#Bồ Đề Tâm
Explore tagged Tumblr posts
Text
Mỗi Người Chúng Ta Đều Thương Yêu Điều Gì Đó - Pema Chodron (Trí Dũng lược dịch)
Tình yêu và lòng từ bi giống như những điểm yếu trong bức tường của bản ngã, nếu chúng ta khởi thiện tâm và trân trọng nó, tâm của ta sẽ dần được mở rộng. Ở giữa bao khổ đau sâu sắc nhất, chúng ta có thể nghĩ đến những ai cũng đang giống như mình và nguyện ước rằng tất cả chúng ta có thể vượt thoát đau khổ và những gốc rễ của đau khổ. Trong đạo Phật, thuật ngữ “Bồ-đề tâm” có nghĩa là tâm, trí…
View On WordPress
0 notes
Text
Tập Sống Hạnh Phúc
Muốn hạnh phúc chúng ta phải "tập", giống như em tập thể dục , tập chơi đàn hay tập vẽ... vậy. Tập mỗi ngày một chút, mỗi nơi một chút với mỗi người một chút...
Quan trọng là tập như thế nào...
Đây là 3 điều cơ bản mà anh đang cố thực hành
Thứ 1: Tập tích cực thay vì tiêu cực
Cái này phải khởi nguồn từ suy nghĩ nhé, đầu tiên dù bất kể có biến cố gì tới với em hãy tìm một "khía cạnh tích cực nhất" của câu chuyện và vin vào đó thay vì chỉ nghĩ về những điều tiêu cực đang sảy ra. Điều này không hẳn giúp em vui lên nhưng nó giúp em nhìn nhận đúng vấn đề đang gặp phải và giải quyết nó đơn giản cũng như là hiệu quả hơn, giúp em tránh làm em bị cuốn vào những vòng luẩn quẩn trong đầu mình.
Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày hãy tập gần gũi những người mang năng lượng vui vẻ, hay cười, những người biết động viên, biết khen ngợi, tránh xa mấy người hay than thở, kể lể, những người oán trách sân hận lại càng phải tránh ra, ngừng thói quen nghe nhạc ảm đạm, sướt mướt, thất tình sầu đời (vì mấy nhạc này mang tần số rất thấp, dù nó hay nhưng nó kéo sóng não xuống thấp theo khiến con người sầu theo), hàng ngày cố gắng nhìn nhận đánh giá tích cực khi quan sát cuộc sống...
Thứ 2: Tập giảm bớt một chút mong cầu của bản thân lại
Mong cầu bao gồm cả về vật chất và tinh thần, mọi buồn khổ đều khởi nguồn từ việc không được như ta mong muốn, thế nên càng mong nhiều càng dễ khổ. Thế nên hãy từ từ giảm nó xuống chút. Về vật chất thì khá đơn giản, thay vì phải có ip15 để xài mới oách thì mình có thể sài xiaomi redmi note 13 rồi lấy tiền dư đi du lịch một chuyến hoặc thay vì phải gồng nợ ngân hàng mua nhà mua xe để bằng bạn bằng bè thì tìm kiếm một căn bé hơn, xa trung tâm hơn hoặc đi thuê rồi đón bus đi làm... thực ra có được càng tốt nhưng đừng làm khó mình bằng việc bắt buộc phải có, vật chất nó là niềm vui ngắn hạn nhất mà em có thể cảm nhận, thâm chí nó không vui bằng thắng một trận game cơ
Còn về tinh thần, ca này khó đấy, ví dụ nhé, muốn con học tốt nhưng con học bình thường không vui, muốn bồ yêu kiểu abc nhưng ổng lại yêu kiểu xyz không vui, muốn thằng đồng nghiệp nó ăn đừng phát ra tiếng động nhưng cái mồm nó chép to quá khó chịu cũng không vui... nhiều cái nho nhỏ như thế khởi từ bên trong mình ra, nếu mình không kiểm soát được thì rất khó để hài lòng với cuộc đời, thế nên cũng nén lại.
Thứ 3: Tập yêu thương cơ thể của mình
Anh cho rằng mọi người nghĩ rằng mình yêu thương cơ thể của mình nhưng chưa chắc đâu nhé, thức tới mấy giờ đi ngủ, bcó tập thể dục thường xuyên không, uống nước đủ không, chế độ ăn có quan tâm không hay lại bận quá đa phần ăn tạm hoặc nhịn ăn để giữ cân giảm eo... thực ra anh biết cũng khó nhưng một tinh thần tốt phải xuất phát từ một thân thể khoẻ mạnh, thế nên hãy chăm sóc cho chính mình tốt cái đã.
Hãy cảm ơn đầu em vì hôm nay nó không đau đầu, cảm ơn mắt em vì nó còn nhìn tốt, cảm ơn chân, tay, mũi, lưỡi bla bla bla vì chúng không biểu tình gì... Hãy yêu bản thân mình như Narcissus yêu chính cái bóng của mình dưới sông vây bởi lẽ khi yêu mình em sẽ biết yêu người, và khi biết yêu mọi người em sẽ hạnh phúc.
***
Em có biết vì sao các thầy chùa lại gọi là đi tu tập không? Bởi khi bước chân vào cửa Phật những điều cơ bản nhất như hít thở, bước đi, ăn uống, ngủ nghỉ... đều phải học tập lại từ đầu. Các thầy chùa đi tu chính là hình thức tập hạnh phúc như vậy, thế nên người ta mới gọi là tu tập. Tất nhiên anh không nhắc tới để khuyên mọi người hãy đi tu, trời ơi cuộc đời còn nhiều cái hay quá, bản thân chúng ta còn đủ ham muốn trải nghiệm, còn đủ mong cầu cần vượt qua và còn đủ bài học phải nếm vị thì cái việc đi tu chắc phải dành cho kiếp khác. Nhưng việc học tập các thầy tu để tìm tới với hạnh phúc thì anh nghĩ là có thể tham khảo. Tương tự như việc em đọc thêm một cuốn sách nâng cao để tích thêm kinh nghiệm vậy, cứ đọc qua hiểu thêm đến đâu thì hay đến đấy, không cần gượng ép làm gì.
Còn nếu em là học sinh học không tốt lắm thì chưa cần vội tham khảo sách nâng cao, chỉ cần áp dụng kiến thức cơ bản trong SGK như mấy cái anh nhắc ở trên trước đã. Chỉ cần em cố gắng thực hạnh trong một thời gian kết hợp thiền định nếu có thể mọi thứ xung quanh em chắc chắn sẽ khác.
Chúc em sớm hạnh phúc bằng chính bản thân mình chứ không phải phụ thuộc vào ai
75 notes
·
View notes
Text
Chào các bạn, các bồ, các bro, các brồ mê sách vở văn chương và những thứ kỳ lạ khác và (không thể tin nổi) vẫn chưa bỏ follow Nhã Nam trên tumblr thân thương đang chìm sâu vào flop era trên nền nhạc lofi giữa vòng xoáy của mạng xã hội ngày càng hư vọng và cuồng điên này.
Vẫn là tôi đây, admin của nhiều ngày hôm qua với những cảm hứng bụi bặm nay không dưng được mang ra phủi trong cơn hưng cảm và tuổi già đã bào mòn cả thể chất lẫn tâm thần hồn (và cả đàn mèo của tôi nữa, nếu các ngài vẫn nhớ).
Ngạc nhiên chưa, dường như bằng sức mạnh nội tại và hào quang chính mình không sở hữu, trải qua mấy bận bể dâu (đọc: covid và suy thoái kinh tế hay những thứ tương tự thế), tôi vẫn chưa chết và cũng chưa bị đuổi việc. Tắm mình trong ánh sáng chói lòa của cuộc giác ngộ, về một điều gì đó mà chính tôi cũng chưa hay, có thể là mình vẫn còn quá trẻ để chết? hoặc (!), đã đủ già để trúng quả bằng cách thôn tính luôn cái trang tumblr mà chính công ty chủ quản có lẽ cũng đã lãng quên này, để làm một cái gì đó, thật đen tối, thật hắc ám đầy khả ái và ngây ngất lòng người?
Nghĩ là nằm, tôi quyết định sẽ từ trong chăn ấm đệm êm mà hồi sinh trang tumblr này. Tranh thủ đổi pass để không ai ngoài tôi có thể vào đây, để sau này nhỡ có mệnh hệ gì sẽ lấy cái mạng xã hội không ai cần này làm điều mờ ám!
(cận cảnh tôi thi triển phép hồi sinh)
(rare footage của tôi cười gian ác trong ảo tưởng hắc ám của chính mình)
Quyết định trở lại tumblr lần này, tôi đã suy nghĩ rất lung, số thời gian tôi bỏ ra để trăn trở về số mệnh của mình và tumblr này ước tính phải bằng trung bình cộng của những thoáng tôi đã thiếu rực rỡ ở nhân gian suốt mấy năm qua và nhiều ngày bước quá chậm giữa thế gian vội vã cùng cả những lít nước mắt tôi khóc thương cho sự kém cỏi của chính mình. Tôi nghĩ, phải làm sao để lại không burn out, sớm post bài tối buồn, nay hăm hở log in mai đến click một cú chuột cũng thấy quá sức...
[tua nhanh qua đoạn sau đó tôi sa vào trăn trở làm sao học hết được nhân sinh??]
Thế rồi, tôi cho rằng mình cần vạch ra vài ranh giới, để nếu may mắn, tumblr này có thể tiệm cận với thứ tôi hình dung và muốn nó trở thành hơn, và cũng để bảo vệ sức khỏe tinh thần bản thân:
Tôi sẽ đăng bài với tư cách là một người đọc trước, một người làm sách và (cần phải) quảng bá bán sách sau. Tumblr từng là nơi giới thiệu tôi tới nhiều cuốn sách hay, tác giả thú vị và khích lệ tôi yêu đọc sách, cũng là nơi nối duyên tôi đến với Nhã Nam, nên tôi rất hy vọng có thể biến trang tumblr mình cai quản thành một nơi lan tỏa những điều dễ chịu như vậy. Dù sao, cũng đã có nhiều kênh để các b(r)ồ bị/được dẫn dụ vào những cái bẫy mua sắm êm ái rồi, và tôi cũng không nghĩ những lời mình uốn lưỡi cú diều ở một trang blog tại một mạng xã hội flop bậc nhất này có thể khiến doanh thu công ty tăng vượt bậc cá chép hóa thuồng luồng rồng bắn điện pika. Chúng ta ở đây thở và đọc sách (Nhã Nam!) vậy thôi.
Để cho xứng với cái danh flop, tôi sẽ ưu tiên những cuốn sách "flop" - sách ít được lên sóng ở các mạng xã hội khác của Nhã Nam, sách ế, sách "hình như" ít ai để ý, sách tôi thực sự đọc và muốn chia sẻ,... Ngoài ra tôi cũng muốn ba la bô lô về những cuốn sách chưa được Nhã Nam xuất bản, mong được Nhã Nam xuất bản,... Nếu bạn cũng có những cuốn sách như vậy, hãy đến đây với tôi! *vỗ ngực bộp bộp* Vì hai tiêu chí trên, có lẽ tôi cũng sẽ không thể đăng bài thường xuyên hay định kỳ được, mong các b(r)ồ thông cảm. Nhưng tôi nhất định sẽ dành thời gian suy ngẫm để tăng chất lượng bài đăng cũng như tổ chức thêm nhiều trò chơi độc lạ.
Một điều nữa, tôi xin phép sẽ không trả lời những câu hỏi về việc cộng tác với Nhã Nam (bao gồm việc gửi bản thảo về đâu, như nào hay nội dung bản thảo...) bởi: 1) Những câu hỏi đó đã được trả lời và gắn tag (hỏi đáp | liên hệ) để ngay trên phần info, mong các bạn chịu khó lội lại 2) Việc trả lời rốt ráo những vấn đề đó nằm ngoài quyền hạn của admin tôi, mà tôi thì thực sự không muốn dăm bữa nửa tháng lại nhai đi nhai lại những câu trả lời trớt quớt không giải quyết được vấn đề gì (và chúng quả thực là những vấn đề tôi không thể giải quyết?!) 3) Mọi thông tin về tuyển dụng CTV chắc chắn sẽ luôn được đăng tải minh bạch và rõ ràng trên các kênh truyền thông chính thức dễ tiếp cận dễ liên hệ hơn của Nhã Nam như fanpage Facebook hay Instagram. Các bạn theo dõi những kênh đó sát sao là được. Ngoài ra thì các b(r)ồ muốn tâm sự dày mỏng gì (ưu tiên về sách) admin tôi cũng sẵn lòng đón tiếp. Chat trực tiếp, hỏi ẩn danh, tag thẳng mặt... gì cũng được. Nếu khó quá tôi sẽ lờ đi.
Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè gần xa bà con follower lối xóm đã đến chung vui buổi hồi sinh này cùng gia đình chúng tôi. Cảm ơn các b(r)ồ đã đọc đến tận đây và vẫn nương tình mà không unfollow. Cảm ơn các bạn vẫn nhớ đến và nhắn hỏi, ở đây và nhiều nơi khác, khiến tôi cảm thấy lưới nhện liên kết mỏng manh và lỏng lẻo này vẫn đủ sức giữ chúng ta đâu đó trong nhau. Hẹn gặp lại ở những cuốn sách chúng ta sẽ cùng đọc và cùng say mê!
Sau đây tôi xin hát một bài để khép lại chương trình come back.
youtube
Hát xong tôi xin làm ending fairy.
88 notes
·
View notes
Text
Kỹ năng sinh tồn linh tinh mình gom lại được *Ghi chú được viết với ý kiến chủ quan cá nhân - Khi bị dơi, gấu trúc bắc mỹ, cáo hay chồn hôi cắn thì phải đi bệnh viện liền. Bệnh dại một khi đã phát tác thì vô phương cứu chữa.
- ĐỪNG CÓ CỐ GẮNG dập tắt Chảo mỡ đang bốc lửa bằng nước, hãy phủ kín nó!
- Bị ngã hoặc bị đẩy khỏi sân ga xuống đường ray tàu điện ngầm. Hãy cố gắng lăn dưới cái nền đó. Nhiều nhà ga có một khoảng trống ở đó (giống như một phần nhô ra nho nhỏ) được dùng chính xác cho lí do trên.
- Triệu chứng đau tim ở phụ nữ thường khác với những triệu chứng thường được mô tả và phụ nữ thì cho rằng họ chỉ mệt mỏi hoặc là bị cúm thôi và họ chết vì không chữa trị. Vậy nên nếu có đau tức vùng ngực với một thời gian đau hơn 3 ngày hãy đi kiểm tra.
(Sự đè nén, áp lực, hoặc là những cơn đau ở phần trung tâm của ngực. Nó kéo dài hơn một phút, biến mất và quay trở lại. Bị đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, quai hàm và dạ dày. Khó thở, có hoặc không có những cơn đau ngực. Một triệu chứng khác như là toát mồ hôi lạnh, buồn nôn hoặc chóng mặt)
- Lúc bị nghẹn thức ăn ở nơi công cộng, ĐỪNG đi vào nhà vệ sinh. Hãy cầu cứu những người xung quanh.
- Khi đang đi bộ và đi qua một con phố. Nếu nhìn thấy ánh nắng phản chiếu từ kính chắn gió của xe ô tô đang tiến tới thì rất có khả năng là tài xế không nhìn thấy bạn đâu.
- Khi bị ngã vào chỗ nước lạnh. Đừng bơi mà hãy cố gắng nổi cho đến khi sự sợ hãi giảm bớt. Khi kiểm soát được hơi thở thì có thể bắt đầu bơi tới nơi an toàn. Đừng thở gấp và bình tĩnh xử lý.
- Nếu phải đi qua một cánh cửa bị khóa. Đừng dùng vai của bồ.Thay vào đó hãy đá thẳng vào chỗ bên cạnh tay nắm/tay cầm ấy. Điều này mang đến cho bồ cơ hội tốt hơn nhiều để phá khóa đó.
- Khi đi vào một tòa nhà, hãy tìm kiếm một lối thoát khác không phải lối mà đã đi vào. Trong trường hợp khẩn cấp hầu hết mọi người đều đâm đầu chạy vào lối mà họ đã đi vào. Hãy chọn con đường khác chứ không phải theo đám đông trong trường hợp này.
- Khi mà xe đang ở dưới nước, nút " roll-down" ( hạ kính xe ) sẽ hoạt động bất kể là phải chịu áp lực nước ở bên ngoài xe. Nhưng bánh lái thì sẽ khó điều khiển hơn nhiều. Sẽ là tốt hơn nếu như bồ có một cái gì đó trong khoang chứa đồ để đập vỡ kính nha.
- Luôn luôn để lại kế hoạch về cuộc hành trình của mình cho một ai đó. Nếu như gặp người lạ, ect.. có thể là người xấu ở trên đường. Luôn luôn để cho mấy người đó biết rằng bạn đang liên lạc với bạn bè và gia đình và họ sẽ biết chính xác là bạn đang ở đâu. Bạn sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều.
- Không bao giờ được sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa chất tẩy trắng và amoniac (NH3) cùng một lúc và trong cùng một căn phòng. Sự kết hợp hơi (dạng khí) của hai thứ này có thể tạo ra khí cloramin (NH2CL) và nó sẽ giết bồ nếu bồ hít phải. Kiểm tra các đồ dùng làm sạch để xem thành phần của chúng là gì (đặc biệt là chất tẩy rửa nhà vệ sinh và gạch).
- Khi uống aspirin để ngăn chặn cơn đau tim. Hãy nhai viên thuốc thay vì nuốt nó. Aspirin sẽ được hấp thụ nhanh hơn theo cách này. (thực tế trải nghiệm)
- Ung thư ruột được phát hiện sớm có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhờ phẫu thuật.
- Khi gọi đến số báo khẩn cấp (Việt Nam: 113, 114, 115. Nhật Bản: 110. Trung Quốc: 110, 119, 120. Hàn Quốc: 112. Mỹ: 911) luôn luôn phải nói NƠI xảy ra vấn đề trước sau đó mới là vấn đề. Địa điểm, địa điểm, địa điểm.
- Nếu như đang gặp nguy hiểm và cần phải được giúp đỡ ở nơi công cộng. Hãy chỉ vào ai đó và bảo họ gọi đến số khẩn cấp.
- Với mấy đứa trẻ trong nhà hãy cho các con tham gia các lớp học kỹ năng sinh tồn cơ bản. Và nếu khi gặp phải nguy hiểm hãy đập vỡ cửa sổ tại nơi bất kỳ hoặc hãy tạo nên sự ồn ào vì nếu như có ai tấn công chúng hoặc những việc đại loại vậy. La hét sẽ không mang cảnh sát đến nhưng đập vỡ cửa sổ thì có.
- Đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn.
- Khi phải ra khỏi một chiếc xe đang di chuyển, hãy đặt một chân xuống trước và bước một bước (đừng nhảy ra) - điều này sẽ làm giảm tốc độ của bạn (chắc chắn là sẽ ngã nhưng ở một tốc độ thấp hơn).
- Nếu như xe của bồ đột ngột tăng tốc vượt quá sự kiểm soát của bồ và phanh thì không phản ứng. Hãy trả xe về số M và chầm chậm phanh.
- Một cuộc chiến công bằng thì không tồn tại. Sẽ chẳng thể biết được người khác đang nghĩ gì đâu. Khi đang đánh nhau, đối phương có thể giết (vô tình hay cố ý) bạn đó. Hãy làm bất cứ thứ gì để có thể sống sót. Đá vào đầu gối, xé mắt, đá vào hạ bộ.
- Khi chạm vào đồ điện hãy sử dụng mu bàn tay. Sử dụng lòng bàn tay của bồ chạm vào dây điện có điện sẽ khiến tay của bồ gắn chặt vào đó và không rút ra được đâu.
- Chỗ nước mà bạn định lặn có thể sẽ sâu hơn là bạn nghĩ đó. Vài mét chẳng hạn.
- Luôn luôn đặt ra câu hỏi cho bản thân. Đặc biệt là dưới sự chi phối, tác động.
- Thủy triều đột ngột rút xuống mà không báo trước. Hãy chạy nhanh đến nơi đất cao hơn.
-Hãy tham gia lớp học về các bước sơ cứu cơ bản nếu có thể. rất quan trọng đó.
22 notes
·
View notes
Text
VIÊN NGỌC QUÝ: 12 NHÂN DUYÊN TRONG ĐẠO PHẬT
(12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã)
Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với nhau), 12 liên hoàn (liên đới và trở lại). Tùy khả năng đoạn một khoen là cả vòng 12 khoen tan rã. Sao mai vừa mọc ngày mồng 8 tháng 12, Bồ tát Cồ Đàm chứng ngộ Lý Duyên khởi tức 12 nhân duyên này. Từ đó, Ngài dùng ánh sáng duyên khởi làm đuốc soi đường, mở cửa bồ đề cho thế gian chúng sanh. 12 vòng (khoen) nhân duyên là:
1. Vô minh
2. Hành
3. Thức
4. Danh sắc
5. Lục nhập
6. Xúc
7. Thọ
8. Ái
9. Thủ
10. Hữu
11. Sanh
12. Lão tử
Chúng ta hiểu từng nhân duyên như sau.
1. VÔ MINH
Vẽ hình ảnh bà già mù chống gậy đi trong rừng xương. Rừng xương vì xương sống, xương sườn chúng ta đã bỏ từ bao kiếp luân hồi. Mù là không sáng, khởi niệm quên lửng chân không diệu tánh. Rừng là cũ kỹ, rậm rạp là nhiều. Con đường toàn xương chúng ta đã đi từ vô thủy, chúng ta đã biết chán chưa? Chúng ta còn đăm đăm trước mắt chuyện con rắn, heo, gà trước mắt. Còn tham lam, giận hờn cả ngày, đâu có thời gian nhận được mình là bà già mù đi trong rừng xương.
Quán duyên khởi, thấy mối tương quan của vạn pháp, huyễn sanh, huyễn diệt. Người có trí biết thương kẻ đồng nghiệp, tha thứ khoan dung những mê dại. Một lòng từ bi hỉ xả để độ tha. Vô minh là khởi niệm khiến quên mất chân tánh và mất sự sáng suốt của trí tuệ. Do vô minh nên mới tạo nghiệp thiện hay ác để tiếp nối vòng luân hồi sanh tử là hành. Cho nên vô minh (là hoặc, nhân) duyên hành (nghiệp, quả).
Thập triền (phẩn, phú, hôn trầm, thụy miên, hỷ du, trạo cử, vô tàm, vô quý, khan và tật đố). Triền là dây trói buộc chúng sanh, khiến chúng ta không ra khỏi sanh tử được mà bị ràng buộc hoài, không thoát khỏi được sợi dây ái nhiễm, dục nhiễm mà được lên bờ giải thoát an lạc. Thập triền này là thức ăn của vô minh. Khi vô minh bị đoạn trừ thì minh khởi.
