Tumgik
#trẻ nghèo đường phố
banmaihong · 1 year
Text
Phéρ lạ củα lời nói dịu dàng, người ρhụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên củα lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi
Nhiều năm về trước, có một cậu Ьé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầγ gò. Jim sống lαng thαng, là đầu mối củα mọi trò cười và trêu chọc củα mọi người sống trong thị trấn. Không αi đối xử Ϯử tế với Jim. Những nghi ngờ củα mọi vụ ăn cắρ hαγ rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cαγ ᵭộc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẩn trάnh những người xung quαnh. Cậu càng lẩn trάnh, người…
Tumblr media
View On WordPress
2 notes · View notes
tlncthvn · 4 months
Text
Một cụ già đã nghỉ hưu ở thành phố Thái Nguyên đã gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, khiến người đọc cảm thấy đau lòng, xót dạ!
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
11. Cái gi cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
12. Đồng tiền trên nghĩa ,trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền.
16. Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo.
17. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố. Con trai thương bố vì chức vì quyền.
18. Đi với Bụt mặc áo cà sa, quen sống bê tha, thân tàn ma dại.
19. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
21. Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23. Đi có bạn đường chân không biết mỏi, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. Nói gần nói xa, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm. Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. Khỏe mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tùy nghi di tản.
28. Thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nuôi con, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
29. Mẹ chết mồ mả chưa yên, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giổ Tổ.
31. Vào quán thịt cầy ,trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư. Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay. Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết.
39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.
40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?
Nguồn: Người Sài Gòn
9 notes · View notes
nhungcuonsachhay · 11 months
Text
Phố Ta - Lưu Quang Vũ
Tumblr media
Phố của ta Những cây táo nở hoa Mùa thu đấy Thân cây đang tróc vỏ Con đường lát đá Nghiêng nghiêng trong sương chiều.
Năm nay cà chua chín sớm Trên quầy hàng đỏ hồng Chị thợ may đi lấy chồng Chị thợ may góa bụa Năm nay tôi mặc đồ đen.
Bác đưa thư, có thư ai đấy? Bác đưa thư kéo chuông Ti-gôn hoa nhỏ Rụng đầy trước hiên.
Riêng bác thợ mộc già buồn bã Thở khói thuốc lên trời Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây Bà giáo về hưu ngồi dịch sách Dậy cậu con tiếng Pháp Suốt ngày chào: bông-dua.
Phố của ta Phố nghèo của ta Những giọt nước sa Trên cành thánh thót Lũ trẻ lên gác thượng Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.
Em chờ anh trước cổng Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù COn chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi.
Nhà thơ Lưu Quang Vũ
12 notes · View notes
hoangpnd · 4 months
Text
Tumblr media
Quốc tế thiếu nhi của trẻ em nghèo.
Trên đường chạy từ Cẩm Kim về nhà, mình trông thấy một em nhỏ bán vé số đang đi bộ về phía phố. Em đội mũ rộng vành, đeo túi xách ngang hông mà vóc người ốm quá. Hè nên em tranh thủ đi bán phụ giúp mẹ trang trải gia đình. Em bán tới tối mịt mới về, hôm nào mưa giông quá thì về sớm hơn. Mình hỏi em có muốn ăn bánh kẹo gì không để anh dẫn sang quầy tạp hóa gần đó mua. Thằng bé lầm lũi đi theo.
Vào tới nơi, em đi dọc các hàng quà. Mình nhìn theo, hiểu rằng chẳng mấy khi em có cơ hội được vào đây, được ăn mấy thứ em thích nên bảo em ăn gì bỏ vào giỏ đi anh tặng quà 1/6 đấy. Lúc này em mới nhoẻn miệng cười rõ tươi, mình cũng cười. Hai đứa ra ngồi dưới bóng cây, nhìn vào mắt em niềm vui vẫn chưa nguôi. Em lại tiếp tục bước đi, bọc bánh thì đung đưa trên tay.
Chiều tối tự dưng mình thèm cà phê. Ngồi đọc Lũ mục đồng của Le Clézio cảm giác gặp lại em, những đứa trẻ lang thang trên hè phố đầy rác rưởi, tính cách hồn nhiên cùng với nỗi buồn ấu thơ về thân phận. Vẫn còn đó các em...
4 notes · View notes
flying-dancing-164 · 5 months
Text
Tuổi già ập tới là mỡ bụng tích siêu nhanh nha. Đã vậy công việc stress, từ một đứa hok hảo ngọt h cứ cần tìm tới đường để thấy niềm vui, huhu. Cộng thêm đc ông ck chiều, việc nhà chẳng tới tay. Chỉ lâu lâu thấy ngứa mắt vì ông ý dọn mà hok sạch nên mình phải deep cleansing một bữa. Chứ tính ra cũng nhàn vì hôm nào làm về muộn hơn ck thì auto là ck nấu cơm (nếu tôi hok lên kế hoạch nấu từ tối htrc hoặc từ cuối tuần).
Để bớt thấy bản thân lười biếng hông chịu vận động thì tui có “chạy bộ” trong nhà kiểu gồng cơ bụng bằng cách cử động cơ đùi á :)) Tất nhiên là dưới ánh mắt khinh bỉ của ck tôi. Ông ta còn kêu công ty có cái bàn tuỳ chỉnh đc chiều cao, thì để ông ý mua cho tôi cái máy chạy ship tới cty. Lúc đứng tôi có thể vừa chạy vừa làm việc. Ủa alo, rồi muốn để mng nghĩ tôi đi làm vì đam mê hay ji? Tôi con đỗ nghèo khỉ mà bày đặt mua máy chạy để ở cty cái ji chứ.
Gần đây tôi mới nghĩ ra bài tập mới. Đó là đá đít ông ck tôi. Well, kiểu như kickbox kích hoạt cơ bụng vậy á :)) Hqua tôi đi từ trong bếp ra, ông ck tui đang ngồi coi film, tôi vẫy vẫy đứng dậy, ra hiệu quay mông cho tôi đá. Ông ck tôi bảo: Haizzz, Hà, nhiều khi tao tự hỏi nếu mà mày lấy một thằng ck trưởng thành hơn tao thì mày có con nít thế này nữa hok?
