#đồ thờ cúng bằng đồng
Explore tagged Tumblr posts
thptngothinham · 13 days ago
Text
Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và những bài văn mẫu chọn lọc giúp các em hoàn thành bài tập. Bạn muốn làm một bài văn thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám? Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo bài hướng dẫn thuyết minh về quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám sau đây, chắc chắn sẽ giúp các em nắm được cách làm bài và những thông tin hữu ích hỗ trợ các em hoàn thành bài tập này. Hướng dẫn làm bài thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám 1. Phân tích đề - Yêu cầu đề bài: thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Đối tượng làm bài: Văn Miếu Quốc Tử Giám trên Wikipedia - Phương pháp làm bài: thuyết minh 2. Các luận điểm chính cần triển khai Luận điểm 1: Lịch sử hình thành của Văn Miếu Luận điểm 2: Kiến trúc của Văn Miếu Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của Văn Miếu 3.Lập dàn ý thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám Một bài văn thuyết minh sẽ có có dàn ý cơ bản như sau: 1. Mở bài - Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội. - Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đô Hà Nội, nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám; trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Wikipedia - Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng. 2. Thân bài * Lịch sử hình thành: - Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu. - Tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. - Diện tích là 54331 m2. * Kiến trúc: - Có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có 3 cửa thông với nhau. - Gồm các bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử, Vườn Giám và Quốc Tử Giám. - 4 cổng chính: Cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành, Thái Học - Các di tích bên trong bao gồm: + Tứ trụ và Bia Hạ Mã + Khuê Văn Các + Giếng Thiên Quang và 82 tấm bia Tiến sĩ. + Khu Đại Thành, khu Thái Học,... * Vai trò, ý nghĩa: - Nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt. - Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến. - Là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. - Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam. 3. Kết bài - Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. - Mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này. 4.Sơ đồ tư duy[ Xem thêm :  Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lớp 8 5.Kiến thức bổ sung Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 Di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, Văn Miếu
- Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ. Tuy nhiên ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa. Đây là địa danh xuất hiện trên tờ tiền polyme 100.000 VND của Việt Nam. Văn mẫu thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám Bài văn mẫu 1: Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long thời Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Văn Miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa. Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước. Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn... Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải... Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đấy nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa. Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến. Bài văn mẫu 2 thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám  Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên thành là Thăng Long. Trải qua bao biến cố của thời gian và
lịch sử, Hà Nội vẫn lưu giữ trong lòng nó những ” dấu xưa oai hùng” cùng với những danh lam thắng cảnh. Một trong những nơi đó là Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được nhà Lý xây dựng vào thế kỉ 11, với mục đích chính là dạy học cho các hoàng tử và những người tài trong thiên hạ. Đây còn là nơi thờ các danh nhân có công trong nền giáo dục nước nhà, tổ chức các kì thi của quốc gia, cao nhất là kì thi tiến sĩ. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long xưa. Nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Ở vị trí đắc địa, bốn mặt đều là những con phố đông vui, nhưng không vì thế mà Văn Miếu mất đi vẻ yên tĩnh, cổ kính vốn có. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331m² bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Hồ Văn nằm ở đối diện cổng chính Quốc Tử Giám, đã được trùng tu nhiều năm nay. Đây là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, giữa hồ có gò Kim Châu. Cảnh trí rất yên bình, nên thơ giúp cho các sĩ tử giải tỏa bớt căng thẳng trước giờ thi. Khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám được ngăn cách với vườn Giám và không gian bên ngoài bằng tường gạch vồ, không trát bên ngoài và có bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam. Những lối đi trong Văn Miếu đều được trải sỏi hoặc lát đá sạch sẽ. Từ cổng chính Văn Miếu Môn, vào khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng Đại Trung môn. Ở hai khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng và có bốn hồ nhỏ đăng đối hai bên phải trái. Trong hồ được trồng hoa sen, hoa súng tạo cho cảnh quan càng thêm tươi đẹp. Quanh hồ được xây những bức tường hoa để ngăn cách lối đi với hồ. Nối tiếp tới Khuê Văn Các là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời tỏa tia sáng. Tầng dưới là bốn trụ gạch vuông, chạm trổ hoa văn. Tầng trên làm bằng gỗ sơn màu đỏ có thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái. Khu tiếp theo là bia Tiến sĩ và hồ nước vuông Thiên Quang Tỉnh (giếng soi ánh mặt trời). Sát bờ hồ là lối đi và những dãy bia đá trang nghiêm, cổ kính dựng thành hai khu Đông và Tây. Mỗi khu chứa hai dãy bia đá, tất cả gồm 82 tấm bia ghi tên họ quê quán của những người đã đỗ Tiến sĩ triều Lê. Bia được đặt trên lưng các cụ rùa vì theo quan niệm của ông cha ta, rùa chính là thần Kim Quy, là một vật biểu linh cho tinh thần, sức mạnh, sự yêu thương, đoàn kết của dân tộc. Kế tiếp khu bia tiến sĩ và hồ Thiên Quang Tỉnh là Cửa Đại Thành. Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng hàng nghàn mét vuông, lát gạch Bát Tràng. Đây là nơi xưa kia được dùng làm nơi tổ chức lớp học nghe giảng đạo. Ngày nay là nơi tập trung tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội và quốc gia. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn trải suốt chiều rộng của sân. Phía sau và song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện gồm chín gian, tường xây ba phía, mái cong vẩy cá. Thượng điện khi xưa là nơi thờ tự và học hành. Ngày nay chỉ còn là nơi thờ Khổng Tử và các vị danh nhân. Ở gian chính của Thượng điện đặt ngai lớn, bên trong có bài vị và tượng đồng của Khổng Tử. Hai gian bên phải, trái đặt ngai thờ bốn vị Tăng Tử, Mạnh Tử, Nhan Tử và Tử Tư. Ngoài bài vị ra cả 4 vị đều có tượng gỗ sơn thiếp. Hai bên của sân là hai dãy Hữu Vu và Tả Vu, cũng là khu triển lãm, trưng bày, bán đồ lưu niệm cho khách tham quan. Sau Thượng điện là khu Khải Thánh, nơi thờ cha mẹ Khổng Tử. Phần sau cùng là khu Tiền đường và Hậu đường: đây là công trình hoàn toàn mới, nằm trong dự án trùng tu khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13 - 7 - 1999. Tiền đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc. Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng. Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dụ Nho học Việt Nam. Tầng hai là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học Việt Nam. Đó là vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Bên ngoài Hậu đường, còn có nhà chuông, lưu giữ chuông Bích Ung được đúc từ năm 1768, và nhà trống có treo trống lớn màu đỏ. So với trường đại học Bologna ở Italia – ngôi trường đại học cổ nhất còn tồn tại ở châu Âu. Ra đời năm 1088 cho đến nay, trường vẫn giữ được những nét cổ kính với kiến trúc thời Trung cổ. Nổi bật với các dãy nhà màu cam. Mái vòm ở các hành lang được trang trí những họa tiết cầu kỳ. Quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng dựa trên việc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Phật Giáo, Nho giáo và văn hóa dân gian Việt Nam. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hình ảnh cổ kính, nét xưa lại hiện về thông qua những ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua”. Và việc xin chữ đầu năm đã trở thành nét văn hóa riêng của người Hà Nội. Có thể nói,Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của tri thức, văn hóa, khát vọng trong con đường học tập của các sĩ tử nói riêng và con người Việt nam nói chung, là nét son thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và là khu di tích văn hoá hà Thành. Tham khảo thêm: Thuyết minh về chợ nổi Cái Răng Cần Thơ Bài văn mẫu 3 thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám  Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Quốc gia. Đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt nam lưu giữ và tôn vinh những học giả tài trí của dân tộc. Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Quốc Tử giám được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28/4/1962 và cho đến nay, đây vẫn luôn là một điểm thu hút nhiều khách du lịch không thể bỏ qua khi tới thăm thủ đô Hà Nội. “Năm canh tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 đời lý thánh tông, mùa thu tháng 8 làm văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây”. Từ nền tảng đó, Văn miếu Quốc tử giám tiếp tục trùng tu và xây dựng cho đến ngày 13/7/1999, khi thành Phố Hà Nội khởi công xây dựng công trình nhà thái học trong khu Văn Miếu quốc tử giám. Nơi đây đã cho ra đời rất nhiều nhân tài của đất nước. Trải qua bao nhiêu năm, vô vàn các bia gạch đá tiến sĩ đã được xây dựng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ các nhân tài. Di tích lịch sử Văn Miếu có diện tích 54.331m2 gồm: Hồ Văn, vườn giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Phía trước cổng lớn là tứ trụ, hai bên tứ trụ có hai bia “Hạ mã”. Nội tự được chia làm năm khu vực, mỗi khu vực được phân chia nhằm dựng bia và thờ bài vị của các học giả tài ba khắp cả nước. vKhi du khách tới tham quan khu bia đá, chúng ta có thể tìm thấy tên tuổi của nhiều danh nhân từng được nhắc đến trong các sách sử Việt nam như: nhà sử học Ngô Sĩ Liên- Tiến sĩ năm 1442 đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư hay nhà bác học Lế Qúy Đôn,… Thông qua các tấm bia, chúng ta không chỉ được mở mang hiểu biết về thân thế sự nghiệp của các sử thần Việt nam, ta còn được biết thêm về mối quan hệ bang giao giữa các nước khu vực Đông Nam á. Đây được xem là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt nam. Cho đến nay, phần lớn các hoa văn và văn tự trên bia đá còn rõ nét. Chữ viết và phong cách trang trí của mỗi dáng bia, đầu rùa đều mang dấu ấn thời đại tạo nên chúng. Nổi bật trong khuôn viên Quốc Tử giám là chiếc chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, mang nhiều giá trị lịch sử lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ xương, mặt ngoài khắc bài mình viết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng của chiếc chuông. Văn Miếu Quốc tử giám luôn đề cao “nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Vì thế nơi đây là chiếc nôi nuôi dưỡng rất nhiều tài năng được trọng dụng qua thời nhà Lê, Mạc, Nguyễn…Điều này tạo nên một tập tục của người Việt, trước khi đi thi đều tìm đến nơi đây để cầu mong được may mắn và tịnh tâm, để đạt được thành tích tốt trong các cuộc thi. Một sự kiện nổi bật về di tích này chính là đã được UNESCO công nhận bia tiến sĩ văn miếu- quốc tử giám là di sản tư liệu quốc tế. Đây là niềm tự hào của toàn thể dân tộc Việt Nam, và của lịch sử phát triển loài người nói chung.
