng. Dậy sớm đúng là bổ ích thật”. Rõ ràng, kiên trì dậy sớm có thể không phải là một thói quen quá cao siêu, vĩ đại, thế nhưng điều chúng ta có thể thấy rõ nhất là dậy sớm sẽ giúp ta linh hoạt hơn, có thể làm được nhiều việc hơn.
Những ngày nghỉ hè, hai con gái của tôi được thoải mái nghỉ ngơi, vui chơi và ngủ. Thế nhưng thay vì để con ngủ nướng, ngủ khi nào chán mắt mới dậy, tôi lại tạo cho con thói quen đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm. Con giúp tôi quét nhà, quét sân; con cùng tôi ngắm nhìn bình minh trên ban công; con cùng tôi thu hoạch rau quả trong vườn nhà khi những giọt sương còn đẫm trên cành lá; cùng ăn bữa sáng với cả nhà, cùng trò chuyện, cùng kể cho nhau nghe về điều kỳ diệu của những buổi sáng; rồi cùng nhau đọc sách,… Con cười vui vẻ: “Dậy sớm thật là thú vị mẹ ạ!”.
Đến giờ, tôi vẫn giữ thói quen dậy sớm như hồi còn nhỏ. Tôi bắt đầu một ngày mới của mình bằng việc học bài hoặc viết ra những điều tôi suy nghĩ về cuộc sống, con người, thiên nhiên quanh tôi. Tôi dành thời gian tập thể dục buổi sáng, đi chợ, nấu bữa ăn sáng cho cả nhà, cùng chồng nhâm nhi ly cà phê, ngắm giàn hoa sử quân tử vào mùa thơm nức, đọc vài trang sách hay dạo bộ quanh xóm cùng con… Cuộc sống của tôi khi thực hành thói quen dậy sớm quả thực rất thư thái và thoải mái. Bỗng nhận ra, nếu dậy sớm thì ta chẳng bao giờ phải vội vã.
Người dậy sớm không nhất định sẽ thành công nhưng người thành công thì nhất định cần phải có thói quen dậy sớm. Dậy sớm, nếu được thiết lập một cách khoa học, thành thói quen thì sẽ trở nên dễ dàng. Dậy sớm cũng có nghĩa là chúng ta biết trân quý thời gian, luôn hướng về phía trước. Đó cũng chính là chìa khóa mở ra những điều ý nghĩa, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống!
3 notes
·
View notes
Text
HÌNH XĂM- XĂM HÌNH
Chuyện là nhân dịp suốt một ngày dài chỉ có một buổi trưa nóng bức, bà M và bà G ra nhà trước ngồi nói chuyện với nhau. Đang chuyện đông chuyện tây thì có ông kia vào tiệm tạp hoá nhà bà M mua đồ, chuyện chẳng có gì đáng nói nếu ông đó không có một cánh tay và hai bắp chân đầy ắp hình xăm. Thế là chủ đề câu chuyện quay sang ông xăm mình và mấy hình xăm trên người mấy ông xăm mình khác.
" Bà G: Bây giờ tụi nó xăm mình gì đâu mà từ đầu tới chân, không phải khi không mà xăm, tụi giang hồ mới xăm không đó.
Bà M: Không có đâu chị ơi, không phải giang hồ tụi nó mới xăm, bây giờ con trai con gái, giang hồ không gian hồ gì cũng xăm đều hết.
Bà G: Khi không đi cho kim đâm vô mình chi không biết, tụi này bộ không biết đau hay sao đó.
Bà M: Xăm thì xăm cái bông cái hoa gì thôi, cái này đi xăm đầy mình đầy mẩy nhìn thấy ghê. "
Tôi thích có hình xăm, nhưng hiện tại đã hai mươi mấy năm cuộc đời mãi vẫn cứ thích mà chưa chịu nhích cái thân đi xăm một hình nào. Tò mò không biết xăm mình có từ khi nào và ai là người thực hiện đầu tiên nên tôi đã thử tìm hiểu. Nguồn gốc đã tìm thấy nhưng ai là người xăm đầu tiên thì tôi bó tay.
Theo như sử sách thì bắt đầu từ thuở Hùng Vương, người Việt Cổ xăm hình thủy quái như một phong tục để đề phòng bị chúng tấn công, để doạ mấy con thủy quái rằng "đừng ngu mà tấn công ông, ông có con rồng con rắn trên lưng đây này". Đến thời nhà Trần thì tục xăm mình càng phát triển mạnh mẽ, những người trong hoàng tộc, binh lính, quân sĩ phục dịch triều đình đều phải xăm mình để thể hiện họ là người của hoàng tộc bằng ba chữ Thiên Quân Tử, hay thể hiện quyết tâm giết giặc cứu nước bằng hai chữ Sát Thát. Tục xăm mình kéo dài đến cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV mới chấm dứt. Đấy là sử sách người ta ghi lại chứ tôi không phải người Việt Cổ hay người sống ở thời nhà Trần để chứng thực nó có thật hay không. Nhưng theo trí nhớ của tôi, xăm mình hồi ấy là những miếng sắt khắc chữ đun trong lửa đỏ, in lên da thịt đến cháy đỏ khói bốc lên hùn hụt như người ta nướng thịt trên bếp điện thời bây giờ, nó dùng để tra tấn tù nhân. Nhưng kí ức đó đến từ phim ảnh chủ yếu là của Trung Quốc như là Thủy Hử. Cùng với quá trình khôn lớn, tôi còn biết các nhóm giang hồ ngày xưa xăm mình để nhận ra thành viên của nhóm, để phân biệt cấp bậc của dân anh chị, hay xem thằng này có cùng bè cùng phái với mình không để còn choảng nhau. Hay các cô cave xăm mình để biết đây là cô cave của nhà thổ nào. Các tù nhân, nô lệ cũng có những hình xăm để nhận biết tương tự.
Đến nay hình xăm có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu. Hình rồng rắn dán đầy trên tay chân của bọn con nít để chúng làm hùm hổ đi dọa mấy đứa con nít khác, chiều tối đi tắm kì rửa ít phút là cái hùm hổ của bọn nó bay sạch hết. Thanh niên đang độ tuổi bốc đồng thể hiện cái tôi bằng cách phủ đầy tay, chân, ngực, lưng những hình xăm trông rất hổ báo cáo chồn. Những thanh niên có vẻ sâu deep thì xăm hình trái tim, tình yêu, điện tim đồ chẳng hạn. Một số người chọn xăm mấy câu thơ hay mấy câu triết lý. Một số khác xăm tên người yêu lên ngực trái, sau này nhỡ có thêm chữ "cũ" vào sau danh xưng "người yêu" thì xăm thêm biểu tượng R.I.P chồng lên vậy là đã giải quyết xong vấn đề. Cũng có người xăm con chó con mèo con gà con vịt con chim, cái bông cái chén cái tô cái ly,... vì nhìn nó đẹp, dễ thương, nhìn nó ngầu ngầu, bla bla,...
Xăm gì thì xăm, dù sao thì quyền bất khả xâm phạm cơ thể con người ai cũng có, nhưng nếu đã cho phép người khác xâm phạm thì đó là chuyện của họ. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu nhiều người chọn xăm và cảm thấy tự tin, thoải mái vì lựa chọn đó. Họ là một đàn anh đàn chị thực thụ chọn xăm hình để thể hiện quyền lực quản lý các băng nhóm, họ sẵn sàng khoe tất cả hình xăm trên người và tất nhiên rất thoải mái với chúng. Trường hợp ngược lại, những đàn anh đàn chị giang hồ nửa mùa, giang hồ trẻ trâu xăm hổ báo rồng rắn khắp người để doạ mấy người yếu bóng vía, nếu dọa mà người ta không sợ thì họ sẽ sợ ngược lại và thi hành "lăng ba vi bộ" ngay. Hay có người sau khi xăm thì chụp ảnh đăng đầy mạng xã hội, một thời gian sau thấy chán nên đi xăm một hình mới, vào một chỗ mới, chụp một bức ảnh mới và đăng một bài đăng mới.
Xăm hình là thể hiện cái tôi, cảm xúc, tình cảm, sự thách thức. Nhưng một mặt khác, hình xăm tồn tại cũng như một hành động chấp nhận sự thua cuộc trong cuộc chiến giữa các tế bào bạch cầu và những giọt mực xăm. Khi mực xăm xâm nhập vào trung bì, các tế bào bạch cầu xem đó là một vật thể lạ cần loại bỏ, nhưng vì kích thước quá lớn, các đại thực bào không thể hấp thụ để đưa vào máu bài tiết ra bên ngoài, chúng không thể đưa những giọt mực xăm bay về thiên đường của những hình xăm được. Sau một cuộc chiến không thể thắng, các tế bào bạch cầu chấp nhận đầu hàng dâng cho mực xăm một phần lãnh thổ để chúng tồn tại. Nhưng vì công nghệ xoá xăm hiện nay quá hiện đại hay vì con người quá lười suy nghĩ để hiểu rằng nếu không xoá xăm thì cái hình đẹp đẹp ngầu ngầu mà lúc đó họ cảm thấy, sẽ theo họ suốt cuộc đời. Sau này đi làm, nhiều công ty người ta không tuyển mấy người xăm mình thì làm sao, hay lúc phỏng vấn thì rụt rè vì phải che che giấu giấu hình xăm trẻ trâu trên cánh tay chẳng hạn. Nếu họ tự tin với hình xăm trên người thì có thể thoải mái lí giải lí do và thuyết phục nhà tuyển dụng, còn xăm vì lúc đó con tim mách bảo thì thôi. Đó là chưa kể đến việc cần cân nhắc những căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải khi xăm mình, đơn cử như viêm gan C chẳng hạn, khi xăm mình bạn đã cho phép nguy cơ nhiễm viêm gan C tăng lên gấp 6 lần.
Xăm mình không xấu, nhưng xăm mình với mục đích khoe khoan hay nuông chiều cảm xúc nhất thời thì hoàn toàn không nên. Theo tôi, một người xăm không vì những mục đích kể trên thì ắt hẳn đã phải suy nghĩ rất nhiều về hình xăm mình lựa chọn. Họ đã hiểu tường tận ý nghĩa của hình xăm và việc này thật sự ý nghĩa với bản thân họ. Dù sao hình xăm cũng như một sự cam kết, vì xăm thì rẻ mà xóa xăm thì cực đắt. Tôi dù sao cũng thích hình xăm nhưng mãi mà vẫn chưa có một cái gì quá lớn lao, quá ý nghĩa đến độ phải cố chịu đựng cơn đau đến từ kim xăm, mỗi lần bị bệnh phải tiêm chỉ một mũi thuốc mà tôi còn ngại thì nói gì đến chuyện khi không lại để kim xăm đâm vào. Sau này nếu có một hình xăm trên người điều đó đồng nghĩa với việc tôi đã trải qua một điều gì quá lớn lao và ý nghĩa, đến mức cơn đau từ thể xác không còn là vấn đề đối với tôi. Còn về chuyện xăm mình của thế nhân, tôi đây với vốn hiểu biết và trải nghiệm nghèo nàn nên chỉ nghĩ được như vậy thôi.
2 notes
·
View notes
Text
ngày trở về thị trấn của riêng ta
có dáng ai xuôi về từ đỉnh dốc
trái tim chừng đã mỏi
mắt đựng đầy đến chín triệu lòng sông
có con chim sẻ già đứng nép mình bên mặt hồ tư lự
thiêm thiếp đánh rơi một buổi chiều
ta đã làm gì, ta đã đi đâu
sao chỉ nhớ những điều chẳng còn muốn nhắc
nửa thập kỷ yêu người
vì không sao quên được
nửa thập kỷ thương mình
kiêu hãnh và cô đơn.
ngày trở về thị trấn của riêng ta
sử quân tử vẫn đơm hồng trước cổng
khóm hoa bền lòng
sách bút chỏng chơ
bài ca trễ nải
xoay hướng nào cũng sợ chạm phải những miền chẳng dám gọi tên
nhớ không em những buổi chiều xưa như quả đất
những lần hồ váng màu nắng mật
đám chuồn chuồn đạp nước nhẹ tênh
ta đã đưa nhau đi tìm chòm mây ngũ sắc
và yêu nhau như chỉ biết duy nhất một kẻ trên đời
sau những chân trời, đỉnh núi, lòng khơi
ta vẫn chọn yêu nhau vì những điều nho nhỏ
như một vệt nắng vàng loang trên vai áo
vào buổi chiều đứng lặng trước hồ kia
ta đã chọn nhau và đã chọn không nhau
bởi cùng những điều chưa thôi ám ảnh
những ngọn nguồn đã nuôi lớn ta thêm
“em còn nhớ hay em đã quên…”*
ngày trở về thị trấn của riêng ta
những chuyện cũ cũng theo về đủ cả
kỷ niệm xưa dù đã thành chật chội
vẫn giam mình trong những vũng hoàng hôn
con chim sẻ già thức giấc hồn nhiên
nhìn ta lạ lẫm
trên mặt hồ lấp loáng
lại một buổi chiều lửng thửng tan đi…
-
*một bài hát của nhạc sĩ trịnh công sơn
4 notes
·
View notes
Text
[Văn mẫu 11] Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài hay nhất, tuyển tập và chọn lọc những bài văn mẫu 11 phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng - Tham khảo những bài văn phân tích hay nhất,đoạn trích thể hiện sự cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, đồng thời đặt ra vấn đề mối quan hệ hài hòa giữa nghệ thuật và con người. Đề bài Em hãy phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng Một số bài văn mẫu phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài Bài văn mẫu 1 Vĩnh biệt cửu trùng đài chính là nét đặc sắc và tài hoa của Nguyễn Huy Tưởng Trong làng kịch hiện đại Việt Nam, bên cạnh Lưu Quang Vũ tài năng, vực dậy cả một nền văn học kịch đang trên đà tuột dốc, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng một trong những nhà viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Các tác phẩm của ông thường đi khai thác các đề tài lịch sử và tác phẩm Vũ Như Tô là tác phẩm nổi bật nhất. Xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào và được giải quyết ở hồi thứ 5 “Vĩnh biệt cửu trùng đài” qua đó thể hiện quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư t��i giỏi, bị Lê Tương Dực – tên vua tàn bạo bắt xây Cửu Trùng Đài thành nơi để hắn ăn chơi, hưởng lạc. Là một người nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô đã không nhận lời dù có bị hắn đe dọa sẽ giết chết. Nhưng Đam Thiềm một cung nữ đã thuyết phục được ông xây Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài xây cao bao nhiêu, lòng dân oán hận Vũ Như Tô bấy nhiêu. Lợi dụng tình thế đó Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn. Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là sự tiếp nối các sự kiện đang bị đẩy lên đến cao trào đó. Mở đầu tác phẩm là tiếng hoảng hốt của Đam Thiền, khuyên Vũ Như Tô hãy mau trốn đi. Cơn biến loạn xảy ra ở kinh thành nên tình trạng của Vũ Như Tô hết sức nguy hiểm, nhưng Vũ Như Tô lại nhất định không trốn, không nghe lời khuyên của Đam Thiền bởi “Những người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cùng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi dể cả ở đây, thì tôi chạy đi đâu?”. Ông hi sinh hết mình cho nghệ thuật, ông cố thủ ở lại cũng mong Cửu Trùng Đài sẽ được hoàn thiện, để tranh tinh xảo với hóa công. Nhưng ông nào biết, chính quyết định đó đã khiến ông nhận lấy cái chết oan nghiệt, đến cả lúc chết ông vẫn không thể lí giải vì sao mình phải chết. Khi nhận lời xây dựng Cửu Trùng Đài bản thân Vũ Như Tô đã mắc phải sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Vũ Như Tô mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện giấc mộng Cửu Trùng Đài. Nhưng tiền bạc đó chính là công sức, của cải của nhân dân, ông chỉ nhìn thấy cái bề nổi khi xây dựng xong Cửu Trùng Đài, mà không nhận ra phần sâu của sự việc. Cửu Trùng Đài càng đến ngày hoàn thiện thì mâu thuẫn giữa ông với nhân dân càng lớn dần, họ căm ghét Vũ Như Tô bởi ông đã hạ lệnh giết chết những người bỏ trốn để duy trì kỉ luật trên công trường. Đó là hành động hết sức tàn nhẫn, đặt công trình lên trên tính mạng của thợ thuyền. Vũ Như Tô đã biến thành một kẻ đáng sợ, người dân không còn thấy hình ảnh của Vũ Như Tô gần gũi với nhân dân đâu nữa. Vì xây Cửu Trùng Đài mà cuộc sống của nhân dân ngày càng cực khổ. Vũ Như Tô là một thiên tài nhưng không phải là một hiền tài. Ông không thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân. Vũ Như Tô bị đặt vào mâu thuẫn không thể hóa giải, điều hòa: một bên là khát vọng nghệ thuật, một bên là đời sống của nhân dân. Bởi vậy, cuối cùng ông đã nhận lấy cái kết vô cùng bi thảm. Vũ Như Tô bị hiểu lầm và bị kết tội: Nhân dân coi bạo chúa và Vũ Như Tô là một là hai người gây ra tội ác: “Bạo chúa đã chết, còn thằng Vũ Như Tô đem phanh thây thành trăm mảnh”. Ông không chỉ bị nhân dân kết tội mà giấc mộng cuộc đời ông, ông đã dồn biết bao tài năng và tâm sức xây dựng Cửu Trùng Đài giờ cũng rơi vào tuyệt vọng, Cửu Trùng Đài bị phá hủy. Trước cảnh tượng Cửu Trùng Đài rực cháy, Vũ Như
