Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
An nhiên tại không gian kiến trúc mở của nhà vườn ven biển Lộc An
Lối kiến trúc mở, giao hòa với thiên nhiên tại nhà vườn ven biển Lộc An mang đến cho gia chủ không gian sống t��nh tâm, rời xa cuộc sống xô bồ ở Sài Gòn để tr�� về với nắng, gió biển Lộc An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Công trình: Nhà vườn ven biển tại Lộc An Địa chỉ: Xã Lộc An, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hạng mục: Thiết kế nội ngoại thất Diện tích đất: 140m2 (7mx20m) Diện tích xây dựng: 100m2 Số tầng: 1 trệt, 1 lầu Quy mô: 1 phòng khách, 1 bàn ăn, 1 bếp, 3 phòng ngủ, 3 WC. Hoàn thành: 04/2018 Khi trao đổi với KTS Gaea Field Việt Nam, gia chủ chia sẻ mong muốn xây dựng nhà vườn ven biển Lộc An theo phong cách tối giản để trở thành nơi an dưỡng tuổi già, giúp tâm hồn lắng đọng với nắng và gió biển. Sau khi tiến hành khảo sát địa hình, nhóm KTS nhận thấy khu đất nhà vườn ven biển Lộc An tọa lạc có nhiều lợi thế như: diện tích rộng 140m2, nhiều cây cối xung quanh, bốn bề xanh mát. Tận dụng tối đa lợi thế này, Gaea Field Việt Nam đã đưa ra phương án thiết kế không gian mở để căn nhà được đón tối đa nắng và gió biển với 3 khu vực sân vườn chiếm phần lớn diện tích của ngôi nhà: Sân trước, vườn giữa và sân sau. Read the full article
0 notes
Text
Tái thiết thích ứng các công trình cũ – Chiến lược bền vững cho phát triển đô thị
Phát triển đô thị không bền vững đang đe dọa sự mất bản sắc văn hóa, xã hội với hàng loạt vấn đề về môi trường và sinh thái. Câu hỏi đặt ra, cũng là vấn đề cấp bách của toàn cầu là: Làm thế nào để tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững? – Sự phát triển của đô thị tương lai đòi hỏi một số chiến lược mới, một số trong đó đã được áp dụng cho sự phát triển đô thị ngày nay. Việc tái sử dụng thích ứng các tòa nhà cũ bao gồm các tòa nhà lịch sử, công nghiệp… được đề xuất trong bài viết này là một ví dụ về một trong những chiến lược phát triển đô thị bền vững.
Công viên Cảnh quan Bắc Duisburg được chiếu sáng vào ban đêm. Tác giả: Denny Franzkowiak, 07/11/2018 Tái sử dụng thích ứng là một cách cải tạo xây dựng, chuyển đổi công năng của các tòa nhà cũ, nhưng cần phân biệt với cải tạo tòa nhà và bảo vệ tòa nhà cổ. Bảo vệ tòa nhà cổ đề cập đến việc sửa chữa các tòa nhà lịch sử, bảo tồn các giá trị lịch sử và văn Quần thể di tích cố đô Huế, cố đô Hoa Lư, Thành Nhà Hồ và các địa danh lịch sử khác – Việc này có tầm quan trọng sống còn đối với bản sắc văn hóa của đất nước, cũng là giá trị và thẩm mỹ quốc gia. Tái sử dụng thích ứng cũng bảo tồn cấu trúc tòa nhà ban đầu, nhưng bảo tồn lịch sử chỉ là mục đích thứ yếu. Cải tạo tòa nhà có nghĩa là giữ lại các chức năng xây dựng hiện có và cải tạo chúng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiện đại, thay thế cửa sổ hoặc gia cố để kéo dài tuổi thọ của tòa nhà. Tái sử dụng thích ứng bao gồm cả cải tạo kiến trúc và sử dụng hoàn toàn tòa nhà để cung cấp cho nó các tính năng mới. Tái sử dụng thích ứng đã trở thành một mô hình chủ đạo trong thế giới kiến trúc ngày nay, đã được thực hiện ở nhiều quốc gia. Chẳng hạn như: nhà thờ được chuyển thành nhà hàng, xe lửa cũ hoặc silo bị bỏ hoang được chuyển thành nơi ở, nhà máy được chuyển thành phòng hòa nhạc, bệnh viện được chuyển thành khách sạn hoặc tòa nhà văn phòng hay các tòa nhà công nhiệp cũ được chuyển đổi thành bảo tàng. Tái sử dụng thích ứng là bền vững, thân thiện với môi trường, khả thi về kinh tế và có giá trị văn hóa xã hội cao. Việc này đã làm sống lại các công trình cũ và đạt được sự thống nhất về đổi mới và bảo vệ.
Công viên Cảnh quan Bắc Duisburg được chiếu sáng vào ban đêm. Tác giả: Denny Franzkowiak, 07/11/2018 Các nước Châu Âu đi đầu về việc cải tạo và tái sử dụng các tòa nhà cũ và đây luôn là chủ đề nóng trong ngành xây dựng. Tái sử dụng thích ứng tại Châu Âu luôn hướng đến mô hình bảo vệ toàn diện: Không chỉ bảo vệ công trình cũ mà còn sửa chữa môi trường sinh thái tự nhiên, và xây dựng toàn bộ khu công trình cũ thành khu vực cảnh quan di sản. Điển hình là các nhà kho cũ đã được chuyển thành nhà hát, phòng trưng bày, phòng trưng bày nghệ thuật, bảo tàng, phòng hòa nhạc và thư viện kết hợp cảnh quan xung quanh thành một bảo tàng ngoài trời, bảo vệ toàn bộ khu vực dưới dạng không gian mở và chủ yếu trưng bày các vật thể kể chuyện của khu công nghiệp, cơ sở sản xuất hay các công trình cũ có giá trị. Đây là vừa một không gian giải trí công cộng đô thị, đáp ứng nhu cầu kép về trải nghiệm lịch sử, văn hóa và giải trí của khách du lịch. Bài viết này sẽ đề cập đến các ví dụ điển hình cho việc tái thiết thích ứng này. Công viên mỏ luyện than cốc Zollverein, Essen, Đức là một kiệt tác về kiến trúc khai thác. Nó được khai trương vào năm 1932 và là một trong những mỏ than hiện đại nhất vào thời điểm đó, được thiết kế bởi công ty kiến trúc Schupp và Kremmer theo phong cách Neue Sachlichkeit (Tính khách quan mới). Mỏ đã bị đóng cửa vào năm 1986. Tổ hợp công nghiệp Zeche Zollverein rộng 100 ha, với nhà máy luyện cốc, đã trở thành di sản văn hóa thế giới của UNESCO từ năm 2001. Di tích công nghiệp này là một trung tâm sống về lịch sử văn hóa. Một loạt các triển lãm, buổi hòa nhạc, nhà hát và biểu diễn, hội thảo và lễ hội đã biến địa điểm đóng cửa trước đó thành một địa điểm công cộng sôi động. Khoảng 1,5 triệu khách từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm mỗi năm. Nhiều công ty và tổ chức đã mở cơ sở ở đây.
Thiết kế của công viên dựa trên một số nguyên tắc: Nhấn mạnh tính toàn vẹn của tòa nhà, áp dụng phương pháp thiết kế cảnh quan hạn chế, giảm các loại yếu tố và vật liệu, tôn trọng tài nguyên hiện có, bảo vệ di sản công nghiệp, tăng cường không gian cho du khách di chuyển và mở các không gian khép kín. Tại đây, du khách cũng có thể tận dụng mọi cơ hội có thể để khám phá môi trường tự nhiên của mỏ than Zollverein: Đi dạo qua công viên xanh mát, thỏa thích bơi vào mùa hè và trượt tuyết vào mùa đông.
Công viên tuyến đường sắt cũ High Line, New York. Tác giả: David Shankbone, 2014 Có thể thấy rằng việc tái thiết thích ứng các công trình di sản cần có một kế hoạch lâu dài, đòi hỏi sự tôn trọng tính lịch sử của khu vực. Các ví dụ đưa ra có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với nghiên cứu lý thuyết và khám phá thực tế về việc tái thiết công trình cũ trong nước. Việc tái thiết thích ứng này cần phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, phát hiện kịp thời các vấn đề và cơ hội mới trong quy hoạch, tối đa hóa tiềm năng của nó và điều chỉnh phù hợp để đạt được lợi ích tối đa. Việc chuyển đổi cần được tích hợp vào quy hoạch chung của thành phố, của khu vực. Chúng ta nên tận dụng cơ hội đổi mới và chuyển đổi để khai thác triệt để việc bảo vệ di sản và thúc đẩy sự phát triển du lịch. Làm nổi bật các đặc điểm khu vực như văn hóa, cảnh quan nguyên bản tại khu vực có thể được sử dụng để thúc đẩy du lịch, với việc nâng cấp phát triển các khu trải nghiệm giải trí kỹ thuật số, sử dụng chiếu sáng và sáng tạo để làm phong phú thêm không gian giải trí sẽ trở thành một đặc điểm chính của thành phố. Cần tôn trọng sự xuất hiện ban đầu và lịch sử của công trình di sản. Bảo vệ và tái thiết công trình giá trị cần kết hợp giữa thời gian và không gian, tái hiện lịch sử và ký ức. Tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên, ủng hộ việc tái chế năng lượng, vật liệu và tự duy trì khu vực, xây dựng hệ sinh thái cảnh quan sôi động. Sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm hiệu quả chi phí dự án. Trong thiết kế, các vật liệu và năng lượng trên công trường được tái chế càng nhiều càng tốt, khai thác tối đa tiềm năng vật liệu để đạt lợi ích môi trường, kết hợp với tiết kiệm năng lượng và lợi thế xã hội, làm cho việc tái sử dụng thích ứng trở thành một thành phần thiết yếu của phát triển bền vững.
Hướng nhìn công viên High Line về phía Tòa nhà IAC, Manhattan, New York. Tác giả: Acroterion, 21/07/2017 ThS.KTS Đỗ Hoàng Rong Ly Khoa Kiến Trúc – Trường ĐH Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 09-2019) Read the full article
0 notes
Text
Thành phố thông minh: Xu hướng phát triển trên thế giới và Việt Nam
Các khái niệm về thành phố thông minh
Theo Ủy ban châu Âu, khái niệm đô thị thông minh được hiểu là:“Thành phố thông minh là nơi các mạng lưới và dịch vụ truyền thống được thực hiện hiệu quả hơn với việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và viễn thông vì lợi ích của cư dân và doanh nghiệp. Các thành phố sử dụng các giải pháp công nghệ để cải thiện quản lý và hiệu quả của môi trường đô thị.” (3) Liên minh viễn thông thế giới (ITU- International Telecomunications Union) định nghĩa: “Thành phố thông minh bền vững là đô thị sáng tạo sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả của hoạt động và dịch vụ đô thị và khả năng cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại và các thế hệ tương lai liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường cũng như văn hóa”. (1) Theo Luật về Đô thị và Cộng đồng thông minh của Hoa Kỳ, khái niệm đô thị thông minh được định nghĩa: “Thành phố thông minh hoặc cộng đồng thông minh là một cộng đồng ở đó được ứng dụng các công nghệ thông tin, truyền thông đổi mới sáng tạo, tiên tiến và đáng tin cậy, các công nghệ năng lượng và các cơ chế liên quan khác để: Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân; tăng hiệu lực và hiệu quả chi phí vận hành và cung cấp các dịch vụ dân sự; thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo ra một cộng đồng ở đó người dân cảm thấy tốt hơn về các mặt an toàn, an ninh, bền vững, có sức chống chịu, đáng sống và đáng làm việc.” (2)
Hình 1 – Các lợi ích của đô thị – thành phố thông minh (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)
Các lĩnh vực quan trọng và lợi ích của thành phố thông minh
Theo Ủy ban châu Âu, có 6 lĩnh vực quan trọng trong thành phố thông minh là(I); Chính quyền điện tử bao gồm các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và tối ưu chức năng của các đơn vị hành chính(II); Kinh tế thông minh gồm các giải pháp đầu tư – sản xuất hiệu quả và thị trường lao động linh hoạt(III); Giao thông thông minh gồm các giải pháp hướng đến xanh và sạch, tiết kiệm chi phí và giảm khí thải, môi trường thông minh bao gồm các giải pháp về năng lượng sạch, toà nhà thông minh, tiêu thụ ít năng lượng(IV), Cư dân thông minh hướng đến một xã hội mở về thông tin(V); Cuộc sống thông minh bao gồm các giải pháp giúp nâng cao chất lượng sống của người dân về tiêu dùng – lối sống – an ninh – y tế.
