#viêm nội mạc tử cung
Explore tagged Tumblr posts
tamtrinh221291-blog · 29 days ago
Text
Viêm nội mạc tử cung, nguyên nhân và cách điều trị
0 notes
phongkhamnamdinh181 · 1 day ago
Text
Không có dấu hiệu mang thai nhưng trễ kinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, liên quan đến cả yếu tố sinh lý và bệnh lý. Cụ thể như sau:
1. Rối loạn nội tiết tố
2. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
3. Do sử dụng nhiều thuốc lá, rượu, bia
4. Rối loạn tuyến giáp
5. Vận động quá sức
6. Căng thẳng và stress
7. Thay đổi cân nặng đột ngột
8. Các bệnh lý phụ khoa
0 notes
nguyenthanhsu · 2 days ago
Text
Viêm lộ tuyến tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Bệnh nếu không được phát hiện và được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư cổ tử cung…. Vậy viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi thêm những thông tin do Đông y cổ truyền Dược Bình Đông cung cấp dưới đây để có lời giải đáp thắc mắc.  1. Tổng quan về viêm lộ tuyến tử cung Lộ tuyến tử cung là hiện tượng các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với âm đạo. Hiện tượng này xuất hiện ở 17 - 50% phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh sản và tiếp tục tăng dần lên theo số lần sinh nở. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm, chảy dịch khi tế bào biểu mô lộ tuyến bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,... tấn công.  Bệnh thường gặp ở phụ nữ mới sinh xong, đang trong độ tuổi sinh nở hay đã từng quan hệ tình dục. Ngoài ra, có một số trường hợp mắc bệnh viêm lộ tuyến bẩm sinh.  Hầu hết các trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp ác tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng lượng khí hư, khí hư có mùi hôi tanh khó chịu, ngứa vùng kín, đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn quan hệ, viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm tắc vòi trứng, ung thư cổ tử cung, vô sinh, hiếm muộn hoặc sảy thai, sinh non nếu mang thai. 2. Phân loại và dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung  Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung được phân thành 3 cấp độ, mỗi cấp độ bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể là: 2.1. Viêm lộ tuyến tử cung độ 1 Đây là giai đoạn các tế bào tuyến trong tử cung chỉ mới vừa lan ra bên ngoài, vùng tổn thương còn nhỏ, chưa quá 30%. Diện tích bị viêm nhiễm chưa lan rộng, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động quan hệ tình dục chưa bị ảnh hưởng. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu bệnh như: Xuất hiện khí hư bất thường, có màu sắc lạ như khí hư màu xanh, trắng đục hoặc màu vàng. Khí hư có mùi hôi khó chịu. Vùng âm đạo ngứa ngáy. Khi bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung ở cấp độ 1, khả năng chữa khỏi là rất cao. Vì thế, chị em cần lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường để thăm khám bác sĩ chuyên về phụ khoa càng sớm càng tốt. 2.2. Viêm lộ tuyến tử cung độ 2 Ở cấp độ này, vùng bị tổn thương đã lan rộng ra khoảng 50%. Ngoài các biểu hiện bệnh như ở giai đoạn đầu, ở bệnh nhân còn xuất hiện thêm một số triệu chứng như: Vùng kín bị đau rát Bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục (ngoại trừ khi quan hệ lần đầu tiên) Khi có những dấu hiệu bệnh như trên thì bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng hoặc ung thư cổ tử cung. 2.3. Viêm lộ tuyến tử cung độ 3 Đây là giai đoạn vùng viêm nhiễm đã lan ra trên diện rộng (khoảng 70%) và bị tổn thương nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Lúc này, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như:  Bị đau và chảy máu khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục Ra khí hư nhiều, có màu sắc lạ và mùi hôi tanh khó chịu Chảy máu vùng âm đạo ngoài thời gian hành kinh Bụng bị đau thắt như đau bụng kinh  Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt Cơ thể mệt mỏi Khi có những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ phụ khoa để kịp thời có biện pháp điều trị, tránh để bệnh diễn biến phức tạp hơn. Ngoài ra, các triệu chứng trên cũng có thể do các bệnh u xơ tử cung, bệnh lạc nội mạc cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,... gây ra.  3. Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ, cụ thể như sau: Do lối sống: Sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san, tampon sai cách, vệ sinh vùng kín quá mạnh, thụt rửa âm đạo hay mặc quần lót quá chật, ẩm ướt đều tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển và tấn công gây bệnh. Ngoài ra, các hoạt động tình dục thô bạo, không sử dụng biện pháp an toàn hoặc có nhiều bạn tình sẽ khiến
bạn dễ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, HIV, làm tăng nguy cơ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Rối loạn nội tiết tố nữ: S�� gia tăng nồng độ Estrogen sẽ gây tăng sinh và biệt hóa tế bào biểu mô cổ tử cung. Do đó, nồng độ Estrogen bị rối loạn trong các thời điểm như dậy thì, mang thai, thời kỳ rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, uống thuốc tránh thai kéo dài,... sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải viêm lộ tuyến tử cung. Mắc các bệnh lý phụ khoa khác hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Khi mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục do Herpes,... nếu không được điều trị sẽ gây ra viêm lộ tuyến tử cung.  Lạm dụng các thủ thuật phụ khoa: Nạo phá thai hay đặt vòng âm đạo sẽ khiến cho lớp tế bào biểu mô cổ tử cung bị tổn thư��ng. Từ đó các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm lộ tuyến tử cung. 4. Phương pháp chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung Các bác sĩ khai thác bệnh sử, các triệu chứng gặp phải để chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh của bạn.  Để chắc chắn liệu bệnh nhân có đang mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hay không, cũng như xác định mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như:   Siêu âm đầu dò: Kiểm tra chính xác tình trạng và mức độ bệnh. Xét nghiệm dịch âm đạo: Xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau khi thực hiện các phương pháp trên, bác sĩ sẽ có kết quả chẩn đoán và tiến hành tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân điều trị bệnh theo phác đồ phù hợp. 5. Phương pháp điều trị Khi mắc bệnh viêm lộ tuyến tử cung, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. 5.1. Phương pháp Tây y Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm lộ tuyến tử cung ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm dạng viên để đặt âm đạo hoặc thuốc uống. Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh và cân bằng độ pH trong âm đạo. Còn đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm thì bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp với một số kỹ thuật y học như: Đốt điện: Dùng nhiệt độ cao hoặc sóng cao tần để làm bỏng các tế bào lộ tuyến bị viêm nhiễm khiến chúng bị hoại tử và đào thải ra ngoài. Áp lạnh: Áp sát nitơ lỏng với nhiệt độ thấp vào các tế bào lộ tuyến cổ tử cung khoảng 30 giây đến 1 phút để loại bỏ các tế bào bị viêm. Dùng bạc nitrat: Bôi bạc nitrat lên cổ tử cung để loại bỏ các tế bào bị viêm. Phương pháp Dao LEEP: Loại bỏ hoàn toàn các tế bào bị viêm bởi dây quây điện có điện thế thấp. Đây là phương pháp điều trị được đánh giá có hiệu quả cao và khả năng phục hồi nhanh chóng.  5.2. Phương pháp Đông y Theo Đông y, có nhiều bài thuốc chữa viêm lộ tuyến tử cung hiệu quả. Các bài thuốc này được kết hợp từ các dược liệu thiên nhiên lành tính, hầu như không có tác dụng phụ nên được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cao, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.  Một số vị thuốc Đông y và bài thuốc mà bạn có thể tham khảo khi điều trị bệnh viêm lộ tuyến tử cung: Bài thuốc với lá Trầu không Công dụng: Giảm viêm, diệt khuẩn nên được sử dụng để điều trị bệnh vùng kín rất tốt. Nguyên liệu: 5 lá Trầu, 3 lá Húng quế. Cách dùng: Đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi đun với nước sạch. Lọc lấy nước cốt dùng để rửa vùng kín 1-2 lần/ngày, 5 phút/lần rồi rửa lại bằng nước sạch.  Bài thuốc với Trinh nữ hoàng cung Công dụng: Chứa 32 hoạt chất Alkaloids có tác dụng ức chế các vi khuẩn, nấm ngứa và tăng sức đề kháng cho người bệnh. Nhờ đó, vị thuốc này giúp điều trị hiệu quả các bệnh viêm lộ tuyến, viêm âm đạo và ung thư cổ tử cung ở giai đoạn nhẹ. Nguyên liệu: 3 lá Trinh nữ hoàng cung, 300g lá Trinh nữ hoàng cung khô. Cách dùng: Nấu cùng với 3 bát nước cho đến khi cô lại còn 2 bát, dùng để uống 3 lần/ngày.  Bài thuốc với lá Chè xanh  Công dụng: Có chứa nhiều chất chống oxy hóa, Tanin, Vitamin, Amino axit và có tính sát khuẩn cao giúp làm khô bề mặt vết loét, tăng khả năng phục hồi viêm nhiễm nhanh chóng.