Tô rú lên kinh hòang, tất cả giấc mộng đẹp tan tành, sụp đổ, đó là tiếng rú kinh hoàng, sợ hãi. “Thông thế là hết, dẫn ta đến pháp trường” – Vũ Như Tô người sáng tạo cái đẹp cũng bị giết. Cái chết của Vũ Như Tô là một kết cục tất yếu vì Cửu Trùng Đài là một công trình đẹp, tuyệt mĩ nhưng nó lại là biểu hiện của cái xấu, cái ác, nên tất yếu nó sẽ bị hủy diệt. Qua đó Nguyễn Huy Tưởng cũng nêu lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và phục vụ con người mới có thể tồn tại nếu không nó tất yếu sẽ bị diệt vọng. Ngoài nhân vật Vũ Như Tô, ta cũng không thể không nhắc đến Đam Thiền. Bà là một cung nữ xinh đẹp, tài năng nhưng bị bỏ rơi. Đam Thiền là người yêu cái đẹp, cái thái độ “biệt nhỡn liên tài”, chính bà là người đã khuyên Vũ Như Tô nên ở lại để xây dựng Cửu Trùng Đài điểm tô cho đất nước, cũng chính bà đã khuyên Như Tô trốn đi khi xảy ra biến loạn. Và bà tình nguyện ở lại để bảo vệ Cửu Trùng Đài bởi “tôi chết đi không thiệt hại cho đời”. Cũng như Vũ Như Tô, Đam Thiềm cũng rơi vào bi kịch vỡ mộng: hi sinh tất cả danh dự tính mạng để bảo vệ Cửu Trùng Đài nhưng cuối cung vẫn phải chết. Đau đớn hơn trước khi chết còn phải chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài bị đốt phá tan tành. Người bà hết lòng bảo vệ là Vũ Như Tô cũng bị đưa ra pháp trường. Hồi năm của vở kịch Vũ Như Tô đã được Nguyễn Huy Tưởng sử dụng ngôn ngữ kịch điêu luyện, mang tính tổng hợp cao. Nhịp điệu lời thoại nhanh, gấp gáp, sử dụng những câu văn ngắn cho thấy tình thế cấp bách. Tính cách, tâm trạng nhân vật được bộ lộc rõ nét. Với các lớp kịch linh hoạt, tự nhiên tác giả đã tái hiện thành công hồi kịch thứ năm. Qua hồi kịch này ông gửi gắm sự cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, đồng thời đặt ra vấn đề mối quan hệ hài hòa giữa nghệ thuật và con người. Không chỉ vậy xã hội cần trân trọng, nâng niu những tài năng nghệ thuật, để họ có thể phát huy tài năng của bản thân, xây dựng sự giàu đẹp cho đất nước. >> Tham khảo: Dàn ý phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng Bài văn mẫu 2 Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài là đi phân tích mẫu thuẫn cơ bản của xã hội xưa Vào năm 1516 dưới triều vua lợn Lê Tương Dực vốn nổi tiếng là ăn chơi, sa đọa đã sai Vũ Như Tô xây điện 100 nóc và xây công trình quy mô lớn là Cửu trùng đài. Đây là một sự kiện có thật được nhà viết kịch tài ba Nguyễn Huy Tưởng khai thác để dựng lên vở kịch “Vũ Như Tô” phản ánh hai mâu thuẫn cơ bản về xã hội và con người. Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” thuộc hồi cuối tác phẩm thể hiện cao trào kịch tính được đẩy lên đến đỉnh điểm, cùng với đó là bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô và nữ phụ Đan Thiềm_những người nghệ sĩ say mê cái đẹp mà quên mất mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy với lợi ích của nhân dân. Vũ Như Tô là một nhà kiến trúc sư tài giỏi bị Lê Tương Dực ép xây dựng Cửu trùng đài để làm nơi hưởng lạc vui chơi với cung nữ. Ông vốn là người nghệ sĩ chân chính lại gắn bó gần gũi với nhân dân nên đã từ chối, quyết không nhận lời và ngang nhiên mắng chửi tên hôn quân bạo ngược. Về sau khi được Đan Thiềm_người cung nữ say mê cái đẹp và biết quý trọng người tài thuyết phục là lợi dụng tiền bạc và quyền lực của vua để xây dựng một tòa lâu đài cho đất nước “Bền như sao trăng”, có thể “tranh tinh xảo với hóa công” và để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”. Kể từ đó ông thay đổi thái độ chấp nhận mệnh lệnh, dồn tất cả tài năng và trí tuệ sáng suốt để hoàn thành hoài bão, lí tưởng muốn điểm tô cho đất nước. Chính việc làm ấy của Vũ Như Tô đã vô tình đẩy dân đen vào cảnh lầm than cực khổ khi sưu thuế ngày càng tăng cao, triều đình bắt thêm thợ giỏi, thẳng tay hạ chém những kẻ bỏ trốn, biết bao nhiêu người chết vì tai nạn. Nhân dân căm phẫn nhà vua, oán giân Vũ Như Tô. Để rồi Trịnh Duy Sản kẻ cầm đầu phe phái đối lập với triều đình lôi kéo dân chúng đứng lên làm phản giết vua và bắt giết Vũ Như Tô cùng Đan Thiềm. Mở đầu đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là hình ảnh cung nữ Đan Thiềm hớt hơ hớt hải chạy, mặt cắt không
còn hột máu vào báo tin tình thế nguy kịch, thúc giục, cầu xin, van nài Vũ Như Tô chạy trốn với những lời lẽ tha thiết, chân thành: “Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được”, nàng chắp tay van lạy Vũ Như Tô hãy bỏ trốn gìn giữ tính mạng chờ cơ hội khác vì đại sự đã hỏng. Từng chi tiết hành động và lời nói của Đan Thiềm chứng tỏ cô là một người rất quý trọng người tài, hiểu biết lo trước lo sau cho tài năng đất nước. Cô khẳng định: “Ông trốn đi. Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai điểm tô nữa”, con người ấy sẵn sàng quỳ dưới chân giặc cầu xin tha mạng cho ông Vũ, sẵn sàng xin chết thay ông nhưng Vũ Như Tô nhất quyết sống chết cùng đài cửu trùng mà không chịu rời đi để rồi gây nên tấn bi kịch cho cuộc đời ông. Vũ Như Tô coi Cửu trùng đài quý hơn sinh mạng của bản thân, nó là cả phần xác lẫn phần hồn của ông và Đan Thiềm. Chính vì vậy mà ông mù quáng, u mê không thoát ra khỏi ảo vọng của mình được. Quân làm phản càng ngày kéo đến càng gần nhưng con người ấy vẫn ngoan cố vẫn không hiểu vì lí do gì họ lại muốn bắt mình, vẫn cố đấu lí với đời, với số phận: “Có lí gì để họ giết tôi?”, đứng trước quân khởi loạn vẫn tự trấn an mình và mọi người “Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một tòa đài để tạ lòng tri kỉ”. Bị bọn chúng bắt ông vẫn nuôi hi vọng có thể phân trần với chủ tướng về tấm lòng nguyện vọng của bản thân mong sao để người đời hiểu cho nguyện ước ông đang thực hiện là vì vẻ đẹp ngàn năm của đất nước. Ông vẫn say sưa giấc mộng của riêng mình về Đài Cửu Trùng: “Vài năm nữa, Đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai…” Vũ Như Tô không thể tỉnh táo để nhận diện tình thế nguy kịch của hiện tại. Ông vẫn nghĩ mình bị hiểu nhầm, vẫn không tin rằng mình bị nhân dân oán hận, bị mọi người căm ghét, ông không tin dân chúng muốn phá Cửu Trùng Đài bởi đó là công trình, là tòa lâu đài điểm tô cho đất nước. Đứng ở khía cạnh người hùng thì đúng ông là con người dám làm dám chịu, có khí phách hiên ngang nhưng dựa trên hoàn cảnh thực tại thì đó là bảo thủ, cố chấp. Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài là biểu hiện cho tài năng của người nghệ sĩ, hiện thân cho sự khao khát và say mê sáng tạo cái đẹp đó là đúng đắn, là đáng trân trọng nhưng thực tế của đất nước dân cùng khốn khổ cái đẹp ấy lại trở nên thật phù phiếm, xa xỉ bởi đã thấm đẫm máu, nước mắt và được xây trên thây xác của nhân dân. Dù là ước muốn cao đẹp của Vũ Như Tô nhưng ông đã vô tình gây ra tội ác, trở thành kẻ thù của dân chúng và thợ thuyền mà không hề hay biết. Đến khi kinh thành bị phát hỏa, quân lính cho hay đó là lệnh của An Hòa Hầu, tận mắt chứng kiến cảnh Đài Cửu Trùng bốc cháy như giàn thiêu ông chỉ biết gào lên trong tuyệt vọng: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Vũ Như Tô bị rơi từ đỉnh cao mộng tưởng xuống hố sâu của tuyệt vọng. Nỗi đau và sự mất mát đã hòa vào nhau làm một dội lên tiếng kêu của đau thương, tang tóc. Những câu cảm thán thốt ra từ đỉnh điểm cảm xúc đau đớn vô cùng. Thật đáng tiếc với những câu hỏi lớn của Vũ Như Tô đến khi chết ông vẫn không hiểu tại vì sao lại ra nông nỗi: “Ta tội gì? Ta không có tội! Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu trùng đài! Tấn bi kịch ấy là cái giá mà ông phải trả vì không nhận thức rõ vấn đề muôn thuở và thực tại. Vũ Như Tô đã không hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật được sáng tạo và xây dựng lên cuối cùng cũng phải vì phục vụ cho đời sống nhân dân. Đó mới là nghệ thuật vị nghệ thuật. Còn nghệ thuật không thể chỉ để thỏa mãn tài năng, lí tưởng của người nghệ sĩ mà quên mất rằng cái đẹp phải gắn với cái thiện, đẹp thiện không thể tách rời được nhau. Đứng trên lập trường người nghệ sĩ Cửu trùng đài là cái đẹp tuyệt mĩ, đứng trên lập trường của nhân dân nó là một bông hoa ác thấm đẫm máu. Cái giá mà Vũ Như Tô phải trả là ông chỉ nghĩ mình là nghệ sĩ chân chính mà quên mất rằng mình cũng là một công dân của đất nước.
Như vậy qua đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nhà văn đã tái hiện lại bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm gặp phải phản ánh sâu sắc hai mâu thuẫn của thời đại. Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn của tập đoàn phong kiến Lê Tương Dực ăn chơi, hưởng lạc với hoàn cảnh bị bần cùng hóa của nhân dân. Mâu thuẫn thứ hai trong bản thân con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Đó là mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ và phản ánh mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Hai mâu thuẫn này tác động lẫn nhau. Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô xây dựng Cửu trùng đài càng làm cho mâu thuẫn xã hội tăng cao, người nghệ sĩ càng hăng hái sáng tạo cái đẹp nghệ thuật bao nhiêu thì càng mâu thuẫn với lợi ích công dân bấy nhiêu. Thật đáng tiếc cho một người tài năng lại bị đặt nhầm chỗ, không đúng thời thế để rồi con người ấy, tài năng ấy bị hủy diệt bởi thực tại cuộc sống. Qua đó ta cũng nhận thức được bài học cái đẹp nghệ thuật chỉ thực sự có nhu cầu và có ý nghĩa khi đời sống vật chất được đáp ứng đầy đủ, lợi ích của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Quan điểm đó đến ngày nay vẫn không hề lỗi thời mà nó luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Đảng và nhà nước ta luôn vận dụng nó vào để duy trì và phát triển đất nước. Đoạn trích đã giải quyết được mâu thuẫn xã hội nhưng mâu thuẫn cá nhân với hai tư cách nghệ sĩ và công dân chưa được giải quyết điểm biểu hiện trong lời nói cuối cùng của Vũ Như Tô “Ta tội gì. Không ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài năng ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ có thể thách thức với công trình trước sau, tranh tinh xảo với hóa công” và lời đề tựa vở kịch của tác giả: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải, ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Nguyễn Huy Tưởng trân trọng tài năng, say mê cái đẹp, cảm thông cho Vũ Như Tô nhưng ông cũng không đồng tình với nhân vật và những người nghệ sĩ chỉ biết quan tâm đến cái đẹp mà không vì quyền lợi của nhân dân. Một đề tài tương tự: Dàn ý phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Bài văn mẫu 3 Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài - vở kịch Vũ Như Tô Có thể nói rằng kịch là một trong những thể loại văn học đặc sắc và trong nền kịch Việt Nam không thể bỏ sót cái tên Nguyễn Huy Tưởng với vở kịch nổi tiếng “Vũ Như Tô”. Đây là tác phẩm đa được nhà văn thể hiện ra những quan điểm của mình về những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và cường quyền và đó là sự phức tạp giữa nghệ sĩ và nhân dân và hơn nữa đáng nói đó là văn hóa dân tộc nữa. Và trong vở kịch “Vũ Như Tô” thì đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là một trong những đoạn trích hay thể hiện rõ nhất bi kịch cũng như quan niệm của tác giả được gửi gắm qua đoạn trích”. Vở kịch đặc sắc và ấn tượng “Vũ Như Tô” được xem là một vở nói về lịch sử gồm có năm hồi. Và có thể thấy đoạn trích “Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài” là một đoạn trích thuộc hồi năm của vở kịch này. Nhân vật chính củavở kịch chính là Vũ Như Tô. Ông được xây dựng lên chính là một nhà kiến trúc tài giỏi, ông luôn có tính tình cương trực trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực được biết đến là một tên bạo chúa cũng đã sai cho Vũ Như Tô xây cửu trùng đài sao cho thật nguy nga để cho hắn lấy nơi vui chơi với những cung tần mĩ nữ. Và với vốn tính tình lại cương trực thẳng thắn thì nhân vật Vũ Như Tô dường như cũng đã từ chối sự sai khiến ấy mặc cho sự đe dọa về tính mạng. Thế nhưng, ta như thấy được Đan Thiềm một cô cung nữ tài sắc nhưng lại bị ruồng bỏ cũng như đã khuyên Vũ Như Tô xây cửu trùng đài để có thể cống hiến cho đất nước. Vì ở ông, ông lại khát khao và luôn luôn muốn cống hiến cho đất nước cho nên khi mà ông nghe thế ông quyết định xây Cửu Trùng Đài, thì lúc đó ông cũng đã dùng toàn tâm toàn lực để xây dựng. Nhưng có thể nói rằng chính cái Cửu Trùng Đài ấy dường như cũng đã làm khổ nhân dân khiến họ không thể chịu nổi khổ nhục và quyết tâm nổi dậy. Vũ Như Tô đã bị giết còn một Cửu Trùng Đài nguy nga kia cũng đã bị thiêu dụi hoàn toàn. Bởi xây dựng được Cửu trùng đài thì đã có biết bao xương mu của nhân dân đã đổ xuống .