Hình 2 – Mô hình 4 tầng của đô thị – thành phố thông minh (Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp và vẽ, 2019) Bên cạnh đó, Dịch vụ xử lý thông tin thành phố thông minh (IHS – Information Handling Services Markit) theo dõi dữ liệu của hơn 1015 dự án thành phố thông minh trên toàn thế giới đã phân tích và chia các yếu tố cơ bản của đô thị – thành phố thông minh tập trung ở các lĩnh vực sau: Giao thông và vận chuyển bao gồm nhưng không giới hạn, bán vé thông minh, bãi đậu xe thông minh và hệ thống giao thông thông minh; Hiệu quả năng lượng và tài nguyên bao gồm, nhưng không giới hạn ở lưới điện thông minh, cảm biến môi trường và quản lý tưới tiêu; Cơ sở hạ tầng vật lý bao gồm, nhưng không giới hạn, chiếu sáng đường phố thông minh, các tòa nhà thông minh và quản lý chất thải; Quản trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở các nền tảng dịch vụ hợp nhất và ứng dụng báo cáo di động; An toàn và bảo mật bao gồm, nhưng không giới hạn, giám sát video tích hợp và phân tích dự đoán; Chăm sóc sức khỏe bao gồm, nhưng không giới hạn, theo dõi bệnh nhân từ. (2)
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp, 2019) Có thể nhận thấy, các tổ chức, ủy ban cũng như các công ty có liên quan đến phát triển đô thị – thành phố thông minh đều có sự đánh giá, nhận định và đưa ra những lĩnh vực, yếu tố và lợi ích đạt được trong việc phát triển đô thị – thành phố thông minh khá tương đồng và thống nhất. Theo nghiên cứu của nhóm thuộc Tổng cục đo lường năm 2017 (4), để thiết lập được mô hình đô thị – thành phố thông minh cần xác định được mô hình 4 tầng của đô thị – thành phố thông minh bao gồm(i) tầng cảm biến,(ii) tầng mạng,(iii) tầng nền(iv) tảng và tầng ứng dụng. Trong 4 tầng này, các công nghệ cốt lõi mà tập trung tại tầng ứng dụng được xem là nền tảng quan trọng nhất của một đô thị thông minh.
Thực trạng và xu hướng phát triển thành phố thông minh trên thế giới
Khái niệm thành phố thông minh được biết đến từ năm 2009 với khởi nguồn của đề xuất của Tập đoàn IBM (Hoa Kỳ), tuy nhiên cho đến thời điểm này hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển thành phố thông minh bởi nhiều yếu tố về công nghệ, chỉnh sửa mô hình theo nhu cầu phát triển và phụ thuộc cả tiềm lực tài chính khi muốn phát triển toàn diện mô hình này. Hàng năm, vẫn có các bảng xếp hạng về các thành phố thông minh trên thế giới và vị trí thứ hạng thay đổi hàng năm tùy theo sự phát triển của mỗi khu vực châu lục cũng như mỗi thành phố. Khu vực Bắc Mỹ là nơi phát triển sôi động và tích cực các đô thị, thành phố thông minh. Theo nghiên cứu của Tập đoàn HIS Markit – Hoa Kỳ năm 2018, thị trường thành phố thông minh của Mỹ đã tăng trưởng mạnh so với năm 2016 trải khắp trên các bang Arizona, New York, Texas, Michigan,… Tuy nhiên, giống như thị trường toàn cầu, nó vẫn ở giai đoạn đầu với rất nhiều chỗ cho những ý tưởng mới và cơ hội kinh doanh mới. Hơn 65% các dự án được thực hiện tại Hoa Kỳ là thử nghiệm hoặc chỉ bao gồm các phần của thành phố. Hầu hết các dự án là thử nghiệm, vì vẫn còn một số thách thức phải đối mặt trong việc đảm bảo các dự án và thực hiện chúng về mặt tài chính bền vững. Tương tự như vậy, các thành phố thông minh của Canada, một quốc gia thuộc khối Bắc Mỹ, đang áp dụng phương pháp và chiến lược mới để tận dụng công nghệ và dữ liệu vì lợi ích của cư dân của họ.
Copenhagen (Đan Mạch) – Thành phố thông minh
Hệ thống dữ liệu mở của Amsterdam (Hà Lan) Chính phủ Canada đã tích cực phát triển thành phố thông minh, trao quyền cho các cộng đồng địa phương một cách toàn diện hơn và thịnh vượng hơn về mặt kinh tế bằng cách khuyến khích đổi mới và sử dụng dữ liệu và công nghệ kết nối. Trong danh sách 10 thành phố thông minh của thế giới năm 2018 thì khối Bắc Mỹ có 2 đại diện là New York (Hoa Kỳ) và Toronto (Canada). Điều này cho thấy khối Bắc Mỹ vẫn đang trong giao đoạn phát triển theo xu thế thành phố thông minh. Thành phố Toronto- Canada được đánh giá rất cao về thành phố thông minh ở khu vực Bắc Mỹ. Để đổi phó với những hệ lụy của phát triển nhanh chóng như nhà ở giá rẻ, tỷ lệ sinh thấp, thất nghiệp tăng cao, chính quyền thành phố toronto đã nghiên cứu áp dụng nhiều chính sách, chiến lược thành phố thông minh như xây dựng Toronto trở thành trung tâm dịch vụ tài chính toàn cầu. Ngành công nghiệp tài chính cũng là xương sống trong nền kinh tế Canada, cũng gián tiếp và trực tiếp tạo ra 420.000 việc làm trên khắp Canada. Ngoài ra, Toronto còn là nơi cung cấp công nghệ thông tin, công nghệ ôtô của Cananda. Các chiến lược phát triển thành phố thông minh đã thu được kết quả bước đầu. Lực lượng lao động sáng tạo tại Toronto đã tăng 34% từ năm 2001. Các ngành văn hóa và nghệ thuật đã đóng góp 11,3 tỷ đô mỗi năm vào GDP chung của thành phố. (5) Thành phố thông minh tại Châu Âu vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Với sự giúp đỡ của Thành phố thông minh và Cộng đồng đối tác đổi mới châu Âu (EIP SCC), 78 thành phố ở châu Âu đã tiến hành xây dựng thành phố thông minh. EIP-SCC nhắm đến mục tiêu quan trọng là tiến tới phát triển xây dựng thành công 300 thành phố thông minh vào cuối năm 2019. Phần khó nhất, không phải là cải tạo các tòa nhà riêng lẻ, mà là tích hợp toàn bộ hệ thống nhằm tạo ra được 1 cộng đồng hoàn chỉnh. Copenhagen (Đan Mạch) dẫn đầu Chỉ số Thành phố xanh của Siemens cho châu Âu và cũng được chọn là Thủ đô xanh của châu Âu năm 2014. Copenhagen giảm phát thải CO2 nhờ khuyến khích được người dân di chuyển bằng xe đạp (6). Thành phố gần đây cũng đã hợp tác với MIT để phát triển một chiếc xe đạp thông minh được trang bị cảm biến để cung cấp thông tin thời gian thực cho không chỉ người lái mà còn cho các quản trị viên để tổng hợp dữ liệu mở về các vấn đề ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Amsterdam (Hà Lan) là thành phố tám năm liền dẫn đầu trong danh sách thành phố thông minh. Hệ thống dữ liệu mở của Amsterdam là hệ thống mà mọi người đều có thể truy cập thông tin và bất kỳ ai cũng có thể thêm các bộ dữ liệu khác vào bộ sưu tập. Dữ liệu Thành phố có sẵn trực tuyến (tiếng Hà Lan) và thật dễ dàng để tìm kiếm, tải xuống hoặc liên kết với hệ thống của riêng cá nhân. (7) Cũng như các khu vực khác trên thế giới, Châu Á đã được nhận diện trong các lĩnh vực phát riển thông minh đạt được, bao gồm có nền kinh tế thông minh, hành xử môi trường thông minh, quản trị thông minh, lối sống thông minh, giao thông thông minh và con người thông minh. Hàn Quốc có 2 thành phố nổi bật về đô thị thông minh là Songdo và Seoul. Dự án thành phố thông minh của Songdo được chia thành sáu lĩnh vực bao gồm: Vận tải, phòng ngừa tội phạm, phòng chống thiên tai, môi trường và tương tác công dân, cung cấp các ứng dụng thông minh trong đó nổi bật là quản lý mạng lưới nước sạch, nước thải và nước đã qua xử lý, nhà thông minh..Các dịch vụ thông minh khác liên quan đến nhà ở, cửa hàng, học tập, sức khỏe, … cũng đang tích cực triển khai (8). Seoul là thành phố thông minh nhất xét về mặt quản trị kỹ thuật số và dữ liệu công cộng. Hiện nay, thành phố có hơn 1.200 bộ dữ liệu mở cho công chúng và rất sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ người dân tham gia, chẳng hạn như hệ thống OASIS trực tuyến, cho phép công chúng đưa ra đề nghị lập các kế hoạch trực tuyến. Singapore là thành phố có tổ chức quy mô công nghệ tiên tiến hạng nhất và sạch sẽ nhất thế giới với hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời và sự cam kết mạnh mẽ để phát triển bền vững. Thành phố là một trong thành phố có carbon thấp nhất so với bất kỳ thành phố khác trên thế giới, chỉ khoảng 2,7 tấn carbon dioxide (CO2)/đầu người.