Chúng ta cần phải làm giàu trí óc mình, thay đổi hiểu biết và chuyển hoá mình bằng những kho tàng tri kiến của các bậc cổ đức, cần mở mang và hoàn thiện tâm hồn bằng những dấu vết bước đi của người xưa. Chìa khóa hạnh phúc là tánh giản dị. Do đây ta có đầu óc rảnh rang để lo sự nghiệp tâm linh, không chăn ba con gà, rắn và heo nữa.
2. HÀNH
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: nếu mình nói hay hành động với tâm thanh tịnh hay ô nhiễm thì an vui hay khổ não sẽ theo liền với mình như bóng theo hình hay như bánh xe lăn theo dấu chân con bò.
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Ta nói hay hành động
Khổ não sẽ theo ta
Như bánh xe lăn theo
Bước chân của con bò.” [26]
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Ta nói hay hành động
An vui sẽ theo ta
Như bóng chẳng rời hình.”[27]
Như anh thợ gốm đang nắn chiếc bình. Nắn khéo thì bình đẹp (thanh tịnh). Vụng thì bình méo (ô nhiễm). Hãy nắn cẩn thận tức là chính thân miệng ý hiện tại đang tô điểm hoặc bóp méo tương lai của chúng ta. Lành thiện thì cuộc đời mai sau sẽ huy hoàng. Mê dại xấu ác thì thảm hại đáng thương đang chờ đợi, tức hành vi hiện tại đem quả báo mai sau nên Hành duyên Thức, nghĩa là những hành vi hiện tại có năng lực tiềm ẩn, điều khiển thúc đẩy tâm thức trong chiều sâu, để dẫn dắt hữu tình đi đến tương lai. Nghiệp thường xuyên thay đổi theo tâm biến hoá của mình như người thợ tùy sở thích mà nắn vạn hình thiên kiểu.
Nương lời dạy của Đức Phật, biết rõ hành uẩn duyên sanh, vô thường vô ngã, nhờ định lực, hành vô hành, đắc vô đắc, có thể dừng bước trên con đường sanh tử vô tận. Kinh Tương Ưng III, Phẩm Tham Luyến[28] , Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Đây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.”
Đức Phật dạy sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư là tâm suy nghĩ về sắc thanh hương vị xúc pháp, 6 trần gọi là Hành. Tư là động lực đưa đến tái sanh, tức là tùy bàn tay khéo vụng mà thành bình đẹp xấu. Ý nghiệp là căn bản sanh tử. Tâm trong sạch là gốc giải thoát. Ý thanh khiết là nền tảng tiến hóa. Ý nghiệp niệm niệm phan duyên, kích động sáu căn, dung thông khắp cơ thể. Bao nhiêu nghiệp thiện ác nặng nhẹ, ý đều làm chủ. Ý nghiệp vi tế rất khó khăn cho chú mục đồng chăn giữ. Chúng ta phải tự điều phục tâm mình như Kinh Pháp Cú dạy:
“Người dẫn thủy, dẫn nước;
Kẻ làm cung, nắn tên;
Người thợ mộc, uốn ván;
Bậc chí thiện, tự điều.”[29]
Tâm ta như một dòng sông. Sự chuyển động của dòng sông là tổng hợp của tất cả những chuyển động từng giọt nước. Cũng thế, tâm chúng ta là một chuỗi thiện ác, vui buồn yêu ghét. Sự liên tục xê dịch, đổi dời, triền miên chuyển động biến hóa này là Hành ấm. Rời các niệm tưởng suy nghĩ không có hành ấm nên nói hành vô ngã.
3. THỨC
Tranh vẽ cảnh chú khỉ nhảy từ cành này sang cành khác. Cành cũ (nghiệp cũ) đã khô cằn, cành mới trĩu đầy quả (có thể lành hay độc). Tâm thức thật thể ở khắp pháp giới nhưng vì vô minh cứ gặp cảnh là thọ khổ vui, khởi yêu ghét. Không ngờ đã mắc chỗ đầu thai đem đến danh sắc. Thân sau gọi là tái sanh. Thân này là hậu quả của năm uẩn cũ. Thần thức theo nghiệp chịu báo tái sanh để đền ơn hay trả oán hoặc hưởng phước hoặc chịu tội gọi là thức duyên danh sắc.
Tâm thức là một chuỗi biến đổi duyên sanh làm sống bào thai và là cái biết của sáu giác quan sau này. Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì thân trung ấm dấy niệm thương mẹ. Nếu là con gái thì thân trung ấm dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ, nên nó là hành duyên thức. Cái hành nó chuyền níu qua thức.
Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố là mạng sống, hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức) và thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức A-lại-da. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Thức tâm là danh (phần vô hình), phôi thai là sắc (hữu hình) nên bảo thức duyên danh sắc, thức leo qua danh sắc.
Lớn lên khi sáu căn tiếp xúc sáu trần sinh phân biệt sáu thức. Nếm mật ong thì ngon ngọt, ăn ‘cơm không’ ta thấy vị lạt nhạt nhẽo. Các thực phẩm mỗi thứ, một vị nhưng khi bài tiết ra, chúng chẳng khác nhau. Cái tô so với cái tách là lớn nhưng so với cái chậu lại bé. Tâm phân biệt theo nghiệp mà nhuốm màu vạn vật. Thế giới sáu trần chính nó tạo ra toàn những bất đồng. Đường ngọt, muối mặn, khổ vui, động tĩnh chung quy cũng chỉ là nhân duyên sanh nên vô ngã, vô thường, khổ và không. Chỉ cần chúng ta luôn tự chủ và sáng suốt. Những cảm giác khởi lên chúng ta ghi nhận, biết rồi để mặc chúng tan đi với tánh cách vô thường của chúng. Vọng tâm như con khỉ nhảy nhót, ưa thích rồi chán bỏ, rồi lại ưa thích rồi lại chán bỏ… giác quan tiếp xúc sự vật. Yêu và ghét phát sanh. Thế là có anh si mê đứng đấy. Nhưng với chánh niệm thì đấy là lúc trí tuệ phát sanh. Bắt buộc phải có mặt ở một nơi mà các giác quan bị quấy rầy. Đừng ngại, giác ngộ không có nghĩa là điếc hay mù, chỉ cần chánh niệm, không dính mắc. Bản chất là ảo ảnh nên sáu trần tự trôi qua. Điều cần yếu là phải học cách kiểm soát và làm chủ con khỉ. Tám thức phân biệt tài tình tuyệt diệu.
1. Nhãn thức tâm vương là chủ tể biến ra thế giới màu sắc, hình tướng.
2. Nhĩ thức tâm vương biến ra thế giới âm thanh.
3. Tỵ thức tâm vương biến ra thế giới thơm hôi.
4. Thiệt thức tâm vương biến ra thế giới ngọt chua.
5. Thân thức tâm vương úm bala biến ra thế giới nóng, lạnh, trơn và rít.
6. Hoàng đế ý thức tâm vương tài ba lanh lẹ, quán xuyến vào các pháp trần, chiếu rọi quá khứ, hiện tại, vị lai và thống lý cả năm quốc gia trên.
Năm thức trên tuần nghiệp theo duyên biến ra năm trần cảnh, kiến hoặc chấp năm trần là thật. Ý thức phân biệt xấu đẹp hay dở là tư hoặc. Kiến hoặc, tư hoặc là gốc trầm luân. Ai chăm quán vô ngã, vô ngã sở thì ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí, mở đường cho tạng thức trở về đại viên cảnh trí, thành chánh đẳng chánh giác.
Thật ra nhãn thức không nhìn thấy cảnh bên ngoài đâu.
a. Thần kinh: ta đang nhìn sự vật ở thần kinh trong con mắt. Do ánh sáng mặt trời chiếu vào bông hoa ở ngoài vườn, phản chiếu qua con ngươi vào thị giác thần kinh.b. Bóng ảnh: tâm liền thấy một bóng ảnh gọi là nhãn thức đã sanh.c. Bóng ảnh theo nghiệp người: theo nghiệp người, cha mẹ, gia đình, nhà trường đã dạy ta gọi là hoa vạn thọ…Trước kia ta yên chí là ta thấy bông hoa thật ở ngoài vườn. Đâu ngờ mình chỉ thấy bóng ảnh ở thần kinh của nghiệp người, theo duyên hiện lên gọi là nhãn thức sanh; rồi lại theo duyên tan đi, gọi là nhãn thức diệt.
Bóng ảnh này không phản ảnh trung thành sự thật đâu. Nó theo duyên ánh sáng mặt trời, giả hiện trong lòng mắt đang tối của loài người. Mắt cua tròn xoe lồi ra ngoài hẳn lãnh tia sáng một cách khác. Bông hoa hiện lên hẳn cũng phải là một hình sắc khác. Các công nghệ sản xuất gương hiện nay minh chứng điều đó cảnh vật tuần nghiệp phát hiện. Thế cho nên, nhãn thức hư vọng vô ngã và nhãn thức hư vọng thế nào thì năm thức kia cũng vậy.
4. DANH SẮC
Phật dạy vẽ một chiếc thuyền đang chở bốn thùng đồ vật (đất, nước, gió và lửa). Vọng thân như con thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Danh là tâm (sắc là đất nước gió lửa) chính những yêu ghét mừng giận của chúng ta hàng ngày đưa chúng ta đi đầu thai, như khỉ theo nghiệp leo trèo mà có lên hay xuống. Đức Phật gọi bào thai là danh sắc.Tâm là danh, người chèo lái con thuyền tức thức A-lại-da. Một khi thân đã thành tựu hoàn mãn rồi, thức này sẽ lần hồi nảy sanh bảy thức kia. Cái nghiệp (vọng thân) của mình như thuyền đang trôi trên dòng sông sanh tử. Có Danh Sắc bào thai thì có sáu căn. Nên danh sắc duyên lục nhập.
5. LỤC NHẬP
Lục Nhập là sáu căn (bào thai hoàn mãn ra khỏi bụng mẹ). Phật dạy vẽ nhà có sáu cửa vì sáu trần sẽ từ sáu căn đi thẳng vào tâm.Căn nhân trần phát ra cái biết và trần nhân căn mới có tướng hiện; từ đó thức phân biệt là đầu mối chia chẻ nhị biên, khiến ngã tánh sai lầm mọc rễ. Chủ thể nhận thức (tâm) và đối tượng nhận thức (cảnh) dựa nhau đồng khởi là do môi giới sáu căn. Kinh Lăng Nghiêm[30] , mười phương Như Lai khác miệng đồng lời xác nhận rằng: “Đầu nút câu sanh vô minh khiến luân hồi sanh tử chính là sáu căn, cho nên y sáu căn mà cởi gỡ thì được tịch thường đạo quả an vui giải thoát” (Tri kiến lập tri tức vô minh bản; tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn). Thế thì sở dĩ bây giờ chúng ta là chúng sanh và Phật là bậc thánh vì ngài khi sáu căn tiếp xúc sáu trần thì không khởi niệm, còn mình thì mở tung các căn như căn nhà mở toang các cửa để thu nạp và lãnh trần cảnh, rồi tính toán khôn dại, hơn thua, lợi hại. Thế là vô số tham, sân, si khởi dậy và tạo ra nghiệp sát, đạo, dâm, vọng…Do có sáu căn mở toang tiếp cảnh ngoài nên có xúc chạm, vì thế lục nhập duyên chuyền níu qua xúc.
6. XÚC
Căn trần xúc chạm (mắt xúc trần, tai xúc thanh, mũi xúc hương, lưỡi xúc vị, thân xúc chạm và ý xúc pháp) nhưng nguy hiểm nhất là nam nữ hai thân xúc chạm. Đây là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Thân này là quả của dục nhiễm. Rồi trong lúc có thân, chúng ta lại tiếp tục tạo vô số các nhân mới để tạo quả vị lai. Hàng ngày yêu thích cái áo này, ký tên với cây viết này mới chịu, làm việc với người mình hạp, chỉ thoả mãn với món ăn mình thích, chỉ nói chuyện hay email với ngư���i mình ưa… những việc nho nhỏ đó đều biểu lộ chủng tử lòng ái nhiễm, lòng tham ái của con gà hay bồ câu và ta cứ vô minh, vô tình hay cố ý tạo những hạt giống chủng tử đó.
Thế nên bổn phận đầu tiên của người xuất gia là hộ sáu căn (hộ mắt đừng để thấy sắc ái nhiễm, hộ tai đừng nghe tiếng bậy, hộ lưỡi đừng thốt lời ám muội, hộ mũi đừng ngửi hương son phấn, hộ thân đừng đam mê xúc chạm, hộ ý đừng để tư tưởng bất chính khởi lên). Quán thân do bốn đại đất nước gió lửa giả hợp, không ta, không người, không thọ và không mạng. Sự xúc chạm là pháp không có. Chỉ có sự có mặt hai duyên căn trần. Rộng quán sát sẽ thấy tất cả vạn pháp đều không tự có. Thực sự chỉ là sự có mặt của duyên. Ai am hiểu sự thật này là hiểu Phật pháp. Không nhận thức được thật tướng của các pháp, không thấu đáo được chân tướng của chính mình, không có chánh kiến là vô minh. Bà già mù vô minh vẫn ngự trị muôn loài cho tới bao giờ chúng ta chịu mở mắt theo ánh sáng giác ngộ của Như Lai.
7. THỌ
Hàng ngày chúng ta thọ cơm, thọ nước uống, thọ dưỡng khí vào, thọ hơi ấm mặt trời. Rồi chấp thủ đất, nước, gió, lửa vô thường này là ta. Thân kiến là gốc tất cả tà kiến. Cho thân là ta nên mỗi khi căn chạm cảnh, tâm liền thọ trần mà có khổ vui. Tất cả chỉ có thọ ấm vọng lãnh nạp hư phát minh mà thôi. Thọ uẩn là yếu tố kích thích, trói buộc và sai sử chúng ta rõ ràng nhất.
Thọ thì khổ vì có nhận lãnh là có khổ. Thọ thân này là thân riêng của ta. Thọ tâm này là tâm riêng của ta là cái thọ đầu tiên để từ đó có những cái thọ khác. Nào là thọ cái ăn, thọ cái mặc, thọ cái ở, thọ sắc, thanh, hương, vị, xúc, thọ những cái làm ta thích thú, thọ những cái cần thiết, thọ những cái không cần thiết, rồi thọ những cái xa xỉ, thọ những cái thừa thãi, vô ích vì thói quen góp nhặt tham lam không thể bỏ qua. Mỗi chúng sanh, mỗi cuộc đời là một chuỗi những thọ nhận liên tiếp.
Thọ cuộc đời là một trường đau khổ (khổ đế: tám khổ). Còn nhiều nỗi khổ khác do thọ mà ra như nhận được một cái quý thì nơm nớp sợ mất, lo giữ nhưng chắc gì còn với mình. Người giàu sợ mất của. Người có địa vị sợ mất địa vị. Người có người yêu sợ mất người yêu. Người có danh vọng sợ mất danh vọng. Thọ thuận thì vui. Thọ nghịch thì khổ. Thọ không thuận không nghịch thì si. Đây là lạc thọ, khổ thọ và si thọ. Tóm lại ba thọ đều là khổ.
Thân vô ngã (vọng thân vì bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), tâm cũng vô ngã (là vọng tâm vì thọ, tưởng, hành và thức là không). Thân và tâm không phải là hai thực thể riêng biệt, độc lập và tách rời. Chúng luôn đi đôi, quan hệ liên đới chặt chẽ, đồng xuất phát từ một tạng thức u mê nhưng tài tình kỳ diệu.
Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, thọ khổ vui, tưởng yêu ghét, hành suy nghĩ và thức phân biệt. Ai cũng biết thọ chỉ là cảm giác nhân duyên sanh. Đã là cảm giác thì hẳn hư vọng. Nhân duyên sanh là trong chấp ngã (cho thân này là thật), ngoài chấp pháp (cho sáu trần là thật). Ví dụ: Mắt nhìn thấy một người thân thương, tâm vui (thọ lạc, vui vì gặp thuận cảnh, đưa đến ái ngã); Nhìn ra vườn thấy ai dẹp những chậu hoa cúc dễ thương của mình đi, bực bội (khổ thọ, vì chạm cảnh trái ý). Nhìn cảnh không buồn không vui (si thọ vì chấp có ta đang nhìn cảnh ấy). Nếu vui từ tâm ra thì sao không thường vui, nếu vui từ cảnh ra thì can hệ gì đến ta, rõ ràng thọ trống rỗng hư vọng không thật thể. Hàng ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, nuôi dưỡng ba độc tham sân si. Các tổ có tuệ giác nên bình thản, gọi là xả thọ. Chúng sanh cho thọ là vui nên càng thọ càng tốt. Đức Phật dạy thọ thì khổ.
1) Hoại khổ: ta gọi vui (lạc thọ), Phật gọi là hoại khổ vì vạn pháp tánh chất vô thường, quá khứ đã qua, hiện tại đang mất, thấy vui chỉ là do pháp trần lạc tạ ảnh tử.2) Khổ khổ: ta gọi khổ (khổ thọ), Phật gọi khổ khổ vì thân sanh già bịnh chết đã khổ còn thọ thêm cảnh khổ bên ngoài.3) Hành khổ: ta gọi bình thường, không khổ không vui (si thọ), Phật gọi là hành khổ vì si mê cho căn trần là thật, chấp ngã chấp pháp càng huân càng dày thì quyết định chỉ đi đến tam đồ khổ báo, thế nên cả ba thọ đều khổ.
Thọ khổ là khổ, vì tăng trưởng sân não.Còn bình thường huân tập ngu si không tuệ, nên thọ si là khổ.Còn vui thì tăng trưởng lòng tham, lún sâu vào biển vô minh, khó nghĩ tới sự ngóc đầu ra, nên lạc thọ là khổ.
Dòng sông là những giọt nước đang xê dịch. Thân thể ta là một dòng sông. Vô biên tế bào đang chuyển biến. Tâm ta cũng là một dòng sông. Các cảm thọ sanh diệt, diệt sanh không ngừng, theo sự hoạt động của sáu giác quan. Cảm thọ vui đưa đến tham luyến, khổ đưa đến chán bỏ. Mỗi cảm thọ đều kích thích tham và sân nổi dậy. Nay chánh niệm thì tình trạng bắt đầu thay đổi. Cảm thọ được diễn biến chiếu soi dưới ánh sáng của ý thức. Chánh niệm không nhận nó là ta nữa, không nói tôi ưa thứ này, tôi chịu thứ kia, tôi vui, tôi khổ.Kết quả đầu tiên là khôi phục lại chủ quyền, do đây cảm thọ đã mất đi ma lực của nó. Kết quả thứ hai là thấy được nguồn gốc của nó là vô minh. Do chấp ngã, chấp pháp mà có cảm thọ. Kết quả thứ ba là biết tự tánh nó hư vọng, không có bản chất, chỉ là những cảm giác sanh và diệt theo nhân duyên. Có khi tu tập cả chục năm qua rồi mình vẫn chưa vô được những ý nghĩa này. Xin hãy suy nghĩ.
Cả ngày gắt gỏng cau có do nguyên nhân vì thức khuya, thiếu ngủ, đây là cảm thọ khổ gốc từ sinh lý. Bị một người bạn hiểu lầm, bực tức, thọ khổ, đây gốc là từ tâm lý. Đi về thấy ai bày trong phòng mình rác bẩn, đồ đạc lộn xộn bừa bãi, phát cáu, đây là thọ khổ vì vật lý. Được khen ta vui, quán chiếu, khám phá ra căn bản thọ vui là từ ngã ái và lạc thọ này đưa đến ảo tưởng. Có tỉnh ra mới tránh được những tự hào, tự mãn vô ích. Một khi lạc thọ ảo hoá tan biến nhường chỗ cho những niềm vui lành mạnh có tác dụng nuôi dưỡng giác ngộ, trưởng dưỡng thánh thai, thế nên cảm thọ rõ ràng bất định. Khổ vui tùy theo bản chất mọi người.
Bởi vậy, Phật dạy vẽ minh họa sự xúc thọ như người bị mũi tên độc bắn vào mắt. Nếu người khôn thì rút ra rồi, nhưng chúng ta cứ cắm mũi tên ấy tự đâm vào mình từ sáng đến chiều, ngày này sang ngày khác cho nát thây ra, nếu có ai hỏi thì rút ra đâm vào người khác nữa. Ví dụ có người nói vu oan cho ta, tức là bị một mũi tên đâm vào mắt, vào tim. Chúng ta đâu có chịu quên lời nói trái tai ấy đâu. Mỗi lần nhớ là một lần đâm sâu vào mắt. Chưa đủ, ta lại điện thoại hay email cho người ở Sa Đéc, Cà Mau… rồi Ấn độ, Hoa kỳ… kể nỗi oan khổ của mình cho người khác nghe, thế là đưa tiếp những mũi tên khác đâm vào mắt người khác. Cứ thế mỗi ngày chuyển không biết mũi tên đi để tự đâm vào mắt người mà không biết lời thị phi đó chỉ là trò chơi của động và tĩnh, là làn sóng âm ba, là cái không có. Chỉ bậc thánh nhân xả thọ mới an ổn tinh thần, tìm được sự thanh thản mát mẻ. Một thiền sư nói rằng:
“Thị phi rơi rụng như hoa sớm
Để lòng lạnh băng với gió sương.”
Hàng ngày quán chiếu thân, tâm và cảnh đều giả nên an định tinh thần. Nhiều mũi tên có bay đến, nhưng cả các thánh nhân không nhận và không giữ, thế là chúng tự gẫy và rụng xuống như hoa rơi. Nếu không thế thì dù xuất gia vẫn sâu kết phiền não, gồng gánh trọn đời.
“Kẻ hơn mua oán,
Thua ngủ không yên,
Hơn thua đều xả,
Tự tại bình an.” [31]
Yêu tương tư là mũi tên cắm phập sâu nhất.
“Thương em mười kiếp vẫn chờ
Trăm ngàn năm nữa vẫn thương em mà”.
Vì đưa đến tham đắm, dấn vào biển vô minh, cho nên đời đời, kiếp kiếp ràng buộc gặp nhau hoài. Mỗi tên này nhiều vị độc, mũi tên tình ái. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Có ba loại người không sợ trời sập là kẻ điên, kẻ say và người đang yêu” vì những kẻ này bị tên cắm quá sâu, đắm nhiễm mà không màng gì đến sự nguy hại xung quanh. Tứ Niệm Xứ là kiện tướng để hàng phục vọng tưởng hay thọ tưởng ái nhiễm này. Chúng ta từ nhiều kiếp quay cuồng chỉ vì bốn đảo:
1) Thân bất tịnh mà cứ quý chuộng mê say cho là nơi nương tựa;
2) Thọ thì khổ mà cứ khao khát, những mong càng được nhiều càng hay;
3) Tâm vô thường, vọng tưởng mà cứ tin chắc là một phiến thủy chung sáng suốt;
4) Pháp không thật mà cứ cho nội sáu căn, ngoại sáu trần, chặng giữa là sáu thức là thật.