Nguyên liệu: 100g lá Chè tươi, 1 thìa muối ăn. Cách dùng: Đem lá Chè rửa sạch, để ráo, vò nhẹ rồi đun cùng 2 lít nước trong khoảng 5 phút. Cho muối vào khuấy tan rồi đổ ra chậu để xông hơi vùng kín, 2-3 lần/tuần. Bài thuốc với rau Diếp cá  Công dụng: Có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, dùng để trị viêm lộ tuyến tử cung, trị mụn nhọt. Nguyên liệu: 100g lá Diếp cá. Cách dùng: Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt để uống 1-2 lần/ngày. Bài thuốc với Khổ sâm  Công dụng: Có chứa hàm lượng lớn Alcaloid giúp chống viêm nhiễm và phục hồi tổn thương nhanh chóng. Dùng để điều trị tốt bệnh viêm lộ tuyến tử cung, viêm đại tràng và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Nguyên liệu: Một lượng lớn cây Khổ sâm. Cách dùng: Đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi phơi khô, sao vàng và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần pha 50g với nước ấm để uống, mỗi ngày 2 lần. Bài thuốc với Xà sàng tử  Công dụng: Có tính ấm, không có độc, có tác dụng giảm sưng, giảm ngứa và diệt khuẩn vùng kín. Nguyên liệu: 12g Xà Sàng Tử, 12g Phục linh, 10g Nghiệt bì, 10g các loại hương phụ chế, Ngũ mai tử, Sơn thù nhục, Mã đề tảo, và Sâm nam, 8g Bồ cốt khí. Cách dùng: Đem rửa sạch, sắc với nước để uống mỗi ngày, kiên trì thực hiện trong 2 tháng. 6. Cách phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung Nhằm phòng chống và ngăn ngừa bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em phụ nữ cần xây dựng lối sống lành mạnh, chẳng hạn như: Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để bảo vệ sức khỏe, tránh các hoạt động tình dục thô bạo gây tổn thương vùng kín. Không nạo phá thai  Vệ sinh vùng kín đúng cách: dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách, không dùng tay thụt rửa sâu bên trong âm đạo, lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo, tránh mặc quần lót ẩm ướt,... Chọn mặc nội y vừa vặn với dáng người, không quá chật hay có chất liệu gây bí bách. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh nếu chưa có hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát cổ tử cung cũng như phát hiện kịp thời các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. 7. Tổng kết Viêm lộ tuyến tử cung tuy là bệnh lành tính nhưng cũng có thể mang lại những hậu quả khó lường nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Vì vậy, để có thể bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của mình, bạn nên có những biện pháp chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm như tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Đặc biệt, nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.  Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã có thể nắm bắt cho mình những thông tin quan trọng về bệnh viêm lộ tuyến tử cung. Ngoài ra, để có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình, bạn có thể tìm đọc thêm tại chuyên mục Cẩm nang sức khỏe trên website của Dược Bình Đông.  Dược Bình Đông là một thương hiệu lâu đời với những sản phẩm bảo vệ sức khoẻ được bào chế từ thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn lành tính. Bên cạnh đó, Dược Bình Đông cũng không ngừng cải tiến để tạo ra những sản phẩm uy tín, chất lượng đạt chuẩn để phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.  8. Câu hỏi thường gặp ------------- Info Nguyễn Thành Sử - Truyền nhân đời thứ 4 dòng họ Lương y Nguyễn Văn Thơm, chuyên gia Đông y về Gan và Thận - Tiết niệu tại Dược Bình Đông - Địa chỉ email: [email protected] - Số điện thoại: 028.39.808.808 - Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh - Trang web cá nhân hoặc các tài khoản mạng xã hội: https://www.binhdong.vn/author/nguyenthanhsu/ - BIO: https://www.threads.net/@luongynguyenthanhsu, https://linktr.ee/nguyenthanhsu #nguyenthanhhieu #nguyenthanhhieubinhdong
0 notes
Text
Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện từ tuổi dậy thì và kéo dài đến khi mãn kinh. Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chị em phụ nữ nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng. Trong một số trường hợp, mỗi khi đến “kỳ dâu”, nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh, gây nhiều khó chịu và mệt mỏi. Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại mà còn tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe lâu dài. Bài viết này Dược Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và trang bị những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. 1. Tổng quan về tình trạng đau bụng kinh 1.1. Thế nào là đau bụng kinh? Đau bụng kinh, còn được gọi là thống kinh - một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ trải qua trong chu kỳ kinh nguyệt. Đó là những cơn đau âm ỉ hay dữ dội ở vùng bụng dưới, xuất phát từ sự co bóp của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.  Đau bụng kinh thường xảy ra vào 2 thời điểm là trước kỳ kinh và trong kỳ kinh. Ở 1 số trường hợp, các chị em có thể bị đau đồng thời cả 2 thời điểm. Các mức độ đau ở mỗi thời điểm có thể được mô tả như sau: Trước kỳ kinh nguyệt 1 - 2 ngày, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau bụng kinh âm ỉ nhẹ, gián đoạn. Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các biểu hiệu đau như: đau nhẹ, đau co thắt với tần suất ngắt quãng hoặc liên tục ở từng thời điểm. Đôi khi, cơn đau sẽ trở nên mạnh hơn khiến lan sang các bộ phận khác từ bụng sang lưng. Cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần vào giai đoạn cuối kỳ kinh nguyệt. 1.2. Triệu chứng đi kèm đau bụng kinh Thông thường, đau bụng kinh xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt và đi kèm với một số triệu chứng khác như đau lưng, đau đầu, mỏi mỏi, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn,... Những triệu chứng này có thể làm tăng mức độ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. 1.3. Tình trạng đau bụng kinh kéo dài và dấu hiệu cần gặp bác sĩ Đau bụng kinh thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày, xảy ra trước hoặc trong kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn hoặc xuất hiện ngoài kỳ kinh, đó có thể là dấu hiệu bất thường. Đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn có thể gây ra các biến chứng liên quan đến khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể. Do đó, bạn nên đến phòng khám phụ khoa nếu gặp phải cơn đau kéo dài hơn 3 ngày (72 giờ), cơn đau không giảm dần mà ngày càng nặng, hoặc với các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như sau: Cơn đau bụng kinh dữ dội (quá mức so với bình thường) Cơn đau liên tục suốt kỳ kinh nguyệt Dấu hiệu bất thường về màu máu kinh nguyệt: Kinh nguyệt ra ít hoặc kinh nhiều, máu kinh bất thường (Đen hoặc nâu), Kinh vón cục, rong kinh, chậm kinh Xuất hiện cơn đau nhưng không có kinh: Tắc kinh, ra khí hư bất thường, Ra máu bất thường giữa chu kỳ Dấu hiệu bất thường về cơ thể: sốt, mệt mỏi, suy nhược.. 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh 2.1. Đau bụng kinh nguyên phát Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh có thể là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Trong kỳ kinh nguyệt, hormone Prostaglandin sẽ tiết ra nhiều để giúp tử cung co bóp và đẩy máu kinh ra bên ngoài. Chính chất này gây ra những cơn đau, kèm theo đó là các tình trạng buồn nôn và tiêu chảy. Khi niêm mạc tử cung bong hết ra, Prostaglandin sẽ giảm xuống thì các cơn đau bụng cũng giảm. 2.2. Đau bụng kinh thứ phát Các cơn đau có liên quan đến sự rối loạn hoặc bệnh lý ở cơ quan sinh sản phụ nữ. Một số bệnh như u xơ tử cung, nhiễm trùng, viêm lộ tuyến tử cung, lạc nội mạc tử cung,... Cơn đau thường xảy ra trước chu kỳ và kéo dài liên tục hơn so với đau bụng kinh thông thường. Các bệnh lý thường gây ra tình trạng đau bụng kinh: Lạc nội mạc tử cung: Xuất hiện cơn đau do lạc nội mạc tử cung khi tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc mô lót trong khung chậu. U xơ tử cung: Khối u xơ xuất hiện gây áp lực lên tử cung và gây ra đau bụng kinh. Viêm vùng chậu: Bệnh lý nhiễm trùng tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Đây là do vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục gây tình trạng viêm nhiễm và xuất hiện cơn đau.