Phát triển đô thị – thành phố thông minh tại Việt Nam
Trong các năm qua, đã có 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam xây dựng và phê duyệt phát triển đề án đô thị thông minh dựa trên mô hình của tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin, trong đó mới chỉ tập trung việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chưa chú trọng vào việc đầu tư hạ tầng công nghệ. Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên được Tập đoàn công nghệ IBM chọn là 1 trong 33 thành phố trên thế giới. Đà Nẵng khi đó được nhận tài trợ từ chương trình thành phố thông minh hơn với tổng giá trị tài trợ hơn 50 triệu USD, sử dụng giải pháp điều hành trung tâm thông minh để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ người dân, cung cấp giao thông công cộng tốt nhất và giảm thiểu ách tắc giao thông. TP HCM và Hà Nội cũng đã có những bước triển khai cụ thể về những khía cạnh khác nhau của thành phố thông minh như thử nghiệm sử dụng thẻ thay vì bán vé xe bus truyền thống. Việc triển khai thành phố wifi ở một số nơi, những đề xuất về việc sử dụng điện thoại di động để truyền tải thông tin tình trạng giao thông hay những ý tưởng số hoá những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của một số doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội và Tập đoàn Công nghệ Dell thông qua Dell Global B.V (chi nhánh Singapore) sẽ hợp tác trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Kiến trúc chính quyền điện tử và thành phố thông minh của TP Hà Nội được xây dựng đảm bảo phù hợp, thống nhất với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam”, hướng dẫn xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh” và “Định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam” đã được Bộ Thông tin và truyền thông ban hành (9), hướng đến hình thành và phát triển kinh tế tri thức đưa thủ đô tham gia vào các diễn đàn TP thông minh trên thế giới. Ba thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng sẽ là một phần trong mạng lưới các thành phố thông minh của ASEAN do Singapore đề xuất trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32. Theo số liệu của Tập đoàn Vietel, yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam là tỉ lệ người sử dụng Internet/tổng dân số ở Việt Nam là khá lớn, lọt vào top 10 trong khu vực châu Á. Việt Nam hiện có khoảng 49 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ thâm nhập 51,5%. Một số đô thị có điều kiện thích hợp áp dụng mô hình đô thị thông minh như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Hạ Long, Huế, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn.
Hình 2 – Thành phố thông minh Châu Âu: Copenhagen (Đan Mạch) và Amsterdam Hà Lan (6) (7)
Songdo – thành phố thông minh Hệ thống Sondgo U-City thu thập dữ liệu thời gian thực 24 giờ từ các thiết bị tại chỗ như camera quan sát khác nhau, thiết bị cảm biến và dữ liệu thu thập được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu, phân tích nhằm cung cấp cho công dân các dịch vụ hữu ích. (8)
Hình 3 – Songdo (Hàn Quốc) – thành phố thông minh và hệ thống U – City (Nguồn: International Case Studies of Smart Cities, IDB, 2016) Bên cạnh sự phát triển của các thành phố lớn tại Việt Nam, các chủ đầu tư của các tập đoàn bất động sản cũng đang chuyển đổi sang xu hướng mới là phát triển khu đô thị thông minh. Khu đô thị “Thành phố thông minh” ở xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội do chủ đầu tư Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản và Tập đoàn BRG) ra mắt năm 2018 với diện tích 272ha và được phát động khởi công vào ngày 06/10/2019. Đây là một trong những dự án khu đô thị đầu tiên về thành phố thông minh tại Việt Nam. “Thành phố thông minh” ở phía Bắc Hà Nội được quy hoạch theo hướng thân thiện với thiên nhiên, phát triển các hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực năng lượng, sức khỏe, giáo dục. Một trong những chủ đầu tư cũng nhanh chóng cập nhật xu hướng thế giới là Tập đoàn Vingroup, tiền thân là Dự án Khu đô thị Vinhome Sportia nằm trên trục đại lộ Thăng Long, năm 2019, Tập đoàn Vingroup đã thay đổi thành Khu đô thị Vinhome Smart City – Đại đô thị Thông minh năng động. Với diện tích 280 ha, Vinhomes Smart City đã học hỏi và tổ chức vận hành ứng dụng theo mô hình đô thị thông minh trên thế giới như Singapore, Songdo của Hàn Quốc, Fujisawa của Nhật Bản. Có thể thấy, chủ đầu tư đã nắm bắt rất nhanh và ngay lập tức đổi hướng để đưa ra một mô hình khu đô thị mới với hệ sinh thái thông minh dựa trên 4 trục cốt lõi, gồm Smart Security (an ninh thông minh), Smart Management (vận hành thông minh), Smart Community (cộng đồng thông minh), Smart Home. Vinhome Smart City hứa hẹn an ninh – an toàn thông minh với hệ thống camera đa lớp tích hợp trí tuệ nhân tạo tự động nhận diện khuôn mặt, biển số xe, tự động cảnh báo đối tượng lạ trong khu đô thị, hệ thống thang máy thông minh, PCCC thông minh, giám sát chất lượng không khí, cảnh báo ô nhiễm môi trường và ứng dụng cập nhật tình trạng giao thông thành phố và khu đô thị qua phần mềm trên điện thoại.(6)
Hình 4 – Vinhome Smart City – Vận hành thông minh với Trung tâm điều hành tập trung 24/7 ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT) trong việc giám sát, vận hành toàn bộ đại đô thị. (10) (Nguồn: “Vingroup Chính Thức Ra Mắt Đại Đô Thị Thông Minh Vinhomes Smart City”, Vinhomes) Tập đoàn Ecopark cũng nhanh chóng bắt nhịp xu hướng thành phố thông minh khi tháng 5/2019 đã đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược triển khai dự án thành phố thông minh với Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ Ecotek và Fundacion Metropoli (thuộc Metropoli Ecosystems, Tây Ban Nha) tại phân khu mới của Ecopark là khu trung tâm thương mại với diện tích 70ha. Ecopark đặt mục tiêu phát triển, nỗ lực trở thành đô thị thông minh thí điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án Phát triển Đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến 2030”.
Kết luận
Phát triển đô thị – thành phố thông minh đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, môi trường và xã hội. Thế giới và Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình phát triển hướng tới các thành phố thông minh. Chất lượng cuộc sống của người dân trong thành phố thông minh sẽ được nâng cao nhờ vào những lợi ích khi một đô thị trở thành thành phố thông minh sẽ loại bỏ được khí thải nhà kính; có các giải pháp phòng chống tội phạm, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp; có các giải pháp giao thông và vận chuyển thông minh giúp tiết kiệm thời gian; triển khai các giải pháp y tế thông minh giúp nâng cao tuổi thọ; tạo ra nhiều việc làm; có các giải pháp lựa chọn nhà ở và tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm chi phí và có điều kiện thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Nguyễn Thị Vân Hương* (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 09-2019) —————————————————————————— Tài liệu tham khảo 1. “United 4 Smart Sustainable Cities”, Liên minh viễn thông thế giới. 2. “US City Decision Maker Survey – A Collaborative project run by IHS Markit and the US Conference of Mayors”, 6/2018 3. “What are smart cities?”, Ủy ban Châu Âu. 4. “Mô hình đô thị thông minh và sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia” , Nguyễn Văn Khôi, Phạm Lê Cường, Hà Minh Hiệp, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 5 năm 2017. 5. “Tìm hiểu về quy hoạch thành phố thông minh tại Canada – phần 1”, Lương Thị Kim Thanh, 2018, Cục tin học hóa – Bộ thông tin và truyền thông. 6. “With Help from Siemens, Copenhagen Will Meet 2025 Carbon Neutrality Target”, 2015, Siemens 7. “8years on amsterdam is still leading the way as a smart-city, https://towardsdatascience.com 8. ‘International Case Studies of Smart Cities’, IDB, 2016 9. “Hà Nội ký ghi nhớ hợp tác chiến lược xây dựng Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh với Tập đoàn Công nghệ Dell”, Cổng giao tiếp điện tử Hanoi portal. 10. “Vingroup Chính Thức Ra Mắt Đại Đô Thị Thông Minh Vinhomes Smart City”, Vinhomes. Read the full article
0 notes
Text
Thành phố thông minh: Xu hướng phát triển trên thế giới và Việt Nam
Các khái niệm về thành phố thông minh
Theo Ủy ban châu Âu, khái niệm đô thị thông minh được hiểu là:“Thành phố thông minh là nơi các mạng lưới và dịch vụ truyền thống được thực hiện hiệu quả hơn với việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và viễn thông vì lợi ích của cư dân và doanh nghiệp. Các thành phố sử dụng các giải pháp công nghệ để cải thiện quản lý và hiệu quả của môi trường đô thị.” (3) Liên minh viễn thông thế giới (ITU- International Telecomunications Union) định nghĩa: “Thành phố thông minh bền vững là đô thị sáng tạo sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả của hoạt động và dịch vụ đô thị và khả năng cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại và các thế hệ tương lai liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường cũng như văn hóa”. (1) Theo Luật về Đô thị và Cộng đồng thông minh của Hoa Kỳ, khái niệm đô thị thông minh được định nghĩa: “Thành phố thông minh hoặc cộng đồng thông minh là một cộng đồng ở đó được ứng dụng các công nghệ thông tin, truyền thông đổi mới sáng tạo, tiên tiến và đáng tin cậy, các công nghệ năng lượng và các cơ chế liên quan khác để: Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân; tăng hiệu lực và hiệu quả chi phí vận hành và cung cấp các dịch vụ dân sự; thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo ra một cộng đồng ở đó người dân cảm thấy tốt hơn về các mặt an toàn, an ninh, bền vững, có sức chống chịu, đáng sống và đáng làm việc.” (2)
Hình 1 – Các lợi ích của đô thị – thành phố thông minh (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)
Các lĩnh vực quan trọng và lợi ích của thành phố thông minh
Theo Ủy ban châu Âu, có 6 lĩnh vực quan trọng trong thành phố thông minh là(I); Chính quyền điện tử bao gồm các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và tối ưu chức năng của các đơn vị hành chính(II); Kinh tế thông minh gồm các giải pháp đầu tư – sản xuất hiệu quả và thị trường lao động linh hoạt(III); Giao thông thông minh gồm các giải pháp hướng đến xanh và sạch, tiết kiệm chi phí và giảm khí thải, môi trường thông minh bao gồm các giải pháp về năng lượng sạch, toà nhà thông minh, tiêu thụ ít năng lượng(IV), Cư dân thông minh hướng đến một xã hội mở về thông tin(V); Cuộc sống thông minh bao gồm các giải pháp giúp nâng cao chất lượng sống của người dân về tiêu dùng – lối sống – an ninh – y tế.
Hình 2 – Mô hình 4 tầng của đô thị – thành phố thông minh (Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp và vẽ, 2019) Bên cạnh đó, Dịch vụ xử lý thông tin thành phố thông minh (IHS – Information Handling Services Markit) theo dõi dữ liệu của hơn 1015 dự án thành phố thông minh trên toàn thế giới đã phân tích và chia các yếu tố cơ bản của đô thị – thành phố thông minh tập trung ở các lĩnh vực sau: Giao thông và vận chuyển bao gồm nhưng không giới hạn, bán vé thông minh, bãi đậu xe thông minh và hệ thống giao thông thông minh; Hiệu quả năng lượng và tài nguyên bao gồm, nhưng không giới hạn ở lưới điện thông minh, cảm biến môi trường và quản lý tưới tiêu; Cơ sở hạ tầng vật lý bao gồm, nhưng không giới hạn, chiếu sáng đường phố thông minh, các tòa nhà thông minh và quản lý chất thải; Quản trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở các nền tảng dịch vụ hợp nhất và ứng dụng báo cáo di động; An toàn và bảo mật bao gồm, nhưng không giới hạn, giám sát video tích hợp và phân tích dự đoán; Chăm sóc sức khỏe bao gồm, nhưng không giới hạn, theo dõi bệnh nhân từ. (2)
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp, 2019) Có thể nhận thấy, các tổ chức, ủy ban cũng như các công ty có liên quan đến phát triển đô thị – thành phố thông minh đều có sự đánh giá, nhận định và đưa ra những lĩnh vực, yếu tố và lợi ích đạt được trong việc phát triển đô thị – thành phố thông minh khá tương đồng và thống nhất. Theo nghiên cứu của nhóm thuộc Tổng cục đo lường năm 2017 (4), để thiết lập được mô hình đô thị – thành phố thông minh cần xác định được mô hình 4 tầng của đô thị – thành phố thông minh bao gồm(i) tầng cảm biến,(ii) tầng mạng,(iii) tầng nền(iv) tảng và tầng ứng dụng. Trong 4 tầng này, các công nghệ cốt lõi mà tập trung tại tầng ứng dụng được xem là nền tảng quan trọng nhất của một đô thị thông minh.