Quán chiếu thuần thục mới không nô lệ sáu trần, khôi phục lại quyền tự do độc lập.Tứ niệm xứ dạy chúng ta dùng hơi thở quán chiếu sự có mặt của khổ vui, của tình cảm ái nhiễm, rồi từ từ điều phục. Hơi thở nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Thân tâm nhẹ nhàng an tịnh dần dần. Cứ như thế chúng ta an tịnh hoá cả ba thọ, ba tưởng. Chánh kiến thấy rõ nguồn gốc, bản chất và hậu quả của những cảm thọ khổ vui nên giải thoát được sự khống ch��� của nó. Đối trị thọ với chánh niệm không nhận là mình. Biết nguồn gốc thọ là vô minh, tánh nó là hư vọng. Quang trạch được khu rừng năm ấm sẽ được hưởng bình an, thong thả đi trong đời không bị dính mắc, là con đường Niết Bàn. Hãy quán có thọ thì có khổ. Có lãnh thọ nhiều thì khổ nhiều. Có lãnh thọ ít thì khổ ít. Đức Phật dạy như nhiên để nó đến rồi đi, thọ mà không thọ.
8. ÁI
Như người say rượu, đã uống mấy chai rồi, say lỉ bỉ, mấy chai không nằm nghiêng ngả lăn dưới đất. Trên bàn một chai để sẵn sắp sửa uống và còn mấy chai nữa sắp hàng chờ đợi. Ý nghĩa bức tranh này cho ta biết khát khao thọ cảm vẫn vô tận trong lòng muôn thú, trong lòng chúng ta, quá khứ cũng thọ ái dục, hiện tại vẫn thọ và mãi đến vị lai. Ái dục ngọt ngào khiến càng say sưa đắm đuối mất chánh kiến.
Tri giác khởi liền sau thọ. Yêu thích tham luyến tiếp liền sau thọ vui. Ghét bỏ xa lánh tiếp liền khổ thọ. Do đó, hết yêu đến ghét, hết ghét lại yêu, cứ vậy triền miên niệm niệm vọng tưởng. Thật ra tưởng tức không, vì rời đối tượng hiện tại và các pháp trần nhớ về quá khứ, vị lai, tưởng quả tình không có, chỉ đối duyên tạm có, duyên diệt ảo tưởng liền tan.
Ngài Quán Tự Tại bồ tát thấy nghe hay biết đủ thứ, không bị che mờ, không bị chi phối. Tất cả hay dở, lành dữ đều bay qua như gió thoảng, như hư không. Được như vậy nên hết khổ. Lời nói là thứ hư vọng, chỉ là trò chơi động tĩnh, trò chơi của khí hơi, do không khí chuyển động (làn sóng âm ba) mà thính giác thần kinh tự biến ra âm thanh để phân biệt. Trí tuệ Bát Nhã biết lời nói là gió thoảng nên không bận lòng. Không ôm không khí chuyển động đó để suy nghĩ rồi sinh oán ghét hay thương yêu.
Thực hành sâu xa Bát Nhã không có nghĩa là chìm nghỉm trong đó mà là tự tại không gián đoạn. Tâm an định một phiến. Tưởng uẩn không lúc nào bị chi phối. Thế là hết khổ. Chúng ta khi đang quán thì tưởng uẩn trừng lặng. Nhưng khi xúc sự vẫn nhận vọng tưởng là mình. Thế là thực hành Bát Nhã chưa sâu nên hễ đụng chuyện liền khổ. “Ái bất nhiễm bất sanh ta bà” vì nhân ái nhiễm nên chúng ta hiện diện ở đây. Vì thế, Đức Phật dạy ở khoen xúc rằng sự xúc chạm của nam nữ là nguồn chảy thành biển trầm luân sanh tử thế gian. Loại tình cảm được đề cập đến nhiều nhất trong các tác phẩm nhân loại đó là tình yêu nam nữ. Đây là loại tình cảm mãnh liệt hơn các loại tình cảm khác bởi vì nó liên quan đến bản năng sâu kín của con người. Con người luôn muốn chiếm đoạt về mình mẫu người có thể đem lại hạnh phúc cho mình. Đây là tâm lý vị kỷ và tình nam nữ có sự thôi thúc âm thầm của hoạt động tình dục, một loại hoạt động gây khoái cảm xác thịt rõ rệt nhất là duyên hệ lụy ràng buộc của nhiều đời, là nguồn máy để tạo ra bánh xe luân hồi quay chuyển. Nếu không có thiện căn thâm sâu, không nguyện lực kiên cố, không có thiện tri thức hỗ trợ thì tăng cũng như tục khó thoát khỏi lưới ái nhiễm này.
Nhìn sâu vào thì tình yêu cũng chỉ là bản chất ích kỷ tăng thêm ngã ái, ngã luyến; người thương mình nên mình thương lại và đây cũng là sự hưởng thụ của bản năng con người. Chính bản năng thích hưởng thụ đã thúc đẩy nam nữ tìm đến nhau, và ngược lại nó cũng thúc đẩy họ làm khổ lẫn nhau (biết bao nhiêu vợ chồng gây gỗ, đánh đập, li dị, ngoại tình; nhưng ngược lại cũng có những cặp có tình thương chân chính của sự hy sinh, độ lượng, vị tha… thì tình yêu đó có thể bớt đi màu sắc bi quan của bản năng ích kỷ). Mặt trái của ái, yêu là ố, là ghét. Yêu ham điều này, chán ghét điều khác, nên thọ duyên ái ố. Ca dao Việt Nam có câu:
“Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.”
Hay:
“Thuơng nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo.”
Yêu cũng nhớ mà ghét càng nhớ hơn. Tâm vướng mắc dù thân không có cạnh nhau nhưng vẫn mang nỗi không ưa trong lòng. Ràng buộc khổ não đâu có chịu xả ra mà càng nhớ thì càng si mê. Càng mê càng khổ, càng khổ càng mê. Cứ thế đi đến vô cùng. Chúng ta có hai câu thơ:
“Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách,
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.”
Mưa không có kềm dây nhưng có khả năng lưu giữ bước chân khách. Mỹ sắc không phải sóng ba đào nhưng có thể dìm chìm kẻ anh hùng hào kiệt. Đây là sức mạnh của ái tình và lòng ái nhiễm.
Kinh Pháp cú có rất nhiều lời dạy của Đức Phật về lòng ái nhiễm như:
“Dòng ái dục chảy khắp,
Như dây leo mọc tràn,
Thấy dây leo vừa sanh,
Dùng kiếm tuệ đoạn gốc.” [32]
“Ai sống trong đời này,
Ái dục được hàng phục,
Sầu khổ tự tiêu dần,
Như nước giọt lá sen.” [33]
“Biết thân như bọt nổi,
Giác thân to huyễn hóa,
Bẻ mũi tên ma ái,
Vượt tầm mắt tử thần.”[34]
“Người nhặt hoa dục lạc,
Tâm ái nhiễm mê cuồng,
Đắm say trong dục vọng,
Bị nô lệ tử thần.” [35]
“Do vậy chớ yêu ai,
Ái biệt ly là khổ,
Những ai không yêu ghét,
Không có thể buộc ràng.” [36]
“Luyến ái sinh ưu tư,
Luyến ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát luyến ái,
Không ưu không sợ hãi.” [37]
“Tham ái sinh ưu tư,
Tham ái sinh sợ hãi,
Ai giải thoát tham ái,
Không ưu không sợ hãi”. [38]
Trong Tương Ưng: “Từ vô thủy luân hồi, này các Tỳ Kheo, không dễ gì tìm được chúng sanh trong thế gian này lại không lần nào làm cha hay làm mẹ.”
Tuần báo News Week ra ngày 03 tháng 11 năm 2003, Robert J. Samaelson, một kinh tế gia nổi tiếng nói: “Thường những người trẻ thì muốn già hơn, còn người già thì muốn trẻ hơn. Đây chẳng qua chỉ là một đoạn đường trong nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc thiên thu bất tận của con người”.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy rất rõ về giới dục nhiễm [39] này:“Nếu chúng sanh lục đạo các thế giới, cái tâm không ái nhiễm, dục vọng không theo dòng sanh tử tiếp tục. Nếu tu theo pháp tam muội cốt để ra khỏi trần lao, nếu không trừ lòng ái nhiễm thì ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì không ra khỏi trần lao được. Dù có nhiều trí thiền thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ lòng ái nhiễm thì cũng lạc vào ma đạo. Hạng trên thành ma vương, giữa thành ma dân, dưới thành ma nữ. Các bọn ma này cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô thượng.
Sau khi Như Lai diệt độ, trong thế gian có nhiều loại ma này, giả làm thiện tri thức, khiến các chúng sanh sa vào hầm ái kiến, bỏ mất con đường bồ đề. A-nan, nếu ông dạy chúng sanh tu pháp tam-ma-đề trước hết phải đoạn dục vọng trong tự tâm. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ nhất của các đức Như Lai, Phật, Thế Tôn. Thế nên A-nan, nếu không đoạn lòng ái nhiễm, tà hạnh mà tu thiền định thì cũng như nấu cát, nấu đá mà muốn thành cơm. Dẫu trải qua trăm ngàn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng. Vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là bản nhân của cơm vậy.
Ông đem thân tâm cầu diệu quả của Phật, dầu được diệu ngộ cũng chỉ là gốc dục vọng, cỗi gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu chứng niết bàn. Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống ái nhiễm cho đến tính đoạn cũng không còn nữa thì mới trông mong chứng quả bồ đề của Phật. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Đức Phật. Không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba tuần.” Ma ba tuần là ma ở trên cõi trời dục giới hay phá hoại bậc tu hành bằng hình thức hiện mỹ nữ hay dùng danh lợi để lung lay chí nguyện người tu hành.
9. THỦ
Tâm đã có thủ chấp, yêu ghét đã quyết định thì hăng hái tạo nghiệp, nên Phật dạy vẽ một người đang cố vươn mình lên để hái trái (có thể quả độc hay lành), không biết xả đi để tìm an vui tinh thần. Bởi lòng tham ái càng ngày càng thấm, càng nhiều nên bôn ba theo đuổi tìm kiếm khắp nơi, giáp xứ để tiến thủ lấy công việc làm ăn, ở và lo bảo thủ lấy tên tuổi công danh, sự nghiệp, người thương… nên nói ái duyên thủ. Hễ yêu muốn sự chi thì nó chuyền leo đến để bám giữ. Ái và thủ thuộc hoặc.
Con người là năm thủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) nghĩa là có thói quen tự cột chặt vào năm uẩn. Bao nhiêu tập khí vô minh đều nhận là tôi: thân tôi, tôi khổ, tôi vui, tôi ưa thích, tôi nóng tánh… nên cứ bị kích thích, tạo nghiệp. Gốc khổ không phải ở năm uẩn mà ở chỗ cứ vơ lấy năm uẩn nhận là mình. Nếu giác tỉnh, bình tĩnh, sáng suốt, không thủ chấp thì năm thứ mê này sẽ tan dần. Muốn tỉnh giác phải vâng theo lời Phật, tu các pháp quán: sắc ấm là kiên cố vọng tưởng, thọ ấm là hư minh vọng tưởng, tưởng là dung thông vọng tưởng, hành ấm là u uẩn vọng tưởng và thức ấm là vi tế tinh tưởng.
10. HỮU
Hễ có thủ chấp liền tạo nghiệp nên vẽ một thiếu phụ mang thai (tạo nghiệp là gieo vào tạng thức một cái nhân để ngày mai có quả báo trong sáu nẽo luân hồi, như cái thai là nhân sau này có hài nhi).Giữ năm giới là nhân sanh về cõi người. 10 thiện là lên cõi trời. Có thêm thiền định thì lên sắc và vô sắc giới. Tất cả những hành vi thiện lành mà không có trí tuệ Bát Nhã soi sáng, đều có một năng lực tiềm ẩn để trổ quả trong tương lai, kéo dài hành trình sanh tử, nghĩa là khi chúng ta làm một Phật sự hay phước thiện gì mà không quán tam luân không tịch (ta không, người không và sự bố thí là không) hay quán đây diệu dụng để trang nghiêm biển phước bồ đề mà thường chúng ta muốn hưởng quả của việc thí đó, thì chúng ta sẽ được quả, do đó chúng ta cứ đi lên để hưởng phước thiện ở cõi trời, người và a-tu-la, nhưng cũng có khi đi xuống để đền nợ, trả oán, chịu quả ở cõi địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh, do đó bánh xe luân hồi lăn hoài từ vô thủy (không chỗ bắt đầu) mà không gián đoạn đến vô chung (không chỗ kết thúc).
10. SANH
Vẽ đứa trẻ sơ sanh từ bụng mẹ sanh ra. Đã có thân hình ắt có sợ hãi, có già bịnh. Đây là một ổ phiền não. Đây là nguồn gốc của tất cả khổ đau. Vũ trụ là một cơ thể sống thống nhất với nhau, trong đó mọi vật thể đều dường như có một sức sống thầm kín ẩn dấu bên trong dù đó là chất hữu cơ hay vô cơ (hữu tình hay vô tình).
Tất cả đều theo quy trình sanh, trụ, dị và diệt. Ngay cả sự hủy diệt của một hành tinh, cũng chỉ là sự sinh hoá kế tiếp theo sau của vũ trụ. Ngay cả một chiếc lá vàng rơi rụng, một gốc cây khô già cỗi, một bô lão nằm xuống… cũng không nằm ngoài tiến trình sống của nhân loại và vạn hữu. Tất cả đều sống và đều sinh hoá vô tận.
Krishna Murti, nhà văn và triết gia Ấn độ đã nói rằng: “Sáng nay hoa lá vĩnh viễn, vượt thời gian và tư tưởng, bao dung tình yêu và niềm vui… Hoa sẽ chết đi chiều nay, nhưng ẩn tàng sự sống. Cánh hoa nào cũng chết, nhưng chết trong sự sống. Cánh hoa nào cũng sẽ rơi nhưng rơi trong sự sanh khởi…” Trong vòng quay của hữu tình và vô tình, sự sống được biểu hiện rõ nét nhất nơi đời sống của sinh vật qua quá trình giao phối của hai giao tử đực và cái, nam và nữ, cha và mẹ để cho ra đời những giống con tiếp tục duy trì chủng loại đó gọi là sanh.
Nếu định nghiệp sắp làm con trai thì trung ấm thân dấy niệm thương mẹ, nếu là con gái thì dấy niệm thương cha. Nhơn lòng yêu làm hạt giống, nạp tưởng điên đảo nên thai để gá vào mẹ. Khi thần thức hoan hỉ với lúc cha mẹ giao hợp, ba hơi nóng hay điểm này (cha, mẹ, trung ấm) này nhập cục với nhau như một điểm hồ đặc ở trong tử cung. Thức ấy là tinh thần; tinh cha huyết mẹ là vật chất. Bấy giờ trong bào thai có ba nguyên tố:
1) Mạng sống có kỳ hạn của thai sanh;
2) Hơi ấm của ba lửa (cha, mẹ, thần thức lẫn giữa khối tinh huyết ấy kêu là nhất điểm chơn dương);
3) Thức: tánh biết, tánh Phật mà khi cuộc vào thân người thì gọi là thức Alaida. Khi đầu thai, thức này đến trước nhất, rồi lần hồi nảy sanh bảy thức kia.
11. LÃO, BỊNH VÀ TỬ
Chết là cái chắc chắn đến với mỗi chúng ta, nhưng khi nó đến vẫn mang cho chúng ta một nổi bàng hoàng, một sự đau buồn to lớn… nhưng dù thế nào đi nữa, nó cũng là một sự cảnh tỉnh chúng ta rằng mạng sống con người thật ngắn ngủi, không thể đoán trước được và thật mỏng manh. Chết là tiếng gọi chung từ tử thần, là một định nghiệp chung và là mẫu số chung cho tất cả chúng ta.
Chết nhắc cho chúng ta về bản chất phù du của mạng sống ngắn ngủi, khiến ta phải suy nghĩ lại về mình và khuyên chúng ta sống có ý nghĩa hơn, đừng lãng phí thời gian theo những theo đuổi tầm thường, theo những hoạt động vô tích sự, những lời nói sáo rỗng, những bảo thủ ngu dốt, những sở hữu vật chất tầm thường… vì những cái này kết cuộc chỉ gây đau khổ cho chúng ta.
Khi linh hồn chúng ta đi ra khỏi thế giới này thì những sở hữu, những thành tựu, những danh tốt, tiếng thơm đều trở thành vô dụng, chỉ có bản chất đạo đức con người mới có tồn tại… chỉ có tính chánh trực, lòng tốt, kiên nhẫn, trí tuệ và sự hy sinh hết lòng vì người khác là còn mãi. Hãy tu tập những phẩm tánh cao thượng này, thì cái chết đến sẽ là một sự ra đi nhẹ nhàng, là một sự hoàn thành lớn và không có gì để sợ hãi. Chết sẽ là sự hoan hỉ nên đánh vang tiếng trống, vui mừng vì ta đã hoàn thành nhiệm vụ. Sanh tử đã hết, gánh nặng đã đặt xuống, những việc cần làm đã làm xong. Không còn gì nữa.
Đức Phật dạy đối trị lòng tham ái xác thân bằng hạnh đầu đà và quán về cái chết (cửu tưởng quán). Tập thấy mình là một xác chết, một tử thi. Một cô gái trẻ đẹp đi qua kia chỉ là những bộ xương bọc thịt, phủ một lớp da, xức dầu thơm, bản chất là 32 thể trược đang chuẩn bị hoá dòi mủn nát trở về với cát bụi.
Niệm thân để đối kháng lại chỗ thấy biết rất sai của mình. Cháu đưa đám ông, con đưa đám cha. Cứ thế nối dòng đào hố vô thường, kiếp kiếp đời đời không thay đổi tri kiến, không thay đổi lối sống. Tập thấy cơ thể ta và người chỉ là những tập hợp vô thường đầy khốn khổ. Do đây giải thoát khỏi những hiểm nguy của tham ái.Nghĩ đến cái chết, đến sự hủy diệt, ta sẽ không quyến luyến cuộc đời. Do đó tâm được hoan hỉ và định tâm. Bởi biết sự vật đúng chân tướng của nó, ta không bị ràng buộc.
Nếu chúng ta không quán cái chết và tính tất nhiên của nó, chúng ta sẽ không có sự chuẩn bị, chúng ta sẽ trở nên mất chánh niệm khi cái chết đến, nhất là đối với người thân trong gia đình, bạn bè hay chính bản thân chúng ta. Vì vậy, hãy chuẩn bị hành trang tâm lý cho cái chết thanh bình. Nếu chúng ta để đời sống của chúng ta chạy theo vật chất thì chúng ta sẽ chết trong lo âu và tiếc nuối. Ngược lại, nếu chúng ta sống hết lòng phục vụ mọi người với tấm lòng từ bi thì chúng ta có thể chết với tâm an ổn, hạnh phúc. Thế nên phương pháp tốt nhất chuẩn bị cho sự chết là hãy sống một đời sống tận tụy phục vụ con người với trọn vẹn lòng yêu thương của mình.
Phần đông chúng ta bị nghiệp và các thứ cảm xúc ngăn che không cho thấy bản tánh. Những hành nghiệp tiếp tục trói buộc chúng ta vào vòng sanh tử không cùng tận. Bởi thế mọi sự đang bấp bênh, tùy thuộc cách ta đang sống, suy nghĩ ngay giờ phút này. Nếp sống hiện tại của ta có ảnh hưởng đến suốt kiếp vị lai. Đó là lý do cấp thiết khiến ta phải chuẩn bị con đường của mình với thái độ thông minh. Cần tránh thảm kịch quay tròn trong 12 nhân duyên khổ nhọc. Kiếp sống này là thời gian và nơi chốn duy nhất cho ta chuẩn bị. Ta chỉ có thể thực sự chuẩn bị bằng cách trở về chân tâm. Tổ Liên Hoa dạy: ‘Đời người ngắn ngủi, đâu có thời giờ để tâm lang thang. Cần thầy nghe quán tưởng không xao lãng để cầu giác ngộ. Có ba dụng cụ là văn, tư, tu có thể giúp chúng ta thấy được sự thật ta là ai và thể hiện niềm vui giải thoát gọi là trí vô ngã.’
Sống và chết là một chuyển tiếp. Đức Phật không can thiệp vào đường đi của nghiệp lực. Đức Phật chỉ giảng về cơ cấu và tác động của nó. Nguồn gốc của tái sanh là tham sân si. Mà tham sân si được vẽ trên nền xanh hư vọng nghĩa là huyễn hóa không có, vì thế nhà thiền gọi là không gốc:
“Vốn từ không gốc,
Từ không mà đến,
Lại từ không mà đi,
Ta vốn không đến đi,
Tử sanh làm gì lụy.”
(Thiền sư Như Trừng Lân Giác)
“Sanh từ chỗ nào đến?
Chết sẽ đi nơi nào,
Biết được chỗ đi đến,
Mới gọi người học đạo.”
(Thiền sư Hương Hải)
Đức Phật dạy chúng ta có năm pháp bất định là:
1. Mạng sống bất định: mạng sống là tuổi thọ, chất ấm, thức thứ tám duy trì mạng căn, là năm uẩn, là sáu căn, sáu thức hoạt động… Nó bất định vì chúng ta không biết khởi thủy của nó khi nào và chung cuộc khi nào. Nó không chủ thể, nó muốn không sinh hoạt nữa thì không sinh hoạt nữa gọi là mạng sống đã dừng.
2. Bịnh tật bất định: do vi khuẩn nhập và theo đạo Phật là tứ đại khi hoà, khi không hoà, khiến cho thân thể khi khoẻ, khi bịnh bất định.
3. Thời gian bất định: thời gian là sự biến dịch và vận hành thay đổi, ngày đêm sáng tối, quá khứ, hiện tại và vị lai không dừng và không định lại một chỗ. Thời gian như ngựa ruỗi. Trần thế như mây mờ. Đức phật biết tiết kiệm tối đa dù chỉ một phút, vì chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đối với người hiểu đạo thì thời gian là phương thuốc nhiệm mầu để cảnh tỉnh vô thường, bồi dưỡng, tẩm bổ trí tuệ và kết quả hoa hương.
4. Chết bất định: muốn chết là chết không theo ý mình cho nên bất định. Có khi thật trẻ, có khi trung niên và có khi già mới chết. Có khi do bịnh mà chết, do tai nạn và có khi không có nguyên nhân gì cả cũng ngã lăn đùng ra chết. Chúng ta sanh một nơi, trú một nơi hay nhiều nơi và chết thường khó định là nơi nào? Có thể là núi rừng hoang vắng, cao nguyên lộng gió, đại lộ xe cộ, sông suối biển khơi, nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả tổ tiên, chùa chiền tự viện…Chết là sự gián đoạn một kiếp người, gián đoạn của một hơi thở mà hơi thở thì rất mỏng manh.