Viêm lộ tuyến tử cung: Tình trạng mô tuyến nội mạc tử cung nằm phía trong cơ của thành tử cung. Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung có kích thước quá nhỏ và hẹp sẽ làm chậm dòng chảy kinh nguyệt. Từ đó, áp lực tử cung tăng và gây hiện tượng đau bụng. Hội chứng tiền kinh nguyệt: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể dễ dàng bị thay đổi nội tiết tố bên trong. Do đó, các cơn đau bụng kinh sẽ xuất hiện thường xuyên. Đau bụng kinh thứ phát thường không kèm theo các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy. 2.3. Nguyên nhân khác Ngoài ra, nguyên nhân gây nên đau bụng kinh còn có thể là: Do chế độ ăn uống không khoa học: Sử dụng các loại thực phẩm như rượu bia, các loại mỡ động vật, sản phẩm từ bơ sữa, thực phẩm chứa nhiều đường, các loại đồ ăn mặn, thức ăn đóng hộp hoặc tiêu thụ Caffeine vượt quá mức thông thường.  Sử dụng cụ tránh thai: Vòng tránh thai được đặt trong tử cung, giúp trứng không thể bám và phát triển sau khi thụ tinh. Đây là nguyên nhân khiến cơn đau bụng nghiêm trọng và kéo dài hơn, chủ yếu là trong các tháng đầu sau khi chèn vòng.  3. Chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây đau bụng kinh Đau bụng kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chính vì thế việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết cách chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh do nguyên nhân bệnh lý trong nội dung dưới đây nhé. 3.1. Chẩn đoán Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh, bao gồm:  Tiền sử của bệnh lý hiện tại, và tiền sử kinh nguyệt đầy đủ: tuổi bắt đầu có kinh, thời gian và lượng kinh ở các kỳ kinh, thay đổi thời gian và các dấu hiệu hoặc triệu chứng xuất hiện. Tiếp đó các bác sĩ sẽ rà soát toàn thân, bao gồm kiểm tra các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, đầy bụng, mệt mỏi và tiêu chảy. Tiền sử bệnh trước đây như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc sử dụng các phương pháp tránh thai khác, đặc biệt là việc sử dụng dụng cụ tử cung (IUD),… để xác định các nguyên nhân gây đau bụng kinh. Tiền sử phẫu thuật trước đây như phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, cắt bỏ niêm mạc tử cung,.. để xác định cụ thể các nguy cơ gây tăng đau bụng kinh. Khám thực thể Tập trung khám vùng chậu để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng thứ phát. Kiểm tra cổ tử cung xem có ấn đau, tiết dịch, hẹp cổ tử cung, hoặc polyp sa xuống hoặc u xơ tử cung hay không. Thực hiện khám bằng hai tay để kiểm tra các khối ở tử cung và độ đặc của tử cung, độ dày vách trực tràng – âm đạo, các khối phần phụ, độ cứng túi cùng và nốt ở dây chằng tử cung – xương cùng. Khám bụng để kiểm tra các dấu hiệu xảy ra bất thường, bao gồm dấu hiệu bị viêm phúc mạc. Xét nghiệm huyết học và chẩn đoán hình ảnh Việc xét nghiệm nhằm loại trừ những rối loạn phụ khoa về cấu trúc. Các bệnh nhân cần phải xét nghiệm thai và siêu âm vùng chậu. Đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh nở bị đau vùng chậu sẽ được thực hiện xét nghiệm thai trước. Nếu nghi ngờ bị viêm vùng khung chậu, bệnh nhân cần làm nuôi cấy dịch cổ tử cung. Đối với các khối ở vùng chậu (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, tuyến – cơ tử cung) sẽ có độ nhạy cao khi siêu âm vùng chậu và dễ xác định vị trí bất thường của IUD. Nếu chưa kết luận được bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang tử cung, vòi trứng hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung. Ngoài ra, để mô tả đầy đủ các dị tật bẩm sinh có thể chụp MRI. Khi tất cả các xét nghiệm trên vẫn chưa xác định được nguyên nhân, cần tiến hành nội soi ổ bụng. 3.2. Phương pháp Tây Y Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của các cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc và can thiệp y tế khác. Phương pháp điều trị gồm: Nội khoa là phương pháp điều trị bằng thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố.  Lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và chỉ được phép sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoại khoa là phương pháp sử dụng những dụng cụ, thiết bị kỹ thuật can thiệp cụ thể giúp điều trị triệt để các bệnh lý gây ra tình trạng nóng trong người ở phụ nữ.
3.3. Phương pháp Đông Y Tuỳ theo nguyên nhân gây đau bụng kinh mà trong Đông y, bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau. Theo Đông y, nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh thường do khí trệ, huyết hư, hàn khí kết, khí huyết hư nhược, mỗi thể sẽ có các bài thuốc riêng để điều trị.  Các thảo dược được sử dụng nhằm cải thiện sức khỏe phụ nữ, trong đó có giảm đau bụng kinh điển hình như Ích mẫu, Hồng hoa, Đào nhân,... Sau đây là một số bài thuốc đông y chữa đau bụng kinh phổ biến mà bạn có thể tham khảo: Ôn Kinh Thang được dùng để trị đau bụng thể phong hàn do vùng bụng dưới của người bệnh bị lạnh, đau nhiều, ra máu cục màu đen Triệu chứng: Đau bụng kinh đi kèm với đau lưng, sợ lạnh, đau cứng cổ gáy. Khi càng lạnh thì vùng bụng càng đau, khi được chườm nóng thì giảm cảm giác đau . Thành phần: Quế chi, Sinh khương, Đương quy, Xuyên khung, Thược dược, Ngưu tất, Đơn bì, Cam thảo. Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc chia ra uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói hoặc trước khi ăn. Đào Hồng Tứ Vật Thang Triệu chứng: Thống kinh, bụng dưới đau, sau khi sinh ác huyết không ra hoặc ra ít, nơi đau có thể thấy hòn cục. Thành phần: 21g Thục địa, 15g Bạch thược, 12g Đương quy, 10g Hồng hoa, 8g Đào nhân, 6g Xuyên khung. Cách dùng: Sắc uống. Bên cạnh các bài thuốc giảm đau bụng kinh, bạn cũng có thể kết hợp các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Lưu ý khi chữa bệnh thống kinh theo Đông y: Cần kiên trì sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.; Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc phối hợp các bài thuốc khác nhau; Cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông để xoa dịu những cơn đau bụng kinh. Sản phẩm được kế thừa các tinh hoa của bài thuốc cổ Tứ Vật Thang giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt tự nhiên, hạn chế bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh kéo dài, trễ kinh ra máu ít, bị bế kinh, giảm đau bụng kinh hiệu quả,… Ngoài ra, Song Phụng Điều Kinh còn tăng cường bổ khí huyết, phù hợp sử dụng cho phụ nữ khi có tình trạng thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt.  4. Phương pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà Ngoài việc sử dụng thuốc và các biện pháp y tế, có nhiều phương pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống trong những ngày hành kinh. 4.1. Thuốc giảm đau bụng kinh Nếu trường hợp cơn đau bụng kinh nặng nề, chị em có thể cân nhắc mua và dùng thuốc để hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, với cách này thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng đủ liều lượng, không lạm dụng để tránh tác dụng phụ hay lờn thuốc. Paracetamol, Diclofenac kali, Naproxen, Ibuprofen 4.2. Mẹo dân gian giảm đau bụng kinh Các mẹo dân gian từ lâu đã được sử dụng để giảm đau bụng kinh một cách tự nhiên. Những biện pháp này không chỉ dễ thực hiện tại nhà mà còn giúp giảm bớt sự khó chịu mà không cần sử dụng thuốc. Một số mẹo dân gian hay giúp giảm đau bụng kinh mọi người có thể áp dụng là: Trà thảo mộc: trà gừng, trà hoa cúc, trà quế mật ong, trà thì là, trà xanh,... Chườm thảo dược: Các loại thảo dược như Ngải diệp, Gừng, Quế có thể được đun sôi và sử dụng như một loại túi chườm nóng tự nhiên. Lưu ý: Mẹo chữa tại nhà chỉ hỗ trợ giảm đau, không thay thế cho việc điều trị y tế. 4.3. Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng đau bụng kinh. Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm cơn đau bụng và cải thiện sức khỏe tổng thể trong những ngày hành kinh. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, trái cây, đậu, rau xanh… Thực phẩm giàu vitamin E: Bông cải xanh, Bí đỏ, Bơ, Cải bó xôi, Đậu phộng, Hạnh nhân… Thực phẩm giàu sắt: Rau lá xanh đậm, ngũ cốc, các loại hạt, thịt bò,.. Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa: Rau bina, Cam, Quả mọng, Củ cải đường… Thực phẩm giàu axit béo thiết yếu do có tính giảm viêm như: Cá mòi, Cá hồi, Cá trích, hạt Chia, Óc chó… Uống nước: nước Dừa, nước ép Cần tây, Socola nóng.