Thực trạng và xu hướng phát triển thành phố thông minh trên thế giới
Khái niệm thành phố thông minh được biết đến từ năm 2009 với khởi nguồn của đề xuất của Tập đoàn IBM (Hoa Kỳ), tuy nhiên cho đến thời điểm này hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển thành phố thông minh bởi nhiều yếu tố về công nghệ, chỉnh sửa mô hình theo nhu cầu phát triển và phụ thuộc cả tiềm lực tài chính khi muốn phát triển toàn diện mô hình này. Hàng năm, vẫn có các bảng xếp hạng về các thành phố thông minh trên thế giới và vị trí thứ hạng thay đổi hàng năm tùy theo sự phát triển của mỗi khu vực châu lục cũng như mỗi thành phố. Khu vực Bắc Mỹ là nơi phát triển sôi động và tích cực các đô thị, thành phố thông minh. Theo nghiên cứu của Tập đoàn HIS Markit – Hoa Kỳ năm 2018, thị trường thành phố thông minh của Mỹ đã tăng trưởng mạnh so với năm 2016 trải khắp trên các bang Arizona, New York, Texas, Michigan,… Tuy nhiên, giống như thị trường toàn cầu, nó vẫn ở giai đoạn đầu với rất nhiều chỗ cho những ý tưởng mới và cơ hội kinh doanh mới. Hơn 65% các dự án được thực hiện tại Hoa Kỳ là thử nghiệm hoặc chỉ bao gồm các phần của thành phố. Hầu hết các dự án là thử nghiệm, vì vẫn còn một số thách thức phải đối mặt trong việc đảm bảo các dự án và thực hiện chúng về mặt tài chính bền vững. Tương tự như vậy, các thành phố thông minh của Canada, một quốc gia thuộc khối Bắc Mỹ, đang áp dụng phương pháp và chiến lược mới để tận dụng công nghệ và dữ liệu vì lợi ích của cư dân của họ.
Copenhagen (Đan Mạch) – Thành phố thông minh
Hệ thống dữ liệu mở của Amsterdam (Hà Lan) Chính phủ Canada đã tích cực phát triển thành phố thông minh, trao quyền cho các cộng đồng địa phương một cách toàn diện hơn và thịnh vượng hơn về mặt kinh tế bằng cách khuyến khích đổi mới và sử dụng dữ liệu và công nghệ kết nối. Trong danh sách 10 thành phố thông minh của thế giới năm 2018 thì khối Bắc Mỹ có 2 đại diện là New York (Hoa Kỳ) và Toronto (Canada). Điều này cho thấy khối Bắc Mỹ vẫn đang trong giao đoạn phát triển theo xu thế thành phố thông minh. Thành phố Toronto- Canada được đánh giá rất cao về thành phố thông minh ở khu vực Bắc Mỹ. Để đổi phó với những hệ lụy của phát triển nhanh chóng như nhà ở giá rẻ, tỷ lệ sinh thấp, thất nghiệp tăng cao, chính quyền thành phố toronto đã nghiên cứu áp dụng nhiều chính sách, chiến lược thành phố thông minh như xây dựng Toronto trở thành trung tâm dịch vụ tài chính toàn cầu. Ngành công nghiệp tài chính cũng là xương sống trong nền kinh tế Canada, cũng gián tiếp và trực tiếp tạo ra 420.000 việc làm trên khắp Canada. Ngoài ra, Toronto còn là nơi cung cấp công nghệ thông tin, công nghệ ôtô của Cananda. Các chiến lược phát triển thành phố thông minh đã thu được kết quả bước đầu. Lực lượng lao động sáng tạo tại Toronto đã tăng 34% từ năm 2001. Các ngành văn hóa và nghệ thuật đã đóng góp 11,3 tỷ đô mỗi năm vào GDP chung của thành phố. (5) Thành phố thông minh tại Châu Âu vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Với sự giúp đỡ của Thành phố thông minh và Cộng đồng đối tác đổi mới châu Âu (EIP SCC), 78 thành phố ở châu Âu đã tiến hành xây dựng thành phố thông minh. EIP-SCC nhắm đến mục tiêu quan trọng là tiến tới phát triển xây dựng thành công 300 thành phố thông minh vào cuối năm 2019. Phần khó nhất, không phải là cải tạo các tòa nhà riêng lẻ, mà là tích hợp toàn bộ hệ thống nhằm tạo ra được 1 cộng đồng hoàn chỉnh. Copenhagen (Đan Mạch) dẫn đầu Chỉ số Thành phố xanh của Siemens cho châu Âu và cũng được chọn là Thủ đô xanh của châu Âu năm 2014. Copenhagen giảm phát thải CO2 nhờ khuyến khích được người dân di chuyển bằng xe đạp (6). Thành phố gần đây cũng đã hợp tác với MIT để phát triển một chiếc xe đạp thông minh được trang bị cảm biến để cung cấp thông tin thời gian thực cho không chỉ người lái mà còn cho các quản trị viên để tổng hợp dữ liệu mở về các vấn đề ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Amsterdam (Hà Lan) là thành phố tám năm liền dẫn đầu trong danh sách thành phố thông minh. Hệ thống dữ liệu mở của Amsterdam là hệ thống mà mọi người đều có thể truy cập thông tin và bất kỳ ai cũng có thể thêm các bộ dữ liệu khác vào bộ sưu tập. Dữ liệu Thành phố có sẵn trực tuyến (tiếng Hà Lan) và thật dễ dàng để tìm kiếm, tải xuống hoặc liên kết với hệ thống của riêng cá nhân. (7) Cũng như các khu vực khác trên thế giới, Châu Á đã được nhận diện trong các lĩnh vực phát riển thông minh đạt được, bao gồm có nền kinh tế thông minh, hành xử môi trường thông minh, quản trị thông minh, lối sống thông minh, giao thông thông minh và con người thông minh. Hàn Quốc có 2 thành phố nổi bật về đô thị thông minh là Songdo và Seoul. Dự án thành phố thông minh của Songdo được chia thành sáu lĩnh vực bao gồm: Vận tải, phòng ngừa tội phạm, phòng chống thiên tai, môi trường và tương tác công dân, cung cấp các ứng dụng thông minh trong đó nổi bật là quản lý mạng lưới nước sạch, nước thải và nước đã qua xử lý, nhà thông minh..Các dịch vụ thông minh khác liên quan đến nhà ở, cửa hàng, học tập, sức khỏe, … cũng đang tích cực triển khai (8). Seoul là thành phố thông minh nhất xét về mặt quản trị kỹ thuật số và dữ liệu công cộng. Hiện nay, thành phố có hơn 1.200 bộ dữ liệu mở cho công chúng và rất sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ người dân tham gia, chẳng hạn như hệ thống OASIS trực tuyến, cho phép công chúng đưa ra đề nghị lập các kế hoạch trực tuyến. Singapore là thành phố có tổ chức quy mô công nghệ tiên tiến hạng nhất và sạch sẽ nhất thế giới với hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời và sự cam kết mạnh mẽ để phát triển bền vững. Thành phố là một trong thành phố có carbon thấp nhất so với bất kỳ thành phố khác trên thế giới, chỉ khoảng 2,7 tấn carbon dioxide (CO2)/đầu người.
Phát triển đô thị – thành phố thông minh tại Việt Nam
Trong các năm qua, đã có 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam xây dựng và phê duyệt phát triển đề án đô thị thông minh dựa trên mô hình của tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin, trong đó mới chỉ tập trung việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chưa chú trọng vào việc đầu tư hạ tầng công nghệ. Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên được Tập đoàn công nghệ IBM chọn là 1 trong 33 thành phố trên thế giới. Đà Nẵng khi đó được nhận tài trợ từ chương trình thành phố thông minh hơn với tổng giá trị tài trợ hơn 50 triệu USD, sử dụng giải pháp điều hành trung tâm thông minh để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ người dân, cung cấp giao thông công cộng tốt nhất và giảm thiểu ách tắc giao thông. TP HCM và Hà Nội cũng đã có những bước triển khai cụ thể về những khía cạnh khác nhau của thành phố thông minh như thử nghiệm sử dụng thẻ thay vì bán vé xe bus truyền thống. Việc triển khai thành phố wifi ở một số nơi, những đề xuất về việc sử dụng điện thoại di động để truyền tải thông tin tình trạng giao thông hay những ý tưởng số hoá những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của một số doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội và Tập đoàn Công nghệ Dell thông qua Dell Global B.V (chi nhánh Singapore) sẽ hợp tác trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Kiến trúc chính quyền điện tử và thành phố thông minh của TP Hà Nội được xây dựng đảm bảo phù hợp, thống nhất với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam”, hướng dẫn xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh” và “Định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam” đã được Bộ Thông tin và truyền thông ban hành (9), hướng đến hình thành và phát triển kinh tế tri thức đưa thủ đô tham gia vào các diễn đàn TP thông minh trên thế giới. Ba thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng sẽ là một phần trong mạng lưới các thành phố thông minh của ASEAN do Singapore đề xuất trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32. Theo số liệu của Tập đoàn Vietel, yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam là tỉ lệ người sử dụng Internet/tổng dân số ở Việt Nam là khá lớn, lọt vào top 10 trong khu vực châu Á. Việt Nam hiện có khoảng 49 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ thâm nhập 51,5%. Một số đô thị có điều kiện thích hợp áp dụng mô hình đô thị thông minh như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Hạ Long, Huế, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn.