5. Nơi sanh bất định: đây là cảnh giới tái sanh bất định (chớ không phải bịnh viện chọn để sanh con), là cảnh giới hiện diện sau khi chết. Chết không phải là hết mà là một gian đoạn chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác này đến một cảnh giới khác.
Cứ thế mà làm nhân, làm quả quyện nhau khiến bánh xe quay liên tiếp không dứt. Trong vòng luân hồi cái chết và sống làm duyên cho nhau. Chết nơi này, sanh nơi khác, chúng sanh có mặt ở một nơi thì cùng một lúc cũng có một chúng sanh vắng mặt ở một nơi. Có khi chết sanh lại chỗ cũ cũng có. Muốn biết nghiệp tái sanh của mình hãy nhìn nghiệp hiện tại của mình. Mạng sống vốn bấp bênh, thân người luôn bịnh hoạn, thời giờ không ngừng bức bách, nơi chết lại vô chừng, chỗ tái sanh thì bất định. Hãy sống thu thúc giới hạnh và thanh tịnh.
13. SƠ ĐỒ 12 NHÂN DUYÊN
Trong 12 nhân duyên, cái nhân làm duyên cho quả. Quả làm nhân cho duyên, tạo thành xâu chuỗi luân hồi vô tận mà sự sống và chết từ thiên thu đã không ngừng tái diễn. Nếu chia theo nhân quả chuyền níu của quá khứ, hiện tại, tương lai và ‘hoặc-nghiệp-khổ’ thì vòng 12 nhân duyên được hiểu như sau:
Hai nhân -/ Vô minh: vọng hoặc che tối -> Hoặcquá khứ -/ Hành: vọng dấy nên ba nghiệp hiện hành chẳng dừng -> Nghiệp
Năm quả -/ Thức: hạt giống nghiệp phát sanh ra thức. Hiện tại Thức là biết đối cảnh để phân biệt
Nghiệp thức là nghiệp quả, một nghiệp -> Khổ-/ Danh sắc: thức tâm là danh. Năm căn là sắc-/ Lục nhập: sáu căn đều đủ. Tùy theo căn thì trần nhập vào căn nấy.-/ Xúc: căn nào đối trần nấy sanh xúc-/ Thọ: căn xúc trần thọ tốt xấu.
-> Bốn thứ này chỉ về sắc thân và sự cảm thọ của sắc thân trong sanh tử nên thuộc -> Khổ
Ba nhân -/ Ái: bởi lãnh thọ sanh áihiện tại -/ Thủ: vì tham ái đắm nhiễm, nên theo đuổi kiếm tìm kiếm.
-> là ái nhiễm đắm trước nên thuộc về -> Hoặc
-/ Hữu: do theo dõi mong cầunên gây ra các nghiệp hữu lậu.
Hai quả -/ Sanh: Vì đã có nghiệp nhân tất phảivị lai với lấy cái thọ sanh đời sau
->đây là các hành của thân khẩu ý nên thuộc -> Nghiệp
-/ Già bịnh chết: đã có sanh thân tức chịu cái khổ của bịnh, lão tử.
-> đây là sự thọ quả trong sanh tử nên -> Khổ
12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã.
Hễ nhân đã đoạn thì không còn hạt giống nữa. Hễ duyên đã đoạn thì không còn cảnh phụ trợ.
Đức Phật kết vòng 12 nhân duyên như sau:
“Hai pháp có thể biết và phải thông suốt là danh và sắc;Hai pháp có thể biết và phải tận trừ là vô minh và ái dục;Hai pháp có thể biết và phải thực tập là giới và định;Hai pháp có thể biết và phải chứng ngộ là giải thoát và trí tuệ”.
Nguồn: phatgiao.org.vn
25 notes
·
View notes
Text
Đôi nét về “Russian Caviar House”
Với hơn 20 năm tận tâm cống hiến hết mình, chúng tôi đã thành công trong việc tạo ra một sản phẩm mang tính biểu tượng cho ẩm thực Nga – “vàng đen” của đất nước.
Chúng tôi tự hào là Tập Đoàn Công Ty “Russian Caviar House”. Đôi nét về “Russian Caviar House”
- Chúng tôi là chủ sở hữu của tập đoàn nuôi trồng thủy sản hàng đầu tại Nga, đặc biệt chuyên sản xuất trứng cá muối từ cá tầm, với quy mô lớn.
- Chúng tôi tự hào là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, chất lượng cao và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, chúng tôi cũng tự hào là nhà xuất khẩu hàng đầu về trứng cá đen ra thị trường quốc tế.
- Chúng tôi có vinh dự là nhà cung cấp cho các tổ chức danh giá như Điện Kremlin, Ngân hàng Trung ương, Gazprom, Sberbank, Roskosmos và cung cấp cho nhiều công ty lớn và cá nhân khác.
- Thành công của chúng tôi được thể hiện qua việc giành được nhiều giải thưởng uy tín trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Liên hệ với chúng tôi
Trụ Sở Chính: 35 Ngõ 158 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Chi nhánh: 130 Ký Con, Nguyễn Thái Bình, Q1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0976 716 361
Email: [email protected]
Website: https://osetr.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Trungcatamdencaocap
Youtube: https://www.youtube.com/@russiancaviarvn
Instagram: https://www.instagram.com/russiancaviarvn/
Twitter: https://x.com/russiancaviarvn
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/russiancaviarhouse/
Pinterest: https://www.pinterest.com/russiancaviarhouse/
Blog: https://russiancaviarhouse.blogspot.com/2024/09/cac-trang-mang-xa-hoi-khac-cua-russian.html
2 notes
·
View notes
Text
Trong Tây Du Ký, năm vị gồm bốn thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã, thật ra chỉ là một người, trong truyện cũng nhiều lần ám chỉ về điều này. Đoạn cuối cùng của tác phẩm khi viết đến “Ngũ Thánh thành chân” có một bài thơ nói rõ hơn ý tứ đó, trong đó bốn câu mở đầu là:
“Một thể chân như lạc xuống trần,
Hợp hòa bốn tướng lại tu thân.
Ngũ hành sắc tướng không rồi tịch,
Trăm quái hư danh thấy chẳng bàn”.
Trong đó, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính, và Bạch Long Mã là ý chí của con người.
Thực ra, tác giả đã nói rõ điều này trong những chương hồi đầu tiên của tác phẩm. Tôn Ngộ Không khi tầm sư học đạo trở thành đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư trên núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Ở đây, Tà Nguyệt Tam Tinh (trăng khuyết và ba vì sao) chính là chữ “Tâm” (心). “Tà Nguyệt” chẳng phải chính là một nét móc đó sao? Ba ngôi sao chẳng phải chính là chỉ ba nét chấm đó sao? Vậy nên, Tôn Ngộ Không là thể hiện cho chữ Tâm của người tu hành.
“Tâm viên ý mã” (tâm con vượn, ý con ngựa), nghĩa là tâm trí con người ta thường xáo động và dễ mất kiểm soát. Cũng bởi vì tâm người luôn bay nhảy tự do như vậy, nên tư tưởng con người có thể qua lại giữa thiên đường và địa ngục, có thể dao động giữa thiện và ác. Vì vậy, về sau này Quan Âm Bồ Tát đã phải tặng cho Đường Tăng chiếc vòng kim cô và bài “Khẩn cô nhi chú” để khắc chế cái tâm này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm còn viết rằng: “Tâm có 72 tướng”, tương ứng với 72 phép biến hóa của Ngộ Không. Cái tâm của người đời rất giỏi biến hóa, chỉ trong chốc lát có thể biến ra các loại tâm thái khác nhau.
Luyện tâm có thể khiến lòng người sáng sủa, trí huệ sáng suốt, vậy nên lò Bát Quái không thể thiêu chết mà trái lại còn khiến Tôn Ngộ Không luyện thành hỏa nhãn kim tinh. Mắt của Ngộ Không sáng tỏ là tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.
Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa những hàm nghĩa sâu sắc.
Gậy Như Ý nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, giống với những điều được viết trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Vậy nên, gậy Như Ý là tượng trưng cho khí.
Trên đời này, thứ gì có thể “trên thì lên đến 33 tầng trời, dưới thì xuống tới 18 tầng địa ngục; lớn thì có thể thông thấu khắp trời, nhỏ thì như cái kim thêu”? Chính là khí độ của con người.
Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không lộn nhào một cái là đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, nhưng lại không thể nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Đó là nói, con người dẫu làm gì thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.
Cân Đẩu Vân của Ngộ Không có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm, vừa khéo lại là khoảng cách từ đông thổ Đại Đường đến Linh Sơn, điều này có ngụ ý gì? Đó chính là: Linh Sơn dù có xa hơn nữa thì cũng chỉ một niệm của tâm là có thể đến nơi. Thiện ác chỉ cách nhau một niệm, một niệm có thể thành Phật, nhưng một niệm cũng có thể biến thành tà ma.
Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm, tượng trưng cho cái tâm lên trời xuống đất của con người bị Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ trong thế giới trần tục đè chặt.
Núi Ngũ Hành cũng tượng trưng cho “tham (tham lam), sân (giận dữ), si (ngu si), mạn (ngạo mạn), nghi (hoài nghi)” trong Phật học. Phật Tổ nói rằng, 5 chữ ấy đã khái quát mọi tâm niệm thân hành của con người. Dù Ngộ Không có thần thông quảng đại đến đâu, vẫn không nhảy ra khỏi 5 chữ này. Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên Cung, cũng chính là bị ngũ độc này vây khốn.
Về sau, khi thầy trò Đường Tăng đến Hoả Diệm Sơn, núi Ngũ Hành đã trở thành Lưỡng Giới Sơn (ngọn núi giữa hai ranh giới). Đi qua ngọn núi này, cái tâm từng xáo động không yên đó cuối cùng cũng có thể nhảy ra khỏi Tam Giới.
Bạch Long Mã là ý chí lực. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, chỉ khi xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên tâm chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.
Ngộ Không thu phục Tiểu Bạch Long, cũng chính là cái Tâm đã thu phục được Ý, đạt đến tâm ý hợp nhất. Chỉ cần tâm ý hợp nhất, chí hướng kiên định thì không có Tây Thiên nào là không đến được.
Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.
Tóm lại, thầy trò Đường Tăng diệt trừ yêu quái trên suốt chặng đường sang Tây Thiên, thật ra chính là người tu hành đang trừ bỏ ma tính trên con đường nhân thế, do đó lấy kinh cũng chính là một quá trình dưỡng tính tu tâm. Linh Sơn thật sự, chính là ở trong tâm người.
32 notes
·
View notes
Text
Đôi câu mộc mạc còn hơn cả những lời lẽ mỹ miều. Tình yêu tốt nhất cũng chỉ như vậy, dù chỉ là vài lời, nhưng cả hai vẫn hiểu được nỗi lòng của đối phương, cùng thấu hiểu và yêu thương…
1.Chỉ đơn giản là yêu thương nhau thì muốn đối phương được hạnh phúc, tại sao cứ phải hoa mỹ mọi chuyện, phức tạp hóa đủ điều lên thì mới là yêu? Tại sao người ta vẫn quên mất rằng, điều quan trọng nhất không phải là thể hiện ra thế nào, mà là đối phương cảm thấy ra sao? Đừng cứ thế mà thề non hẹn biển quá nhiều để rồi quên đi rằng tình yêu luôn xuất phát từ những gì giản đơn, chân thành nhất.
2. Thứ tình cảm đó có thật sự là còn tồn tại hay không? Bởi lẽ, hầu hết các cặp đôi của hiện tại, họ yêu và thấu hiểu nhau thông qua một bức màn vô hình. Đứng trước mắt đó, nói lời yêu thương đó nhưng đôi mắt có thật sự đang có nhau? Hôm nay hứa hẹn bên nhau một đời. Nhưng ngay ngày mai, hay chỉ qua cái chớp mắt mà thôi, mỗi người lại tách ra một đường. Cũng vì thế, lời mỹ miều chưa chắc tình yêu đã sâu đậm, lời mộc mạc chưa chắc gì tình yêu đã mờ nhạt. Do đó, hãy cứ yêu thôi, đừng hứa hẹn gì cả, đơn giản mà yêu, ngày tháng dài đằng đẵng, tự khắc sẽ là một đời.
3. Ta chỉ cần lặng lẽ bên nhau và lặng lẽ vì nhau. Ta đơn giản trao đi một bờ vai để ai kia tựa đầu dựa dẫm, ta đơn giản cho nhau chút niềm vui để mỉm cười sau khi lau khô giọt nước mắt mặn mỏi. Biết bao nhiêu lý do để xa cách giữa đời, ta vẫn có thể yêu nhau với đủ vừa gắn bó. Ta yêu nhau, chỉ nhiêu thôi là đủ. Chỉ đơn giản là ở bên cạnh người đó, ta có cảm giác bình yên. Chỉ cần khi bên cạnh người đó, ta được làm chính mình. Chỉ biết là người ấy ở bên, nơi nào trên thế giới này cũng là nơi ta muốn sống.
4. Tình yêu đôi khi không chỉ đơn giản là yêu, mà còn là sự đồng điệu về thể chất, tình cảm và tâm hồn. Nó tạo ra sức hấp dẫn không thể chối từ của tình yêu. Dù chỉ là vài lời, nhưng cả hai vẫn hiểu được nỗi lòng của đối phương, cùng thấu hiểu và yêu thương.
5. Tình yêu thật ra không cần cầu kì. Cơ bản đó là khối tình cảm vô cùng trong veo, đơn giản, người gặp được nó là người xứng đáng đón nhận hạnh phúc rồi. Và nó sẽ luôn mang cho mình vẻ đẹp hoàn hảo với nét thô sơ vốn có, chẳng cần mài giũa bằng những điều phù phiếm, xa xỉ. Càng đơn giản, càng hạnh phúc.
6. Là chúng ta bắt đầu mối quan hệ này với những điểm chung bình thường giữa hai con người, đừng vật chất hóa nó lên rồi khiến nó trở nên phức tạp. Mỗi ngày đi làm mệt mỏi, chỉ cần được ngồi bên cạnh người mình thương, cùng nhau trò chuyện về những vấn đề thường ngày và động viên nhau những lúc khó khăn. Sau đó có thể cùng nhau vào bếp, chuẩn bị bữa cơm đạm bạc cho cả hai, chia ngọt sẻ bùi với nhau là mãn nguyện lắm rồi. Có thể rời những nơi xô bồ, đông đúc, cùng nắm tay nhau đi dạo công viên, ăn loại kem cả hai yêu thích, tận hưởng những phút giây bình yên nhất của tình yêu.
7. Có những tình yêu chẳng hề dịu dàng, không có những lời ngọt ngào đường mật, không có lời thề non hẹn biển, nhưng vẫn tràn đầy tình yêu thương ấm áp. Yêu nhau và thấu hiểu lẫn nhau đến mức chẳng cần phải nói ra mà đối phương vẫn biết rõ được.
8. Không cần phải phóng đại quá tình yêu để rồi tự chèn ép đi cả phần cuộc sống còn lại. Có lẽ anh và em không là một mảnh ghép hoàn hảo, nhưng ít nhất chúng ta cũng vì nhau mà thay đổi, trở nên tốt hơn để đối phương được hạnh phúc. Yêu nhau giản đơn là được rồi...
🌵
9 notes
·
View notes
Text
“Chị Hoài ơi, bạn chị lại tới thăm chị này”
2 tháng kể từ khi mình chuyển từ Nh8 sang Nh10, cứ mỗi thứ 2 hằng tuần 阿鹅 nghỉ off sẽ lại sang thăm mình. Hôm nay 阿鹅 trêu mình, nếu mà không có người yêu chị thì em chắc chắn mọi người sẽ nghĩ hai đứa mình chơi pê-đê rồi. Em đi thăm chị mà còn hơn cả về nhà chồng nữa.
Cứ tuần nào 阿鹅 nghỉ 2 ngày thì mấy đứa nhân viên sẽ mặc định là về quê, còn tuần nào 阿鹅 nghỉ 1 ngày thì chúng nó sẽ mặc định là vượt 9,6 km sang Time thăm mình.
Mối quan hệ này rất kì lạ, mình và 阿鹅 không phải kiểu người luôn tâm sự mọi thứ với nhau, thậm chí còn chẳng ai hỏi về quá khứ hay những chuyện đã từng xảy ra với cả hai. Sang một môi trường mới, mình gần như lạnh nhạt với tất cả mọi thứ, với tất cả mọi người. Mình một mình ăn cơm, một mình đọc sách, một mình nghe nhạc, không cần ai bầu bạn, không cần thân thiết với ai. Chỉ có một vầng ánh sáng nhàn nhạt là 阿鹅 vẫn đang dõi theo mình. Mình từng nói mình thực ra có thể chẳng cần bạn bè, vì dù có hay không mình vẫn sẽ luôn sống như vậy.
Những nỗi ấm ức, những miền tâm sự, mình vẫn chẳng kể với ai. Mình và 阿鹅 chẳng bao giờ quan tâm tới quá khứ của cả hai, những chuyện riêng tư không muốn tỏ rõ, cũng sẽ chẳng bao giờ hỏi han đối phương.
Ngày trước mình từng không thích những người mình coi là bạn thân cũng lại có bạn thân khác, nhưng sau dần mình lại chấp nhận chuyện đó như một lẽ dĩ nhiên. 阿鹅 có cuộc sống của riêng em, mình có cuộc sống của riêng mình. Chúng mình như hai đường thẳng song song giao cắt nhau tại một điểm, sau đó lại đường ai nấy đi. Đi mãi về nơi kết thúc.
Nhiều khi mình chỉ nhắn tin với 阿鹅 như một lời tự sự, mình không cần người khác phải cố gắng chia sẻ với mình chuyện gì, vì thực sự tự bản thân mình có thể tự điều chỉnh được cảm xúc đó, mình chỉ cần biết, những dòng chữ mình viết 阿鹅 đã đọc, vậy là đủ. Mình chỉ cần viết ra, chuyên tâm đọc sách, nghe một bản nhạc, im lặng - Mình đã không còn bộc trực tới độ chửi cha gọi mẹ, nỗi ghen ghét vì bị bỏ rơi, bị ngó lơ, mình cũng đã không còn nặng lòng nữa.
Trong mắt những người nh10 - mình giống một người lập dị không bao giờ nói chuyện với ai, trong mắt những thành viên nh8 - mình giống một con điên luôn miệng cười nói không dứt, thi thoảng còn buông lời tục tĩu không giống ai. Mình từng nhớ có người từng nói, trước mặt những người khác nhau, chúng ta sẽ thể hiện những tính cách khác nhau!
Mới hôm trước thôi, Happiness hỏi mình tại sao không ra ngoài sảnh làm tổ trưởng, mình suy nghĩ 1 hồi không nói, anh hỏi có phải là không muốn sống một cuộc sống xô bồ nữa không. Mình lại nghĩ một hồi rồi nói thực lòng : "Một phần, thật ra em cảm thấy giữa em và mọi người không có sợi dây liên kết nào cả. Giống như, mọi người đều bị buộc vào một sợi dây thừng, giữa khoảng cách ấy có một nút thắt rất to, em không có cách nào gỡ được nút thắt ấy ra. Cũng không có ai tìm cách phải làm sao để gỡ bỏ khoảng cách do nút thắt ấy tạo lên. Nên em không tự tin mình sẽ gắn kết được mọi người. Các thành viên đều sống một mình quá, giữa chúng em như không có mối liên kết nào."
Anh lại nói : "Em không ra ngoài thì làm sao giúp anh được đây."
Mình tần ngần một lúc cũng chẳng nói gì nữa.. Cảm giác này rất khó nói, mà thực ra mình vẫn luôn nghĩ, dù có mình hay không thì anh vẫn luôn làm tốt công việc của mình mà thôi.
Đại khái là hôm qua Happiness rất giận, giận yangyang vì một vấn đề đã tồn tại rất lâu mà không thể giải quyết được. Sau đó đêm qua ăn lẩu, đại khái là anh và một tổ trưởng khác rất ấm ức, xuyên suốt 2 tiếng họ nói rất nhiều rất nhiều điều, nhưng tuyệt nhiên mình không hé nửa lời nào chen vào. Mình đang nghĩ, hóa ra khi đứng ở góc độ của người ngoài cuộc, mình lại nhìn thấy bản thân của vài tháng trước, cũng từng oán, từng giận thầy như vậy, cũng từng chửi đổng lên nước mắt lem luốc vì phải chịu tủi nhục như vậy, chỉ khác là sau khi bình tĩnh lý trí lại, mình vẫn cố gắng giao hoán vị trí để suy nghĩ câu chuyện, sau đó vẫn có giữ chút lý trí còn lại rồi tìm lại được sự cân bằng sau mọi chuyện. Mình luôn cố gắng tự nhủ với bản thân, ừm.. tốt lắm, mình vẫn đang trưởng thành rất tốt!
28 notes
·
View notes
Text
Tết Trung nguyên là tết gì? Vu lan, Xá tội vong nhân là gì?
Các tiết lễ Trung nguyên, Vu lan và Xá tội vong nhân đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức dân gian của người Việt, biểu hiện qua các hoạt động tín ngưỡng truyền thống diễn ra hàng năm. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa và nghi thức của các lễ này không phải ai cũng hiểu rõ. Dưới đây là một sơ lược về vấn đề này.
Nguồn gốc của các lễ Trung nguyên, Vu lan và Xá tội vong nhân:
Trung nguyên (中元): Tiết lễ này là một phần của đạo giáo, được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Ngày này, các đạo quán lập “trai tiếu”, tăng tự lập “vu lan bồn trai” để cúng tổ tiên.
Vu lan (hay Vu lan bồn盂蘭盆): Có nguồn gốc từ Phật giáo, với ý nghĩa là "cứu đảo huyền". Ngày này được dùng để cúng tổ tiên và phóng sinh, để giải thoát kiếp khổ của những linh hồn bị treo ngược.
Xá tội vong nhân (舍罪忘人): Theo phong tục của một số nước Á Đông, đây là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các linh hồn không nơi nương tựa.
Ý nghĩa và nghi thức của các lễ này:
Trung nguyên: Ban đầu là ngày của giới tu hành chay tịnh và thiết đàn tế tự, sau trở thành ngày lễ dân gian cúng chay và đốt mã để dâng tiến gia tiên.
Vu lan: Xuất phát từ sự hiếu hạnh của Bồ tát Mục Kiền Liên, ngày này đã trở thành dịp để báo hiếu cha mẹ và cúng tổ tiên.
Xá tội vong nhân: Là ngày để cúng các linh hồn không có nơi nương tựa, thường được thực hiện bằng cách cúng tế ngoài trời hoặc ngoài đường ngõ.
Như vậy, mặc dù có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau, các lễ này đều được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy và đều mang ý nghĩa quan trọng trong tâm thức tín ngưỡng của người Việt.