Mình kêu: Thì lúc đó tao cũng sẽ trưởng thành á.
Ông ck mình: Tao nghĩ nít mới là bản chất thật của mày.
Mình: Không nói nhiều, quay mông ra đây.
*Đá đá*
Ck mình kiểu: Uhm, chân cũng có lực phết đấy!
Đc 15 cái một bên, mình kiểu: Mày có thấy đau hok Ph?
Ck mình: Hok!
Mình: Vậy mà tao bắt đầu thấy rát rát chân roy á
Ck mình cười mỉa mai: Bởi mày nghĩ làm sao, hồi xưa lúc mà mẹ tao đánh tao, có mình mẹ tao mệt chứ tao chỉ nghe răng ra cười? Mẹ tao vừa tức vừa mệt, mẹ tao nghỉ lun. Khỏi đánh hahaha.
Công nhận, mông ji đá thấy nảy nảy hok à :)) Vậy mà mặc quần thì toàn mặc mấy kiểu rộng thùng thình, rúm ró hết lại. Cuối tuần rồi vừa phải dắt đi đảo ngói mua cho mấy cái slim fit rùi mấy cái quần áo màu sắc lạ lạ, trẻ trung cho mặc á. Thật ra đấy là idea của ông ck tui, đó là bữa nào hai đứa tự lựa đồ cho nhau theo phong cách mà ng kia thik. Xong ổng kêu: Chắc mày lựa cho tao thì đc chứ tao lựa cho mày, mày lại chê lên chê xuống xong cuối cùng chọn mua cái mày thik :)))
Rồi ông ý toàn trêu tôi là ăn mặc kiểu mấy con bánh bèo miền Bắc, phải choáy phố lên như mấy em miền Nam nè :))) Đợt xem Marry my husband, dxoanj nhỏ diễn viên chính mặc style phóng khoáng để làm nhà trai huỷ hôn, ông ck tôi khen phong cách này đẹp, makeup kiểu vậy cũng đẹp. Tôi kiểu: Xin lỗi, ngày xưa trc khi quen mày tao cũng từng có thời makeup mắt khói rùi kẻ eyeline đồ nha. Là mày chưa thấy thôi. Xin lỗi nhg tao thik làm bánh bèo miền Bắc đó. Rồi sao? Rồi sao? 😏
3 notes · View notes
selinethings · 10 months
Text
Chắc một trong những cảm giác đẹp nhất trong thế gian là cảm giác lần đầu tiên, bởi vì nó bao hàm sự tò mò, non trẻ, háo hức xen lẫn cả hy vọng vào đấy. Tui chợt nhớ đến một cảm giác đẹp và ấm áp khi nhìn thấy quyển truyện “Bí mật tình yêu phố Angel” trên giá sách. Nhân vật trong truyện là giả thôi nhưng tui vẫn bị hút hồn bởi cái bìa sách quá là đẹp, cô gái trong bữa tiệc đêm khuya ở một xứ sở xa lạ được một thiếu niên đeo mặt nạ mời khiêu vũ, giây phút ấy tui cứ tưởng người bị lạc vào xứ sở thần tiên thật sự là tui chứ không phải là nữ chính luôn ấy. Dưới ánh đèn vàng ấm áp trên ga tàu hôm đó khi lật giở những trang sách đầu tiên, từng tên nhân vật và tình tiết câu truyện cuốn tui vào trong như chính tui là người đồng hành bên họ, được thấy rõ từng xúc cảm len lỏi trong họ chỉ qua những câu miêu tả tự sự ngắn ngủi. Năm cấp 1, tui học thêm Tiếng Anh nhà một chị gái, mà chị dạy mãi mà vẫn không vô, xong về sau chị đưa cho tui một quyển truyện. Má ơi, là đồng tác giả với cuốn Angel yêu thích của tui. Vậy là cũng từ đó về sau, cũng dưới ánh đèn học màu vàng ấm áp đó, thay vì nỗ lực đưa cái chữ vào đầu, tui và chị ngồi bàn nhau và mơ mộng về những-chàng-hoàng-tử-không-có-thật đấy và nó khiến chúng tui hứng thú đến lạ. Trên tủ kính nhà chị ấy dán đầy những hình dán về nữ nhân vật chính xinh đẹp trong anime mà tui không biết tên, về sau chị ấy cho tui hình dán, tui tỉ mỉ chọn một cô gái mà tui thấy xinh đẹp nhất và còn cẩn thận vuốt không nỡ để nàng ấy bị xoăn góc lại cong queo, lúc ấy nàng là báu vật của tui đó.
Tui dễ dàng đắm chìm trong từng trang sách đến nỗi quên hết mọi thứ xung quanh và cảm thấy lâng lâng, cứ như kiểu khi tui vừa cầm sách lên thì cũng là lúc mấy anh đẹp trai trong sách sẽ đưa tay ra bảo là “ê này cô em” nói chung là đắm chìm đó hehe. Cũng là chị họ tôi, phòng chị ấy là bạt ngàn sao, là những mảnh sao nhựa và nó phát quang trong đêm ý. Có những đêm tui ngủ nhà chị và ngắm ngàn sao sẽ nghĩ về những trang sách mà lòng mang mác buồn và thêm chơi vơi. Xa xa, nhà hàng xóm mở những bài hát buồn vang lên dìu dặt ban đêm càng khiến nỗi buồn nhân lên thêm đôi. Tui buồn mà không biết vì sao tui buồn.