Để tìm hiểu thêm về Đau bụng kinh nên uống gì tốt cho sức khỏe ngày hành kinh mời bạn xem thêm tại bài viết: Người bị đau bụng kinh uống nước gì cho đỡ đau, giảm nhiều? Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý một số loại thực phẩm nên tránh trong kỳ kinh nguyệt dưới đây để giảm triệu chứng đau bụng: Thức uống có cồn (Rượu bia), Caffeine, Nước ngọt, nước ngọt có gas, nước lạnh Thức uống chứa Caffeine Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, mặn, chế biến sẵn,... 4.4. Các phương pháp giảm đau nhanh khác tại nhà Những phương pháp này dễ thực hiện và có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày hành kinh. Thói quen tốt cho sức khỏe: Ngủ đúng giờ, sinh hoạt hợp lý, không hút thuốc Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày Miếng dán hoặc Túi chườm ấm vùng bụng dưới giúp tăng cường lưu thông máu. Xoa bóp, Massage vùng bụng trong khoảng 10-15 phút giúp tử cung co bóp đều. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, căng cơ để giải phóng hormone Endorphin (có tác dụng như thuốc giảm đau tự nhiên) Thay đổi tư thế nằm giảm đau như tư thế trẻ em, nằm ngửa hoặc tư thế bào thai. Tìm hiểu thêm về "Tư thế nằm giảm đau bụng kinh cải thiện sức khỏe phụ nữ". Sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt để hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính như Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Ích mẫu, Ngải cứu, Phục linh, Đại hoàng, Hương phụ mang đến tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả, đồng thời còn hỗ trợ làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. 5. Phòng ngừa tình trạng đau bụng kinh tại nhà Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến nhưng có thể được giảm nhẹ và phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa đau bụng kinh hiệu quả. Tránh sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên, vì nó có thể gây rối loạn hormone. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có lợi cho sức khỏe phụ nữ Tập thể dục thường xuyên, tăng cường sức khỏe tim mạch, hô hấp, giảm stress, 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần Luôn giữ tinh thần ở trạng thái vui vẻ, thoải mái. Kiểm soát cân nặng. Vệ sinh vùng kín, sinh hoạt tình dục hợp lý. Đau bụng kinh có thể xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa. Do đó cần chú ý giữ vệ sinh vùng kín, nhất là trong kỳ kinh nguyệt; sinh hoạt tình dục lành mạnh; thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn Thăm khám sức khỏe định kỳ 6. Tổng kết Đau bụng kinh là một tình trạng sinh lý bình thường mà nhiều phụ nữ phải trải qua trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Dù cơn đau thường biến mất sau vài ngày, nhưng nó có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc nhận biết các dấu hiệu bất thường và biết khi nào cần gặp bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Các phương pháp giảm đau như sử dụng thuốc, áp dụng mẹo dân gian, điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, việc phòng ngừa bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Bên cạnh các phương pháp giảm đau bụng kinh trên, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Bình Đông Cao Ích Mẫu. Đây là sản phẩm được biết đến với công dụng giảm đau bụng kinh, điều kinh, bổ huyết. Bình Đông Cao Ích Mẫu được kế thừa từ bài thuốc cổ phương nổi tiếng “Tứ vật thang” với các thảo dược từ thiên nhiên như Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Thục địa và được gia thêm các vị thuốc như Ích mẫu, Ngải cứu, Phục linh, Hương phụ, Đại hoàng giúp mang đến tác dụng giảm tình trạng đau bụng kinh cũng như các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Sản phẩm này sẽ phù hợp cho chị em phụ nữ thường bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt và phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh.  Với hơn 70 năm
kinh nghiệm trong ngành dược phẩm, thương hiệu Dược Bình Đông đã tạo được chỗ đứng nhất định trong quá trình nghiên cứu và bào chế các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn GMP–WHO của Bộ Y tế. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu hay sản phẩm nào khác của Dược Bình Đông, xin vui lòng liên hệ đến số hotline (028)39 808808 để được tư vấn tận tình, nhanh chóng. 7. Câu hỏi thường gặp ------------- Info Nguyễn Thị Thuỳ Trang, cố vấn Dược Bình Đông, chuyên gia y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm, chuyên về sức khỏe phụ nữ và các vấn đề phụ khoa. - Địa chỉ email: [email protected] - Số điện thoại: 028.39.808.808 - Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh - Trang web cá nhân hoặc các tài khoản mạng xã hội: - https://www.binhdong.vn/author/nguyenthithuytrang/ - BIO: https://bit.ly/blogger-thuy-trang
0 notes
huy-man · 1 month ago
Text
Viêm nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân khiến cho noãn khó làm tổ ở tử cung. Do đó, nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng quá trình sinh sản. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách chữa viêm nội mạc tử cung qua bài viết này nhé!
0 notes
taynguyenmedia · 1 month ago
Text
Nữ giới thông minh sẽ làm 6 việc này mỗi ngày để “đánh đuổi” bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa là những bệnh ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nữ, phổ biến như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… và các bệnh ung thư phụ khoa. Chúng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe vùng kín, những người phụ nữ thông minh sẽ thực hiện 6 việc nhỏ dưới đây mỗi ngày: 1. Vệ sinh cá nhân đúng cách Vệ sinh cá nhân hàng…
0 notes
debetquest · 1 month ago
Text
Hội chứng chuyển hoá: Những điều cần biết
Hội chứng chuyển hóa không phải một loại bệnh cụ thể, mà là tập hợp nhiều yếu tố nguy cơ cùng xuất hiện, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường type 2, đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về hội chứng chuyển hóa, từ nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng đến cách phòng ngừa và điều trị.
1. Hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Lượng đường trong máu cao: Cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Huyết áp cao: Áp lực của máu lên thành động mạch cao hơn mức bình thường.
Rối loạn mỡ máu: Nồng độ cholesterol tốt (HDL) thấp, cholesterol xấu (LDL) cao và triglyceride cao.
Béo bụng: Lượng mỡ dư thừa tích tụ quanh eo, bụng.
2. Ai dễ mắc hội chứng chuyển hóa?
Hội chứng chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
Người lớn tuổi: Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng theo tuổi tác.
Người thừa cân hoặc béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Người ít vận động: Lối sống ít vận động là một yếu tố nguy cơ quan trọng.
Người có tiền sử gia đình mắc hội chứng chuyển hóa hoặc tiểu đường: Yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định trong việc gia tăng nguy cơ.
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS có liên quan đến kháng insulin và rối loạn nội tiết tố, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Người châu Á: Nghiên cứu cho thấy người châu Á có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn so với các chủng tộc khác.
3. Nhận biết hội chứng chuyển hóa qua những dấu hiệu nào?
Hội chứng chuyển hóa thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo có thể kể đến là:
Vòng eo lớn (lớn hơn 90cm ở nam giới và 80cm ở nữ giới).
Huyết áp cao.
Lượng đường trong máu cao.
Mỡ máu bất thường.