Xem tại: https://quatetdn.blogspot.com/2024/05/tet-trung-nguyen-vu-lan-xa-toi-vong.html
2 notes
·
View notes
Text
Tai Mũi Họng Bạch Mai
Những bệnh lý về tai, mũi, vách ngăn có thể đe dọa béo trọng đến tâm lý, đời sống và đặc biệt là sức khỏe. Đừng bảo giờ chủ quan với các bệnh lý lý tai, mũi, vách Website: https://taimuihongbachmai.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/taimuihongbachmai/ Zalo / Sđt: 0915121502 Email: [email protected] Địa chỉ: Sảnh B, chung cư HC Golden City, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội Hastag: #tai, #mui, #hong, taimuihongtreem, #taimuihongbachmai,#tamsoatungthu, #phauthuatdauco, #phonkhamtaimuihongbachmai, #phongkhamtaimuihong, #benhlytaimuihong.
2 notes
·
View notes
Text
Bức tranh hoàn chỉnh
Một ngày nọ, tôi khi đang tìm giúp Minh Hoa chiếc ví cô ấy mất, từ tủ sách rơi ra một chiếc thiệp: "Anh xin lỗi vì đã không để tâm đến cảm xúc của em." Những dòng chữ trong đó rất thiết tha, rất quyến luyến, và là lời lẽ của người yêu thương nọ. Đó là thư của Long - nyc gần nhất của em. Đọc xong những lời đó, tôi tin rằng tình cảm Long dành cho em là thật. Tại sao sau đó Long lại làm tổn thương em thật nhiều? Tại sao Long lại tấn công Hoa và V.A, và làm loạn mọi việc lên? Sau đó, Long biết tôi là người yêu mới của Minh Hoa, và add friend tôi, nhưng lại không nhắn tin làm phiền, và sau đó dừng kết bạn. Từ sau khi biết tôi là nym của Minh Hoa, thái độ của Long khác đi, không đòi quay lại, mà xin làm bạn. Hơn thế nữa, thái độ trên các nền tảng mxh lại khác đi. Từ ấy, chiếc não bộ của tôi có phần hiểu ra vấn đề, níu kéo ở mức độ này là do anh ta tổn thương sâu sắc, không phải tổn thương vì người mới, mà do tổn thương vì V.A. Từ ấy, tôi hiểu rằng, tôi đang biết một bức tranh không hoàn chỉnh. Nhưng MH chưa bao giờ kể cho tôi nghe.
Tôi có luôn thắc mắc về câu chuyện mà MH kể với tôi nghe về V.A. Nó là một kiểu gì đó rất kì lạ, và tôi nghĩ là do vấn đề cốt lõi nằm ở V.A và MH. Việc chuyến đi Quy Nhơn, là sự kiện làm tràn li.
Hôm trước, khi tôi đi công tác ở Thanh Hóa, tôi say mèm. Lúc ấy, không làm chủ được, tôi nhắn tin tức giận với Minh Hoa. Chúng tôi cãi nhau to, và suýt thì chia tay. Sau đó, tôi bộc lộ nỗi tức giận là do MQH giữa em và VA làm a bực tức, anh không hiểu sao em lại như thế. Giờ thì bức tranh trở nên hoàn chỉnh.
Thực ra, Long rất yêu Hoa. Nhưng khi Hoa yêu L, tại sao L lại chỉ để ý mối quan hệ của H và VA, chứ không phải ghen tuông với Minh hay với anh bạn miền Nam. Vốn dĩ, VA là một người có vợ, và là một tay đầy kinh nghiệm, hắn ta chỉ muốn ngủ với H. Từ "cặp bồ" mà Long dùng ở đây, nó đúng. Nhưng anh ta đã cặp với một người ít tuổi, để thỏa mãn niềm vui của anh ta. Nhưng H, vốn dĩ rất tin người, đã tin đó là tình yêu, là niềm tự hào của cô ấy. Cô ấy kể cho L về chuyện đó với con mắt của "cô gái tuổi 20". Điều ấy làm cho Long tức giận, và nổi đóa lên. Anh ta yêu cô ấy thật, nên càng bực tức khi thấy cô ấy trong vòng luẩn quẩn không hiểu sự đời. Anh ta tổn thương, nên anh ta càng chà đạp cô ấy. Dù cô ấy ốm, anh ta cũng không đưa đi bệnh viện. Dù cô ấy sảy thai, anh ta vẫn làm điều anh ta muốn, mặc kệ cho những đau đớn thân xác của MH. Dù MH có tổn thương như thế nào, anh ta cũng rời đi, kệ cô ấy với nỗi buồn đó. Cô ấy chỉ ngụp lặn trong nỗi cô độc và buồn bã ấy. Dù cho thế nào, có lần MH rất đau đớn, L vẫn miệt mài lạm dụng thân xác MH, mặc cho MH đau lòng vô cùng. Thực tế, MH có hiểu tình cảm của Long, tôi tin là như vậy. Đó là lí do dù cô ấy đau đớn đến thế nào, cô ấy cũng chịu đựng mà không rời đi. Hẳn phải có lí do khiến cô ấy tin rằng Long dành cho cô ấy là tình yêu thực sự.
Cô ấy chia tay Long ba lần. Và đến lần thứ hai vào tháng 11, hẳn cô ấy cũng rất đau đớn. Cô ấy đã quay lại với VA lần nữa, có lẽ cô ấy vẫn có chút niềm tin, lại muốn chứng minh đó không phải như lời L nói. Nhưng niềm tin ấy sụp độ, khi cô ấy thấy Vik nhắn tin với VA một cách vun vén. Cô ấy hiểu ra tất cả, và hiểu rằng VA chỉ muốn lạm dụng thân xác mình. Xinh đẹp là một món qùa đầy đau đớn, đôi khi nó đày đọa cảm xúc của chúng ta. Cô ấy mang nỗi đau ấy, quay trở lại với Long. Và đó là một ngày cô ấy thảm nhất. Như cách cô ấy nói.
Sự thảm khốc đó đã khiến MH rời đi lần cuối, với những tổn thương cô ấy phải chịu. Long hẳn rất đau đớn, giờ thì cảm xúc của Long đã lý giải được. Sao mà không đau đớn được chứ, anh ta muốn lấy MH, và thấy vợ mình như thế, sao anh ta bình tĩnh được? Đó là lí do tại sao khi ở Móng Cái, MH biết L ntin cho VA, MH đã bảo với tôi khi tôi ở bên em: "anh vào trước đi, em cần tự giải quyết". "Em sẽ gả cho anh vào kiếp sau nhé", vì lúc ấy MH cũng chả biết nên làm gì nữa. Nếu tôi biết, chắc tôi sẽ rời đi, sẽ không còn bên MH nữa. Có lẽ, L đã dùng những từ tệ nhất để chà đạp MH, và nói ra tất cả những gì L nghĩ. Long thực ra có thể giải thích được, miếng ghép đã hoàn chỉnh. Thay vì đang trách, giờ tôi thấy Long đáng thương.
Minh Hoa giấu điều gì đó, và không muốn tôi nghĩ khác về cô ấy, cô ấy đã rất tổn thương sâu thẳm trong tim, và đương nhiên, cô ấy không muốn mối tình của mình và Long lại lặp lại với tôi. E rằng, nếu trong thế của Long, tôi cũng không biết mình liệu có tổn thương đến thế không? Đó là lí do mà MH không kể cho tôi chi tiết về cơn tức giận của Long, về VA, và về cô ấy.
Minh Hoa tìm đến tôi giữa những ngày tháng như vậy. Tôi đã ở đó và không rời đi. Tôi đã không lạm dụng thân xác em "Anh sẽ không ngủ với em cho đến khi em yêu anh". Tôi đã ở đó và bên em, dù tôi cũng đau lòng ở MC, nhưng kiên quyết giữ lại nỗi tò mò của mình, và chỉ ở đó an ủi vỗ về em. Tôi đã bảo em, anh sẽ không rời đi, ít nhất là cho đến hôm nay.
Sau tất cả mọi chuyện, tôi biết Minh Hoa đã đau khổ đến nhường nào. Một người mà cô ấy ngưỡng mộ và tưởng là tình yêu, hóa ra lại là kẻ chỉ muốn lợi dụng thân xác của cô ấy. Một người từng yêu cô ấy nhiệt tâm như mình, thì lại chỉ là một người gay. Một người từng yêu cô ấy, lại chì chiết cô ấy vì việc cô ấy bị một tra nam lạm dụng. Em đã từng nghĩ chả thể kết hôn với ai, và chỉ độc thân nuôi Bốp, dù em luôn ao ước có gia đình riêng cho mình.
Thay vì tức giận, tôi thấy thương cảm cho Minh Hoa. Em đã không có người bố ở bên, để dạy dỗ em cách yêu đương đàng hoàng. Em không được bảo vệ. Bố em ở dưới suối vàng hẳn cũng đã rất đau lòng, nếu bố còn ở đó, chắc chắn bố sẽ bảo vệ và dạy dỗ em. Chính vì vậy, đến khi mẹ và bác Quảng đến thắp hương cho bố, và bảo bố chọn cho Minh Hoa một người bố thích, thì mình xuất hiện. Đêm đó, một động lực nào đó kéo mình đi, dù đó là lần mới mình mua xe, và thực sự đi ở ngoài đường. Đó là lần đầu tiên. Mình lên nhà em, và em ốm nặng. Sau đó, Minh Hoa chả bao giờ ốm nữa, tại sao mình lại xuất hiện như thế chứ. Sờ vào người em, mình thấy em rất nóng. Có lẽ đó là do bố cố tình sắp xếp. Mình ôm em cả đêm, và hôm sau, tại chính căn nhà đó, em nấu cho mình canh gà nghệ mà xưa bố nấu cho mẹ. Nằm xong, mình vào nhà em và bảo mình sẽ không ngủ với em cho đến khi em yêu tôi. Có lẽ lần đầu tiên, em biết một người đàn ông từ chối em là như thế nào. Đó là lí do em nhắn với VA, khi kể với tôi, rằng đó là người không lạm dụng thể xác hay muốn chiếm hữu em. Em hiểu là VA chỉ lợi dụng thể xác em thôi, và em muốn nói: "em được yêu và trân trọng rồi, giờ em biết được yêu là như thế nào rồi. Em cũng xứng đáng được thế."
Đúng mà, Minh Hoa luôn xứng đáng được thế. Những người kia chỉ như vết sẹo thôi, và nó chả đáng gì. Có những người đẩy ta xuống, thì có những người kéo ta lên. Anh vẫn luôn tim em là người thiện lương, chỉ là lòng tốt của em chưa đặt đúng chỗ. Anh nghĩ nếu em ở gia đình anh, em sẽ là một người con dâu, cháu dâu ngoan ngoãn. Nếu em là vợ anh, em sẽ là người vợ chăm lo cho anh và thu xếp. Nếu em là mẹ các con anh, em sẽ dạy dỗ các con rất tốt, và anh cũng sẽ bảo vệ các con em, để con chúng mình sẽ không phải vất vả như bố và mẹ nó. Đó là lí do chúng mình tồn tại trong cuộc đời.
Có những lúc, anh đã là người đàn ông tồi tệ. Anh biết anh từng tệ với Hương, với Linh, với Khiết. Anh không biết yêu đâu, anh phải học rất nhiều. Minh Hoa cũng vậy thôi, Minh Hoa sẽ chẳng yêu anh nếu Minh Hoa không trải qua những quá khứ đó.
Nhưng anh sẽ không bao giờ, một lần trong đời, dùng quá khứ đó lần nữa để khiến em đau khổ.
"Vì anh là một người đàn ông có tri thức và tử tế", đó là điều cô Bùi Hồng Thái đã dạy cho anh. Các thầy cô anh đã là những tấm gương đạo đức để anh noi theo. Ông bà đã chăm lo cho anh, cho anh học hành và có giáo dục. Bố mẹ và gia đình đã nhiều người làm tổn thương, có người đã rời đi, và có lúc anh đã đứng trên thành cầu nghĩ về cái chết, vì anh thấy anh đau khổ quá, nhưng anh không chết được. Anh hiểu thấu sự đau khổ hơn bất kì ai, anh có thể vì em mà giấu nhẹm nỗi đau này, anh sẽ xoa dịu và thật dịu dàng với em.
Ở bên em, anh mới hiểu rõ lẽ sống của đời mình. Anh là người để cho người khác dựa vào, để che chở cho người khác. Cuộc đời anh là thế đó. Anh là người bao dung, anh mạnh mẽ và kiên trì. Anh không rời đi cho dù đó là ngày em tệ nhất. Anh làm những điều này không phải cho em đâu, đó không phải là xứng hay không xứng, đó là việc anh phải làm. Anh làm thế là cho anh, để anh biết rằng mình là người tốt hơn mình tưởng. Phải đặt con người ta trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, lòng tốt mới lộ ra. Anh là người bình thường thôi, nhưng trong đời của bố mẹ anh, của Ti, của ông bà, của gia đình anh, và giờ một người xa lạ là em - anh là siêu anh hùng đó.
Đừng sợ, đừng lo, anh biết mọi việc rồi, anh sẽ bảo vệ và vun vén cho gia đình của mình, cho em!
Là một người đàn ông có bản lĩnh, có tri thức, có trí tuệ, anh sống cho cả những người đã giáo dục và sinh thành lên anh - đó là ông bà, bố mẹ, thầy cô anh, cả Ti, cả em, cả bố Sơn, cho mẹ Phương, cho chị Hà, Bốp, sau này cho cả con chúng mình nữa, anh sẽ không làm ai thất vọng, anh là niềm hy vọng cho mọi người rằng trên đời còn có tình yêu thuần khiết và hy sinh đến thế.
Đừng lo, có anh ở đây rồi!
Vì anh hứa là anh sẽ luôn ở lại, MH nhé!
2 notes
·
View notes
Text
Tổng hợp 70+ STT thả thính Tết 2023 mới lạ và độc đáo nhất
Mỗi dịp Tết đến xuân sang, bên cạnh những lời chúc ý nghĩa dành tặng cho người thân yêu, có không ít bạn trẻ quan tâm săn lùng các dòng STT thả thính Tết 2023 với hy vọng cưa đổ crush. Cùng NuChinh tìm hiểu ngay các dòng STT, caption thả thính đầu năm Quý Mão chất lừ nhé.
STT thả thính ngày Tết ngắn gọn gây ấn tượng khó phai
Những dòng STT thả thính đầu năm hiện đang trở thành xu hướng tìm kiếm được nhiều người quan tâm. Cùng gây ấn tượng mạnh mẽ với nửa kia qua một số các STT thả thính năm mới ngắn gọn được đề cập dưới đây nhé.
STT thả thính năm mới 2023 hài hước
Những dòng cap thả thính 2023 mang tính chất hài hước hứa hẹn sẽ giúp bạn thu hút được hàng ngàn lượt like và sự quan tâm của người ấy.
Phiên chợ tình anh rình mò mua thính. Thính đây rồi sao chưa dính em ơi?
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng. Đã xô vào, xin chớ ngược ra khơi.
Em có biết tại sao da anh đen không? Vì anh mải ngắm nụ cười tỏa nắng của em đấy.
Nghe tin đồn, ba mẹ em đang thiếu thằng con rể, nếu như em gật đầu, anh nguyện sẽ tiên phong.
Thịt heo thì lên giá. Má cứ đòi con dâu. Cho hỏi em ở đâu. Anh phi trâu tới đón.
Bao nhiêu tiếng pháo giao thừa. Bao nhiêu thính bả mới lừa được em?
Tính anh vốn dĩ thật thà. Em thả tim thật hay là “auto”.
Tết này ăn miếng kẹo ngô. Tiện cho anh hỏi em đã có bồ hay chưa?
Tết thì chẳng thiếu bí đao. Còn em sao lại nỡ (lòng) nào thiếu anh?
Bắc Đẩu thì đã có Nam Tào. Còn em đã có người nào hay chưa?
Tết này anh mà có được em… chẳng khác gì tách trà sen ân tình.
Xuân này vẫn giống xuân xưa. Vẫn đi xe số vẫn chưa có bồ.
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Thì thầm nói nhỏ” em yêu anh”.
Tuyển người yêu đi du xuân Quý Mão nhé…! Mại zô, mại zô.
STT thả thính đầu năm 2023 cực ngầu
Nếu mong muốn tìm kiếm sự mới lạ và sáng tạo trong những dòng STT thả thính Tết 2023 thì đừng nên bỏ qua những gợi ý cực ngầu được đề cập dưới đây nhé.
Năm nay em vẫn một mình. Nếu anh c��ng thế thì mình yêu thôi.
Anh ơi nước biển màu xanh, thời gian màu tím, tim anh màu gì? Tết này anh vẫn độc thân hay là anh hãy làm bồ em nha!
Tết đến xuân sang, mình có nhu cầu tìm một em gấu 37 độ ấm áp.
Gương kia ngươi ngự trên tường. Tết này ai sẽ ra đường cùng ta. Gương buồn gượng đáp lại rằng: “Câu này khó quá tao chưa nghĩ ra”.
Em ơi hãy để anh được cùng em nắm tay chào đón khoảnh khắc giao thời đặc biệt năm nay nhé.
Tết này ăn miếng thịt đông. Thế nào mà lỡ tông vào tim anh.
Ba mươi chưa phải là Tết còn em thì mãi vẫn chưa hết thương anh.
Tết này em lại lên chùa. Không yêu, em cũng bỏ bùa bắt yêu.
Bia xuân không thể giải sầu, uống là để biết trong đầu nhớ ai?
Tết ngồi cắn chút hạt dưa, bao lâu chưa được anh đưa về nhà.
Nem rán canh măng trên cỗ Tết. Cưới em về làm hết cho anh.
Tết này bánh kẹo thả ga, cơ mà ngọt nhất vẫn là yêu anh.
Tết nay anh không thèm kẹo mứt. Vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng.
Ăn bánh chưng rồi lại… lưng chừng thích em.
STT thả thính ngày Tết độc đáo
Những câu STT thả thính Tết mang tính chất độc đáo sẽ tạo được điểm nhấn khó phai trong lòng crush của bạn. Từ đó gia tăng cơ hội được gần người ấy hơn. Tham khảo ngay để có được sự chọn lựa phù hợp nhất nhé.
Dự báo thời tiết Tết 2023 nói rằng, có em ở cạnh anh.
Tết này ăn miếng dưa hành, xong rồi muốn dành cả thanh xuân cho em.
Tết nay bánh kẹo ngập nhà. Anh thích kitkat hay là kiss em?
Tết này vẫn giống Tết xưa. Vẫn viêm màng túi vẫn chưa có bồ.
Một năm thấm thoắt thoi đưa. Vậy mà anh vẫn chưa “cưa” được nàng.
Anh ơi em thích chả giò. Thích luôn cả việc hẹn hò cùng anh.
Trái tim em chỉ 2 lần mở cửa. Đón anh vào và tống cổ anh ra.
Giao thừa mà chẳng có Táo Quân. Gian truân thế này biết quây quần bên ai?
Năm mới thật lắm xô bồ. Thôi thì về sao Hỏa tìm bồ ngay đây.
Tết ngồi uống cà phê không đường, tiện cho anh hỏi em có muốn “lên phường” cùng anh.
Tặng cho em miếng thịt đông, tiện cho anh hỏi đường tông vào tim em.
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, tiện cho em hỏi nhỏ anh đã bồ hay chưa?
Thính này có thả cũng chỉ đợi anh dính, chờ hoài chờ mãi cũng chỉ mình em.
Em có bút chì không? Vì anh muốn xóa đi năm cũ và viết nên tương lai của chúng ta.
STT thả thính đầu năm 2023 sang chảnh
Nếu bạn yêu thích những câu STT thả thính sang chảnh thì những gợi ý dưới đây sẽ là sự chọn lựa lý tưởng. Lưu ngay lại và đăng tải lên trang mạng xã hội cá nhân cùng tấm hình thật xinh để sớm có được nửa kia nhé.
Tết ăn bánh kẹo thả ga, có điều ngọt nhất vẫn là yêu anh.
Soái ca là của ngôn tình. Còn anh thì chỉ của mình em thôi.
Ba mươi chưa phải là Tết. Không làm bạn đâu phải là hết, còn có thể làm người yêu mà.
Tết ăn bánh kẹo thả ga. Có điều ngọt nhất vẫn là yêu anh.
Quyết không tiêu tiền lì xì Tết. Anh để dành mua hết trái tim em.
Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Còn miền em thì có đôi ta.
Thịt gà phải có lá chanh. Cũng như em phải có anh mỗi ngày.
Đừng hỏi sao Tết đến mà em vẫn béo, bởi vì trong lòng em còn có anh nữa.
Một năm thấm thoát thoi đưa. Vậy mà em vẫn chưa cưa được chàng.
Nem rán, canh măng trên mâm cỗ Tết. Cưới em về, em làm hết cho anh.
Thiên hạ bảo em viết cap thả thính. Nhưng thực ra em viết cho anh là chính.
Tặng anh một gốc hoa đào. Tiện cho em hỏi lối vào tim anh.
Mứt dừa đi với chè xanh. Còn em cũng phải có anh mới vần.
New Year cũng không tuyệt bằng “Near You”.
Cap (caption) thả thính Tết 2023 bằng thơ đổ ngay crush
Bên cạnh việc gửi đến nửa kia các STT chúc mừng năm mới 2023, đừng quên gây ấn tượng với những dòng cap thả thính đầu năm 2023 bằng thơ đầy mới lạ được đề cập dưới đây nhé.
Người ta ngày Tết có đôi Tôi đây ngày Tết đơn côi 1 mình Người ta ngày Tết tâm tình Tôi đây ngày Tết một mình xem phim.
Hoàng hôn thì màu tím Nhưng em thích màu hồng Tim em vẫn còn trống Anh muốn chui vào không?
Nem rán canh măng trên cỗ Tết Cưới rồi em làm hết cho anh.
Bánh chưng, dưa hành, lì xì đỏ Nhìn em rồi nói “ỏ” đi anh.
Mặt tròn như cái quạt mo Anh nào vớ được ấm no cả đời.
Xuân kiếm lì xì, Hạ kiếm kem Thu kiếm hoa sữa, Đông kiếm em…
Anh ơi Tết đến cận kề Anh mau thu xếp mà về với em.
Lì xì thì màu đỏ Bánh chưng thì màu xanh Lẽ nào anh không biết Em đang thầm thích anh.
Anh gì ơi nghe em nói nhỏ Đất Thanh Hóa (quê em) vừa nghèo, vừa khó Gái Thanh Hóa vừa chịu khó lại cực ngoan Nếu Tết này cha mẹ em cần chàng rể thảo Anh có chịu về Thanh Hóa với em không?
Tết này vẫn chẳng có bồ Họ hàng tra hỏi “à, ồ,…, ế sao”. Thì thôi cứ mỉm cười chào. Bởi Tết trọn vẹn với bao bạn bè
Tết này vẫn giống mấy Tết xưa. Vẫn được mừng tuổi vẫn chưa có chồng. Vẫn làm công việc lông bông. Vẫn còn ở trọ vẫn còn ham chơi
Chú cá vàng bé nhỏ Mãi ở chiếc bể xanh Mọi thứ đều không rõ Chỉ nhớ về mỗi anh.