Tui dễ dàng bị ám ảnh bởi từng nhân vật trong sách. “Yêu anh hơn cả tử thần” là cuốn tiểu thuyết tình yêu đầu tiên tui đọc, ý là nó là cấp độ yêu sâu sắc hơn là tình yêu gà bông tui từng mê trong phố Angel. Lần đầu tiên nhìn bìa tưởng đâu truyện kinh dị tại gam màu xa lánh ởn ởn cộng thêm cái chữ Tử Thần bonus ổng tử thần có lưỡi hái thiệt thấy ghê. Cơ mà khi đọc thì nó lại là một câu chuyện tình yêu, ờm tình yêu giữa người và tiên, khoan đã đừng vội nghĩ nó nông cạn trẻ trâu như những cuốn teenfic tổng tài bá đạo bây giờ. Gu đọc sách của tui vẫn luôn khá ổn, vì cuốn sách đầu tiên tui đọc là siêu phẩm. Mạc Ngôn Hy với Mễ Bối xứng đáng phong thần trong lòng tui:
“Cả em và tử thần đều muốn có anh, có điều em có ưu thế hơn ông ta, bởi vì em yêu anh, yêu anh sâu sắc”
Cậu bé nghèo khổ cứu con chim gặp nạn. Không ngờ con chim đó lại là tiên nữ ham vui. Để báo ơn, nàng cho cậu đầu thai vào một gia đình giàu có đủ đầy nhưng không ngờ ở kiếp này, chàng trai lương thiện vì đi hiến máu không may mắc căn bệnh AIDS nên trở nên thu mình, tỏ ra gai góc. Tiên nữ xuống trần nhưng mất đi giọng nói. Lời văn của Tào Đình rất hay, lần đầu tiên tui đọc xong mà nước mắt thành dòng xen lẫn hoang mang trầm cảm ám ảnh abcxyz luôn. Tại vì sao, vì kết là sad ending mà tui không nghĩ là sad ending, trước đây trong thế giới của tui hoàng tử và công chúa luôn sống hạnh phúc mãi về sau cơ mà. Qua lần đó chắc tui phải trưởng thành hơn 10 tuổi, hì hì cô bé đã biết thế nào là khái niệm vì người mình iu mà hy sinh.
Khoảng thời gian ấy thật đẹp, không có thiết bị điện tử, chỉ đơn thuần vô tư đọc sách, địa điểm yêu thích hàng đầu là hiệu sách. Mây bay nước chảy nắng vàng chó chạy gì không quan tâm. Mỗi lần về Hà Nội bố mẹ có thể yên tâm thả tui cùng bạn hàng tiếng ở hiệu sách và đó là thiên đường của tụi tui. Cảm giác khi chọn một cuốn sách và đi giữa hiệu sách bạt ngàn sách với đọc một cuốn sách nó y hệt nhau đó, phê y hệt nhau hí hí. Đi học về là nằm dài trên giường đọc sách, mỗi khi đi mua sách thì trên đường về chắc chắn sẽ ngẩn ngơ, ám ảnh về nhân vật đến trong cả giấc mơ. Dịp nghỉ hè sẽ thuê thẻ đến thư viện tỉnh đọc sách cùng sự đồng hành của đứa bạn thân, một con người ham ngủ nướng như tui sẽ vì tiếng í ới của nó dưới nhà mà bật dậy như lò xo, hai khứa kéo nhau đi bộ dưới trời râm mát mẻ hoặc trưa hè nắng gắt. Tui vẫn còn nhớ khoảnh khắc đầu tiên đi đến thư viện tỉnh và cảm giác mát lạnh khi đi qua hành lang trưng bày sách, tui nghển cổ vào trong và tiếc nuối khi nhìn thấy đống sách mình thích nhưng mình chưa thể vào được vì hôm nay mới kịp làm thẻ. Cảm giác ấy không gì sánh lại được.
“Nàng công chúa ngủ trong tháp ngà, sực tỉnh khỏi cơn mơ đằng đẵng.
Bình tĩnh ngồi trên ngai vàng đã đóng băng nhiều năm.
Nàng hiểu rằng mình không cần một kỵ sĩ hay một chàng hoàng tử.
Mà cần một bộ áo giáp bằng sắt và ánh mắt kiên định.”
(Bí mật tình yêu phố Angel)
Không hẳn là giờ đọc lại những tác phẩm tui từng yêu tui vẫn thấy hay. Song tui vẫn luôn trân trọng nó cũng như trân trọng niềm yêu thích và sự ngây thơ của mình đã qua. Đến bây giờ thì tui vẫn thích đọc sách. Nhưng tui đau lòng nhận ra là mình không tìm lại được cái cảm giác ấy thêm một lần nào nữa mặc dù tui đã cố. Cảm giác đắm-chìm ấy đã đi theo thời niên thiếu của tui đi hết rồi. Tui hiếm khi lâng lâng vì một tình tiết và nhân vật, hay thì tui sẽ thấy hay nhưng tui không cảm thấy mình là một người bạn bên cạnh nhân vật chính nữa mà tui chỉ là độc giả mà thôi. Tui không cảm thấy gió mát khi nữ chính có gió vờn qua mái tóc nữa, không thấy nắng chiếu lung linh khi họ nói lời yêu, cũng không thấy thắt ruột thắt gan khi cậu ấy rơi nước mắt nữa. Tui biết cảm giác ấy có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa, nhưng vẫn hy vọng nó có thể xảy ra với tui một lần nữa trong đời, thật sự rất tuyệt luôn khi những ngày thơ bé ấy, dưới ánh đèn vàng thân thuộc, tui đã cùng những nhân vật mà tui yêu thích sở hữu được những cảm xúc vốn không thuộc về tui, cảm giác được sống cuộc đời của họ vậy, dù là hoa nở hay đông tàn, đều rất xứng đáng…🫧 ☽ -🖇🤍꙳✧˖°
Tumblr media
6 notes · View notes
lalashopvn · 1 year
Text
Cay Thong Noel
Không khí se se lạnh của mùa đông, báo hiệu một mùa Noel nữa đã đến cận kề, không khí Noel ngập tràn, lan tỏa khắp ngóc ngách, ngõ phố làm ai ai cũng nôn nao. Noel đến không chỉ mang theo hình ảnh của ông già Noel với hàng râu trắng toát với những túi quà ngộ nghĩnh mà còn những cây thông Noel được trang trí rực rỡ rất hút mắt. Cây thông Noel là một trong những vật phẩm trang trí không thể thiếu trong ngày lễ Giáng sinh. Tuy vậy, có lẽ không phải ai cũng biết cây thông Noel có ý nghĩa gì? Cây thông Noel tượng trưng cho điều gì và có nguồn gốc từ đâu? Thế thì hôm nay các bạn cùng Lala tìm hiểu nhé!