Khó giảm cân hoặc dễ tăng cân trở lại.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
4. Hội chứng chuyển hóa nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tiểu đường type 2: Kháng insulin kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Tích tụ mỡ trong gan có thể gây viêm và tổn thương gan.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Béo phì, đặc biệt là béo bụng, làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.
Một số loại ung thư: Hội chứng chuyển hóa có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tuyến tụy.
5. Phòng ngừa và điều trị hội chứng chuyển hóa:
Tin tốt là hội chứng chuyển hóa có thể được kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả thông qua thay đổi lối sống:
Giảm cân: Giảm từ 5-7% trọng lượng cơ thể có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc cải thiện các yếu tố nguy cơ.
Chế độ ăn uống lành mạnh:
Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và đường.
Ăn nhạt, hạn chế muối.
Uống đủ nước.
Tập thể dục thường xuyên: Ít nhất 30 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hầu hết các ngày trong tuần.
Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và lượng đường trong máu.
Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hormone điều chỉnh sự thèm ăn và chuyển hóa.
Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol thường xuyên.
Lời kết:
Hội chứng chuyển hóa là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát. Bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.
👉 Cùng tìm hiểu ngay: https://www.acare.abbott.vn/hau-qua-cua-hoi-chung-chuyen-hoa/
Tumblr media
0 notes
vienyduoccotruyendantoc · 2 months ago
Text
trao nguoc da day do a
Trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn khởi phát và nhẹ của bệnh. Trong giai đoạn này, các triệu chứng thường mờ nhạt và khó nhận biết, nhưng việc điều trị lại khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Trào ngược dạ dày độ A là gì?
Trào ngược dạ dày là một tình trạng phổ biến khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản. Bệnh được phân chia thành nhiều cấp độ dựa trên mức độ tổn thương niêm mạc thực quản. Trong đó, trào ngược dạ dày độ A là cấp độ nhẹ nhất, với tổn thương niêm mạc không quá nghiêm trọng, thường có kích thước nhỏ hơn 5mm và nằm ở các nếp niêm mạc thực quản.
Tumblr media
Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày độ A
Trào ngược dạ dày thường do cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động không hiệu quả, không thể đóng chặt, khiến axit và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
Ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, caffein, rượu bia.
Thói quen sinh hoạt: Ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, ăn uống không đúng giờ, stress kéo dài.
Béo phì: Áp lực trong ổ bụng tăng cao làm tăng nguy cơ trào ngược.
Mang thai: Tử cung phát triển gây áp lực lên dạ dày và thực quản.
Bệnh lý nền: Một số bệnh lý như tiểu đường, hội chứng Zollinger-Ellison có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của LES.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A
Mặc dù là cấp độ nhẹ, trào ngược dạ dày độ A vẫn có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Ợ chua, ợ nóng: Cảm giác nóng rát từ dạ dày lan lên ngực và cổ họng.
Đau ngực: Đôi khi nhầm lẫn với đau tim, nhưng thường chỉ là cảm giác khó chịu do axit gây kích ứng.
Khó nuốt: Do thực quản bị tổn thương, dẫn đến khó khăn khi nuốt thức ăn.
Khàn tiếng hoặc ho khan: Axit trào ngược có thể gây kích ứng thanh quản, dẫn đến tình trạng khàn tiếng, ho kéo dài.
Đắng miệng: Cảm giác đắng miệng do axit và dịch mật từ dạ dày trào ngược lên miệng.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán trào ngược dạ dày độ A, bác sĩ thường sử dụng các phương pháp như:
Nội soi dạ dày thực quản: Phương pháp chính xác nhất để xác định mức độ tổn thương niêm mạc thực quản.
Xét nghiệm pH thực quản: Đo lường mức độ axit trào ngược trong thực quản trong vòng 24 giờ.
Chụp X-quang: Giúp phát hiện các bất thường trong cấu trúc thực quản và dạ dày.
Phương pháp điều trị
Vì trào ngược dạ dày độ A là cấp độ nhẹ, việc điều trị thường không quá phức tạp. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống:
Tránh ăn các loại thực phẩm gây kích thích như đồ ăn cay, chua, rượu, caffein.
Ăn uống đúng giờ, tránh ăn quá no và hạn chế nằm ngay sau khi ăn.
Nâng cao đầu khi ngủ để tránh tình trạng axit trào ngược.
Sử dụng thuốc:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giúp giảm lượng axit tiết ra từ dạ dày.
Thuốc kháng H2: Giảm tiết axit bằng cách ức chế tác động của histamin trên các tế bào thành dạ dày.
Thuốc trung hòa axit: Giúp làm giảm triệu chứng tức thời của trào ngược bằng cách trung hòa axit trong dạ dày.
Phẫu thuật: Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc bệnh tái phát nhiều lần, phẫu thuật có thể được xem xét để cải thiện chức năng cơ thắt thực quản dưới.
Biến chứng có thể xảy ra
Nếu không được điều trị kịp thời, dù là trào ngược dạ dày ở cấp độ nhẹ như độ A, bệnh có thể tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, hoặc thậm chí ung thư thực quản.
Phòng ngừa trào ngược dạ dày độ A
Phòng ngừa là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày. Những biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Duy trì cân nặng hợp lý.
Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, đúng giờ.
Hạn chế các yếu tố gây căng thẳng.
Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.
Trào ngược dạ dày độ A tuy là mức độ nhẹ, nhưng vẫn cần được quan tâm và điều trị sớm để tránh tiến triển thành các biến chứng nặng hơn. Việc duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thông tin liên hệ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tradimec
Website: https://vienyduocdantoc.com/
Địa chỉ: Biệt thự B31, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
SĐT: (024) 7109 6699
#vienyduocdantoc #vienyduoccotruyendantoc #tradimec
Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
https://vienyduocdantoc.org.vn/benh-ly/trao-nguoc-da-day
https://vienyduocdantoc.org.vn/thuoc-chua/trao-nguoc-da-day
https://vienyduocdantoc.org.vn/an-uong/trao-nguoc-da-day-nen-an-gi
https://vienyduocdantoc.org.vn/cach-chua/trao-nguoc-da-day
0 notes
tintucsuckhoecom · 3 months ago
Link
0 notes
ivftamanh · 3 months ago
Text
Các yếu tố tác động đến chỉ số AMH thường gặp
Tumblr media
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số AMH, bao gồm:
Tuổi tác: Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nồng độ AMH. Khi phụ nữ lớn tuổi hơn, chỉ số AMH giảm dần và tiếp tục giảm mạnh cho đến khi họ bước vào giai đoạn mãn kinh, làm giảm khả năng sinh sản.
Lạc nội mạc tử cung: Một tình trạng mà mô tử cung phát triển ở vị trí ngoài tử cung. Tình trạng này có thể gây ra viêm nhiễm trong ống dẫn trứng và buồng trứng, làm giảm chỉ số AMH.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thường gây ra sự xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và rối loạn rụng trứng. Phụ nữ mắc PCOS thường có chỉ số AMH cao hơn bình thường.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo và các loại thức ăn chế biến sẵn có thể ảnh hưởng xấu đến mức AMH. Chế độ ăn không cân bằng có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe khác, trong đó có mức AMH thấp.
Yếu tố di truyền: Chỉ số AMH thấp cũng có thể là kết quả của các yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người có nồng độ AMH thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến nồng độ AMH của người phụ nữ.
Căng thẳng: Mức độ căng thẳng cao có thể dẫn đến giảm nồng độ AMH. Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn có thể giảm khả năng thụ thai, đòi hỏi cả sức khỏe thể chất và tinh thần tốt để duy trì khả năng sinh sản.
--- >> Xem chi tiết tại: https://ivfta.com/amh/ ---
0 notes
dakhoadailobinhduong1 · 3 months ago
Text
0 notes
tamtrinh221291-blog · 4 months ago
Text
Nguyên nhân viêm nội mạc tử cung và cách phòng tránh
0 notes
chibachpharma · 4 months ago
Text
Nguyên nhân gây viêm ngứa vùng kín và cách xử lý hiệu quả
Viêm ngứa vùng kín, tuy là hiện tượng phổ biến ở nữ giới, nhưng có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng về bệnh phụ khoa. Để khắc phục tình trạng này, điều quan trọng là hiểu rõ nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và cách xử lý.