Em là cô gái có trái tim màu đỏ Vừa đủ nhỏ để chứa một mình anh.
Nhân gian vốn giỏi đặt điều. Nói em xinh đẹp yêu kiều dễ thương. Nấu cơm, dọn dẹp Tết về. Việc nào cũng giỏi như là yêu anh.
Trên đây là tổng hợp một số các STT thả thính đầu năm 2023 được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất. Hy vọng quý bạn đọc sẽ cảm thấy hữu ích với bài viết này của NuChinh và sớm cưa đổ nửa kia của mình để có thể cùng nhau đón một năm mới với nhiều hy vọng và thành công.
Đánh giá bài viết
source https://nuchinh.com/stt-tha-thinh-tet-2023/
29 notes
·
View notes
Text
PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC
"Khi xưa, tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ vượt biển sang Trung Quốc nhằm vào thời vua Lương Võ Đế. Ông ta nổi tiếng là người rất sùng mộ đạo Phật. Ông đã đem rất nhiều tiền của để cất chùa, dựng tháp, in ấn kinh điển cũng như giúp đỡ Tăng Ni xuất gia tu hành và làm rất nhiều việc phước đức khác. Khi nghe tin Tổ từ phương xa đến, ông bèn cho thỉnh vào cung để đãi tiệc. Vì muốn Tổ biết rằng ông đã làm được nhiều việc có ích cho Tam Bảo, cho nên ông đã hỏi:
- Bạch Hòa thượng! Trẫm đây in kinh, tạo tượng, xây chùa, dựng tháp, độ cho Tăng Ni xuất gia rất nhiều. Như vậy có công đức chăng?
Tổ đáp:
- Không có công đức.
Nhà vua hỏi thêm:
- Thế nào là công đức?
Tổ chỉ đáp:
- Tự tánh thanh tịnh, lặng lẽ trong sáng, không thể đem những việc làm hữu vi, hữu lậu ở bên ngoài mà tìm cầu."
Như vậy, nhưng việc làm phụng sự Tam Bảo ở bên ngoài của vua Lương chỉ có phước đức, mà không có công đức. Bởi vì những việc làm ở bên ngoài làm sao có thể so sánh với cái tâm tỉnh sáng, thấy rõ sự thật kia. Khi nhìn thấy các pháp đều giả dối, không còn chạy đuổi thì tâm sẽ được tỉnh sáng, tỏ rạng. Cái trí sáng, nhìn thấy mạng sống này chỉ tồn tại trong một hơi thở, thì liệu ai có thể cho mình? Chỉ tự mình xoay lại, nghiền ngẫm, thực hành tu tập và tự mình nhận được.
Trong kinh A-hàm, đức Phật có ví dụ: “Có người chạy rất nhanh trên đường và vì chạy nhanh, cho nên cảm thấy mệt, cho nên nghĩ là phải chạy chậm lại. Khi anh ta đã chạy chậm, nhưng vẫn thấy mệt, anh ta nghĩ là nên đứng lại. Khi đã đứng lại, anh ta vẫn cảm thấy mệt, cho nên muốn ngồi xuống. Khi đã ngồi xuống rồi, anh ta vẫn còn mệt, cho nên quyết định nằm xuống. Sau khi đã nằm xuống, nhưng sự mệt vẫn còn, cho nên anh ta nhắm mắt ngủ. Khi anh ta ngủ được rồi thì có thể trở nên rất khỏe”.
Ví dụ này dùng chỉ cho sự phóng tâm chạy nhảy khắp nơi để đi tìm thêm sự nhọc nhằn, mệt mỏi và kiếm thêm nhiều sự khổ đau, buồn bực của con người. Cho nên, khi có thể dừng được cái tâm vọng tưởng lăng xăng thì ngay chỗ đó là cảnh giới thanh tịnh, an lạc của công đức.
Không có công đức nào bằng công đức của tâm thanh tịnh sáng suốt nhìn thấu sự thật. Công đức đó do chính đức Phật đã đạt được dưới cội Bồ Đề sau bốn mươi chín ngày đêm ngồi yên lặng quán xét. Về sau, chư Tổ cũng tiếp nối thành tựu được công đức trí huệ bất diệt này, chẳng những mãi mãi không bị suy hao, mà càng ngày càng sáng tỏ. Ngày nay, chúng ta cũng cần phải tu từ bên trong nội tâm và làm mọi việc thiện lành ở bên ngoài là để hỗ trợ cho sự tu tập đó.
Như con chim phải có đủ hai cánh mới có thể cất cánh tung bay giữa bầu trời vô tận của hư không hoặc xe phải có hai bánh mới có thể chạy vượt đường xa ngàn dặm. Giống như con người có đủ hai chân, thì dù ở đâu cũng có thể đi tới.
Một chân tượng trưng cho phước đức và một chân tượng trưng cho trí huệ. Tu hành cũng vậy, phước huệ song tu, đầy đủ được cả trong lẫn ngoài, thì sự tu hành càng ngày càng an lạc. Người thường biết xoay lại xét nét thấy rõ thân này là tạm bợ, mạng sống chỉ trong một hơi thở là người có công đức chân thật và là bậc đại trí huệ.
Thích Minh Thành
Nguồn: https://thuvienhoasen.org/
9 notes
·
View notes
Text
Người tìm văn lấy chứng, thì thêm vướng mắc. Người khổ hạnh cầu Phật thì đều lầm mê. Người lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo. Người chấp tâm tức Phật đều là ma.
Phàm ai đem tâm mà cầu pháp đều là mê. Chẳng đem tâm cầu pháp là ngộ. Chẳng đắm chấp văn tự gọi là giải thoát. Chẳng nhiễm sáu trần gọi là hộ pháp.
Lìa khỏi sanh tử gọi là xuất gia. Chẳng thọ báo sau này gọi là đắc đạo. Chẳng sanh vọng tưởng gọi là niết bàn. Chẳng kẹt trong vô minh gọi là đại trí huệ.
Đến chổ không phiền não gọi là bát niết bàn. Đến chổ không tướng tâm gọi là qua bờ bên kia. Khi mê thì có bờ bên đây. Khi ngộ thì bờ bên đây cũng không có.
Trích: Quán Tâm Pháp - Bồ Đề Đạt Ma
1 note
·
View note
Text
Tập 48
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang sáu mươi hai:
(Sớ) Kim đản nhất tâm trì danh, tức đắc Bất Thoái, thử nãi trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật, nhược năng đế tín, hà tu biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp, bất việt nhất niệm, đốn chứng Bồ Đề, khởi phi đại sự?
(疏) 今但一心持名 , 即得不退 , 此乃直指凡夫自心 究竟成佛。若能諦信,何須遍歷三乘,久經多劫,不越一念,頓證菩提,豈非大事。
(Sớ: Nay chỉ nhất tâm trì danh liền đạt được Bất Thoái. Đấy chính là chỉ thẳng thừng: Từ tự tâm của phàm phu mà rốt ráo thành Phật. Nếu có thể tin tưởng chắc chắn [điều này], cần gì phải trải khắp ba thừa, qua nhiều kiếp lâu xa, chẳng ngoài một niệm mà nhanh chóng chứng Bồ Đề, đây há chẳng phải là đại sự ư?)
Ý nghĩa của tiểu đoạn này là biệt chỉ “nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” (một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong cõi đời). Trong hội Pháp Hoa, sau khi đức Phật nói câu này, các tông giải thích khác nhau. Nói cách khác, mỗi tông có phương pháp tu học riêng và có thứ tự thành Phật riêng của tông ấy. Nhưng nói rốt ráo, chúng ta dựa trên mục đích cuối cùng khách quan nhất để nói, quả thật không chi hơn được kinh này, vì sao? Phương pháp tu hành trong kinh này là “nhất tâm trì danh”, hãy chú ý hai chữ “nhất tâm”. Nay chúng ta trì danh, vì sao chẳng thể thụ dụng? Nguyên nhân là do chúng ta trì danh luôn dùng cái tâm tán loạn để trì danh, chẳng dùng nhất tâm! Nếu nhất tâm trì danh, không ai chẳng thành tựu. Nếu muốn chính mình thật sự sớm có ngày thành tựu, quý vị chẳng thể không chú ý điều này! Vì sao biết là tâm tán loạn? Ví như tôi niệm Phật, vẫn mong tham thoại đầu, vẫn mong niệm chú, trì giới, thậm chí còn muốn đọc những kinh khác, nghe những thứ Phật học giảng diễn khác, tâm bèn loạn, chẳng thể nhất tâm.
Chúng ta thấy có rất nhiều vị đại đức từ xa xưa, các Ngài thành tựu do suốt đời tu hành một bộ kinh Di Đà và một câu Phật hiệu. Trong Phật đường của các Ngài chỉ thờ mình A Di Đà Phật, chẳng có tượng của vị Phật thứ hai, kinh là một bộ kinh Di Đà, chẳng thấy bộ kinh thứ hai, đó gọi là “nhất tâm trì danh”. Nay trong nhà chúng ta, kinh Phật chất đống, tâm tán loạn, chẳng phải là nhất tâm. Do vậy, niệm Phật suốt mười mấy năm, niệm mấy chục năm, ngay cả tin tức cũng chẳng có! Chẳng thể nói pháp môn này không linh, mà do chính mình phạm sai lầm, chính quý vị không nắm vững nguyên tắc. Do vậy, nói thật thà thì trong hiện thời, người xuất gia tu hành thành tựu chẳng bằng người tại gia, người tuổi trẻ chẳng bằng người cao tuổi. Người tuổi tác đã cao, chuyện gì cũng đều buông xuống, tuổi đã già nua, chẳng cầu vãng sanh cũng không được! Kinh họ cũng chẳng nghe, cũng chẳng đọc, suốt ngày từ sáng đến tối thật thà một câu A Di Đà Phật, họ bèn thành công. Do điều này có thể biết: Thật sự thành công là nhất tâm xưng danh! Chư vị nhất định phải hiểu đạo lý này. Tịnh Độ Tông có rất nhiều vị tổ sư suốt đời giảng một bộ kinh, suốt đời giảng kinh Di Đà hai ba trăm lần, chẳng giảng bộ kinh thứ hai nào! Điều này nhất định tương ứng với sự tu hành của các Ngài, các Ngài có thể trở thành tổ sư một đời chẳng phải là vô lý!
Pháp môn thù thắng là nhìn từ chỗ nào? Thù thắng ở chỗ này, vì sao? Không có ai làm chuyện xen tạp, không có thứ tri kiến nào khác xen lẫn vào đó, đó là thù thắng nhất. Thù thắng nhất là tâm địa thanh tịnh, chuyên nhất, thù thắng khôn sánh! Đạo tràng thù thắng chẳng do đông người, mà do chuyên nhất. Đạo tràng của Viễn Công đại sư chỉ có một trăm hai mươi ba người, chẳng kể là nhiều, nhưng ai nấy đều vãng sanh. Vì sao? Vì họ chuyên, vì họ nhất, đó là thù thắng. Đạo tràng ngày nay dăm ba người, quyết định chẳng tính là ít! Dăm ba người cùng tu với nhau, trong tương lai ai nấy đều vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới thì mới thật sự là trang nghiêm cõi Phật! Do vậy, kỵ nhất là loạn tâm. Loạn tâm thì tu bất cứ pháp môn nào cũng đều chẳng thể thành tựu.
Nếu nhất tâm xưng danh, sẽ giống như kinh dạy: “Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật” cho đến “nhược thất nhật” bèn thành tựu. Lợi căn thì một ngày thành tựu. Kẻ căn tánh chậm lụt, nghiệp chướng nặng nề, tội nghiệp sâu nặng thì cũng chẳng quá bảy ngày. Trong phần trên, tôi đã từng kể với quý vị nhiều câu chuyện vãng sanh, những điều đó đều chứng minh cho chúng ta thấy: Quả thật họ vãng sanh, họ làm được! Kinh nói từ một ngày cho đến bảy ngày, bảy ngày chẳng phải là giả mà là sự thật ngàn phần vạn phần xác đáng. Chúng ta đả Phật thất, khi vào thất như thế nào mà khi ra thất vẫn giống hệt như cũ là vì trong bảy ngày quý vị luôn trì danh bằng loạn tâm, cho nên vô ích, chẳng đắc lực. Nhất tâm trì danh là tu nhân.
“Tức đắc Bất Thoái” (liền đạt Bất Thoái), đây là nói tới quả báo. Quả báo quá thù thắng, bởi lẽ, lập tức có thể chứng đắc Bất Thoái Chuyển. Bất Thoái Chuyển chẳng phải là chuyện rất đơn giản, đừng nên xem thường. Nói cách khác, bản thân chúng ta học Phật chẳng phải chỉ một đời này, nhất là quý vị có thể gặp gỡ pháp môn này, đúng như kinh này đã dạy: Do thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp thì mới có thể gặp gỡ. Đã là đời đời kiếp kiếp tu học, đáng tiếc là chúng ta công phu chẳng đắc lực, thường xuyên thoái chuyển, tiến tiến, lùi lùi, chẳng thể thành tựu. Điều này cũng chứng tỏ đời đời kiếp kiếp niệm Phật đều dùng cái tâm tán loạn để niệm Phật, chẳng buông tiếng tăm, lợi dưỡng thế gian xuống được. Tâm tán loạn, lúc tưởng cái này, khi nghĩ cái nọ, đối với hết thảy kinh, luận, pháp môn trong Phật pháp chẳng buông xuống được! Nói chung là muốn nghe thêm mấy bộ kinh, muốn đọc thêm mấy bộ luận, đi tham học nhiều hơn!
Nói đến tham học thì Thiện Tài đồng tử cũng tham học, cớ sao chúng ta chẳng thể tham học? Nói thật thà, chúng ta đâu có tư cách như Thiện Tài! Quý vị hãy nghĩ xem, Thiện Tài đồng tử đi tham học khi nào? Dùng niệm Phật để nói thì khi Ngài đã đắc Lý nhất tâm bất loạn rồi mới đi tham học. Do vậy, Ngài đã trọn đủ điều kiện để tham học, có bản lãnh tham học, còn nay chúng ta dựa vào đâu? Người ta đi tham học là nhất tâm trì danh đi tham học, tuyệt đối chẳng có gì [có thể] phá hoại nhất tâm của Ngài, Ngài có năng lực ấy. Chúng ta ngày nay hễ tham học tâm bèn loạn ngay, không có cách nào tiếp nhận cảnh giới bên ngoài; vừa tiếp xúc bèn loạn, vừa tiếp xúc trong tâm liền khởi vọng niệm, dấy vọng tưởng. Đấy là thiếu tư cách tham học mà muốn bắt chước Bồ Tát tham học bên ngoài sẽ mắc lỗi, nhất định phải hiểu rõ điều này! Cổ đại đức đi tham học đều phải là đại triệt đại ngộ. Trong Thiền Tông, đã đại triệt đại ngộ rồi mới có tư cách tham học, [trò đã đại triệt đại ngộ thì] thầy nhất định bảo quý vị đi tham học, chẳng giữ quý vị lại. Trong Tịnh Độ Tông thì chứng đắc Lý nhất tâm bất loạn rồi mới có tư cách tham học, nhưng Tịnh Độ Tông tham học không nhiều, vì sao? Vì pháp môn này là vô thượng đạo thỏa đáng, thẳng thừng, chẳng cần phải tham học. Điều này cũng hiển thị sự thù thắng của pháp môn này!
“Trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật” (chỉ thẳng tự tâm phàm phu có thể rốt ráo thành Phật): Câu này xuất phát từ kinh Hoa Nghiêm, kinh Viên Giác cũng có nói: “Hết thảy chúng sanh vốn đã thành Phật”, vấn đề là bản thân chúng ta có thể tin tưởng hay không. Bản thân tôi có thể tin, có thể tin mà vẫn là phàm phu! Làm thế nào để khôi phục diện mục sẵn có của chính mình? Nhà Thiền thường nói “bổn lai diện mục trước khi được cha mẹ sanh ra”, bổn lai diện mục là Phật, khôi phục bằng cách nào? Nhất tâm trì danh; dùng phương pháp này để khôi phục, nhưng quý vị phải tin [vào chính mình có khả năng thành Phật]. Do chính quý vị thiếu lòng tự tin, nên quý vị mới suy nghĩ cách đi tham học! “Biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp” (trải khắp tam thừa, trải qua nhiều kiếp lâu xa): Quý vị phải đi theo đường lối ấy (trải khắp tam thừa) là do chẳng tin tưởng! Như vậy thì không có cách nào hết! Quý vị càng làm như vậy, thời gian tu học của chính quý vị càng bị lỡ làng, chẳng thành tựu nhanh chóng, thù thắng như người chuyên nhất; bởi lẽ, trí huệ là cái mà quý vị vốn sẵn trọn đủ. Quý vị vốn sẵn trọn đủ trí huệ Bát Nhã, trí huệ ấy không phải do bên ngoài đưa tới. Chẳng phải là nói tôi đọc kinh Đại Bát Nhã thì trí huệ Bát Nhã của tôi sẽ mở mang, chẳng hề có đạo lý ấy! Nếu quý vị tán tâm niệm kinh Đại Bát Nhã, dẫu quý vị niệm cả trăm lần, vẫn cứ hồ đồ!
Kinh có ích hay không? Hữu ích! Kinh giúp quý vị khai ngộ, quả thật là hữu dụng; nhưng phải đọc như thế nào? Phải dùng cái tâm thanh tịnh để đọc tụng. Mỗi một bộ kinh đều giúp quý vị khai ngộ; đối với tất cả pháp môn, chỉ cần chọn lấy một thứ. Một thứ thì mới có thể ngộ, hễ hai thứ sẽ chẳng ngộ! Nhất tâm mới có thể ngộ, nhị tâm chẳng thể ngộ. Quý vị hãy chú tâm đọc Cao Tăng Truyện, Cư Sĩ Truyện, người ta khai ngộ đắc nhất tâm, đấy chính là đạt được kết quả nơi một pháp môn. Người nào tu rất nhiều pháp môn, đọc rất nhiều kinh điển, quý vị thấy người ấy có ngộ xứ hay chăng? Không có! Từ xưa đến nay, không hề có trường hợp như vậy, nhưng các đại đức xưa kia cũng trước tác rất nhiều, cũng chú giải kinh nhiều lắm, chuyện này là như thế nào? Thưa với quý vị, đó là chuyện sau khi đã ngộ. Đã ngộ rồi mới có tư cách tham học, có thể đọc nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều, giảng nhiều, giống như năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài. Chưa đại triệt đại ngộ, sẽ chẳng có tư cách tham học! Quý vị phải hiểu đạo lý này. Trước khi ngộ, quyết định là thâm nhập một môn, ngộ rồi mới có thể đơm hoa kết quả.
Do vậy, quý vị nhất định phải tin vào chính mình, tin cái tâm thanh tịnh của chính mình đúng như Lục Tổ đã nói: “Vốn sẵn đầy đủ, có thể sanh ra vạn pháp”. Tự tánh là tâm thanh tịnh, là nhất tâm. Bởi lẽ, nhất tâm là chân tâm, rất gần với Phật, có thể tương ứng với Phật. Tâm tán loạn là tâm phàm phu, chẳng tương ứng với Phật. Dùng cái tâm tán loại nên mới phải trải qua nhiều kiếp, thời gian dài lâu. Dùng nhất tâm, thời gian [tu học] ngắn ngủi, cho nên từ một ngày cho đến bảy ngày liền có thể thành tựu. Ở đây nói “nhất niệm đốn chứng Bồ Đề, khởi phi đại sự” (nhanh chóng chứng Bồ Đề trong một niệm, há chẳng phải là đại sự?). Dùng điều này để giải thích câu “nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” trong kinh Pháp Hoa, giảng giải câu “khai thị ngộ nhập Phật tri chi kiến”, đúng là chẳng còn gì hay hơn được nữa, mà cũng là thù thắng nhất trong các cách thuyết pháp của các tông!
Chúng ta lại xem sách Diễn Nghĩa giảng “tâm niệm Phật”, tâm niệm Phật nhập tri kiến của Phật, [điều này] hết sức trọng yếu đối với sự tu học hiện tiền của chính mình.
(Diễn) Niệm Phật tâm, tức tối sơ Sự Lý nhị trì chi tâm.
(演) 念佛心,即最初事理二持之心。
(Diễn: Tâm niệm Phật chính cái tâm Sự Trì và Lý Trì ban đầu).
Nhất tâm trì danh có hai phương thức khác nhau: Một là Sự Trì, hai là Lý Trì. Trong Sự Trì không có Lý Trì, nhưng trong Lý Trì có Sự Trì. Quý vị phải nhớ: Có Lý, ắt có Sự; nhưng có Sự, chưa chắc đã có Lý! Có Lý mà không có Sự sẽ thành rỗng tuếch, chẳng phải là trì danh. Sự Trì là gì? Chiếu theo phương pháp được giảng trong kinh, trong mười hai thời chấp trì danh hiệu, đừng để câu Phật hiệu này bị gián đoạn, đó gọi là Sự Trì. Giống như những kẻ hạ căn, căn tánh kém cỏi hơn, không biết chữ, nghe Phật pháp cũng chẳng hiểu, quý vị bảo họ niệm A Di Đà Phật, được rồi, họ niệm A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật sốt sắng! Quý vị bảo họ mỗi ngày niệm Phật mười vạn câu, họ thật thà niệm mười vạn câu. Quý vị hỏi: “Có ý nghĩa gì?” Họ chẳng biết, chẳng hiểu. “Niệm Phật có gì hay ho?” “Tôi cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới”. Đến khi lâm chung, Phật thật sự đến tiếp dẫn họ. Quý vị đừng xem thường Sự Trì! Sự Trì lâu ngày sẽ có thể khai ngộ, vì sao? Người ấy nhất tâm, tâm thanh tịnh không có vọng niệm; cho nên niệm lâu ngày có thể khai ngộ, đắc Định, đó gọi là Sự Trì. Sự Trì cũng có thể niệm đến Sự nhất tâm hay Lý nhất tâm, hoàn toàn chẳng kém Lý Trì.
Lý Trì là gì? Hoàn toàn thông đạt đạo lý, lý luận, phương pháp và cảnh giới của pháp môn Tịnh Độ, thật sự liễu giải “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”, người ấy hiểu đạo lý này. Đó là Lý Trì. Có niệm Phật hay chăng? Vẫn niệm! Niệm giống hệt như người Sự Trì, đó gọi là “Lý Trì chân chánh”. Nếu biết “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, [bèn nghĩ] chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối chẳng niệm thì chẳng niệm vẫn là niệm, lầm lẫn to lớn quá! Kết quả chắc chắn là xôi hỏng, bỏng không! Đó là “ác thủ Không” (chấp Không một cách sai trái), hiểu lầm mất rồi! Quý vị nhất định phải nhớ kỹ: Lý Trì chẳng lìa Sự Trì, Sự Trì thì chưa thấy rõ Lý. Đối với hai phương pháp này, chỉ cần nhất tâm thực hiện [một phương pháp] sẽ có thể nhập tri kiến của Phật. Nhập tri kiến của Phật là chứng quả.