Hình 2 – Thành phố thông minh Châu Âu: Copenhagen (Đan Mạch) và Amsterdam Hà Lan (6) (7)
Songdo – thành phố thông minh Hệ thống Sondgo U-City thu thập dữ liệu thời gian thực 24 giờ từ các thiết bị tại chỗ như camera quan sát khác nhau, thiết bị cảm biến và dữ liệu thu thập được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu, phân tích nhằm cung cấp cho công dân các dịch vụ hữu ích. (8)
Hình 3 – Songdo (Hàn Quốc) – thành phố thông minh và hệ thống U – City (Nguồn: International Case Studies of Smart Cities, IDB, 2016) Bên cạnh sự phát triển của các thành phố lớn tại Việt Nam, các chủ đầu tư của các tập đoàn bất động sản cũng đang chuyển đổi sang xu hướng mới là phát triển khu đô thị thông minh. Khu đô thị “Thành phố thông minh” ở xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội do chủ đầu tư Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản và Tập đoàn BRG) ra mắt năm 2018 với diện tích 272ha và được phát động khởi công vào ngày 06/10/2019. Đây là một trong những dự án khu đô thị đầu tiên về thành phố thông minh tại Việt Nam. “Thành phố thông minh” ở phía Bắc Hà Nội được quy hoạch theo hướng thân thiện với thiên nhiên, phát triển các hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực năng lượng, sức khỏe, giáo dục. Một trong những chủ đầu tư cũng nhanh chóng cập nhật xu hướng thế giới là Tập đoàn Vingroup, tiền thân là Dự án Khu đô thị Vinhome Sportia nằm trên trục đại lộ Thăng Long, năm 2019, Tập đoàn Vingroup đã thay đổi thành Khu đô thị Vinhome Smart City – Đại đô thị Thông minh năng động. Với diện tích 280 ha, Vinhomes Smart City đã học hỏi và tổ chức vận hành ứng dụng theo mô hình đô thị thông minh trên thế giới như Singapore, Songdo của Hàn Quốc, Fujisawa của Nhật Bản. Có thể thấy, chủ đầu tư đã nắm bắt rất nhanh và ngay lập tức đổi hướng để đưa ra một mô hình khu đô thị mới với hệ sinh thái thông minh dựa trên 4 trục cốt lõi, gồm Smart Security (an ninh thông minh), Smart Management (vận hành thông minh), Smart Community (cộng đồng thông minh), Smart Home. Vinhome Smart City hứa hẹn an ninh – an toàn thông minh với hệ thống camera đa lớp tích hợp trí tuệ nhân tạo tự động nhận diện khuôn mặt, biển số xe, tự động cảnh báo đối tượng lạ trong khu đô thị, hệ thống thang máy thông minh, PCCC thông minh, giám sát chất lượng không khí, cảnh báo ô nhiễm môi trường và ứng dụng cập nhật tình trạng giao thông thành phố và khu đô thị qua phần mềm trên điện thoại.(6)
Hình 4 – Vinhome Smart City – Vận hành thông minh với Trung tâm điều hành tập trung 24/7 ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT) trong việc giám sát, vận hành toàn bộ đại đô thị. (10) (Nguồn: “Vingroup Chính Thức Ra Mắt Đại Đô Thị Thông Minh Vinhomes Smart City”, Vinhomes) Tập đoàn Ecopark cũng nhanh chóng bắt nhịp xu hướng thành phố thông minh khi tháng 5/2019 đã đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược triển khai dự án thành phố thông minh với Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ Ecotek và Fundacion Metropoli (thuộc Metropoli Ecosystems, Tây Ban Nha) tại phân khu mới của Ecopark là khu trung tâm thương mại với diện tích 70ha. Ecopark đặt mục tiêu phát triển, nỗ lực trở thành đô thị thông minh thí điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án Phát triển Đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến 2030”.
Kết luận
Phát triển đô thị – thành phố thông minh đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, môi trường và xã hội. Thế giới và Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình phát triển hướng tới các thành phố thông minh. Chất lượng cuộc sống của người dân trong thành phố thông minh sẽ được nâng cao nhờ vào những lợi ích khi một đô thị trở thành thành phố thông minh sẽ loại bỏ được khí thải nhà kính; có các giải pháp phòng chống tội phạm, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp; có các giải pháp giao thông và vận chuyển thông minh giúp tiết kiệm thời gian; triển khai các giải pháp y tế thông minh giúp nâng cao tuổi thọ; tạo ra nhiều việc làm; có các giải pháp lựa chọn nhà ở và tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm chi phí và có điều kiện thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Nguyễn Thị Vân Hương* (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 09-2019) —————————————————————————— Tài liệu tham khảo 1. “United 4 Smart Sustainable Cities”, Liên minh viễn thông thế giới. 2. “US City Decision Maker Survey – A Collaborative project run by IHS Markit and the US Conference of Mayors”, 6/2018 3. “What are smart cities?”, Ủy ban Châu Âu. 4. “Mô hình đô thị thông minh và sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia” , Nguyễn Văn Khôi, Phạm Lê Cường, Hà Minh Hiệp, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 5 năm 2017. 5. “Tìm hiểu về quy hoạch thành phố thông minh tại Canada – phần 1”, Lương Thị Kim Thanh, 2018, Cục tin học hóa – Bộ thông tin và truyền thông. 6. “With Help from Siemens, Copenhagen Will Meet 2025 Carbon Neutrality Target”, 2015, Siemens 7. “8years on amsterdam is still leading the way as a smart-city, https://towardsdatascience.com 8. ‘International Case Studies of Smart Cities’, IDB, 2016 9. “Hà Nội ký ghi nhớ hợp tác chiến lược xây dựng Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh với Tập đoàn Công nghệ Dell”, Cổng giao tiếp điện tử Hanoi portal. 10. “Vingroup Chính Thức Ra Mắt Đại Đô Thị Thông Minh Vinhomes Smart City”, Vinhomes. Read the full article
0 notes
Text
Thành phố thông minh: Xu hướng phát triển trên thế giới và Việt Nam
Các khái niệm về thành phố thông minh
Theo Ủy ban châu Âu, khái niệm đô thị thông minh được hiểu là:“Thành phố thông minh là nơi các mạng lưới và dịch vụ truyền thống được thực hiện hiệu quả hơn với việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và viễn thông vì lợi ích của cư dân và doanh nghiệp. Các thành phố sử dụng các giải pháp công nghệ để cải thiện quản lý và hiệu quả của môi trường đô thị.” (3) Liên minh viễn thông thế giới (ITU- International Telecomunications Union) định nghĩa: “Thành phố thông minh bền vững là đô thị sáng tạo sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả của hoạt động và dịch vụ đô thị và khả năng cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại và các thế hệ tương lai liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường cũng như văn hóa”. (1) Theo Luật về Đô thị và Cộng đồng thông minh của Hoa Kỳ, khái niệm đô thị thông minh được định nghĩa: “Thành phố thông minh hoặc cộng đồng thông minh là một cộng đồng ở đó được ứng dụng các công nghệ thông tin, truyền thông đổi mới sáng tạo, tiên tiến và đáng tin cậy, các công nghệ năng lượng và các cơ chế liên quan khác để: Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân; tăng hiệu lực và hiệu quả chi phí vận hành và cung cấp các dịch vụ dân sự; thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo ra một cộng đồng ở đó người dân cảm thấy tốt hơn về các mặt an toàn, an ninh, bền vững, có sức chống chịu, đáng sống và đáng làm việc.” (2)
Hình 1 – Các lợi ích của đô thị – thành phố thông minh (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)
Các lĩnh vực quan trọng và lợi ích của thành phố thông minh
Theo Ủy ban châu Âu, có 6 lĩnh vực quan trọng trong thành phố thông minh là(I); Chính quyền điện tử bao gồm các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và tối ưu chức năng của các đơn vị hành chính(II); Kinh tế thông minh gồm các giải pháp đầu tư – sản xuất hiệu quả và thị trường lao động linh hoạt(III); Giao thông thông minh gồm các giải pháp hướng đến xanh và sạch, tiết kiệm chi phí và giảm khí thải, môi trường thông minh bao gồm các giải pháp về năng lượng sạch, toà nhà thông minh, tiêu thụ ít năng lượng(IV), Cư dân thông minh hướng đến một xã hội mở về thông tin(V); Cuộc sống thông minh bao gồm các giải pháp giúp nâng cao chất lượng sống của người dân về tiêu dùng – lối sống – an ninh – y tế.
Hình 2 – Mô hình 4 tầng của đô thị – thành phố thông minh (Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp và vẽ, 2019) Bên cạnh đó, Dịch vụ xử lý thông tin thành phố thông minh (IHS – Information Handling Services Markit) theo dõi dữ liệu của hơn 1015 dự án thành phố thông minh trên toàn thế giới đã phân tích và chia các yếu tố cơ bản của đô thị – thành phố thông minh tập trung ở các lĩnh vực sau: Giao thông và vận chuyển bao gồm nhưng không giới hạn, bán vé thông minh, bãi đậu xe thông minh và hệ thống giao thông thông minh; Hiệu quả năng lượng và tài nguyên bao gồm, nhưng không giới hạn ở lưới điện thông minh, cảm biến môi trường và quản lý tưới tiêu; Cơ sở hạ tầng vật lý bao gồm, nhưng không giới hạn, chiếu sáng đường phố thông minh, các tòa nhà thông minh và quản lý chất thải; Quản trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở các nền tảng dịch vụ hợp nhất và ứng dụng báo cáo di động; An toàn và bảo mật bao gồm, nhưng không giới hạn, giám sát video tích hợp và phân tích dự đoán; Chăm sóc sức khỏe bao gồm, nhưng không giới hạn, theo dõi bệnh nhân từ. (2)
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp, 2019) Có thể nhận thấy, các tổ chức, ủy ban cũng như các công ty có liên quan đến phát triển đô thị – thành phố thông minh đều có sự đánh giá, nhận định và đưa ra những lĩnh vực, yếu tố và lợi ích đạt được trong việc phát triển đô thị – thành phố thông minh khá tương đồng và thống nhất. Theo nghiên cứu của nhóm thuộc Tổng cục đo lường năm 2017 (4), để thiết lập được mô hình đô thị – thành phố thông minh cần xác định được mô hình 4 tầng của đô thị – thành phố thông minh bao gồm(i) tầng cảm biến,(ii) tầng mạng,(iii) tầng nền(iv) tảng và tầng ứng dụng. Trong 4 tầng này, các công nghệ cốt lõi mà tập trung tại tầng ứng dụng được xem là nền tảng quan trọng nhất của một đô thị thông minh.
Thực trạng và xu hướng phát triển thành phố thông minh trên thế giới
Khái niệm thành phố thông minh được biết đến từ năm 2009 với khởi nguồn của đề xuất của Tập đoàn IBM (Hoa Kỳ), tuy nhiên cho đến thời điểm này hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển thành phố thông minh bởi nhiều yếu tố về công nghệ, chỉnh sửa mô hình theo nhu cầu phát triển và phụ thuộc cả tiềm lực tài chính khi muốn phát triển toàn diện mô hình này. Hàng năm, vẫn có các bảng xếp hạng về các thành phố thông minh trên thế giới và vị trí thứ hạng thay đổi hàng năm tùy theo sự phát triển của mỗi khu vực châu lục cũng như mỗi thành phố. Khu vực Bắc Mỹ là nơi phát triển sôi động và tích cực các đô thị, thành phố thông minh. Theo nghiên cứu của Tập đoàn HIS Markit – Hoa Kỳ năm 2018, thị trường thành phố thông minh của Mỹ đã tăng trưởng mạnh so với năm 2016 trải khắp trên các bang Arizona, New York, Texas, Michigan,… Tuy nhiên, giống như thị trường toàn cầu, nó vẫn ở giai đoạn đầu với rất nhiều chỗ cho những ý tưởng mới và cơ hội kinh doanh mới. Hơn 65% các dự án được thực hiện tại Hoa Kỳ là thử nghiệm hoặc chỉ bao gồm các phần của thành phố. Hầu hết các dự án là thử nghiệm, vì vẫn còn một số thách thức phải đối mặt trong việc đảm bảo các dự án và thực hiện chúng về mặt tài chính bền vững. Tương tự như vậy, các thành phố thông minh của Canada, một quốc gia thuộc khối Bắc Mỹ, đang áp dụng phương pháp và chiến lược mới để tận dụng công nghệ và dữ liệu vì lợi ích của cư dân của họ.