Có thể thấy chính là những mâu thuẫn của đoạn trích này có thể nói được chính là khi nhân dân lúc này dường như lại không thể chịu nổi nữa bèn đứng lên nổi loạn. Và ta như có thể thấy được những người đứng đầu cho cuộc nổi loạn ấy chính là Trịnh Duy Khản. Và có thể nhận định được rằng chính là mâu thuẫn thứ nhất và đồng thời đây cũng chính là mâu thuẫn trực tiếp và thực tế nhất. Và thật đau xót khi nhân dân phải sống trong cảnh lầm than và cơ cực biết bao nhiêu. Hơn thế lại còn phải phục vụ biết bao công sức để giúp cho công việc xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua vô lại ăn chơi hưởng lạc. Và chính điều này thì không một người dân nào mà không căm phẫn. Nên có thể thấy được mâu thuẫn ở đây đó chính là mâu thuẫn giữ vua quan và nhân dân. Và mâu thuẫn này chỉ được ggiair quyết khi mà kết thúc bằng một cuộc đứng lên chiến đấu. Nhân dân nổi dậy bắt giết Lê Tương Dực và cả những cung tần mỹ nữ. Rồi cả DDan Thiềm cũng như cả Vũ Như Tô hay cả Cửu trùng đài cũng đã bị thiêu dụi. Và có thể nói mâu thuẫn thứ hai trong đoạn trích này không đâu khác đó chính là mâu thuẫn giữa những quan niệm nghệ thuật thuần túy lâu đời đối với cả những lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng lên một Cửu Trùng Đài. Có thể thấy được trong tác phẩm này dường như ta lại thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ và ông lại rất có tâm và hết lòng vì nghệ thuật. Có lẽ chính vì thế mà ông luôn luôn muốn cống hiến cho đất nước mình những công trình nghệ thuật đẹp đẽ. Thế nhưng bản thân ông chính là một người nghệ sĩ ông lại như không nhận thức cho ra được mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cả đời sống cho nên chính ông cũng đã mắc sai lầm và dẫn tới cái chết thương tâm. Hay ở cả nhân vật Đan Thiềm cô đã cho lời khuyên Vũ Như Tô nhưng lại không hề vì một mục đích nào khác. Cô như một người bạn tri kỷ của Vũ Như Tô những cũng chiisnh vì không nhận thức được mối quan hệ đó nên cũng đã có kết cục thảm hại. Qủa thật Cửu Trùng Đài được xem là một công trình nghệ thuật lớn vì thế cho nên nó rất tiêu tốn một lượng ngân khố của quốc gia. Mà dường như tất cả ngân khố quốc gia lại chính là nhân dân làm ra chứ phải là một ai hết. Chính vì lẽ đó mà việc xây dựng càng lớn, càng nguy nga thì nhân dân càng khổ nhiều hơn. Có thể nói cửu trùng đài được xâu dựng bằng xương máu của những người đan vậy. Còn Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ba, ông có tài thật đó nhưng lại xa dời thực tế, chỉ lo cho lý tưởng của mình cho nên nhận lấy kết quả đáng buồn. Có thể nói rằng thông qua đoạn trích này ta như thấy nó có đầy đủ các yếu tố để làm nên một vở kịch hấp dẫn, dường như tất cả các xung đột kịch được nhà văn tổ chức lôi cuốn hấp dẫn. Chính cái không khí nhịp điệu thì dường như cứ tăng tiến dần dần lên tạo nên một tính chất gay gắt của xung đột kịch. Nhà văn cũng đã thật tài tình khi thắt núi sau đó lại mở nút nhưng kết cục vẫn là bi kịch. Qua đây Nguyễn Huy Tưởng như cũng đã thể hiện quan niệm nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống đời thường. Nghệ thuật chân chính nhất thì không thể tách rời cuộc sống. Đề tài liên quan: Dàn ý phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Bài văn mẫu 4 Phân tích vở kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng - Vĩnh biệt cửu trùng đài Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) xuất thân trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo và là đại biểu tham dự Quốc dân Đại hội ở Tận Trào tháng Tám năm 1945. Trong sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở các thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông giản dị, trong sáng và thâm trầm, sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: các vở kịch Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Lũy hoa (1960); các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với Thủ đổ (1961); kí: Kí sự Cao - Lạng (1951),... Vũ Như Tô là vở kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng.
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân. Vũ Như Tô - một kiến trúc sư thiên tài bị vua Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. vốn là một nghệ sĩ chân chính gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân ấy và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài (hồi I). Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu Cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Tuy nhiên, ông đã vô tình gây biết bao tai hoa cho nhân dân. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua vì vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người đã chết vì tai nạn, vì ông cho chém đầu những kẻ chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần thành công thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị xa hoa trụy lạc với dân chúng nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng, gay gắt (hồi II, III, IV). Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ đập phá và thiêu hủy (hồi V). Đoạn Vĩnh biệt Cữu Trùng Đài là hồi V của vở kịch, thể hiện hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào. Trong cung cấm, Đan Thiềm đột ngột hớt hơ hớt hải chạy vào, mặt cắt không còn hột máu, giục giã Vũ Như Tô hãy trốn mau bởi loạn đến nơi rồi. Dân gian đói kém nổi lên, quận công Trịnh Duy Sản mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn. Nhưng Vũ Như Tô kiên quyết không chịu rời CửuTrùng Đài một bước. Vừa lúc đó, Nguyễn Vũ lật đật chạy vào hỏi tình hình lo lắng cho tính mạng của nhà vua. Lê Trung Mại xuất hiện thông báo Duy Sản đã đốt lửa hiệu giả báo có giặc, nhà vua lẻn ra cửa Bảo Khánh chạy giặc thì bị Ngô Hạch võ sĩ của Duy Sản đâm chết. Khâm Đức hoàng hậu hay tin cũng nhảy vào lửa tự thiêu. Nguyễn Vũ khóc lóc và rút dao tự tử. Một bọn nội gián khác thông báo thêm sau khi giết vua Lê Tương Dực, triều đình đã lập vua khác lên ngôi. Võ Tả Hầu là Phùng Mai đứng lên mắng quân phản nghịch đã bị chém đầu ngay lập tức. An Hòa Hầu ở bến Bồ Đề kéo quân về đốt phá kinh thành. Thợ xậy Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch. Đan Thiềm tiếp tục giục Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông vẫn kiên quyết ở lại. Quân khởi loạn kéo vào. Đan Thiềm không thể xin tha được cho Vũ Như Tô, nàng bị chúng kéo đi nên chi còn biết Xin cùng ông vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô khăng khăng cho là mình không có tội, xin vào thưa với chủ tướng ý nguyện tốt đẹp khi xây Cửu Trùng Đài nhưng quân lính không nghe và cho biết chính An Hòa Hầu đã ra lệnh đốt sạch Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô đau đớn, vỡ mộng, chua chát chấp nhận cái chết bi thảm. Vũ Như Tô và Đan Thiềm coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác lẫn phần hồn của cuộc đời mình. Vì nó mà Vũ Như Tô chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa. Vì nó mà dù bị thương trên công trường, ông vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc. Cũng vì nó, để giữ gìn kỉ luật, ông buộc phải trị tội những người thợ bỏ trốn. Cũng lại vì nó mà ông quyết ở lại trong cung cấm, giữa cơn biến loạn để bảo vệ không phải mạng sống của mình mà là bảo vệ Cửu Trùng Đài - sinh mạng nghệ thuật của cả đời ông.
Tính cách nổi bật nhất ở Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài hoa hiện thân cho niềm khao khát và đam mê sáng tạo Cái Đẹp. Nhưng trong mội hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì Cái Đẹp ấy thành ra phù phiếm. Nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí cao cả và đẫm máu như một bông hoa ác. Vì thế, đi đến tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình: ông trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết. Tài ba của Vũ Như Tô được nói đến chủ yếu ở các hồi kịch trước, thông qua hành động của ông và nhất là qua lời của các nhân vật khác nói về ông. Tài nghệ của ông đạt đến mức siêu phàm, được Đan Thiềm ca ngợi là một thiên tài ngàn năm chưa dễ có một, có thể sai khiến gạch đá như viên tưởng cầm quân. Trong hồi thứ V, những lo lắng, toan tính và thái độ của Đan Thiềm khi nói về Vũ Như Tô đủ cho thấy cái tài ấy quả là hiếm hoi: tài kia không nên để uổng..; Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai điểm tô nữa... Đừng để phi tài trời. Hồi V không nói nhiều đến tài năng của nhân vật (chỉ có Đan Thiềm nhắc đến) mà đặt Vũ Như Tô vào việc tìm kiếm một câu trả lời: Việc mình nhận xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Có công hay có tội? Nhưng Vũ Như Tô không trả tời được thỏa đáng câu hỏi đó bởi ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường Cái Đẹp mà không đứng trên lập trường Cái Thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ Như Tô đã từng tranh tinh xảo vôi hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này và thể hiện tập trung qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô. Vũ Nhự Tô vì chìm đắm trong khao khát, đam mê Cái Đẹp mà trở nên mơ mộng và ảo tưởng. Giấc mộng ấy bắt đầu từ khi ông quyết định nhận lời xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, mượn tay bạo chúa để xây một công trình tô điểm cho đời. Càng sáng suốt trong sáng tạo thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài bao nhiêu, Vũ Như Tô càng xa rời thực tế bấy nhiêu. Ngay cả khi sự thật phũ phàng của Cơn biến loạn dội đến, Đan Thiềm cố gắng kéo ông ra khỏi giấc mộng bằng thông tin kinh hoàng là loạn đến nơi rồi và bằng phản ứng dữ dội của dân chúng đối với ông: Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông:., mà Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn cho là họ hiểu nhầm. Tận mắt chứng kiến Nguyễn Vũ tự sát, nghe tên nội giám thông báo kẻ phá, người đốt cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vẫn cho là điều vô Ií. Nghe tiếng quân lính reo hò truy tìm mình để phanh thây, Vũ Như Tô vẫn cố đấu lí với số phận và cuộc đời: Có lí gì để họ giết tôi ? Đứng trước quân khởi loạn gươm giáo sáng lòe, Vũ Như Tô tự trấn an: Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một tòa đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ. Bị ra lệnh dẫn về trình chủ tướng, Vũ Như Tô vẫn hi vọng sẽ có thể phân trần giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ông dường như không hề nghe thấy tiếng cười ầm ĩ và lời quát tháo của quân lính. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày còn hơn oán quỷ. Ông vẫn say sưa trong giấc mộng Cửu Trùng Đài: Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai... Chỉ đến khi kinh thành phát hỏa, quân lính cho hay đó là lệnh của An Hòa Hầu và tận mắt chứng kiến ánh lửa sáng rực, cả tàn than, bụi khói bay vào, Vũ Như Tô mới rú lên kinh hoàng, tuyệt vọng : Đốt thực rồi! Đốt thực rồi Ị ôi đảng ác ! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì ? ôi mộng lớn ! Ôi Đan Thiềm ! Ôi Cửu Trùng Đài! Rơi xuống từ một cửu Trùng Đài vời vợi độ cao của mơ màng và ảo vọng, nỗi đau vỡ mộng trong Vũ Như Tô hoá thành tiếng kêu bi thiết, não nùng, khắc khoải. Cửu Trùng Đài đã biến thành một đài lửa rừng rực trong kinh thành Thăng Long đầy biến động, Vũ Như Tô đã chết trước khi ra pháp trường.
Mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài Tất cả nối tiếp nhau dội xuống những âm thanh của đau thương tang tóc. Nỗi đau mất mát đã hòa vào làm một, trở nên tột cùng. Âm thanh ấy trở thành âm thánh chủ đạo dội ngược lên toàn bộ các hồi trước của vở kịch. Khắc khoải trong lòng người đọc vẫn là những dấu chấm hỏi, những câu cảm thán thốt ra từ đỉnh điểm của cảm xúc, từ cao trào của xung đột trong Vũ Như Tô: Ta tội gì? Ta không có tội! ôi mộng lớn Ị ôi Đan Thiềm Ị Ôi Cửu Trùng Đài! Cảm giác ngột ngạt, bức bối tưởng như còn nguyên vẹn khi Nguyễn Huy Tưởng viết lời đề tựa: ôi khô khan! ôi gay gắt! Bi kịch Vũ Như Tô đã thức tỉnh ý thức của chúng ta về vấn đề muôn thuở: mối quan hệ hữu cơ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Ngược lại với nhận thức của Vũ Như Tô, trong mắt dân chúng, Cửu Trùng Đài là hiện thân của thói ăn chơi xa xỉ, hiện thân của tội ác. Cửu Trùng Đài và cha đẻ của nó - Vũ Như Tô - chính là kẻ thù của họ. Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài, lũ cung nữ... bị quân phản nghịch xếp chung vào một hạng cần phải trị tội. Bởi vậy Cửu Trùng Đài bị thiêu cháy, Vũ Như Tô bị giải ra pháp trường và dân chúng reo hò, ăn mừng như ăn mừng chiến thẳng lớn. Điểu gì đã tạo nên sự khác biệt đến đối lập khi nhìn nhận và đánh giá về công trình cửu Trùng Đài mà kiến trúc sư Vũ Như Tô từng kì vọng: móng phải đào sâu xuống dưới âm ti, nóc phải vờn mây?Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài với ao ước điểm tô cho đất nước, để lại cho dân tộc một công trình là hiện thân của cái đẹp cao cả, huy hoàng, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách thức cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với Hóa công. Ao ước, khao khát ấy là cao cả, là chân chính, bởi xuất phát điểm của nó là từ một cái Tâm tha thiết với dân tộc. Cho nên ngay từ đầu, nhiều người đã hiểu và ủng hộ Vũ Như Tô. Nhưng đài càng xây cao, mạng người càng rẻ mạt, dân chúng càng điêu đứng, bọn hôn quân bạo chúa càng ra tay vơ vét. Cửu Trùng Đài đã trở thành đại hoạ, gây ra bao khốn khổ điêu linh, thành một đóa hoa ác, thành hiện thân cho thói xa hoa hưởng lạc trên xương máu của nhân dân. Và tất nhiên, trong mắt nhân dân, Vũ Như Tô trở thành kẻ thù phải đền tội. Trái lại, Vũ Nhự Tô vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng. Ông không tin rằng công việc cao cả mình đang làm lại có thể bị xem là tội ác, cũng không thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị người đời rẻ rúng, nghi ngờ đến thế. Sự vỡ mộng của Vũ Như Tô vì vậy mà đau đớn, kinh hoàng gấp bội so vớt Đan Thiềm. Những tiếng kêu thống thiết cuối cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa oan nghiệt đang bùng bùng thiêu trụi Cửu Trùng Đài, trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường dường như còn vang vọng đến bây giờ. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đã được Vũ Như Tô đặt kế tiếp nhau, nhiều nỗi đau mất mát hòa nhập làm một, thành nỗi đau tột cùng của người nghệ sỉ tài ba. Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong lời đề tựa: cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiền). Bệnh Đan Thiềm chính là bệnh đam mê, trân trọng, nâng niu Cái Đẹp, Cái Tài, bệnh của những kẻ biệt nhơn liên tài. Cái Tài mà Đan Thiềm mê đắm, không quản ngại những điều thị phi, quên cả sự nguy hiểm của bản thân để bảo vệ không phải là cái Tài bình thường mà là cái Tài siêu việt. Cầm bút chẳng qua cùng với bệnh Đan mềm, lời đề tựa đó đã cho chúng ta thấy tấm lòng trân trọng, cảm phục của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trước hoài bão, khát vọng to lớn của Vũ Như Tô. Đan Thiềm có thể quên mình để khích lệ, bảo vệ tài năng đặc biệt của Vũ Như Tô, nhưng nàng luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp vì nàng hiểu người, hiểu đời, thức thời, mềm mại và dễ thích ứng với hoàn cảnh hơn Vũ Như Tô. Hai lần Đan Thiềm khuyên nhủ Vũ Như Tô đều hết sức sáng suốt, nhưng lần thứ nhất lời khuyên có hiệu lực; lần thứ hai thì không và bi kịch,của nàng chủ yếu gắn với thất bại này. Tất nhi��n, nàng chỉ đau xót và tiếc thay cho Vũ Như Tô chứ không oán trách ông. Giữa nàng và người đồng bệnh Vũ Như Tô vẫn có một khoảng cách không thể vượt qua. Đan Thiềm là người đã khuyên
Vũ Như Tô ở lại nhận lời xây dựng Cửu Trùng Đài trong hồi I, giờ đây lại thuyết phục Vũ Như tô hãy trốn đi. Cả hai lần khuyên đó đều có ý nghĩa bảo vệ Cái Tài, Cái Đẹp: Khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết. Khuyên Vũ Như Tô trốn đi bởi Đan Thiềm đã đau đớn nhận ra thất bại của giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài. Mối quan tâm của nàng bây giờ không phải là Cửu Trùng Đài mà là sự sống chết của Vũ Như Tô. Trong hồi thứ V, có đến gần hai chục lần nàng thúc giục Vũ Như Tô trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi. Trong cơn nguy biến, những điệp khúc đó được nhắc đi nhắc lại một cách gấp gáp, hối thúc. Cùng với ngôn ngữ là cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hốt hoảng, lo lắng. Đan Thiềm đã hớt hơ hớt hải, mặt cắt không còn giọt máu. Lời giục giã Vũ Như Tô trốn chạy nàng nổi gấp gáp đứt quãng trong hơi thở hổn hển. Có những câu như là lời van xin khẩn thiết và quyết liệt: Ông nghe tôi! Ông trốn đi ! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được Ị Tránh đi Ị Trốn đi Ị Đợi thời là thượng sách! Đừng để phí tài trời! Trốn đi! Đến khi có trốn cũng không được nữa, Đan Thiềm tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô. Có đến bốn lần nàng nhắc lại yêu cầu khẩn thiết đó, nàng đem cả tính mạng mình ra đánh đổi: Tướng quân hãy nghe lời tôi, đừng phạm vào tội ác. Đừng giết ông Cả. Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời! Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết! Kết thúc lớp kịch thứ V, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở của Đan Thiềm: ông Cả ! Đài lớn tan tành! ông cả ơi Ị Xin cùng ông vĩnh biệt! Giấc mộng lớn giờ đấy mới thực sự tan tành. Cái Đẹp, Cái Tài, tất cả đều thành tro bụi trong cơn biến loạn. Mới cố gắng gìn giữ, bảo vệ đều không thành, Xin cùng ông vĩnh biệt!Câu nói cuối cùng của Đan Thiềm nói lời vĩnh biệt mãi mãi với Như Tô và Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt một giấc mộng nghệ thuật lớn lao, đẹp đẽ trong máu và nước mắt. Qua diễn biến của vở kịch, ta thấy thể hiện hai mâu thuẫn. Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cơ cực, thống khổ của nhân dân lao động (nói gọn lại là mâu thuẫn giữa lợi ích của bậc chúa với quyền sống của dân chúng, tất yếu sẽ dẫn đến việc dân chúng nổi dậy diệt trừ tên bạo chúa và tất cả những kẻ bị xem là cùng phe cánh của hắn ở hồi cuối của vở kịch). Mâu thuẫn này chủ yếu thể hiện ở những hồi trước của vở kịch và đã được đẩy thành cao trào trong hồi cuối. Quá trình phát triển của mâu thuẫn đã chỉ ra tính chất tất yếu của hồi thứ V. Tóm tắt vở kịch cho thấy Lê Tương Dực vốn không phải là một ông vua thương dân, thương nước. Vua cho xây Cửu Trùng Đài tráng lệ là để mình cùng người đẹp Kim Phượng và lũ cung nữ ăn chơi hưởng lạc. Để xây Cửu Trùng Đài, vua ra lệnh bắt thuế, tróc thợ. Dân đói khát, điêu đứng vì mất mùa, càng khổ thêm vì vua đòi thuế một thì quan bổ gấp đôi. Thợ thuyền làm việc vất vả, nguy hiểm, lại bị ăn chặn nên đói khát, chết vì bệnh dịch và vì tai nạn. Trong những hồi trước, giữa tiếng đá đổ ghê người trên công trường xây dựng, nhiều người chết không thể lấy được xác, mùi xú uế bốc lên đến ngạt thở, thế mà vẳng từ xa lại là tiếng đàn địch, tiếng reo hò của vua quan và lũ cung nữ đang đánh trận giả bên Hồ Tây. Như vậy hỏi làm sao xã hôi lại không loạn, không biến ? Đây là lúc tức nước vỡ bờ, dân nổi can qua, các phe cánh nổi lên tranh giành quyền lực. Trong triều, ngoài nội, đâu đâu cũng loạn. Mâu thuẫn đã phát triển thành xung đột, thành cao trào. Kết quả là hôn quân Lê Tương Dực bị Trịnh Duy sản giết chết. Nguyễn Vũ tự sát trong trò hề ngu trung, hoàng hậu nhảy vào lửa tự thiêu, Kim Phượng và đám cung nữ bị bắt bớ, nhục mạ cửu Trùng Đài, hiện thân cho tham vọng ăn chơi của Lê Tương Đực bị đốt thành tro bụi. Tiếc rằng cuộc nổi dậy ấy không mang lại điếu gì tốt đẹp hơn cho dân chúng bởi giang sơn sẽ rơi vào tay những kẻ cầm đầu cuộc phản loạn (tức phe cánh của Trịnh Duy Sản) mà bản chất cũng chẳng có gì đáng tin cậy. Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa niềm khao khát hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân.