Cây thông Noel là loại cây gì?
Cây thông là loại cây thân gỗ quả nón nổi tiếng và có giá trị thương mại cao, là biểu tượng của Lễ Giáng Sinh, Lễ Năm mới ở châu Âu và có rất nhiều loại họ thông khác nhau. Họ thông có tên khoa học là Pinaceae, thuộc bộ thông cùng họ với tùng, tuyết tùng, thủy tùng và tùng la hán. Họ thông rất đa dạng với từ 220-250 loại cây thông khác nhau. Đặc điểm chung của các cây này là thân gỗ, có nhựa thơm và các tán lá tạo thành hình tháp. Cây thông gỗ sống rất thọ từ 100 lên đến tận 1000 năm. Chiều cao các loài khác biệt khá lớn từ 2-100m.
Tumblr media
Cây thông Noel có nguồn gốc từ đâu?
Cây thông Noel hay cây Giáng sinh với nhiều phụ kiện trang trí là hình ảnh gắn liền, không thể thiếu trong mỗi dịp Noel. Nhưng không phải ai cũng biết chính xác sự tích cây thông Noel được bắt nguồn từ đâu, bởi có rất nhiều truyền thuyết được nhắc đến.
Vào thế kỷ thứ VIII, thánh Boniface, một thầy tu người Anh, trên đường hành hương, ông tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ không thờ Thiên Chúa sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ không thờ Thiên Chúa rằng cây thông nhỏ là cây sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Theo một nguồn khác, thì giáo sĩ Boniface từ Anh sang Đức truyền bá đức tin Cơ Đốc. Ông đã tặng cho thành phố Geister một cây thông tượng trưng cho tình thương và tín ngưỡng mới mà ông đã mang đến cho dân tộc Đức. Khi người Đức chấp nhận Cơ Đốc giáo, họ chọn cây thông làm cây Giáng sinh (cây Noel) để nhắc nhở họ nhớ đến công ơn của thánh Boniface, người đã giúp họ dẹp bỏ tà thần trở lại thờ phượng Thiên Chúa.
Tumblr media
Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.
Tương truyền, một lần Martin Luther dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Giáng Sinh khoảng năm 1500. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ông thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ông đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh. Ông giải thích là các cây nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Giêsu mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời.
Tuy vậy, phải tới thế kỷ thứ 16, phong tục trang trí cây thông Giáng sinh mới phổ biến ở Đức. Cơ Đốc nhân mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh. Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến.
Tumblr media
Cây thông Noel có ý nghĩa gì?
Trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông thì các loại cây khác đều trơ trọi cành khô, thiếu sức sống, chỉ riêng mỗi cây thông là vẫn giữ được vẻ xanh tươi tốt. Vì vậy, Giáng sinh - ngày lễ lớn của Công giáo kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời và cũng là để đánh dấu sự kết thúc một năm dài vất vả, cây thông luôn được chọn làm biểu tượng cho sự phục hồi lại năng lượng và biểu tượng cho tình yêu thương vô bờ mà Thiên Chúa dành cho loài người. Cây thông có tuổi thọ từ 100 cho đến 1000 năm nên đây còn là loại cây đại diện cho sự trường thọ. Trồng cây thông trong vườn nhà giúp cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Cây thông Noel tượng trưng cho điều gì?
Cây Giáng sinh (cây thông Noel) được xem là cây phục sinh, biểu tượng cho sự sống mạnh mẽ, vượt qua mọi trở ngại, xua đuổi tà ma, mang lại cuộc sống phồn vinh, no ấm. Do là loại cây sống trong một khí hậu khắc nghiệt nhất mà vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, xanh tươi và mang màu xanh vĩnh cửu nên cây thông được xem là biểu tượng sự sống của người cổ đại.
Hiện nay, khi đến dịp Giáng sinh, khắp nơi trên thế giới lại trưng bày rất nhiều cây thông Noel rực rỡ. Nó được xem là niềm hạnh phúc của mỗi người từ người già cho đến trẻ nhỏ.
Tumblr media
Mua cây thông Noel ở đâu giá rẻ uy tín tại TPHCM?
Sài Gòn sắp chính thức bước vào mùa Giáng Sinh đầy nhộn nhịp. Chính vì vậy, bất cứ ai cũng đang hối hả tìm một nơi bán cây thông Noel uy tín và thật chất lượng để trang hoàng lại tổ ấm của mình để đón chờ dịp lễ đặc biệt này. Vậy bạn đã tìm được địa chỉ mua cây thông Noel ở đâu giá rẻ uy tín tại TPHCM? Nếu chưa thì đừng quên ghé ngay Lala Shop bạn nhé! Bạn sẽ dễ dàng chọn mua được cho mình những cây thông lung linh và nhiều món đồ phụ kiện trang trí phù hợp nhất dành cho dịp Giáng sinh sắp tới!
Xem chi tiết bài viết tại đây: https://lala.com.vn/cay-thong-noel
2 notes · View notes
link-kute-blog · 2 years
Text
NGHỊCH LÝ KHÔNG THỂ "NGƯỢC ĐỜI" HƠN CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
1. Cần nhà hơn là tổ ấm
Người Việt chúng ta với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên luôn muốn sở hữu một căn nhà. Vì vậy, ai cũng phấn đấu kiếm tiền tậu được ngôi nhà mơ ước. Có người vay nợ để mua cho được căn nhà rồi ráng làm lụng kiếm tiền trả dần.