Bài văn mẫu 4 thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hằng năm, cứ đến mùa thi, nhiều sĩ tử miền Bắc luôn hướng về Văn miếu Quốc Tử Giám để cầu mong may mắn, rồi cũng có rất nhiều những cử nhân lựa chọn địa điểm này để lưu lại những bức ảnh kỉ yếu của một thời sinh viên đẹp đẽ. Tại sao nơi này lại thường g��n với những hoạt động học tập như thế? Đó là bởi vì đây là một nơi giàu truyền thống văn hóa, khoa cử. Văn miếu Quốc Tử Giám được biết đến là một địa danh tọa lạc tại thủ đô Hà Nội, được coi như biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục dân tộc, của truyền thống tôn sư trọng đạo. Văn Miếu, theo Đại Việt sử kí toàn thư, được xây dựng năm 1070, đời vua Lí Thánh Tông, thờ các bậc tiên thánh, tiên sư cuả đạo Nho. Đồng thời, đây cũng là một trường học hoàng gia. Năm 1253, Trần Thái Tông mở rộng Quốc Tử Giám, thu nhận cả những học sinh là con nhà thường dân có học lực xuất sắc. Khu Văn miếu tọa trên khu đất hình chữ nhật với tổng diện tích là 54000 m2, bao quanh bởi khu tường gạch vồ cỡ lớn tạo không gian cổ kính trang nghiêm. Bước vào bên trong, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện trong cành lá sum suê tạo sự thu hút đặc biệt với du khách. Trong Văn Miếu có một hồ Văn, đây là nơi diễn ra các cuộc bình thơ. Khu nội tự được chia thành 5 khu vực. Khu vực một từ Văn miếu môn đến Đại trung môn. Để vào Văn miếu môn phải đi qua bốn thần trụ, bước qua ba cửa cuốn vòng là vào Văn miếu môn. Theo con đường thẳng tắp từ Văn miếu môn đi vào chính là Đại trung môn gồm ba gian dựng bằng gạch. Con đường lát gạch sẽ tiếp tục đưa du khách đến Khuê Văn Các, là lầu vuông gồm hai tầng tám mái. Đây là biểu tượng của văn hóa văn học Việt Nam. Qua Khuê Văn Các đến giếng Thiên Quang, hình vuông, quanh năm mặt nước bằng phẳng, con đường lát gạch quanh giếng Thiên Quang dẫn du khách đến nhà bia tiến sĩ, gồm 82 tấm bia đá khắc các bài thi văn, bia đặt trên lưng rùa biểu hiện tinh hoa dân tộc. Qua nhà bia Tiến sĩ sẽ đến khoảng sân rộng được lát gạch Bát Tràng. Khu vực cuối cùng là nhà Thái học, xưa là nơi đào tạo nhân tài. Văn miếu là nơi tôn vinh nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An và các vị vua có công dây dựng. Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, Văn Miếu Quốc Tử giám còn là nơi được lựa chọn để tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, là nơi vinh danh các thủ khoa xuất sắc. Tháng 5 – 2012, Văn Miếu được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, là nơi các sĩ tử đến xin chữ cầu may mắn, là nơi được chọn để chụp các bức ảnh kỉ yếu của học sinh, sinh viên,… Bởi đây là di tích đặc biệt cấp quốc gia nên cần lưu ý một số điều cơ bản: Không xả rác bừa bãi, không giẫm chân lên thảm đỏ và không xoa đầu các cụ rùa, ăn mặc trang nghiêm, thái độ thành tâm, thánh kính,.. Dù bước thăng trầm của thời gian có thế nào đi nữa, Văn miếu – Quốc Tử Giám vẫn sẽ là một di tích mang dấu ấn của một quốc gia giàu truyền thống khoa cử và trở thành biểu tượng đẹp của thủ đô Hà Nội. >> Có thể bạn quan tâm: Thuyết minh về chiếc nón lá *********** Hy vọng rằng dàn ý chi tiết cùng bài tham khảo thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám trên đây sẽ giúp các em hoàn thành bài làm của mình một cách hoàn thiện và thuận lợi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 8 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
vu-tat-thanh · 16 days ago
Text
TRANG TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN: BÍ QUYẾT CHO NGÀY CUỐI THÊM Ý NGHĨA
Trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày cuối không chỉ là một phong tục mà còn là cách để kết nối các thế hệ. Những hình ảnh, đồ vật và hoa trái được bày biện không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh. Hãy cùng khám phá các bí quyết và ý tưởng để tạo nên một bàn thờ đẹp và ý nghĩa, qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Ý nghĩa khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt, biểu tượng cho lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ tiên. Đây là dịp để các cặp đôi xin phép ông bà, cha mẹ chứng giám và chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền vững. 
Việc sắp xếp bàn thờ chu đáo, trang nghiêm cũng thể hiện sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình, thể hiện mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức, phong tục gia đình qua các nghi thức cưới hỏi.
Cách trang trí bàn gia tiên đám cưới đơn giản ở ba miền
Trang trí bàn gia tiên trong đám cưới là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt, nhưng tùy theo từng vùng miền mà cách bày biện và sắp xếp lại có những nét riêng biệt. 
Tumblr media
Miền Bắc
Người miền Bắc rất coi trọng các giá trị truyền thống trong việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới. Bàn thờ đám cưới nhà trai và nhà gái  thường được đặt trang nghiêm ở giữa nhà, hướng ra cửa chính, với các vật phẩm như mâm ngũ quả kết hình long phụng, hoa tươi và đặc biệt là cặp nến long phụng đỏ.
Hoa lay ơn, hoa hồng thường được dùng để tăng thêm vẻ trang trọng. Thêm vào đó, các món lễ vật như gà luộc, xôi gấc đỏ, chè, thuốc cũng được sắp xếp tỉ mỉ. Việc thắp hương trầm để tạo không gian linh thiêng là yếu tố không thể thiếu.
Miền Trung
Ở miền Trung, dù cuộc sống có phần khó khăn hơn, bàn thờ gia tiên vẫn được trang trí với tấm lòng hiếu thảo. Không quá cầu kỳ như miền Bắc, bàn thờ trang trí bàn gia tiên nhà gái và nhà trai ở miền Trung đơn giản nhưng vẫn đầy đủ lễ vật. 
Mâm lễ cúng gồm trầu cau, rượu, chè, đôi nến tơ hồng và đặc biệt là bánh phu thê – biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Điểm khác biệt là người miền Trung không dùng heo quay trên bàn thờ trong ngày cưới, mà tập trung vào những vật phẩm truyền thống.
Miền Nam
Người miền Nam có lối sống thoáng và thoải mái, nhưng trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới vẫn được chú trọng. Bàn thờ thường được đặt tại phòng khách rộng rãi, trang trí với phông đỏ và chữ hỷ. 
Trang trí bàn thờ gia tiên nhà trai và gái bao gồm các vật phẩm như bát hương, lư đồng, đôi chân nến đều được làm sạch kỹ lưỡng. Mâm ngũ quả trang trí đẹp mắt với lê, nho, mãng cầu, chuối,… Một điểm đặc trưng là đôi nến lớn khắc hình long phụng – biểu tượng may mắn, hạnh phúc, do nhà trai mang đến.
Tuy có sự khác biệt giữa các vùng miền, việc trang trí bàn thờ gia tiên đều mang ý nghĩa tôn kính tổ tiên và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống.
Lưu ý khi trang trí bàn gia tiên tại nhà
Tumblr media
Chọn hoa tươi phù hợp
Trên bàn thờ gia tiên, hoa tươi luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo không gian trang trọng. Tuy nhiên, gia chủ cần tránh những loại hoa mang ý nghĩa chia ly, tang tóc như ly trắng, cúc vạn thọ, phù dung hay râm bụt. 
Thay vào đó, gia chủ có thể chọn hoa hồng, lay ơn, hoặc loa kèn với màu sắc đỏ, hồng, vàng tượng trưng cho sự vui tươi, hạnh phúc. Để tiết kiệm chi phí, hãy chọn hoa theo mùa và phù hợp với tông màu của đám cưới để tạo sự đồng bộ trong không gian.
Cách cắm hoa đối xứng
Việc cắm hoa trên bàn thờ cần tuân thủ nguyên tắc đối xứng. Hai bình hoa được đặt hai bên bàn thờ, số lượng hoa mỗi bình phải bằng nhau và là số chẵn, tượng trưng cho sự cân đối và hạnh phúc viên mãn. Hoa có thể cắm theo hướng một mặt hoặc bung rộng bốn phía nhưng không được che khuất tầm nhìn.
Lựa chọn và bày trí trái cây
Tương tự như hoa, trái cây chưng trên bàn thờ cũng rất quan trọng. Gia chủ hãy chọn những quả tươi ngon, vỏ căng mịn và không bị trầy xước. Trong cách bày trí, những quả lớn nên được đặt phía sau, quả nhỏ phía trước và quả có màu sắc nổi bật ở giữa để tạo điểm nhấn. 