Mâu thuẫn này xuất phát từ nguyên nhân sâu xa của bi kịch: trong xã hội cũ, người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện sáng tạo, không thể thi thố tài năng. Trên thực tế, anh ta vẫn chỉ là một gã thợ thủ công vô danh tiểu tốt. Vì thế khi biết rằng có thể mượn tay bạo chúa Lê Tương Dực để thực hiện được hoài bão của mình thì Vũ Như Tô sẵn sàng chấp nhận tất cả, kể cả khi phải trả bằng cồng sức, tiền bạc của nhân dân, bằng mồ hôi, xương máu của những người thợ. Chính niềm khao khát vô biên đã khiến người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng, đẩy Vũ Như Tô đến vị thế đối nghịch với dân chúng. Dù muốn hay không, Vũ Như Tô đã bất đắc dĩ trở thành kẻ thù của nhân dân. Cuối vở Kịch, dân chúng không chỉ nguyền rủa tác giả cửu Trùng Đồi mà còn nghe theo lời của những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn đốt phá tan tành Cửu Trùng Đài và trừng phạt tác giả của nó. Đây là lúc mâu thuẫn, xung đột kịch đã lên đến đỉnh điểm. Nếu như trong những hồi đầu, nó chi là mâu thuẫn tiềm ẩn, có vẻ mờ nhạt, thấp thoáng đằng sau mâu thuẫn thứ nhất, thì giờ đây, nó hầu như đã nhập vào làm một với mâu thuẫn thứ nhất. Thậm chí người dân hầu như không mấy quan tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê Tương Dực vì việc này đã có phe cánh của Trịnh Duy Sản đảm nhiệm, mà chỉ chăm chăm truy diệt (phanh thây) Vũ Như Tô và người cung nữ "đồng bệnh" với ông là Đan Thiềm. Các mâu thuẫn nói chung thường chi có thể giải quyết bằng hai cách: hoặc triệt tiêu (phủ định dứt khoát hẳn một phía, để thắng lợi cho phía kia), hoặc hoà giải (điều hòa, cải biến cả hai phía). Chẳng hạn, với mâu thuẫn thứ nhất, nhân dân nổi dậy giết bạo chúa là xong, nhưng mâu thuẫn thứ hai, chỉ có thể giải quyết theo cách hoà giải. Thế mà xem ra đã không có một cuộc hòa giải nào. Cơ hội duy nhất để chờ hoà giải là Vũ Như Tô phải tạm trốn đi, chờ thời. Nhưng Vũ Như Tô vừa mù quáng vừa cố chấp nên cơ hội này bị bỏ qua. Ở đây, dân chúng còn hồ đồ, mù quáng hơn cả Vũ Như Tô. Họ những tưởng đốt Cửu Trùng Đài là xong xuôi mọi sự. Cửu Trùng Đài bị đốt, nhưng Vũ Như Tô vẫn không hiểu gì và không hề quan tâm đến lợi ích thiết thực của dân chúng. Ông đi ra pháp trường, bình thản nhận cái chết. Hai giá trị: Cái Đẹp và Cái Thiện đã không thể hoà hợp, chung sống với nhau. Cái Đẹp bị tiêu diệt thì Cái Thiện cũng không còn đất sống. Mâu thuẫn và tính khồng dứt khoát trong cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả được thể hiện tập trung trong hồi cuối của vở kịch. Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, dân chúng trước sau vẫn không hiểu gì về việc sáng tạo của nghệ sĩ. Lúc trước, họ nguyền rủa việc xây Cửu Trùng Đài, giờ đây, họ hả hê đốt phá. Họ càng không hiểu nổi Đan Thiềm, Vũ Như Tô cũng như mộng lớn của hai nhân vật - hiện thân cho Tài - sắc này. Về phía khác, Đan Thiềm không cứu được Vũ Như Tô bằng lời khuyên của nàng, mặc dù trong mắt Vũ Như Tô, nàng là người tri kỉ, lại là viên ngọc quý, trí sáng như vầng nhật nguyệt Vũ Như Tô không thể và không bao giờ hiểu được việc làm của dân chúng và phe cánh nổi loạn, Nếu Vũ Như Tô nghe lời Đan Thiềm, trốn đi thì có thể mâu thuẫn sẽ được giải quyết theo một hướng khác chăng? Thực ra, đây là mâu thuẫn có lẽ không bao giờ và không ai giải quyết cho thật dứt khoát, ổn thỏa được. Bởi vì nó mang tính phổ quát và mang tầm nhân loại: thực chất là biểu hiện của mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và nhân dân, giữa Cái Đẹp (thuần tuý, siêu đẳng) và Cái Thiện trong một số hoàn cảnh, trường hợp đặc biệt. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết ổn thoả khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cùng nhu cầu về Cái Đẹp được nâng cao. Ngôn ngữ kịch trong đoạn trích hàm súc và giàu ý nghĩa. Tác giả đã dẫn dắt thành công các xung đột kịch, thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động. Diễn biến kịch xảy ra rất nhanh trong nhịp điệu bão tố. Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp. Tiếng reo, tiếng thét liên tục vang ra từ hậu trường góp phần tạo nên một không gian đầy bạo lực kinh hoàng, một bức tranh bi tráng. Việc đặt nhân vật trong không gian một cung cấm với các tên đất, tên người cụ thể ít nhiều có yếu tố lịch sử làm cho vở kịch mang đậm không khí của hiện thực thời đại.
Trong lời đề tựa viết một năm sau khi vở kịch ra đời, Nguyễn Huy Tưởng đã công khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải... Ta chẳng biết, cầm bụt chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Có thể hiểu thái độ, cách đánh giá của Nguyễn Huy Tưởng về Vũ Như Tô qua thái độ và cách đánh giá của Đan Thiềm đối với nhân vật này. Đan Thiềm cảm phục, trân trọng Vũ Như Tô nồng nhiệt đến quên mình, nhưng Nguyễn Huy Tưởng lại thận trọng tỉnh táo nhận ra Vũ Như Tô mới chỉ là nhân tài, chứ chưa phải là bậc hiền tài. Cái Đẹp mà Vũ Như Tô có thể tạo ra chỉ là tuyệt mĩ mà không tuyệt thiện. Chân lí chi thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia thuộc về đời sống dân chúng. Thái độ nhà văn chủ yếu là trân trọng Cái Tài, khâm phục hoài bão nghệ thuật to lớn và thông cảm với bi kịch của Vũ Như Tô, chứ không phải là thái độ ca ngợi một chiều. Trong vở kịch có những chỗ Nguyễn Huy Tưởng đã không đồng tình đối với nhân vật của mình, mặc dù Vũ Như Tô được khẳng định là thiên tài ngàn năm có một. Bài văn mẫu 5 Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài: Lòng nhiệt thành về quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là một nhà trí thức say mê văn chương và giàu lòng yêu nước. Và qua văn chương thì lòng nhiệt thành về quê hương đất nước của ông được bộc lộ. Trong rất nhiều các sáng tác của ông thì “Vũ Như Tô” là một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của ông. Và đoạn trích đặc sắc trong sách giáo khoa là một đoạn trích nằm ở hồi V như hội tụ được tài năng cũng như điểm đặc sắc của toàn bộ tác phẩm “Vũ Như Tô” “Vũ Như Tô” là một vở kịch lịch sử bao gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long năm 1516 – 1517 dưới triều Lê Tương Dực. Có thể nói Lê Tương Dực là một hôn quân bạo chúa chỉ biết lo cho bản thâm mặc cho dân chúng lầm than, y khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài như một toà kiến trúc nguy nga tráng lệ để làm nơi vui chơi với các cung tần mĩ nữ. Và Lê Tương Dực đã vui mừng vì phát hiện ra Vũ Như Tô, một nhà kiến trúc thiên tài, người duy nhất có khả năng xây dựng được Cửu Trùng Đài cho mưu đồ của y. Qua tấm bi kịch của nhân vật chính “Vũ Như Tô”, tác giả đã thật tài tình đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, việc mâu thuẫn giữa cả lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực và trực liếp của nhân dân. Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nằm ở hồi V của vở kịch, thể hiện rõ đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể dễ nhận thấy ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào. Và các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể nhưng hết sức điêu luyện trong hồi V chính và mâu thuẫn giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sông của nhân dân. Đây được xem là một mâu thuẫn giữa đời sông xa hoa trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sông cực khổ của người dân. Dường như mâu thuẫn này cuối cùng đã được giải quyết bằng việc nhân dân nổi dậy, hôn quân Lê Tương Dực đã bị giết. Mâu thuẫn thứ hai là một mâu thuẫn ngầm giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Cũng chính vì do người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện để sáng tạo, ông ấp ủ hoài bão, hi vọng có một công trình thật là hoành tráng, nó phải hơn hẳn mọi kì quan khác, nên đã lợi dụng ý đồ của bọn hôn quân bạo chúa để thực hiện hoài bão của mình. Chính việc xây dựng Cửu Trùng Đài thành một công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, “tranh tinh xảo với hoá công”, một công trình “cao cả, huy hoàng”, còn mãi với thời gian. Nhưng dường như những ý định tốt đẹp, muôn công hiến tài năng của mình để đem lại vinh quang cho đất nước của Vũ Như Tô lại mâu thuẫn với lợi ích trực liếp và thiết thực của nhân dân. Và nhân vật Vũ Như Tô đã bị nhân dân, những người lao động coi như kẻ thù của họ.
Vì một lẽ đơn giản và dễ hiểu công trình do ông quyết chí xây dựng đã làm cho họ phải hao tốn tiền của, công sức, mồ hôi, máu và nước mắt. Hơn nữa, công trình này lại chỉ phục vụ cho sự ăn chơi trác táng của những kẻ hôn quân bạo chúa. Như vậy,nếu như muốn thực hiện hoài bão nghệ thuật thì bị đi ngược với lợi ích của nhân dân, còn muốn ủng hộ lợi ích thiết thực của nhân dân thì mơ ước nghệ thuật không thể thực hiện được. Có thể khẳng định bi kịch không lối thoát của thiên tài Vũ Như Tô là ở đó. Trong tác phẩm đã xây dựng lên nhân vật Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, ông “Chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hoá như cảnh hoá công, có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Ông được xem là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn có lí tưởng nghệ thuật cao cả, là hiện thân cho niềm khát khao say mê cái đẹp đến mãnh liệt Vũ Như Tô có ước mơ sáng tạo cái đẹp, song cũng chính vì nó mà ông bị đẩy đến vòng bi kịch và trở thành kẻ thù của dân chúng. Dường như ông luôn sống trong tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng khi phải tìm kiếm câu trả lời “Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai đây? Là có công hay có tội?”. Nhưng có thể thấy rằng dường như Vũ Như Tô đã không trả lời được câu hỏi đó. Vũ Như Tô được hiện lên đúng là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Trước đó ông không hề nghĩ tới việc mình xây Cửu Trùng Đài là có tội với nhân dân. Chỉ khi mà Cửu trùng Đài bị đập phá, ông và Đan Thiềm bị bắt, lúc này đâu ông mới bừng tỉnh, đau xót, kinh hoàng kêu lên: “Ổi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!” Và nhân vật Đan Thiềm là người đam mê cái tài, tôn trọng cái tài sáng tạo ra cái đẹp. Và vì có một tấm lòng yêu mến cái tài nên lúc Vũ Như Tô mới bị Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài. Lúc này ông mới nhờ Đan Thiềm mách đường chạy trốn, nàng đã khuyên ông ở lại, thuyết phục ông, và cũng nhân cơ hội này, mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão. Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ Vũ Như Tô để xây Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy. Nhưng cuối cùng, cả hai đều rơi vào bi kịch: Sự vỡ mộng thê thảm. Và thêm một mâu thuẫn nữa là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó dường như đã được thể hiện ở hồi cuối cùng của vở kịch. Cho đến phút chót, phút cuối cùng thì Vũ Như Tô vẫn không nhận ra nghịch lí khi ông thực hiên mơ ước cao cả của nghệ thuật là đem lại một công trình nguy nga, tráng lệ cho đất nước thì vô tình ông đã đẩy nhân dân vào cảnh khổ khôn cùng. Ông đã không hề chịu đi trốn vì vẫn tin là mình đúng chứ không sai. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô bị đem đi hành quyết, ông mới đau đớn bừng tỉnh và xót xa và thốt lên câu “Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường!”. Dường như lúc này đây khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê chính đáng của người nghệ sĩ tài năng Vũ Như Tô đã đặt lầm chỗ, xa rời thực tế nên đã bị trả giá bằng cả sinh mạng của mình và công trình nghệ thuật. Có thể nói đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích nằm trong mâu thuẫn kịch, xung đột kịch đã phân tích ở trên. Với việc xây dựng được những mâu thuẫn thì vở kịch mang tính cao trào hấp dẫn người đọc. Và chính nhờ những mẫu thuẫn giằng xé này đa tạo lên sức hút cho tác phẩm “Vũ Như Tô” nói chung và đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nói riêng. Đây quả thực là một tác phẩm hay của Nguyễn Huy Tưởng. Xem thêm: Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ------------- Trên đây là một số bài phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng hay nhất mà THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp làm tư liệu học tập cho các em. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.
com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
Text
Tóm tắt Mỹ Đỗ Toa nữ vương trong truyện Đấu Phá Thương Khung
Mỹ Đỗ Toa Nữ Vương, hay còn gọi là Thải Lân, là một trong những nhân vật nữ chính nổi bật trong tiểu thuyết huyền huyễn "Đấu Phá Thương Khung" của tác giả Thiên Tằm Thổ Đậu. Đồng thời, nàng cũng xuất hiện trong các tác phẩm "Vũ Động Càn Khôn" và "Đại Chúa Tể".
Là thê tử đầu tiên của Tiêu Viêm, Mỹ Đỗ Toa sở hữu khí chất lạnh lùng nhưng không kém phần kiêu hãnh. Nàng có vẻ đẹp tuyệt trần, khuynh quốc khuynh thành, mang trong mình sự ôn nhu nhưng vẫn kiên cường, với một tâm hồn kiên định khó ai có thể tưởng tượng nổi. Nàng mang khí chất của một người quân vương, chinh phục cả thiên hạ.
Thông tin cơ bản
Tên: Mỹ Đỗ Toa - 美杜莎
Tên khác: Thải Lân - 彩鳞
Tuổi: Khoảng 300 tuổi (khi xuất hiện)
Giới tính: Nữ
Bản thể: Tử U Viêm Xà → Thất Thải Thôn Thiên Mãng → Cửu Thải Thôn Thiên Mãng
Tu vi: Đấu Đế - Thánh phẩm Thiên Chí Tôn
Thân phận: "Nữ Vương" của Xà Nhân tộc, một trong những vị chủ mẫu vĩ đại của Vô Tận Hỏa Vực
Quan hệ nhân mạch:
Muội muội: Điệp, em gái song sinh của Thải Lân, cũng mang trong mình thiên phú xuất chúng, đạt tu vi Đấu Hoàng đỉnh phong. Tuy nhiên, bi kịch đã xảy ra do quy tắc nghiêm ngặt của Xà Nhân tộc, dẫn đến cái chết thương tâm của nàng.