Có nhà rồi, chúng ta vẫn dành phần lớn thời gian ở ngoài đường chứ không phải ở nhà. Chúng ta vẫn tiếp tục ra đường “cày bừa” vất vả ngoài đường để có thể đổi nhà khác to hơn, mua sắm cho nhà nhiều vật dụng tiện nghi hơn. Lẽ nào chúng ta cần một “căn nhà” hơn là một “tổ ấm” ?
2. Đẻ con cho người giúp việc
Vợ chồng ở với nhau chỉ mong có đứa con cho vui cửa vui nhà. Cặp vợ chồng nào chẳng may vô sinh hiếm muộn thì quáng quàng đi bác sĩ Đông Tây đủ thể loại mong kiếm được mụn con. Trông mong vậy nhưng đến khi có con, chúng ta mặc nhiên giao con của mình cho người giúp việc trông nom, chăm sóc.
Việc dạy dỗ con cái cũng khoán luôn cho người giúp việc. Còn chúng ta – những người đã sinh ra những đứa trẻ thiên thần ấy thì mải mê đi làm kiếm tiền. Mỗi ngày gặp con chưa được 1, 2 tiếng đồng hồ. Vậy, chúng ta đẻ con để người giúp việc có được niềm vui nâng niu ẵm bồng chớ đâu phải cho ta ?
3. Người nghèo sang hơn người giàu
Chúng ta ở thành phố, mức sống cao, thu nhập cao nhưng mấy khi chúng ta sắm được cho cha mẹ ở quê những thứ tốt nhất. Hầu hết những gì chúng ta gửi về nông thôn là những thứ đồ cũ chúng ta không xài nữa, đã hư hỏng hoặc không hợp thời.
Ngược lại, những người “nghèo khó” ở nông thôn luôn chọn những thứ tốt nhất gửi lên cho người thành phố. Con gà béo nhất, buồng chuối to nhất, trái mít ngọt nhất… Chẳng phải dân nhà quê “chơi sang” hơn người thành phố sao ?
4. Kiếm tiền mua sức khỏe
Chúng ta muốn kiếm thật nhiều tiền, vì thế chúng ta phải làm việc thật nhiều. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, tuần làm 40 giờ không đủ tranh thủ thêm cuối tuần. Hậu quả là cơ thể không một phút nghỉ ngơi khiến cho mắt mờ chân run, đầu óc mụ mị, lục phủ ngũ tạng rệu rã… phải vào bệnh viện.
Lúc đó, bao nhiêu tiền do làm lụng vất vả mà có lại đưa hết cho thầy thuốc để mua sức khoẻ. Liệu có mua được không ?
5. Thế giới ảo “thực” hơn thế giới thực
Công nghệ càng phát triển, chúng ta càng kết nối được nhiều người, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Ngồi một chỗ, chúng ta có thể trò chuyện với bạn bè khắp thế giới, kết nối mọi thông tin thông qua cái điện thoại bé xíu cầm trên tay. Nhiều quan hệ quá, nhiều thông tin quá nên chúng ta không còn thời gian cho quan hệ thật, đời sống thật nữa.
Bữa cơm gia đình mỗi người bưng một tô ăn với một cái điện thoại. Gặp gỡ cà phê cũng mỗi người cầm một điện thoại hí hoáy chấm quẹt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn nhau gượng gạo cười lấy lệ rồi lại cắm cúi chấm quẹt. Thế giới ảo hấp dẫn hơn thế giới thật mất rồi
11 notes · View notes
todaymaymay · 1 year
Text
em vừa chết hồi tuần trước
 hall of dreamers, 3 years ago 
tôi thấy những vết xước trên ngăn bàn của em, là những vết rạch rất nhỏ nhưng chồng chất lên nhau tạo thành một mớ hỗn loạn xấu xí. tôi thấy những tờ giấy nguệch ngoạc vài nét vẽ rối tung rối mù, tạo lên một mớ hỗn độn đen thui như chính tâm trạng của mình bây giờ.
bàn học của em sạch sẽ nhưng có phần kì lạ, mọi thứ sắp xếp bừa bãi chứ không theo một môn học nhất định, những món đồ em cứ để lung tung như kiểu chỉ cất chúng vào đấy chứ không phải là xếp cho dễ lấy. tôi chợt nghĩ đến bàn học trong lớp, chiếc bàn dơ dáy với những từ ngữ tệ hại khiến tâm tình tôi tệ đi hẳn.
phòng em không gọn gàng cho lắm, chiếc giường rối tung với chiếc chăn ném vội, mấy bộ quần áo vốn nên treo trong tủ cũng bị vứt hết xuống sàn, trong đó tôi còn thấy bộ đồng phục áo sơ mi trắng loang lổ vết mực, vết dơ và có cái còn bị rách toác cả lên.
sau những bức tranh em treo trên tường là những bí mật em hằng chôn giấu, là những câu chữ em dùng bút viết lên, là những vết mực đỏ em tự nguyền rủa chính mình, nguyền rủa cái thân xác tồi tàn đang mục rữa.
em vừa chết hồi tuần trước...
họ nói là tự tử, nhiều học sinh thấy em leo lên lan can rồi thả mình xuống dưới. nếu chỉ là tầng một tầng hai thì có lẽ chỉ gãy đôi vài thứ nhưng em lại ngã từ tầng năm xuống, khi đó chẳng ai kịp ngăn cản dù nhiều người ở bên mà em cũng chẳng ngại ngần mà buông mình.
tôi lớn hơn em mười tuổi, khi em mới mười bốn thì tôi đã hai tư, tôi đi lên thành phố học hành và làm việc còn em ở lại với ba mẹ. từ nhỏ, em đã bị so sánh với tôi, về việc học, cách cư xử và rất nhiều điều, tính cách em ương bướng, dễ tổn thương nên luôn luôn chống đối lại lời ba mẹ nói.
thì cái tuổi của học sinh cấp hai vốn là cái tuổi bạo động, nhưng tôi thấy em vẫn nghe lời lắm chỉ là ba mẹ lại không thích vì thành tích học tập em không xuất sắc như họ mong muốn. tôi từng thấy ba mẹ chửi bới, đánh em khi em chỉ vô tình làm bể một cái chén ăn cơm, chỉ là vô tình nhưng với ba mẹ thì đó lại là một cái lỗi rất là lớn, lớn đến mức mà họ có thể lôi đủ mọi chuyện ra chì chiết, chửi bới.