Copenhagen (Đan Mạch) – Thành phố thông minh
Hệ thống dữ liệu mở của Amsterdam (Hà Lan) Chính phủ Canada đã tích cực phát triển thành phố thông minh, trao quyền cho các cộng đồng địa phương một cách toàn diện hơn và thịnh vượng hơn về mặt kinh tế bằng cách khuyến khích đổi mới và sử dụng dữ liệu và công nghệ kết nối. Trong danh sách 10 thành phố thông minh của thế giới năm 2018 thì khối Bắc Mỹ có 2 đại diện là New York (Hoa Kỳ) và Toronto (Canada). Điều này cho thấy khối Bắc Mỹ vẫn đang trong giao đoạn phát triển theo xu thế thành phố thông minh. Thành phố Toronto- Canada được đánh giá rất cao về thành phố thông minh ở khu vực Bắc Mỹ. Để đổi phó với những hệ lụy của phát triển nhanh chóng như nhà ở giá rẻ, tỷ lệ sinh thấp, thất nghiệp tăng cao, chính quyền thành phố toronto đã nghiên cứu áp dụng nhiều chính sách, chiến lược thành phố thông minh như xây dựng Toronto trở thành trung tâm dịch vụ tài chính toàn cầu. Ngành công nghiệp tài chính cũng là xương sống trong nền kinh tế Canada, cũng gián tiếp và trực tiếp tạo ra 420.000 việc làm trên khắp Canada. Ngoài ra, Toronto còn là nơi cung cấp công nghệ thông tin, công nghệ ôtô của Cananda. Các chiến lược phát triển thành phố thông minh đã thu được kết quả bước đầu. Lực lượng lao động sáng tạo tại Toronto đã tăng 34% từ năm 2001. Các ngành văn hóa và nghệ thuật đã đóng góp 11,3 tỷ đô mỗi năm vào GDP chung của thành phố. (5) Thành phố thông minh tại Châu Âu vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Với sự giúp đỡ của Thành phố thông minh và Cộng đồng đối tác đổi mới châu Âu (EIP SCC), 78 thành phố ở châu Âu đã tiến hành xây dựng thành phố thông minh. EIP-SCC nhắm đến mục tiêu quan trọng là tiến tới phát triển xây dựng thành công 300 thành phố thông minh vào cuối năm 2019. Phần khó nhất, không phải là cải tạo các tòa nhà riêng lẻ, mà là tích hợp toàn bộ hệ thống nhằm tạo ra được 1 cộng đồng hoàn chỉnh. Copenhagen (Đan Mạch) dẫn đầu Chỉ số Thành phố xanh của Siemens cho châu Âu và cũng được chọn là Thủ đô xanh của châu Âu năm 2014. Copenhagen giảm phát thải CO2 nhờ khuyến khích được người dân di chuyển bằng xe đạp (6). Thành phố gần đây cũng đã hợp tác với MIT để phát triển một chiếc xe đạp thông minh được trang bị cảm biến để cung cấp thông tin thời gian thực cho không chỉ người lái mà còn cho các quản trị viên để tổng hợp dữ liệu mở về các vấn đề ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Amsterdam (Hà Lan) là thành phố tám năm liền dẫn đầu trong danh sách thành phố thông minh. Hệ thống dữ liệu mở của Amsterdam là hệ thống mà mọi người đều có thể truy cập thông tin và bất kỳ ai cũng có thể thêm các bộ dữ liệu khác vào bộ sưu tập. Dữ liệu Thành phố có sẵn trực tuyến (tiếng Hà Lan) và thật dễ dàng để tìm kiếm, tải xuống hoặc liên kết với hệ thống của riêng cá nhân. (7) Cũng như các khu vực khác trên thế giới, Châu Á đã được nhận diện trong các lĩnh vực phát riển thông minh đạt được, bao gồm có nền kinh tế thông minh, hành xử môi trường thông minh, quản trị thông minh, lối sống thông minh, giao thông thông minh và con người thông minh. Hàn Quốc có 2 thành phố nổi bật về đô thị thông minh là Songdo và Seoul. Dự án thành phố thông minh của Songdo được chia thành sáu lĩnh vực bao gồm: Vận tải, phòng ngừa tội phạm, phòng chống thiên tai, môi trường và tương tác công dân, cung cấp các ứng dụng thông minh trong đó nổi bật là quản lý mạng lưới nước sạch, nước thải và nước đã qua xử lý, nhà thông minh..Các dịch vụ thông minh khác liên quan đến nhà ở, cửa hàng, học tập, sức khỏe, … cũng đang tích cực triển khai (8). Seoul là thành phố thông minh nhất xét về mặt quản trị kỹ thuật số và dữ liệu công cộng. Hiện nay, thành phố có hơn 1.200 bộ dữ liệu mở cho công chúng và rất sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ người dân tham gia, chẳng hạn như hệ thống OASIS trực tuyến, cho phép công chúng đưa ra đề nghị lập các kế hoạch trực tuyến. Singapore là thành phố có tổ chức quy mô công nghệ tiên tiến hạng nhất và sạch sẽ nhất thế giới với hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời và sự cam kết mạnh mẽ để phát triển bền vững. Thành phố là một trong thành phố có carbon thấp nhất so với bất kỳ thành phố khác trên thế giới, chỉ khoảng 2,7 tấn carbon dioxide (CO2)/đầu người.
Phát triển đô thị – thành phố thông minh tại Việt Nam
Trong các năm qua, đã có 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam xây dựng và phê duyệt phát triển đề án đô thị thông minh dựa trên mô hình của tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin, trong đó mới chỉ tập trung việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chưa chú trọng vào việc đầu tư hạ tầng công nghệ. Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên được Tập đoàn công nghệ IBM chọn là 1 trong 33 thành phố trên thế giới. Đà Nẵng khi đó được nhận tài trợ từ chương trình thành phố thông minh hơn với tổng giá trị tài trợ hơn 50 triệu USD, sử dụng giải pháp điều hành trung tâm thông minh để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ người dân, cung cấp giao thông công cộng tốt nhất và giảm thiểu ách tắc giao thông. TP HCM và Hà Nội cũng đã có những bước triển khai cụ thể về những khía cạnh khác nhau của thành phố thông minh như thử nghiệm sử dụng thẻ thay vì bán vé xe bus truyền thống. Việc triển khai thành phố wifi ở một số nơi, những đề xuất về việc sử dụng điện thoại di động để truyền tải thông tin tình trạng giao thông hay những ý tưởng số hoá những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của một số doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội và Tập đoàn Công nghệ Dell thông qua Dell Global B.V (chi nhánh Singapore) sẽ hợp tác trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Kiến trúc chính quyền điện tử và thành phố thông minh của TP Hà Nội được xây dựng đảm bảo phù hợp, thống nhất với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam”, hướng dẫn xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh” và “Định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam” đã được Bộ Thông tin và truyền thông ban hành (9), hướng đến hình thành và phát triển kinh tế tri thức đưa thủ đô tham gia vào các diễn đàn TP thông minh trên thế giới. Ba thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng sẽ là một phần trong mạng lưới các thành phố thông minh của ASEAN do Singapore đề xuất trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32. Theo số liệu của Tập đoàn Vietel, yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam là tỉ lệ người sử dụng Internet/tổng dân số ở Việt Nam là khá lớn, lọt vào top 10 trong khu vực châu Á. Việt Nam hiện có khoảng 49 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ thâm nhập 51,5%. Một số đô thị có điều kiện thích hợp áp dụng mô hình đô thị thông minh như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Hạ Long, Huế, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn.
Hình 2 – Thành phố thông minh Châu Âu: Copenhagen (Đan Mạch) và Amsterdam Hà Lan (6) (7)
Songdo – thành phố thông minh Hệ thống Sondgo U-City thu thập dữ liệu thời gian thực 24 giờ từ các thiết bị tại chỗ như camera quan sát khác nhau, thiết bị cảm biến và dữ liệu thu thập được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu, phân tích nhằm cung cấp cho công dân các dịch vụ hữu ích. (8)
Hình 3 – Songdo (Hàn Quốc) – thành phố thông minh và hệ thống U – City (Nguồn: International Case Studies of Smart Cities, IDB, 2016) Bên cạnh sự phát triển của các thành phố lớn tại Việt Nam, các chủ đầu tư của các tập đoàn bất động sản cũng đang chuyển đổi sang xu hướng mới là phát triển khu đô thị thông minh. Khu đô thị “Thành phố thông minh” ở xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội do chủ đầu tư Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản và Tập đoàn BRG) ra mắt năm 2018 với diện tích 272ha và được phát động khởi công vào ngày 06/10/2019. Đây là một trong những dự án khu đô thị đầu tiên về thành phố thông minh tại Việt Nam. “Thành phố thông minh” ở phía Bắc Hà Nội được quy hoạch theo hướng thân thiện với thiên nhiên, phát triển các hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực năng lượng, sức khỏe, giáo dục. Một trong những chủ đầu tư cũng nhanh chóng cập nhật xu hướng thế giới là Tập đoàn Vingroup, tiền thân là Dự án Khu đô thị Vinhome Sportia nằm trên trục đại lộ Thăng Long, năm 2019, Tập đoàn Vingroup đã thay đổi thành Khu đô thị Vinhome Smart City – Đại đô thị Thông minh năng động. Với diện tích 280 ha, Vinhomes Smart City đã học hỏi và tổ chức vận hành ứng dụng theo mô hình đô thị thông minh trên thế giới như Singapore, Songdo của Hàn Quốc, Fujisawa của Nhật Bản. Có thể thấy, chủ đầu tư đã nắm bắt rất nhanh và ngay lập tức đổi hướng để đưa ra một mô hình khu đô thị mới với hệ sinh thái thông minh dựa trên 4 trục cốt lõi, gồm Smart Security (an ninh thông minh), Smart Management (vận hành thông minh), Smart Community (cộng đồng thông minh), Smart Home. Vinhome Smart City hứa hẹn an ninh – an toàn thông minh với hệ thống camera đa lớp tích hợp trí tuệ nhân tạo tự động nhận diện khuôn mặt, biển số xe, tự động cảnh báo đối tượng lạ trong khu đô thị, hệ thống thang máy thông minh, PCCC thông minh, giám sát chất lượng không khí, cảnh báo ô nhiễm môi trường và ứng dụng cập nhật tình trạng giao thông thành phố và khu đô thị qua phần mềm trên điện thoại.(6)
Hình 4 – Vinhome Smart City – Vận hành thông minh với Trung tâm điều hành tập trung 24/7 ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT) trong việc giám sát, vận hành toàn bộ đại đô thị. (10) (Nguồn: “Vingroup Chính Thức Ra Mắt Đại Đô Thị Thông Minh Vinhomes Smart City”, Vinhomes) Tập đoàn Ecopark cũng nhanh chóng bắt nhịp xu hướng thành phố thông minh khi tháng 5/2019 đã đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược triển khai dự án thành phố thông minh với Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ Ecotek và Fundacion Metropoli (thuộc Metropoli Ecosystems, Tây Ban Nha) tại phân khu mới của Ecopark là khu trung tâm thương mại với diện tích 70ha. Ecopark đặt mục tiêu phát triển, nỗ lực trở thành đô thị thông minh thí điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án Phát triển Đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến 2030”.