Trượng phu: Tiêu Viêm, một nhân tài xuất sắc với dòng dõi Tiêu gia, hậu duệ của Tiêu Tộc, một trong bát tộc cổ xưa nhưng đã suy thoái.
Con gái: Tiêu Tiêu, tài năng phi phàm, ngay từ khi mới sinh đã sở hữu tu vi Đấu Tông. Nàng có tính cách phóng khoáng, kiên cường, và vẻ đẹp còn hơn cả mẫu thân.
Thế lực:
Xà Nhân tộc: Nữ Vương của Xà Nhân tộc trong Gia Mã Đế Quốc.
Viêm Minh: Thế lực do Tiêu Viêm thành lập tại Gia Mã Đế Quốc, nơi Mỹ Đỗ Toa giữ vị trí then chốt.
Tinh Vẫn Các: Một trong Tứ Phương Các ở Trung Châu, được sáng lập bởi Dược Trần.
Thiên Phủ Liên Minh: Liên minh do Tiêu Viêm lập ra để chống lại Hồn tộc; Dược Lão là minh chủ.
Vô Tận Hỏa Vực: Thế lực siêu việt tại Đại Thiên Thế Giới, được Tiêu Viêm thành lập và nhanh chóng trở thành một thế lực hùng mạnh.
Ngoại hình
Mỹ Đỗ Toa Nữ Vương sở hữu vẻ đẹp mê hồn, với đôi mắt dài và hẹp màu hoa oải hương, mang theo sức quyến rũ tự nhiên. Nàng mặc chiếc áo gấm dài màu tím, thân hình mảnh mai và quyến rũ như những trái đào chín. Tóc dài thướt tha buông rũ trên bờ vai, tạo nên một dáng vẻ uyển chuyển và thanh thoát. Dưới lớp áo gấm, cái đuôi rắn màu tím khẽ đung đưa, mang đến một sức hút hoang dã không thể cưỡng lại.
Khi hóa thân thành hình người, nàng hiện ra với vóc dáng thon thả, chiếc váy lụa ôm lấy những đường cong tuyệt mỹ. Vẻ đẹp của nàng không chỉ ở ngoại hình mà còn ở ánh mắt phượng đầy quyến rũ, giọng nói ngọt ngào, khiến người khác không khỏi say đắm.
Trong tiểu thuyết "Đại Chúa Tể", hình ảnh của nàng hiện lên như một bóng hình mảnh mai, chiếc váy sặc sỡ làm nổi bật những đường cong hút mắt. Gương mặt quyến rũ, đôi mắt mê hoặc cùng giọng nói thanh tao, tất cả hòa quyện thành một mỹ nhân vô song.
Đặc điểm tính cách
Mỹ Đỗ Toa Nữ Vương luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến tộc nhân. Để thu được lãnh thổ tốt hơn cho Xà Nhân tộc, nàng không ngần ngại sử dụng Dị Hỏa, mặc cho sự xung đột với thuộc tính của chính mình, thực hiện phương thức tiến hóa đầy nguy hiểm. Mặc dù tính cách kiêu ngạo, nàng không mưu cầu những thứ nhỏ nhặt. Với những thủ đoạn tàn nhẫn và dứt khoát, Mỹ Đỗ Toa đã chấn nhiếp các Đại Đế Quốc xung quanh Tháp Qua Nhĩ sa mạc, khiến chúng không dám phát động chiến tranh. Rất nhiều cường giả nhân loại đã phải bỏ mạng dưới tay nàng, tạo nên danh tiếng vang dội của Mỹ Đỗ Toa khắp Tây Bắc Địa Vực. Nàng không phải người thích lãng phí thời gian; vì vậy, thường thì nàng sẽ đe dọa tính mạng kẻ khác để đạt được những mục tiêu riêng. Dù có vẻ lạnh lùng và tàn nhẫn, nàng luôn giữ lời hứa, và những gì đã hứa đều được hoàn thành một cách hoàn hảo. Thế nhưng, nếu có điều gì làm nàng không vừa lòng trong quá trình giao dịch, kẻ đó sẽ lập tức phải trả giá bằng mạng sống.
Kể từ khi Tiêu Tiêu ra đời, tính cách của Mỹ Đỗ Toa đã trở nên dịu dàng hơn. Nàng sẵn lòng lắng nghe và đáp ứng những yêu cầu của Tiêu Tiêu, nhưng bên trong nàng, bản chất lạnh lùng và kiêu ngạo vẫn còn tồn tại.
Kinh lịch ban đầu
Khi mới trở thành tộc trưởng, Mỹ Đỗ Toa đã quyết chiến với Yết Tất Nham từ Mặc Yết Môn của Xuất Vân Đế Quốc. Hai mươi năm trước, khi Hải Ba Đông tiến vào Tháp Qua Nhĩ sa mạc, nàng đã sử dụng "Xà Chi Phong Ấn" để giảm bớt thực lực của hắn.
Gia Mã Đế Quốc từng mưu đồ bao vây và trấn áp Xà Nhân tộc, đã mời ba Đấu Vương cường giả dẫn theo đại quân vào sa mạc, nhưng tất cả đều bị Mỹ Đỗ Toa đánh bại. Nàng đã nghiền nát ba Đấu Linh cường giả trong cuộc chiến giữa Xà Nhân tộc và Gia Mã Đế Quốc. Không chỉ vậy, nàng còn giao tranh với Bát Dực Hắc Xà Hoàng - Bạch Nha, khiến hắn bị thương phải rút lui, ngay cả những cường giả như Gia Hình Thiên và Vân Sơn cũng từng phải nếm trái đắng dưới tay nàng.
Nửa năm trước khi Tiêu Viêm lần đầu đến Thạch Mạc Thành, Mỹ Đỗ Toa đã tìm đến đông nam của Thạch Mạc Thành để thu thập Thanh Liên Địa Tâm Hỏa, nhằm thực hiện nghi thức tiến hóa lên cấp bậc Đấu Tông.
Kinh lịch
Mỹ Đỗ Toa, với tư cách là Nữ Vương của Xà Nhân tộc và bá chủ Tháp Qua Nhĩ sa mạc, nổi danh khắp Gia Mã Đế Quốc. Trong quá trình sử dụng Thanh Liên Địa Tâm Hỏa để xung kích Đấu Tông, nàng đã tiến hóa thành Thượng Cổ Dị Thú - Thất Thải Thôn Thiên Mãng. Trong lúc tiến hóa, linh hồn nàng bị thương, rơi vào trạng thái ngủ say, và một linh hồn mới, linh hồn của Thất Thải Thôn Thiên Mãng, đã chiếm lĩnh cơ thể. Bản thể của nàng sau đó bị Tiêu Viêm thu nhận, từ đó trở thành trạng thái cộng sinh, hai linh hồn hòa quyện trong một thân thể, đồng hành bên Tiêu Viêm.
Trong thời gian Tiêu Viêm thực hiện ước hẹn ba năm tại Vân Lam Tông, Mỹ Đỗ Toa đã hiện thân để cứu hắn. Sau đó, vì Dung Linh Đan, hai người đã đạt thành hiệp nghị, nàng trở thành bảo mệnh phù của Tiêu Viêm. Dưới đáy Phần Thiên Luyện Khí Tháp, khi Tiêu Viêm nhận Vẫn Lạc Tâm Viêm và bị nung khô, linh hồn của Thất Thải Thôn Thiên Mãng đã hòa làm một với hắn. Qua thời gian, hai người đã nảy sinh tình cảm, và nàng đã thể hiện một khía cạnh dịu dàng trước mặt Tiêu Viêm và gia đình hắn.
Khi Tiêu Viêm xung kích Đấu Hoàng, nàng đã hộ pháp cho hắn. Sau khi Tiêu Viêm rời Tây Bắc để tiến về Trung Châu, Thải Lân trấn thủ Viêm Minh, không tiếc mạng sống để bảo vệ thân nhân cùng Gia Mã Đế Quốc. Họ đã có một cô con gái tên Tiêu Tiêu. Thời gian trôi qua, Gia Mã Đế Quốc bị Hồn Điện xâm lấn, Thải Lân lãnh đạo Viêm Minh chống cự, đạt đến ngũ tinh Đấu Tôn. May mắn thay, Tiêu Viêm đã đến kịp lúc, và sau đó, họ đã tổ chức một hôn lễ giản dị trước khi Tiêu Viêm trở về.
Tại thánh địa của Cửu U Địa Minh Mãng tộc - Cửu U Hoàng Tuyền, Thải Lân đã bế quan từ hai đến ba năm, thành công đột phá đến tứ tinh Đấu Thánh và tiến hóa thành Cửu Thải Thôn Thiên Mãng. Sau khi xuất quan, nàng cùng Tiêu Viêm chiến đấu chống lại Hồn Tộc. Họ đã có một cô con gái tên Tiêu Tiêu (bản thể cùng với Thôn Thiên Mãng cộng sinh), một thiên tài xuất chúng. Cuối bộ truyện, nàng cùng Tiêu Viêm và Tiêu Huân Nhi đã cử hành một hôn lễ long trọng.
Trong phiên ngoại Ngũ Đế phá không, khi Tiêu Viêm mở ra vị diện để Nguyên Khí trở lại Đấu Khí Đại Lục, Thải Lân đã đột phá trở thành Đấu Đế và cùng Tiêu Viêm tiến vào Đại Thiên Thế Giới. Ở kết cục của "Vũ Động Càn Khôn", nàng cùng Tiêu Viêm gặp gỡ Lâm Động trong một thông đạo xuyên qua vị diện. Trong "Đại Chúa Tể", nàng là một trong những chủ mẫu của Vô Tận Hỏa Vực, tu vi đạt đến Thiên Chí Tôn.
Khi chống lại ngoại vực Tà Tộc, nàng đã trấn thủ Hỏa Vực tổng bộ cùng mặt trận chỉ huy. Sau khi Thiên Tà Thần bị Mục Trần tiêu diệt, nàng cùng trượng phu và Tiêu Huân Nhi tham gia hôn lễ của Mục Trần.
Bản thể / Linh hồn cộng sinh
Ngay sau khi sinh ra, Xà Nhân sẽ dùng bí pháp để quán chú linh hồn của một Ma Thú loài rắn vào cơ thể, tạo thành trạng thái cộng sinh. Khi tuổi tác và thực lực tăng lên, linh hồn này sẽ dần hòa hợp với Xà Nhân, không còn phân biệt rõ ràng. Khi đối mặt với cường địch, họ có khả năng triệu hồi bản thể của Ma Thú, từ đó gia tăng sức mạnh, đây chính là con át chủ bài của Xà Nhân.
Linh hồn cộng sinh của Mỹ Đỗ Toa là một Ma Thú cấp sáu - Tử U Viêm Xà, mang trong mình một tia huyết mạch của Ma Thú viễn cổ. Nếu có cơ hội, huyết mạch này có thể được kích thích, giúp nàng tiến hóa thành tổ tiên của chúng. Sau khi sử dụng bí thu��t của Xà Nhân tộc, Mỹ Đỗ Toa đã tiến hóa thành Ma Thú viễn cổ - Thất Thải Thôn Thiên Mãng, đủ sức đối kháng với Đấu Thánh cường giả. Trong quá trình tiến hóa, linh hồn của nàng bị thương và rơi vào trạng thái ngủ say, cơ thể lúc này do linh hồn của Thất Thải Thôn Thiên Mãng chủ đạo. Nàng được Tiêu Viêm mang đi, và mối quan hệ giữa họ dần trở nên thân thiết. Tuy nhiên, điều này khiến nàng không khỏi khó chịu, nhiều lần muốn ra tay với Tiêu Viêm nhưng lại bị Thôn Thiên Mãng ngăn cản. Sau nhiều biến cố, cả hai đã hòa làm một.
Nhiều năm sau, dưới đáy của Cửu U Hoàng Tuyền, Mỹ Đỗ Toa đã nhận được truyền thừa từ Thôn Thiên Mãng tộc, thành công tiến hóa thành Cửu Thải Thôn Thiên Mãng, có thể sánh ngang với Viễn Cổ Thiên Xà Vương và Thái Hư Cổ Long.
Nguồn: https://www.in4anime.io.vn/2024/06/my-do-toa-nu-vuong-thai-lan.html
0 notes
Text
đẹp từ đất - Nghệ thuật trong tay
6 Bộ Trà cụ dụng cụ pha trà Trung Quốc gồm những gì?
Dụng cụ pha trà ngày nay rất đa dạng và phong phú, từ kiểu dáng đến chất liệu và kích thước. Chúng kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, mang lại trải nghiệm thưởng trà tinh tế. Qua bài viết này, Tinh hoa gốm sứ mong muốn giới thiệu đến bạn đọc các trà cụ phổ biến và công dụng của chúng.
1. Thân bàn trà đạo (khay trà, bàn trà)
Bàn trà và khay trà là nơi chứa các trà cụ. Khay trà nhỏ gọn, dễ di chuyển, thích hợp cho các buổi thưởng trà ngoài trời. Bàn trà lớn hơn, thường làm từ gỗ tự nhiên, chống thấm nước và dễ vệ sinh. Bàn trà thường có khu vực để đặt bếp điện, giúp người sử dụng dễ dàng điều khiển.
2. Bộ bếp điện thông minh đa năng
Chết tiệt (tráng) chén trà : Dùng để làm ấm chén trước khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh và làm ấm chén. Sẵn sàng tích hợp trong bếp, có khả năng tự động lấy nước và đun sôi.
Mô đun nước pha trà : Được đặt gần chủ trà, tự động lấy nước, đun sôi và đo nhiệt độ nước, giúp kiểm soát nhiệt độ phù hợp cho từng loại trà.
Bếp điện tự động : Bảng điều khiển dễ sử dụng, an toàn với trẻ em, không ồn ào và không bức xạ. Bếp có khả năng điều chỉnh nhiệt độ và tự động đun sôi.
3. Bộ dụng cụ ấm chén pha trà đạo Trung Quốc
Ấm pha trà: Chứa hỗn hợp trà và nước nóng. Ấm có nhiều loại như tử sa, thủy tinh, sành. Yêu cầu của ấm là nắp phải kín để giữ hương thơm của trà.
Chén tống: Còn gọi là chén công đạo, chứa nước trà đã lọc từ ấm pha, đảm bảo hương vị đồng đều.
Chén quân: Chén uống trà, thường có dung tích nhỏ, đủ để uống một vài ngụm trà. Chén quân được chế tác theo mùa và phù hợp với tiết khí vùng miền.
Chén thưởng hương: Dùng để giữ hương trà, giúp người thưởng thức cảm nhận hương vị đặc trưng.
Liễn trà: Thường dùng trong các lễ nghi dâng trà, ít phổ biến tại Việt Nam.
4. Các linh vật và trà cụ
Chú tiểu: Đi một cặp, có vòi��chảy dựa trên áp suất, tạo thú vui khi thưởng trà.
Cóc trà (thiềm thừ): Có màu sắc thay đổi theo nhiệt độ nước, giúp dự đoán nhiệt độ sôi của nước.
5. Bộ trà cụ 6 chi tiết
Nhíp trà (gắp chén): Dùng để gắp chén sau khi chần, tránh bỏng và đảm bảo vệ sinh.
Kim trà (trâm trà): Dùng để thông tắc cặn trà trong vòi ấm.
Muỗng trà (xẻng trà): Dùng để lấy trà từ hũ, chất liệu thường là nhựa sinh học, tre, gỗ, gốm.
Gạt trà: Dùng để gạt trà vào ấm, tránh tay chạm vào trà.
Phễu trà: Giúp đưa trà vào ấm dễ dàng hơn.
Hộp đựng trà cụ (cống trà): Giúp lưu trữ các trà cụ sạch sẽ và gọn gàng.
6. Các trà cụ khác
Hũ đựng trà: Bằng gốm sứ, có nắp đậy kín và tấm lót chống ẩm, bảo quản hương vị trà.
Lọc trà: Được chế tác nhiều hình dạng, giúp lọc cặn trà.
Chổi trà: Dùng để vệ sinh ấm trà.
Khăn trà: Dùng để vệ sinh khay trà.
Lót trà: Tránh bỏng và tiếp xúc trực tiếp với chén uống trà.
Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc không chỉ là việc pha chế mà còn là một nghệ thuật cao quý, mang lại sự thanh thản và yên bình cho người thưởng trà. Các trà cụ được chế tác tinh xảo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên trải nghiệm thưởng trà trọn vẹn hơn.
1 note
·
View note
Text
'Round the memory tree được một tuổi rồi này. Lải nhải chút nhỉ, hình như từ hồi viết nó chưa lải nhải tí nào.
Đây là một trong những concept mình thích nhất, dù cách triển khai khiến nó fall short of expectation. Tất nhiên rồi, chẳng bao giờ mình viết được cái gì ra hồn cả.
Cảm hứng cho fic là bài A dance 'round the memory tree của Oren Lavie, nhạc phim The Chronicles of Narnia: Prince Caspian. Khi viết fic mình đã tâm niệm phải truyền tải được chính xác cái vibe của bài hát này vào trong fic: nhịp điệu nhanh, vội vã như thời gian trôi, câu chữ mang tính hoài niệm, mô tả kí ức vừa mơ màng vừa sống động, và đầy cảm xúc.