Tùy theo từng miền, cách chọn trái cây sẽ khác nhau, như miền Bắc chọn cam, lê, hồng; miền Nam chọn mãng cầu, nho, xoài. Điều này vừa giữ tính truyền thống, vừa tạo sự hài hòa cho bàn thờ.
Trang trí câu đối và chữ “hỷ”
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hoa và trái cây, gia chủ nên treo câu đối hai bên bàn thờ và dán chữ “hỷ” ở chính giữa để tạo sự may mắn cho lễ cưới. 
Đặt hai bình hoa cân xứng hai bên cùng với mâm ngũ quả ý nghĩa gồm các loại như thanh long, nho, mãng cầu, táo và xoài. Mỗi loại trái cây tượng trưng cho một lời chúc tốt đẹp về tài lộc, hạnh phúc và sự thịnh vượng trong cuộc sống hôn nhân.
Những lưu ý trên sẽ giúp gia chủ có một bàn thờ gia tiên ngày cưới vừa đơn giản nhưng vẫn trang nghiêm, góp phần tạo nên không gian cưới hoàn hảo.
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới không chỉ là một phong tục truyền thống, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là cầu nối giữa các thế hệ và tượng trưng cho sự tôn kính đối với tổ tiên và mong ước cho hôn nhân hạnh phúc. Phong Thủy Đại Nam luôn đồng hành cùng gia chủ, chia sẻ những kiến thức hữu ích để trang trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn, vừa đẹp mắt, vừa trang nghiêm trong ngày trọng đại.
Xem bài viết tại: https://phongthuydainam.vn/trang-tri-ban-tho-gia-tien-ngay-cuoi/
Website: https://phongthuydainam.vn/
#phongthuydainam #trangtribanthogiatienngaycuoi
0 notes
huongmocgo · 19 days ago
Text
Bật mí cách phân biệt vòng gỗ ngọc am và cách lợi ích khi sử dụng vòng gỗ ngọc am
Bạn có thực sự biết chiếc vòng Ngọc Am mình đang đeo có phải "hàng thật" không? Với vẻ đẹp tự nhiên và những giá trị phong thủy tuyệt vời, vòng Ngọc Am đang trở thành món đồ được săn đón. Tuy nhiên, thị trường tràn lan hàng giả khiến người tiêu dùng hoang mang. Hương Mộc Gỗ sẽ giúp bạn giải đáp cách phân biệt vòng gỗ ngọc am và cung cấp những kiến thức cần thiết để bạn tự tin lựa chọn được chiếc vòng Ngọc Am ưng ý, đảm bảo chất lượng và giá trị đích thực. 
Tổng quan về gỗ ngọc am : 
Gỗ ngọc am là loại gỗ quý hiếm có màu sắc đẹp và một hương thơm đặc trưng. Loại gỗ này thường được sử dụng để chế tác những sản phẩm nội thất cao cấp như đồ trang trí, đồ nội thất và đồ thờ cúng. Gỗ ngọc am không chỉ là một nguồn vật liệu quý giá mà còn được coi là biểu tượng của sự sang trọng và phong cách. Đặc biệt, trong văn hóa truyền thống Việt Nam, gỗ ngọc am thường được sử dụng trong việc làm các chiếc bát đĩa, thủ công mỹ nghệ và đồ thờ cúng để tôn vinh vẻ đẹp và giá trị tinh thần.
Cách phân biệt vòng gỗ ngọc am với các vòng gỗ khác
Vòng gỗ Ngọc Am với vẻ đẹp tự nhiên và hương thơm đặc trưng luôn được nhiều người yêu thích. Để phân biệt vòng Ngọc Am thật với các loại vòng gỗ khác, bạn có thể dựa vào các đặc điểm như vân gỗ, màu sắc, trọng lượng và mùi hương. Vân gỗ Ngọc Am thường có những đường nét uốn lượn độc đáo, màu sắc trầm ấm, gỗ nặng tay và có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngoài ra, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của những người có kinh nghiệm để được hỗ trợ tốt nhất.
 Cách phân biệt vòng gỗ Ngọc Am thật giả 
Phân biệt vòng gỗ Ngọc Am thật giả không quá khó nếu bạn biết một vài mẹo nhỏ. Vân gỗ Ngọc Am thường có những đường nét uốn lượn tự nhiên, độc đáo. Màu sắc của gỗ Ngọc Am thường trầm ấm, không quá sặc sỡ. Trọng lượng của gỗ Ngọc Am khá nặng tay so với các loại gỗ thông thường. Cuối cùng, mùi hương của gỗ Ngọc Am rất đặc trưng, nhẹ nhàng và dễ chịu. Bạn có thể thử cào nhẹ vào bề mặt vòng để cảm nhận rõ hơn
Lợi ích khi sử dụng vòng gỗ Ngọc Am 
Vòng gỗ Ngọc Am không chỉ là một món đồ trang sức đẹp mắt mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mùi hương tự nhiên của gỗ Ngọc Am giúp tinh thần thư thái, giảm căng thẳng. Đồng thời, gỗ Ngọc Am còn có khả năng hấp thụ năng lượng âm, cân bằng khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, nhiều người tin rằng vòng Ngọc Am còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như mất ngủ, đau đầu
Trên đây là bài viết tìm hiểu chi tiết về cách phân biệt vòng gỗ ngọc am mà Hương Mộc Gỗ muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn may mắn
#vonggongocam #vonggo #huongmocgo #cachphanbietvonggongocam
0 notes
deluxhomevn · 1 month ago
Text
Ý tưởng thiết kế phòng khách chung cư độc đáo 2024
Phòng khách không chỉ là nơi tiếp đón khách mà còn là không gian trưng bày, gắn kết của gia đình. Vì vậy, thiết kế nội thất phòng khách luôn được các gia đình quan tâm, đặc biệt là các căn hộ chung cư. Để giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn tối ưu cho thiết kế phòng khách chung, DeluxHome xin giới thiệu các xu hướng thiết kế thịnh hành n Hat năm 2024.
Xu hướng thiết kế phòng chung cư thịnh hành
Tumblr media
Với diện tích hạn chế của căn hộ chung cư, việc cân đối không gian trở nên rất quan trọng, đặc biệt là phòng khách. Hiện nay, xu hướng phổ biến là tạo sự thông thoáng và tối ưu diện tích bằng cách thiết kế liên thông giữa phòng khách với bếp hoặc các khu vực khác. Nhờ kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nội thất, DeluxHome sẽ giúp bạn nâng cao trải nghiệm và biến hóa không gian sống với các mẫu phòng khách chung cư đẹp dưới đây.
1. Phòng khách chung cư có bàn thờ
Trong chung cư, do không gian nhỏ, phòng thờ thường được bố trí trong phòng khách và phân tách bằng vách ngăn. Bàn thờ có thể đặt ở góc trái hoặc phải của phòng khách, gần kệ tivi, vừa tiện lợi vừa phong thủy.
2. Phòng khách chung cư liền với phòng bếp
Mẫu thiết kế phòng khách chung cư đẹp liền kề với phòng bếp là xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Điều này không chỉ giúp không gian trở nên rộng rãi mà còn tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng, bạn có thể sử dụng máy hút khói để tránh mùi thức ăn, đồng thời sử dụng vách ngăn bằng gỗ hoặc rèm che để phân chia không gian.
3. Phòng khách chung cư có vách ngăn
Sử dụng vách ngăn không chỉ giúp phân chia không gian mà còn làm điểm nhấn trang trí cho căn hộ. Các loại vách ngăn phổ biến bao gồm kệ gỗ, tủ kính hoặc tủ gỗ, mang lại vẻ sang trọng và hiện đại cho phòng khách.
Ý tưởng thiết kế phòng khách chung cư đẹp
Tumblr media
Phòng khách là bộ mặt của ngôi nhà và là nơi sinh hoạt chính của gia đình. Vì thế, nhu cầu thiết kế phòng khách đẹp ngày càng được chú trọng. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo:
1. Lựa chọn phong cách thiết kế ấn tượng
Do diện tích căn hộ thường không lớn, phong cách tối giản và hiện đại là lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể sử dụng các món đồ nội thất đơn giản như sofa, kệ tivi, bàn trà, đèn trang trí và rèm cửa. Các phong cách như Japandi hoặc Scandinavian cũng rất phù hợp với không gian chung cư.
2. Sử dụng màu sắc tinh tế
Màu sắc là yếu tố quan trọng trong thiết kế phòng khách. Bạn nên chọn các gam màu đơn sắc hoặc màu gỗ để tạo cảm giác ấm cúng. Kết hợp thêm cây xanh hoặc bình hoa màu nổi bật sẽ giúp không gian trở nên sống động và sang trọng hơn.
3. Tận dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu trong phòng khách. Cửa kính kết hợp rèm sang trọng giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên, trong khi đèn chùm hoặc đèn led âm tường là giải pháp hoàn hảo cho ánh sáng nhân tạo.
4. Chọn chất liệu nội thất phù hợp
Tùy thuộc vào phong cách thiết kế mà bạn chọn, chất liệu nội thất cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Với phong cách cổ điển, các món đồ nội thất tinh tế với màu sắc trang nhã là lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, phong cách hiện đại yêu cầu các thiết kế đơn gi���n và sự kết hợp màu sắc tinh tế.
5. Bố trí nội thất hợp lý
Cách sắp xếp nội thất trong phòng khách cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn nên bố trí các vật dụng một cách khoa học, tránh sự lộn xộn để giữ cho không gian luôn gọn gàng và thẩm mỹ.
