thongtinnghebep
Thông Tin Nghề Bếp
13 posts
Nghề đầu bếp là một trong những ngành nghề đòi hỏi cao về số lượng lẫn chất lượng. Vậy bạn nghĩ nghề đầu bếp có tương lai không? Và học nghề đầu bếp ở đâu tphcm? trung tâm dạy nấu ăn ở tphcm nào chất lượng? hãy theo dõi Blog Thông Tin Nghề Bếp để hi��u thêm nhé
Don't wanna be here? Send us removal request.
thongtinnghebep · 6 years ago
Text
Cách làm nước sốt mì Ý thơm ngon khó cưỡng
iều đặc biệt ẩm thực trong vùng của Ý đặc trưng đó chính là món mỳ Ý. Mỳ ống Ý được làm từ bột mì, là thực phẩm được nhiều người châu Âu ưa chuộng. Vị bùi của sợi mỳ kết hợp với nước sốt cà chua thơm lừng, độc đáo sẽ khiến ai một lần thưởng thức thì khó thể quên mùi vị của món ăn này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm nước sốt mì ý ngon mang phong cách ẩm thực châu Âu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước sốt mì ý đơn giản. Hãy cùng tham khảo nhé! Có rất nhiều cách làm sốt mì Ý mà có thể bạn vẫn chưa biết. Ngoài sốt thịt bò bằm với cà chua, thì hôm nay Thông Tin Nghề Bếp sẽ hướng dẫn bạn cách làm nhanh 2 loại sốt mì Ý là sốt trộn cay kiểu Thái và carbonara kiểu Âu Mỹ. Cùng thực hiện ngay nhé! Sốt mì ý kiểu Thái Nguyên liệu sốt mì Ý kiểu Thái - 3 muỗng canh tương ớt (bạn chọn loại tương của Hàn Quốc, nếu không bạn chọn loại tương ớt Việt Nam cũng được, tuy nhiên độ cay sẽ ít hơn). - 2 muỗng canh nước tương - 2 muỗng canh dầu mè - 10ml giấm - 2 muỗng cà phê tỏi băm. Cách làm sốt mì Ý kiểu Thái
Thơm thơm cay cay của sốt mì Ý kiểu Thái (Ảnh: Internet)
- Chuẩn bị chén cho tương ớt, nước tương và dầu mè vào trộn đều lên với nhau. - Mì Ý luộc cho mềm, sau đó bạn ngâm vào nước lạnh 2 phút để mì săn hơn, không bị nát. Đối với định lượng mì Ý cho khoảng 2 người ăn, bạn chỉ cần sử dụng ½ nắm mì như trong hộp vẫn bán ngoài siêu thị là được. - Tiếp theo đó, bạn cho vào đó ½ trái hành tây thái lát mỏng, 1 nắm rau húng cắt nhỏ và một ít dưa leo cắt nhỏ. - Cho mì Ý ra đĩa, bạn trộn mì với nước sốt vừa pha cho thật đều và nhẹ tay, rắc thêm một ít mè trắng rang và trứng gà luộc. Chỉ đơn giản như thế là bạn đã có ngay 2 phần mì Ý sốt cay kiểu Thái “ngon lành cành đào” rồi đấy. Sốt Carbonara kiểu Âu Mỹ Nguyên liệu sốt Carbonara kiểu Âu Mỹ - 250 gr thịt ba chỉ hun khói - 1 lòng đỏ trứng gà - 3 muỗng canh kem tươi (whipping cream) - 2 muỗng canh pho mát parmigiano Reggiano - 1 nắm mùi tây thái nhỏ - 2 muỗng canh hành tây băm nhỏ - 1 bịch mì Ý bất kì - Dầu olive hoặc bơ nhạt - Muối tiêu
Thơm ngon béo ngậy với sốt carbonara kiểu Âu Mỹ (Ảnh: Internet) ​
Cách làm Carbonara kiểu Âu Mỹ - Đun sôi nồi nước có cho chút muối vào, cho mì vào luộc khoảng 20 phút rồi đổ mỳ ra. Lưu ý không nên xả nước lạnh vì xả nước sẽ làm cho mì bị mất đi lớp bao bên ngoài khiến mì để lâu sẽ bị dính vào nhau. - Đánh lòng đỏ trứng với kem tươi và pho mát. - Tiếp đến chuẩn bị chảo đun nóng cho 1 muỗng dầu olive vào cho hành tây vào xào thơm, rồi tiếp đến cho thịt vào đảo với hành và một ít tiêu. Thịt xông khói đã có nêm nếm rồi nên chúng ta không cần nêm thêm gì nữa chỉ cho chút tiêu vào cho thơm. - Khi thịt bắt đầu săn lại thì cho mì vào xào chung với thịt, nếu thấy chảo khô quá bạn có thể cho thêm dầu olive vào. - Xào thịt và mì trong khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, tiếp theo chp hỗn hợp lòng đỏ trứng, kem tươi và pho mát vào chảo mì, trộn đều đến khi sợi mì ngấm và săn bóng lại, hơi nóng trong chảo sẽ làm pho mát chảy ra và hòa quyện với mì. - Cho mùi tây vào chảo, đảo đều lần cuối vậy là đã hoàn thành sốt carbonara kiểu Âu Mỹ. Như vậy chỉ với những bước thật đơn giản chúng ta đã làm được 2 loại sốt ăn mì Ý thật sành điệu rồi đúng không nào. Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp ngay và làm cho gia đình cùng thưởng thức. Nếu các bạn đam mê học nấu ăn thì có thể tham khảo chương trình học của CET để có thể đăng ký cho mình khóa học để trao dồi kỹ năng nấu nướng nhé. Chúc các bạn thành công nhé.  
nguồn từ: THÔNG TIN NGHỀ BẾP - BLOG http://thongtinnghebep.weebly.com/blog/cach-lam-nuoc-sot-mi-y-thom-ngon-kho-cuong
0 notes
thongtinnghebep · 6 years ago
Text
Balsamic là gì?
​Balsamic là nguyên liệu không thể thiếu khi nhắc tới loại gia vị hảo hạng với mức giá hàng triệu đồng mỗi chai 100ml trong ẩm thực Ý. Vậy Balsamic là gì? Tại sao Balsamic lại đắt đỏ đến thế? Hãy cùng Blog Thông Tin Nghề Bếp khám phá bí mật của loại gia vị đặc biệt này nhé.
Giấm Balsamic thuộc hàng đắt đỏ trên thế giới (Ảnh: Internet)
Balsamic là gì?
​Với các đầu bếp hay ứng viên tìm việc bếp chuyên món Âu chắc chắn sẽ chẳng còn xa lại gì với thuật ngữ này. Balsamic là một loại giấm đặc biệt có xuất xứ từ vùng Emilia – Romagma (miền Bắc nước Ý). Balsamic có màu đen đặc trưng, khác với các loại giấm thông thường khác. Giấm Balsamic truyền thống còn gọi là “giấm vua” – “giấm quý tộc” bởi quy trình sản xuất vô cùng công phu, chất lượng lại hảo hạng với mức giá thuộc hàng đắt đỏ trên thế giới.  
Giấm Balsamic bao nhiêu tiền?
​Hiện nay, trên thị trường có 2 loại giấm Balsamic: - Balsamic công nghiệp: mức giá niêm yết thường khoảng 100 nghìn đồng/ chai 500ml. - Balsamic thủ công tuyền thống: giá 1 chai 100ml có thời gian ủ là 12 năm là 100USD. Cũng là chao 100ml nhưng ủ 25 năm sẽ có giá 400USD. 
Cách làm giấm balsamic
​Quy trình sản xuất 1 chai giấm Balsamic rất phức tạp, tốn thời gian và đòi hỏi sự chuyên tâm, tỉ mỉ của người chế biến. Nguyên liệu của giấm là những chùm nho trắng Trebiano hoặc Lambrusco được thu hoạch muộn. Có nhiều nơi dùng các loại nho ngon của địa phương như Tocai Fruilano và Reoscou… Nho sau khi được sơ chế sẽ ép lấy nước, nấu sôi đến khi cô đặc và mất đi khoảng 30% so với dung tích ban đầu. Tiếp đó, nước nho được lắng cặn, các nghệ nhân sẽ cho vi khuẩn vào để lên men. Nước nho được ủ trong thùng gỗ được làm từ gỗ sồi suốt nhiều năm. Đặc biệt, trong quá trình ủ, Balsamic sẽ được chuyên qua nhiều thùng gốc khác nhau để ướp lấy hương vị trong từng thớ gỗ, tạo nên vị ngọt tự nhiên và hương thơm đặc biệt. 
Một lò sản xuất giấm Balsamic ở Emilia-Romagna (Ảnh: Internet)
Thời gian ủ tối thiểu để làm được Balsamic truyền thống là 12 năm, các giai đoạn tiếp theo là 18, 25 năm, nếu đạt đến hương vị hảo hạng thì có thể lên tới 30-40 năm. Balsamic giống như rượu vang, bạn càng để lâu năm giấm sẽ càng đậm đà và thơm ngon hơn. Để làm được 1 lít giấm truyền thống, bạn phải sử dụng gần 100 lít nước ép nho tươi. Chính vì thế, giá trị của giấm Balsamic là rất lớn. Cũng vì thế mà giấm Balsamic vào hàng những thực phẩm đắt nhất thế giới.
Giấm Balsamic mua ở đâu
Hiện nay trên thị trường, bạn có thể mua giấm Balsamic công nghiệp tại các siêu thị hoặc đặt hàng qua website bán hàng trực tuyến. Với giấm Balsamic truyền thống, bạn rất khó mua tại Việt Nam mà chỉ có thể mua hoặc order tại các cửa hàng bán hàng Ý nhập khẩu hoặc nhờ người quen bên ý mua giùm để có được loại giấm chất lượng và hảo hạng nhất.
Cách làm salad măng tây dâu với giấm balsamic
Nguyên liệu làm salad măng tây dâu - 200gr măng tây - 200gr dâu tươi - 100gr mì Ý - 2 thìa súp dầu –liu - 2 thìa canh giấm Balsamic - 1 thìa canh nước cốt chanh - ¼ thìa café muối - 1 thìa café đường - ½ thìa café lá thơm khô - Dầu ăn
Salad măng tây dâu với giấm Balsamic (Ảnh: Internet)
Cách làm salad măng tây dâu - Luộc mì ý, xả qua nước lạnh, để ráo nước. - Cho một ít dầu ăn vào xóc đều để mì không bị dính. - Măng tươi thái miếng vừa ăn. - Hòa tan nước cốt chanh với Balsamic, muối, đường và dầu oliu. - Cho lá thơm khô vào chảo, đảo qua cho dậy mùi thơm. - Xếp măng tây, mì Ý, dâu ra đĩa, rưới sốt dầu giấm Balsamic, rắc một chút lá thơm khô vào, trộn đều trước khi dùng.
Mẹo nhỏ
​Khi chế biến, bạn có thể gia giảm lượng đường, muối để sốt dầu giấm vừa theo khẩu vị của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên nêm quá ngọt sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của giấm Balsamic. Có thể bạn quan tâm:
Cayenne pepper là gì? Tự làm cayenne pepper tại nhà
Tham khảo các loại nước sốt châu Âu nức tiếng khắp thế giới
Khám phá đặc trưng các loại nước xốt của Pháp
  nguồn từ: THÔNG TIN NGHỀ BẾP - BLOG http://thongtinnghebep.weebly.com/blog/balsamic-la-gi
0 notes
thongtinnghebep · 6 years ago
Text
Có nên du học ngành đầu bếp? Điều kiện xin học bổng du học
Ngành Bếp là một ngành học có sức hút lớn trong các quốc gia có nền du lịch phát triển như Việt nam. Thế nhưng, khái niệm du học ngành Đầu bếp lại là điều khá mới mẻ mà chưa hẳn bạn trẻ nào cũng nghĩ tới điều này. Bởi theo họ, du học ngành Đầu bếp không đơn giản và liệu có nên du học ngành Đầu bếp trong thời điểm này hay không? Để hiểu hơn về điều này, chúng ta cùng  Blog Thông Tin Nghề Bếp  đến với những thông tin hữu ích này ngay sau đây nhé!
Du học nghề Bếp là ước mơ của nhiều người (Ảnh: Internet)
Du học ngành đầu bếp tại nước ngoài Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, F&B là một ngành có tỷ lệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Khi mà chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì con người ngày càng chú trọng và khắt khe hơn đến những dịch vụ đời sống và ẩm thực. Do đó các đầu bếp hiện nay, ngoài việc được đào tạo bài bản về chuyên môn, họ còn phải cập nhật liên tục và nâng cao các kiến thức, khả năng sáng tạo và nhiều kỹ năng khác để có bước tiến trong sự nghiệp. Chính vì thế mà sau khi hoàn thành các khóa học đào tạo bài bản và chuyên sâu trong nước, thông thường nhiều bạn trẻ sẽ nghĩ tới việc du học tại nước ngoài để mở mang và hoàn thiện kỹ năng nghề Bếp. Là một ngành đòi hỏi chuyên môn cùng nhu cầu tuyển dụng cao, nhiều quốc gia mở rộng chào đón các học sinh đến du học ngành này. Không chỉ có thu nhập cao, có khả năng tự trang trải chi phí du học mà sau khi có bằng, nghề Bếp sẽ là cánh cửa lớn giúp bạn dễ dàng xin định cư tại nước ngoài hơn. Có nên du học ngành đầu bếp? Du học ngành đầu bếp là cơ hội để các bạn trẻ nâng cao hơn nữa kiến thức, được tiếp xúc với các chương trình đào tạo quốc tế và phương pháp học hiện đại ở các quốc gia có nền ẩm thực phát triển, nổi tiếng thế giới. Trong khi đ��, có thể điều kiện học tập trong nước đôi khi chưa đáp ứng được. Sau thời gian “chinh chiến” tại xứ người, đa số các du học sinh trở về nước thường mạnh dạn, tự tin và xin việc với mức lương hậu hình dễ dàng hơn ở các nhà hàng, khách sạn có quy mô, đẳng cấp  hơn. Hoặc dễ dàng hơn khi hiện thực hóa kế hoạch tụ kinh doanh riêng. Đặc biệt, du học nghề Bếp còn cho phép bạn tăng thêm cơ hội để định cư nước ngoài. Và đây có thể sẽ là bước đệm vững chắc giúp bạn thăng tiến nhanh hơn trên lộ trình nghề nghiệp. >> Xem thêm: Nghề đầu bếp cần những gì? Điều kiện xin học bổng du học? Nếu bạn đang có ý định xin học bổng du học, bạn phải đáp ứng được những điều kiện như sau: - Có sự chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe, tài chính - Có hồ sơ xin học bổng bao gồm: đơn xin học bổng, bảng thành tích và chứng nhận đạt được nơi từng học/ từng công tác hoặc các hoạt động ngoại khóa - Thư giới thiệu của đơn vị đang theo học/ công tác - Thư tự giới thiệu Nên du học ngành đầu bếp tại nước nào? Để chọn đúng nơi du học nghề bếp, bạn nên tham khảo một số nước phát triển như: Pháp, Úc, Canada, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Đức… đây là những nước có nền kinh tế và ẩm thực lớn mạnh, phát triển ở mức cao. Học ngành đầu bếp ở đâu tại Việt Nam? Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên học ngành Đầu bếp ở đâu tại Việt Nam thì bạn có tham khảo một số trường dạy nghề chuyên nghiệp như Hướng Nghiệp Á Âu hay CET (trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch TP.HCM. Đây là những trường đào tạo nghề nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ hiện nay. Ngoài chương trình đào tạo bài bản theo lộ trình hay cơ sở vật chất hiện đại, giảng viên giỏi và giàu kinh nghiệm thì tại đây bạn còn có thể tìm kiếm được cơ hội xin các học bổng du học nghề bếp tại Úc hay Mỹ… qua chương trình Hợp tác đào tạo cấp Chứng chỉ quốc tế tại Việt Nam.
Nền tảng vững chắc trước khi học tập tại nước ngoài
Để có được một suất học bổng du học ngành Đầu bếp tại những trường này, bạn được đòi hỏi một số giấy tờ liên quan bắt buộc để kiểm tra và đảm bảo năng lực tay nghề. Để biết thêm thông tin về các suất học bổng du học Bếp, bạn có thể tìm kiếm tại hệ thống các website chính thức, fanpage của các trường mà mình dự định muốn theo học hoặc tham gia các diễn đàn do nhà trường tổ chức. Khi nắm bắt kịp thời và nhanh chóng, bạn sẽ có được những thông tin cần thiết cho công cuộc “săn” học bổng hấp dẫn này. Cũng có thể bạn cũng có thể tham khảo tại đây để lựa chọn cho mình khóa học trung cấp nấu ăn tại CET để nâng cao tay nghề trước khi lựa chọn để đi du học Bếp nhé. Bài viết liên quan:
Tâm sự nghề đầu bếp: luôn có niềm vui nhưng cũng lắm khó nhọc
Những câu nói hay về nghề đầu bếp tiếp lửa đam mê
nguồn từ: THÔNG TIN NGHỀ BẾP - BLOG http://thongtinnghebep.weebly.com/blog/co-nen-du-hoc-nganh-dau-bep
0 notes
thongtinnghebep · 6 years ago
Text
Tâm sự nghề đầu bếp: luôn có niềm vui nhưng cũng lắm khó nhọc
Nằm trong danh sách những ngành nghề hot hiện nay, nghề Đầu bếp thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều bạn trẻ bởi cơ hội việc làm mở rộng và mức thu nhập lý tưởng. Tuy vậy, ngoài những niềm vui, hào nhoáng, khi làm việc nghề Đầu bếp luôn có những tâm sự, trở ngại mà không phải ai cũng biết.
Nụ cười hạnh phúc của người Đầu bếp (Ảnh: Internet)
Đầu bếp luôn có nhiều niềm vui
Có người đã từng nói rằng, “nấu ăn là cả một nghệ thuật và người nấu ăn là một nghệ sĩ”. Nghệ thuật này không chỉ là công việc của xã hội hay tô điểm để cuộc đời thêm sinh động mà nghệ thuật này rất ý nghĩa và thiết thực. Ăn uống luôn là nhu cầu cần thiết, con người ta có thể sống không sắm sửa quần áo, không đi chơi vào mỗi ngày… nhưng nếu không ăn không uống bạn sẽ chết. Kéo theo sự phát triển của cuộc sống hiện đại, tiêu chí ăn no mặc ấm trước đây đã được “nâng cấp” thành ăn ngon và mặc đẹp. Và để ăn ngon, ăn no, đầy dinh dưỡng luôn cần có đôi bàn tay tài hoa của những vị Đầu bếp chuyên nghiệp. Trở thành một người Đầu bếp, bạn vừa có thể tự tay nấu ăn, chăm sóc gia đình thân yêu lại vừa có thể kiếm thêm tài chính. Và đối với bất kỳ Đầu bếp nào, niềm hạnh phúc của họ chính là mỗi lời khen ngợi, cảm ơn của thực khách. Những lời đó cũng chính là nguồn năng lượng to lớn giúp họ vượt qua những khó khăn, trở ngại của nghề Bếp. Không như trước đây, công việc của Đầu bếp thường nhàm chán và không được nhìn nhận, giờ đây người Đầu bếp lại được quan tâm và được quan tâm rất nhiều. Công việc của họ cũng trở nên thú vị hơn, không chỉ quanh quẩn trong khuôn khổ nấu ăn, họ có thể sáng tạo nên những món ăn độc lạ hoặc làm thêm những nghề tay trái như dạy nghề, tư vấn dinh dưỡng hay tham gia các cuộc thi nấu ăn… Chính những trải nghiệm đó không chỉ mang lại nhiều niềm vui và giúp đời sống tinh thần của người Đầu bếp luôn “sinh sôi nảy nở” mà còn mang lại thu nhập cao cho họ. >>> Xem thêm: Những câu nói hay về nghề đầu bếp tiếp lửa đam mê
Nhưng vẫn có lắm khó nhọc
Luôn có những vất vả, trở ngại nhưng không bao giờ bỏ cuộc (Ảnh: Internet)v
Hiện nay, nghề Đầu bếp có mức lương tương đối cao so với các ngành nghề khác, lương của một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ từ 8 – 15 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn rất nhiều tùy vào năng lực, kinh nghiệm, vị trí và địa điểm làm việc. Tuy nhiên, để trở thành một Đầu bếp, bạn phải trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện rồi dần tích lũy kinh nghiệm từ những công việc đơn giản như chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế, dọn rửa dụng cụ... Sau đó, sẽ có cơ hội đảm nhiệm các vị trí cao hơn. Do tính chất đặc thù của công việc, nên quá trình học nghề và làm nghề Đầu bếp rất vất vả. Không chỉ thường xuyên tiếp xúc với khói lửa, dao kéo, mùi vị… Mà bạn còn phải thức khuya dậy sớm, cường độ công việc tăng cao vào những ngày lễ, Tết. Và Đầu bếp phải đứng hoàn toàn trong giờ làm chỉ được ngồi khi cần nghỉ ngơi, uống nước, đi vệ sinh. Không chỉ vất vả về chân tay, các Đầu bếp còn phải chịu áp lực rất lớn về mặt tinh thần khi làm việc. Đó chính là thời gian chế biến món ăn cho khách, phải luôn đảm bảo hương vị chất lượng, phải đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ… Do đó, nếu không rèn luyện, không đủ ý chí, bạn sẽ dễ chán nản và bỏ cuộc. Nghề bếp cũng như bất kỳ ngành nghề khác, bên cạnh những niềm vui, niềm hoan hỷ trong công việc, thì nghề Bếp cũng tồn tại rất nhiều khó khăn thử thách. Vì thế, để theo đuổi nghề, bạn cần tìm hiểu kỹ những ưu – nhược điểm để có sự chuẩn bị tốt nhất trên con đường trở thành một Đầu bếp chuyên nghiệp nhé! Bài viết liên quan
Bạn đã biết học nghề đầu bếp cần những gì?
Chương trình đào tạo Trường trung cấp nấu ăn CET khác gì với đại học?
Học nghề đầu bếp ở đâu Tphcm
nguồn từ: THÔNG TIN NGHỀ BẾP - BLOG http://thongtinnghebep.weebly.com/blog/tam-su-nghe-au-bep
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Text
Những câu nói hay về nghề đầu bếp tiếp lửa đam mê
Nghề Bếp là một trong những nghề thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, ngành này lại có những khó khăn khiến nhiều bạn trẻ đam mê chùn chân lùi bước. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này thì hãy đọc ngay những câu nói hay về nghề Đầu bếp. Chúng sẽ tiếp thêm lửa để bạn quyết tâm thực hiện đam mê.
Những câu nói hay về nghề Đầu bếp tiếp thêm cho bạn năng lượng để thực hiện đam mê (Ảnh: Internet)
Heston Blumenthal
“Nấu ăn là phải tập trung, bạn cần học được cái tĩnh trong tâm hồn như bạn đang đi trong một khu rừng vắng, như thế món ăn mới được nấu ra một cách tinh tế nhất” – Đây là câu nói mà người Đầu bếp “tự học” nổi tiếng Heston Blumenthal gửi đến những ai có cùng hướng đi. Đối với Bếp trưởng Heston Blumenthal, sự tĩnh tâm, tập trung trong tâm hồn có vai trò quan trọng giúp người Đầu bếp thăng hoa với món ăn của mình chế biến. Chính suy nghĩ này cũng đã góp phần giúp ông khai phá thành công và đưa ẩm thực phân tử trở thành xu hướng trên toàn thế giới.
Pierre Hermé
​“Sáng tạo, kiên trì và chăm chỉ là những yếu tố tạo nên sự thành công của người thợ làm bánh” – Pierre Hermé, vua bánh ngọt người Pháp đã nói như thế. Với ông, bí quyết chinh phục nghề làm bánh khá đơn giản, tất cả các yếu tố đều đến từ bản thân của mỗi người. Nếu bạn luôn nỗ lực thì chắc chắn thành công sẽ đến. Và nhờ vào sự cố gắng không ngừng nghỉ, những chiếc bánh ngọt mà Pierre Hermé tạo ra luôn được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ, đạt được độ tinh xảo từ hương vị cho đến hình thức bên ngoài.
Pierre Hermé, vua bánh ngọt người Pháp đã có nhiều thông điệp ý nghĩa về nghề Đầu bếp (Ảnh: Internet
Bếp trưởng Alain Nguyễn
​“Cảm giác người ta ăn đồ của mình rồi quay sang khen ngon, nó hạnh phúc hơn được cho cả cục tiền” – Bếp trưởng Alain Nguyễn cho biết. Bếp trưởng Alain Nguyễn là người có niềm đam mê và lòng nhiệt thành cao độ với nghề Bếp. Năm 2016, ông làm giám khảo của chương trình Vua Đầu Bếp Nhí và để lại nhiều ấn tượng với những nhận xét giúp ích cho rất nhiều thí sinh. Câu nói của ông nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực tế nó là tâm sự và là tâm niệm của tất cả Đầu bếp. Đó đơn giản là mang những món ăn ngon nhất đến với thực khách.
Gordon Ramsay
​“Nấu ăn là một nghề đòi hỏi sức khỏe, gan lì, tầm nhìn và tư duy mở. Còn gì tuyệt vời hơn khi đi khắp thế giới và thưởng thức những món hảo hạng nhất” – Gordon Ramsay. Câu nói của vị Bếp trưởng lừng danh này đã trở thành động lực để các bạn trẻ trên thế giới tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. ​ Bên cạnh đó, ông còn có rất nhiều câu nói truyền động lực mạnh mẽ như: “Con tôi có th��� trở thành một Đầu bếp nổi tiếng, nhưng sẽ phải tìm một ai đó khác để mà học nghề chứ không phải tôi”. Qua điều này, bạn có thể nhận thấy rằng, người Đầu bếp này có một quan niệm làm việc khác biệt như thế nào. Và cũng chính sự khác biệt này đã giúp ông có được những thành công vang dội trong giới.
Đầu bếp Gordon Ramsay (Ảnh: Internet
Đầu bếp Phan Tôn Tịnh Hải
Thạc sĩ Ẩm thực và Dinh dưỡng, Đầu bếp Phan Tôn Tịnh Hải đã từng nói rằng: “Không ai giỏi ngay lần đầu, không trải qua thất bại thì chẳng biết mùi vị thành công ngọt ngào ra sao.” Phan Tôn Tịnh Hải là một trong những nữ Đầu bếp đã góp phần đưa ẩm thực Việt Nam mà đặc biệt là ẩm thực cung đình Huế ra thế giới. Chị không chỉ là một Đầu bếp đơn thuần mà còn là một giảng viên đã giúp đỡ và truyền lửa cho rất nhiều thế hệ các bạn trẻ theo đuổi nghề Bếp. Bên cạnh đó, là giám khảo đồng hành cùng nhiều thí sinh trong các cuộc thi về Đầu Bếp, nên hơn ai hết Phan Tôn Tịnh Hải hiểu về những khó khăn mà các bạn trẻ gặp phải. Vì vậy, trong quá trình hướng dẫn chị đã luôn có những câu nói động viên, tiếp thêm năng lượng cho các bạn có thể kiên trì thực hiện ước mơ. ​ Những câu nói hay về nghề Đầu bếp mà chúng tôi chia sẻ ở trên là lời nhắn, lời động viên đến những bạn đã, đang và sẽ theo đuổi đam mê nghề Bếp. Nếu gặp phải khó khăn, thử thách hay thất bại, bạn hãy dành chút thời gian nhìn lại chặng đường mình đã đi, nhìn lại mục tiêu mình đặt ra và đọc lại những câu nói trên để có thêm niềm tin và năng lượng học tập và làm việc nhé! Tham khảo thêm:
Bạn đã biết học nghề đầu bếp cần những gì?
Chương trình đào tạo Trường trung cấp nấu ăn CET khác gì với đại học?
nguồn từ: THÔNG TIN NGHỀ BẾP - BLOG http://thongtinnghebep.weebly.com/blog/nhung-cau-noi-hay-ve-nghe-au-bep
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Text
Bạn đã biết học nghề đầu bếp cần những gì?
“Học nghề Đầu bếp cần gì?” là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ có niềm đam mê và mong muốn theo đuổi nghề Bếp. Hãy cùng thongtinnghebep.weebly.com tìm ra câu trả lời trong bài viết sau đây nhé! Nằm trong danh sách những nghề có tương lai ngay thời điểm hiện tại và trong 10 – 15 năm tới, nghề Đầu bếp mang đến mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc thú vị. Hơn nữa, nghề Đầu bếp còn dành cho mọi đối tượng từ những bạn đã xác định gắn bó tương lai với nghề Bếp, những bạn tốt nghiệp THCS, THPT đến những bạn đang học hệ Đại học, Cao đẳng cần một công việc làm thêm ổn định để trang trải cho việc học kéo dài suốt 4 năm.
Một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai sẽ là một ưu điểm giúp bạn gắn bó lâu dài với nghề (Ảnh: Internet)
Học nghề Đầu bếp cần những gì?
Đủ 14 tuổi và đủ sức khỏe ​ Căn cứ theo điều 61 của Bộ luật Lao động 2012, chỉ cần bạn đủ 14 tuổi trở lên là có thể theo học nghề. Ngoài ra, với đặc thù làm việc xuyên suốt nhiều giờ liền, để có thể trở thành Đầu bếp, bạn cần phải có một thể lực tốt, cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và không mắc các bệnh truyền nhiễm, những bệnh ngoài da… để đảm bảo yêu cầu công việc. ​Sự quyết tâm và yêu nghề Như đã nói ở trên, đặc thù của nghề Đầu bếp tương đối vất vả vì khối lượng công việc hằng ngày lớn và áp lực cao. Hơn nữa, khi vừa bước chân vào nghề, bạn cần phải trải qua các công việc bình thường của Phụ bếp, rồi từ đó trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn, do đó có phần nhàm chán vì công việc có phần lặp đi lặp lại. Vì thế, điều bạn rất cần chính là một trái tim nhiệt huyết và yêu nghề, để giúp bạn vượt qua những khó khăn và đi “đường dài” với nghề. Vì mất khá nhiều thời gian để có thể tích lũy kinh nghiệm và đi đến vị trí bạn mong muốn nên trước hết bạn cần phải làm những điều sau: Xác định cho mình một tinh thần học tập nghiêm túc, vạch ra mục tiêu cụ thể, phân tích điểm mạnh yếu của bản thân, dành thời gian tích lũy kiến thức, trui rèn kỹ năng, kinh nghiệm và cống hiến hết mình... Không ngừng sáng tạo và học hỏi Khi đã bước chân vào bất kỳ ngành nghề nào, không riêng gì nghề Bếp, bạn phải luôn không ngừng sáng tạo, đổi mới Bước vào nghề Bếp là bạn tiến vào một thế giới kiến thức ẩm thực phong phú từ cách chế biến đến các nguyên vật liệu, dụng cụ… Ngoài ra, những xu hướng, phương pháp, kỹ năng nấu nướng luôn không ngừng đổi mới, cập nhật vì thế sự nỗ lực học hỏi luôn là tiêu chí mà bất kỳ người nào cũng cần có cho mình. Song song với đó, sự sáng tạo ở họ sẽ giúp làm ra nhiều món ăn mới lạ, thu hút thực khách.
Người Đầu bếp phải không ngừng học hỏi và sáng tạo ra nhiều món ăn mới (Ảnh: Internet)
Tính kiên nhẫn và tinh thần cầu tiến Là một Đầu bếp, đòi hỏi bạn phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết, không thể vội vàng, hấp tấp vì như vậy bạn có thể phá hủy những món ăn ngon. Vì thế, hãy chủ động học hỏi, quan sát để tự hoàn thiện tay nghề của bản thân và hoàn thành mục tiêu đưa ra.
Những điều cần làm trước khi học nghề Bếp
Để học nghề Bếp, trước tiên bạn cần tìm cho mình một môi trường học tập lý tưởng. Bởi vì,  hiện nay, ở nước ta có rất nhiều đơn vị, trường đào tạo Đầu bếp chuyên nghiệp như trường Sơ cấp, Trung cấp nghề nấu ăn, Cao đẳng nghề, Trung tâm đào tạo… Vậy nên, việc chọn một cơ sở chất lượng, học phí hợp lý luôn là điều cần làm. ​ Ngoài ra, bạn cũng đừng quên xác định thật rõ sở trường và tính cách của bản thân mình. Đặc biệt, bạn phải thật sự đam mê để vượt qua khó khăn và gắn bó lâu dài với nghề nhé!
Tham khảo thêm
Chương trình đào tạo Trường trung cấp nấu ăn CET khác gì với đại học?
Cách làm nước xốt mè rang béo thơm cho món ăn thêm hấp dẫn
Cayenne pepper là gì? Tự làm cayenne pepper tại nhà
nguồn từ: THÔNG TIN NGHỀ BẾP - BLOG http://thongtinnghebep.weebly.com/blog/hoc-nghe-au-bep-can-nhung-gi
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Text
Chương trình đào tạo Trường trung cấp nấu ăn CET khác gì với đại học?
Bạn đã tốt nghiệp THPT nhưng lại rớt đại học, bạn yêu thích nấu ăn, đam mê ẩm thực nhưng câu hỏi đặt ra là học trường trung cấp nấu ăn CET có được không? Chương trình đào tạo trường trung cấp nấn ăn CET có khác gì với chương trình đào tạo của đại học?  Với sự ra đời gần như bão hòa của nghề nấu ăn ở hầu hết các trường trung cấp nói riêng và các trường đại học, trung tâm khác nói chung thì việc chọn một trường dạy nấu ăn không khó nhưng chương trình đào tạo của mỗi trường lại là vấn đề nan giải cho các bạn trẻ.
Chương trình đào tạo nấu ăn như thế nào mới là đạt chuẩn (Ảnh: Internet)
Ông bà ta luôn có quan niệm đại học là cao quý nhất của cấp bậc học cao nhất nên luôn muốn con em được vào một ngôi trường đại học, còn về cao đẳng hay trung cấp nghề thì được cho là quá kém cỏi, không đáng học. Nhưng đó là những sai lầm về trung cấp hay cao đẳng. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội thì việc tân tiến kiến thức cũng như kỹ năng của các giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp là điều đương nhiên phải thực hiện. Không phải những giảng viên ở các trường trung cấp sẽ kém cỏi hơn giảng viên ở trường đại học, nên việc so sánh giữa trung cấp kém cỏi hơn đại học thì là một điều không thể nào. Nghề nấu ăn hiện nay đều có chương trình đào tạo tại hầu hết các trường đại học, trung cấp lớn nhỏ nhưng nhiều người thì lại so sánh nếu học nấu ăn tại trường đại học thì sẽ tốt hơn tại các trường trung cấp. Để trả lời câu hỏi đó thì các bạn hãy cùng xem những thông tin bên dưới rồi đưa ra nhận xét nhé.
Đối tượng tuyển sinh của trường Trung cấp nấu ăn CET
​- Học sinh đã tốt nghiệp THPT - Học sinh đã tốt nghiệp THCS - Đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên (ngành nghề bất kỳ) Đối tượng tuyển sinh của các trường đại học thì là những học sinh đã tốt nghiệp THPT và đã được học qua trường trung cấp hay cao đẳng khác có ý muốn liên thông lên đại học.
Đối tượng tuyển sinh của trường trung cấp nấu ăn CET đa dạng (Ảnh: Internet)
Hình thức xét tuyển
​Thay vì thi tuyển như trong các trường đại học thì với trung cấp nấu ăn CET, học viên được tuyển sinh theo hình thức xét tuyển. Theo đó, chỉ cần nộp những bằng cấp theo yêu cầu của nhà trường thì các học viên chính thức là thành viên của trường.
Chương trình đào tạo của trường trung cấp nấu ăn CET
Chương trình đào tạo 3 năm Dành cho những học viên tốt nghiệp THCS, ưu điểm của chương trình này là học viên được bổ sung kiến thức văn hóa tạo điều kiện cho học viên chưa tốt nghiệp THPT.  Lộ trình đào tạo: học viên được bổ sung kiến thức văn hóa, đào tạo các môn đại cương, chương trình đào tạo nghiệp vụ bếp trưởng, anh văn chuyên ngành, bổ sung nghiệp vụ bếp trưởng và thực tập. Chương trình đào tạo 2 năm Dành cho những học viên tốt nghiệp THPT, ưu điểm của chương trình này là được thiết kế theo tiêu chuẩn đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành riêng cho đối tượng tốt nghiệp THPT. Lộ trình đào tạo: học viên được đào tạo các môn đại cương, chương trình đào tạo nghiệp vụ bếp trưởng, anh văn chuyên ngành, bổ sung nghiệp vụ bếp trưởng và thực tập. Chương trình đào tạo 1 năm Dành cho những học viên đã hoàn thành lớp trung cấp chuyên nghiệp, ưu điểm của chương trình là áp dụng chương trình đào tạo văn bằng 2, tối ưu hóa thời gian học đại cương. Lộ trình đào tạo: học viên được đào tạo chương trình nghiệp vụ bếp trưởng, anh văn chuyên ngành, bổ sung nghiệp vụ bếp trưởng và thực tập. Chương trình đào tạo trường trung cấp nấu ăn CET như đã nêu ở trên thì một lượng kiến thức về đại cương sẽ được giảm bớt nhằm rút ngắn thời gian học lý thuyết cho học viên và mở rộng thời gian thực hành, tạo điều kiện cho học viên tiếp nhận nhiều hơn với thực tế nghề nấu ăn để có nhiều kinh nghiệm hơn với nghề. Còn chương trình đào tạo của đại học thường kéo dài từ 4 – 4,5 năm, trong đó thời gian cho việc học kiến thức đại cương chiếm nhiều thời gian, kiến thức chuyên ngành thì chưa đi sâu và thời gian thực hành ít, học viên chưa tiếp xúc thực tế nhiều với công việc. Trường dạy nấu ăn trứ danh nổi tiếng của Pháp Le Cordon cũng có cách đào tạo hướng cho học viên “xem, thực hành và học tập” điều đó giúp cho các học viên có thể thực hành ngay trên lớp được sự giám sát và hướng dẫn bởi các giảng viên và đầu bếp của trường.
CET – sự lựa chọn hoàn hảo cho ngành Chế biến món ăn (Ảnh: Internet)
Với chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh và hình thức xét tuyển thì trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Tp.HCM (CET) chắc hẵn sẽ là một lựa chọn ưu tiên cho các bạn học viên khi đang ươm ấp ước mơ học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn. Trường trung cấp nấu ăn CET được thành lập là một thành viên của Hướng nghiệp Á Âu ra đời với sứ mệnh trở thành đơn vị đào tạo đa ngành. Đặt mục tiêu cốt lõi là đào tạo thế hệ sinh viên giỏi tay nghề, nghiệp vụ nhằm cung ứng cho khối ngành Du lịch – Dịch vụ – Ẩm thực – Nhà hàng – Khách sạn nguồn nhân sự đạt chuẩn.  Không những thế, các bạn được học trong một môi trường với các thiết bị tiên tiến, hiện đại đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, máy móc đảm bảo tính an toàn, hệ thống báo cháy, báo khói đạt tiêu chuẩn 4,5 sao.  Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia ẩm thực, bếp trưởng hàng đầu Nhà hàng – Khách sạn nổi tiếng, quốc tế 5 sao. Với kinh nghiệm dày dặn cũng những trải nghiệm của nghề thì giảng viên sẽ truyền đạt khối kiến thức sâu rộng một cách khoa học và dễ hiểu đến các học viên đồng thời có thể khắc phục các lỗi của học viên và giúp học viên hòa thiện hơn. Điều đặc biệt nữa là sau khi tốt nghiệp trung cấp nấu ăn tại CET thì học viên được cấp bằng trung cấp nghề chứng nhận đã hoàn thành kỹ năng, nghiệp vụ ngành Kỹ thuật chế biến món ăn và có giá trị trên toàn quốc. Một điểm cộng để học viên dễ dàng xin việc hơn khi tốt nghiệp và cơ hội nghề nghiệp cao. Với những lý lẽ trên thì chính kiến về trường trung cấp có thể được giải quyết một phần nào đó, giúp cho mọi người có cách nhìn chính xác hơn về trường trung cấp nấu ăn nói chung. Nếu đam mê nấu ăn nhưng các bạn cảm thấy sức học của mình không đạt thì có thể lựa chọn trường trung cấp nấu ăn CET để có thể thỏa sức đam mê với nghề nhé. Chúc các bạn thành công. 
Thông tin liên hệ
Trường Kinh Tế Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Địa Chỉ: 145 – 147 Xuân Hồng, P12, Q.Tân Bình, TPHCM Hotline: 18006148 (Miễn phí cước gọi) Website: cet.edu.vn Facebook: www.facebook.com/cet.edu.vn
nguồn từ: THÔNG TIN NGHỀ BẾP - BLOG http://thongtinnghebep.weebly.com/blog/chuong-trinh-dao-tao-truong-trung-cap-nau-an-cet-khac-gi-voi-dai-hoc
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Text
Tổng hợp các loại nước xốt mì trộn ăn hoài không chán
Bạn có phải là một tín đồ trung thành của các món mì? Bạn thích ăn mì nước, mì khô, mì xào và đặc biệt là món mì trộn đậm đà hương vị. Tuy nhiên, bạn lại nghĩ rằng làm nước xốt mì trộn rất phức tạp, cầu kỳ. Thực chất không phải vậy đâu nhé, hãy để bài viết sau đây hướng dẫn bạn cách làm các loại nước xốt mì trộn đơn giản, ăn hoài không chán nhé! Vào những ngày thời tiết se se lạnh mà được thưởng thức những sợi mì dai dai được rưới lớp nước xốt sền sệt, hài hòa các loại gia vị thì còn gì bằng đúng không nào? Cùng chuẩn bị nguyên liệu và bắt tay vào cách làm các loại nước xốt mì trộn thơm ngon ngay sau đây!
Nước xốt mì trộn dầu hào
​Nguyên liệu cần chuẩn bị nước xốt mì trộn dầu hào - 3 muỗng dầu hào - 2 muỗng xì dầu - 2 muỗng đường - 2 muỗng giấm - Nước súp gà - Tỏi
​Cách làm nước xốt mì trộn với dầu hào - Bước 1: Bạn cho 3 muỗng dầu hào, 2 muỗng xì dầu, 2 muỗng đường, 2 muỗng giấm, 6 muỗng nước súp gà vào tô rồi dùng đũa khuấy đều hỗn hợp đến khi hòa tan. - Bước 2: Tỏi bạn đem bóc vỏ, thái nhỏ. Rồi cho tỏi và dầu ăn vào chảo phi thơm. - Bước 3: Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp đã chuẩn bị vào chảo rồi vặn lửa liu riu đun đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp. Vậy là hoàn thành, khi ăn bạn chỉ cần cho mì vào cùng với salad, rau thơm, thịt xá xíu rồi rưới nước xốt lên trên là có thể thưởng thức được rồi đấy.
Nước xốt trộn mì Hàn Quốc
Nguyên liệu cần chuẩn bị nước xốt trộn mì Hàn Quốc - Tỏi băm - Tương ớt Hàn Quốc Gochujang - Xì dầu - Dầu vừng - Giấm - Đường Cách làm nước xốt mì trộn Hàn Quốc - Bước 1: Bạn bóc sạch vỏ tỏi rồi băm nhuyễn. Tiếp theo, cho thêm tương ớt Hàn Quốc, xì dầu, dầu mè, giấm, đường vào tô rồi khuấy đều đến khi gia vị hòa tan. - Bước 2: Bạn cho tỏi vào phi thơm, rồi cho hỗn hợp tương ở bước 1 vào nấu đến khi nước xốt sánh lại thì tắt bếp. - Bước 3: Khi ăn, bạn trụng mì với nước sôi cho mì nở mềm, thì cho nước xốt mì trộn Hàn Quốc lên trên. Với công thức đơn giản như trên, bạn hãy thử ngay để xem hương vị thế nào nhé! >>> Bạn đam mê nghề nấu ăn nhưng bạn không có bằng cấp vậy thì học trung cấp nấu ăn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn, bạn có thể rút ngắn được thời gian học mà còn được trải nghiệm thực tế nhiều hơn.
Nước xốt mì Ý
​Nguyên liệu cần chuẩn bị nước xốt mì Ý - 4 quả cà chua - 100g thịt bò - Tỏi - Hành tây - Hạt nêm, dầu ăn
Cách làm nước xốt mì Ý Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Thịt bò rửa sạch, chần sơ qua nước sôi rồi cắt miếng vừa ăn. - Cà chua rửa sạch, cắt bỏ cuống. - Hành tây bóc vỏ, cắt nhỏ. - Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Bước 2: Bạn cho thịt bò vào tô và ướp với dầu ăn, hạt tiêu, muối khoảng 15 phút cho thịt thấm đều gia vị. Bước 3: Chần sơ cà chua qua nước sôi rồi lột vỏ, dùng dao tách bỏ hạt cà chua rồi cho cà chua vào cối sinh tố xay nhuyễn. Bước 4: Bạn cho dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi cho tỏi và hành tây vào phi thơm. Khi thấy hành tây mềm, có màu trong thì bạn cho cà chua vào, nêm nếm ít muối. Bước 5: Nấu đến khi cà chua sền sệt thì bạn cho thịt bò vào. Nêm nếm lại gia vị rồi nấu khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp. Vậy là hoàn thành, bạn cho mì Ý ra đĩa rồi cho nước xốt lên, dùng đũa trộn đều là có thể thưởng thức. Với cách làm các loại nước xốt mì trộn đơn giản như trên, hy vọng các bạn sẽ có được những bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn nhé! Trong công thức món salad ức gà thì xốt mè rang chắc chắn không thể thiếu và nó sẽ khiến cho bữa ăn của cả gia đình bạn thêm tròn vị hơn. Nếu bạn chưa biết cách làm nước xốt mè rang thì xem thêm tại đây nhé.
nguồn từ: THÔNG TIN NGHỀ BẾP - BLOG http://thongtinnghebep.weebly.com/blog/cac-loai-nuoc-xot-mi-tron
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Link
các loại nước sốt châu Âu nức tiếng
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Link
đặc trưng các loại nước xốt của Pháp
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Link
Cayenne pepper là gì?
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Link
Cách làm nước xốt mè rang béo thơm cho món ăn thêm hấp dẫn
1 note · View note
thongtinnghebep · 6 years ago
Link
Học nghề đầu bếp ở đâu Tphcm – Trung cấp nấu ăn chính quy chuyên nghiệp tại Tphcm
1 note · View note