Kết luận
Phát triển đô thị – thành phố thông minh đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, môi trường và xã hội. Thế giới và Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình phát triển hướng tới các thành phố thông minh. Chất lượng cuộc sống của người dân trong thành phố thông minh sẽ được nâng cao nhờ vào những lợi ích khi một đô thị trở thành thành phố thông minh sẽ loại bỏ được khí thải nhà kính; có các giải pháp phòng chống tội phạm, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp; có các giải pháp giao thông và vận chuyển thông minh giúp tiết kiệm thời gian; triển khai các giải pháp y tế thông minh giúp nâng cao tuổi thọ; tạo ra nhiều việc làm; có các giải pháp lựa chọn nhà ở và tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm chi phí và có điều kiện thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Nguyễn Thị Vân Hương* (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 09-2019) —————————————————————————— Tài liệu tham khảo 1. “United 4 Smart Sustainable Cities”, Liên minh viễn thông thế giới. 2. “US City Decision Maker Survey – A Collaborative project run by IHS Markit and the US Conference of Mayors”, 6/2018 3. “What are smart cities?”, Ủy ban Châu Âu. 4. “Mô hình đô thị thông minh và sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia” , Nguyễn Văn Khôi, Phạm Lê Cường, Hà Minh Hiệp, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 5 năm 2017. 5. “Tìm hiểu về quy hoạch thành phố thông minh tại Canada – phần 1”, Lương Thị Kim Thanh, 2018, Cục tin học hóa – Bộ thông tin và truyền thông. 6. “With Help from Siemens, Copenhagen Will Meet 2025 Carbon Neutrality Target”, 2015, Siemens 7. “8years on amsterdam is still leading the way as a smart-city, https://towardsdatascience.com 8. ‘International Case Studies of Smart Cities’, IDB, 2016 9. “Hà Nội ký ghi nhớ hợp tác chiến lược xây dựng Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh với Tập đoàn Công nghệ Dell”, Cổng giao tiếp điện tử Hanoi portal. 10. “Vingroup Chính Thức Ra Mắt Đại Đô Thị Thông Minh Vinhomes Smart City”, Vinhomes. Read the full article
0 notes
Text
Thành phố thông minh: Xu hướng phát triển trên thế giới và Việt Nam
Các khái niệm về thành phố thông minh
Theo Ủy ban châu Âu, khái niệm đô thị thông minh được hiểu là:“Thành phố thông minh là nơi các mạng lưới và dịch vụ truyền thống được thực hiện hiệu quả hơn với việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và viễn thông vì lợi ích của cư dân và doanh nghiệp. Các thành phố sử dụng các giải pháp công nghệ để cải thiện quản lý và hiệu quả của môi trường đô thị.” (3) Liên minh viễn thông thế giới (ITU- International Telecomunications Union) định nghĩa: “Thành phố thông minh bền vững là đô thị sáng tạo sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả của hoạt động và dịch vụ đô thị và khả năng cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại và các thế hệ tương lai liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường cũng như văn hóa”. (1) Theo Luật về Đô thị và Cộng đồng thông minh của Hoa Kỳ, khái niệm đô thị thông minh được định nghĩa: “Thành phố thông minh hoặc cộng đồng thông minh là một cộng đồng ở đó được ứng dụng các công nghệ thông tin, truyền thông đổi mới sáng tạo, tiên tiến và đáng tin cậy, các công nghệ năng lượng và các cơ chế liên quan khác để: Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân; tăng hiệu lực và hiệu quả chi phí vận hành và cung cấp các dịch vụ dân sự; thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo ra một cộng đồng ở đó người dân cảm thấy tốt hơn về các mặt an toàn, an ninh, bền vững, có sức chống chịu, đáng sống và đáng làm việc.” (2) Hình 1 – Các lợi ích của đô thị – thành phố thông minh (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)
Các lĩnh vực quan trọng và lợi ích của thành phố thông minh
Theo Ủy ban châu Âu, có 6 lĩnh vực quan trọng trong thành phố thông minh là(I); Chính quyền điện tử bao gồm các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và tối ưu chức năng của các đơn vị hành chính(II); Kinh tế thông minh gồm các giải pháp đầu tư – sản xuất hiệu quả và thị trường lao động linh hoạt(III); Giao thông thông minh gồm các giải pháp hướng đến xanh và sạch, tiết kiệm chi phí và giảm khí thải, môi trường thông minh bao gồm các giải pháp về năng lượng sạch, toà nhà thông minh, tiêu thụ ít năng lượng(IV), Cư dân thông minh hướng đến một xã hội mở về thông tin(V); Cuộc sống thông minh bao gồm các giải pháp giúp nâng cao chất lượng sống của người dân về tiêu dùng – lối sống – an ninh – y tế.
Hình 2 – Mô hình 4 tầng của đô thị – thành phố thông minh (Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp và vẽ, 2019) Bên cạnh đó, Dịch vụ xử lý thông tin thành phố thông minh (IHS – Information Handling Services Markit) theo dõi dữ liệu của hơn 1015 dự án thành phố thông minh trên toàn thế giới đã phân tích và chia các yếu tố cơ bản của đô thị – thành phố thông minh tập trung ở các lĩnh vực sau: Giao thông và vận chuyển bao gồm nhưng không giới hạn, bán vé thông minh, bãi đậu xe thông minh và hệ thống giao thông thông minh; Hiệu quả năng lượng và tài nguyên bao gồm, nhưng không giới hạn ở lưới điện thông minh, cảm biến môi trường và quản lý tưới tiêu; Cơ sở hạ tầng vật lý bao gồm, nhưng không giới hạn, chiếu sáng đường phố thông minh, các tòa nhà thông minh và quản lý chất thải; Quản trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở các nền tảng dịch vụ hợp nhất và ứng dụng báo cáo di động; An toàn và bảo mật bao gồm, nhưng không giới hạn, giám sát video tích hợp và phân tích dự đoán; Chăm sóc sức khỏe bao gồm, nhưng không giới hạn, theo dõi bệnh nhân từ. (2)
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp, 2019) Có thể nhận thấy, các tổ chức, ủy ban cũng như các công ty có liên quan đến phát triển đô thị – thành phố thông minh đều có sự đánh giá, nhận định và đưa ra những lĩnh vực, yếu tố và lợi ích đạt được trong việc phát triển đô thị – thành phố thông minh khá tương đồng và thống nhất. Theo nghiên cứu của nhóm thuộc Tổng cục đo lường năm 2017 (4), để thiết lập được mô hình đô thị – thành phố thông minh cần xác định được mô hình 4 tầng của đô thị – thành phố thông minh bao gồm(i) tầng cảm biến,(ii) tầng mạng,(iii) tầng nền(iv) tảng và tầng ứng dụng. Trong 4 tầng này, các công nghệ cốt lõi mà tập trung tại tầng ứng dụng được xem là nền tảng quan trọng nhất của một đô thị thông minh.
Thực trạng và xu hướng phát triển thành phố thông minh trên thế giới
Khái niệm thành phố thông minh được biết đến từ năm 2009 với khởi nguồn của đề xuất của Tập đoàn IBM (Hoa Kỳ), tuy nhiên cho đến thời điểm này hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển thành phố thông minh bởi nhiều yếu tố về công nghệ, chỉnh sửa mô hình theo nhu cầu phát triển và phụ thuộc cả tiềm lực tài chính khi muốn phát triển toàn diện mô hình này. Hàng năm, vẫn có các bảng xếp hạng về các thành phố thông minh trên thế giới và vị trí thứ hạng thay đổi hàng năm tùy theo sự phát triển của mỗi khu vực châu lục cũng như mỗi thành phố. Khu vực Bắc Mỹ là nơi phát triển sôi động và tích cực các đô thị, thành phố thông minh. Theo nghiên cứu của Tập đoàn HIS Markit – Hoa Kỳ năm 2018, thị trường thành phố thông minh của Mỹ đã tăng trưởng mạnh so với năm 2016 trải khắp trên các bang Arizona, New York, Texas, Michigan,… Tuy nhiên, giống như thị trường toàn cầu, nó vẫn ở giai đoạn đầu với rất nhiều chỗ cho những ý tưởng mới và cơ hội kinh doanh mới. Hơn 65% các dự án được thực hiện tại Hoa Kỳ là thử nghiệm hoặc chỉ bao gồm các phần của thành phố. Hầu hết các dự án là thử nghiệm, vì vẫn còn một số thách thức phải đối mặt trong việc đảm bảo các dự án và thực hiện chúng về mặt tài chính bền vững. Tương tự như vậy, các thành phố thông minh của Canada, một quốc gia thuộc khối Bắc Mỹ, đang áp dụng phương pháp và chiến lược mới để tận dụng công nghệ và dữ liệu vì lợi ích của cư dân của họ.