Tổng Quan Về Bệnh Ngứa Vùng Kín Ở Nữ Giới
Ngứa vùng kín thường gây ra cảm giác khó chịu ở âm đạo và hai bên mép âm hộ. Cảm giác ngứa có thể kéo dài và kèm theo các triệu chứng như tiết nhiều khí hư có mùi khó chịu, nổi mụn ngứa. Nếu tình trạng này không giảm và kèm theo các triệu chứng trên, có thể đây là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nghiêm trọng. Vì vậy, chị em nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Tumblr media
Nguyên Nhân Gây Viêm Ngứa Âm Đạo Ở Phụ Nữ
Thói Quen Sinh Hoạt Không Lành Mạnh: Không vệ sinh vùng kín hàng ngày, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt và sau quan hệ tình dục, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh hoặc nguồn nước không sạch cũng gây hại.
Sùi Mào Gà: Bệnh lây qua đường tình dục do virus HPV, gây ra các u nhú ngứa ở vùng kín.
Nội Tiết Tố Thay Đổi: Thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc khi sử dụng biện pháp tránh thai chứa hormone, có thể gây ngứa âm đạo.
Căng Thẳng, Áp Lực, Stress: Stress kéo dài làm mất cân bằng nội tiết tố và suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị vi khuẩn tấn công.
Viêm Cổ Tử Cung: Triệu chứng của viêm cổ tử cung bao gồm ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt và đau rát khi quan hệ.
Nhiễm Khuẩn Và Nấm: Nhiễm trùng roi Trichomonas hay nấm Candida gây ngứa và các triệu chứng như khí hư ra nhiều, có mùi khó chịu.
Ký Sinh Trùng: Rận lông mu sống ở vùng kín, hút máu và gây ngứa ngáy.
Viêm Âm Đạo: Biểu hiện đặc trưng là ngứa ngáy và khí hư ra nhiều có mùi hôi.
Mụn Rộp Sinh Dục: Virus Herpes gây mụn rộp và ngứa quanh âm hộ.
Bệnh Lý Khác: Các bệnh như hắc lào, lang ben, vảy nến cũng có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục, gây ngứa rát.
Sẽ ra sao nếu không trị viêm ngứa vùng kín kịp thời?
Nếu không điều trị viêm ngứa vùng kín kịp thời, virus, vi khuẩn, nấm có thể lan từ vùng bị nhiễm sang các bộ phận khác, gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín do bệnh phụ khoa có thể tăng nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Khi sinh, vi khuẩn, nấm từ cơ quan sinh dục của mẹ có thể lây sang thai nhi, gây viêm niêm mạc miệng, viêm đường hô hấp, viêm da,... Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh nữ, vì họ chưa có hệ miễn dịch mạnh mẽ như người lớn để điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Điều trị viêm ngứa vùng kín nữ (ngứa âm đạo) bằng những cách nào?
Ngứa âm đạo có nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi nguyên nhân đều có phương pháp điều trị riêng. Đối với các trường hợp ngứa âm đạo do thói quen sinh hoạt, bạn chỉ cần thay đổi thói quen, thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Sử dụng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để bảo vệ môi trường tự nhiên của âm đạo.
Đối với các trường hợp ngứa âm đạo do các bệnh lý ngoài da, bạn cần dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngứa vùng kín theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng khi chưa được hướng dẫn cụ thể.
Trong trường hợp ngứa âm hộ do các bệnh phụ khoa, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặt âm đạo. Những loại thuốc này giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây bệnh, làm giảm cảm giác ngứa ngáy.
Phòng ngừa ngứa vùng kín bằng cách nào?
Có những cách nào để phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín?
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ
Vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh
Trong chu kỳ kinh nguyệt, nên thay bằng mới sau mỗi 3-4 giờ
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, không sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh
Nên mặc quần lót vừa vặn và thoải mái, có chất liệu mềm mại, thông thoáng
Khi có tình trạng ngứa, chị em không nên gãi bởi rất có thể gây tổn thương da, tạo điều kiện các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển
Đi khám ngay khi có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu vùng âm đạo, lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được can thiệp và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả nhất.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Chị em phụ nữ nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, kiểm tra khi có những biểu hiện dưới đây:
Tình trạng ngứa ngáy kéo dài trên 1 tuần, không có dấu hiệu giảm
Âm đạo tiết nhiều khí hư, có mùi hôi tanh khó chịu, vón cục như bã đậu
Lở loét, sưng đỏ, nổi mụn nước ở hai mép âm hộ
Đau khi tiểu tiện, khi ngồi hay khi quan hệ tình dục
Công Ty TNHH Dược Phẩm Chi Bách (Chi Bach Pharma)
Website: https://chibachpharma.com
Đường dây nóng: 0386 068 160
Địa chỉ: 154/26/29 Phạm Văn Hải, Phường 3, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Xem thêm: https://chibachpharma.com/blogs/cam-nang-ban-gai/viem-ngua-vung-kin
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 5 months ago
Text
Lưu ý khi chăm sóc sau khi chuyển phôi
Chuyển phôi được xem là thủ thuật vô cùng quan trọng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhằm đưa phôi thai vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Tìm hiểu cách chăm sóc sau chuyển phôi giúp tăng tỷ lệ thụ thai thành công.
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Những dấu hiệu mang thai sau khi chuyển phôi
Ở dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mang thai sau khi chuyển phôi, người mẹ có thể để ý tới những dấu hiệu này để cận thận hơn trong việc chăm sóc cơ thể của mình.
Tăng phản xạ tiết dịch âm đạo: Những ngày đầu sau khi mẹ chuyển phôi thành công, thường do tác dụng của hormone progesterone dùng để đặt âm đạo nên có thể gây phản xạ tăng tiết dịch. Đây là một hiện tượng bình thường mẹ thường gặp. Ra máu ở âm đạo: Nếu mẹ có một vài giọt máu nâu ra ở vùng kín có thể gặp do catheter chuyển phôi được đi qua cổ tử cung, giúp đưa phôi vào buồng tử cung. Triệu chứng này sẽ hết sau 2-3 ngày chuyển phôi nên mẹ cũng không cần quá lo lắng. Cảm thấy căng ngực, tức ngực: Những thay đổi về vùng ngực của mẹ là do cơ thể mẹ được sử dụng các nội tiết trước chuyển phôi (estrogen và progesterone). Cảm thấy nôn và buồn nôn: Là những triệu chứng mẹ thường gặp bởi nồng độ nội tiết trong cơ thể tăng cao. Đi tiểu nhiều hơn: Bởi nồng độ hCG tăng do có thai hoặc sau khi tiểm hormone này để tạo noãn. Thấy khó chịu ở vùng bụng và lưng: Mẹ có thể bị đau lâm râm vùng bụng dưới và mỏi lưng do sau khi kích trứng, chuẩn bị nội mạc tử cung bởi thay đổi của nội tiết sau.
Xem thêm: dha uống cùng sữa được không
Lưu ý khi chăm sóc sau khi chuyển phôi
Để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công thì bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
Nghỉ ngơi thật tốt
Sau chuyển phôi, các mẹ cần chú ý nằm nghỉ khoảng 30 phút tại bệnh viện để có thể theo dõi. Đây là khoảng thời gian hợp lý và mẹ không nên nằm lâu hơn vì không cần thiết. Sau đó, các mẹ hãy về nhà và sinh hoạt hàng ngày bình thường nhé!
Hoạt động sinh hoạt hàng ngày Ngoại trừ những vận động mạnh như chơi thể thao với cường độ cao hoặc mang vác nặng, lao động năng, sinh hoạt hàng ngày của mẹ sau chuyển phôi vẫn diễn ra binh thường như đi ra ngoài, đi bộ, lái xe, đi làm,…
Uống nước đầy đủ Các mẹ sau khi chuyển nên uống đủ 2,5-3 lít nước/ngày, để có thể tăng lượng nước cho cơ thể, nhất là khi thời tiết nóng. Mẹ cũng không cần lo lắng việc đi tiểu nhiều bởi sẽ không ảnh hưởng đến việc có thai.
Xem thêm: lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu
Quan hệ tình dục
Các mẹ có thể quan hệ tình dục nhẹ nhàng sau chuyển phôi trữ nhưng vẫn cần hạn chế. Trong trường hợp các mẹ chuyển phôi tươi, nếu mẹ cảm nhận được sự căng tức bụng dưới thì mẹ nên kiêng quan hệ cho đến khi tình trạng này hết mẹ nhé.