Vì sao nhan đề phụ lại là "Not a ghost story"? Thật ra đây là sự tiếp nối của ba con fic mình viết trước đó: A ghost story (Sử quân tử), Another ghost story (Đức, Chiến) và The final ghost story (Hoa, Ngọc Hà). Trong ba con fic trên thì con nào cũng có yếu tố ma mãnh (con Sử quân tử là Xuân Tú biến thành ma mà không biết, con Đức, Chiến thì hồn ma Hoàng Đức mời gọi Đức Chiến ra biển, con Hoa, Ngọc Hà thì hồn ma Ngọc Hà xuất hiện trên đồng hoa khi Thanh Bình về thăm), nhưng cho đến con 'Round the memory tree thì không có hồn ma nào cả. Mình cũng không biết như vậy có là ác độc với nhân vật hay không. Sẽ tốt hơn nếu hồn ma thằng Bắc hiện về trò chuyện cùng Khang, hay sẽ tốt hơn nếu Khang đối diện với cảm giác tội lỗi một mình?
Chọn cây gạo là bởi: "Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề." Các cụ bảo ma hay trú ngụ ở cây gạo. Fic này không có ma, nhưng có nhân vật chết, thôi cho nó chết luôn ở cây gạo.
Fic này mình viết về ba bạn trẻ: Sơn, Khang, Bắc. Ngoài đời, ba bạn là ba cầu thủ tiềm năng. Bởi vậy, mình không thể không gửi gắm những niềm hi vọng của cá nhân mình đối với nguyên mẫu: "Tao cá là ba đứa mình hẳn sẽ có thật nhiều niềm vui, tôi tiếp tục cuộc độc thoại với Sơn như thế. Bắc phóng khoáng, vui vẻ nhường vậy, mày cũng vị tha, nhân hậu nhường vậy. Ngay cả khi còn nhỏ, tao vẫn luôn biết rằng khi lớn lên, hai người sẽ trở thành những người tốt."
0 notes
Text
📍 BÁCH VIỆT và NGƯỜI VIỆT?
"Người Việt" ngày nay có xu hướng nhận bất cứ thứ gì có chữ "Việt" trong đó là của mình. Nhưng trong lịch sử "Việt" là một khái niệm khá mơ hồ và dễ thay đổi để chỉ những vùng đất, nhóm dân không liên quan gì đến nhau về văn hoá hay ngôn ngữ. Theo mình sở dĩ có hiện tượng này là do người Việt Nam ngày nay không hiểu mình, cũng chẳng hiểu người (trái với châm ngôn "biết người biết ta").
Trong post này mình sẽ trình bày hai luận điểm sau:
1)Bách Việt là một khái niệm không hữu dụng để chỉ một nền văn hoá hay nhóm dân nào.
2)Người Việt ngày nay có rất ít liên hệ đến Bách Việt, Nam Việt, hay cả Lạc Việt.
I. Bách Việt.
Trước khi có thể nói về Bách Việt, ta cần định nghĩa nó.
Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, "Bách Việt" là vùng đất duyên hải trải dài từ Chiết Giang đến Giao Chỉ.
Người thời nay có xu hướng tin rằng có 1 thứ gì đó gắn kết dân vùng đất Bách Việt với nhau. Vậy hãy thử xem xét xem điều đó có đúng không?
Xét về văn hoá thì vùng Giao Chỉ trước thời Bắc Thuộc rất khác vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang. Văn hoá trống đồng vốn thịnh vượng ở Giao Chỉ và vùng tây nam Trung Hoa không hề được tìm thấy tại vùng duyên hải đông nam Trung Hoa, vùng đất của đa số Bách Việt.
Vậy chỉ nhìn vào khảo cổ thôi đã thấy văn hoá trong vùng Bách Việt không thống nhất. Quảng Đông và Giao Chỉ cách nhau không xa mà đã thấy rất khác biệt rồi.
Tuy nhiên, hãy giả dụ họ có những điểm đồng nhất về văn hoá, điều đó có nghĩa là họ nói cùng ngôn ngữ và xem mình là một khối đồng nhất?
Người Thái ở tây bắc và người ở Tây Nguyên đều sống trên nhà sàn, nhưng điều đó có nghĩa là người Thái và người Tây Nguyên nói cùng ngôn ngữ và xem nhau như họ hàng? Người Thái có xem mình gần với người Tây Nguyên hơn là với người Việt không?
Người Nhật và các thiểu tộc Miến Điện đều có tục nhuộm răng, nhưng điều đó có nghĩa là họ xem nhau như họ hàng không?
Nếu không có bằng chứng nào cho thấy dân trong khối Bách Việt là một thể đồng nhất, vậy thì rốt cuộc từ "Bách Việt" này chỉ cái gì?
Nhiều người tranh biện rằng Bách Việt là những gì "phi Hán". Mình thấy lập luận này có vấn đề vì nó biến thế giới thành hai cực đối lập, nếu không thuộc cực này thì phải thuộc cực kia.
Để thấy lập luận "phi Hán" này có vấn đề thế nào, hãy lấy ví dụ từ "Á Châu" ngày nay, được dùng để chỉ một vùng đất rộng lớn trải từ Thổ Nhĩ Kỳ đến bờ Thái Bình Dương.
Bạn có thể định nghĩa Á Châu là "phi Châu Âu", nhưng điều đó có nghĩa là dân Á Châu là một khối đồng nhất hay không? Dân vùng Cận Á và Viễn Đông có giống nhau không? Dân vùng Cận Á có gần với dân vùng Viễn Đông hơn với dân Châu Âu không?
Từ "Asia" hay Á Châu ban đầu vốn được người Hi Lạp dùng để chỉ vùng Thổ Nhĩ Kỳ, vùng đất bên kia biển Aegean. Về sau, từ này càng được mở rộng đến mức nó không còn ý nghĩa nào ngoài một từ địa lý.
Tương tự, chữ Việt ban đầu được người Trung Nguyên dùng để chỉ quốc gia nhỏ nằm ven biển, ở hạ lưu sông Dương Tử (Việt Quốc), càng về sau từ này càng được mở rộng đến bao gồm cả vùng trung bộ Việt Nam ngày nay. Nhưng có bằng chứng nào cho thấy cả vùng này là một khối thống nhất về văn hoá, ngôn ngữ, hay sắc dân không?
Nếu không, vậy thì từ "Bách Việt" có giá trị gì ngoài ý nghĩa địa lý?
II. Người Việt ngày nay liên quan gì đến Nam Việt và Lạc Việt?
Theo Michael Churchman trong một nguồn mình sẽ dẫn ở dưới, ở thời kỳ đầu của Bắc Thuộc, sử gia Trung Hoa vẫn dùng từ "Việt" để chỉ vùng đồng bằng bắc bộ và bắc trung bộ ngày nay.
Nhưng sau đó, từ này dường như không còn được áp dụng vào vùng ấy nữa, chỉ còn được dùng để chỉ vùng Lưỡng Quảng. Michael Churchman chỉ ra một ví dụ cụ thể trong Hậu Đường Thư: khi nhà Tuỳ sụp đổ, tướng Ninh Trường Chân (寧長真) ở Quảng Tây ủng hộ Tiêu Tiển (蕭銑) của nhà Lương, gửi thư sang Giao Châu, đòi thái thú Giao Châu khi ấy là Khâu Hoà phục tùng. Khâu Hoà vì chưa rõ nhà Tuỳ đã sụp đổ nên không chấp nhận. Ninh Trường Chân khi ấy mới dẫn quân sang đánh Giao Châu, hành động được ghi lại là "dẫn quân Bách Việt đánh Giao Châu." Michael Churchman bảo rằng, ở đây những người mà ngày nay được cho là "Việt" chỉ là dân Giao Châu, trong khi đó "Việt" lại là nhóm dân còn chưa được văn minh hoá ở vùng đông bắc Giao Châu.
Michael Churchman bảo rằng, người Trung Nguyên có truyền thống dùng từ "Việt" để chỉ những nhóm dân "half-civilized" (nửa văn minh), nó khác với những từ như "man, di", vốn luôn được chỉ dân mọi rợ. Có thể những buổi đầu khi Giao Châu còn chưa Hán hoá, từ "Việt" còn thích hợp để chỉ dân vùng này. Nhưng sau khi Giao Châu đã trở nên quá Hán hoá, từ "Việt" không còn thích hợp nữa. Vì thế, nó chỉ còn được dùng để chỉ dân ở vùng phía bắc Giao Chỉ, những vùng mà các nhóm dân khác văn hoá với người Trung Nguyên vẫn còn chiếm đa số mãi đến thời Đường.
Điều này được thấy rõ khi dân bản xứ ở Giao Châu chỉ được gọi là "người Giao" hoặc "bách tính" hoặc "thổ nhân", không được gọi là người Việt.
Dân tộc Tráng ở Quảng Tây, người Lào, người Thái đến ngày nay vẫn còn gọi người Việt bằng cái tên "Gaew" hay "Keo", vốn là phiên âm cổ của chữ "Giao" 交. Cuộc xâm lược của Lê Thánh Tông đến vùng bắc Thái Lan được dân ở đấy gọi là cuộc xâm lược của người Keo. Đến cả dân Philippines, Mã Lai vẫn còn thói quen d��ng từ Giao Chỉ (Kochi) để gọi người Việt và những vùng đất có người Việt. Vì thế mà vùng đất Đàng Trong của chúa Nguyễn đã được dân Malay gọi lại Kochi, và sau đấy người Hà Lan và Bồ Đào Nha đã tiếp nhận. Vì thế mà Đàng Trong trong sách vở phương Tây vẫn được gọi là Cochinchina (vì ở Ấn Độ cũng có 1 địa danh được gọi là Kochi, họ thêm từ China vào đằng sau để phân biệt).
Như vậy không chỉ người ở Trung Nguyên gọi ta là "người Giao", ngay cả những nhóm dân lân cận cũng gọi như vậy. Và có thể trong một thời gian rất dài, dân ở đây cũng đã tự xưng mình là "người Giao". Nếu có một danh xưng sớm nhất để chỉ cụ thể dân đồng bằng sông Hồng, Michael Churchman cho rằng đó là từ "Giao", và nó còn tồn tại mãi đến ngày nay để chỉ cụ thể người Việt.
Thế kỷ thứ 10, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất 12 sứ quân và đặt tên nước là Đại Cồ Việt (theo sử chép) hoặc Đại Việt (theo gạch xây thành tìm được ở Hoa Lư). Chữ "Việt" ở đây có phải là lời nhắc nhở đến dân Bách Việt hay Lạc Việt xưa không?
Mình cho là không. Vì sau khi nhà Đường sụp đổ, ở thế kỷ thứ 10, nhiều tiết độ sứ ở Trung Hoa cũng xưng vương và đặt tên nước mình là Việt. Ví dụ: nước Ngô Việt ở Chiết Giang, nước Đại Việt ở Quảng Đông.
Ngoài ra, cùng thời đại ở thế kỷ thứ 10 này, ta còn có nước Sở, nước Mân, nước Ngô, nước Thục v.v. Vua của những nước này đều là những người Hán, hay ít nhất Hán hoá. Theo mình nghĩ, những từ này chỉ là tên cũ của những vùng đất này, và các vua Trung Hoa có xu hướng đặt tên quốc theo tên đất (Minh, Tống, Tấn v.v.).
Vì vậy, chữ Việt trong Đại Việt theo mình ban đầu không có ý liên hệ đến dân Bách Việt hay Lạc Việt, chỉ đơn giản là tên cũ của vùng đất được lấy làm tên quốc. Nhiều thế kỷ sau, nó trở thành tên để chỉ những người sống trong nước Đại Việt, và người Việt Nam ngày nay đã kế thừa nó. Tuy nhiên, không thể liên hệ dân Đại Việt hay Việt Nam ngày nay đến dân Lạc Việt xưa, vì cả hai quá khác xa về văn hoá và có thể cả ngôn ngữ. Có thể so sánh như người Anh ngày nay và dân Celts ở Anh thời cổ đại.
0 notes
Text
Dirt adventures in French Cooking by Bill Buford
Một trong những chủ đề đọc giải trí hay lúc di chuyển trên tàu xe mà mình thích nhất là chuyện hành trình ẩm thực. Cuốn này nửa hồi ký nửa tản văn của một chú editor tờ New Yorker người Mỹ muốn tìm hiểu tinh hoa ẩm thực Pháp nên bỏ nhà bỏ cửa bỏ và công việc ở NY tận dụng đủ các thứ connection với các đầu bếp nổi tiếng để cùng gia đình 1 vợ 2 đứa con sinh đôi 4 tuổi chuyển sang Lyon - cái nôi ẩm thực xứ gà gô để vừa đi học nấu ăn (chi phí ko hề rẻ) vừa đi làm thực tập (ko công nhé) trong nhà hàng mấy sao Michelin tại đây để viết sách (nghề editor sao giầu thế nhỉ). Về mặt văn chương viết lách thì cũng ko có gì đặc biệt nhiều đoạn cũng cà kê dê ngỗng xen lẫn tý ướt át hoa lá cành chém gió gây xung đột cho có tý trồi thụt rồi thi thoảng lại quăng mấy chục cái tên người nổi tiếng vào lấy le ra thì vì chính chủ chịu khó cặm cụi lăn vào bếp thật, mặc dù so với dân tu nghiệp chân chính thời gian là rất ngắn nhưng cũng có rất nhiều câu chuyện trải nghiệm thú vị, đặc biệt là về phong cách ẩm thực và xem việc ăn uống như 1 loại tín ngưỡng của Lyon nói riêng.
Đọc xong cuốn này mới biết tiêu chỉ nấu nướng của người Lyon cũng như sau này thành core của nghệ thuật ẩm thực Pháp là tận dụng tất cả & ko bỏ sót bất cứ thứ gì của con vật. Vậy nên là ở đây mới có món boudin-noir (dồi huyết, với ng Việt mình thì ko có gì là lạ): lợn nuôi thả vườn cây ăn trái sau khi được "ám sát”(phải thao tác nhanh tay lợn để lợn ko biết mình vào cửa tử nếu ko là xì trét, thịt sẽ ko ngon) huyết tươi sẽ bỏ vào lòng (của chính nó) để luộc lên làm dồi, bàng quang cũng ko được bỏ mà để phơi khô sau đó làm món Poulet en Vessie (gà nấu trong bàng quang): gà tươi nguyên con nhồi các loại nguyên liệu: gan ngỗng, truffle .. vs thảo mộc như để nướng sau đó bỏ cả con vào cái bong bóng heo khô đã được nở lại bằng nước sau đó buộc kín lại vào bỏ vào nồi nước sôi vừa luộc lửa dưới vừa lấy thìa đổ nước nóng lên trên quả bóng cho đến khi nó nở ra vàng ruộm, màng mỏng đến mức nhìn được nguyên con gà nhồi bên trong thì chín. Lúc ra đĩa thì chọc quả bóng và lôi con gà thơm ngào ngạt ra và thưởng thức (ai tò mò có thể google tên này để nhìn xem nhé)
Gần cuối sách có đoạn kể chuyện đi xem cuộc thi MOF cũng khá thú vị (Meilleur Ouvrier de France, “Best Craftsman in France” là danh hiệu giải thưởng cho người thắng cuộc cho cuộc thi tổ chức 4 năm một lần hardcore ko khác gì Olympics tại Pháp dành cho craftman tại nhiều lĩnh vực khác nhau từ nấu ăn đến xây nhà, cắt tóc … Trong đó trong mảng ẩm thực thì cũng chia nhỏ thành nhiều danh mục như làm bánh mì, bánh ngọt, cheese, thịt … Là một danh hiệu cao quý mà chỉ cần có một cái mở cửa hàng là đảm bảo thành công, chỉ cần nhìn tên biển có chữ MOF là thấy uy tín rồi. Bình thường ở Paris mình hay mua cheese của Laurent Dubois cũng MOF. Croissant cũng có MOF nhé, vd Laurent Duchêne. Ai trên 23 tuổi đóng được phí đầu vào mấy chục euro là được quyển tỷ thí hết nhưng để vào được vòng trong và đạt giải thì cần hàng năm thậm chí mấy chục năm rèn luyện. Về cơ bản thì mỗi thành phố có 1 số điểm thi nhưng ai cũng phải thi ở tỉnh ngoài mình sống hết vì giám khảo thường là các local chef, người tham gia sẽ phải nấu 3 món khó trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Đề bài được đưa ra trước mấy chục ngày kèm theo 1 số quy định vd như được chuẩn bị trước cái gì, ko được mang theo cái gì, gà vịt mỗi con bao lạng, nấm được dùng mấy đầu ... 4h đồng hồ sau kể từ lúc bắt đầu phải mang món lên trình giám khảo cứ 30 phút một món nếu ko sẽ bị trừ điểm .. Vì độ khó cao vậy nên người ta mới có một câu là "A chef hopes for two things: to earn three Michelin stars and to become a Meilleur Ouvrier de France”.