(Diễn) Nhập Phật tri kiến, nãi tối hậu Tịch Quang vô thượng quả.
(演) 入佛知見,乃最後寂光無上果。
(Diễn: Nhập tri kiến của Phật chính là quả sau cùng: Vô Thượng Tịch Quang ).
Chúng ta thường nói tới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đấy là tri kiến viên mãn của Phật. Nếu nói tới tri kiến của Phật, quý vị niệm Phật đến mức Lý nhất tâm bất loạn bèn nhập tri kiến của Phật. Phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, đó là nhập tri kiến của Phật một phần, là “phần chứng”. [Phật tri kiến] được nói tới ở đây là viên mãn, nó chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
(Diễn) Tức thử Sự Lý nhị trì, giai tùng hữu niệm nhi khởi.
(演) 即此事理二持,皆從有念而起。
(Diễn: Hai thứ Sự Trì và Lý Trì này đều bắt đầu từ hữu niệm).
Hai thứ trì danh đều bắt đầu từ “hữu niệm”; do vậy, chỗ hay của pháp môn này là ở chỗ này. Hiểu Lý hay không, chẳng sao cả! Hiểu Lý, rất tốt! Không hiểu Lý, cũng được, chẳng giống như các pháp môn khác. Trong các pháp môn khác, nhất định phải hiểu Lý trước rồi mới tu hành, quá trình là “tín, giải, hành, chứng”, các pháp môn đều chiếu theo trình tự ấy, nhưng pháp môn này không như vậy! Có thể không cần hiểu mà vẫn có hành, sau khi hành sẽ có giải, có chứng, hoặc chúng ta có thể nói là hành và giải đồng thời, chẳng phân chia trước sau. Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, những pháp môn khác đều là giải trước hành sau; pháp môn Tịnh Độ đặc biệt dễ dàng, đặc biệt đơn giản là do đạo lý này!
Nhưng quý vị phải nhớ: Phải chuyên nhất thì mới được! Chẳng chuyên sẽ vô ích. Nói thật thà, bất luận độn căn hay lợi căn, thật sự muốn cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới trong một đời này, chẳng có bí quyết đặc biệt nào khác, chỉ có một bí quyết là nhất tâm. Tôi không xem hết thảy các kinh, chẳng phải là do những kinh khác không hay, mà do vì xen tạp, khiến tôi phân tâm. Tôi chẳng nghe các pháp sư khác giảng kinh, chẳng phải vì họ giảng không hay, mà vì tôi nghe xong sẽ dấy vọng niệm, sẽ bị phân vân. Nói cách khác, nhất tâm của chính mình bị phá hoại. Cổ nhân bảo: “Ninh động thiên giang thủy, bất động đạo nhân tâm” (Thà lay động nước của ngàn con sông, chẳng lay động cái tâm của người tu đạo). Nghe kinh thì tôi tu niệm Phật, nhất tâm trì danh, nghe người kia giảng Thiền, nghe người nọ giảng Mật, tâm tôi cũng động, cái tâm tu đạo của tôi bị phá hoại. Người khác giảng kinh, người ta chẳng kêu mình đến nghe, mà là quý vị tự mò đến. Người ta chẳng phá hoại đạo tâm của quý vị, mà chính quý vị cam tâm tình nguyện đến đó, khiến đạo tâm của chính mình bị nhiễu loạn, còn nói gì được nữa? Chính chúng ta tự lầm lạc! Nếu bản thân nắm chắc, chẳng động tâm thì được, đạo tràng nào cũng có thể đến tham học, giống như Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần vậy. Chính mình chẳng nắm vững, vẫn bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, vậy thì chính quý vị phải dè chừng! Do vậy, bắt đầu tu học phải từ hữu niệm.
(Diễn) Niệm chi ký cửu, căn trần tự không, chư niệm tự lạc.
(演) 念之既久,根塵自空,諸念自落。
(Diễn: Niệm đã lâu ngày, căn và trần tự rỗng không, các niệm mất hết).
Đây là nói quý vị công phu đắc lực, đắc lực là như thế nào? Đắc lực là “căn trần tự không” như chúng ta thường nói: Quý vị đã thấy thấu suốt! “Chư niệm tự lạc” là quý vị đã buông xuống. Quý vị thật sự thấy thấu suốt, thấy thấu suốt như thế nào? Quý vị chẳng giữ lấy tướng, tức chẳng chấp tướng, giống như kinh Kim Cang đã dạy: “Bất thủ ư tướng” (chẳng giữ lấy tướng). Buông xuống sẽ chẳng động tâm, đấy là “như như bất động”. Đó là công phu thành tựu, Niệm Phật tam-muội hiện tiền. Cảnh giới ấy thấp nhất cũng là Sự nhất tâm bất loạn, đây đã đạt đến công phu này.
(Diễn) Nhược phục tinh tấn bất dĩ, hòa niệm Phật chi niệm diệc phục thoát lạc, đốn nhập Vô Tâm tam-muội.
(演) 若復精進不已 , 和念佛之念亦復脫落 , 頓入無
心三昧。
(Diễn: Nếu tinh tấn chẳng ngơi, ngay cả ý niệm niệm Phật cũng mất, sẽ nhanh chóng nhập Vô Tâm tam-muội).
Đây là cảnh giới Lý nhất tâm bất loạn. Nếu công phu nâng cao lên một tầng nữa, sẽ là “tinh tấn chẳng ngơi”. Tinh tấn chẳng ngơi thì có còn phải niệm hay chăng? Vẫn phải niệm! Tuy là bên ngoài chẳng giữ lấy tướng, bên trong chẳng động tâm, nhưng câu Phật hiệu vẫn liên tục không ngớt, giống như Đại Thế Chí Bồ Tát trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Người ấy niệm Phật hiệu từng câu liên tục không gián đoạn, trong mười hai thời, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Dẫu ý niệm niệm Phật cũng chẳng có, cũng chẳng chấp trước, nhưng vẫn niệm Phật hiệu; khi ấy; niệm Phật đúng là “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”. “Vô niệm mà niệm” chẳng phải là không niệm, vẫn niệm! A Di Đà Phật, A Di Đà Phật từng tiếng chẳng ngớt. Đã là niệm, vì sao lại nói là vô niệm? “Vô niệm” là nói đến cảnh giới của chính người đó; còn “niệm” là nói theo mặt hình tướng. Trên hình tướng, quả thật người ấy niệm Phật, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Luận theo mặt cảnh giới, cảnh giới của người ấy cao lắm, thật sự nhập “tam luân thể không”, chẳng thể tìm được cái tâm năng niệm, mà đức Phật được niệm cũng bất khả đắc, danh hiệu được chấp trì ở giữa [cái tâm niệm Phật và đức Phật được niệm] cũng bất khả đắc. Tam luân thể không đấy! Đó là nói về cảnh giới.
Lão hòa thượng Quảng Khâm vãng sanh, Ngài thật sự vãng sanh.
Lão nhân gia trước khi viên tịch đã nói hai câu: “Chẳng đến, cũng chẳng đi, chuyện gì cũng chẳng có”. Cảnh giới “chuyện gì cũng chẳng có” chính là tam luân thể không, cảnh giới trong hai câu ấy là cảnh giới Lý nhất tâm bất loạn. Vì sao biết Ngài chắc chắn vãng sanh? Quý vị biết Ngài tham Thiền, đến cuối cùng tu pháp môn Tịnh Độ, tự mình niệm Phật, mở Niệm Phật Đường khuyên mọi người niệm Phật. Có nhiều người đã gặp lão pháp sư, hướng về lão pháp sư thỉnh giáo, lão pháp sư đều dạy họ niệm A Di Đà Phật. Đương nhiên chính Ngài là người niệm Phật. Người niệm Phật ra đi tự tại ngần ấy, chắc chắn vãng sanh, không còn bàn cãi gì nữa!
Vì thế, bản thân chúng ta, nhất là người xuất gia, càng phải đề cao cảnh giác, trong một đời hiện tại này, quý vị còn chưa chết thì còn có thể giở trò gian lận, có thể nghĩ ra những thứ màu mè; tục ngữ có câu: “Hòa thượng bất tác quái, cư sĩ bất lai bái” (Hòa thượng chẳng giở trò, cư sĩ chẳng đến lễ). Nhưng đến lúc cuối cùng, chân tướng của quý vị sẽ hoàn toàn bộc lộ; quý vị tu thật hay giả, chẳng lừa được ai! Đến phút cuối cùng, chẳng thể gạt ai, mọi người đều trông thấy rõ ràng, rành rẽ. Nếu quý vị chết hồ đồ, ắt đọa trong tam đồ.
Đồng tu tại gia tu hành, niệm Phật tự tại vãng sanh, tôi thấy rất nhiều. Trong số những vị xuất gia, tôi thấy mình lão hòa thượng Quảng Khâm là như vậy. Do vậy, người xuất gia chẳng bằng người tại gia! Tôi vừa mới nói: Người trẻ tuổi chẳng bằng người lớn tuổi. Người cao tuổi thật sự buông xuống, không có vọng niệm. Pháp sư nào giảng kinh người ấy cũng chẳng nghe, người ấy thấy niệm Phật ở nhà là khẩn yếu, không xen tạp. Người trẻ tuổi thích đến nhiều đạo tràng, thích đi các nơi tham học. Tham học đến mức đầu óc suy nghĩ loạn xạ, tà tri, tà kiến; do vậy, chẳng bằng người cao tuổi. Người cao tuổi có thành tựu, người trẻ tuổi rất khó có thành tựu. Nghe kinh nhằm mục đích đoạn nghi sanh tín; nếu chẳng nghi hoặc, đã tin tưởng, ta còn nghe để làm gì nữa? Chẳng cần nghe! Quay về nhà thật thà niệm Phật là được rồi, chắc chắn thành tựu!
Mấy câu tiếp theo đây nhằm nói về người đã khai trí huệ. Sau khi đắc Sự nhất tâm, trí huệ Bát Nhã nhất định hiện tiền.
(Diễn) Tự nhiên Ngũ Ấm câu tiêu, viên minh phát hóa.
(演) 自然五陰俱消,圓明發化。
(Diễn: Tự nhiên Ngũ Ấm đều tiêu, viên minh sẽ phát khởi tác dụng).
“Viên” (圓) là viên mãn, “minh” (明) là quang minh, tức trí huệ Bát Nhã phát khởi, hiện tiền khởi tác dụng, đúng như Tâm Kinh đã nói: “Chiếu kiến Ngũ Uẩn đều không”, nhưng quý vị phải hiểu: Trí huệ Bát Nhã phải từ Vô Tâm tam-muội thì mới có thể hiện tiền. Vô tâm là chân tâm, nói cách khác, hễ có tâm thì đều là vọng tâm. Hữu tâm niệm Phật vẫn là vọng tâm. Người mới học luôn bắt đầu bằng hữu niệm, đấy là bắt đầu tu hành bằng vọng tâm. Tu đến mức công phu thành phiến vẫn là vọng tâm, vẫn là hữu tâm; đạt đến Sự nhất tâm bất loạn vẫn là hữu tâm! Phải đạt đến Lý nhất tâm bất loạn mới nhập Vô Tâm tam-muội. Do vậy, Lý nhất tâm bất loạn, “vô tâm” là không có vọng tâm, chứ không phải là chẳng có chân tâm! Chữ “vô tâm” trong Vô Tâm tam-muội nghĩa là “không có vọng tâm”, nói cách khác, chân tâm hiện tiền. Hễ có vọng tâm, chân tâm sẽ chẳng thể hiện tiền. Không có vọng tâm, chân tâm bèn hiện tiền. Trí huệ Bát Nhã từ chân tánh thấu lộ, có thể chiếu kiến Ngũ Uẩn đều là Không. Do đây biết rằng: Chính mình vốn sẵn trọn đủ kinh Đại Bát Nhã, chẳng phải do bên ngoài đưa tới. Nếu quý vị muốn tu Đại Bát Nhã, nhất định phải tu cái tâm thanh tịnh.
Hôm nay, có một cư sĩ hỏi tôi:
- Quán Âm Bồ Tát niệm một biến chú Đại Bi liền nhanh chóng vượt lên địa vị Thập Địa. Chú Đại Bi rất linh, chẳng thể không niệm!
- À! Ông niệm bao nhiêu biến?
- Mỗi ngày nói chung con niệm mười biến.
- Niệm bao nhiêu năm như vậy mà như thế nào? Có vượt lên Thập Địa hay chăng? Vẫn là phàm phu! Vì sao ông chẳng vượt lên được? Là vì ông niệm khác với cách Quán Âm Bồ Tát niệm! Chẳng phải là âm thanh khác nhau, không phải là nhịp điệu khác nhau, không phải là chữ [trong bài chú] khác nhau; những thứ đó đều giống nhau, nhưng dụng tâm khác nhau! Ông dùng cái tâm gì? Ông dùng tâm vọng tưởng. Không chỉ là cái tâm vọng tưởng, mà còn là cái tâm phiền não lớn nhất. Ông dùng cái tâm tham: “Tôi muốn nhanh chóng đạt lên Thập Địa. Tôi niệm thêm mấy biến, tôi sẽ đạt lên Thập Địa”. Ông thấy đó: Ông dùng tâm tham để niệm. Phật pháp là đoạn tham, sân, si. Ông dùng tham, sân, si để tu học, tăng trưởng tham, sân, si, làm sao thành công cho được? Quán Âm Bồ Tát niệm một biến chú Đại Bi là dùng tâm đại từ đại bi để niệm, cho nên Ngài mới có thể nhanh chóng vượt lên Thập Địa. Chúng ta niệm một vạn biến đều là tự tư, tự lợi, vô ích!
Quý vị phải hiểu: Chú Đại Bi là nói tới tâm đại bi; tâm đại bi chẳng thể hiện tiền thì niệm chú Đại Bi cũng uổng công. Đủ thấy dụng tâm như thế nào chính là mấu chốt của người tu hành. Đoạn văn tiếp theo đây giảng về tác dụng.
(Diễn) Như thị nãi siêu Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, Bồ Tát sở hành Kim Cang Thập Địa, Đẳng Giác viên minh.
(演) 如是乃超十信 、 十住、十行、十迴向、四加行
心,菩薩所行金剛十地,等覺圓明。
(Diễn: Như thế cho đến vượt thoát Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, hạnh Kim Cang Thập Địa của hàng Bồ Tát, Đẳng Giác viên minh).
Thật sự phi phàm! Quý vị phải biết: Đối với lý và sự thật này, tra cứu trọn khắp ngàn kinh muôn luận chẳng thấy có cách nói như thế này. Các địa vị trong tu hành theo thứ tự nhất định phải trải qua Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh, Thập Địa, quý vị mới có thể thành Phật; chứ vượt qua ngay thì đâu có chuyện như vậy? Chẳng thể nào! Thế nhưng chỉ có pháp môn này đặc biệt! Hiện thời có lắm kẻ tự xưng họ đã khai ngộ, đã chứng Tu Đà Hoàn, chứng quả A La Hán, chứng địa vị Bồ Tát. Quý vị đọc đoạn này xong, chuyện ấy đâu có gì phi phàm! Quý vị đã chứng Đẳng Giác, vẫn chưa bằng tôi! Tôi đã vượt qua rồi! Ngàn vạn phần đừng bị kẻ khác lừa gạt.
Trong hiện tại, đối với pháp môn này, quả thật quý vị chưa thể vượt thoát. Quý vị là phàm phu, nhưng hễ vãng sanh bèn vượt thoát. Bất luận quý vị vãng sanh trong phẩm vị nào, dẫu là Hạ Phẩm Hạ Sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, kinh đã giảng rất rõ ràng: “Viên chứng ba thứ Bất Thoái”. Tôi thường nhắc nhở các đồng tu, quý vị phải chú ý chữ Viên. Vì sao? Viên chứng ba thứ Bất Thoái là Đẳng Giác Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát thật sự vượt thoát. Ngài có thể thật sự vượt qua [những địa vị] Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh[1], Kim Cang Thập Địa. Nếu nói tới ba thứ Bất Thoái, luận theo Viên Giáo, Thập Trụ Bồ Tát mới chứng ba thứ Bất Thoái. Luận theo Biệt Giáo, phải là từ Sơ Địa trở lên mới chứng ba thứ Bất Thoái, nhưng chưa viên mãn; đạt đến Đẳng Giác mới là viên mãn. Địa vị Đẳng Giác ấy phải là Đẳng Giác trong Viên Giáo, chứ Đẳng Giác của Biệt Giáo vẫn chưa được! Biệt Giáo Phật cũng không được! Phải là Đẳng Giác trong Viên Giáo thì mới có thể nói là “viên chứng ba thứ Bất Thoái”. Tịnh Độ thù thắng chẳng thể nghĩ bàn! Vì vậy, bất cứ ai vãng sanh, chỉ cần thật sự là vãng sanh, chúng ta có thể nói: “Người ấy đã thành Phật”. Đó là đại đạo để thành
Phật, là con đường tắt để thành Phật.
(Diễn) Nhập ư Như Lai diệu trang nghiêm hải.
(演) 入於如來妙莊嚴海。
(Diễn: Vào trong biển trang nghiêm mầu nhiệm của Như Lai).
Cách nói này hoàn toàn giống với kinh Lăng Nghiêm.
(Diễn) Viên mãn Bồ Đề, quy vô sở đắc.
(演) 圓滿菩提,歸無所得。
(Diễn: Viên mãn Bồ Đề, trở về chỗ không thể đạt được).
Hai câu này cũng trích dẫn từ kinh Lăng Nghiêm. Thể, Tướng và tác dụng của Chân Như bổn tánh được hiển lộ trọn vẹn.
(Diễn) Thị chi vị nhập Phật tri kiến dã.
(演) 是之謂入佛知見也。
(Diễn: Điều đó gọi là ‘nhập tri kiến của Phật’).
Đoạn này nhằm giải thích từ ngữ “nhập Phật tri kiến”. Giải thích hết sức viên mãn! Đây là một thứ nhập Phật tri kiến viên mãn.
Chúng ta đọc xong đoạn văn trên đây, có cảm giác: Trong một đời mà chúng ta có thể gặp gỡ pháp môn này, phải kể như may mắn nhất. Sau khi gặp được pháp môn này, nếu chẳng thể nhất tâm thọ trì, đúng là ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ, đáng tiếc lắm! Nếu các vị nói: “Hiện thời tôi còn rất trẻ, tôi có thể học nhiều một chút, đọc nhiều một chút, nghe nhiều một chút, khi tôi về già tôi mới chuyên tu, đấy chẳng phải cũng là rất tốt hay sao?” Phải đấy! Cũng khá lắm! Nhưng tôi thưa với quý vị: Tôi đã làm như vậy đó. Lúc tôi còn trẻ, thứ gì cũng xem! Một bộ Đại Tạng Kinh còn chưa đủ, tôi tích cóp bảy tám bộ Đại Tạng Kinh, muốn học rộng nghe nhiều; nhưng tôi thấy người trẻ tuổi đi theo con đường ấy,
tôi cảm thấy hết sức tiếc nuối, vì sao? Bây giờ, tôi hối hận chẳng kịp!
Nếu thuở ấy, thật sự có một vị thầy giỏi chỉ điểm cho tôi, chẳng qua nói thật thà thì khi ấy tôi cũng rất ngoan cố, muốn bảo tôi thật sự tu một môn, chắc tôi cũng chẳng cam tâm, tôi chẳng chịu làm! Khi ấy, nếu tôi thâm nhập một môn thì thưa với quý vị, dù ngày nay tôi chưa thể đạt đến Lý nhất tâm bất loạn, chắc chắn chứng đắc Sự nhất tâm bất loạn, quả thật có thể chứng đắc! Có thể tự do tự tại vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thích đi lúc nào bèn đi lúc ấy, thích ở trong thế gian này mấy năm bèn trụ mấy năm, thật sự có thể làm được như vậy. Lãng phí thời gian tốt đẹp nhất trong kinh điển khác, quá đáng tiếc! Tôi nói ra kinh nghiệm và sai lầm của chính mình để mọi người tham khảo, nếu quý vị muốn giẫm theo lối cũ của tôi thì ráng chịu, tôi chẳng còn gì để nói nữa!
Nếu quý vị chịu nghe lời tôi, quý vị sẽ thành tựu chẳng thể nghĩ bàn, cao hơn tôi rất xa. Nếu quý vị cứ đi theo con đường cũ của tôi, chắc chắn sẽ không bằng tôi, quý vị sẽ tụt sau tôi một khoảng cách rất lớn, không có cách nào vượt qua được!
(Diễn) Bổn dục độ sanh thành Phật giả.
(演) 本欲度生成佛者。
(Diễn: Vốn muốn độ chúng sanh thành Phật).
Đây là lời giải thích cho câu “bổn dục độ chư chúng sanh tất giai thành Phật” (vốn muốn độ các chúng sanh thảy đều thành Phật) trong lời Sớ.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Phật tự trụ Đại Thừa, như kỳ sở đắc pháp, Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh. Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, nãi chí ư nhất nhân, ngã tắc đọa xan tham, thử sự vi bất khả”.
(演) 法華云 : 佛自住大乘 , 如其所得法,定慧力莊
嚴,以此度眾生;若以小乘化,乃至於一人,我則墮慳貪,此事為不可。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa nói: “Phật tự trụ Đại Thừa, đạt được pháp như vậy, sức Định Huệ trang nghiêm, dùng đây độ chúng sanh. Nếu dùng Tiểu Thừa độ, dẫu chỉ độ một người, ta bèn đọa keo tham, chuyện ấy chẳng thể được”).
Trích dẫn một đoạn kinh Pháp Hoa nhằm thuyết minh bổn hoài xuất thế, cũng như bổn nguyện của đức Thế Tôn. “Phật tự trụ Đại Thừa”, nếu nói xuyên suốt thì Đại Thừa rốt ráo viên mãn là Tây Phương Cực Lạc thế giới, vì sao biết? Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy chúng ta [như thế]. Nếu chúng tôi nói kinh Hoa Nghiêm là pháp Đại Thừa rốt ráo viên mãn, quý vị có tin tưởng hay chăng? Đương nhiên tin, không bàn cãi gì nữa! Kinh Hoa Nghiêm là căn bản pháp luân trong Phật pháp, hết thảy các kinh đều là quyến thuộc của kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là pháp Đại Thừa viên mãn rốt ráo, tới cuối cùng, “Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, vậy thì thế giới Cực Lạc chẳng phải là Đại Thừa viên mãn rốt ráo ư? Do đây, có thể biết: Đức Phật giảng kinh Di Đà nhằm thẳng thừng, thỏa đáng khuyên mọi người hãy cầu sanh Tịnh Độ, đấy sẽ là thật sự thỏa thích bổn hoài của Phật. Thế nhưng, chúng sanh không tin tưởng, thành Phật đâu có đơn giản như vậy? Một câu A Di Đà Phật bèn thành Phật ư? Quý vị không tin tưởng! Bất đắc dĩ phải đi đường vòng, quý vị thích đi lòng vòng bèn để quý vị đi vòng quanh, đó là chuyện không làm sao khác được, là chuyện bất đắc dĩ. Do vậy, trước hết, đức Phật phải nêu ra bổn nguyện độ sanh của chính mình.