Ngâm nước lâu
Mẹ sau khi chuyển phôi không nên ngâm mình trong nước nóng hoặc tắm bồn quá lâu. Bên cạnh đó, các hoạt động như bơi lội, tắm biển cũng cần hạn chế để tránh viêm nhiễm.
Dùng thuốc
Sau khi chuyển phôi, các mẹ chỉ nên dùng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn giúp điều trị trực tiếp việc chuyển phôi. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc nam, thuốc bắc, thuốc không rõ nguồn gốc … bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi.
Thông thường mẹ sẽ được kê các loại thuốc để hỗ trợ hoàng thể progesterone, sử dụng đến khoảng tuần 11-12 của thai kỳ. Sau đó các bác sĩ sẽ ra quyết định để giảm liều hoặc ngưng thuốc tùy vào tình trạng rau thai đã phát triển để nuôi thai hay chưa.
Tránh tình trạng căng thẳng
Nếu tinh thần mẹ luôn căng thẳng và lo lắng cũng ảnh hưởng đến sự thành công của chu kỳ chuyển . Mẹ cần luôn lạc quan, lựa chọn những hoạt động giải trí nhẹ nhàng như tập thiền, yoga,… giúp mẹ lấy lại tinh thần thoải mái.
Giai đoạn đầu thai kỳ, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là sắt và axit folic.
Xem thêm: thuốc sắt dạng nước hay dạng viên tốt hơn
Sau khoảng 2 tuần, mẹ có thể xét nghiệm để kiểm tra kết quả thụ thai, nếu xuất hiện tăng nồng độ Beta HCG, mẹ đã mang thai thành công. Thực hiện tốt những lưu ý trong quá trình chuyển phôi và chăm sóc sau chuyển phôi trên đây sẽ giúp tăng khả năng thụ thai thành công.
0 notes
Text
Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, từ âm ỉ đến đau dữ dội. Trong tình huống này, nhiều chị em lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh để cảm thấy thoải mái hơn. Thế nhưng việc sử dụng thuốc giảm bụng kinh như thế nào cho an toàn và hiệu quả vẫn còn khiến nhiều người băn khoăn. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để tìm hiểu cách sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn nhé! 1. Đau bụng kinh là gì? Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh? 1.1. Đôi nét về tình trạng đau bụng kinh Đau bụng kinh là những cơn đau thắt, nhói hoặc co rút xuất hiện ở vùng bụng dưới vào thời điểm trước và trong khi hành kinh. Mức độ đau bụng kinh dao động từ nhẹ đến nặng tùy theo cơ địa mỗi người. Khi tử cung co bóp mạnh hơn, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và có thể lan rộng xuống vùng thắt lưng, đùi. Ngoài ra, phụ nữ còn trải qua những triệu chứng khác như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, cơ thể mệt mỏi, uể oải,... Đau bụng kinh xuất phát từ sự thay đổi nội tiết. Trong kỳ kinh nguyệt, hormone Prostaglandin được sản xuất nhiều hơn để kích thích sự co bóp của tử cung và đẩy máu kinh ra ngoài. Chính Prostaglandin là nguyên nhân chính gây ra cảm giác đau cùng với các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy. Khi niêm mạc tử cung bong ra hoàn toàn, lượng Prostaglandin sẽ giảm, từ đó sẽ giảm đi cảm giác đau bụng kinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm các nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát, cụ thể: Nguyên nhân nguyên phát: Cơn đau bụng kinh dữ dội xảy ra là do nồng độ prostaglandin trong cơ thể tăng cao, khiến cho tử cung co bóp mạnh hơn và gây ra đau bụng kinh nặng. Ngoài prostaglandin, còn có các yếu tố khác gây ra đau bụng kinh như cấu tạo lỗ cổ tử cung hẹp, tiền sử gia đình, tuổi bắt đầu kinh nguyệt và lối sống không lành mạnh,... Nguyên nhân thứ phát: Đau bụng kinh dữ dội không giảm theo tuổi hoặc sau sinh đẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, và viêm nhiễm vùng chậu. Bên cạnh đó, có có một số nguyên nhân như dính buồng tử cung, dị tật tử cung bẩm sinh và vấn đề tâm lý,... 1.2. Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Thuốc giảm đau kinh là loại thuốc được sử dụng để làm giảm cảm giác đau ở vùng bụng dưới trước và trong kỳ kinh. Uống thuốc giảm đau là giải pháp giảm đau bụng kinh nhanh chóng được nhiều chị em áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý các loại thuốc này chỉ có mục đích làm giảm các triệu chứng không thoải mái, khó chịu của cơn đau bụng kinh, chứ ko có mục đích điều trị nguyên nhân trong các trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý (đau bụng kinh thứ phát). Khi gặp phải tình trạng đau bụng kinh, bạn nên ưu tiên áp dụng các phương pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng như: bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thư thái và sử dụng túi chườm nóng hoặc miếng dán giảm đau,...  Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không cho hiệu quả thì nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng dẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả nhé. 2. Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả Phần lớn phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt thường trải qua các cơn đau bụng ở mức độ nhẹ và không cần dùng đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên, trong trường hợp đau bụng dữ dội, liên tục và kéo dài thì việc dùng thuốc giảm đau bụng kinh là cần thiết.  Thuốc giảm đau bụng kinh thường hoạt động theo 2 cơ chế chính. Một là giãn cơ tử cung, làm giảm tình trạng co thắt, từ đó hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Hai là giúp ức chế tổng hợp prostaglandin - nguyên nhân gây đau và gây co thắt tử cung. Các nhóm thuốc giảm đau bụng kinh bao gồm: Thuốc chống co thắt, làm giãn cơ trơn tử cung: Thường chứa các thành phần như Dipropylin, Alverin, Drotaverin. Thuốc nội tiết tố nữ: Sử dụng kết hợp các loại thuốc chứa estrogen và progesteron hoặc dydrogesterone, lynestrenol (dẫn chất của progesteron).
Trong trường hợp này, các loại thuốc tránh thai cũng có thể được sử dụng để giảm đau hiệu quả. Thuốc ức chế prostaglandin: Bao gồm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) và Paracetamol Mặc dù thuốc giảm đau bụng kinh mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng chị em không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Điều này giúp đảm bảo sử dụng thuốc một cách an toàn, tránh nguy cơ đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến trên thị trường hiện nay: 2.1. Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) Giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) là nhóm thuốc đầu tiên được chỉ định để giảm đau bụng kinh. Nhóm thuốc này ức chế sản xuất prostaglandin - một loại chất trung gian được tạo ra trong chu kỳ kinh để kích thích sự co bóp của tử cung. Tuy nhiên, nhóm NSAIDs này có thể gây ra kích ứng dạ dày và tương tác với một số loại thuốc khác, do đó không phải ai cũng có thể sử dụng chúng. Những người có tiền sử bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược, vấn đề thận, tim, hen suyễn hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng NSAIDs để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 2.2. Thuốc giảm đau Paracetamol Thuốc giảm đau Paracetamol có thể giúp làm dịu cơn đau bụng kinh khó chịu. Đặc biệt, Paracetamol phù hợp cho những chị em bị đau từ nhẹ đến trung bình hoặc thuộc đối tượng không thể sử dụng nhóm thuốc NSAIDs. Thuốc cũng có thể được chỉ định cho người có vấn đề về dạ dày, thường bị buồn nôn, nôn hoặc có các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc Paracetamol trong thời gian dài vì có thể dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận và ảnh hưởng xấu đến dạ dày.  Thuốc Paracetamol chống chỉ định trong những trường hợp quá mẫn với thuốc, người bị suy gan, suy thận nặng, người bị thiếu máu nhiều lần,...  Một phương pháp khác để tăng hiệu quả giảm đau là kết hợp sử dụng Paracetamol và Caffeine, tuy nhiên cần có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. 2.3. Thuốc chống co thắt cơ trơn Đau bụng kinh bắt nguồn từ những cơn co thắt cơ trơn đột ngột tại tử cung. Vì vậy, chị em có thể sử dụng các thuốc chống co thắt cơ trơn để giảm cơn đau bụng kinh. Hiện nay, có hai loại thuốc chống co thắt trên thị trường: Hyoscine: Giúp giảm cơn co thắt do đau bụng nhanh chóng, trong đó có đau bụng kinh. Tuy nhiên, thuốc Hyoscin có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, táo bón. Ngoài ra, nó cũng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác, do đó cần phải có chỉ định của bác sĩ. Alverin: Cũng giúp ức chế cơn co thắt cơ trơn, nhờ đó giảm cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng cho những người có huyết áp thấp. 2.4. Thuốc nội tiết tố nữ Uống thuốc tránh thai không chỉ giúp chị em kiểm soát quá trình thụ thai, mà còn là một giải pháp hiệu quả để giảm đau bụng kinh. Thuốc tránh thai ngăn cản quá trình rụng trứng và sự phát triển của niêm mạc tử cung từ đó giảm lượng prostaglandin trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng thuốc tránh thai hiệu quả và an toàn, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách. Điều này giúp tránh các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, thay đổi tâm trạng hoặc tăng cân. Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Thời điểm tốt nhất nên sử dụng 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc đau bụng kinh Thuốc giảm đau bụng kinh được chị em sử dụng phổ biến và đánh giá cao về hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để tối ưu hiệu quả và tránh ảnh hưởng xấu đến cơ thể. 3.1. Các tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh  Khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, chị em phụ nữ có thể gặp những tác dụng phụ do thuốc gây ra như: Khó tiêu, tiêu chảy. Đau bụng, buồn nôn, viêm loét dạ dày.  Chóng mặt, đau đầu thường xuyên. Thay đổi tâm lý thất thường. 