Những xu hướng và ý tưởng thiết kế trên sẽ giúp bạn tạo nên một phòng khách chung cư đẹp, ấn tượng và đầy phong cách cho ngôi nhà của mình. Nếu có nhu cầu thiết kế nội thất chung cư trọn gói, liên hệ ngay với DeluxHome để được tư vấn từ đội ngũ KTS.
0 notes
gomkimlong · 2 months ago
Text
Tumblr media Tumblr media
ẤM TRÀ THỜ MEN LAM BÁT TRÀNG - LƯU GIỮ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
🌺 Men lam Bát Tràng không chỉ nổi bật với màu sắc xanh lam tinh tế, mà còn chứa đựng trong đó cả nghệ thuật và tâm huyết của những người thợ gốm tài ba. Mỗi chiếc ấm trà không chỉ đơn thuần là đồ dùng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, mang hồn quê hương và lịch sử lâu đời của làng gốm Bát Tràng.
💢 Từng đường nét thanh tao, hoa văn tinh xảo cùng nước men rực rỡ như hội tụ tinh hoa đất trời, ẩn chứa trong đó là những giá trị văn hóa và tâm linh cao đẹp của người Việt. Hương trà thanh tao quyện cùng khói nhang nghi ngút tạo nên bầu không khí thanh tịnh, ấm cúng, là cầu nối vô hình giữa thế hệ hiện tại và thế hệ đã khuất. 
📌 Khi nhìn vào những bộ ấm trà thờ cúng bằng gốm sứ, ta không chỉ thấy được sự tinh tế, thanh lịch mà còn cảm nhận được sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và tâm linh, đem đến không gian thờ cúng sự trang trọng và ấm cúng, đồng thời cầu mong phúc lộc, bình an cho gia đình.
_____________________
GỐM KIM LONG - VÀNG THẬT, GỐM CHẤT
📞 Hotline: 0876.630.999
🌐 Website: https://banthotamlinhviet.vn/ 
🏰Địa chỉ: 71 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
🏭 Xưởng sản xuất: Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
#gomkimlong #gomsu #gomsubattrang #gomsutho #menlam #amtra #amtratho #amtramenlam #dotho #dophongthuy #phongthuy
0 notes
damyngheninhbinhcom · 2 months ago
Text
Mộ đá thanh hoá
Lăng mộ đá Thanh Hóa là những công trình lăng mộ được chế tác từ đá tự nhiên, nổi bật với sự bền bỉ, khả năng chống mài mòn vượt trội và khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam. Chính nhờ những ưu điểm này mà lăng mộ đá Thanh Hóa ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn.
Bài viết dưới đây sẽ cùng Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình khám phá lịch sử nghề chạm khắc lăng mộ đá tại Thanh Hóa, chất liệu đá sử dụng trong lăng mộ đá, và những điều cần lưu ý khi chọn lăng mộ Thanh Hóa.
Tumblr media
1. Lịch sử nghề chạm khắc lăng mộ đá Thanh Hóa
Nghề chạm khắc đá xanh tại Thanh Hóa có một lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ thời kỳ nhà Lý. Làng Nhồi được biết đến như là “cái nôi” của nghề này, đặc biệt phát triển mạnh mẽ vào những năm 1990. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề chạm khắc đá mỹ nghệ.
Dù trải qua nhiều biến động lịch sử, nghề chạm khắc đá xanh Thanh Hóa vẫn giữ được giá trị và sức sống mạnh mẽ, góp phần làm đẹp quê hương. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với nguồn đá quý phong phú, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nghề thủ công truyền thống này.
Các nghệ nhân tài ba tại làng Nhồi đã khéo léo biến những khối đá thô sơ thành những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Các sản phẩm như mộ đá, đồ thờ cúng, lăng thờ đá, bia đá và tượng phong thủy đá xanh đều thể hiện rõ dấu ấn văn hóa và giá trị truyền thống của vùng đất này.
Ngày nay, nghề chạm khắc đá xanh Thanh Hóa không chỉ là nguồn thu nhập chính cho cư dân làng Nhồi mà còn thu hút nhiều lao động khác. Các sản phẩm lăng mộ đá xanh Thanh Hóa được chế tác tại các cơ sở uy tín và cung cấp trên toàn quốc, khẳng định thương hiệu và vị thế của làng nghề trên thị trường.
Tumblr media
2. Tìm hiểu lăng mộ đá
2.1. Lăng mộ đá Thanh Hóa là gì?
Lăng mộ đá Thanh Hóa là loại lăng mộ được chế tác từ đá khai thác tự nhiên tại mỏ đá Thanh Hóa. Đá này nổi bật với độ cứng cao, khả năng chống mài mòn tốt và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và hóa chất độc hại. Thêm vào đó, lăng mộ đá có độ bền cao nên ít cần bảo trì, giúp tiết kiệm chi phí.
Tumblr media
2.2. Cấu tạo của lăng mộ đá Thanh Hóa
Lăng mộ đá Thanh Hóa được chế tác từ đá xanh nguyên khối theo yêu cầu về kích thước, sở thích và phong thủy của khách hàng. Một khu lăng mộ bằng đá thường bao gồm các hạng mục như lăng thờ đá chính, mộ đá và lan can đá. Ngoài ra, khu lăng mộ còn có thể bao gồm các hạng mục phụ như lư hương đá, đèn thờ đá, nghê đá, cuốn thư lá, lan can đá, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
Các lăng mộ đá Thanh Hóa được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao. Kích thước của mỗi lăng mộ được thiết kế và thi công dựa trên thứ bậc này. Khu lăng mộ đá cho các cụ tổ có thể được xây dựng riêng biệt hoặc đặt cùng các ngôi mộ khác trong cùng một khuôn viên, với kích thước lớn hơn so với các mộ khác.
Dù có sự đa dạng trong các mẫu lăng mộ đá Thanh Hóa, nhưng thường thì các khu lăng mộ của một dòng tộc sẽ được xây dựng theo kiến trúc đồng nhất để tạo vẻ đẹp hài hòa.
Tumblr media
2.3. Vật liệu xây dựng
Vật liệu chính để xây dựng lăng mộ đá Thanh Hóa là đá xanh. Loại đá này không chỉ bền bỉ mà còn có giá thành thấp hơn nhiều so với các loại đá khác như đá trắng hay đá vàng, đồng thời phù hợp với yêu cầu phong thủy. Đá xanh được ưa chuộng nhờ tính bền bỉ và khả năng chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam.
Nếu so với các công trình lăng mộ bằng gạch hay xi măng, chỉ sau 1-2 năm, những công trình này dễ bị rêu mốc và xuống cấp, cần phải tôn tạo lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh. Vì vậy, xây dựng khu lăng mộ bằng đá xẻ ốp tường thường được ưu tiên hơn, với hoa văn đẹp mắt và thể hiện rõ vẻ đẹp tâm linh cổ kính.
Tumblr media
------------------------------------------------------
Thông tin liên hệ: Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Address: Số nhà 8, ngõ 158, đường Trần Phú, phố Phúc Thiện, phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Phone: 0912.986.798
Website: https://damyngheninhbinh.com/
#mộ_đá_thanh_hóa
#lăng_mộ_đá_thanh_hoá
#mộ_đá_xanh_thanh_hoá
#mộ_đá_3_tầng
#giá_mộ_đá_thanh_hóa
#lăng_mộ_đá_thanh_hóa
#bia_mộ_đá_thanh_hoá
#đá_mỹ_nghệ_ninh_bình
Nguồn tham khảo: https://damyngheninhbinh.com/mo-da-thanh-hoa/
Thông tin: https://www.google.com/search?q=Đá+mỹ+nghệ+Ninh+Bình&kponly=&kgmid=/g/11fvql7k
Map: https://www.google.com/maps?cid=10376734811355837429
Xem thêm: 
mo-da-thanh-hoa
flickr
https://da-my-nghe-ninhbinh.blogspot.com/2024/09/mo-da-thanh-hoa.html
https://www.behance.net/gallery/207475109/M-da-thanh-hoa
https://pin.it/3b190fK0r
0 notes
nguyen-trong-quy · 4 months ago
Video
youtube
Cách Bốc Bát Hương Gia Tiên Để Đón May Mắn
Chuẩn Bị Vật Phẩm
Để bốc bát hương, cần chuẩn bị các vật phẩm như cho hương từ rơm nếp, vàng bạc, ngọc mã não, hổ phách, san hô hoặc 5 viên đá thạch anh. Đồng thời, cần có tiền dương (5 USD) và tiền âm (500.000 VNĐ).
Quy Trình Bốc Bát Hương
Bước 1: Chuẩn Bị Đồ Thờ
Rửa sạch bát hương bằng nước thơm và nước sạch, lau khô. Đặt bát hương trên bàn thờ và sắp xếp hợp lý.
Bước 2: Bốc Bát Hương
Bốc cho hương vào đáy bát, đặt cốt hương và bài vị, sau đó bốc cho hương vào cho đầy. Thực hiện tương tự với bát hương thần linh, gia tiên và bà cô tổ.
Cầu Nguyện Và Hoàn Thiện
Cắm hương và đọc lời khấn, sắp mâm cơm cúng và khấn thần linh, gia tiên, bà cô tổ. Gia chủ nên tự bốc bát hương để thể hiện thành ý và cầu bình an, may mắn cho gia đình.
0 notes
dodongtuongphat · 4 months ago
Text
Tranh Đồng Quê Bằng Đồng Dát Vàng không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp làng quê Việt Nam, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống qua từng chi tiết chạm khắc tinh xảo. Với sự kết hợp giữa chất liệu đồng bền bỉ và lớp vàng sang trọng, mỗi bức tranh không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn thể hiện sự quý phái, đẳng cấp. Đây là lựa chọn lý tưởng để trang trí không gian sống, làm quà tặng ý nghĩa, hoặc trưng bày trong các không gian sang trọng, thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước. Tranh Đồng Quê Bằng Đồng Dát Vàng chính là sự kết tinh hoàn hảo của nghệ thuật và truyền thống, mang lại sự bình an, may mắn và thịnh vượng cho người sở hữu.
4o
giới thiệu về đồ đồng tường phát, có từ khoá đỉnh đồng, tượng đồng, tranh đồng, đồ thờ bằng đồngChatGPT
Giới thiệu về Đồ Đồng Tường Phát
Đồ Đồng Tường Phát là cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ đồng uy tín tại Việt Nam, nổi tiếng với chất lượng vượt trội và sự tinh xảo trong từng sản phẩm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Đồ Đồng Tường Phát đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường bằng những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm như đỉnh đồng, tượng đồng, tranh đồng, và đồ thờ bằng đồng với cam kết bảo hành trọn đời.
Sản phẩm nổi bật
Đỉnh Đồng:
Đỉnh đồng tại Tường Phát được chế tác từ chất liệu đồng cao cấp, mang lại độ bền vững và vẻ đẹp sang trọng. Các mẫu đỉnh đồng đa dạng về kiểu dáng và kích thước, phù hợp với mọi không gian thờ cúng và trang trí nội thất. Đỉnh đồng không chỉ là vật phẩm thờ cúng mà còn là biểu tượng của sự trang nghiêm và tôn kính đối với tổ tiên.
Tượng Đồng:
Tượng đồng của Tường Phát được chạm khắc tinh xảo bởi những nghệ nhân lành nghề. Các bức tượng không chỉ thể hiện vẻ đẹp chân thực của các nhân vật lịch sử, tôn giáo mà còn mang lại sự linh thiêng, bình an cho gia chủ. Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại tượng như tượng Phật, tượng Thánh Gióng, tượng Bác Hồ và nhiều tượng danh nhân khác.
Tranh Đồng:
Tranh đồng là một trong những sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Tường Phát, thể hiện cảnh sắc và đời sống văn hóa của người Việt. Các bức tranh đồng được chạm khắc tỉ mỉ, dát vàng hoặc bạc để tăng tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật. Những bức tranh đồng quê, tranh chữ, tranh tứ quý... không chỉ là vật phẩm trang trí mà còn là quà tặng ý nghĩa.
Đồ Thờ Bằng Đồng:
Đồ thờ bằng đồng của Tường Phát bao gồm nhiều sản ph��m như bát hương, lư đồng, mâm bồng, chân nến... Tất cả đều được chế tác từ đồng nguyên chất, đảm bảo độ bền và vẻ đẹp lâu dài. Các sản phẩm đồ thờ của chúng tôi không chỉ đáp ứng nhu cầu thờ cúng mà còn thể hiện lòng thành kính và hiếu đạo của con cháu đối với tổ tiên.
1 note · View note
dodongbaokhang · 4 months ago
Text
Bộ ngũ sự bằng đồng đỉnh Hoa Sòi với chiều cao 60cm mang đậm nét tinh hoa của nghệ thuật đúc đồng truyền thống, đánh dấu sự hòa quyện giữa nghệ thuật và tâm linh. Mỗi chi tiết của sản phẩm đều phản ánh sự tinh tế và sâu sắc trong ý nghĩa văn hóa. Từ nắp đỉnh trang trọng với biểu tượng nghê, đến thân đỉnh với hoa văn uyển chuyển của hoa sòi và những hình tượng rồng mây bên cạnh, đều thể hiện sự chăm chút từng milimet. Chân đế vững chắc với hình ảnh hổ phù, cùng những chi tiết tỉ mỉ, chạm khắc tinh xảo, tạo nên một tác phẩm không chỉ là vật phẩm truyền thống mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Việt Nam. Bộ ngũ sự này không chỉ là nét đặc trưng của không gian thờ cúng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, mang đến sự hoàn mỹ và ấn tượng tới mọi người. Sản phẩm được các nghệ nhân tại Đồ đồng Bảo Khang chế tác tỉ mỉ và dày công điêu khắc để có thể ra được 1 bộ sản phẩm hoàn hảo
Sản phẩm không chỉ đơn thuần là một vật dụng thờ cúng mà còn là biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, giữa truyền thống và hiện đại. Từng đường nét được chế tác bởi những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng truyền thống, mỗi chi tiết đều phản ánh sự đam mê và tâm huyết của họ đối với nghề nghiệp và văn hóa dân tộc.
Bộ ngũ sự bằng đồng đỉnh Hoa Sòi không chỉ đẹp về hình thức mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa sự cao quý và đẳng cấp. Được đúc hoàn toàn bằng đồng vàng, sản phẩm không chỉ thể hiện sự sang trọng mà còn bền vững với thời gian, là người bạn đồng hành trọn đời trong không gian thờ cúng gia đình.
Hãy liên hệ ngay với Đồ Đồng Bảo Khang để được tư vấn và hỗ trợ mua bộ ngũ sự bằng đồng uy tín:
Facebook: Đồ đồng Bảo Khang 
Hotline/zalo/viber: 0969.458.869
Trang web: https://dodongbaokhang.com
Địa chỉ: 316 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Xưởng sản xuất:Xưởng đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh.  
Đồ Đồng Bảo Khang – Nơi lưu giữ giá trị truyền thống Việt!
Tumblr media
1 note · View note
vachngangodep · 4 months ago
Text
Vách Ngăn Phòng Thờ Bằng Gỗ Giải pháp hoàn hảo cho không gian thờ cúng
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm giải pháp để chia ngăn không gian trong nhà hoặc tạo ra một khu vực riêng biệt cho phòng thờ, thì vách ngăn phòng thờ bằng gỗ có thể là lựa chọn tuyệt vời. Với những ưu điểm vượt trội của nó, vách ngăn phòng thờ bằng gỗ đã trở thành một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về vách ngăn phòng thờ bằng gỗ, vách ngăn bàn thờ bằng gỗ và sự tương quan giữa chúng.
Tumblr media
Vách Ngăn Phòng Thờ Bằng Gỗ - Tính Năng Vượt Trội
Thiết Kế Đẹp Mắt
Tumblr media
Vách ngăn phòng thờ bằng gỗ được thiết kế với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Vách ngăn phòng thờ bằng gỗ có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và phong cách trang trí của ngôi nhà.
Tumblr media
Chất Liệu Gỗ Tốt
Vách ngăn phòng thờ bằng gỗ được làm từ các loại gỗ tự nhiên như keo, xoan đào, lim, sồi... Với chất liệu gỗ tự nhiên này, sản phẩm có độ bền cao, đặc biệt là ở khả năng chịu lực và khả năng chống mối mọt, giúp cho sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị hỏng hóc.
Tumblr media
Dễ Dàng Lắp Đặt
Vách ngăn phòng thờ bằng gỗ có thể được lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng mà không cần sự hỗ trợ của các công nhân chuyên nghiệp. Không chỉ tiết kiệm chi phí nhưng còn mang lại sự thuận tiện cho người dùng khi muốn tự lắp đặt sản phẩm.
Tumblr media
Vách Ngăn Bàn Thờ Bằng Gỗ - Tạo Nên Không Gian Thơ Mộng
Thiết Kế Đẹp Mắt
Tumblr media
Vách ngăn bàn thờ bằng gỗ được thiết kế với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm luôn mang đến sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian bàn thờ của gia đình.
Góp Phần Trang Trí Không Gian
Tumblr media
Vách ngăn bàn thờ bằng gỗ không chỉ giúp chia không gian một cách hợp lý mà còn là một trong những vật dụng trang trí nội thất đem đến vẻ đẹp tinh tế cho không gian sống của gia đình.
Giá Cả Phải Chăng
Tumblr media
Bàn thờ là nơi linh thiêng, quan trọng nhất trong nhà, do đó vách ngăn bàn thờ bằng gỗ thường có giá thành cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và xã hội,giá cả của sản phẩm này đã được giảm xuống và trở nên phù hợp hơn với người tiêu dùng.
Vách Ngăn Ban Tho Bang Go - Sự Lựa Chọn Tối Ưu Cho Gia Đình
Tumblr media
Khả Năng Lưu Trữ
Vách ngăn ban tho bang go giúp tạo ra không gian riêng biệt và bảo vệ các vật dụng linh thiêng trên bàn thờ. Đồng thời, sản phẩm còn được thiết kế với nhiều ngăn kéo để lưu trữ các vật dụng như sách cúng, hương, nến và các đồ trang trí khác.
Tumblr media
Bền Vững Với Thời Gian
Vách ngăn ban tho bang go được làm từ các loại gỗ cao cấp, có độ bền và tuổi thọ cao. Sản phẩm không bị cong vênh hay biến dạng trong quá trình sử dụng, giúp cho gia đình có thể yên tâm sử dụng sản phẩm trong thời gian dài mà không cần phải thay thế.
Tumblr media
Phù Hợp Với Mọi Phong Cách Trang Trí
Với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, vách ngăn ban tho bang go có thể dễ dàng phù hợp với mọi phong cách trang trí trong không gian sống của gia đình.
Tumblr media
Vách ngăn phòng thờ bằng gỗ, vách ngăn bàn thờ bằng gỗ và vách ngăn ban tho bang go là những sản phẩm có tính năng vượt trội, mang lại sự sang trọng và tiện ích cho không gian sống của gia đình.
Tumblr media
Bài viết này hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu điểm và tính năng của sản phẩm, từ đó có thể chọn cho mình giải pháp tốt nhất cho không gian sống và phong cách trang trí của gia đình. Với tính năng lưu trữ, bền vững với thời gian và khả năng phù hợp với mọi phong cách trang trí, vách ngăn phòng thờ bằng gỗ, vách ngăn bàn thờ bằng gỗ và vách ngăn ban tho bang go là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình Việt.
0 notes
hoanggiaphongtho · 4 months ago
Text
0 notes
vu-tat-thanh · 19 days ago
Text
THAY BÀN THỜ CŨ BẰNG BÀN THỜ MỚI – NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Bàn thờ là nơi thể hiện lòng tôn kính với ông bà tổ tiên, nên việc thay mới bàn thờ luôn được thực hiện cẩn trọng. Tuy nhiên, nhiều người thường phân vân khi nào nên thay và thủ tục thực hiện ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các bước thực hiện thay bàn thờ, từ cách chọn thời gian đến việc sắp đặt và bỏ bàn thờ cũ, giúp bạn đảm bảo yếu tố trang nghiêm và phong thủy.
Tại sao cần thay mới bàn thờ?
Thay mới bàn thờ là việc quan trọng và cần được tiến hành cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến phong thủy và tâm linh của gia đình. Khi bàn thờ cũ đã xuống cấp hoặc không còn phù hợp, việc thay thế là cần thiết để duy trì sự trang nghiêm và tôn kính. 
Tuy nhiên, gia chủ cần thực hiện đúng quy trình và lễ nghi để không phạm đến thần linh, tổ tiên, đồng thời bảo đảm sự hài hòa cho không gian thờ cúng.
Một số lưu ý khi thay mới bàn thờ
Khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây: 
Người thực hiện nghi lễ thay bàn thờ mới phải tắm rửa, quần áo tươm tất, thân thể thanh tịnh trước 1 ngày tiến hành.
Trước khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần dọn dẹp, tẩy uế nhà cửa.
Trong trường hợp có bàn thờ Phật, người làm lễ cần tắm rửa, mặc áo tràng. Khi thay bàn thờ cần thực hiện theo thứ tự như sau: Bàn thờ Phật sau đó đến bàn thờ Thần linh và Gia tiên
Tumblr media
Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ 
Việc thay mới bàn thờ đòi hỏi gia chủ phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước để đảm bảo tính trang nghiêm và đúng quy tắc tâm linh. Quy trình này không chỉ đơn thuần là di chuyển vật dụng mà còn liên quan đến lễ nghi để bày tỏ lòng thành kính với thần linh và tổ tiên. Thực hiện đúng các bước sẽ giúp gia chủ tránh được những điều kiêng kỵ và đảm bảo mang lại sự bình an, tài lộc cho gia đình.
Lựa chọn ngày giờ tiến hành
Việc chọn ngày giờ thay mới bàn thờ cần phải tính toán kỹ lưỡng, không chỉ dựa vào ngày tốt, ngày hoàng đạo mà còn phải đảm bảo yếu tố Tam tài: “Thiên – Nhân – Địa” hài hòa. Thiên thời (năm, tháng, ngày, giờ tốt), Địa lợi (vị trí, mảnh đất, ngôi nhà) và Nhân hòa (người tiến hành công việc) đều cần đồng nhất để đảm bảo sự thuận lợi và tránh phạm đến tâm linh.
Các bước thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Gia chủ thực hiện theo các bước sau đây để thay bàn thờ mới:
Bước 1: Chuẩn bị đồ lễ
Bàn thờ Phật: Lễ chay như trầu cau, hoa tươi, ngũ quả, bánh kẹo, nước lọc, xôi, chè, oản, gạo, muối,.. lễ vật có thể thay đổi tùy theo điều kiện của gia chủ.
Bàn thờ Thần linh, Gia tiên, Thần tài: Lễ chay bao gồm đồ mã gồm hương, nến, tiền vàng, quần áo, mũ ngựa trắng Lễ mặn như xôi, chè, cơm 5 món.
Tumblr media
Bước 2: Xin phép thay bàn thờ mới 
Gia chủ thắp nhang và khấn xin phép Thần linh, Gia tiên, Thần tài tạm lánh để tiến hành thay bàn thờ. Đợi hương tàn rồi mới hạ đồ thờ.
Bước 3: Hạ đồ lễ trên bàn thờ
Chuẩn bị bàn sạch để hạ các vật phẩm xuống, sau đó lau sạch các vật thờ cúng bằng khăn tẩm rượu gừng.
Bước 4: Chuyển bàn thờ cũ 
Chuyển bàn thờ cũ và dọn dẹp, tẩy uế khu vực thờ cúng.
Bước 5: Thay bàn thờ mới 
Sau khi vệ sinh khu vực thờ cúng, chuyển bàn thờ mới vào, lau sạch lại bằng rượu gừng và khăn khô.
Bước 6: Bố trí đồ thờ và báo cáo công việc 
Gia chủ đặt lại bát hương, đồ thờ cúng, thắp hương và khấn xin Thần linh, Gia tiên trở lại, báo cáo công việc đã hoàn thành.
Tumblr media
Văn khấn xin bỏ bàn thờ cũ và thay bàn thờ mới
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! 
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần!
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân!
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương!
Con kính lạy ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần!
Con kính lạy ngài đương cai bản xứ Thổ địa, Long mạch tôn thần!
Con kính lạy các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, cô di tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên của dòng họ…………………………………………………………… Tín chủ chúng con là……………………………………tuổi ………………..
Cùng toàn thể gia đình:……………………………………………………………………. Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………. Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn trong việc thờ cúng để bàn thờ xuống cấp, hư hỏng nhiều.
Hôm nay ngày………, tháng…….., năm………., được thời khắc hoan hỉ chúng con xin kính cáo với các chư vị Thần linh, Gia tiên dòng họ…………………… cho chúng con làm lễ thay bàn thờ mới để nơi thờ cúng được khang trang, mỹ hảo.
Kính mong các chư vị chứng minh, giám hộ, tạm ẩn, tạm lánh để chúng con thực hiện công việc.
Chúng con người trần mắt thịt, việc âm không tường, việc dương không rõ chỉ biết kính cẩn tâm thành. Nếu có điều gì còn thiếu sót kính mong các chư vị đại xá và phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Tumblr media
Dâng thêm vật phẩm cho bàn thờ
Việc bài trí vật phẩm trên bàn thờ phụ thuộc vào phong tục, tập quán và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Mỗi vùng miền có thể có cách bày trí khác nhau, nhưng đều phải tuân theo các quy tắc cơ bản của nghi lễ thờ cúng. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo đầy đủ yếu tố ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) để duy trì sự hài hòa và cân bằng âm dương cho không gian thờ cúng.
Nhiều gia đình rất coi trọng việc thờ cúng nhưng chưa hiểu rõ về quy tắc sắp xếp vật phẩm trên bàn thờ. Điều này có thể dẫn đến thiếu sót, khiến bàn thờ chưa được hoàn thiện và mất đi sự thiêng liêng. Để khắc phục, gia chủ nên nghiên cứu và bổ sung những vật phẩm cần thiết nhằm đảm bảo việc thờ cúng được trọn vẹn, mang lại may mắn và thuận lợi cho gia đạo.
Quy trình dâng thêm vật phẩm trên bàn thờ gồm các bước sau:
Bước 1: Chọn ngày giờ tốt để dâng thêm vật phẩm.
Bước 2: Tẩy uế vật phẩm trước khi đưa lên bàn thờ.
Bước 3: Chuẩn bị lễ vật: hoa quả, bánh kẹo, nước lọc (tùy tâm).
Bước 4: Làm lễ xin phép dâng vật phẩm, thắp nhang và vái bái đọc văn khấn.
Bước 5: Dâng lên và sắp xếp lại bàn thờ, thay đồ thờ cúng mới, thay nước, gạo, muối (nếu có). Cuối cùng, gia chủ làm lễ báo cáo công việc đã hoàn thành.
Tumblr media
Dâng thêm bát hương cho bàn thờ
Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, có ba cấp độ thờ chính: thờ Phật hoặc Chúa, thờ Thần linh tại gia và thờ gia tiên, bao gồm bà Cô tổ. Cách sắp xếp bàn thờ phải tuân theo quy tắc: bàn thờ Phật cần đặt riêng và ở vị trí cao nhất, trong khi Thần linh và Gia tiên có thể thờ chung nhưng cần tách biệt các bát hương. Điều này giúp giữ sự phân biệt rõ ràng giữa các đối tượng thờ cúng, tránh sự xung đột về mặt tâm linh.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình mắc phải những sai lầm quan trọng trong việc thờ cúng. Một trong những sai lầm phổ biến là quan niệm rằng con thứ không cần thờ gia tiên mà chỉ cần thờ Thần linh, Thổ Công. Điều này hoàn toàn trái với đạo lý và thuần phong mỹ tục, vì việc thờ gia tiên là trách nhiệm của toàn thể con cháu, không phân biệt con trưởng hay con thứ.
Sai lầm thứ hai là nhiều gia đình sử dụng chung một bát hương để thờ cả Thần linh và Gia tiên. Theo tín ngưỡng, thần linh và gia tiên không thể cùng ngự trên một bát hương, và việc này vô tình khiến gia tiên không thể trở về, dẫn đến bất kính.
Tumblr media
Nếu gia đình chưa thực hiện đúng quy tắc này, việc bổ sung bát hương cần được tiến hành theo các bước sau:
Chọn ngày lành tháng tốt để dâng thêm bát hương.
Chuẩn bị bát hương với kích thước phù hợp so với bát hương thờ Thần linh.
Chuẩn bị lễ vật đầy đủ, bao gồm hoa quả, nước và hương.
Xin phép dâng thêm bát hương, thắp hương và đọc văn khấn xin phép tổ tiên.
Thực hiện lễ bốc bát hương và đặt chúng lên bàn thờ theo đúng vị trí, sau đó cúng an vị bát hương để hoàn tất nghi thức.
Việc thờ cúng đúng cách không chỉ giúp duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn mang lại bình an, may mắn cho gia đình.
Tập Tục Nhang Đèn – Tìm hiểu nét đẹp tâm linh qua trang sách
Trong văn hóa Việt Nam, thờ cúng tổ tiên và việc nhang đèn không chỉ là những tập tục thường ngày, mà còn chứa đựng tinh hoa của lòng biết ơn và kính trọng đối với cội nguồn. Cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn ra đời như một tài liệu giá trị, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nghi thức và ý nghĩa sâu xa của phong tục thờ cúng.
Đây không chỉ là một cuốn sách mang tính hướng dẫn, mà còn là lời nhắc nhở về mối liên kết thiêng liêng giữa con người và thế giới tâm linh. Tập Tục Nhang Đèn sẽ đưa quý gia chủ đi sâu vào khám phá cách bày trí bàn thờ, quy tắc thắp nhang, và những điều cần lưu ý trong mỗi dịp lễ cúng gia tiên, mang lại may mắn và bình an.
Lý do nên sở hữu cuốn sách:
Kiến thức sâu rộng về tín ngưỡng dân gian: Cuốn sách không chỉ dừng lại ở các hướng dẫn cơ bản, mà còn mở ra một bức tranh tổng thể về nghi lễ thờ cúng của người Việt, giúp quý gia chủ hiểu sâu hơn về nền văn hóa đặc sắc này.
Dễ dàng ứng dụng: Với các hướng dẫn chi tiết, cuốn sách phù hợp cho cả những người mới bắt đầu thực hành các nghi lễ tâm linh, giúp gia chủ tự tin thực hiện nghi lễ đúng cách, tạo sự hòa hợp cho gia đình.
Mang lại sự an lành cho gia đình: Việc thờ cúng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn góp phần mang lại sự bình an, phúc lộc cho các thành viên trong gia đình. Cuốn sách sẽ giúp bạn thực hiện đúng các nghi thức để duy trì điều này.
Tumblr media
Hãy sở hữu ngay cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn để không chỉ thấu hiểu những giá trị văn hóa truyền thống mà còn giữ cho ngôi nhà của quý gia chủ tràn đầy sự ấm cúng và hạnh phúc.
Nhanh tay đặt ngay để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn và khám phá nét đẹp tâm linh qua từng trang sách!
Thông tin liên hệ:
Trụ sở tại Hải Phòng: Paris 19 -15, Khu đô thị Vinhomes Imperia, Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
Tại Hà Nội: 114 Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Tại Hồ Chí Minh: XheroZone Center 60C Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Trên Toàn Quốc: Xem Chi Nhánh >>
Hotline/Zalo: 0788 686 898
Tổng Đài: 1900 989 919
Website: https://phongthuydainam.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/phongthuydainam.vn6868
Việc tu tạo lại bàn thờ không chỉ tôn vinh tổ tiên mà còn mang lại sự thanh tịnh cho không gian sống. Cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn của Phong Thủy Đại Nam sẽ hướng dẫn quý gia chủ cách bày trí bàn thờ hợp phong thủy, đảm bảo sự trang nghiêm và mang lại may mắn cho gia đình. Hãy để cuốn sách này đồng hành cùng quý gia chủ trong hành trình tạo dựng không gian thờ cúng trang nghiêm và ý nghĩa, đặc biệt là khi thực hiện thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ một cách đúng đắn và hợp lý.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/thu-tuc-thay-ban-tho-moi-bo-ban-tho-cu/
#phongthuydainam #thaybanthomoibobanthocu
0 notes
noithatfullazcom · 7 months ago
Text
Top 15+ Mẫu Nhà Cấp 4 Mái Tôn 3 Phòng Ngủ Đẹp, Chi Phí Thấp
Top 15+ Mẫu Nhà Cấp 4 Mái Tôn 3 Phòng Ngủ Đẹp, Chi Phí Thấp
Mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ là lựa chọn phổ biến, phù hợp với gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải nhưng vẫn muốn sở hữu không gian sống thoáng đãng, đầy đủ tiện nghi.
 
Ưu Thế của Nhà Cấp 4 Mái Tôn 3 Phòng Ngủ
Mẫu nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ khá phổ biến tại khu vực ngoại ô hoặc vùng nông thôn bởi chi phí xây dựng thấp, thời gian thi công nhanh. So với các loại mái khác như mái Thái, mái bằng hay mái Nhật, thiết kế mái tôn giúp gia chủ tiết kiệm chi phí đáng kể.
Kiến trúc nhà cấp 4 với mái tôn cũng tương đối đơn giản, không đòi hỏi cao về trình độ tay nghề thợ nhưng vẫn đạt được độ bền lên đến vài chục năm. Thời gian hoàn thiện 1 ngôi gia đình dao động từ 2 – 4 tháng. Đặc biệt, tại các vùng nông thôn ở Việt Nam, kiểu dáng nhà cấp 4 mái tôn chiếm đến hơn 60%.
Tại Sao Nên Chọn Mẫu Nhà Cấp 4 Mái Tôn 3 Phòng Ngủ
Nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho gia đình từ 3 – 5 thành viên. Tất cả các không gian chức năng được bố trí trên cùng một sàn, tạo sự thuận tiện, thoải mái và gắn kết tình cảm hơn. Điều này còn đảm bảo sự an toàn nếu gia đình có thành viên lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi.
Mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ kiến trúc mái tôn được đánh giá cao bởi chi phí rẻ, thế nhưng, không vì thế mà có tính thẩm mỹ thấp. Dựa trên quỹ đầu tư và nhu cầu sử dụng, bạn hoàn toàn có thể kết hợp đa dạng xu hướng thiết kế khác nhau như: hiện đại, đơn giản, tân cổ điển…
Thay vì lao đao tốn kém hàng tỉ đồng cho công trình nhà ở, với chi phí từ 400 – 600 triệu, gia chủ vẫn sở hữu được ngôi nhà thoáng đãng, rộng rãi đúng như mong muốn.
Khám Phá Ý Tưởng Thiết Kế Nhà Đẹp, Tiết Kiệm Chi Phí
1. Mẫu Nhà Cấp 4 Mái Tôn 3 Phòng Ngủ Giả Ngói
Loại mái tôn giả ngói được sử dụng phổ biến nhất với 5 loại mái tôn đáng chú ý như: tôn sóng ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng, tôn mạ kẽm. Mẫu nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ giả ngói tạo hiệu ứng chồng lớp đều giống như sóng ngói, phù hợp trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam.
Loại tôn này không chỉ mang đến cảm giác sang trọng, tinh tế cho ngôi nhà mà còn tạo hệ thống thoát nước lý tưởng, phân tán lực gió, mưa giúp bảo vệ vững chắc tường nhà. So với mái ngói thật, chất liệu tôn giả ngói có trọng lượng nhẹ hơn nhiều, giúp rút ngắn thời gian, công sức thi công.
 
2. Thiết Kế Nhà Cấp 4 3 Phòng Ngủ Mái Tôn Có Gác Lửng
Nếu muốn mở rộng không gian sinh hoạt nhưng không muốn tốn kém thêm chi phí, mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ thêm gác lửng chắc chắn là ưu tiên hàng đầu. Diện tích gác lửng có thể xây dựng đạt tới 80% diện tích tầng trệt, hoàn toàn thích hợp để bố trí thành khu vực thờ cúng, phòng ngủ hoặc phòng gác đồ.
Lưu ý, bạn nên tính toán kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng trong gia đình ngay từ ban đầu để tránh tốn kém sau khi hoàn thiện.
 
3. Bố Trí Nhà Cấp 4 Mái Tôn Có 3 Phòng Ngủ Kiến Trúc Xanh
Kết hợp không gian sống hài hòa với thiên nhiên luôn là điều mà các gia đình hướng tới. Bố trí sân vườn nhỏ hoặc trồng cây xanh tại các khu vực phù hợp trong nhà giúp ngôi nhà trở nên sống động, đẹp mắt hơn. Đặc biệt, các biện pháp chống côn trùng, ẩm mốc cũng cần được xem xét khi thiết kế bố trí cây xanh.
Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn đã có thêm ý tưởng về mẫu nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ phù hợp với công trình của mình.
Nguồn bài viết: https://noithatfullaz.com/nha-cap-4-mai-ton-3-phong-ngu/
 #noithatfullaz #kientruc #nhacap4maiton3phongngu
0 notes
bimat24h · 10 months ago
Link
0 notes
chandoannghiem · 10 months ago
Text
Sự tôn nghiêm của nơi thờ phụng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài mà còn phụ thuộc rất nhiều bởi tín tâm của người Phật tử
Hỏi: Con kính chào Sư Cô!
Hôm nay, con muốn hỏi về vấn đề niệm Phật, thờ Phật tại gia ạ. Có những người họ có điều kiện thì họ có bàn thờ Phật trang nghiêm ở phòng riêng, thuận tiện cho việc lễ lạy và tu tập. Cũng có những người ở nhà thuê, nhà trọ hay những người có phòng rất nhỏ ,rồi những người mà nơi tiếp khách, ăn uống và ngủ nghỉ cũng chỉ có 1 gian nhà, nơi thờ Phật chỉ có 1 bàn nhỏ ở phía góc nhà, dán tranh Phật, Bồ Tát trên tường,… Một số bạn Phật tử nói rằng : lạy Phật và niệm Phật trong phòng ngủ là bất kính, rồi bàn thờ Phật thấp cũng là bất kính, không có phòng riêng thì không nên thờ Phật, niệm Phật phải ăn chay,... Chúng con nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào để đúng với lời dạy của Bụt ạ? Kính mong Sư Cô giải đáp cho chúng con hiểu ạ. Con cám ơn Sư Cô nhiều ạ !
Đáp: Đúng như em nói, có điều kiện vật chất, tài chính thì có thể trang hoàng bàn thờ một cách trang nghiêm và thanh tịnh. Nhưng nếu không có điều kiện vật chất và tài chính thì vẫn có thể làm bàn thờ theo kiểu "thiếu thốn" tài vật. Bởi vì sự tôn nghiêm của nơi thờ phụng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài mà thôi, nó còn phụ thuộc rất nhiều bởi tín tâm của người Phật tử đối với Tam bảo. Một bàn thờ không nói lên tất cả, bởi Phật biểu hiện khắp mười phương, nơi đâu cũng có Phật. Sự biểu hiện của bậc tôn quý không nên chỉ căn cứ vào một bức tượng bằng đồng, bằng gỗ kể cả bằng vàng đi nữa, mà chính là sự tu tập chánh pháp của người Phật tử. Đức Phật để lại gia tài chánh pháp mà không phải là di ảnh hay tượng đài của Ngài. Nếu tôn kính Ngài, không gì quý bằng gìn giữ chánh pháp và lan tỏa chánh pháp của Ngài qua việc tu tập năm giới hoặc hành thập thiện (đối với người tại gia).
Nhưng có nhiều người vẫn thích có những biểu tượng của sự thờ phụng và một nơi chốn cho sự trở về hay hướng về, cho nên mới có những bức tượng Phật, tranh Phật. Vì là biểu tượng của lòng tôn kính đối với bậc Giác Ngộ, bàn thờ đặt ở đâu đối với trong mắt của người thờ cúng mới là quan trọng, không phụ thuộc vào chiều cao nhất định mới gọi là tôn kính. Nói tới đây, khiến sư cô nhớ tới có những vị đặt bàn thờ cao quá tầm với, tới nỗi phải bắt thang hay bắt ghế để đứng lên mới với tới lư nhang để mà cắm nhang! Có những vị để bàn thờ Phật ở trên cao quá tầm nhìn, nên đôi khi họ cũng quên luôn sự có mặt của một vị Phật ở trên mà đôi co với nhau khi "cơm không lành, canh không ngọt" trước mặt Ngài. Vì vậy, đối với sư cô, khi muốn làm bàn thờ Phật, chúng ta phải tôn trọng sự có mặt của Ngài cho dù đó chỉ là một biểu tượng của Ngài thôi, nghĩa là phụ thuộc rất nhiều vào việc em sống và hành xử thế nào trước bàn thờ Phật. Ví dụ, khi nằm, em không nên hướng chân mình phía bàn thờ; đặt bàn thờ trong phòng ngủ thì không thể có những cử chỉ thân mật với người yêu hoặc không thể thay đồ trong phòng ngủ, v.v... Nếu vì chỉ có một gian phòng thì tốt nhất em nên có tấm màn che lại bàn thờ. Cho dù nói, Phật biểu hiện khắp mười phương, nhưng hướng bàn thờ cũng là tượng trưng cho sự hiện diện của đức Phật, vì vậy chúng ta không thể bất kính với Ngài khi Ngài đang có mặt đó! 
Tóm lại, việc thờ cúng không phụ thuộc quá nhiều vào hình thức bên ngoài, nếu có điều kiện thì làm tốt hơn, nếu không đủ điều kiện thì tối thiểu trong đời sống hàng ngày em phải có sự tôn kính tuyệt đối với vị Phật mà mình đang thờ cúng. Còn việc ăn chay thì không bắt buộc. 
Khi đức Phật còn tại thế, các thầy khi đi khất thực vẫn được phép ăn thịt khi Phật tử cúng dường thực phẩm có thịt. Do đó mà các thầy Nam tông ngày nay vẫn ăn thịt là vậy. Tuy không bị bắt buộc phải ăn chay, nhưng đức Phật cũng dạy các thầy chỉ được ăn thịt nếu miếng thịt đó không bị giết vì mục đích cúng dường cho các thầy, nghĩa là vô tình các thầy đi ngang khu vực này khất thực, người dân đang ăn thịt thì cúng thịt cho các thầy thì được. Nếu như, các thầy biết (qua nghe, thấy hoặc nghi) người Phật tử vì muốn cúng dường mình mà giết một con vật để làm thịt thì thịt này các thầy hoàn toàn bị cấm không được ăn.
Vì vậy, chuyện ăn chay đối với người Phật tử là tự nguyện của họ, đức Phật không hề ngăn cấm họ ăn thịt, nhưng cũng không nên lạm sát để tránh gieo ác nghiệp.
0 notes
damyngheninhbinhcom · 2 months ago
Text
Ban ve thiet ke lang mo da
Lăng mộ không chỉ đơn thuần là nơi an nghỉ mà còn đại diện cho sự tôn trọng tổ tiên và lòng hiếu thảo của con cháu. Để có một lăng mộ đẹp, bản thiết kế cần phải chi tiết, chính xác và kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kiến trúc và phong thủy. Hãy đọc bài viết dưới đây từ Đá mỹ nghệ Ninh Bình để khám phá các đặc điểm của bản thiết kế lăng mộ đá và tìm hiểu những mẫu thiết kế đẹp và chuẩn phong thủy nhé!
Tumblr media
1. Khám phá bản vẽ thiết kế lăng mộ đá là gì?
Bản vẽ thiết kế lăng mộ đá là một bản phác thảo chi tiết về kiến trúc, hình dạng và hoa văn trang trí của lăng mộ. Được thực hiện bởi các kiến trúc sư hoặc nghệ nhân có tay nghề cao, bản vẽ này đảm bảo rằng lăng mộ không chỉ đẹp mắt mà còn tuân thủ các nguyên tắc phong thủy, mang lại sự bình an và may mắn cho gia đình.
Ngoài ra, chất liệu đá cũng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế lăng mộ. Dựa vào nhu cầu và điều kiện tài chính, bạn có thể chọn loại đá phù hợp nhất. Hiện nay, đá xanh rêu và đá đen rất được ưa chuộng vì tính dễ chạm khắc, độ bền cao và vẻ bóng đẹp, mang lại sự sang trọng cho khu lăng mộ.
2. Bản vẽ thiết kế lăng mộ đá bao gồm những hạng mục nào?
Khi thiết kế khu lăng mộ đá, các hạng mục cơ bản cần có bao gồm:
Lăng mộ đá: Hiện nay có hai loại lăng mộ đá phổ biến là lăng mộ đá nguyên khối và lăng mộ đá ốp được làm từ các loại đá khác nhau. Một số đơn vị cũng sử dụng lăng mộ giả đá để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bàn thờ đá: Được đặt trước lăng mộ để đặt đồ tế lễ trong các nghi lễ cúng tế.
Lăng thờ đá: Là nơi chôn cất tất cả các thành viên trong khu mộ. Lăng thờ thường nằm ở trung tâm và có thiết kế nổi bật hơn so với các phần khác trong khu lăng mộ đá. Lăng thờ thường có hai hoặc ba tầng mái, và bên trong có bát hương, lọ hoa, đĩa lễ vật cùng các đồ trang trí khác.
Cuốn thư đá, bình phong đá: Đặt ở cửa sau của khu lăng mộ với tác dụng bảo vệ phong thủy và xua đuổi tà ma. Khoảng cách từ cửa đến cuốn thư đá, bình phong thường là 0,8-1,2m.
Lư hương đá, linh vật đá: Được đặt trước khu lăng thờ chung để tạo cảm giác trang nghiêm. Các linh vật đá có ý nghĩa phong thủy riêng biệt. Ngoài lư hương, còn có thể có các linh vật bằng đá, đèn đá và bàn thờ thần tài bằng đá.
Bậc tam cấp: Lối lên xuống của lăng mộ, thường làm bằng gạch hoặc đá nguyên khối để chống trơn trượt. Bậc tam cấp thường được làm bằng một khối đá duy nhất để đảm bảo sự đồng bộ của toàn bộ khu mộ.
Lan can đá: Hay còn gọi là hàng rào bao quanh khu lăng mộ. Dùng để phân chia khu lăng mộ này với các khu lăng mộ khác, thường được thi công bằng đá nguyên khối với các hình điêu khắc độc đáo.
Cổng mộ: Được thiết kế bằng hai hoặc bốn trụ đá, có khắc chữ hoặc hoa văn để xua đuổi tà ma.
Thông tin liên hệ: Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình Address: Số nhà 8, ngõ 158, đường Trần Phú, phố Phúc Thiện, phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Phone:0912.986.798 Email: [email protected] Website: https://damyngheninhbinh.com/
#bản_vẽ_thiết_kế_mộ_xây
#bản_vẽ_mộ_xây
#bản_vẽ_cad_khu_lăng_mộ_gia_đình
#bản_vẽ_khu_lăng_mộ_gia_đình
#bản_vẽ_lăng_mộ
#thiết_kế_mộ
#đá_mỹ_nghệ_ninh_bình
Nguồn tham khảo: https://damyngheninhbinh.com/ban-ve-thiet-ke-lang-mo-da-dep/ Thông tin: https://www.google.com/search?q=Đá+mỹ+nghệ+Ninh+Bình&kponly=&kgmid=/g/11fvql7k Map: https://www.google.com/maps?cid=10376734811355837429
Xem thêm:
ban-ve-thiet-ke-lang-mo_da
flickr
https://da-my-nghe-ninhbinh.blogspot.com/2024/09/ban-ve.html
https://www.behance.net/gallery/207472413/Bn-v-thit-k-lang-m-da-dp-nht
https://pin.it/2NCsGKo3O
0 notes