nhiều lần em giận dỗi, khóc lóc cãi lại và cũng là nhiều lần em bị đánh, bị tổn thương. dù cho tôi can ngăn, lên tiếng nhưng khi tôi không ở nhà thì mọi chuyện vẫn cứ thế mà diễn ra như thường.
chỉ là tôi không ngờ em còn bị cô lập, bắt nạt trên trường.
bản thân em là cô gái quê nghèo khổ, gia đình tôi cũng nhờ vào việc làm nông mà nuôi sống nên em chẳng có làn da trắng muốt hay biết cách ăn diện như bao cô gái nhỏ, em cũng không biết cách nói chuyện hay kết bạn nên thành ra em bị mọi người bỏ rơi trong lớp học lạnh lẽo, họ thấy em một mình nên đem ra bắt nạt, làm trò tiêu khiển, những thú vui bọn con nít làm chỉ để thỏa mãn tụi nó nhưng lại dồn ép một người đến bước đường cùng.
trước khi em tự tử thì em đã phản kháng lại những trò quá đáng của bạn học, giáo viên cũng không biết chuyện gì xảy ra, cô chỉ thấy trẻ em trong lớp đánh nhau là sai nên mời ba mẹ hai bên lên giải quyết. tôi nghe mẹ nói, mẹ lỡ đánh em trước mặt bạn bè và thầy cô, mẹ nặng lời mắng chửi mà không hề hỏi han điều gì vì bà thấy mất mặt và xấu hổ.
không ngờ chính điều đó lại làm em chạnh lòng và tổn thương, cũng có lẽ do nhiều điều tích tụ sâu trong lòng dồn ép em đến cùng, nào là bị bắt nạt, nào là cách ba mẹ dạy dỗ khiến em cảm giác như bị nghẹt thở trong cái lồng giam vô hình. và, em phản kháng bằng cách kết thúc đời mình để thoát khỏi điều đó.
tôi đọc được nhật ký của em, những dòng bút non nớt viết lên giấy cùng với những vệt nước mắt chảy dài.
những nỗi đau, tủi nhục mà em chịu đựng, những ngày u ám mỗi khi đến trường và những đêm em sợ hãi co mình trong phòng sợ sớm mai đến và em lại bắt đầu cam chịu tháng ngày đau đớn, là những ngày em sống mà chỉ muốn chết đi từng giờ.
2 notes · View notes
thptngothinham · 1 day
Text
[Văn mẫu 9] Cảm nhận về nhân vật Tôi trong Cố hương của Lỗ Tấn với những cảm xúc hướng về những người dân quê, tạo nhận thức về thực trạng đáng buồn của xã hội Trung Hoa trước cách mạng. Cảm nhận về nhân vật Tôi trong Cố hương của Lỗ Tấn và diễn biến tâm trạng của nhân vật này, qua đó nhận thức về thực trạng xã hội  và thể hiện niềm tin vào khả năng tự thay đổi số phận của những người dân. Dàn ý A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn - gắn với những kí ức của chính nhà văn về quê hương của mình. Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi trong tác phẩm hướng về những người dân quê, tạo nhận thức về thực trạng đáng buồn của xã hội Trung Hoa trước cách mạng. B. Thân bài: 1. Tổng: a. Câu chuyện đan xen kỉ niệm tươi đẹp và thực tại đáng buồn của quê cũ được phản chiếu qua tâm trạng nhân vật tôi. b. Nhân vật tôi không đồng nhất với tác giả nhưng luôn là người phát ngôn trực tiếp tư tưởng của nhà văn: nhận thức về thực trạng xã hội  và thể hiện niềm tin vào khả năng tự thay đổi số phận của những người dân. 2. Phân: a. Tôi trong ngày về quê: Cảnh sắc cố hương ngày về tạo nỗi buồn man mác, gắn tâm trạng của kẻ biết mình phải li hương. Khung cảnh cắt nghĩa tâm trạng, báo hiệu những thay đổi đáng buồn của quê cũ. b. Tôi trong ngày ở quê: - Hồi ức về người bạn Nhuận Thổ – tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới giai cấp giữa hai đứa trẻ - Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của người dân quê. - Cảm xúc khi gặp lại tạo cảm nhận bi đát về thực tại. Sự thay đổi từ hình dạng đến tâm tính của người bạn cũ. - Tình cảm đan xen giữa quá khứ và thực tại tạo nên ám ảnh nặng nề. Những con người sống mòn mỏi bởi thói đố kị, bần tiện và nhu nhược, thiếu sức sống là do chính sách cai trị hà khắc và cuộc sống khó khăn. c. Tôi trong ngày xa quê: - Không còn chút vương vấn quê cũ - Niềm hi vọng nhen nhóm từ tình bạn giữa Thủy Sinh – con Nhuận Thổ và cháu Hoàng khơi dậy niềm tin tưởng vào tương lai. d, Hình tượng con đường: - Chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đời cho người dân nghèo . - Khẳng định tinh thần lạc quan và đúc kết chân lí làm gì có đường? Người ta đi mãi thì thành đường thôi. 3. Hợp: - Tình cảm gắn bó với mảnh đất và con người quê hương của Lỗ Tấn. Suy ngẫm gắn với ý thức chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa - Sự vĩ đại trong tư tưởng nhà văn, ý nghĩa dự báo về tương lai dân tộc Trung Hoa. C. Kết bài: Cảm nhận của bản thân về tác phẩm. Giá trị nội dung và nghệ thuật, liên hệ thực tiễn. Tham khảo: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương Bài văn mẫu cảm nhận về nhân vật Tôi trong Cố hương của Lỗ Tấn Bài văn mẫu 1 Sau bao năm xa cách quê hương, ai mà không muốn tìm lại nó – nơi chôn rau cắt rốn – nơi đã nuôi ta lớn lên từng ngày và cho ta biết bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. Thật buồn khi phải từ biệt quê hương, quên người, quên cảnh. Vậy mà nhân vật Tấn đã trải qua những nổi buồn ấy vì cuộc sống mưu sinh. Những cảm xúc ấy đã được Lỗ Tấn khắc họa qua truyện ngắn “Cố Hương”. Và câu chuyện bắt đầu từ chuyến về nhà sau hai mươi năm xa cách với nổi buồn phảng phất trong lòng “tôi”. Cái buồn trước không gian u ám, vi vu, tiêu điều, hoang vắng; buồn vì sự thay