Mấy câu này hoàn toàn nói về pháp hội Hoa Nghiêm. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện thành đạo, trong mười bốn ngày vì bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ giảng Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, mấy câu này có ý nghĩa như vậy đó. “Như kỳ sở đắc pháp” (như các pháp do Phật đã đắc): Kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn giảng về những pháp do chính Phật chứng đắc, “Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh” (sức Định Huệ trang nghiêm, dùng những pháp ấy để độ chúng sanh). Đấy là thời Hoa Nghiêm trong năm thời thuyết pháp. Nếu đức Phật thật sự dùng pháp Tiểu Thừa hay pháp nhân thiên để giáo hóa chúng sanh, đức Phật sẽ có lỗi với chúng sanh. Do vậy, đức Phật tự nói: “Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, nãi chí ư nhất nhân, ngã tắc đọa xan tham”, [tức là] đối với một người nào mà ta dùng pháp Tiểu Thừa để giáo hóa thì ta có lỗi với người ấy, Phật bèn phạm lỗi tham lam, keo kiệt. “Thử sự vi bất khả” (chuyện này chẳng thể được), đức Phật quyết định chẳng làm chuyện ấy.
Do đây mà biết rằng: Gọi là Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bồ Tát, đều là pháp phương tiện. Trong hội Pháp Hoa, đức Phật mới nói: “Duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị, diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết” (Chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai cũng chẳng ba, trừ Phật nói phương tiện). Đây là đức Phật phương tiện mà nói ra [các pháp Tam Thừa], pháp chân thật là pháp Nhất Thừa. Tôi lại thưa cùng quý vị: Pháp Nhất Thừa là gì? Niệm một câu A Di Đà Phật chính là pháp Nhất Thừa. Có mấy ai hiểu rõ? Mấy ai chịu tin tưởng? Người nào thật sự nghe hiểu, thật sự tin tưởng, người ấy có đại phước báo, người ấy chẳng thể nghĩ bàn, vì sao? Vì người ấy muốn thành Phật trong một đời,
muốn thành tựu trong một đời, đương nhiên chẳng thể nghĩ bàn!
(Diễn) Bất đắc dĩ quyền thuyết Tam Thừa giả.
(演) 不得已權說三乘者。
(Diễn: Bất đắc dĩ quyền biến nói pháp Tam Thừa).
Ở đây đều là dùng nguyên văn kinh Pháp Hoa để thuyết minh.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Ngã sở đắc trí huệ, vi diệu tối đệ nhất, chúng sanh chư căn độn, vân hà nhi khả độ?”
(演) 法華云 : 我所得智慧 , 微妙最第一,眾生諸根
鈍,云何而可度。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa nói: “Trí huệ ta chứng đắc, vi diệu tột bậc nhất, các chúng sanh căn độn, làm thế nào để độ?”)
Mọi người chẳng tin tưởng pháp do đức Phật đã giảng, hoài nghi! Thậm chí còn bài xích, hủy báng. Đức Phật chẳng muốn chúng sanh tạo nghiệp, phải làm sao? Ẩn pháp Nhất Thừa đi, bất đắc dĩ phải nói pháp thích ứng căn cơ. Quý vị thích Nhân Thừa bèn giảng Nhân Thừa, kẻ thích Thiên Thừa bèn giảng Thiên Thừa, thích Thanh Văn bèn giảng Thanh Văn, thích Duyên Giác bèn giảng Duyên Giác. Đấy là bất đắc dĩ, đó gọi là “ủy khúc cầu toàn” (khéo léo uyển chuyển để đạt tới sự toàn vẹn), thiện xảo phương tiện, nên mới có cái gọi là Tam Thừa hay Ngũ Thừa. Đấy là vì chúng sanh căn tánh chậm lụt. Đức Phật thuyết pháp theo cách này thì cũng có tiền lệ để noi theo: Cổ Phật giáo hóa chúng sanh cũng dùng phương pháp ấy!
(Diễn) Tầm niệm quá khứ Phật, sở hành phương tiện lực, ngã kim sở đắc đạo, diệc ưng thuyết Tam Thừa.
(演) 尋念過去佛 , 所行方便力 , 我今所得道,亦應
說三乘。
(Diễn: Nghĩ lại Phật quá khứ, cũng hành sức phương tiện. Nay với đạo ta đắc, cũng nên nói Tam Thừa).
Sau thời Hoa Nghiêm, tạm thời gác pháp chân thật qua một bên, dùng phương tiện thiện xảo để tiếp dẫn đại chúng; nhưng đến hội Pháp Hoa, căn tánh của chúng sanh đã chín muồi; đã chín muồi thì nói cách khác là họ đã khá thông minh, trí huệ, cũng có hùng tâm, nghị lực rất lớn, khi ấy, rất nên khai Quyền hiển Thật, phải nói pháp chân thật.
(Diễn) Hậu chí cơ thục, hội tam quy nhất giả.
(演) 後至機熟會三歸一者。
(Diễn: Về sau, đến khi căn cơ [của chúng sanh] chín muồi, bèn gom tam thừa về nhất thừa).
Một đời đức Phật giáo hóa đến lúc cuối cùng, căn cơ của học sinh đã chín muồi, lại nói pháp Nhất Thừa.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Thập phương Phật độ trung, duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”.
(演) 法華云 : 十方佛土中 , 唯有一乘法,無二亦無
三,除佛方便說。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa chép: “Trong mười phương cõi Phật, chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai, cũng chẳng ba, trừ Phật phương tiện nói”).
Nói ra pháp chân thật, Nhị Thừa là Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tam Thừa là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Ngũ Thừa là [Tam Thừa] kể thêm Nhân, Thiên. Những thừa này đều là nói phương tiện.
(Diễn) Duy thử nhất sự thật, dư nhị tắc phi chân.
(演) 唯此一事實,餘二則非真。
(Diễn: Chỉ một sự thật này, hai thứ kia chẳng thật).
Nói với quý vị Tiểu Thừa và Đại Thừa đều chẳng phải thật, chỉ có một Phật Thừa là chân thật.
(Diễn) Chung bất dĩ Tiểu Thừa, tế độ ư chúng sanh.
(演) 終不以小乘濟度於眾生。
(Diễn: Trọn chẳng dùng Tiểu Thừa để tế độ chúng sanh).
Đây là nguyên tắc tối cao để Phật giáo hóa chúng sanh. Đức Phật cũng thật sự hậu đãi chúng sanh.
(Diễn) Phương thù bổn ý giả, Pháp Hoa vân: “Ngã bổn lập thệ nguyện, dục linh nhất thiết chúng, như ngã đẳng vô dị, như ngã tích sở nguyện, kim giả dĩ mãn túc”.
(演) 方酬本意者 , 法華云:我本立誓願,欲令一切
眾,如我等無異,如我昔所願,今者已滿足。
(Diễn: “Mới là phù hợp với bổn ý”: Kinh Pháp Hoa chép: “Ta vốn lập thệ nguyện, muốn hết thảy mọi loài, giống như ta chẳng khác. Như xưa ta phát nguyện, nay đã được trọn vẹn”).
Đức Phật hy vọng chúng ta giống như Ngài. Khi chúng ta nên khiêm hư lại chẳng khiêm hư, khi chẳng nên khiêm hư lại quá mức khiêm hư! Bình thường đãi người tiếp vật phải nên khiêm hư thì quý vị ngạo nghễ, ngã mạn, coi thường người khác; hiện thời đối với Thích Ca Mâu Ni Phật lẽ ra chẳng cần khiêm hư thì quý vị lại khiêm hư quá mức: “Con chỉ mong Hạ Phẩm Hạ Sanh là tốt lắm rồi, con làm sao dám sánh bằng Phật?” Phật mong quý vị giống như Ngài, đừng nên khách sáo quá đáng! Đấy mới là bổn nguyện của Phật. Làm sao để nhanh chóng giống như Ngài? Thưa quý vị! Chỉ có vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Hễ vãng sanh, tuy chưa thật sự thành Phật, nhưng quý vị đã chẳng khác Phật cho mấy! Vì sao? Viên chứng ba thứ Bất Thoái, cảnh giới ấy chẳng thể nghĩ bàn. Nếu quý vị nói người [vãng sanh] ấy là Phật thì người ấy chẳng phải, người ấy là phàm phu, người ấy đới nghiệp vãng sanh. Nếu quý vị nói người ấy là phàm phu thì người ấy đã viên chứng ba thứ Bất Thoái, địa vị viên chứng ba món Bất Thoái là Đẳng Giác Bồ Tát! Người ấy đã chẳng phải là Đẳng Giác Bồ Tát, mà cũng chẳng thể coi là phàm phu. Đấy là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, là chỗ thù thắng trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Do vậy, bộ kinh này được mười phương ba đời hết thảy chư Phật khen ngợi là do đạo lý này!
Trong mười phương ba đời hết thảy các thế giới Phật, không có cảnh giới này, chỉ riêng thế giới của A Di Đà Phật là đầy đủ viên mãn. Chúng ta có thể khẳng định bộ kinh này được mười phương ba đời hết thảy chư Phật cùng nhau hoằng dương, và nó còn là bộ kinh trọng yếu nhất trong các kinh được hoằng dương, là pháp môn thù thắng nhất. Nói cách khác, tám vạn bốn ngàn pháp môn khác đều nhằm phụ trợ, giúp đỡ pháp môn này. Pháp môn này thật sự là pháp môn chủ chốt, nhưng hiện thời mấy ai có thể nhận biết bộ kinh này? Hiểu rõ chân tướng sự thật này? Ai thật sự hiểu rõ, người ấy sẽ chết sạch so đo, khăng khít niệm câu Phật hiệu. Thật sự hiểu rõ rồi, thứ gì cũng đều chẳng cần nữa, còn dạy quý vị xem kinh gì nữa? Một bộ kinh là đủ rồi, chẳng cần đến bộ thứ hai! Tu pháp môn nào nữa? Một câu A Di Đà Phật là được rồi!
Cổ đại đức mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, các Ngài chẳng niệm kinh, mà cũng chẳng trì chú. Trong mười hai thời, mười vạn câu Phật hiệu chẳng gián đoạn, đó là khóa tụng của các Ngài. Ngày nào cũng như thế, Thượng Phẩm Thượng Sanh! Đấy là người thật sự nhận biết pháp môn này nên mới có thể làm được, đó gọi là “duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” (chỉ có bậc thượng trí và kẻ ngu muội nhất mới chẳng thay đổi ý nguyện). Bậc thượng trí đã thấu triệt toàn bộ rồi, chết sạch so đo, khăng khăng niệm một câu Phật hiệu đến tột cùng. Kẻ hạ ngu chẳng biết chữ, chưa từng học hành, chuyện gì cũng chẳng hiểu, quý vị có giảng cho họ, họ nghe cũng chẳng hiểu, một câu A Di Đà Phật cũng niệm đến tột cùng, hằng ngày họ niệm được mười vạn câu Phật hiệu. Họ nói điều này dễ làm, vì sao? Chẳng cần dùng đến đầu óc! Họ có thể thành công. Do vậy, bậc thượng trí dễ thành công, kẻ hạ ngu cũng dễ thành công. Khó thực hiện nhất là những kẻ nửa vời, nói là thượng cũng không được, bảo là hạ cũng chẳng xong!
(Diễn) Chủng chủng pháp môn thiển thâm bất nhất giả.
(演) 種種法門淺深不一者。
(Diễn: Đủ mọi pháp môn sâu hay cạn khác nhau).
Đây là đức Phật vì hạng người giữa vời (không thượng, không hạ) mà nói, loại người này phiền phức nhất, khó độ nhất, đúng là “cang cường nan hóa” (ương ngạnh khó giáo hóa) như Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh đã nói.
Đấy là hạng người căn tánh bậc trung, ương ngạnh, khó giáo hóa. Bậc thượng trí và kẻ hạ ngu rất dễ hóa độ, Phật chẳng phải bận lòng, họ là học sinh ngoan của Phật. Phiền phức nhất là những kẻ căn tánh bậc trung.
(Diễn) Như A Hàm bảo chứng, Phương Đẳng đàn ha, Bát Nhã đào thải đẳng.
(演) 如阿含保證,方等彈呵,般若淘汰等。
(Diễn: Như A Hàm bảo đảm, Phương Đẳng quở trách, bài xích, Bát Nhã đào thải).
Đây là ba quá trình trong sự dạy học của đức Phật. Thời A Hàm (Āgama) có thể nói là đức Phật dạy lớp Tiểu Học, dùng pháp Tiểu Thừa. Thanh Văn và Duyên Giác đều căn cứ trên kinh luận A Hàm. A Hàm cũng có Tam Tạng, tức là Tam Tạng của Tiểu Thừa, có Kinh, Luật, Luận. Chiếu theo những lý luận và phương pháp ấy để tu học, quý vị có thể đoạn tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc trong tam giới, chứng Sơ Quả của Tiểu Thừa. Khi ấy, bảo đảm quý vị chẳng đọa vào ba ác đạo. Chữ “bảo chứng” ở đây có ý nghĩa như vậy. Đồng thời lại còn có một thứ “bảo chứng” nữa: Từ nay trở đi, bảy lần sanh trong cõi trời hay trong nhân gian, sẽ chứng quả A La Hán. Chắc cũng có người muốn hỏi: Nếu đến lần tái sanh thứ bảy, khi ấy trong thế giới không có Phật thì làm cách nào? Không có Phật thì cũng chẳng cần phải đợi đến đời thứ tám! Khi không có Phật, tự mình có thể chứng quả, gọi là Độc Giác, đó là một loại Duyên Giác. Nếu gặp Phật, chứng quả A La Hán. Khi không có Phật xuất hiện trong thế gian, bèn chứng Bích Chi Phật (Pratyekabuddha), Bích Chi Phật là Độc Giác, tự mình khai ngộ, chứng quả. Hai thứ bảo đảm: Bảo đảm thứ nhất là chẳng đọa trong tam ác đạo, bảo đảm thứ hai là bảy lần qua lại cõi trời và nhân gian, nhất định chứng quả, vượt thoát tam giới.
Đến thời Phương Đẳng (Vaipulya), khi ấy, đức Phật bèn quở trách, khuyến khích những người tu Tiểu Thừa phát Bồ Đề tâm, hồi Tiểu hướng Đại. Đức Phật quở trách Tiểu Thừa A La Hán và Bích Chi Phật là “bại chủng” (hạt giống lép), không có tương lai gì! Họ tốt nghiệp Tiểu Học, cho là đủ rồi, chẳng muốn học hành nữa, rất đáng tiếc! Phải nên cổ vũ họ học Trung Học, khích lệ họ học cao hơn. A Hàm giống như tốt nghiệp Tiểu Học. Trong Phật pháp, A La Hán và Bích Chi Phật giống như tốt nghiệp Tiểu Học, chưa mở mang trí huệ, chưa kiến tánh, trong Giới - Định - Huệ họ chỉ thành tựu Giới và Định, chưa có trí huệ. Chúng ta thường nói họ thành tựu Cửu Thứ Đệ Định vì tám món Định trước đó đều thuộc thế gian, chưa vượt thoát thế gian, nên gọi là “thế gian Thiền Định”. Tứ Thiền và Tứ Không gọi là “thế gian Thiền Định”. Đệ Cửu Định đã vượt thoát tam giới, vượt thoát sanh tử luân hồi, nhưng A La Hán và Bích Chi Phật chưa kiến tánh. Đối với người niệm Phật chúng ta mà nói, nếu chỉ bàn về phương diện đoạn phiền não, luận theo phương diện ấy, cảnh giới ấy hoàn toàn giống với cảnh giới Sự nhất tâm bất loạn. Là vì A La Hán, Bích Chi Phật đã đoạn sạch Kiến Tư phiền não, mà người đắc Sự nhất tâm bất loạn cũng đã đoạn sạch [các phiền não ấy]. Nhưng quý vị phải hiểu: Xét theo phương diện này, người niệm Phật bình đẳng với Bích Chi Phật và A La Hán, ngang hàng, nhưng xét theo các phương diện khác, người niệm Phật vẫn cao hơn rất nhiều. Bất luận là xét theo trí huệ hay công đức, A La Hán và Bích Chi Phật tuyệt đối chẳng thể sánh bằng! Cao hơn quá nhiều! Do vậy, trong thời Phương Đẳng, đức Phật đặc biệt quở trách Tiểu Thừa, khuyến khích tu học Đại Thừa.
Giai đoạn thứ ba là thời Bát Nhã. Nếu tính cả thời Hoa Nghiêm, thì đây là thời thứ tư. “Bát Nhã đào thải”, có giống như trường học loại bỏ học sinh hay chăng? Không phải vậy! Đào thải những phân biệt, chấp trước của chính mình. Vì sao? Vì trong sự dạy học của thời Phương Đẳng, quả thật nói rất nhiều kinh, quý vị có rất nhiều phân biệt, chấp trước, sợ quý vị chết cứng trong danh tướng, sợ quý vị chấp chết cứng vào cảnh giới chẳng chịu buông bỏ. Vì vậy, “Bát Nhã đào thải” là đào thải hết thảy phân biệt, vọng tưởng, chấp trước của chính mình.
Bát Nhã giảng Không, trứ danh nhất là phần Kim Cang Bát Nhã trong bộ kinh Đại Bát Nhã. Hiện thời chúng ta đọc kinh Kim Cang tức là đọc một quyển trong bộ Đại Bát Nhã[2] gồm sáu trăm quyển, đặc biệt lấy ra phần này để lưu thông riêng biệt, nhằm đào thải sạch những phàm tình của chúng ta. Đây là nói về quá trình tu học, đào thải phàm tình hòng nhập Nhất Thừa. Do vậy, đến hội Pháp Hoa, khai Quyền hiển Thật, nhập tri kiến của Phật, có một quá trình như vậy.
(Diễn) Hà tu biến lịch Tam Thừa giả.
(演) 何須遍歷三乘者。
(Diễn: Há cần trải khắp ba thừa).
Nếu quý vị nhất tâm trì danh, chẳng cần noi theo khuôn khổ này. Khuôn khổ này cực nhọc, quả thật là lỡ làng chẳng ít thời gian, phải phí không ít tinh thần để tu học. Nếu quý vị thật sự có thể tin tưởng thì đối với những giải thích trong phần trước sẽ “nhược năng đế tín, hà tu biến lịch Tam Thừa” (nếu có thể tin chắc chắn, cần gì phải trải khắp ba thừa), quý vị thẳng thừng thỏa đáng tu pháp Nhất Thừa, chẳng cần phải đi vòng vo, chẳng cần phải chuốc lấy những phiền phức đó!
Tôi in ba bản kinh Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm Biệt Hành Sớ Sao, Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản và Tây Phương Công Cứ, những sách khác tôi không in. Tôi in ba thứ kinh này, giảng ba thứ kinh này, tự mình tu hành cũng chiếu theo ba cuốn sách ấy, những thứ khác không cần. Vì sao? Nếu chẳng chuyên nhất, e rằng trong tương lai, khi tôi vãng sanh sẽ phô bày vết tích rất khó thông cảm được! Tôi hy vọng trong tương lai sẽ vãng sanh trên giảng đài, vì tôi cả đời giảng kinh, đến khi vãng sanh, giảng kinh xong, mọi người niệm Phật, tôi xin phép mọi người cho nghỉ để tôi vãng sanh thế giới Tây Phương, tự tại lắm, ra đi ngay trên giảng đài.
Cổ nhân đã có người như vậy, có mấy vị pháp sư giảng kinh tịch ngay trên giảng đài. Tôi hy vọng trong tương lai cũng tịch trên giảng đài; do vậy, hiện thời nhất tâm nhất ý muốn làm chuyện này, những chuyện khác đều là chuyện nhỏ nhặt, lông gà, vỏ tỏi, ai thích làm thì cứ làm, tôi chẳng làm những chuyện ngốc nghếch ấy. Chẳng thể làm chuyện ngốc nghếch nữa, phải làm chuyện chánh đáng! Do vậy, nhất định phải chuyên, nhất định phải nhất.
Trong tương lai, nếu tôi ở ngoại quốc, các vị đồng học phải ghi nhớ: Nếu khi quý vị công phu chẳng gián đoạn, liên tục nỗ lực, mọi người theo lệ thường thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu đến đây niệm kinh, đọc bản chú giải này. Mọi người hợp lại gõ mõ và dẫn khánh để cùng nhau niệm, công đức ấy cũng hết sức thù thắng. Quý vị niệm thuần thục thì khi nghe tôi giảng, quý vị sẽ có cảm nhận khác hẳn. Ở nhà một mình chưa chắc quý vị đã chịu niệm, cũng như bị người trong nhà lôi kéo quý
vị xen tạp, chẳng bằng đến nơi đây niệm.
Do vậy, công khóa của chúng ta nhất định đừng để gián đoạn! Công đức niệm kinh chẳng thể nghĩ bàn, cũng có thể khai ngộ. Hôm nay chúng tôi giảng đến chỗ này.
[1] Tứ Gia Hạnh là Noãn Pháp, Đảnh Pháp, Nhẫn Pháp, và Thế Đệ Nhất Pháp. Theo tông Duy Thức, để tu hành đạo Bồ Đề, nhằm tu tập phước đức và trí huệ và tiến nhập địa vị Kiến Đạo trong Biệt Giáo, phải tu hành Tứ Gia Hạnh, thành tựu địa vị Lục Trụ trong Biệt Giáo để tiếp tục tiến lên những địa vị cao hơn.
[2] Trước khi ngài Huyền Trang dịch kinh Đại Bát Nhã đã có rất nhiều hội trong bộ này được dịch riêng lẻ. Có thể nói không sai là toàn bộ những bản kinh nào có chữ Bát Nhã trong tựa đề đều là một hội của kinh Đại Bát Nhã. Kinh Kim Cang (Vájra-cchedikā-prajñā-pāramitā-sūtra) hiện thời còn giữ được sáu bản dịch:
1. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần. Đây là bản được lưu hành rộng rãi nhất từ xưa đến nay.
2. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch vào đời Đường.
3. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Chân Đế dịch vào đời Tùy.
4. Kim Cang Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Đạt Ma Cấp Đa dịch vào đời Tùy.
5. Năng Đoạn Kim Cang Hội tức hội thứ chín trong kinh Đại Bát Nhã do ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường.
6. Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường.
Nguồn: www.niemphat.net
/ 289
www.youtube.com/phaphanh"
https://ph.tinhtong.vn/Home/ADiDaKinhSoSaoDienNghia?d=ADiDaKinhSoSaoDienNghia_048.html#:~:text=ph.tinhtong.vn,youtube.com/phaphanh
7 notes
·
View notes