Ai đã từng tìm hiểu hay đọc mấy cuốn về ẩm thực khác nói chung và của Pháp, đặc biệt là training trong các nhà hàng Michelin nói riêng thì biết rõ là nó hardcore, quân sự và kỷ luật thép như nào (số lượng người sử dụng bia rượu, cocaine, meth … để ứng phó với cường độ làm việc cao và stress trong nhà bếp, kể cả các chef nổi tiếng là ko nhỏ) nhưng bác Bill này chỉ học để trải nghiệm và viết thôi chứ cũng ko có ý định mở nhà hàng lên chuyên nghiệp thiệt nên câu chuyện ko có cái intense của mấy cuốn do các bác chef thật chắp bút vd như Anthony Bourdain nên là đọc để giải trí thôi cũng vui, tạm chấm 3.5/5 điểm. Bác Bill này có 1 cuốn trước đó kể về chuyện học và tìm hiểu ẩm thực Ý tên là “Heat” có vẻ chất lượng và được đánh giá cao hơn chắc mình kiếm đọc kế.
1 note
·
View note
Text
Giải pháp từ Y học cổ truyền cho Hội chứng ruột kích thích
Tìm hiểu hội chứng ruột kích thích theo Y Học Cổ Truyền
Theo Y học cổ truyền, hội chứng ruột kích thích không có bệnh danh cụ thể, mà được phân loại dựa trên các triệu chứng lâm sàng như Tiện bí (táo bón), Phúc thống (đau bụng), Phúc chướng (chướng bụng), và Tiết tả (tiêu chảy).
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Bệnh khởi phát do tình chí thất điều, dẫn đến Can khí uất kết và làm rối loạn chức năng Tỳ vị. Tình trạng này gây suy yếu Tỳ vị và dẫn đến các triệu chứng như Phúc chướng, Phúc thống, Tiết tả và Tiện bí. Tâm lý bất ổn và chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng này.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng như Phúc thống, Tiện bí, Phúc chướng, và Tiết tả. Phân tích bát cương và các tạng phủ như Can, Thận, Vị và Tỳ giúp xác định thể bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Kiểm soát căng thẳng để giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Việc giảm bớt căng thẳng và lo âu là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích:
Hạn chế suy nghĩ tiêu cực, lo âu kéo dài.
Áp dụng các liệu pháp tâm lý và kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng.
Tập thể dục đều đặn như yoga, thiền, giúp duy trì trạng thái tinh thần ổn định.
Uống đủ nước mỗi ngày.
Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ và điều độ.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Cần tránh các thực phẩm dễ gây đầy hơi như bông cải xanh, đồ uống có ga, trái cây sống, cũng như các loại thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch. Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm FODMAPs chứa đường lên men như fructose, fructan, và lactose.
Chữa hội chứng ruột kích thích bằng phương pháp Đông y
Phương pháp Đông y điều trị hội chứng ruột kích thích dựa trên từng thể bệnh khác nhau. Mục tiêu điều trị chủ yếu là điều hòa chức năng Tỳ vị, chỉ tả khi có tiêu chảy, hành khí chỉ thống và nhuận tràng thông tiện khi bị táo bón.
Điều trị Tỳ vị hư nhược
Triệu chứng: Người bệnh thường đi phân sống, phân lỏng, kèm lượng nhầy tăng lên sau khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Lưỡi nhợt, mệt mỏi, ăn kém.
Pháp trị: Ích phế chỉ tiết, kiện Tỳ, dưỡng Vị.
Bài thuốc: Tứ quân thang gia giảm với Bạch linh, Bạch truật, Chích cam thảo, Đảng sâm, Ý dĩ, Hoài sơn, Bạch biển đậu, Liên nhục, Mạch nha. Sử dụng nước sắc hoặc táo nấu kèm.
Điều trị Can tỳ bất hòa
Triệu chứng: Đầy tức ngực sườn, khó tiêu, sôi bụng, đại tiện lỏng khi lo lắng.
Pháp trị: Sơ can lý khí, kiện Tỳ chỉ tả.
Bài thuốc: Thống tả yếu phương thang gia giảm với Trần bì, Bạch truật, Mộc hương, Phòng phong, Cam thảo, Chỉ xác, Sài hồ và Hương phụ.
Điều trị Tỳ thận dương hư
Triệu chứng: Đại tiện ra thức ăn chưa tiêu, phân lỏng, chân tay lạnh, mỏi lưng gối.
Pháp trị: Ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả.
Bài thuốc: Phụ tử lý trung hoàn kết hợp Tứ thần hoàn gia giảm, gồm Nhục đậu khấu, Phụ tử, Ngũ vị tử, Can khương, Bạch truật, và nhiều dược liệu khác, dùng dưới dạng hoàn.
Phương pháp bổ trợ
Lá ổi: Có thể sắc nước uống hoặc kết hợp với các thảo dược khác như gừng nướng, vỏ quýt để hỗ trợ điều trị.
Củ riềng: Kết hợp cùng lá lốt hoặc gừng khô, sắc uống thay nước lọc hàng ngày.
Hoa chuối: Sắc nước hoặc nấu cùng tim lợn, gạo để cải thiện triệu chứng.
Châm cứu giúp tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa nhu động ruột và giảm co thắt đại tràng. Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Kết luận
Thông tin trên hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích. Chi Bach Pharma cam kết mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe.
Công Ty TNHH Dược Phẩm Chi Bách (Chi Bach Pharma)
Website: https://chibachpharma.com
Email: [email protected]
Đường dây nóng: 0386 068 160
Địa chỉ: 154/26/29 Phạm Văn Hải, Phường 3, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Xem thêm: https://chibachpharma.com/blogs/tieu-hoa/hoi-chung-ruot-kich-thich-theo-y-hoc-co-truyen
#duocphamchibach#chibachpharma
0 notes
Text
Du lịch Trung Quốc nên đi đâu 2024
Du lịch Trung Quốc, với bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, cùng cảnh quan thiên nhiên đa dạng, luôn là điểm đến hấp dẫn du khách toàn cầu. Năm 2024, hãy cùng khám phá những địa danh nổi bật, mang đến trải nghiệm đáng nhớ cho chuyến hành trình của bạn.
1. Thành phố cổ kính và hiện đại
Bắc Kinh: Thủ đô của Trung Quốc, nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Đừng bỏ lỡ Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành, Di Hòa Viên, và Quảng trường Thiên An Môn.
Thượng Hải: Thành phố sôi động bậc nhất Trung Quốc, với Bến Thượng Hải, Tháp Truyền hình Minh Châu Phương Đông, và những khu phố mua sắm sầm uất.
Hàng Châu: Nổi tiếng với Tây Hồ thơ mộng, chùa Linh Ẩn cổ kính, và những đồn điền trà xanh bát ngát.
Tô Châu: "Venice của phương Đông", với những khu vườn cổ tuyệt đẹp, kênh rạch uốn lượn, và kiến trúc truyền thống độc đáo.
Du lịch Đảo Hải Nam Deva Travel
2. Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ
Quế Lâm: Vùng đất thần tiên với cảnh quan núi non và sông nước hữu tình. Du thuyền trên sông Li Giang, tham quan động Thất Tinh, và leo núi Tượng Bì Sơn là những trải nghiệm không thể bỏ lỡ.
Trương Gia Giới: Công viên quốc gia với những cột đá sa thạch cao vút, rừng nguyên sinh rậm rạp, và cầu kính dài nhất thế giới.
Cửu Trại Câu: Thung lũng với những hồ nước xanh ngọc, thác nước hùng vĩ, và rừng nguyên sinh đa dạng. Mùa thu, nơi đây biến thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với sắc lá vàng đỏ rực rỡ.
Hoàng Sơn: Dãy núi hùng vĩ với những đỉnh núi nhấp nhô, rừng thông xanh mướt, và biển mây bồng bềnh.
3. Di sản văn hóa thế giới
Vạn Lý Trường Thành: Công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới, biểu tượng của Trung Quốc.
Tử Cấm Thành: Cung điện hoàng gia đồ sộ, nơi ở của các hoàng đế Trung Hoa qua nhiều triều đại.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Nơi chôn cất vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc, với đội quân đất nung hùng mạnh.
Đại Phật Lạc Sơn: Tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới, tạc vào vách núi Lạc Sơn.
4. Trải nghiệm văn hóa độc đáo
Thưởng thức ẩm thực Trung Hoa: Đất nước tỷ dân nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Hãy thử các món ăn đặc trưng như vịt quay Bắc Kinh, dimsum, mì hoành thánh, và lẩu Tứ Xuyên.
Xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống: Kinh kịch, múa rối bóng, và võ thuật là những nét văn hóa đặc sắc của Trung Quốc.
Tham gia các lễ hội truyền thống: Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, và Lễ hội Thuyền Rồng là những dịp lễ lớn, mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa.
5. Lưu ý khi du lịch Trung Quốc
Visa: Kiểm tra yêu cầu visa và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.
Tiền tệ: Đổi tiền Nhân dân tệ (RMB) trước khi đến Trung Quốc.
Ngôn ngữ: Học một số câu giao tiếp cơ bản tiếng Trung hoặc sử dụng ứng dụng dịch thuật.
Văn hóa: Tôn trọng phong tục tập quán và văn hóa địa phương.
An ninh: Giữ gìn tài sản cá nhân và tránh đi lại một mình vào ban đêm.
Trên đây là câu trả lời cho bạn du lịch Trung Quốc nên đi đâu. Năm 2024, hãy để Trung Quốc chào đón bạn với những trải nghiệm du lịch tuyệt vời và đáng nhớ!
youtube
1 note
·
View note
Video
youtube
HUYỀN THOẠI TRƯƠNG LƯƠNG PHẦN I!LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
Trương Lương, họ Trương tên Lương, tự là Tử Phòng, người nước Hàn. Tổ tiên 5 đời của Trương Lương đều làm quan Tướng Quốc nước Hàn. Cha tên là Bình, làm Tướng Quốc cho vua Hàn là Ly Vương và Điệu Huệ Vương. Khi cha chết, Trương Lương còn ít tuổi nên chưa được tập ấm làm quan. Khi nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng đánh tan, sáp nhập vào nước Tần, lúc đó Trương Lương có 300 tôi tớ trong nhà. Em của Lương chết, Lương không lo chôn cất, mà lo bán tất cả gia tài, giải tán các tôi tớ, dùng tiền đi tìm một người làm thích khách để giết vua Tần, báo thù cho nước Hàn. Trương Lương thường học lễ ở Hoài Dương, đi về đông yết kiến một vị ẩn sĩ tên là Thương Hải Quân, tìm được một dũng sĩ họ Lê, thường gọi là Trưng Hải Công, sử dụng một đôi chùy nặng 120 cân. Khi hay tin Tần Thủy Hoàng đi chơi qua miền đông, Trương Lương cùng với dũng sĩ rình núp ở bãi cát Bác Lãng, chờ khi xe của Tần Thủy Hoàng đi qua thì xông ra đánh, nhưng lại đánh nhầm xe của bọn tùy tùng. Tần Thủy Hoàng nổi giận, giết chết dũng sĩ họ Lê, rồi cho lịnh truy lùng bắt cho kỳ được Trương Lương. Lương phải đổi tên họ, cải dạng, trốn tránh ở Hạ Bì. TRƯƠNG LƯƠNG DÂNG DÉP 3 LẦN Một hôm, Trương Lương tản bộ ra cầu Hạ Bì, gặp một cụ già mặc áo cộc, cốt cách phương phi, đi ngang qua cầu, bỗng làm rớt chiếc dép xuống cầu. Cụ quay lại thấy Lương ngồi đó thì bảo rằng: - Thằng bé, xuống cầu lượm dép giùm ta. Lương ngạc nhiên muốn cự lại, nhưng thấy cụ già cả nên cố nhịn, lội xuống dạ cầu lượm chiếc dép đem lên cho cụ. Ông cụ lại bảo: - Xỏ vào chân ta. Lương đã trót lấy dép lên nên luôn tiện ngồi xuống xỏ dép vào chân của cụ. Cụ già mang dép xong, cười rồi bỏ đi. Lát sau cụ quay lại cầu, loay quay thế nào lại rớt dép lần nữa. Rồi Cụ cũng biểu Lương lội xuống lượm dép cho Cụ và xỏ vào chân Cụ. Lương thấy việc nầy có vẻ lạ, nên cũng vâng lời, làm vừa lòng cụ già lần nữa. Cụ già lại dở chưn dở tay thế nào lại làm rớt dép lần thứ ba. Lần nầy Cụ cũng biểu Lương xuống nhặt dép cho Cụ như hai lần trước. Trương Lương đã trót hai lần giúp Cụ già nên lần nầy cũng ráng giúp cụ cho trót. Cụ già mang dép vào chân xong, cười rồi bỏ đi. Một lát Cụ quay trở lại, nói với Trương Lương rằng: - Thằng bé nầy dạy được! Năm ngày sau, sáng tinh mơ, mày đến gặp ta tại đây. Trương Lương lấy làm lạ, nhưng cũng đáp: - Vâng. Đúng 5 ngày sau, sáng tinh mơ, Trương ra cầu thì đã thấy Cụ già đã ở đó từ trước. Cụ có ý giận, nói: - Đã hẹn với người già cả, lại đến sau, là cớ gì? Cụ bỏ đi, rồi quay lại nói: - Năm ngày nữa ra gặp ta ở đây cho sớm. Năm ngày sau, Trương Lương ra cầu thật sớm, vào lúc gà gáy, nhưng lại thấy Cụ già đã đến trước rồi. Cụ giận, nói: - Năm ngày sau, hãy ra đây cho sớm. Đúng năm ngày sau nữa, chưa đến nửa đêm thì Trương Lương ra cầu, một lát sau thì thấy Cụ già đi tới. Cụ vui vẻ nói: - Thế mới phải chứ! Rồi Cụ trao cho Lương một quyển sách, Cụ nói: - Học trong quyển sách nầy thì làm thầy của bực đế vương. Mười năm sau sẽ ứng nghiệm. Mười ba năm sau con sẽ đến gặp ta, hòn đá màu vàng dưới chơn núi Cốc Thành ở phía Bắc sông Tế là ta đó. Cụ già nói xong thì đi mất. Sáng hôm sau, Trương Lương mở sách ra xem thì đó là quyển 'THÁI CÔNG BINH PHÁP'. Trương Lương vô cùng mừng rỡ, ngày đêm chuyên cần nghiên cứu học tập. Cụ già tặng sách cho Trương Lương là Ông Tiên Huỳnh Thạch Công. (Huỳnh Thạch là cục đá màu vàng). Nhờ công dâng dép 3 lần cho Tiên Ông nên được Tiên Ông tặng cho sách quí, học trong đó mới trở nên tài giỏi, làm thầy cho bực đế vương (tức là làm Quân Sư), bày mưu tính kế, đánh đông dẹp bắc, bình trị thiên hạ. (Theo CỔ HỌC TINH HOA)
LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
***
HUYỀN THOẠI TRƯƠNG LƯƠNG PHẦN I!LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
#huyenthoaitruongluongphan1
#phattrienbanthan
#laogiangabaysaigon
#tslevantucantho
#facebooklevantu
#kenhyoutubetslevantu
#kenhtiktoktslevantu
#hoasinhtanhd.com
0 notes
Text
Khám Phá Danh Sách Những Truyện Nữ Phụ Đáng Đọc - Sự Lựa Chọn Hấp Dẫn Cho Độc Giả Văn Học
Khám Phá Danh Sách Những Truyện Nữ Phụ Đáng Đọc - Sự Lựa Chọn Hấp Dẫn Cho Độc Giả Văn Học
Truyện nữ phụ là một thể loại văn học đặc biệt, thu hút đông đảo độc giả bởi sự sáng tạo và độc đáo trong cách xây dựng câu chuyện. Thường xuất hiện trong các thể loại ngôn tình, xuyên không, võng du và thần thoại, thể loại này thường tập trung vào những nhân vật phụ từng bị lãng quên và mang đến cho họ cơ hội thăng tiến, thay đổi số phận trong câu chuyện. Hãy cùng khám phá danh sách truyện nữ phụ full đáng đọc dưới đây để tìm hiểu thêm về thế giới văn học phong phú này.
1. "Vương Gia Là Của Ta"
Thể loại: Ngôn tình, xuyên không
Tác giả: Cửu Nguyệt Vi Lam
Tóm tắt: Câu chuyện xoay quanh Lăng Tịch Thương, một cô gái hiện đại bình thường bỗng dưng xuyên không vào một cuốn tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng. Cô nhập vai vào nữ phụ bị coi thường, nhút nhát và yếu đuối. Tuy nhiên, với sự thông minh và dũng cảm, Lăng Tịch Thương quyết định đấu tranh để thay đổi số phận và chiếm lấy trái tim vương gia lạnh lùng.
Xem thêm: https://www.myvipon.com/post/1021990/Truyennuphu-amazon-coupons
2. "Tiểu Thư Thất Sủng"
Thể loại: Lãng mạn, cổ đại
Tác giả: Thanh Mai Chử Tửu
Tóm tắt: Dạ Tuyết Hoa, n�� chủ chính bỗng nhiên xuyên không vào thân xác của Lý Tịnh Tuyết, một tiểu thư thất sủng trong gia đình hoàng tộc. Đối mặt với âm mưu và thử thách, Dạ Tuyết Hoa quyết tâm không ngồi yên như một người thứ yếu mà phấn đấu để thay đổi số phận và bảo vệ những người thân yêu.