Copenhagen (Đan Mạch) – Thành phố thông minh
Hệ thống dữ liệu mở của Amsterdam (Hà Lan) Chính phủ Canada đã tích cực phát triển thành phố thông minh, trao quyền cho các cộng đồng địa phương một cách toàn diện hơn và thịnh vượng hơn về mặt kinh tế bằng cách khuyến khích đổi mới và sử dụng dữ liệu và công nghệ kết nối. Trong danh sách 10 thành phố thông minh của thế giới năm 2018 thì khối Bắc Mỹ có 2 đại diện là New York (Hoa Kỳ) và Toronto (Canada). Điều này cho thấy khối Bắc Mỹ vẫn đang trong giao đoạn phát triển theo xu thế thành phố thông minh. Thành phố Toronto- Canada được đánh giá rất cao về thành phố thông minh ở khu vực Bắc Mỹ. Để đổi phó với những hệ lụy của phát triển nhanh chóng như nhà ở giá rẻ, tỷ lệ sinh thấp, thất nghiệp tăng cao, chính quyền thành phố toronto đã nghiên cứu áp dụng nhiều chính sách, chiến lược thành phố thông minh như xây dựng Toronto trở thành trung tâm dịch vụ tài chính toàn cầu. Ngành công nghiệp tài chính cũng là xương sống trong nền kinh tế Canada, cũng gián tiếp và trực tiếp tạo ra 420.000 việc làm trên khắp Canada. Ngoài ra, Toronto còn là nơi cung cấp công nghệ thông tin, công nghệ ôtô của Cananda. Các chiến lược phát triển thành phố thông minh đã thu được kết quả bước đầu. Lực lượng lao động sáng tạo tại Toronto đã tăng 34% từ năm 2001. Các ngành văn hóa và nghệ thuật đã đóng góp 11,3 tỷ đô mỗi năm vào GDP chung của thành phố. (5) Thành phố thông minh tại Châu Âu vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Với sự giúp đỡ của Thành phố thông minh và Cộng đồng đối tác đổi mới châu Âu (EIP SCC), 78 thành phố ở châu Âu đã tiến hành xây dựng thành phố thông minh. EIP-SCC nhắm đến mục tiêu quan trọng là tiến tới phát triển xây dựng thành công 300 thành phố thông minh vào cuối năm 2019. Phần khó nhất, không phải là cải tạo các tòa nhà riêng lẻ, mà là tích hợp toàn bộ hệ thống nhằm tạo ra được 1 cộng đồng hoàn chỉnh. Copenhagen (Đan Mạch) dẫn đầu Chỉ số Thành phố xanh của Siemens cho châu Âu và cũng được chọn là Thủ đô xanh của châu Âu năm 2014. Copenhagen giảm phát thải CO2 nhờ khuyến khích được người dân di chuyển bằng xe đạp (6). Thành phố gần đây cũng đã hợp tác với MIT để phát triển một chiếc xe đạp thông minh được trang bị cảm biến để cung cấp thông tin thời gian thực cho không chỉ người lái mà còn cho các quản trị viên để tổng hợp dữ liệu mở về các vấn đề ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Amsterdam (Hà Lan) là thành phố tám năm liền dẫn đầu trong danh sách thành phố thông minh. Hệ thống dữ liệu mở của Amsterdam là hệ thống mà mọi người đều có thể truy cập thông tin và bất kỳ ai cũng có thể thêm các bộ dữ liệu khác vào bộ sưu tập. Dữ liệu Thành phố có sẵn trực tuyến (tiếng Hà Lan) và thật dễ dàng để tìm kiếm, tải xuống hoặc liên kết với hệ thống của riêng cá nhân. (7) Cũng như các khu vực khác trên thế giới, Châu Á đã được nhận diện trong các lĩnh vực phát riển thông minh đạt được, bao gồm có nền kinh tế thông minh, hành xử môi trường thông minh, quản trị thông minh, lối sống thông minh, giao thông thông minh và con người thông minh. Hàn Quốc có 2 thành phố nổi bật về đô thị thông minh là Songdo và Seoul. Dự án thành phố thông minh của Songdo được chia thành sáu lĩnh vực bao gồm: Vận tải, phòng ngừa tội phạm, phòng chống thiên tai, môi trường và tương tác công dân, cung cấp các ứng dụng thông minh trong đó nổi bật là quản lý mạng lưới nước sạch, nước thải và nước đã qua xử lý, nhà thông minh..Các dịch vụ thông minh khác liên quan đến nhà ở, cửa hàng, học tập, sức khỏe, … cũng đang tích cực triển khai (8). Seoul là thành phố thông minh nhất xét về mặt quản trị kỹ thuật số và dữ liệu công cộng. Hiện nay, thành phố có hơn 1.200 bộ dữ liệu mở cho công chúng và rất sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ người dân tham gia, chẳng hạn như hệ thống OASIS trực tuyến, cho phép công chúng đưa ra đề nghị lập các kế hoạch trực tuyến. Singapore là thành phố có tổ chức quy mô công nghệ tiên tiến hạng nhất và sạch sẽ nhất thế giới với hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời và sự cam kết mạnh mẽ để phát triển bền vững. Thành phố là một trong thành phố có carbon thấp nhất so với bất kỳ thành phố khác trên thế giới, chỉ khoảng 2,7 tấn carbon dioxide (CO2)/đầu người.
Phát triển đô thị – thành phố thông minh tại Việt Nam
Trong các năm qua, đã có 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam xây dựng và phê duyệt phát triển đề án đô thị thông minh dựa trên mô hình của tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin, trong đó mới chỉ tập trung việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chưa chú trọng vào việc đầu tư hạ tầng công nghệ. Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên được Tập đoàn công nghệ IBM chọn là 1 trong 33 thành phố trên thế giới. Đà Nẵng khi đó được nhận tài trợ từ chương trình thành phố thông minh hơn với tổng giá trị tài trợ hơn 50 triệu USD, sử dụng giải pháp điều hành trung tâm thông minh để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ người dân, cung cấp giao thông công cộng tốt nhất và giảm thiểu ách tắc giao thông. TP HCM và Hà Nội cũng đã có những bước triển khai cụ thể về những khía cạnh khác nhau của thành phố thông minh như thử nghiệm sử dụng thẻ thay vì bán vé xe bus truyền thống. Việc triển khai thành phố wifi ở một số nơi, những đề xuất về việc sử dụng điện thoại di động để truyền tải thông tin tình trạng giao thông hay những ý tưởng số hoá những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của một số doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội và Tập đoàn Công nghệ Dell thông qua Dell Global B.V (chi nhánh Singapore) sẽ hợp tác trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Kiến trúc chính quyền điện tử và thành phố thông minh của TP Hà Nội được xây dựng đảm bảo phù hợp, thống nhất với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam”, hướng dẫn xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh” và “Định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam” đã được Bộ Thông tin và truyền thông ban hành (9), hướng đến hình thành và phát triển kinh tế tri thức đưa thủ đô tham gia vào các diễn đàn TP thông minh trên thế giới. Ba thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng s��� là một phần trong mạng lưới các thành phố thông minh của ASEAN do Singapore đề xuất trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32. Theo số liệu của Tập đoàn Vietel, yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam là tỉ lệ người sử dụng Internet/tổng dân số ở Việt Nam là khá lớn, lọt vào top 10 trong khu vực châu Á. Việt Nam hiện có khoảng 49 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ thâm nhập 51,5%. Một số đô thị có điều kiện thích hợp áp dụng mô hình đô thị thông minh như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Hạ Long, Huế, Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn.
Hình 2 – Thành phố thông minh Châu Âu: Copenhagen (Đan Mạch) và Amsterdam Hà Lan (6) (7)
Songdo – thành phố thông minh Hệ thống Sondgo U-City thu thập dữ liệu thời gian thực 24 giờ từ các thiết bị tại chỗ như camera quan sát khác nhau, thiết bị cảm biến và dữ liệu thu thập được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu, phân tích nhằm cung cấp cho công dân các dịch vụ hữu ích. (8)
Hình 3 – Songdo (Hàn Quốc) – thành phố thông minh và hệ thống U – City (Nguồn: International Case Studies of Smart Cities, IDB, 2016) Bên cạnh sự phát triển của các thành phố lớn tại Việt Nam, các chủ đầu tư của các tập đoàn bất động sản cũng đang chuyển đổi sang xu hướng mới là phát triển khu đô thị thông minh. Khu đô thị “Thành phố thông minh” ở xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội do chủ đầu tư Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản và Tập đoàn BRG) ra mắt năm 2018 với diện tích 272ha và được phát động khởi công vào ngày 06/10/2019. Đây là một trong những dự án khu đô thị đầu tiên về thành phố thông minh tại Việt Nam. “Thành phố thông minh” ở phía Bắc Hà Nội được quy hoạch theo hướng thân thiện với thiên nhiên, phát triển các hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực năng lượng, sức khỏe, giáo dục. Một trong những chủ đầu tư cũng nhanh chóng cập nhật xu hướng thế giới là Tập đoàn Vingroup, tiền thân là Dự án Khu đô thị Vinhome Sportia nằm trên trục đại lộ Thăng Long, năm 2019, Tập đoàn Vingroup đã thay đổi thành Khu đô thị Vinhome Smart City – Đại đô thị Thông minh năng động. Với diện tích 280 ha, Vinhomes Smart City đã học hỏi và tổ chức vận hành ứng dụng theo mô hình đô thị thông minh trên thế giới như Singapore, Songdo của Hàn Quốc, Fujisawa của Nhật Bản. Có thể thấy, chủ đầu tư đã nắm bắt rất nhanh và ngay lập tức đổi hướng để đưa ra một mô hình khu đô thị mới với hệ sinh thái thông minh dựa trên 4 trục cốt lõi, gồm Smart Security (an ninh thông minh), Smart Management (vận hành thông minh), Smart Community (cộng đồng thông minh), Smart Home. Vinhome Smart City hứa hẹn an ninh – an toàn thông minh với hệ thống camera đa lớp tích hợp trí tuệ nhân tạo tự động nhận diện khuôn mặt, biển số xe, tự động cảnh báo đối tượng lạ trong khu đô thị, hệ thống thang máy thông minh, PCCC thông minh, giám sát chất lượng không khí, cảnh báo ô nhiễm môi trường và ứng dụng cập nhật tình trạng giao thông thành phố và khu đô thị qua phần mềm trên điện thoại.(6)
Hình 4 – Vinhome Smart City – Vận hành thông minh với Trung tâm điều hành tập trung 24/7 ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT) trong việc giám sát, vận hành toàn bộ đại đô thị. (10) (Nguồn: “Vingroup Chính Thức Ra Mắt Đại Đô Thị Thông Minh Vinhomes Smart City”, Vinhomes) Tập đoàn Ecopark cũng nhanh chóng bắt nhịp xu hướng thành phố thông minh khi tháng 5/2019 đã đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược triển khai dự án thành phố thông minh với Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ Ecotek và Fundacion Metropoli (thuộc Metropoli Ecosystems, Tây Ban Nha) tại phân khu mới của Ecopark là khu trung tâm thương mại với diện tích 70ha. Ecopark đặt mục tiêu phát triển, nỗ lực trở thành đô thị thông minh thí điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án Phát triển Đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến 2030”.
Kết luận
Phát triển đô thị – thành phố thông minh đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, môi trường và xã hội. Thế giới và Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình phát triển hướng tới các thành phố thông minh. Chất lượng cuộc sống của người dân trong thành phố thông minh sẽ được nâng cao nhờ vào những lợi ích khi một đô thị trở thành thành phố thông minh sẽ loại bỏ được khí thải nhà kính; có các giải pháp phòng chống tội phạm, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp; có các giải pháp giao thông và vận chuyển thông minh giúp tiết kiệm thời gian; triển khai các giải pháp y tế thông minh giúp nâng cao tuổi thọ; tạo ra nhiều việc làm; có các giải pháp lựa chọn nhà ở và tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm chi phí và có điều kiện thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Nguyễn Thị Vân Hương* (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 09-2019) —————————————————————————— Tài liệu tham khảo 1. “United 4 Smart Sustainable Cities”, Liên minh viễn thông thế giới. 2. “US City Decision Maker Survey – A Collaborative project run by IHS Markit and the US Conference of Mayors”, 6/2018 3. “What are smart cities?”, Ủy ban Châu Âu. 4. “Mô hình đô thị thông minh và sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia” , Nguyễn Văn Khôi, Phạm Lê Cường, H�� Minh Hiệp, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 5 năm 2017. 5. “Tìm hiểu về quy hoạch thành phố thông minh tại Canada – phần 1”, Lương Thị Kim Thanh, 2018, Cục tin học hóa – Bộ thông tin và truyền thông. 6. “With Help from Siemens, Copenhagen Will Meet 2025 Carbon Neutrality Target”, 2015, Siemens 7. “8years on amsterdam is still leading the way as a smart-city, https://towardsdatascience.com 8. ‘International Case Studies of Smart Cities’, IDB, 2016 9. “Hà Nội ký ghi nhớ hợp tác chiến lược xây dựng Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh với Tập đoàn Công nghệ Dell”, Cổng giao tiếp điện tử Hanoi portal. 10. “Vingroup Chính Thức Ra Mắt Đại Đô Thị Thông Minh Vinhomes Smart City”, Vinhomes. Read the full article
1 note
·
View note