đổi của làng quê: thê lương! Chuyến về làng này, Tấn đã gặp lại Nhuận Thổ – người bạn thân thuở bé của anh và từ đây lại xuất hiện tình cảm giữa Hoàng – đứa cháu của anh, Thủy Sinh – con của Nhuận Thổ. Về lần này, anh tính lên thành phố ở luôn trên ấy. Bổng mẹ anh nhắc đến việc Nhuận Thổ sẽ đến chơi làm cắt ngang sự suy tư của anh và bao nhiêu hồi ức thuở ấu thơ tràn về. “Một đứa trẻ có khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mủ lông chiên bé tí tạo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng” – đó là sự hồi tưởng của Tấn về người bạn thân từ bé của mình. Người bạn ấy đã cho anh biết bao điều lí thú: ra biển nhặt vỏ sò; đi bẩy chim, nào là sẻ đồng, chào mào, “bột cô”, xanh lưng… Khi thủy triều dâng lên thì cả hai đi xem “cá nhảy”. Anh và Nhuận Thổ còn đi canh dưa, canh con tra. Anh nhớ Nhuận Thổ đã bảo: “này nhé! Sáng trăng. Có tiếng sột soạt. Tra đang ngốn dưa đấy! Thế là cầm đi ba khẽ tiến lên…”.
Từ nhỏ, Tấn học hỏi được rất nhiều điều từ người bạn thân của mình là Nhuận Thổ. Rồi Nhuận Thổ cũng đã đến, bên cạnh là Thủy Sinh. Hai đứa trẻ Hoàng và Thủy Sinh cùng dắt nhau đi chơi. Với sự ngây ngô và ham chơi của chúng, không biết chúng đã thân thiết với nhau tự lúc nào nữa. Nói về Tấn và Nhuận Thổ… Khi anh gặp lại Nhuận Thổ – nước da bánh mật, khuôn mặt tròn trĩnh trước kia nay đổi thành vàng sạm. Những nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mộng lên trên gương mặt ấy. Tấn vừa mừng khi gặp lại bạn nhưng thấy bạn như vậy lại chạnh lòng. Chợt… “Bẩm ông!” – một tiếng gọi làm anh điếng cả người. Tấn chợt nhận ra: “Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật là bi đát. Tôi cũng không nói lên lời”. Đó cũng là lễ giáo cổ hủ thời phong kiến. “Lạy ông!”, “Lạy cụ!”, “thưa”, “cụ”, “ông”. Dường như cao nào cũng là lễ giáo. Đây là một bức tường vô hình ngăn cách họ. Một người nữa mà Tấn gặp khi về quê lần này là thím Hai Dương – “nàng Tây Thi đậu phụ”. Có lẽ do cuộc sống quá nghèo khổ mà chị trông gầy còm: “lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cây com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí” với những tính cách hết sức kỳ quái.Nào là trách móc anh quên mình, nào là giật đôi bít tất của mẹ anh giắt vào lưng quần, lại còn vu oan cho Nhuận Thổ và lấy ngay cây “cẩu khí sát” rồi chuồn thẳng. Chiều hôm tấn và gia đình lên thành phố, khách khứa rất nhiều. “Kẻ đưa chân, người lấy đồ đạc”. Tất cả đồ đạc trong nhà cũ, hư hỏng, tốt xấu đều bị dọn sạch. Tất cả như dọn sạch đi những quá khứ tươi đẹp ngày nào của anh. Quá khứ tươi đẹp ngày nào đâu còn nữa mà hiện tại lại quá đau buồn nên phải hướng tới một tương lai tươi đẹp hơn. Với tư tưởng, ý nghĩa như vậy, Tấn đã ra đi không một chút luyến tiếc. Hoàng hôn buông xuống cũng là lúc cảnh vật lùi lại phía sau. Thằng Hoàng cháu anh chọt nói với anh câu: “Nhưng mà thằng Thủy Sinh nó hẹn cháu đến nhà nó chơi cơ mà!” làm anh lại nhớ về tuổi thơ giữa mình và Nhuận Thổ. Anh hi vọng một tương lai tươi sáng sẽ đến với thế hệ trẻ không giống như thời quá khứ của anh. Truyện ngắn “Cố Hương” không chỉ ý nghĩa ở nội dung mà còn hay ở nghệ thuật xây dựng. Bằng cố truyện khá đơn giản xoay quanh lần về quê sau cùng, số lượng nhân vật phải nói là ít, Lỗ Tấn đã làm nổi bật chất tình của tác phẩm. Một cái hay nữa ở đây là sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận và các hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm… đã làm nổi bật tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Tấn xuyên suốt câu chuyện. Đặc biệt, hình ảnh con đường trong câu: “Kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” là một câu nói hàm chứa nhiều ý nghĩa. Hình ảnh con đường mang hai tầng ý nghĩa. Đó vừa là con đường cho chúng ta đi lại hàng ngày bị mòn do bước chân ta. Đó cũng vừa là con đường tự do, con đường của sự hi vọng về một tương lai tươi sáng. Con đường ấy không phải ai mà chính chúng ta phải khai phá và vượt qua nó. Ta phải nổ lực, cố gắng mới hi vọng vào một con đường vững bước và tương lai tốt đẹp. Truyện ngắn Cố Hương (Cố Hương như một bức tranh thu nhỏ của toàn cảnh đất nước) đã phê phán sâu sắc xã hội phong kiến với sự cực khổ của bá tánh, với các hủ tục lạc hậu. Ai dám đảm bảo là sẽ mãi gắn bó với quê hương nếu nó quá là thê lương như thế. Chỉ có tình yêu quê hương là còn mãi trong trái tim của mỗi người! >> Xem thêm: Cảm nhận về bài Cố hương của Lỗ Tấn Bài văn mẫu 2 Sau hai mươi năm xa cách quê hương, bây giờ Tấn mới có dịp trở lại thăm quê cũ. Lần về thăm này đã xáo động trong anh biết bao suy nghĩ: vui có, buồn có, ước mơ xa xôi… khiến anh vô cùng khó xử khi gặp lại người thân nơi quê nhà. Trên đường về, ngồi trên thuyền, trong anh rộn lên bao cảm xúc xốn xang, mừng vui. Gần đến nơi: “Tấn nhìn thấy xa xa thấp thoáng mấy thôn x��m tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng lá”, lòng anh chợt buồn bởi lẽ làng quê anh vẫn chẳng khác xưa chút nào, vẫn xơ xác, tiêu diều, hiu quạnh. Nhưng trong đáy lòng mình anh lại thấy rất đỗi gần gũi.