3. "Nữ Phụ Trong Đấu La Đại Lục"
Thể loại: Võ hiệp, huyền huyễn
Tác giả: Hồ Điệp Lam
Tóm tắt: Lạc Tuyết Tâm, một cô gái hiện đại bình thường, bất ngờ xuyên không vào một thế giới võ hiệp huyền huyễn. Đối mặt với nguy hiểm và âm mưu, Lạc Tuyết Tâm phải học cách sử dụng võ công và chiến đấu để tồn tại và thay đổi số phận của mình trong một thế giới đầy rẫy khó khăn.
4. "Đế Quốc Hoa Hậu"
Thể loại: Cung đấu, lịch sử
Tác giả: Hàn Phi
Tóm tắt: Phượng Hoa Lệ, con gái út của Thái tử Phượng Quân, không được cha yêu thương và bị mẹ kế hãm hại. Với tài năng và sự thông minh, Phượng Hoa Lệ từng bước vươn lên trong cuộc cung đấu gay gắt, giành được tình yêu của hoàng đế và trở thành hoàng hậu của Đế quốc.
Xem thêm: https://scribehow.com/page/T__afFzarr8RMC-PiLGZTVtKw
5. "Đại Tiểu Thư Nhà Tôi Là Thánh Nữ"
Thể loại: Hài hước, hiện đại
Tác giả: Hạ Vũ
Tóm tắt: Vân Tuyết Nhi, một cô gái hiện đại bình thường, đột nhiên phát hiện mình là nhân vật nữ phụ trong một bộ tiểu thuyết ngôn tình. Với hiểu biết về tương lai từ sách, Vân Tuyết Nhi quyết định không ngồi yên mà tham gia vào cuộc sống của mình theo cách khác, tránh né những nguy hiểm mà nhân vật nữ phụ thường gặp phải.
Tại Sao Nên Đọc Truyện Nữ Phụ?
Đọc truyện nữ phụ không chỉ mang đến cho bạn những giây phút giải trí thư giãn mà còn giúp bạn khám phá và hiểu sâu hơn về những mâu thuẫn, xung đột và tâm lý con người trong các tình huống khác nhau. Thể loại này cũng là cơ hội để bạn cảm nhận và thăng hoa cảm xúc qua từng trang sách.
Kết Luận
Truyện nữ phụ là một thể loại văn học đầy màu sắc và phong phú, đem đến cho độc giả những câu chuyện đáng nhớ về những nhân vật nữ phụ mạnh mẽ và quyết tâm. Với sự hấp dẫn của nội dung và khả năng tạo ra những cảm xúc sâu lắng, thể loại này đã và đang thu hút rất nhiều độc giả trên toàn thế giới. Hãy bắt đầu hành trình khám phá và tận hưởng thế giới truyện nữ phụ ngay hôm nay!
Bài viết chi tiết: https://nettruyenhay.net/the-loai/nu-phu
1 note
·
View note
Text
Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 8 hay nhất cảm nhận đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi, đoạn trích nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Cảm nhận đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi - dạng đề thường gặp trong chương trình học các tác phẩm văn học. Đề bài Viết bài văn nêu cảm nhận về đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi). Bài tham khảo cảm nhận đoạn trích Nước Đại Việt ta Bài tham khảo 1 Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vâng mệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết văn bản Bình Ngô đại cáo để công bố trước dân chúng về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành. Bài cáo được ban bố vào đầu năm 1428, đây cũng là thời gian Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê. Bình Ngô đại cáo được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, bài cáo ca ngợi tinh thần độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Trong phần này, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Coi nhân nghĩa là cốt cách và là mục tiêu của dân tộc: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng quân xâm lược, đó là tư tưởng: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. Nhân dân ta đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời. Đó là nền văn hiến đã trải qua các triều đại và được khẳng định một cách chắc chắn ngang tầm với phong kiến Trung Hoa: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Tác giả đã dẫn chứng nhiều chi tiết để khẳng định nước ta cũng là một thực thể độc lập và ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đó là có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ đã được chia, có thuần phong mĩ tục, có nền độc lập trải qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Những yếu tốđó đã góp phần làm nên tầm vóc Đại Việt, đồng thời là sức mạnh của dân tộc để đương đầu thắng lợi trước những cuộc xâm lược của một thế lực hùng mạnh. Tác giả nhắc lại những chiến tích trong lịch sử để cảnh báo quân thù, đồng thời khẳng định sức mạnh và truyền thông bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi. Giọng văn trong bài cáo hùng hồn, đĩnh đạc; lí lẽ sắc bén; cách diễn đạt sóng đôi, cân xứng của lối văn biến ngẫu đã khẳng định và ca ngợi tầm vóc lớn lao của Đại Việt, biểu hiện một ý chí tự cường cao độ. Phần đầu của văn bản đã góp phần thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bản tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Tham khảo: Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi Bài tham khảo 2 Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về chính trị, quân sự, ngoại giao…Cuộc đời Nguyễn Trãi là một cuộc đời kì lạ, phi thường, mà chất anh hùng và chất bi kịch đều đến mức tột đỉnh. Trong lĩnh vực văn chương, ông là một trong những tác giả lớn nhất của vặn học trung đại VN với những tác phẫm trữ tình, chính luận viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm như Quân
trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…Hội đồng Hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa của toàn nhân loại. Nguyễn Trãi có vai trò rất lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. Từ Đông Quan tìm vào đất Lam Sơn để tham gia khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã dâng lên chủ tướng Lê Lợi Bình Ngô sách với chiến lược tâm công ( đánh vào lòng người) là chủ yếu. Suốt 10 nãm kháng chiến, ông thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo nhiều văn bản, thư từ quan trọng và cùng các tướng lĩnh bàn bạc chiến lược, chiến thuật đánh giặc. Năm 1428, đất nước ta sạch bóng quân thù. Trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, Nguyễn Trãi thay lời nhà vua viết lên bài Bình Ngô đại cáo, tuyên bố cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoàn toàn thắng lợi và kỉ nguyên phục hưng dân tộc bắt đầu. Với giá trị nội dung tư tưởng lớn lao và giá trị nghệ thuật độc đáo, Bình Ngô Đại cáo xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Nội dung bài cáo gồm 4 phần, giống như kết cấu chung của thể cáo. Phần đầu nêu luận đề chính nghĩa. Phần thứ hai là bản cáo trạng tội ác giặc Minh. Phần thứ ba phản ánh quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu gian khổ cho đến khi kết thúc. Phần cuối là lời tuyên bố chấm dứt chiến tranh, khẳng định nền độc lập vững chắc, đất nước Đại Việt mở ra kỉ nguyên mới hòa bình, xây dựng. Có thể nói Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca về lòng yêu nước. Tính chất hùng tráng thể hiện rõ trong từng câu, từng chữ gây xúc động mạnh mẽ, thấm thiết. Sau Thơ Thần của Lý Thường Kiệt thì Bình Ngô đại cáo của NguyễnTrãi được koi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc VN. Đoạn trích nước Đại Việt Ta có ý nghĩa như một lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền đôc lập. Đại Việt là quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có truyền thống kịch sử chống xâm lăng đã mấy ngàn năm. Lũ giặc cướp nước xâm phạm đến nước ta, chúng nhất định sẽ chuốt lấy bại vong. Hai nội dung chính của đoạn trích là đạo lí nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Đại Việt . Hai câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo có thể coi là cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Trãi nói riêng và của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung. Nhân là quan niệm đạo đức có từ lâu đời mà ý nghĩa ban đầu của nó chỉ bó hẹptrong sự tương thân, tương ái giữa người với người. Chữ nhân trong chính sách cai trị của vua biểu hiện ở khuynh hướng trọng dân, lấy dân làm gốc: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Nhân nghĩa trong đạo lí được mở rộng thành lòng thương ng và những việc tốt đẹp nên làm. Nguyên lí nhân nghĩa là nền tảng cơ bản để Nguyễn Trãi triển khai nội dung bài Bình Ngô đại cáo. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi biểu hiện cụ thể qua hành động yên dân, trừ bạo. Yên dân là vỗ về, an ủi, làm cho dân chúng đc hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Muốn yên dân thì phải trừ bạo, tức là tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn làm khổ dân. Đặt trong hoàn cảnh lịch sử Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại cáo thì dân mà tác giả nói tới (dân đen, dân đỏ) là ng dân Đại Việt đang phải chịu cảnh đau thương, tan tóc dưới ách thống trị dã mang của quân xâm lược ; còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh mà tác giả gọi một cách khinh bỉ là quân cuồng Minh. Với nguyễn Trãi, việc nhân nghĩa gắn liền với hành động cứu nước, cứu dân. Nội dung nhân nghĩa không còn bó hẹp trong phạm vi quan hê giữa ng vs ng mà nó liên quan đến sự sống còn của cả dân tộc. Đây là sự phát triển cao độ của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng thì hành động chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của đất nước chính là việc nhân nghĩa cụ thể nhất, thiết thực nhất phải làm ngay. Vả chăng có giữ đc nước thì mới thực hiện đc mục đích cao cả là yên dân. Chính vì vậy nên sau khi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí bất di, bất dịch về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt. Tám câu tiếp theo chứng minh hùng hồn cho chân lí ấy: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sôg bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào chẳng có. Tác giả đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt. Đó là nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ rõ ràng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ chính trị riêng. Văn hiến nghĩa gốc dùng để chỉ sách vỡ và người hiền tài; nghĩa khái quát là nền văn hóa, văn minh của một quốc gia, dân tộc. Dựa trên những yếu tố này, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm đầy đủ, đc ng đời sau đánh giá là kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lí, học thiết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Quan niệm về quốc gia trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu dựa trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. Đến Bình Ngô đại cáo, thêm ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử. Nguyễn Trãi cho rằng truyền thống văn hiến là yếu tố quan trọng nhất. Ông khẳng định mạnh mẽ điều mà kẻ xâm lược phương Bắc luôn tìm cách phủ định là nước Nam không có nền văn hiến. Trong bài Nam Quốc Sơn Hà, Lí thường Kiệt đã thể hiện tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua cách gôi vua Đại Việt là Nam đến, nâng vị thế vua ta lên ngang hàng với các triều vua của phong kiến Trung Hoa, đến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần đó. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Để tăng sức thuyết phục cho bài cáo, tác giả sử dụng hàng loạt từ ngữ thể hiện của chủ quyền độc lập của nước ta: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác, bao đời, xưng đế… Bên cạnh đó, tác giả đặt Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc về mọi mặt: thể chế chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia… (Các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần của ta song song tồn tại với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc). Thực tế đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia có truyêb2 thống căn hiến lâu đời, có bờ cõi riêng và chủ quyền độc lập hẳn hoi chứ không phải là một quận huyện, hay một chư hầu của phong kiến phương Bắc. Nguyễn Trãi đã nhắc lại những chiến công vang dội trong lịch sử để làm cơ sở vững chắc cho điều mình khẳng định ở trên: Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi. Trong bài Nam quốc sơn hà. Lí thường kiệt khẳng định sức mạnh của chính nghĩa: lũ giặc bạo ngược ( nghịch lỗ ) làm trái đạo nhân nghĩa, phạm vào sách trời (thiên thư ) tức là đi ngược chân lí khách quan, thì nhất định chúng sẽ chuốt lấy bại vong ( thủ bại hư ). Còn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, sức mạnh của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, ng bị bắt: Lưu Cung… thất bại, Triệu Tiết… tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã… Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt đã chứng minh niềm tự hào to lớn của dân tộc là có cơ sở. Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo không dài, tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Đoạn văn có sức khái quát cao, giàu chứng cớ lịch sử, tràn đầy cảm súc tự hào. Bề nổi của bài văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thắm thía tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của đạo làm người. >> Dàn ý phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi Bài tham khảo 3 Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo”, được viết bởi Nguyễn Trãi, với mục đích công bố cho nhân dân biết về việc quân ta đã đại thắng quân xâm lược Minh, giành được độc lập. Đoạn trích ‘Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập hùng hồn, với lập luận chặt chẽ và dẫn chứng đanh thép, nêu lên được niềm tự hào dân tộc về độc lập chủ quyền, và nêu lên được chân lý: kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, sẽ bị chuốc lấy thất bại. Mở đầu đoạn trích, cũng là mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu lên được tư tưởng cốt lõi của “nhân nghĩa”:
“Từng nghe … Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” “Nhân nghĩa”, vốn được biết đến là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nhắc đến đạo lý và lẽ sống ở đời, đó là cách ứng xử và tình thương yêu giữa con người với con người. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, và ông nêu lên được tư tưởng: việc nhân nghĩa là luôn hướng đến lợi ích của nhân dân, dân tộc. Lợi ích của nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu, dân là gốc. Do vậy, một trong những việc quan trọng nhất của một đất nước, đó là đem lại được cuộc sống yên ổn cho nhân dân. Từ gốc nhân nghĩa đó, từ tình yêu thương dân, thì phải xử kẻ gây ra tội, gây ra lầm than cho nhân dân. Tác giả lại tiếp tục nêu ra những lí lẽ, dẫn chứng vô cùng thuyết phục để góp phần khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta: “Như nước Đại Việt ta từ trước … Song hào kiệt đời nào cũng có” Dọc suốt chiều dài của lịch sử, dân tộc ta đã gây dựng nên một nền văn hiến vô cùng lâu đời, như một bức tường thành về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng. Song hành với đó, là sự phân chia rạch rõi về ranh giới, lãnh thổ, Nước ta có chủ quyền riêng, phong tục văn hóa riêng. Tác giả Nguyễn Trãi đã nêu lên một loạt các Triều đại của nước ta từ trước, ngang hàng với các triều đại của phong kiến Trung Quốc. Điều chó khẳng định được vị thế của nước ta, cũng như đặt ngang hàng các triều đại phương Nam, phương Bắc để nêu lên niềm tự hào dân tộc. Tác giả đã khẳng định được truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thời thế xoay vần như thế nào thì đời nào cũng có những bậc anh hùng hào kiệt đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại bọn xâm lược. Ý thức về dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa đến kết luận về số phận của những kẻ chuyên có âm mưu xâm lược, thôn tính nước khác: “Vậy nên … Chứng cứ còn ghi” Một loạt các tên tướng của các triều đại ở Trung Quốc được nêu ra, các tên khác nhau, nhưng lại cùng mang âm mưu thôn tính, đi xâm lược nước khác, cho nên cuối cùng phải chịu một hậu quả giống nhau, đó là bị chuốc lấy thất bại. Tác giả đã nêu lên một triết lí sống còn: kẻ xâm lược là làm điều phản nhân phản nghĩa, cho nên sớm muộn gì cũng sẽ chuốc lấy thất bại. Đây là lời khẳng định đầy đanh thép về kết cục của những kẻ chuyên có âm mưu đi thôn tính nước khác, cũng là lời răn đe cho quân giặc. Bên cạnh đó, đó cũng chính là lời khẳng định về ý chí chiến đấu của quân ta, luôn luôn tin tưởng vào sự chiến thắng của chính nghĩa. Với sự kết hợp chặt chẽ giữa dẫn chứng hùng hồn, thuyết phục, lập luận đanh thép, Nguyễn Trãi đã nêu lên những ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của nước ta lúc bấy giờ. Không chỉ nêu lên được truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta, cùng với khẳng định về độc lập, chủ quyền lãnh thổ, Nguyễn Trãi còn nêu lên được lời răn đe đối với ngoại xâm, dù như thế nào thì chính nghĩa vẫn luôn chiến thắng lòng tham và chiến tranh phi nghĩa. Xem thêm: Chứng minh sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong bài Nước Đại Việt ta Chứng minh Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập bất hủ Bài tham khảo 4 Lòng yêu nước là một đề tài quan trọng xuyên suốt mấy thế kỉ của nền văn học Việt Nam. Trong buổi đầu non trẻ của văn học dân tộc, đề tài này đã được khai thác thể hiện lòng tự hào của mỗi người con dân đất Việt. Ta có thể kể đến các tác phẩm: "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt (?), "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,… Và không thể không nhắc đến "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. Trích đoạn sau đây của bài cáo nổi tiếng này chẳng những thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của tác giả mà còn gợi nhiều suy nghĩ giàu ý nghĩa về lòng yêu nước: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân …. Chứng có còn ghi". Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta.
Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian. Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy. Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên… “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng – nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại. Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có” “Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức… Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền – triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”. Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn – nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung. Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”. Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng… Bởi vậy: Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi” Những dẫn chứng cụ thể của đoạn trích về những thất bại của giặc đanh thép như một bản cáo trạng. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Điều đặc biệt là đoạn văn này có nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” – "Triệu Tiết", "tham công” – "thích lớn", "nên thất bại" – "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" – "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” – "giết tươi Ô Mã",… Những yếu tố đó khiến đoạn văn giống như lời cảnh cáo đối với những âm mưu xâm lược của kẻ thù đồng thời nêu cao niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông. Có thể nói, đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình. ------------- Với các bài tham khảo trên đây của THPT Ngô Thì Nhậm, hy vọng các em đã nắm được cách làm bài Cảm nhận đoạn trích Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi. Ngoài ra, rất nhiều bài Văn mẫu lớp 8 hay nhất cũng được chúng tôi chọn lọc và thường xuyên cập nhật để phục vụ việc học tập cho các em. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes