#đảo Song Tử Tây
Explore tagged Tumblr posts
Text
Chuyện tình Trường Sa lãng mạn của nữ nhà báo VTC
(VOV5) - Họ gặp nhau vào ngày 25/4/2017 trên tàu chuyến đi thăm quân dân quần đảo Trường Sa. Nữ nhà báo VTC Nguyễn Cẩm Lai và chàng Việt kiều Lê Hồng Quân không thể ngờ rằng vào đúng ngày này 1 năm sau là ngày kết hôn của họ, kết thúc những năm tháng dài đằng dẵng đi tìm một nửa của đời mình.
Đó là chuyến tàu đi thăm quân dân quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà của Đoàn Kiều bào do Uỷ Ban nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ tư lệnh Hải quân tổ chức, trên con tàu kiểm ngư KN491. Khi đó, anh là đại biểu kiều bào trở về từ quốc gia Angola ở châu Phi xa xôi. Cẩm Lai là nhà báo – đi đưa tin, tác nghiệp trong chuyến công tác.
“Ngày 27.4 chúng tôi đến đảo đầu tiên – đảo Song Tử Tây, trong hải trình Trường Sa 10 ngày, tôi đã gặp anh tại chùa Song Tử Tây. Khi đó, tôi mời anh trả lời phỏng vấn, rồi anh hỏi tôi về vì sao lại có chùa trên đảo. Chúng tôi bắt đầu những câu chuyện xã giao đầu tiên và cũng là lúc gọi tên nhau là đồng đội trên chuyển tàu KN491”, Cẩm Lai bồi hồi nhớ lại.
Những ngày sau đó, trên suốt chuyển hải trình – họ đã cùng nhau trải qua những ngày tháng ý nghĩa nhất, vui vẻ nhất cùng với gần 200 đồng đội Trường Sa. Cùng nhau tán gẫu những câu chuyện không đầu không cuối, cùng nhau hát trên boong tàu, cùng nhau chúc mừng sinh nhật thành viên của đoàn tại sân đỗ sân bay. Và trong những giờ phút lênh đênh trên tàu chờ lên các đảo, họ có thêm nhiều cơ hội, để hỏi về nhau, về công việc, về bản thân và về những điều riêng tư nhất…
“Ngày 1.5 sau lễ thượng cờ tại đảo Trường Sa, tôi mời anh phối hợp những cảnh quay trong chùa Trường Sa. Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh 2 đứa: 1 áo dài, 1 áo cờ đỏ sao vàng tiến vào chùa, rồi cùng nhau lễ phật, cùng chụp bức ảnh lưu niệm”, Cẩm Lai kể.
Khi được sư thầy chùa Trường Sa tặng chữ Duyên, cô đã tặng lại anh như một sự gửi gắm.
Ngày 4/5/2017 tàu cặp cảng – kết thúc chuyến hải trình Trường Sa trên con tàu KN491 thân thương. Họ trở về đất liền – trải qua những niềm vui nỗi buồn, những thăng trầm trong cuộc sống, những nỗi niềm riêng của mỗi người càng như chất xúc tác khiến họ biết gác lại những cá tính riêng có để cùng nắm tay nhau – trong ngày hạnh phúc.
Để kỷ niệm chuyến đi đáng nhớ nhất trong cuộc đời, họ quyết định chọn ngày cưới chính là ngày kỉ niệm 1 năm bước chân xuống tàu đi Trường Sa – ngày 25/4/2018.
Và để ôn lại kỉ niệm và mối hạnh duyên quá lớn, cặp đôi đã được lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, tàu KN491 tạo điều kiện cho trở lại thăm tàu, thăm nơi đã gắn liền với kỉ niệm thân thương – nơi tình yêu bắt đầu để chụp những kiểu ảnh cưới không thể đặc biệt hơn.
Nguyễn Mỹ Trà
-Vovworld
1 note
·
View note
Text
Giới thiệu Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - phòng khám phụ khoa Long An
Việc khám phụ khoa, chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ là vô cùng cần thiết để bạn sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với sự nổ lực trong nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ y tế, trở thành Phòng khám phụ khoa Long An đáng tin cậy được đông đảo chị em ở tỉnh này lựa chọn.
Trong những năm gần đây, giao thông di chuyển từ Long An đến thành phố Hồ Chí Minh rất thuận tiện. Do đó, hầu hết các chị em có nhu cầu khám phụ khoa đều di chuyển đến các cơ sở lớn ở TPHCM để được hỗ trợ toàn diện, an tâm về chất lượng và hiệu quả. Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu (Địa chỉ: 80-82 Châu Văn Liêm, phường 11, Quận 5, TP.HCM) là một trong những cơ sở chuyên Sản-Phụ khoa uy tín được đông đảo chị em tìm đến.
Thứ nhất, Phòng khám Hoàn Cầu được Sở Y tế kiểm định chất lượng và cấp phép hoạt động chính quy, đảm bảo các điều kiện khám chữa bệnh phụ khoa, chăm sóc sức khỏe nữ giới. Bệnh nhân sẽ được khám chữa trong môi trường y khoa chuyên nghiệp và dịch vụ y tế chất lượng:
- Sản khoa: Khám thai, làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn, chích ap-xe tầng sinh môn…
- Phụ khoa: Khám và điều trị các bệnh phụ khoa (âm đạo, tử cung, buồng trứng), soi cổ tử cung, điều trị tổn thương cổ tử cung, lấy dị vật âm đạo, hút buồng tử cung do rong kinh, rong huyết…
- Kế hoạch hóa gia đình: Đặt và tháo dụng cụ tử cung (vòng tránh thai); phá thai bằng thuốc hoặc phương pháp hút chân không cho tuổi thai đến hết 7 tuần…
Song song với đó, phòng khám luôn nổ lực trong nâng cao chất lượng điều trị, tìm ra các giải pháp tiên tiến, phù hợp, đem đến hiệu quả tối ưu: Liệu pháp đông - tây y; chiếu sóng viba, sóng ngắn, sóng không gian; Dao Leep, Oxygen (O3)... Sau khi có kết quả khám, bác sĩ tư vấn tình hình bệnh, phương pháp điều trị và các khoản thu cho bệnh nhân nắm rõ, chủ động đưa ra quyết định điều trị.
Thứ hai, phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa giỏi, có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao, tận tâm và kỹ lưỡng trong từng khâu khám, chữa… giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Đây chính là yếu tố làm nên uy tín cho phòng khám, tạo dựng được niềm tin nơi bệnh nhân.
Thứ tư, phòng khám đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ các khoa phòng chức năng rộng rãi, tiện nghi; buồng bệnh sạch sẽ. Các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ y khoa tiên tiến được đồng bộ hóa… hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh chuẩn xác, hiệu quả, tiết kiệm thời gian công sức.
Thứ năm, dịch vụ y tế đa dạng, phục vụ tối đa nhu cầu bệnh nhân. Hoàn Cầu là phòng khám chuyên sâu trong sản phụ khoa, tiếp cận khám chữa hầu hết các bệnh lý ở phụ nữ, triển khai nhiều gói khám cơ bản tới khám dịch vụ, khám theo yêu cầu… với chi phí “hợp túi tiền” bệnh nhân. Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh đều được kê khai, niêm yết theo từng hạng mục rõ ràng theo quy định của Sở Y Tế.
Thứ sáu, Đa Khoa Hoàn Cầu - phòng khám phụ khoa Long An làm việc trên tôn chỉ tôn trọng khách hàng – phục vụ tận tâm. Mọi bệnh nhân đến đây đều sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn tận tình, thủ tục đơn giản, khám nhanh, mô hình khám riêng tư “1 bác sĩ – 1 bệnh nhân” theo dõi bệnh chu đáo, thông tin cá nhân bảo mật.
✛ Địa chỉ: 80-82 Châu Văn Liêm, phường 11, Quận 5, TP.HCM
✛ Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)
✛ Website: https://dakhoahoancautphcm.vn/
✛ Hotline: 028 3923 9999 - tư vấn miễn phí 24/24 nguồn: https://www.doisongphapluat.com/gio...-cau-phong-kham-phu-khoa-long-an-a570315.html
0 notes
Text
[Cập Nhật Mới] Hoàng Sa Trường Sa Thuộc Tỉnh Nào Của Nước Ta?
Việt Nam đã xác lập chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi còn là đảo vô chủ. Đây là hai quần đảo quan trọng nhưng không hẳn ai cũng biết Hoàng Sa Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta? Theo dõi bài viết sau để được giải đáp nhanh chóng. Tìm hiểu vị trí địa lý của Hoàng Sa và Trường Sa Trường Sa nằm phía đông và đông nam bờ biển Việt Nam, được thiết lập dựa trên cơ sở là toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Huyện đảo trải dài với tọa độ địa lý từ 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông. Cách thành phố Cam Ranh 248 hải lý. Và cách thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa). Quần đảo Hoàng Sa cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines. Nằm cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý. Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, rạn san hô nói chung. Quần đảo trải dài từ 15°43′10" đến 17°06′53" Bắc và từ 111°11′12" đến 112°53′20" Đông. Có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta? Năm 1982, Chính phủ đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Và thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay Hoàng Sa trực thuộc TP. Đà Nẵng. Còn huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hoàng Sa và Trường Sa gồm những đảo nhỏ nào? Quần đảo Trường Sa có 135 hòn đảo, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm nằm rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Diện tích quần đảo Trường sa vào khoảng hơn 160.000 km2. Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình. Một số đảo quan trọng gồm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, Thị Tứ, Loại Ta, Ba Bình, … Quần đảo Hoàng Sa trên 30 hòn đảo, đá san hô, bãi cát. Các đảo nằm rải trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 (phần nổi trên 10 km2). Bao gồm có hai nhóm: Nhóm đảo phía đông và một số mỏm san hô nhô trên mặt nước. Đảo lớn như: Phú Lâm, Linh Côn. Đảo nhỏ như: đảo Cây, đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam… Nhóm đảo phía tây có các đảo nhỏ như: Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng, … Chủ quyền của nước ta với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trong nhiều thế kỷ, Việt Nam đã xác lập chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Việt Nam lẫn các nước trên thế giới còn lưu giữ nhiều tư liệu sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước, bản đồ thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiêu biểu như một số văn bản, sách sau đây: - Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Tự công đạo (1686). - Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776. - Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821). - Hoàng việt địa dư chí (1833). - Đại nam thực lục tiền biên (1844 – 1848). - Đại nam thực lục chính biên (1844 – 1848). - Việt sử cương giám khảo lược (1876). - Đại nam nhất thống chí (1882). - Dư địa chí khâm định đại nam hội điển sự lệ (1910). - Hải ngoại ký sự của nhà sư trung quốc Thích Đại Sán (1696). - An nam đại quốc họa đồ của giám mục người Pháp Louis Taberd, … Hoàng Sa Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta? Quá trình khẳng định chủ quyền Như trên đã trình bày thì Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Điều này đã được thế giới ghi nhận. Từ các thời đại xa xưa, Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định điều này. - Các châu bản triều Nguyễn (thế kỷ 17 – 18) là cơ sở pháp lý đầu tiên. Các bản này có dấu son của Vua khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Hằng năm, vua cử các đội Hoàng Sa ra hai quần đảo khai thác tài nguyên, sản vật. - Trong thời Pháp thuộc, Chính chủ Pháp nhân danh Việt Nam tiếp quản 2 quần đảo này. Đồng thời, phản đối yêu sách của các nước khác đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Chủ quyền Việt Nam với 2 quần đảo này cũng được thừa nhận tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951. Đây là hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Sau hiệp định Giơ – ne – vơ 1954, Pháp đã chuyển giao 2 quần đảo này cho Việt Nam. - Sau năm 1975, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo này. Hiện nay, tình hình liên quan đến 2 quần đảo rất phức tạp. Đặc biệt là tình hình tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ quyền và của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Hoàng Sa Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta rõ hơn. Read the full article
0 notes
Text
dịch thơ là điều khảm kha nhất. dịch thơ ắt phải cho ra thơ—
⊖ ⊘ ⊝
cũng vì quan niệm tới mức triệt để tế nhị đó, nên bản dịch ⌈kiều⌋ của crayssac là bản dịch đạt nhất trong mọi bản dịch ⌈kiều⌋ ra ngôn ngữ tây phương. lời thơ crayssac thỉnh thoảng có vài chỗ sống sượng, nhưng crayssac đã đòi hỏi, đã tận dụng khả năng ngôn ngữ thi ca pháp tới mức tối đa. và nhiều phen bất ngờ, những tư tưởng, tư lường sâu xa, ẩn trong ⌈nếp gấp lục bát nguyễn du⌋, bất thình lình được crayssac mở phơi ra một cách tinh tế.
tiện đây, tôi xin dẫn một thí dụ để làm sáng tỏ phần nào đường lối dịch thơ. dịch thơ emily dickinson—
my life closed twice before its close it yet remains to see if ◜immortality◞ unveil a third event to me so huge, so hopeless to conceive as these that twice befell parting is all we know of heaven and all we need of hell
một bài ngắn như thế của emily dickinson dịch còn khó hơn dịch cả một cuốn ⌈lá cỏ ◌ leaves of grass⌋ của walt whitman... ấy bởi vì, nó thuộc loại thơ bất khả dịch diễn.
những điệp ngữ và điệp âm và đảo ngữ mà emily dickinson sử dụng, là riêng mỹ ngữ một lần được thiên tài cho phát tiết anh hoa ra ngoài—
my life closed – its close to see – to me twice before – twice befell parting is all – and all all we know – all we need of heaven – of hell to see – to me – to conceive a third event – as these that twice so huge – so hopeless
tôi thử chép ra như thế, những thanh-âm-vận song trùng nhị bội liên tồn giao hưởng nhau trong bài thơ, xoay vít quanh nhau trong tám câu huyền diệu đó. thế cũng đủ nhận ra tính chất phong phú đìu hiu dị thường trong lời thơ tài tử. thế mà, vẫn còn những giao hưởng giao thoa ngấm ngầm âm ỉ trong tiết nhịp rung rinh, không làm sao ghi ra song đôi cho được. bởi vì những giao hưởng ngầm nọ vừa như giao nhau vừa như xô đẩy nhau, ly khứ nhau... bây giờ thử đọc lại toàn bài—
my life closed twice before its close it yet remains to see if ◜immortality◞ unveil a third event to me so huge, so hopeless to conceive as these that twice befell parting is all we know of heaven and all we need of hell
nếu dịch ra văn xuôi ắt sẽ thành cái gì? chẳng lẽ vất vơ thành ra cái như sau—
cuộc đời tôi khép lại hai lần trước buổi chung cục của nó nó vẫn ở lại để xem thử sự ◜bất tử◞ có mở ra một sự cố thứ ba cho tôi không bao xiết đồ sộ khổng lồ tuyệt vọng cho quan niệm là ấy những gì đã hai lần xảy ra ly biệt là tất cả những gì chúng tôi biết về ◜thiên đường◞ và tất cả những gì chúng ta cần ⌠của⌡ nơi ◜địa ngục◞
thật là không thể tưởng tượng được. chẳng những nghe ra lớ ngớ, mà còn chẳng ai biết nói cái gì. Không một chút ý nghĩa nào tồn tại, đừng nói chi là tinh thể tinh hoa. thế mà thường thường tôi vẫn thấy người ta dịch theo lối đó một cách rất hồn nhiên, và còn cho rằng mình dịch rất sát.
gẫm về cái vụ dịch thơ, nhiều phen phải toát mồ hôi hột. giữ tiếng thì lạc lời. giữ lời thì mất ý. giữ ý thì mất nghĩa. giữ nghĩa thì mất trụi thần hồn tinh thể.
do đó, ta có thể dám chắc rằng giữa hai bản dịch ⌈kiều⌋ ra pháp ngữ của ông nguyễn văn vĩnh và rené crayssac, quả thực có cách biệt ngàn trùng. rené crayssac mặc dù không lột hết được tinh hoa ngôn ngữ ⌈kiều⌋, nhưng vẫn đạt hơn nguyễn văn vĩnh có tới hơn một trăm lần là ít. ông có tái tạo được một bầu khí hậu thơ-mộng đặc biệt trong bản dịch của ông.
giờ thử dịch bài thơ emily dickinson ra lục bát—
đời tôi khép lại hai lần trước lần khép mắt khôn hàn vĩnh ly tuy nhiên còn nấn ná vì để xem ◜vĩnh cửu◞ còn gì mở ra cho mình biến cố thứ ba những gì song điệp xảy ra gẫm càng đồ sộ gợi ra lại càng ngất trời tuyệt vọng mang mang thiên đường địa ngục còn chan chứa gì vĩnh ly là chất của trời biệt ly là thói của đời nhà ma ⌠kể từ cửa quỷ tuôn ra thói nhà băng tuyết chất là phỉ phong⌡
bạn đọc ắt có nhận thấy rằng tôi đã chịu khó khiếp dẫn vài ngôn ngữ đặc biệt nguyễn du vào lối dịch thơ emily dickinson. dịch theo lối đó là âm thầm bố thiết cuộc đối thoại ấm áp cho hai tài tử kia, mà đồng thời vẫn không lìa xa ngôn ngữ emily dickinson gì mấy chút.
đó là bước thứ nhất mà lời dịch đã gắng thực hiện cho cuộc hội đàm. từ đó chúng ta có thể tiến tới giai đoạn thứ hai. cái bước sơ khởi ngại ngùng đã đi tới chỗ hài hòa thân thiết thì từ đó, ta có thể ⦇ mở lời phương tiện ⦈ một cách táo bạo hơn. lời dịch thứ hai có thể ra như thế này—
song trùng khép kín đôi phen sơ khai đậu khấu khép bằng thiên thu tường vôi tô vách tử tù trăm năm trong cõi sương phù du tuôn niềm riêng nấn ná hý trường xem ◜con tạo◞ mở môi trường đệ tam bình sinh ngất tạnh hội đàm xiết bao tuyệt vọng gẫm càng buốt tim ◜sự tình◞ nhị bội đánh ghen trút quần giũ áo thưa rằng thế thôi vĩnh ly là chất của trời biệt ly là thói của đời nhà ma
cước chú— my life closed twice before its close... đời ta đã khép lại hai lần từ trước cuộc khép kín trăm năm... nghĩa là?
nghĩa là — trước khi xảy ra cuộc tử diệt thì ta đã hai lần chết thật sự rồi. nhưng chết mà vẫn chịu chơi, nên còn sống lai rai để xem còn có một đệ tam tử diệt nào thơ mộng hơn chăng. cái lối nói chịu chơi gay cấn đó đưa tới lời kết thúc dị thường— all we know of heaven... all we need of hell. tất cả những gì ta biết về thiên đường... tất cả những gì ta cần nơi địa ngục... là?
từ đó dịch lần thứ ba ra thế này—
cần nơi địa ngục những gì biết nơi thiên thượng những gì biển dâu chất hằng ly biệt thiên thâu biệt ly là thói dâng trào sử xanh niềm riêng tại thể đã đành nồi riêng hiện thể còn thành khẩn xin chờ xem ◜vĩnh cửu◞ lặng im song trùng tam bội còn tin chi về kỳ oan phong vận đề huề trước đèn lần giở lời quê dông dài mai sau khép mắt ngủ dài còn nghe mộng cũ di hài liễu dương đánh tranh chụm nóc thảo đường một gian nước biếc mây vàng chia đôi
bất thình lình cái câu thơ lục bát nguyễn du nọ lại kỳ dị hiện ra tại đây. mọi sự bỗng dời bình diện. cái câu thơ ⦇ một gian nước biếc mây vàng chia đôi ⦈ vốn là một câu thơ thuộc loại hàm hỗn man mác nhất trong ⌈truyện kiều⌋. nước biếc một gian? sao gọi là một gian? mây vàng chia đôi? chia đôi cái gì? chia đôi hai cõi nào? hai miền hai ngả nào? nhưng tại sao trong thể thái chia đôi nọ, lại có hàm ngụ quy hợp? do một thứ tinh hoa âm thầm nào phát tiết từ trong tiết điệu lục bát cùng với những vang bóng lãng đãng tỏa ra từ một nóc thảo đường? một mái hiên? một thanh hiên tồn lập bao dong ra như thế và sẽ chứng giám một ⦇ vô lượng phương tiện lực ⦈ nào, sẽ ⦇ vớt người trầm luân ⦈ và thành tựu cái nghĩa của ⦇ nam hải điếu đồ ⦈ ?
điếu đồ? ông câu câu cá? câu cá giữa một vùng tịch mịch chân không? câu cá trong tính thể giác duyên như lai bồ tát?— ta làm ⌈nam hải điếu đồ⌋? ngồi câu con ⌈cá hư vô⌋ linh hồn? sự đó liên can gì tới câu— như lai giả vô sở tòng lai diệc vô sở khứ? và cái lời đó trong ⌈kinh kim cang⌋ lại thiêm thiếp đi trong sa mù mà tiếp giáp với câu thơ ⦇ parting is all we know of heaven ⎠and all we need of hell ⦈ như thế nào?
thế thì cái sự vụ dịch thơ đã nằm trong một cõi suy tư nào như thế? nó đã biến ra một thứ dịch di, dy viễn, diên vỹ, vy diễn, như thế nào, để... ? để bất thình lình xô ùa chúng ta trở lại với cái lời khổng tử— ⦇ ngô đạo nhứt dĩ quán chi ⦈
⌠⌡
cái bí quyết của thiên tài sáng tạo, cũng như thi tài dịch thuật, là— tạo nên một vùng sương bóng cho ngôn ngữ. sương bóng đó có thể bắt gặp bóng sương hy lạp, hay đường thi, hay tây trúc— không hề gì. không hề gì. miễn là nó mở ra một chân trời cho chiêm niệm chịu chơi.
đánh tranh chụm nóc thảo đường, một gian nước biếc mây vàng chia đôi. cài then cửa đóng đến nơi, sư đà hái thuốc phương trời nào xa... parting is all we know of heaven— and all we need of hell.
ai đã độ ra được cái tầm đầy vơi trong tư lự tồn lưu nọ, ắt chẳng còn thiết chi tới chuyện bàn luận viết sách làm thơ gì nữa cả.
⌢
bùi giáng ⎠ một đường lối dịch thơ ⎠ quê mẹ
⌣
4 notes
·
View notes
Text
CHÙA TAM CHÚC HÀ NAM - NGÔI CHÙA LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Những năm gần đây, chùa Tam Chúc - Hà Nam được du khách du lịch khắp cả nước đặc biệt chú tới không chỉ bởi đây là ngôi chùa lớn nhất thế giới với cảnh quan hùng vĩ, nên thơ mà còn mang trong mình hàng loạt những kỷ lục khiến du khách bất ngờ
1, Chùa Tam Chúc - Ngôi chùa Lớn nhất Thế giới với phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ
Chùa nằm ở thị trấn Ba Sao, Khả Phong Kim Bảng, Hà Nam. Toàn bộ quần thể chùa có tổng diện tích 5000 ha, với khoảng 1.000ha diện tích hồ nước, 3.000ha diện tích núi đá, rừng tự nhiên và khoảng 1.000ha thung lũng, có 3 mặt bao bọc bởi núi, sau là núi Thất Tinh, trước là hồ Lục Nhạc.
Nguồn: https://saigontodaytravel.com.vn/cam-nang-du-lich/chua-tam-chuc-ha-nam-ngoi-chua-lon-nhat-the-gioi/
Chùa Tam Chúc được đánh giá là điểm đến tâm linh hấp dẫn, kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của chùa với vẻ đẹp hữu tình thơ mộng của non nước bao la - là ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới. So với chùa Bái Đính (ngôi chùa được coi là có diện tích lớn nhất Việt Nam), chùa Tam Chúc có diện tích gấp 10 lần.
Mặc dù là một khu du lịch tâm linh mới, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, tuy nhiên 2 năm trở lại đây hàng chục triệu lượt du khách thập phương từ khắp nơi đã tìm đến Lễ Phật và vãn cảnh chùa đặc biệt sau Đại Lễ Phật Đản Vesak tổ chức tại Chùa 2019 tháng vừa qua.
2, Chùa Tam Chúc và truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất tinh
Chùa Tam Chúc hiện nay được xây dựng trên nền của chùa Tam Chúc cổ, theo các hiện vật thu thập được, các nhà khảo cổ kết luận rằng ngôi chùa cổ này đã có niên đại hơn 1000 năm.
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất tinh”. Tương truyền rằng: xưa trên ngọn núi gần làng Tam Chúc xuất hiện 1 đốm sáng lớn hệt như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày, dân làng gọi tên là núi Thất Tinh, ngôi chùa được xây dựng gần đó nên gọi là chùa Thất Tinh.
Sau đó, 1 số người đã đến núi Thất Tinh đục đẽo nhằm tìm kiếm và lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt này. Họ chất củi thành đống lớn và đốt liên tục nhiều ngày liền khiến 4 ngôi sao trong số đó bị mờ dần và biến mất, chỉ còn lại 3 ngôi sao. Sau đó, chùa Thất Tinh được đổi tên thành chùa Ba Sao thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
3, Những khu vực chính của chùa Tam Chúc
Chùa Ngọc - Đàn Tế trời
Được xây dựng trên đỉnh ngọn núi Thất Tinh với 200 bậc thang làm bằng đá.Trong chùa hiện đang đặt 3 bức tượng Phật được làm hoàn toàn từ đá granit, nhập khẩu từ Ấn Độ về cùng với một pho tượng Phật được làm bằng ngọc vô cùng quý hiếm.
Điện Tam Bảo
Điện Tam Bảo có diện tích rất lớn lên đến 5100m2 và có thể chứa được cùng một lúc khoảng 5000 người. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.
Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni
Nơi đặt bức tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn. Đây cũng là bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Vườn Kinh
Với 99 chiếc cột được làm bằng đá. Mỗi chiếc cột tại đây có trọng lượng lên tới 200 tấn và cao 13,5m. Trên mỗi cột lại được khắc những bài kinh để du khách đến đây tham quan có thể vừa ngắm nhìn, vừa tụng kinh cầu nguyện.
Đình Tam Chúc
Đây là khu vực thờ hoàng hậu nhà Đinh có tên Dương Thị Nguyệt. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.
4, Những điều đặc biệt chỉ có ở Chùa Tam Chúc
Hàng ngàn bức tranh đá núi đá lửa với những thông điệp khác nhau
Khi đến với Tam Chúc, các bạn sẽ bị choáng ngợp trước rất nhiều những bức tranh đá núi lửa được chế tác dưới bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân Indonesia. Ngay trong Điện Tam Thế là 12.000 bức tranh đá nham thạch được chạm khắc tinh xảo tái hiện lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn ở Điện Giáo Chủ là 10.000 bức tranh kể về từng giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật. Và Điện Quán Âm là 8500 bức tranh kể về sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát.
“Đây vừa là nghệ thuật vừa là mô tả về những lời dạy của Đức Phật về giáo lý, triết lý nhân sinh. Từ những bức tranh, quý Phật tử có thể hiểu được những nội dung muốn nói gì, muốn diễn tả gì". Hòa thượng Thích Quang Minh cho biết.
Cây Bồ đề thiêng từ đất Phật
Cây bồ đề đặc biệt mà Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam là cây bồ đề được chiết ra từ “Cây Bồ Ðề Vĩ Ðại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi) có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay ở Thánh tích Mahamegha, (Sri Lanka). Hiện trên thế giới, Việt Nam là nước thứ 2 sau Nepal được tặng cây quý này.
Khối thiên thạch mặt trăng lớn nhất
Chùa Tam Chú hiện đang trưng bày mảnh thiên thạch từ mặt trăng nặng 5 Kg vô cùng quý hiếm. Các chuyên gia về không gian vũ trụ phỏng đoán, khối thiên thạch này đã bị bật ra khỏi bề mặt mặt trăng, rơi xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017.
Vườn kinh Khổng lồ độc nhất vô nhị
Khuôn viên của ngôi chùa thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn làm từ đá xanh Thanh Hóa. Đây là ý tưởng lấy từ cột kinh Phật - Bảo vật quốc gia tại chùa Nhất Trụ - Ninh Bình.
Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp và cuộc sống phồn vinh.
Sân điện Tam Thế được đặt một chiếc vạc rất lớn được đúc phỏng theo vạc Phổ Minh – một trong An Nam tứ đại khí - xung quanh vạc có các hình ảnh được chạm khắc như: Quần thể chùa Bái Đính; quần thể chùa Tam Chúc; hành cung Vũ Lâm nhà Trần 1285; Di sản thiên nhiên thế giới Tràng An - Ninh Bình; chùa Song Tử Tây trên quần đảo Trường Sa – Khánh Hòa; bức tượng khắc nổi và tiểu sử của Thiền sư Nguyễn Minh Không – vị sư tổ đầu tiên chùa Bái Đính.
Tượng Phật hồng ngọc nặng 4000Kg
Bức tượng đức Phật A Di Đà bằng hồng ngọc nặng 4.000 kg. Toàn bộ khối ngọc để chế tác tượng Phật nhập khẩu từ Myanmar được trung bày bên trong chùa Ngọc."Chùa làm hoàn toàn bằng đá granit đỏ, nặng hơn 2.000 tấn, do 200 nghệ nhân nổi tiếng của Ấn Độ thiết kế, lắp ráp trong hơn một năm. Điều đặc biệt, các khớp nối không phải dùng đến xi măng, keo dính mà sử dụng mộng đá", Thượng tọa Thích Minh Quang (chùa Tam Chúc) cho biết.
Chùa Tam Chúc không chỉ là niềm tự hào của những người dân Hà Nam mà còn là niềm tự hào của cả đất nước Việt Nam. Những ai đã lỡ hẹn lễ chùa Tam Chúc dịp đầu năm, thì có thể đến Tam Chúc mùa Hè để thưởng ngoạn không khí trong lành, và cảnh sắc sơn thủy - hữu tình ở đây nhé!
Để biết thêm các thông tin du lịch hấp dẫn, các bạn vui lòng truy cập tại:
https://saigontodaytravel.com.vn/
1 note
·
View note
Text
Tour Du Lịch Đài Loan 2019: Hà Nội- Đài Trung- Cao Hùng- Nam Đầu- Đài Bắc
Hà Nội
5 Ngày 4 Đêm
Đài Loan còn được gọi là Ilha Formosa (hòn đảo tươi đẹp), là hòn đảo có hình dáng dài và hẹp, diện tích vẹn chỉ 36.197km, song có nhiều núi cao, sông suối khiến nơi đây có đặc điểm khí hậu đa dạng, trải dài từ nhiệt đới cho đến ôn đới.
Đài Loan có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Những dãy núi với nhiều đỉnh cao trên 3.000m và những ngọn đồi xanh tươi chiếm hơn ½ diện tích Đài Loan. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nền văn hóa phong phú, ẩm thực tinh tế và đa dạng, sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, tình người nồng hậu là những nét đặc trưng thu hút khách du lịch toàn thế giới, khiến Đài Loan trở thành ‘Địa danh du lịch nhất định phải đến”.
ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Trải nghiệm chuyến bay mới của hàng không cao cấp của Đài Loan: China Airlines.
Ngắm hoa hakka tung (hoa trẩu) trắng muốt/hoa cẩm tú cầu/hoa cúc/hoa hướng dương … (tùy theo mùa)
Đặc biệt sắp xếp nâng hạng một bữa ăn lẩu buffet
Tặng khóa học “Làm bánh Dứa Đài Loan”
Đặc biệt sắp khách sạn trung tâm, tiện mua sắm
NGÀY KHỞI HÀNH TOUR
Thứ sáu 08/11/2019
Thứ sáu 20/12/2019
GIÁ: 11.990.000đ
Tour: Hà Nội- Đài Trung- Cao Hùng- Nam Đầu- Đài Bắc
LỊCH TRÌNH
Ngày 1: Hà Nội – Đài Trung : Nhà Hát Opera – Cao Hùng: Ga Tàu Điện Ngầm Xe đón đoàn tại trung tâm Hà Nội ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay đi Đài Trung.
Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách đi tham quan Nhà hát Opera Đài Trung. Đây là nhà hát do kiến trúc sư Toyo Ito thiết kế, lấy ý tưởng từ “nhà hang”, “nhà lỗ” của loài người thời tiền sử, trở thành tòa kiến trúc tường uốn lượn, máng dốc độc đáo có một không hai trên thế giới. Do quá trình thi công vô cùng phức tạp nên được truyền thông quốc tế vinh danh nằm trong “9 biểu tượng thế giới mới”.
Sau đó, đoàn di chuyển đến thành phố Cao Hùng.
Đến Cao Hùng, đoàn đi ăn tối. Sau bữa tối, đoàn đến thăm Ga tàu điện ngầm Cao Hùng, một trong 8 tàu điện ngầm đẹp nhất thế giới. Tàu điện ngầm Cao Hùng với kiến trúc hoa lệ, được làm bằng các tấm kính pha lê lớn nhiều màu sặc sỡ làm cho người xem cứ ngỡ đang đứng trước một ống kính vạn hoa khổng lồ. Bên trong nhà ga tàu điện ngầmlà một công trình nghệ thuật với 4.500 tấm kính lớn. Nhờ hiệu ứng kính vạn hoa đầy ấn tượng, khu vực nhà ga thực sự là điểm lý tưởng để tổ chức các lễ cưới.
Nghỉ đêm tại Cao Hùng.
Ngày 2: Cao Hùng: Phật Quang Sơn – Nam Đầu: Hồ Nhật Nguyệt – Miếu Văn Võ – Đài TrungSau bữa sáng tại khách sạn, đoàn đi thăm Phật Quang Sơn, cái nôi của “Phật pháp nhân gian”, được mệnh danh là “kinh đô phật giáo Nam Đài”. Được khánh thành năm 2011, Phật Quang Sơn là công trình kiến trúc tiêu biểu, đại diện cho sự giao thoa giữa các yếu tố hiện đại và truyền thống, cổ kim đông tây của Đài Loan. Bức tượng Phật Quang đặt sau chính điện là biểu tượng của ngôi chùa này. Tượng cao đến 108 mét, được đúc bằng 1872 tấn đồng, hiện là pho tượng đồng cao nhất thế giới.
Rời thành phố Cao Hùng, đoàn di chuyển về thành phố Nam Đầu. Tham quan và chụp ảnh tại Hồ Nhật Nguyệt – đây là hồ nước thiên nhiên lớn nhất Đài Loan với một hồ lớn và một hồ nhỏ liền nhau được bao bọc bởi màu xanh bạt ngàn của những dãy núi xung quanh, nơi đây đã từng là điểm nghỉ dưỡng ưng ý nhất của Tưởng Giới Thạch.
Tham quan Miếu Văn Võ, là nơi thờ Khổng Tử (Văn Miếu) và Quan Công (Võ Miếu) nằm ở bờ hồ phía bắc của Nhật Nguyệt Hồ, thuộc Đài Trung, là một trong những chùa nổi tiếng Đài Loan. Miếu Văn Võ ấn tượng du khách bởi được xây dựng thành hệ thống công trình kiến trúc bên triền đồi, trải dài từ thấp đến cao. Miếu Văn Võ bên hồ Nhật Nguyệt tuyệt đẹp tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo nhuốm màu linh thiêng.
Trên đường, đoàn mua sắm tại cửa hàng trà, linh chi. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Đài Trung.
Chùa Phật Quang Sơn
Ngày 3: Đài Trung – Trang Trại Hoa – Đài Bắc: Tháp 101
Sau bữa sáng tại khách sạn, đoàn đến thăm quan trang trại hoa tại Dương Minh Sơn, Đào Viên hoặc Miêu Lật (tùy theo mùa).
Tham quan và tham dự lớp học làm bánh dứa đặc sản để tự tay làm nên những chiếc bánh dứa đặc sắc, thơm ngon và trải nghiệm những giờ làm bánh đầy thú vị.
Sau đó, đoàn về Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan. Đến thăm toà tháp lên đến 101 tầng. Đây là khu trung tâm hành chính, ngân hàng, thương mại với 101 tầng lầu, xây theo hình dạng măng tre cao sừng sững, được xem là tòa cao ốc cao nhất thế giới vào năm 2004, nơi có bán rất nhiều loại hàng hiệu nổi tiếng. Ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đài Bắc và sử dụng thang máy nhanh nhất thế giới 37 giây/382m (khách tự mua vé lên tháp).
Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn tại Đài Bắc.
Ngày 4: Đài Bắc: Công Viên Dã Liễu – Làng Cổ Thập Phần – Thác Nước Thập Phần – Mua Sắm Tại Ximending.
Sau bữa sáng, đoàn đến thăm quan Công viên Dã Liễu – Yehliu Geopark là một nơi thú vị để du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc của thiên nhiên một cách sống động nhất: Đầu Nữ Hoàng (Queen’s Head), và đá Đầu Rồng (Head Dragon), hòn đá có dạng hình nến và ly kem. Những hòn đá ở Yehliu Geopark được hình thành bởi sự bào mòn, đục lổ và khoét rãnh do sóng biển tác động lên mặt đá qua một thời gian dài. Bãi đá Yehliucó thể được chia thành ba khu vực. Mỗi khu vực có một loạt các khối đá có hình thù đặc trưng riêng.
Mua sắm tại cửa hàng tỳ hưu, đặc sản.
Đoàn đến thăm Làng cổ Thập Phần (Shifen Old Street) với tuyến đường sắt cổ. Tại đây Quý khách cũng có thể tự tay viết những lời cầu nguyện lên đèn lồng và đốt nến để thả đèn lên trời, cầu may mắn, bình an. Tuyến đường sắt cổ được xây dựng để vận chuyển than, giờ đây, nó đã trở thành tuyến đường sắt du lịch đưa du khách đi dạo quanh thị trấn, vòng qua sườn núi. Du khách đến đây thường mua những đèn có nhiều màu sắc khác nhau để viết lên những điều ước của mình (chi phí tự túc). Sau khi gửi gắm nguyện ước, có thể thả bộ dọc con đường cạnh đường ray để ngắm cảnh.
Thác nước Thập Phần là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất ở Đài Loan. Đây không phải là thác nước cao nhất, chỉ cao 20m nhưng là một thác nước rộng đến 40m, với dòng chảy mạnh.
Đoàn đến thăm quan và mua sắm tại Ximending. Đây không chỉ là trung tâm văn hóa của thành phố Đài Bắc mà còn là thiên đường mua sắm với các cửa hàng quần áo thời trang cùng hệ thống nhà hàng, câu lạc bộ, quán bar.
Ăn tối. Ngủ đêm tại khách sạn ở Đài Bắc.
Ngày 5: Đài Bắc – Đài Tưởng Niệm Tưởng Giới Thạch – Hà Nội | (Ăn sáng/ trưa)
Sau bữa sáng, Quý khách làm thủ tục trả phòng khách sạn. HDV đón đoàn đi thăm quan Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch. Đây là quảng trường hùng vĩ nhất trên diện tích 25 héc ta gồm cả đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, công viên Trung Chính, nhà hát kịch Quốc Gia, phòng hòa nhạc. Đây cũng là nơi vui chơi giải trí của người dân trong những ngày nghỉ.
Đoàn đi mua sắm tại cửa hàng miễn thuế.
Sau bữa trưa, xe và Hướng dẫn viên đưa Quý khách ra sân bay Đào Viên. Chuyến bay tham khảo CI 793 (14:40-16:50) về Hà Nội. Xe đưa Quý khách về điểm hẹn ban đầu. Kết thúc chương trình tour và hẹn gặp lại Quý khách trong chương trình du lịch sau cùng Công ty.
CHÍNH SÁCH
Bao gồm:
Vận chuyển và vé tham quan theo chương trình vào cửa 01 lần
Khách sạn 3* tiêu chuẩn Đài Loan, trung tâm tiện mua sắm (02 người/phòng; nếu lẻ nam/nữ thì ở phòng 03 người)
Hướng dẫn viên tiếng Việt suốt tuyến (đối với đoàn trên 15 người)
Bảo hiểm du lịch
Vé máy bay khứ hồi từ Hà Nội – Đài Loan – Hà Nội (bao gồm 7kg hành lý xách tay và 30kg hành lý ký gửi)
Thuế sân bay, bảo hiểm hàng không và phụ phí xăng dầu hàng không.
Các bữa ăn theo chương trình, bao gồm 1 bữa ăn nâng cấp lẩu buffet.
Xe đưa đón sân bay tại Việt Nam
Phí visa nhập cảnh Đài Loan.
Không bao gồm:
Nước uống (bia rượu trong bữa ăn), điện thoại, giặt ủi, hành lý quá cước theo quy định của hàng không, thuốc men, bệnh viện… và chi phí cá nhân của khách ngoài chương trình.
Tip HDV và lái xe: 5USD/khách/ngày
VAT theo quy định của nhà nước.
Hộ chiếu (còn hạn tối thiểu 06 tháng tính từ ngày nhập cảnh lại Việt Nam)
Phụ phí phòng đơn
Giá trẻ em:
Tư 2 tuổi đến 11 tuổi: 10.900.000đ/khách (ngủ chung giường với bố mẹ).
Từ 2 tuổi đến 11 tuổi tuổi: 100% giá tour (có chế độ giường riêng)
Từ 12 tuổi trở lên: 100% giá tour
Dưới 2 tuổi: 3.000.000đ (ngủ chung giường với bố mẹ)
Quy trình thanh toán - đăng kí:
QUY TRÌNH THANH TOÁN:
Đợt 1: đặt cọc 6.000.000 vnđ/ khách khi đăng ký tour để giữ chỗ.
Đợt 2: đóng hết số tiền còn lại trước ngày khởi hành 12 ngày.
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ:
Trong thời gian trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày khởi hành, quý khách vui lòng nộp hồ sơ để xin visa du lịch. Việc Quý khách có được cấp visa hay không tùy thuộc vào hồ sơ của Quý khách và quyết định của Đại sứ quán.
Ngay sau khi có kết quả visa, nhân viên công ty sẽ thông báo cho Quý khách đến nhận thông tin chương trình và hướng dẫn đi đoàn (trước 3-5 ngày tính đến ngày khởi hành).
Lưu ý:
Tùy vào tình hình thực tế, thứ tự các điểm tham quan trong chương trình có thể thay đổi nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các điểm tham quan như lúc đầu.
trình diện hộ chiếu với cơ quan hữu quan để xác nhận đã có dấu nhập cảnh lại Việt Nam khi chuyến đi kết thúc. (Yêu cầu bắt buộc của ĐSQ).
Bất cứ một hình thức bỏ hoặc không sử dụng dịch vụ gì tại nước ngoài đều không được hoàn lại tiền vì mọi dịch vụ đã được thanh toán trước. Theo chương trình đã ký với đối tác Đài Loan, quý khách sẽ đi theo tour suốt chương trình. Quý khách nào tách đoàn hoặc không đi shopping, vui lòng báo trước và trả thêm 50USD/khách/ngày.
Công ty sẽ không chịu trách nhiệm bảo đảm các điểm tham quan trong trường hợp:
+ Xảy ra thiên tai: bão lụt, hạn hán, động đất…
+ Sự cố về an ninh: khủng bố, biểu tình
+ Sự cố về hàng không: trục trặc kỹ thuật, an ninh, dời, hủy, hoãn chuyến bay.
Nếu những trường hợp trên xảy ra, Công ty sẽ xem xét để hoàn trả chi phí không tham quan cho khách trong điều kiện có thể (sau khi đã trừ lại các dịch vụ đã thực hiện như phí làm visa….và không chịu trách nhiệm bồi thường thêm bất kỳ chi phí nào khác).
Khi đăng ký tour du lịch, Quý khách vui lòng đọc kỹ chương trình, giá tour, các khoản bao gồm cũng như không bao gồm trong chương trình, các điều kiện hủy tour trên biên nhận đóng tiền. Trong trường hợp Quý khách không trực tiếp đến đăng ký tour mà do người khác đến đăng ký thì Quý khách vui lòng tìm hiểu kỹ chương trình từ người đăng ký cho mình.
Quý khách từ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi yêu cầu ký cam kết sức khỏe với Công ty. Quý khách từ 75 tuổi trở lên yêu cầu phải có giấy xác nhận đầy đủ sức khoẻ để đi du lịch nước ngoài do bác sĩ cấp và + giấy cam kết sức khỏe với Công ty. Khuyến khích có người thân dưới 60 tuổi (đầy đủ sức khoẻ) đi theo. Ngoài ra, khách trên 75 tuổi khuyến khích đóng thêm phí bảo hiểm cao cấp (phí thay đổi tùy theo tour). Không nhận khách từ 80 tuổi trở lên.
Quý khách mang thai xin vui lòng báo cho nhân viên bán tour ngay tại thời điểm đăng ký để được tư vấn thêm thông tin. Không nhận khách mang thai từ 5 tháng trở lên vì lí do an toàn cho khách.
Trường hợp khách quốc tịch nước ngoài có visa vào Việt Nam 1 lần, phí làm visa tái nhập Việt Nam 850.000 VND/khách. Riêng Visa tái nhập VN làm tại cửa khẩu là 1.050.000VNĐ/khách.
Nếu khách là Việt Kiều hoặc nước ngoài có visa rời phải mang theo lúc đi tour.
Do các chuyến bay phụ thuộc vào các hãng Hàng Không nên trong một số trường hợp giờ bay có thể thay đổi mà không được báo trước.
Thông tin khai visa
Đối với nhân viên công ty: Hợp đồng lao động, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ bảo hiểm xã hội, quyết định nghỉ phép đi du lịch trong thời gian dự kiến.
Đối với khách có cơ sở kinh doanh: nộp giấy phép kinh doanh (bản công chứng)
Giấy chứng nhận nghỉ hưu (nếu Quý khách đã nghỉ hưu)
Sơ yếu lý lịch cá nhân (theo mẫu): khách điền thông tin và gửi lại
Form khai visa online: khách ký tờ khai
Hộ chiếu còn hiệu lực trên 6 tháng, ký trang ba
02 ảnh 4 x6 cm nền trắng, mới chụp trong vòng 03 tháng.
Sổ hộ khẩu gia đình
Sổ tiết kiệm (giá trị ít nhất 100,000,000đ)
Trẻ em đi cùng:
Đối với con ruột: Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu
Đối với trẻ em là cháu, không phải là con ruột: giấy khai sinh của bé, chứng minh mối quan hệ với người dẫn đi ( khai sinh hoặc sổ hộ khẩu) và chứng minh tài chính, công việc của bố mẹ ruột + Giấy ủy quyền của cả 2 bố mẹ.
Đối với khách đã có visa còn hạn hoặc hết hạn trong vòng 10 năm kể từ ngày nhập cảnh: Mỹ, Anh, Schengen, Úc, New Zealand, Nhật, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan thì không cần chuẩn bị các giấy tờ trên. Chỉ cần hộ chiếu và Tờ thông tin cá nhân.
BẢN KHAI THÔNG TIN CÁ NHÂN VISA ĐÀI LOAN
(bắt buộc khai đầy đủ thông tin cá nhân)
Họ và tên:………………………………Ngày tháng năm sinh …………. Giới tính …………
Tình trạng hôn nhân: ……………………
Số điện thoại di động: ………………………………………………………………
Email (nếu có):………………………………………………………………………………
Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………………………
Tên công ty/ cơ quan (nếu là học sinh/ sinh viên khai tên trường)
………………………………………………………………………………………………….. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..………. Điện thoại: ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ nhà riêng :……………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………….
Họ và tên bố (thông tin bắt buộc): ……………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh (thông tin bắt buộc): ……………………………………………………
Họ và tên mẹ (thông tin bắt buộc): …………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh (thông tin bắt buộc): ……………………………………………………
Họ và tên vợ/chồng (thông tin bắt buộc): ……………………………………………………..
Ngày tháng năm sinh (thông tin bắt buộc): ……………………………………………………
Đã được cấp visa Đài Loan lần nào chưa? ……………………………………………………
Cấp ở đâu? ……………….. Khi nào? …………………..Số, loại visa?………………………………
Đã bị từ chối visa Đài Loan lần nào chưa? …………….. Ở đâu……………………….. Khi nào…………….
Đã bị từ chối xuất/ nhập cảnh Đài Loan lần nào chưa? …………..Ở đâu?…………Khi nào? …………
Nếu đã từng đi Đài Loan yêu cầu cung cấp hộ chiếu có Visa Đài Loan của lần đi gần nhất. Nếu đã từng đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan yêu cầu cung cấp hộ chiếu có Visa Lao động đó.
Các nước đã từng xuất ngoại trong vòng 5 năm (xin gửi kèm hộ chiếu cũ):
…………………………………………………………………………………………………….
Ngày dự định đi Đài Loan và ngày dự định về: ……………………………………
Điều kiện hủy tour:
ĐIỀU KIỆN HỦY TOUR (ĐỐI VỚI NGÀY LỄ TẾT)
Sau khi đặt cọc tour và trước khi Công ty nộp visa: chi phí không hoàn lại là 2.000.000 VND (phí đặt cọc vé máy bay và dịch thuật hồ sơ)
Sau khi Công ty nộp visa: chi phí không hoàn lại là 3.000.000 VND
Sau khi được cấp visa, nếu huỷ tour thì sẽ không được nhận lại số tiền đã thanh toán.
Hủy tour (hoặc giảm số lượng khách trên 10% tổng số khách) từ 20-28 ngày trước ngày khởi hành: chi phí hủy tour là 50% tổng giá trị tour (hoặc 50% tổng giá trị tour của những khách hủy)
Hủy tour (hoặc giảm số lượng khách) trước 15-19 ngày trước ngày khởi hành: chi phí hủy tour là 70% tổng giá trị tour (hoặc 70% tổng giá trị tour của những khách hủy)
Hủy tour (hoặc giảm số lượng khách) trước 14 ngày trước ngày khởi hành: chi phí hủy tour là 100% giá trị tour (hoặc 100% tổng giá trị tour của những khách hủy)
Thời gian hủy tour được tính cho ngày làm việc, không tính thứ bảy và chủ nhật
* Thời gian hủy tour được tính cho ngày làm việc, không tính thứ bảy, chủ nhật và các ngày Lễ, Tết.
ĐIỀU KIỆN HỦY TOUR (ĐỐI VỚI NGÀY THƯỜNG)
Sau khi đặt cọc tour và trước khi Công ty nộp visa: chi phí không hoàn lại là 2.000.000 VND (phí đặt cọc vé máy bay và dịch thuật hồ sơ)
Sau khi Công ty nộp visa: chi phí không hoàn lại là 3.000.000 VND
Sau khi được cấp visa, nếu huỷ tour thì sẽ không được nhận lại số tiền đã thanh toán.
Hủy tour (hoặc giảm số lượng khách trên 10% tổng số khách) từ 14-18 ngày trước ngày khởi hành: chi phí hủy tour là 50% tổng giá trị tour (hoặc 50% tổng giá trị tour của những khách hủy)
Hủy tour (hoặc giảm số lượng khách) trước 11-13 ngày trước ngày khởi hành: chi phí hủy tour là 70% tổng giá trị tour (hoặc 70% tổng giá trị tour của những khách hủy)
Hủy tour (hoặc giảm số lượng khách) trước 10 ngày trước ngày khởi hành: chi phí hủy tour là 100% giá trị tour (hoặc 100% tổng giá trị tour của những khách hủy)
* Các tour ngày lễ, tết là các tour có thời gian diễn ra rơi vào một trong các ngày lễ, tết theo qui định.
https://hoangviettravel.vn/tour-ha-noi-dai-trung-cao-hung-nam-dau-dai-bac/
1 note
·
View note
Text
Ngày Tam Nương kiêng gì? Điều tuyệt đối không làm trong ngày tam nương
Ngày Tam Nương được xem là ngày rất xấu, tránh khởi sự quan trọng nếu như không muốn gặp xui xẻo. Vậy ngày Tam Nương kiêng gì? Những điều gì tuyệt đối không làm trong Ngày Tam Nương?
1. Tìm hiểu ngày Tam Nương là ngày gì?
“Tam Nương” có nghĩa là “ba người đàn bà” gắn với truyền thuyết trong dân gian của Trung Quốc. Theo dân gian, Tam Nương chỉ 3 người phụ nữ là Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự, những giai nhân tuyệt sắc làm sụp đổ ba triều Hạ, Thương, Tây Chu trước Công Nguyên.
Muội Hỉ:
Muội Hỉ làm cho Kiệt Vương điên đảo thần hồn, suốt ngày đắm chìm trong nhục dục, lơ là chính sự. Tương truyền, Kiệt Vương rất thích nụ cười của Muội Hỉ nhưng nàng lại rất ít khi cười.
Để lấy lòng Muội Hỉ, Kiệt Vương cho xây một cái đài cao bằng ngọc gọi là Dao đài, trước Dao đài là một cái ao đổ đầy rượu (tửu trì). Tửu trì rộng lớn đến mức có thể đi thuyền ra ngắm cảnh.
Mỗi lần ngắm cảnh tại Dao đài, quanh tửu trì có khoảng 3000 trai gái đứng chầu chực sẵn sàng đợi lệnh. Kiệt Vương xuống lệnh, tiếng trống vang trời, 3000 người theo tiếng trống lệnh, nhoài người ra như kiểu trâu uống nước, mông chổng lên trời, thò cổ chúc đầu xuống tửu trì uống rượu. Muội Hỉ thích thú cất tiếng cười. Đúng là ngàn vàng mua một nụ cười mỹ nhân.
Đát Kỷ:
Đát Kỷ là một mỹ nhân với nét đẹp sắc sảo. Tuy nhiên, vì quá độc ác và man rợ và quyến rũ vua Trụ làm nhà Thương sụp đổ (khoảng 1600 TCN – 1066 TCN) nên tương tuyền nàng do một con hồ ly tinh biến thành.
Bao Tự:
Bao Tự được mệnh danh là mỹ nhân không biết cười. Chu U Vương tìm mọi cách để đổi lấy tiếng cười của nàng bằng cách thường xuyên đốt cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Đến khi quân địch đánh úp Cảo Kinh, U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu nhưng đã không còn ai tin tưởng.
Trong suốt thời đại của mình, 3 mỹ nhân này được coi là “hồng nhan họa thủy” mang lại sự xui xẻo cho mọi người liên quan. Làm việc đại sự cần phải tránh những ngày này.
Trong tử vi, ngày Tam Nương là ngày gì? Những ngày Tam Nương trong năm 2019? Ngày này thường rơi vào các ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng. Tương truyền chính là ngày ba người phụ nữ Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự được đưa vào nội cung của ba ông vua bị mang tiếng là háo sắc, tham dâm, bạo ngược vô đạo.
Nhưng tại sao chỉ có 3 nàng mà lại kể ra sáu ngày nhập cung? Ngày nào liên quan tới nàng nào thì vẫn chưa ai có lời giải thích rõ ràng. Vì thế có một sự giải thích khác có vẻ hợp lý hơn, đó là những ngày sinh và ngày mất của ba người phụ nữ kia.
Thực tế, mỗi tháng đều có 6 ngày Tam Nương. Do gắn với ba người đàn bà mang đến nhiều xui xẻo cho cả một triều đại, những ngày Tam Nương được coi là ngày xấu. Đến tận ngày hôm nay, những khởi sự quan trọng như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, động thổ,… hầu như đều phải tránh ngày Tam Nương.
Không chỉ ở phương Đông mà ngay cả theo các nhà chiêm tinh ở phương Tây cũng quan niệm có những ngày cực xấu trong tháng.
Theo đó họ giải thích rằng do Mặt Trăng luôn chuyển động quay xung quanh Trái Đất và sự chuyển động này tạo ra sức hút, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến toàn bộ sự sống của các sinh vật trên Trái Đất, nhất là vào những ngày rằm hàng tháng và những ngày sát với tuần trăng (trước và sau ngày rằm). Họ gọi đây là những ngày Nguyệt Kỳ. Điều thú vị là những ngày Nguyệt Kỳ đại kị này cũng trùng khớp với những ngày Tam Nương.
2. Ngày Tam Nương kiêng làm những việc gì?
Do gắn với 3 người đàn bà mang đến nhiều xui xẻo, hung họa cho cả một triều đại nên những ngày Tam Nương được coi là ngày xấu. Đến tận ngày hôm nay quan niệm này vẫn được một bộ phận người áp dụng khi khởi sự quan trọng như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, động thổ… Nếu gặp phải ngày này hầu như đều phải tránh. Dưới đây là một số điều kiêng làm trong ngày Tam Nương:
Ngày Tam Nương không nên làm việc lớn
Những việc lớn, có tính quan trọng như cưới hỏi, động thổ, làm nhà, khai trương, kí kết hợp đồng… đều nên tránh thực hiện trong ngày Tam nương. Người ta cho rằng nếu không kiêng kỵ ngày Tam nương mà cố ý tiến hành những việc đó thì khó tránh khỏi xui xẻo, nếu cưới hỏi thì dễ trục trặc tình cảm, xây nhà thì gia đình ly tán, khai trương thì làm ăn thất bát…
Ngày Tam nương kiêng đi giữa đường
Điều này nghe có vẻ khó tin, song thực chất điều này có ý nhắc mọi người cẩn thận khi xuất hành, tham gia giao thông bởi dễ gặp phải chuyện tai bay vạ gió hay vướng phải rắc rối, nguy hiểm khó lường.
Tránh cãi cọ, tranh chấp trong ngày Tam nương
Như đã nói ở trên, có thể những trường năng lượng xấu sẽ khiến tâm tính con người thay đổi, dễ nóng giận. Song dân gian cho rằng trong ngày Tam nương, nếu bạn không biết kiềm chế cảm xúc mà nóng giận vô lối thì có thể sẽ như bị “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” mà làm những chuyện dại dột ngoài ý muốn, hại mình hại người. Vì thế, các bạn nên tránh cãi cọ hay tranh chấp trong những ngày Tam nương để hạn chế những điều xui xẻo có thể xảy đến với mình.
Không nên quan hệ vợ chồng trong ngày Tam nương
Nhiều người nghĩ rằng quan hệ vợ chồng chỉ là điều kiêng kị trong ngày rằm và mùng một hàng tháng, tuy nhiên, chuyện này cũng không nên làm trong ngày Tam nương, bởi dễ khiến cho bạn rơi vào tội dâm ô, đắm chìm trong sắc dục không biết quay đầu.
Kiêng sinh con vào ngày Tam nương
Người xưa cho rằng ngày Tam nương mà sinh con thì dễ gặp chuyện xui xẻo, mà bản thân đứa trẻ cũng không được hưởng nhiều phúc lành, hay ốm đau bệnh tật, vận số sau này cũng không được tốt.
Dù là truyền thuyết, hoang tưởng nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời này đã truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam, ảnh hưởng tới không ít quần chúng xưa nay.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, tuy những điều kiêng kỵ ngày Tam nương trên đây không có minh chứng về khoa học song nhiều người vẫn giữ quan niệm tránh làm những điều này để phòng xui xẻo ghé thăm. Nói chung, việc kiêng hay không kiêng, tránh hay không tránh ngày Tam nương là tùy vào tâm linh tín ngưỡng của mỗi người, “đức năng thắng số”, bạn sống tốt thì ắt được hưởng phúc lành.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngọc Hân!
1 note
·
View note
Text
Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
Nuôi cá công nghệ cao ở vùng biển đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa – Ảnh: NHẬT KHÁNH Ông Lê Đình Hải, chủ tịch UBND huyện Trường Sa (Khánh Hòa), cho biết: – Huyện đảo Trường Sa có diện tích khoảng 500km2 (gồm thị trấn Trường Sa cùng hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn) là huyện đảo nằm xa đất liền nhất. Huyện có thế mạnh đã được phát huy tốt đem lại hiệu quả to lớn như dịch vụ hậu cần nghề cá. Và…
View On WordPress
0 notes
Text
5 địa điểm vui chơi giải trí tại Bình Chánh bạn không nên bỏ qua
Bài viết mới nhất: https://hanhomesno08maichitho.com/5-dia-diem-vui-choi-giai-tri-tai-binh-chanh-ban-khong-nen-bo-qua/
5 địa điểm vui chơi giải trí tại Bình Chánh bạn không nên bỏ qua
Bình Chánh đang là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư tập trung đông đúc, nằm ở cửa ngõ phía Tây Sài Gòn. Không những thế nơi đây còn được biết đến là nơi sở hữu nhiều địa điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn. Hãy cùng Hanhomesno khám phá ngay những điểm đến hot tại Bình Chánh nhé!
hbspt.cta._relativeUrls=true;hbspt.cta.load(2775524, ‘ede11d2e-7f3f-4c7b-845b-04c4646e3a25’, “useNewLoader”:”true”,”region”:”na1″);
Địa điểm vui chơi ở huyện Bình Chánh: Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài
Địa chỉ: 22 đường Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Chùa Phật Cô Đơn – Pháp Bửu Phật Đài là địa điểm thân thuộc của những du khách ghé thăm Bình Chánh
Chùa Bát Bửu cách trung tâm thành phố khoảng 30km về hướng Tây Nam. Chùa địa điểm hoạt động tôn giáo thu hút được đông đảo du khách, phật tử đến để cầu nguyện, xin lễ, tham quan,…
Chùa Bát Bửu được xây dựng vào năm 1959 và hoàn thiện vào năm 1961. Công trình có kiến trúc hình chữ bát, với chiều cao 3m. Qua năm tháng chiến tranh tàn khốc, ác liệt, cả khu vực bị bom đạn tàn phá những ngôi phật đài tại chùa vẫn nguyên vẹn giữa vùng đất hoang tàn.
Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng chùa vẫn giữ được vẻ nghiêm trang, cổ kính ẩn mình giữa khu rừng bạch đàn xanh mát tạo nên khung cảnh yên bình, trầm mặc. Đó là nét đặc trưng không thể hòa lẫn vào đâu được.
Địa điểm vui chơi ở huyện Bình Chánh: Cánh Đồng Hoa Bình Chánh
Địa chỉ: A16/485 R8 đường Phong Phú, ẤP 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Cánh Đồng Hoa Bình Chánh còn được biết đến với cái tên mỹ miều là “Cánh Đồng Hoa Springfield Cottage” là homestay nghỉ dưỡng mang hơi thở hương đồng gió nội. Tới đây, mọi ưu phiền sẽ được xua tan, sống chậm lại và tận hưởng những giây phút yên bình.
Du khách sẽ không thể nào cưỡng lại được vẻ đẹp của Homestay Cánh Đồng Hoa. Được thả hồn vào thiên nhiên, tạm quên đi cuộc sống vội vã, xô bồ
Cách trung tâm thành phố khoảng 30 phút chạy xe, homestay sẽ là điểm dừng chân cuối tuần không thể bỏ lỡ ngày tại thành phố xô bồ.
Cánh Đồng Hoa gây ấn tượng với du khách bởi sở hữu khu mái chòi nổi trên mặt nước.
Như tên gọi của mình, bạn sẽ được thỏa sức thưởng thức vẻ đẹp của muôn hoa. Bên cạnh đó, cánh đồng hoa sẽ làm bạn hút hồn bởi khung cảnh bình yên và vẻ đẹp nên thơ. Ngay từ khi bước chân vào đây, không gian bình dị của vùng song nước đã bao phủ lấy nơi đây.
Du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị mà Cánh Đồng Hoa mang lại
Du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, chèo thuyền du ngoạn, ngắm nhìn đàn cá tung tăng bơi lội ẩn mình những những lá sẽn, dạo chơi trên những con đường phủ đầy lá vàng.
Bạn cũng có thể lãng quên cuộc sống hiện đại hối hả tạm thời bằng cách tránh xa các công nghệ. Homestay có 8 căn nhà chòi, mô phỏng lại cuộc sống thông quê ngày trước: Không TV, không wifi, không điều hòa, không bình nóng lạnh.
Với không gian này sẽ giúp chúng ta sát lại gần nhau hơn, chia sẻ nhiều hơn.
Địa điểm vui chơi ở huyện Bình Chánh: Ẩm thực sinh thái câu cá giải trí Xuân Hương
Địa chỉ: C12/40 Long Vĩnh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Khu du lịch sinh thái Xuân Hương nằm gần ngã tư Nguyễn Văn Linh – Phạm Hùng, cách trung tâm thành phố khoảng 30 phút di chuyển.
Vơi quy mô 3 hecta, có sức chứa lên đến 1.000 khách nên không gian rất rộng rãi thoáng đãng.
Khu ẩm thực sinh thái câu cá Xuân Hương sẽ là điểm đến lý tưởng cho bạn và gai đình vào dịp cuối tuần, được trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực mang đậm hương vị miền Tây sông nước
Đây là khu du lịch sinh thái, kết hợp với loại hình câu cá giải trí ẩm thực đồng quê. Tới đây bạn sẽ mãn nhãn với hình ảnh thôn quê dân dã, đậm nét vùng quê Miền Tây với những hàng dừa, khóm chuối và cầu khỉ, xe lôi hay những con đường uốn lượn.
Đặc biệt, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn mang hương vị đậm chất Tây Nam Bộ.
Địa điểm vui chơi ở huyện Bình Chánh: Khu ẩm thực sinh thái Bình Xuyên
Địa chỉ: C3/18 Phạm Hùng, Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Khu ẩm thực sinh thái Bình Xuyên sẽ mang đến bạn những trải nghiệm thú vị và được thưởng thức những món ăn hấp dẫn, độc đáo
Bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành, mát rượi tựa như đang lạc vào một khu du lịch sinh thái.
Với khung cảnh hữu tình kết hợp với thảm cỏ, tiểu cảnh đan xen với những ngôi nhà lá nằm quanh hồ sẽ đưa bạn trở về với vùng quê thơ mộng ngay giữa lòng thành phố náo nhiệt.
Một nơi vừa yên tĩnh vừa lắng đọng như thế này sẽ rất thích hợp để nghỉ ngơi và thưởng thức ẩm thực đa dạng, hấp dẫn.
Địa điểm vui chơi ở huyện Bình Chánh: Khu di tích lịch sử Láng Le Bàu Cò
Địa chỉ: Láng Le Bàu Cò, Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Khu di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò nơi ghi lại dấu ấn lịch sử và lòng biết ơn sâu sắc đến những anh hùng đã ngã xuống
Láng Le Bàu Cò là địa điểm diễn ra cuộc chiến chống thực dân Pháp của lực lượng vũ trang Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
Trận chiến Láng Le Bàu Cò diễn ra ngày 15/4/1948 ở vùng đất cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn thuộc căn cứ Vườn Thơm là một trong những trận đánh vang dội, đánh dấu bước ngoặt và ghi đậm dấu ấn lịch sử Bình Chánh cho đến ngày nay.
Năm 1988, Huyện Uỷ Bình Chánh đã quyết định xây dựng khu di tích lịch sử Láng Le Bàu Cò.
Đây cũng là nơi được nhiều người ghé đến để tưởng niệm những anh hùng đã ra đi vì nền độc lập của tổ quốc.
Bạn đang theo dõi 5 địa điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn tại huyện Bình Chánh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tài liệu nhà đất đang giao dịch tốt trên Hanhomesno tại đây:
hbspt.cta._relativeUrls=true;hbspt.cta.load(2775524, ’64f51475-d604-4505-87ee-cc1bc2e9fbdc’, “useNewLoader”:”true”,”region”:”na1″);
Có thể bạn quan tâm:
15 địa điểm vui chơi hấp dẫn tại thành phố Thủ Đức không nên bỏ qua
Phân tích thị trường chung cư Phú Hữu, TP Thủ Đức năm 2021
Phân tích thị trường chung cư Thảo Điền, TP Thủ Đức năm 2021
Cập nhật tiến độ dự án The River Thủ Thiêm tháng 4/2021
Phải biết: Danh sách chi tiết Top 40 tòa nhà cao nhất TP.HCM hiện tại
Danh sách chi tiết các dự án bất động sản REVER đang phân phối
0 notes
Text
Quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả đến 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Quảng Ninh
admin Quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả đến 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Quảng Ninh
tin tức quy hoạch cụ thể thành phố Cẩm Phả đến 2030, tầm nhìn đến 2050 gồm có : Giới thiệu, xu thế tăng trưởng khoảng trống đô thị, công nghiệp, sử dụng đất, hạ tầng giao thông vận tải trên địa phận thành phố .
Giới thiệu về thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Cẩm Phả là một thành phố thường trực tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc Bộ, Nước Ta. Hiện nay, Cẩm Phả được xếp hạng là đô thị loại II và là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ninh .
Bạn đang đọc: Quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả đến 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Cẩm Phả nằm cách TT TP. hà Nội TP.HN khoảng chừng 200 km về phía hướng đông bắc, cách TT thành phố Hạ Long 30 km .
Về vị trí địa lý:
Phía Đông giáp huyện đảo Vân Đồn
Phía Tây giáp thành phố Hạ Long
Phía Nam giáp huyện đảo Vân Đồn và thành phố Hạ Long (ranh giới trên vịnh Bái Tử Long)
Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên
Về điều kiện tự nhiên, Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 335,8 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 °C, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307 mm, mùa đông thường có sương mù.
Về đơn vị hành chính, Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Tây, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cửa Ông, Mông Dương, Quang Hanh và 3 xã: Cẩm Hải, Cộng Hòa, Dương Huy.
Về giao thông, Quốc lộ 18 từ thành phố Hạ Long qua đèo Bụt chạy suốt lòng thành phố đến cực đông là cầu Ba Chẽ và đường nội thành kéo dài từ phường Cẩm Thạch tới phường Cẩm Đông là tuyến đường song song trục giao thông chính của Cẩm Phả. Đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Tuyến xe buýt 01 chạy xuyên suốt thành phố. Cẩm Phả cũng có đặc thu đường sắt để vận chuyển than rất riêng biệt. Cẩm Phả trước kia có bến phà Vần Đồn nhưng sau khi xây cầu Vân Đồn bến ngừng hoạt động. Cẩm Phả có cảng Cửa Ông phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than và các bến tàu nhỏ phục vụ cho du lịch, tham quan vịnh Bái Tử Long. Ngoài ra còn có dự án đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái đi qua hiện đang được đầu tư.
Về kinh tế, Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch…
Về du l���ch, Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, Đền Cửa Ông hàng năm thường mở hội vào tháng Giêng, thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái. Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan. Ngoài Hòn Hai, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn. Cẩm Phả còn có một số di tích và thắng cảnh nổi tiếng như đảo Thẻ Vàng, Hòn Hai, di tích Vũng Đục, động Hang Hanh…
Quy hoạch chi tiết thành phố Cẩm Phả đến 2030
Quy hoạch chi tiết cụ thể thành phố Cẩm Phả được xác lập theo Quyết định số 816 / QĐ_UBND tỉnh Quảng Ninh phát hành ngày 27/3/2015 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, và Quyết định số 4331 / QĐ_UBND tỉnh ngày 31/12/2015 về việc phát hành Quy định quản trị theo đồ án quy hoạch chung kiến thiết xây dựng thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh đến 2030, tầm nhìn đến 2050 và ngoài 2050 . Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch, khoanh vùng phạm vi lập quy hoạch gồm hàng loạt ranh giới hành chính của thành phố Cẩm Phả với quy mô diện tích quy hoạnh tự nhiên là 34.322,72 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 48.645,0 ha .
Tính chất quy hoạch được xác lập là TT hạt nhân của tỉnh Quảng Ninh, là TT hành chính, chính trị, kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống của thành phố Cẩm Phả kết nối khoảng trống với vịnh Bái Tử Long. Là TT kinh tế tài chính của khu vực và quốc tế .
Định hướng chung phát triển toàn đô thị thành phố Cẩm Phả
Định hướng tăng trưởng đô thị được xác lập với tiêu chuẩn “ Một tâm, hai tuyến đa chiều và hai điểm nâng tầm ”. Theo đó, Hạ Long được xác lập là Tâm, hai hướng đa chiều là cánh Tây và cánh Đông, hai điểm đột phát là Vân Đồn và Móng Cái .
Định hướng tăng trưởng khoảng trống đô thị
Phát triển khoảng trống đô thị toàn thành phố theo dạng tuyển từ Quang Hanh đến Cộng Hòa, là những khu công dụng khi đi từ Bắc xuống Nam theo nguyên tắc Công nghiệp – Cây xanh cách ly – Dân cư – Công viên cây xanh, du lịch . Cụ thể :
Khu vực phía Tây phát triển đô thị hướng ra biển
Khu vực phía Đông tập trung phát triển sản xuất, kho vận
Khu vực phía Bắc, duy trì khai thác than theo quyết định của thành phố
Khu vực phía Nam (Vịnh Bái Tử Long) giữ gìn, phát triển loại hình du lịch tương hỗ.
Định hướng tăng trưởng đô thị và công nghiệp
Phát triển đô thị
Quy hoạch tăng trưởng đô thị được xu thế thành những khu nhà ở đơn cử như sau :
Khu hạ chế phát triển: Là khu vực trung tâm thành phố gồm các phường Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông.
Khu vực phát triển mở rộng: Là các khu đô thị mới phía Nam thành phố từ phường Cẩm Thủy đến phường Cẩm Sơn; phát triển khu du lịch, bãi tắm tại phường Quang Hanh; Du lịch nghỉ dưỡng tại phường Cẩm Đông, Cẩm Sơn.
Khu dân cư hiện hữu: Được đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại.
Phát triển công nghiệp
Quy hoạch định hướng tăng trưởng công nghiệp tại thành phố Cẩm Phả được xác lập như sau :
Xây dựng khu vực Mông Dương quy mô 400 ha để tận dụng lợi thế của Khu kinh tế Vân Đồn và đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái.
Xây dựng Cụm công nghiệp Mông Dương với những ngành nghề như: Đóng tàu, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
Xây dựng Cụm công nghiệp tại Dương Huy
Xây dựng Cụm công nghiệp khu vực phía Bắc phường Quang Hanh.
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Cẩm Phả
Về quy hoạch sử dụng đất, ngày 19/3/2021 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 837 / QĐ_UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, thành phố Cẩm Phả .
Theo Quyết định, cơ cấu các loại đất được xác định cụ thể như sau:
Đất nông nghiệp thực trạng sử dụng năm 2020 có 24.317,26 ha ; đến năm 2030 có diện tích quy hoạnh 21.544,61 ha ; giảm 2.772,64 ha so với thực trạng sử dụng đất năm 2020 .
Đất phi nông nghiệp thực trạng sử dụng năm 2020 13.429,92 ha, đến năm 2030 là 18.542,41 ha, tăng 5.112,49 ha so với thực trạng sử dụng đất năm 2020 .
Đất chưa sử dụng hiện trạng sử dụng năm 2020 có 1.046,41 ha; đến năm 2030 là 704,29 ha giảm 342,12 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020.
Xem thêm: Tin tức quy hoạch thành phố Đồng Xoài mới cập nhật
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp đến năm 2030 là 2.919,91 ha .
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp đến năm 2030 là 641,14 ha.
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở đến năm 2030 là 52,48 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục tiêu nông nghiệp là 8,49 ha .
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục tiêu phi nông nghiệp là 333,63 ha .
Vị trí, diện tích quy hoạnh những khu vực đất phải chuyển mục tiêu sử dụng được xác lập theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 tỷ suất 1/25. 000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả .
Quy hoạch đô thị thành phố Cẩm Phả
Quy hoạch chi tiết cụ thể tăng trưởng đô thị thành phố Cẩm Phả được xác lập quy hoạch thành 08 khu, gồm :
Khu số 1: Gồm các phường Quang Hanh và Cẩm Thạch, quy mô diện tích là 5.579 ha, dân số 48.330 người. Tính chất: Là khu đô thị hiện hữu, khu công nghiệp và cảng tổng hợp, khu du lịch sinh thái, du lịch suối khoáng nóng và trung tâm xử lý chất thải rắn cấp vùng phục vụ cho 03 địa phương (Cẩm Phả, Hạ Long và Hoành Bồ).
Khu số 2: Gồm các phường Cẩm Thủy, Cẩm Trung và Cẩm Thành, quy mô diện tích là 904 ha, dân số 42.500 người. Tính chất: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí, đô thị hiện hữu và độ thị mới.
Khu số 3: Gồm các phường Cẩm Tây, Cẩm Bình, Cẩm Đông. Quy mô diện tích là 1346 ha, dân số là 45,210 người. Tính chất là Trung tâm hành chính sự nghiệp, khu đô thị mới, đô thị hiện hữu, dịch vụ thương mại..
Khu số 4: Gồm phường Cẩm Sơn; Quy mô diện tích là 1.085 ha, dân số 35,280 người. Tính chất là khu đô thị mới, đô thị hiện hữu, khu phát triển công nghiệp ngành than, thể dụng thể thao ven biển.
Khu số 5: Gồm các phường Cẩm Tú, Cẩm Thịnh; Quy mô diện tích là 1.635 ha; dân số 33.430 người. Tính chất là khu công nghiệp tập trung, khu đô thị mới, khu đô thị hiện hữu, khai thác than, phát triển công nghiệp sạch, cảng biển…
Khu số 6: Gồm các phường Cửa Ông và Mông Dương; Quy mô diện tích là 12.545 ha; dân số 37.240 người. Tính chất là Khu công nghiệp tập trung, khu cảng biển, khu di lịch tâm linh cấp Quốc gia.
Khu số 7: Gồm xã Dương Huy; quy mô diện tích 4.677 ha; dân số 3.500 người. Tính chất là khu dân cư nông thông, khu cây xanh cách l��, khu công nghiệp khai thác than, công nghiệp phù trợ.
Khu số 8: Gồm xã Cẩm Hải và xã Cộng Hòa; quy mô diện tích là 6.552 ha; dân số 4.500 người. Tính chất là khu dân cư nông thông, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng giao thông thành phố Cẩm Phả
Giao thông đường đi bộ :
Đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, đoạn Hạ Long – Vân Đồn
Quốc lộ 18A: Đoạn từ phường Quang Hanh đến Mông Dương
Đoạn phường Cẩm Phú – Cẩm Thịnh
Đoạn từ ngã ba đường tránh phường Cửa Ông đến Mông Dương
Đường chính đô thị: Cải tạo mở rộng bề rộng mặt đường đảm bảo giao thông đô thị. Cụ thể: rộng 26,5m; 34m; 47m; 28m; 39m; 31m. Chiều dài: 4,15Km, 1,49Km, 7Km, 14,1Km; 8,2Km.
Tuyến tỉnh lộ 326 và 329 đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.
Xây dựng 2 nút giao thông khác mức dạng hoa thị.
Cải tạo mở rộng và chuyển đổi các cảng theo quy hoạch ngành.
Các bến xe đầu mối tại khu vực trung tâm và phường Cửa Ông sẽ được tiến hành cải tạo mở rộng và hoàn thiện trong giai đoạn này.Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị: Tiến hành tái tạo lan rộng ra và kiến thiết xây dựng mới những tuyến đường chính đô thị, đường liên khu vực, đường chính khu vực, những tuyến đường, khu vực và nội bộ, bãi đỗ xe và những khu công trình phụ trợ khác .
Giao thông đường tàu :
Đường sắt chuyên dùng: Dỡ bỏ tuyến đường sắt chuyên dùng vận chuyển than từ Tây Khe Sim, phường Quang Hanh đến Ga Cọc Sáu tạo quỹ đất phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các tuyển còn lại giữ nguyên phục vụ sản xuất ngành than.
Đường sắt công cộng: Tuyến đường sắt Quốc gia chạy song song với đường cao tốc, ga đường sắt bố trí tại vị trí kết nối giữa đường cao tốc với hầm tuynel dẫn vào trung tâm đô thị thuộc xã Dương Huy; xây dựng Đường sắt công cộng một ray từ Hạ Long đến Cửa Ông và đi Vân Đồn, tuyến đi song song phía Nam Quốc lộ 18A.
Giao thông đường thuỷ :
Hệ thống cảng theo quy hoạch tổng thể và toàn diện tăng trưởng mạng lưới hệ thống cảng biển Nước Ta đến năm 2020 ( phê duyệt tại Quyết định 2190 / QĐ-TTg ngày 24/12/2009 ), Quy hoạch cụ thể nhóm cảng biển phía Bắc ( nhóm 1 ) đến năm 2020, khuynh hướng đến năm 2030 ( phê duyệt tại Quyết định 171 / QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 ) và Quy hoạch kiến thiết xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh được duyệt .
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Phước
Rate this post
Source: https://datxuyenviet.vn Category: Thông Tin Quy Hoạch
Đất Xuyên Việt - Bất Động Sản Đất Xuyên Việt
from Đất Xuyên Việt https://ift.tt/rtF40BD
0 notes
Text
Siêu bão Rai ‘quét sạch’ cây xanh ở đảo Song Tử Tây, nhấn chìm 5 tàu cá ở Bình Thuận
Siêu bão Rai ‘quét sạch’ cây xanh ở đảo Song Tử Tây, nhấn chìm 5 tàu cá ở Bình Thuận
5 tàu cá ở Bình Thuận bị sóng biển nhấn chìm, bão Rai quật đổ hầu hết cây xanh trên đảo Song Tử Tây và làm hư hỏng nhiều tấm pin mặt trời, nhiều diện tích tỏi ở đảo Lý Sơn bị ngập. Sóng đánh phủ qua các ghe cá đang neo trước biển Duồng. Trưa 19/12, ông Nguyễn Hùng Tân, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, nói sáng nay sóng lớn đã nhấn chìm 5 tàu…
View On WordPress
1 note
·
View note
Text
Những bài khấn xin lộc ở Phủ Tây Hồ ngắn gọn nhất
Bạn đang chuẩn bị đi lễ Phủ Tây Hồ để cầu may và bình an, nhưng không biết trình tự lễ, cách sắm lễ và văn khấn Phủ Tây Hồ như thế nào. Vậy hãy cùng nhà thờ họ tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Phủ Tây Hồ ở đâu?
Phủ Tây Hồ tọa lạc trên bán đảo của làng Nghi Tàm, nằm giữa Hồ Tây, thuộc phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. Phủ thờ công chúa Liễu Hạnh - một trong những vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tương truyền phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng cũng có thể có muộn hơn. Vì trong các sách di tích của Thăng Long – Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ 20 như Thăng Long cổ tích khảo, Tây Hồ chí, Long Biên bách nhị vịnh, Hà Thành linh tích cổ lục,…đều không có ghi chép về di tích này.
Phủ Tây Hồ thờ ai?
Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh công chúa tức Quỳnh Nga - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Vì làm vỡ cái ly ngọc quý nên bị đày xuống trần gian. Xuống hạ giới nàng đi chu du khám phá khắp mọi miền, khi qua đảo Tây Hồ phát hiện ra đây là nơi có địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương.
Vị tiên nữ này đã giúp dân an cư lập nghiệp, diệt ma diệt quái, trừng phạt tham quan. Đến triều Nguyễn, bà được vua phong làm “mẫu nghi thiên hạ”, chính là một trong bốn vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam.
Cũng theo truyền thuyết, như nhân duyên dẫn lối Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong một lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp bèn ghé vào thăm quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, 2 người cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” vẫn còn lưu truyền mãi đến ngày nay. Không biết Tiên chúa đã ở đây bao lâu, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm người thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ ông đã cho lập đền thờ người tri âm.
Thời gian mở cửa Phủ Tây Hồ
Vào ngày bình thường, Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h - 19h tối để đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan của các du khách.
Trong 2 ngày lễ chính (ngày 03/03 và 13/8 âm lịch) Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn vì số lượng khách đến làm lễ và tham quan động hơn so với những ngày thường.
Đặc biệt vào dịp tết cổ truyền hàng năm số lượng khách đến đền cầu may đông nhất. Vì vậy mọi người cần sắp xếp cho mình thời gian đi lễ một cách hợp lý nhất.
Vì sao nên đi lễ ở Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là một trong những phủ thờ Mẫu linh thiêng bậc nhất của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Theo quan niệm dân gian đến Phủ Tây Hồ cầu may và tài lộc rất linh nghiệm. Kiến trúc phủ lại rất độc đáo. Do vậy mà hàng năm có rất nhiều du khách khắp nơi đã đi lễ thắp hương tại đây.
Không chỉ vậy, trong Phủ có thờ ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Vị mặc áo xanh lá cây là Mẫu Thượng Ngàn tượng trưng cho rừng xanh, nơi con người xưa sinh sống bằng các loại rau củ; Vị mặc áo trắng là Mẫu Thoải (thủy) tượng trưng cho nước; Vị mặc áo vàng là Mẫu Địa tượng trưng cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ tương ứng với quá trình tiến hóa của cư dân Việt. Từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư lâu dài trồng lúa nước. Theo truyền thuyết, cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán giúp xóa bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan giúp cởi bỏ khó khăn, chướng ngại cho con người. Với sức mạnh huyền bí xóa tội, ban phước, giải trừ khó khăn trên nên Phủ rất hấp dẫn khách thăm quan.
Cách sắm lễ Phủ Tây Hồ
Mỗi địa điểm linh thiêng đều có nét độc đáo và phong cách thờ cúng khác nhau, phủ Tây Hồ cũng vậy. Theo đó, khi sắm lễ vào phủ, bạn cần lưu ý một điều sau đây để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ, mất đi sự linh thiêng.
– Lễ vào điện chính thắp hương phải là lễ chay gồm hương (nhang), trái cây, hoa tươi, bánh kẹo...Tuyệt đối không dâng lễ mặn. Không chuẩn bị tiền thật, tiền âm phủ, vàng mã để dâng cúng vào hương án chính diện. Nếu lễ tiền thật bạn nên bỏ vào hòm công đức.
– Lễ mặn: xôi, giò, thịt gà...nấu chín và vàng mã: đặt ở ban thờ đức ông, thánh mẫu hay các ban thờ thần linh.
- Tại lầu cô, lầu cậu lễ cần chuẩn bị là: hoa quả, hương, mũ áo, gương lược,…
Trước khi tới thắp hương ở phủ Tây Hồ, bạn nên ăn chay, làm việc thiện để việc cầu nguyện dễ linh ứng.
Trình tự lễ các ban tại Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ gồm 4 ban là Phủ chính, Điện Sơn trang, Lầu Cô, Lầu Cậu khi đi lễ ta cần đi theo trình tự sau:
* Đầu tiên làm lễ ở Phủ chính. Phủ chính được chia làm 3 lớp:
- Lớp đầu tiên thờ Tứ phủ vạn linh, Tam phủ công đồng và Hội đồng các quan.
- Lớp thứ hai là cung Tam toà. Ban thờ này chỉ có ngai chứ không có tượng.
- Lớp thứ ba thờ Mẫu hay Tam tòa Thánh Mẫu.
Nơi thâm nghiêm và sâu nhất của Phủ chính là hậu cung, ở giữa là ban thờ Mẫu hay Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh đặt ở giữa, mặc áo đỏ, trùm khăn đỏ. Bên trái là Mẫu Thượng Ngàn. Bên phải chính là Mẫu Thoải. Du khách lễ ở ban này trước.
Nối tiếp ra bên gian ngoài là ban thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu cùng hội đồng các quan, quan Hoàng Mười, quan Hoàng Bảy.
* Tiếp theo lễ ở Điện Sơn Trang
Điện Sơn Trang đặt bên phải phủ chính là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh Mẫu, vị mẫu đứng ngôi thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Điện còn có chầu lục chầu bé và 12 cô sơn trang đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Phía dưới của ban thờ Công Đồng là Hạ Ban đặt tượng Ngũ Hổ. Hai ông Lốt – Rắn màu trắng và màu xanh, quấn quanh hai thanh xà ngang thuộc tầng cao nhất của điện. Điện này là nơi du khách cần lễ sau khi đã hoàn thành lễ tại phủ chính.
* Cuối cùng lễ ở lầu cô, lầu cậu
Lầu cô lầu cậu nằm bên ngoài tả hữu của phủ chính. Đây là nơi thờ những người cận hầu của quan trong Phủ. Sau khi lễ ở Phủ chính và Điện Sơn Trang, du khách sẽ tiếp tục lễ ở đây.
Những lưu ý khi đi lễ tại Phủ Tây Hồ
Đi phủ tây hồ là để cầu may mắn và bình an. Nhưng khi đến đây bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Khi đi lễ cần ăn mặc giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, không mặc quần cộc, váy ngắn
Dâng lễ và thắp hương đúng theo thứ tự
Dùng 2 tay dâng lễ
Nên tự làm lễ chay, lễ mặn tại nhà để bày tỏ lòng thành.
Không dâng cỗ mặn và vàng mạ vào ban thờ Phật.
Hạ lễ theo thứ tự từ ban ngoài vào ban chính. Còn hóa vàng thì ngược lại từ ban chính ra các ban khác.
Không nói chuyện bình phẩm về mọi thứ khi đang trong Phủ…
Sử dụng đồ của Phủ như ăn uống thụ lộc dù ít hay nhiều cũng nên lưu công đức.
Không để trẻ em chạy nhảy, nghịch ngợm các đồ tế và tượng …
Văn khấn phủ tây hồ
Hương tử chúng con kính lạy:
– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”
– Mẫu Đệ nhất thiên tiên!
– Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!
– Mẫu Đệ tam thủy cung!
Hương tử con là: …………………………………………………………………….
Ngụ tại: ……………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày: ……………………………………………………………………
Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.
Thành tâm kính dâng lễ vật: ……………………………………………………….
Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu.
Bài văn khấn ban công đồng ở phủ tây hồ
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế.
Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu.
Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh.
Con lạy Tứ phủ Khâm sai.
Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh.
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng.
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô.
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu.
Con lạy cộng đồng các Giá, các Quán, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con về đây… Thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Bài văn khấn ban sơn trang ở phủ tây hồ
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.
Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.
Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.
Hương tử con là:…
Ngụ tại:…
Nhân tiết… Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ trì cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Bài văn khấn mẫu ở phủ tây hồ
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hương tử (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Hương tử con đến nơi… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Trên đây là cách sắm lễ, những lưu ý và văn khấn Phủ Tây Hồ. Cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình kiến trúc có liên quan xin liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử [email protected]
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Những bài khấn xin lộc ở Phủ Tây Hồ ngắn gọn nhất
from Nhà Thờ Họ - Feed https://ift.tt/3FTKmP7
0 notes
Text
NHỮNG HÒN ĐẢO THẦN TIÊN NHẤT THẾ GIỚI VẪN AN TOÀN TRƯỚC ĐẠI DỊCH CORONA
Mặc dù sự lây lan của virus Covid-19 là “khủng khiếp” song bằng một cách kỳ diệu nào đó mà một số hòn đảo du lịch nổi tiếng cho tới hiện tại vẫn tránh được sự ảnh hưởng của virus.
Tính đến ngày hôn nay 14/4, thế giới ghi nhận 210 quốc gia và vùng lãnh thổ có các trường hợp dương tính với nCoV, tổng số lượng người nhiễm bệnh đã lên tới gần 2 triệu người và hơn 120.000 người tử vong vì bệnh dịch. Mặc dù sự lây lan của virus Covid-19 là “khủng khiếp” song bằng một cách kỳ diệu nào đó mà một số hòn đảo du lịch nổi tiếng cho tới hiện tại vẫn tránh được sự ảnh hưởng của virus.
Santorini
Santorini là một trong những hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất của Hy Lạp và đây cũng là một số ít điểm đến du lịch tránh được sự lây lan của Covid-19.
Trong khi các hòn đảo khác và một phần trong lục địa Hy Lạp đang báo cáo các trường hợp dương tính nCoV thì thiên đường trắng - xanh tuyệt đẹp vẫn chưa ghi nhận có trường hợp nhiễm virus Corona nào. Tuy nhiên Santorini cũng đã ngừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của virus và bảo vệ những người sinh sống trên đảo.
Hòn đảo Santorini lãng mạn vốn nổi tiếng là điểm đến lý tưởng cho tuần trăng mật hay những kỳ nghỉ dưỡng cặp đôi và gia đình đáng nhớ nhất.
Quần đảo Solomon
Nguồn: https://saigontodaytravel.com.vn/ban-tin-covid19/nhung-hon-dao-than-tien-nhat-the-gioi-van-an-toan-truoc-dai-dich-corona/
Nằm về phía đông nam Papua New Guinea là Quần đảo Solomon.
Lặn và bơi lội là những hoạt động phổ biến tại đây. Bên cạnh đó, du khách còn có thể thăm các di tích WWII của quá khứ chiến tranh giữa Nhật Bản và Mỹ sau vụ tấn công Trân Châu Cảng.
Khi tới đây, du khách thường lưu trú trong các ngôi làng sâu trong rừng rậm với đầm phá kỳ thú hoặc đi xem cá sấu thú vị.
Tuvalu
Tuvalu - một trong những địa điểm ít được ghé thăm nhất trên thế giới, đã từng chào đón Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton vào năm 2012.
Đảo Tuvalu thuộc Polynesia, nằm giữa Úc và Hawaii, là một trong những quốc gia nhỏ nhất trên thế giới, chỉ với 11.000 người dân địa phương.
Đây cũng là một trong những nơi ít được ghé thăm nhất trên hành tinh. Những khách du lịch muốn tới đây chỉ có hai chuyến bay hàng tuần. Tại đây, du khách có thể lặn biển ngắm san hô hoặc khám phá các hang động kỳ thú.
Các chuyến bay tới Tuvalu không dành cho những người yếu tim, với đường băng duy nhất cũng là một con đường chính được người dân địa phương sử dụng và chỉ có một còi báo động reo lên để cánh báo người dân rời đi khi máy bay hạ cánh.
Palau
Palau được xem là thiên đường du lịch biển đảo song nơi đây cũng không dễ tiếp cận. Nằm giữa đảo Guam và Philippines, các hòn đảo của Palau cho tới hiện tại chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Corona nào.
Palau nổi tiếng với trải nghiệm lặn biển, khám phá núi lửa. Nơi đây hứa hẹn những kỳ nghỉ trăng mật ngọt ngào, đáng nhớ nhất.
Các đường bay tới Palau thường xuất phát từ Seoul (Hàn Quốc) và Manila (Philippines), vì vậy du khách muốn tiếp cận thiên đường biển đảo này thường phải bay tới các thành phố kể trên trước.
Tonga
Ở phía nam Tuvalu là Tonga - một hòn đảo thuộc Polynesia khác gần Fiji vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi virus Corona.
Tonga được mệnh danh là “hòn đảo thân thiện” nhất với khách du lịch phương Tây, sau khi thuyền trưởng James Cook tuyên bố ông được chào đón nồng nhiệt khi hạ cánh tại đây năm 1773.
Vanuatu cách Fiji về phía tây 500m, chào đón du khách hàng năm ghé thăm để tận hưởng những bãi biển hoang sơ thơ mộng và địa hình đồi núi trùng điệp hùng vĩ.
Một trong những điểm thu hút khách du lịch phổ biến nhất là Núi Yasur – một ngọn núi lửa liên tục phun trào nhưng du khách vẫn có thể leo núi hoặc thậm chí là trượt cát xuống.
Mặc dù hiện không bị ảnh hưởng với virus Corona song người dân địa phương hiện đang phải đối mặt với sự phá hủy lớn từ cơn bão nhiệt đới Harold.
Tilos
Một hòn đảo của Hy Lạp khác cũng không ghi nhận bất cứ trường hợp dương tính với virus Corona nào cho tới thời điểm hiện tại. Tilos nằm đối diện với Santorini song vẫn còn tương đối hoang sơ, không bị ảnh hưởng nhiều bởi du lịch.
Hai ngôi làng trên đảo vẫn có khách sạn, nhà hàng và cửa hàng, được điều hành bởi 500 người dân địa phương sống ở đó.
Một chuyến phà chạy trong ngày giữa Rhodes hoặc Kos đưa du khách có thể tiếp cận hòn đảo.
(Theo The Sun)
Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị, các bạn vui lòng truy cập tại đây nhé:
https://saigontodaytravel.com.vn/
1 note
·
View note
Text
Tăng cường và bảo vệ sức khỏe hiệu quả từ Đông trùng hạ thảo
Được mệnh danh là “tiên dược”, là một món quà kỳ diệu do thiên nhiên ban tặng, Đông trùng hạ thảo quả thực là như vậy và càng ngày trở nên quý giá. Cũng chính vì giá trị của nó ngày càng được nâng cao nên người tiêu dùng càng ngày quan tâm nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sức khỏe. Nhưng sự hiểu biết về nguồn gốc, công dụng ra sao thì số đông người dùng còn mơ hồ.
Đông trùng hạ thảo thực chất là gì?
❣ Sở dĩ có câu hỏi này bởi vì, hiện nay xoay quanh từ khóa “đông trùng hạ thảo” có rất nhiều thắc mắc và còn nhiều thông tin mơ hồ. Đông trùng hạ thảo là dạng “nửa cây nửa con” như những tin đồn truyền miệng hay không?
❣ Đông trùng hạ thảo là một dạng nấm có tên là Cordyceps sinensis ký sinh trên xác côn trùng, đây là kết quả cộng sinh tự nhiên mà có được. Chúng sẽ mượn xác của côn trùng làm môi trường tự phát triển, bằng cách hút dinh dưỡng từ sự phân hủy của côn trùng đã chết cùng nhiều hợp chất hữu cơ xung quanh.
❣ Sản phẩm có giá trị cao từ thành phần dinh dưỡng cho đến độ quý hiếm phải kể đến Đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng. Ở đây nhờ có đặc tính khí hậu phù hợp, thổ nhưỡng tốt và thành phần dinh dưỡng của nấm rất tốt cho sức khỏe nên giá trị của nấm ngày càng được đánh giá cao.
❣ Nhưng loại nấm mọc tự nhiên không phải lúc nào cũng có và không phải ai cũng có thể mua được với giá khá “chát” tương đương với giá trị thực tế của nó. Thử tưởng tượng xem, với độ cao trên 4000m thì việc tìm kiếm và thu hái Đông trùng hạ thảo có dễ dàng?
Đông trùng hạ thảo có những công dụng gì?
Phân loại đúng Đông trùng hạ thảo
✘ Hiểu rõ được bản chất giá trị của nấm cũng như mong muốn đáp ứng nhu cầu tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho hầu hết mọi đối tượng, mà khoa học ngày càng phát triển và cho ra đời nhiều loại Đông trùng hạ thảo nuôi cấy nhân tạo chất lượng.
✘ Dựa trên công nghệ sinh học phát triển, quá trình nuôi cấy khá phức tạp và đòi hỏi nhiều phương pháp nâng cao để cho ra đời Đông trùng hạ thảo vẫn mang thành phần dinh dưỡng cao không kém gì so với sản phẩm từ tự nhiên.
✘ Ở Việt Nam, mô hình nuôi cấy Đông trùng hạ thảo nhân tạo ngày càng phát triển và chiếm thị hiếu ngoài thị trường với số lượng lớn không kém. Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng như nhộng tằm hoặc trên nền chất hữu cơ từ đậu xanh, ngô, gạo lứt…
✘ Trên thực tế, Đông trùng hạ thảo tự nhiên hay nuôi cấy đều mang giá trị tốt cho sức khỏe, tuy nhiên tùy thuộc vào môi trường phát triển khác nhau, tùy loại chủng nấm, tùy mức độ phát triển, tùy công nghệ nuôi trồng mà cho các chỉ số khác nhau, giá thành khác nhau.
Sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả
✚ Đông trùng hạ thảo giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa lão hóa, chống ung thư, chống béo phì, bảo vệ tim mạch, bảo vệ men gan, kháng viêm và ngừa suy nhược cơ thể….
✚ Ở dạng nguyên con chính là sản phẩm thuần túy nhất về giá trị dinh dưỡng nhưng song song đó giá thành của nó không hề rẻ. Nhưng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng thì người tiêu dùng vẫn luôn lựa chọn Đông trùng hạ thảo dạng nguyên này.
✚ Bên cạnh đó, Đông trùng hạ thảo được sử dụng ở dạng tươi hay khô đều cần phải qua giai đoạn thu hái, bảo quản một cách đảm bảo để giữ nguyên giá dinh dưỡng vốn có.
✚ Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi đối tượng, cũng như tùy từng dạng chế biến phù hợp mà Đông trùng hạ thảo còn được chế biến ở dạng nước, dạng viên nang, dạng bột, dạng túi lọc…Từ đó, người dùng có thể ngâm rượu, hãm trà, nấu cháo, hầm canh, hỗn hợp đắp mặt làm đẹp da…
Mua Đông trùng hạ thảo chất lượng tại Thảo dược Thanh Bình
Đông trùng hạ thảo tại thảo dược Thanh Bình
✎ Hiện nay, Thảo dược Thanh Bình là một trong những đơn vị đáp ứng Đông trùng hạ thảo dạng nguyên con đảm bảo chất lượng nhất, được đông đảo khách hàng tin tưởng. Đông trùng hạ thảo tươi được thu về, bảo quản đúng quy trình sau đó được ngâm rượu ngay. Người dùng muốn sở hữu cho gia đình mình bình rượu vàng ươm đẹp mắt lại có giá trị cao về sức khỏe thì không nên bỏ qua.
✎ Ngoài ra, các sản phẩm có thể kết hợp cùng Đông trùng hạ thảo gồm nhân sâm, câu kỷ tử, ba kích tím…cũng có sẵn tại Thảo dược Thanh Bình, quý khách không cần băn khoăn lựa chọn nơi mua bán.
✎ Đối với Đông trùng hạ thảo dạng khô cũng được làm nguyên con, trước đó chúng đã được làm sạch, phơi khô đúng quy trình, vì vậy người dùng hoàn toàn yên tâm bảo quản và sử dụng trong gian dài.
✎ Có thể dùng Đông trùng hạ thảo khô để hãm trà, kết hợp cùng mật ong, cam thảo, táo tàu, câu kỷ tử, hoa cúc vàng…nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe tối đa.
>>>Xem thêm:
Dây thìa canh chữa bệnh gì
Dâm dương hoắc có công dụng gì?
Công dụng của cây mật gấu là gì
*****
Mua Đông trùng hạ thảo ở đâu tại TPHCM đạt chất lượng tốt nhất?
✦ Hiểu được khách hàng mong muốn sở hữu sản phẩm Đông trùng hạ thảo đạt chuẩn chất lượng mới mang lại hiệu quả cho sức khỏe nên Thảo dược Thanh Bình tự hào sẽ là Địa chỉ bán Đông trùng hạ thảo uy tín nhất với giá cả cạnh tranh nhất.
❥ Giá bán Đông trùng hạ thảo: 800.000 đ/kg (dạng khô) - 250.000 đ/kg (dạng tươi).
❥ 100% Đông trùng hạ thảo được kiểm định nghiêm ngặt.
❥ Chính sách đổi trả và hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng về sản phẩm.
❥ Nhận hàng Đông trùng hạ thảo, kiểm tra mới thanh toán.
❥ Giao hàng Đông trùng hạ thảo và các thảo dược khác toàn quốc nhanh chóng.
❥ Có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng khi mua sản phẩm Đông trùng hạ thảo và các thảo dược khác của Thanh Bình.
✦ Thảo dược Thanh Bình với tiêu chí “Sức khỏe là vàng” mong muốn rằng sẽ mang lại nhiều giá trị sức khỏe đến tay khách hàng nhiều hơn nữa.
☎ Liên hệ: 0931 665 345 - 0963 665 345 - 0945 695 345
Địa chỉ: 119/24 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM.
Thảo dược Thanh Bình chuyên bán phân phối và sỉ/lẻ Đông trùng hạ thảo và các thảo dược khác trên 64 tỉnh thành trong cả nước.
Tham khảo video Đông trùng hạ thảo của Thanh Bình: https://www.youtube.com/watch?v=rbtcUWI1pX8
0 notes
Text
Bão Rai làm đổ 2 cột đo gió ở đảo Song Tử Tây
Bão Rai làm đổ 2 cột đo gió ở đảo Song Tử Tây
Bão Rai đã tăng cấp khi qua quần đảo Trường Sa, làm gãy trạm đo gió ở đảo Song Tử Tây, dự kiến vào vùng biển Quảng Ngãi – Phú Yên, sóng cao 8 m. Chiều 18/12, trạm khí tượng tại đảo Song Tử Tây đã quan trắc được gió bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Hai cột đo gió ở đảo sau đó bị gãy đổ vì gió mạnh. Hệ thống quan trắc bị gián đoạn, nhân viên khí tượng phải quan sát thực tế chuyển động của cây, lá để…
View On WordPress
0 notes
Text
《细说江南园林》,孙旭著。当代中国出版社,2009. 第一章: 冠绝江南 – 拙政园 Chương 1: Quán tuyệt Giang Nam – Chuyết Chính Viên. Bản dịch “Chi tiết các viên lâm ở Giang Nam”, tác giả Tôn Húc. Tâm Anh dịch.
冠绝江南 – 拙政园
Chuyết Chính Viên nằm trên phố Đông Bắc, trong Lâu Môn, Thành phố Tô Châu, là viên lâm tư gia cổ kính nổi tiếng cả nước, cũng là viên lâm cổ lớn nhất ở Tô Châu, được xây dựng vào thời nhà Minh năm Chính Đức thứ tư (1509), do quan ngự sử triều Minh Vương Hiến Thần cho xây dựng. Thời kỳ đầu triều Thanh, viên lâm này vào tay con rể Ngô Tam Quế là Vương Vĩnh Ninh; ông này cho tiến hành tu sửa quy mô lớn. Sau đó, Chuyết Chính Viên qua mấy lần hưng phế, dần dần hình thành nên quy mô và bố cục như chúng ta thấy ngày nay.
Chuyết Chính Viên phân 4 bộ phận là Đông, Trung, Tây, và Khu nhà ở. Khu Đông nổi bật là viễn sơn bình cương (núi xa đồi phẳng), tùng lâm thảo bình (rừng thông bãi cỏ), trúc ổ khúc thủy (thung lũng trúc nước quanh co); khu Trung là chủ thể của toàn bộ viên lâm, nổi bật là nước, trên diện tích mặt đất hơn 18 mẫu (1 ha = 10.000 m2 = 15 mẫu), diện tích mặt nước hồ chiếm 1/3, bố cục lấy hồ nước làm trung tâm, bố bên xây đường, đình, hiên, các, v.v…; khu Tây cũng lấy hồ nước làm trung tâm; khu nhà ở là điển hình kiểu nhà dân ở Tô Châu, hiện được trưng dụng làm nhà trưng bày viên lâm.
1. Lòng son nghĩa đảm cùng chiếu rọi – nắm tay kiến quốc, sử lưu giai thoại
“Viên lâm Giang Nam nhất thiên hạ, viên lâm Tô Châu nhất Giang Nam.” Trong số các viên lâm Tô Châu phồn hoa như gấm dệt, viên lâm nào lại ở vị trí đứng đầu đây? Chính là Chuyết Chính Viên được mọi người đều công nhận.
Ngày 4/3/1961, Chuyết Chính Viên được chính thức công nhận là địa điểm bảo tồn văn vật trọng điểm cấp quốc gia trong đợt ban bố lần 1 của Quốc Vụ Viện, cùng với Di Hòa Viên ở Bắc Kinh, Sơn Trang tránh nóng Thừa Đức, Lưu Viên ở Tô Châu, trở thành “Tứ đại danh viên” của Trung Quốc. Ngày 4/12/1997, Chuyết Chính Viên lại cùng với Lưu Viên, Võng Sư Viên, Hoàn Tú Sơn Trang, v.v… trở thành điển hình của viên lâm cổ điển Tô Châu, được tổ chức UNESCO đưa vào danh sách “Di sản văn hóa thế giới”.
Chuyết Chính Viên sở dĩ nổi tiếng như vậy, ngoài vẻ đẹp kiến trúc viên lâm của nơi này, còn là vì nơi này có mối liên hệ với nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng.
Chủ nhân đầu tiên của Chuyết Chính Viên là Vương Hiến Thần, tự Kính Chỉ, hiệu Quỷ Vũ, người Tô Châu, thời nhà Minh, nhược quán nhưng đỗ vào chốn quan trường. Bởi nhân cách chính trực, được điều làm quan ngự sử. Vào thời nhà Minh, ngự sử là chức quan không dễ làm. Một mặt phải vạch mặt bách quan không tuân pháp luật, biện minh oan ngục; mặt khác lại là “cơ quan phong hiến tai mắt của thiên tử”, phải tùy lúc giám sát hành vi ngôn từ bất lợi đối với quyền lực hoàng đế từ các đại thần, báo lên hoàng đế, theo đó tấn công xử tội. Vương Hiến Thần tuy một lòng chính khí, không sợ quyền quý, có “phong thái thần tử thẳng thắn xưa nay”, nhưng vì không sẵn lòng bán đứng lương tâm của ình, mà nhiều lần bị vu hại, giáng chức quan hết lần này đến lần khác.
“Bang hữu đạo tắc kiến, bang bất đạo tắc ẩn”, Vương Hiến Thần do đó từ quan về quê. Thời Minh năm Chính Đức thứ tư (1509), ông mua đất vốn là nền cũ chùa Đại Hồng, giữa Lâu Môn, Tô Châu, cùng với vùng đất trũng quanh đó, bắt đầu kiến tạo viên lâm.
Vương Hiến Thần tuy không được lòng hoàng đế, nhưng vì bác học đa tài, không mưu tư lợi mà có được sự ái mộ sâu sắc của rất nhiều học sĩ, một trong số đó có Văn Trưng Minh. Văn Trưng Minh (1470- 1559), tự Hoành Sơn, là nhân vật tiêu biểu đại diện cho phái hội họa Ngô Môn thời Minh, ông làm người phân rõ thị phi, kết giao bạn bè thân thiết với Vương Hiến Thần.
Sau khi Vương Hiến Thần cho Văn Trưng Minh biết kế hoạch xây dựng viên lâm của mình, Văn Trưng Minh đã bày tỏ ý muốn cùng giúp. Từ đó, hai người họ thường cùng nhau quy hoạch, thảo luận: nơi này thế đất khá thấp, vừa có chút hướng đất tốt, lại có trữ nước, vậy theo địa hình mà kiến tạo, đào thành hồ nước, xung quanh một vòng rừng cây; đất bằng khá nhiều, lập thành rừng trúc, trồng đào liễu; trong sơn thủy, rừng cây mà kiến tạo đình đường hiên lầu, lầu tạ trai quán, v.v… Một viên lâm Giang Nam lấy thủy cảnh làm chủ, thiên nhiên điển nhã, thư lãng giản đạm chính là theo đó được xây dựng nên. Theo ghi chép của địa phương chí, đương thời Chuyết Chính Viên “rộng hơn 200 mẫu, nhiều cây hồ quanh co, đứng đầu cả vùng đất Ngô”. (*ghi chú người dịch: 1 ha = 10.000 m2 = 15 mẫu, đất Ngô ý chỉ vùng Giang Nam)
Viên lâm xây xong rồi, lấy tên gì cho hợp đây? Nhà văn Phan Nhạc Tăng thời nhà Kim từng viết một bài tên là “Nhàn Cư Vũ”, trong đó có đoạn rất được Vương Hiến Thần yêu thích: “Nhưỡng viên châu sơ, dĩ cộng triều tịch chi thiện, thị xích chuyết chi giả vi chính dã.” Nghĩ đến việc mình không quen với triều đình hủ bại mà từ quan về quê, từ bỏ nguyện vọng lớn “đạt tắc kiêm tề thiên hạ” vốn có trong lòng từ thuở nhỏ, Vương Hiến Thần quyết định đặt tên viên lâm là “Chuyết Chính”, biểu thị bản thân muốn quy ẩn nơi rừng núi. Văn Trưng Minh cho rằng tên này rất hợp.
Năm Gia Tĩnh thứ 20 (1533), Văn Vi Minh đã tỉ mỉ vẽ ra 31 bức “Tranh vẽ cảnh vườn Chuyết Chính”, đồng thời đề thơ văn lên mỗi bức. Đây là kết quả nghệ thuật giá trị kết hợp trong đó nghệ thuật viên lâm cổ đại, hội họa, thơ ca. Thời nhà Thanh, họa gia Đới Hi đã tập hợp các tranh do Văn Trưng Minh vẽ làm thành một bức tranh hoàn chỉnh toàn cảnh Chuyết Chính Viên, trở thành một câu chuyện đẹp trong lịch sử viên lâm, và trong lịch sử hội họa Trung Quốc.
2. Phân hợp chuyển đổi nhiều chủ nhân – 10 mẫu
Sau khi Vương Hiến Thần qua đời, con trai ham mê cờ bạc, đem Chuyết Chính Viên bao năm công xây dựng tu sửa, một đêm gán nợ đổi chủ. Viên Học Đông, người thời Thanh cảm khái mà rằng: “Thập mẫu danh viên hạnh tương gia, hoa thời môn ngoại tập hương xa. Bách niên đường câu kinh luận nghiệp, chỉ phụ khuất phố nhất đặng xa.” Đồ giành được từ chiếu bạc tất nhiên không được quý trọng, không đến mấy năm, Từ Gia thắng bạc lại đem viên lâm bỏ không đến hoang vu.
Xx năm thứ tư (1631), Vương Tâm Nhất mua lại hơn 10 mẫu đất hoang khu đông viên lâm. Vương Tâm Nhất, tự Thuần Phổ, hiệu Nguyên Tục, người Tô Châu, năm Vạn Lịch 41 (1613) ra làm quan, quan chức đến Hình bộ thị lang. Vương Tâm Nhất thích vẽ tranh sơn thủy, cũng yêu thích viên lâm.
3. Điền viên phong quang tại đông viên – Hà tư dao khiển, đạo mạch phong hương
Đông Viên vốn là nơi ở của Vương Tâm Nhất khi quy ẩn về nơi điền viên thôn dã, diện tích chừng 31 mẫu (*ghi chú người dịch: 1 ha = 10.000 m2 = 15 mẫu). Trong viên lâm có sơn đảo, hồ sen, đồi thông, lũng trúc, v.v… tất cả đều là phong cảnh điền viên. Kiến trúc chủ yếu có Phù Dung Tạ, Thiên Tuyền Các, Mạch Hương Quán, v.v…
Phù Dung Tạ được xây ở bên hồ sen. Phù dung có phù dung trồng trên đất, và phù dung thủy sinh. Phù dung trồng trên đất là một loài hoa thay đổi sắc màu: buổi sớm mai ánh sáng vừa ló rạng hoa sắc hồng nhạt, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng hoa đổi sang màu tím hồng, chiều tối khi mặt trời lặn hoa biến thành màu hồng phấn, đặc biệt rất quý. Phù dung thủy sinh chỉ hoa sen cũng gọi là liên hoa. “Phù Dung Tạ” có chính diện là một hồ sen, phía sau là một bức tường cao, bố cục một bên thoáng rộng, một bên đóng kín, khiến không khí xung quanh vô cùng an tĩnh.
Thiên Tuyền Các được xây giữa một bãi cỏ xanh, mái có các mái cong, tám mặt, rất nổi bật giữa nền trời xanh mây trắng. Tương truyền nơi đây vốn là di chỉ thời Nguyên chùa Đại Hồng. Sau khi xây dựng xong, tại giếng chùa có đề “Thiên Tuyền Các”. Kiến trúc này từ bên ngoài trông như có 2 tầng, thực ra vào phía trong lại thấy chỉ có một tầng. Ở góc “Thiên Tuyền Các”, liếc nhìn mây bay gió thổi qua, lầu các như cũng đang hướng lên trời cao.
Mạch Hương Quán, chính là nơi thưởng ngoạn hương đồng lúa phiêu diêu. Thời Minh, nơi này “lầu cao có thể ngắm bốn hướng, mỗi khi chuyển giao mùa hạ sang thu, ruộng trồng lúa mạch, đều trong tầm mắt”. Hiện nay kiến trúc chủ yếu ở Mạch Hương Quán là chuyển từ núi phía đông trong Chuyết Chính Viên khi được trung tu vào những năm 1960 của thế kỉ 20, kết cấu khá lớn, có chút khác biệt so với cảnh ban đầu.
4. Thủy hương phong vị thoại trung viên – hồng lâu mộng ảnh, hà ánh hương châu, thương lãng minh chí
Khu giữa của viên lâm diện tích chừng 18 mẫu, trong đó diện tích mặt nước chiếm ít nhất 1/3.
Từ cổng lớn cũ của Chuyết Chính Viên vào viên lâm, đầu tiên dẫn đến một đình viện nhỏ.
5. Hang trời phúc địa ở Tây viên – cách viên tá cảnh, uyên ương độ khúc
Nơi giao giữa khu trung và khi tây của Chuyết Chính Viên, có một bán đình, gọi là “Biệt hữu động thiên” (hang trời hiếm có). Tại sao lại có tên gọi này?
Đạo gia thời xưa có thể nói là nghề nghiệp của người lữ hành. Để tìm kiếm nơi đất tốt phong thủy thuận lợi luyện kim đan, họ không ngại khó khăn gian khổ, đi khắp núi cao sông rộng trong thiên hạ. Thời Đông Tấn, Đạo gia đối với phong cảnh trong nước có nhiều đánh giá, tổng kết thành 36 động thiên (hang trời), 72 phúc địa (đất tốt). Từ đó, động thiên phúc đian trở thành danh từ thay thế chỉ cảnh đẹp chốn sơn thủy. Trong Chuyết Chính Viên có xây bán đình này, ý nghĩa chính là sau khi bước qua động thiên này, còn có một thế giới đẹp đẽ hơn đang chờ đợi chúng ta.
Năm Đạo Quang thứ ba (1877), phú thương Ngô Huyện tên là Trương Phúc Khiêm mua lại khu tây Chuyết Chính Viên lúc đó đã bị đổ nát nhiều, lại mời họa gia Tô Châu là Cố Nhược Ba và những người khác đến tham gia công việc trùng tu, gọi nơi đó là “Bổ viên”. Viên lâm cổ Trung Quốc rất coi trọng tá cảnh (mượn cảnh). Các nhà thiết kế viên lâm có tên tuổi thời Minh tổng kết trong cuốn “Viên Dã” các quy luật gồm mượn xa (viễn tá), mượn gần (lân tá), mượn cúi (phủ tá), mượn ngưỡng (ngưỡng tá), mượn thực (thực tá), mượn hư (hư tá). Do Bổ Viên diện tích có hạn, Cố Nhược Ba và đồng sự cho xây dựng trên bờ tường viên lâm các hoa song, động thiên. Như thế, cách bức tường, Bổ Viên có thể mượn cảnh khu Trung, chiếu roi, cảnh quan do vậy vô cùng phong phú.
Cố Nhược Ba và đồng sự còn cho xây một đình nhỏ trên đỉnh giả sơn. Khi bước lên đình nhìn xuống phía nam, sơn cảnh trong viên lâm, lầu các, v.v… đều trong tầm mắt; hướng về phía đông, lại có thể bao quát cảnh núi hồ khu trung, vì thế lấy câu thơ “Lục dương nghị tác lưỡng gia xuân” của Bạch Cư Dị thời Đường, đặt tên là “Nghị Lưỡng Đình”. Nghe nói Bạch Cư Dị và Tiền Trưng là hàng xóm cách tường. Bên tường có cây liễu rất lớn cành lá xum xuê, mỗi độ mùa xuân cây liễu xanh hai nhà đều thấy, nên có câu thơ: “Minh nguyệt hảo đồng tam kinh dạ, lục dương nghị tác lưỡng gia xuân”. Nghị Lưỡng Đình là một ví dụ về cách mượn cảnh qua tường ngăn trong kiến trúc viên lâm (cách viên tá cảnh).
Từ Nghị Lưỡng Đình đi tiếp xuống, là có thể đến sảnh đường chính trong khu Tây Chuyết Chính Viên – Sảnh Uyên Ương. Gọi là Sảnh Uyên Ương, chính là chỉ kiến trúc dưới cùng một mái nhà phân ra hai khu nam bắc, ở giữa ngăn bằng cửa ngăn cách cùng với các vách có phù điêu hoa; về kết cấu hình thức khu nam bắc không giống nhau, một bên dung viên tác (hình khối tròn), một bên dùng biên tác (hình khối nghiêng). Khu phía nam Sảnh Uyên Ương này lầ Mantuoluo hoa quán, phía bắc là Xuyên Lục Uyên Ương Quán.
Hoa Mantuoluo là vật cát tường chỉ sự trường thọ. Theo ấn quang pháp sư trong “A manluo kinh chú thích” giới thiệu, thế giới Tây Phương cực lạc mỗi ngày đều phổ giáng hoa mantuoluo; nhưng trên thế giới này, chỉ có người đa phúc đa thọ mới trông thấy hoa này. Theo truyền thuyết hoa mantuoluo và hoa sơn trà đều rất giống nhau, vì thế nơi này trồng 18 cây sơn trà để ứng cảnh.
Uyên Ương Quán phía bắc sát hồ nước, trong hồ vốn trước có thả nuôi uyên ương. Theo “Chân Suất Bút Kí” ghi chép: “Tuyết quang viên trung dương đại trì, trực ngũ sắc thùy liên, dưỡng uyên ương tam thập lục đôi, vọng chi lan nhược ba cẩm.” Sảnh bắc vì thế đề tên là “xuyên lục uyên ương quán”.
Ngày xuân thưởng sơn trà hoa, ngày hè ngắm hồ sen mát mẻ, sảnh Uyên Ương còn là nơi chủ nhân viên lâm bày yến thết đãi khách khứa, nghe hát xướng kịch khúc. Chủ nhân viên lâm là Trương Phục Khiêm rất có tài văn nghệ, thích kết giao bạn bè là thi nhân họa sĩ. Đồng thời, ông cũng lại là người mê côn khúc, thích hát xướng. Đương thời phụ thân của nghệ nhân biểu diễn côn khúc nổi tiếng là Du Chấn Phi tiên sinh – nhà kịch khúc Du Lô từng là khách của Trương Phục Khiêm, có lúc còn vào ở trong viên lâm. Du Chấn Phi những năm còn nhỏ cũng từng đến thăm viên lâm này.
Đi vòng hướng bắc quanh Tháp Ảnh Đình, có thể đến được Lưu Thính Các. Phía trước gác có khoảng bình đài lớn, hai bên đài sát mặt nước, phía đông nam từ Khúc Kiều có thể thông sang sảnh Uyên Ương. Trong hồ trồng nhiều hoa sen. Đêm Trung Thu, nếu gặp mưa, có thể nghe tiếng mưa rơi trên lá sen, thực rất vui tai. “Lưu Thính Các” có tên gọi lấy từ câu thơ “Lưu đắc tàn hà thính vũ thanh” (giữa lại hoa sen tàn nghe tiếng mưa rơi).
6. Tì bà tiểu viện tự thành thể - vãn thúy đông lân, ba tiêu dạ vũ
Phía đông nam Viễn Hương Đường có một bức tường, bên ngoài có một vùng cảnh sắc hồ và núi, phía trong lại là một vườn nhỏ trong viên lâm – Tì Bà Viên. Tương truyền tì bà trong vườn được thân thích đời sau của Thái Bình Thiên Quốc Trung Vương Lý Tú Thành trồng thêm vào, dần thành ra diện mạo. Hai bên Nguyệt động môn đề tách riêng “Tì Bà Viên” và “Vãn Thúy”. Vậy, vì sao lại đề là “Vãn Thúy”?
Cây tì bà có cành xòe lá to, lá cây bốn mùa không lụi, mùa đông ra hoa màu trắng, gọi là “tử hoa đông toan”. Vì thế cùng với “kinh đông bất điều” gồm tùng, trúc, mai có nét tương đồng, xưa gọi là “vãn thúy” (xanh muộn).
Tên gọi tì bà, là vì lá của cây này âm đọc như đàn tì bà, gọi là “danh đồng âm khí, chất bối tùng trúc”. Vì thế, người ta thường nhầm từ tì bà (cây) thành tì bà (đàn, nhạc cụ). Về tên gọi tì bà viên còn có một câu chuyện. Có người gửi cho họa gia thời Minh là Thẩm Chu một vài cây tì bà, không biết trong thư thế nào lại viết nhầm thành “tì bà” (nhạc cụ). Thẩm Chu rất hài hước, trong thư trả lời trêu đùa rằng: “nghe nói tì bà, mở song cửa nhìn. Nghe không có tiếng, ăn lại có vị.”
Tì Bà Viên không phải một tiểu viên tách biệt, nó hướng phía đong nối với Thính Vũ Hiên, Hải Đường Xuân Ô, và các kiến trúc khác, hình thành nên cảnh sắc đình viện thâm thâm ở góc đông nam khu trung của Chuyết Chính Viên.
Trước Thính Vũ Hiên có hồ nước rộng, bên hồ trồng chuối tiêu, thủy trúc. Đêm mưa ở đây ngắm cảnh, có thể thấy cảnh sắc “trên lá chuối tiêu có mưa lất phất, trong mơ như nghe thấy tiếng ngọc vỡ”.
Hải Đường Xuân Ô tên gọi vậy vì nơi này trồng nhiều hải đường. Trong khuôn viên có trồng cây trúc rất lớn.
youtube
0 notes