Dễ tăng cân. Ngoài ra, thuốc giảm đau bụng kinh còn có một số tác dụng phụ ít gặp hơn như:  Ảnh hưởng đến gan: suy giảm chức năng gan, suy gan cấp tính,...  Ảnh hưởng đến da: da bị phồng rộp, bong tróc nhiều, viêm da dị ứng, xuất hiện ban nổi, dát sần hoặc mụn mủ,...  Xuất hiện một số rối loạn về máu: giảm tiểu cầu, bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu hạt,...  Xuất hiện các phản ứng phù mạch, sưng dây thanh quản. 3.2. Các lưu ý khác khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Trước khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng các chỉ định cũng như liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Tránh tuyệt đối việc tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh. Không nên phụ thuộc quá mức vào việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh vì sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận và khả năng sinh sản.  Nếu sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh mà các triệu chứng không giảm hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường khác, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến thăm khám tại bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ định của bác sĩ, chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh và kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện điều độ, và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng và giảm triệu chứng đau bụng kinh. Cụ thể: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm chất vitamin A, E, B6, B12, magie, sắt, kali; hạn chế đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn; tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffeine.  Thực hiện tập thể dục thể thao điều độ, lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng và phù hợp với cơ thể trong thời gian hành kinh. Bảo đảm nghỉ ngơi hợp lý: Sử dụng túi chườm nóng hoặc miếng dán chuyên dụng để giúp cải thiện cơn đau bụng kinh và đủ giấc ngủ, có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga để giữ tinh thần thoải mái và tích cực. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng giảm đau bụng kinh, một trong số đó là Bình Đông Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, với công dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả, đồng thời còn giúp hỗ trợ bổ huyết, điều kinh, hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. 3.3. Khi nào cần gặp bác sĩ Mặc dù đau bụng kinh là một hiện tượng thường gặp trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, tuy nhiên chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân trong những tình huống sau đây: Cơn đau bụng ngày càng dữ dội, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt cá nhân và công việc hằng ngày. Các triệu chứng đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể mệt mỏi. Cơn đau dữ dội liên tục. 4. Tổng kết Đau bụng kinh là nỗi lo lắng và sợ hãi của rất nhiều chị em khi đến ngày “rụng dâu”. Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể giúp chị em nhanh chóng cải thiện cảm giác khó chịu này. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, chị em cần chú ý cải thiện sức khỏe từ bên trong qua việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học,...  Một giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt mà chị em cũng có thể tham khảo là sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Bình Đông Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. Được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên gồm: Ích mẫu, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Hương phụ, Thục địa, Đại hoàng, Phục linh, Ngải cứu Bình Đông Cao Ích Mẫu mang đến công dụng tuyệt vời trong bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, mệt mỏi do những cơn đau bụng kinh gây ra. Sản phẩm thuộc công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm của Dược Bình Đông cam kết 100% đạt chuẩn
GMP–WHO theo quy định của Bộ Y tế, nhận được sự đánh giá cao từ người tiêu dùng về công dụng cải thiện và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Để biết thông tin chi tiết về sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu, vui lòng liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn cụ thể về sản phẩm và đặt hàng nhanh chóng. Xem thêm các bài viết cùng chủ đề Đau bụng kinh: Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc nam chữa đau bụng kinh hiệu quả, an toàn Đau bụng kinh nên ăn gì? Các loại thực phẩm giảm đau bụng kinh ngày "đèn đỏ" Đau bụng kinh uống gì? TOP 14 loại nước uống giúp giảm đau ngày “đèn đỏ” Top 9 loại trà tốt nhất giảm đau bụng kinh  “Bỏ túi” 7 Mẹo giảm Đau bụng kinh [Dữ dội, Kéo dài] nhanh nhất tại nhà Tư thế nằm nào giúp giảm Đau bụng kinh? Nên nằm Nghiêng hay Ngửa? Bài tập giảm đau bụng kinh đơn giản, hiệu quả tại nhà ------------- Info Nguyễn Thị Thuỳ Trang, cố vấn Dược Bình Đông, chuyên gia y học cổ truyền với hơn 30 năm kinh nghiệm, chuyên về sức khỏe phụ nữ và các vấn đề phụ khoa. - Địa chỉ email: [email protected] - Số điện thoại: 028.39.808.808 - Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh - Trang web cá nhân hoặc các tài khoản mạng xã hội: - https://www.binhdong.vn/author/nguyenthithuytrang/ - BIO: https://bit.ly/blogger-thuy-trang
0 notes
duocbinhdong1 · 5 months ago
Text
Nhiều chị em phụ nữ thỉnh thoảng gặp phải tình trạng có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng. Đây là hiện tượng ra máu âm đạo bất thường xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt thông thường (21 - 35 ngày). Tuy không phải lúc nào cũng đáng lo ngại, nhưng việc hiểu rõ nguyên nhân là điều quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp. 1. Nguyên nhân Có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng Nguyên nhân thông thường Chu kỳ kinh nguyệt ngắn: Ở một số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt chỉ kéo dài 21 ngày hoặc ngắn hơn. Do đó, việc ra máu giữa chu kỳ có thể được coi là bình thường. Tiền mãn kinh: Giai đoạn này thường đi kèm với sự thay đổi nội tiết tố, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, bao gồm cả việc có kinh 2 lần trong 1 tháng. Rụng trứng: Một số phụ nữ có thể ra máu nhẹ sau khi rụng trứng, thường kéo dài 1-2 ngày. [caption id="attachment_32240" align="aligncenter" width="1024"] Nguyên nhân thông thường của kinh nguyệt 2 lần 1 tháng[/caption] Nguyên nhân do bệnh lý Rối loạn nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesterone, có thể dẫn đến ra máu bất thường. Bệnh lý phụ khoa: Viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung,... đều có thể gây ra xuất huyết tử cung bất thường. Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu, thuốc trị liệu thay thế hormone,... có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh lý tuyến giáp: Cả cường giáp và suy giáp đều có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Sảy thai: Sảy thai sớm có thể gây ra ra máu giống như kinh nguyệt, nhưng thường kèm theo đau bụng và các triệu chứng khác. [caption id="attachment_31923" align="aligncenter" width="1024"] Kinh nguyệt 2 lần một tháng do bệnh lý[/caption] 2. Lưu ý Có kinh 2 lần trong 1 tháng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng dữ dội, ra máu nhiều, sốt, đau tức vùng chậu,... thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 3. Kết luận Có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và chú ý đến các triệu chứng bất thường là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh sản của bạn. 4. Kết nối với Dược Bình Đông Trang chủ: https://www.binhdong.vn/ Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh Showroom: 22 Đường số 10, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Hotline: 028.39.808.808 Nhà cung cấp: 028.66.800.300 Phòng kinh doanh: 028.66.800.100 - 028.66.800.200 Email: [email protected]
0 notes