Đã bao năm qua, dù xa quê hương những hai nghìn dặm nhưng hình ảnh về quê hương vẫn luôn ngự trong anh, vẫn in đậm trong anh những dấu ấn đẹp đẽ về nơi làng cũ. Ở lại quê chín ngày, Tấn không đi thăm hết được bà con, vì anh thấy buồn và lo lắng, anh chỉ biết cùng mẹ và đứa cháu nhỏ bán đồ đạc, thu dọn nhà cửa để thời gian trôi nhanh di, mặc dù trước đấy anh rất mừng khi trở về quê cũ. Anh nhận ra nỗi buồn mênh mông của mình xuất phát từ ngoại cảnh chung quanh. Mọi người chung quanh dọn di hết, cảnh tượng hiu vắng. Thời gian này sống lại trong anh bao kỉ niệm thời thơ ấu. Hình ảnh Nhuận Thổ -người bạn cùng lứa với anh -suốt bao năm rồi nhưng vẫn luôn sáng đẹp và sống mãi trong anh. Hai người bạn cùng lứa, dễ tâm đầu ý hợp đã sống hồn nhiên bên nhau trong thuở thiếu thời với biết bao trò chơi vô tư. Hình ảnh cậu bé da ngăm đen, tay cầm cái đinh ba đang rình một con tra để bảo vệ ruộng dưa luôn in đậm trong tâm tư của Tân. Tấn bồn chồn ngóng đợi Nhuận Thổ, ngóng đợi người bạn thân thiết của anh thuở còn để chỏm. Nhưng bao sự vui mừng đang xốn xang trong lòng đợi giờ phút hai người gặp mặt thì lại trở thành nỗi buồn mênh mông. Sự hụt hẫng vô bờ xuất hiện khi Tấn gặp lại bạn cũ. Với vẻ khúm núm và câu chào: “Bẩm ông!”  của Nhuận Thổ đã khiến khoảng cách giữa hai người càng trở nên xa thẳm. Đau đớn, xót xa, Tấn chỉ biết đứng im nhìn người bạn thân từ thuở nhỏ. Tình cảm đẹp đẽ giữa hai người giờ đây bị bức tường xã hội ngăn cách. Tấn muốn nói với Nhuận Thổ bao điều nhưng cổ họng anh nghẹn đắng, lòng anh xót xa không thể nói gì mà chỉ biết đứng im nhìn bạn. Nghe chuyện gia đình của bạn, Tấn chỉ biết thương cảm vô cùng chứ anh cũng không giúp được gì. Và sự an ủi của Tấn, phần nào cũng làm vơi đi nỗi buồn trong lòng Nhuận Thổ. Bây giờ trong Tấn còn đâu nữa gương mặt tròn trĩnh với nước da bánh mật phản chiếu ánh lấp lánh của những chiếc vòng bạc đeo nơi cổ chứ bé Nhuận Thổ thông minh, nhanh nhẹn…;mà giờ đây, thay vào đó là gương mặt già nua vì tuổi tác, in hằn trên mỗi vết nhăn là nỗi vất vả, khó khăn của cuộc sống đời thường. Càng nghĩ về dĩ vãng đẹp đẽ, kí ức Tấn bỗng sáng lên trong chốc lát rồi lại vụt tắt luôn. Quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức mỗi người. Quê hương đối với Tấn cũng vậy. Vậy mà giờ đây cái hoang tàn, xơ xác của làng quê anh đã dập tắt bao kỉ niệm đẹp trong anh. Không chỉ riêng Nhuận Thổ mà những người khác cũng cằn cỗi đi trong cách nghĩ. Phải chăng do cuộc sống vất vả, họ phải bon chen nhau mà tất cả mọi người đều trở thành những con người hoàn toàn khác. Giữa Tấn và mọi người hình thành một bức tường vô hình ngăn cách họ. Giờ đây Tấn chỉ biết ngậm ngùi suy nghĩ về điều đó. Khi biết về tình bạn giữa đứa cháu mình và con của Nhuận Thổ thì Tấn cầu mong cho tình bạn giữa chúng không có sự ngăn cách như tình bạn giữa anh và Nhuận Thổ. Một lần trở lại cố hương đã nhen lên trong lòng Tấn bao nỗi suy tư, buồn bã đến day dứt. Tất cả mọi điều đến như xuất phát từ sâu thẳm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê tuổi thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong tâm trí anh - một con người luôn mong ước cho người khác được ấm no hạnh phúc. Bài văn mẫu phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong Cố hương của Lỗ Tấn Bài văn mẫu 3 Ai đã từng đọc Cố hương  của Lỗ Tấn, chắc hẳn sẽ bị cuốn hút vào dòng cảm xúc của nhân vật tôi  với bao kỉ niệm sống dậy mãnh liệt trong lần thăm quê cuối cùng. Quá khứ đẹp đẽ ấy đã đối mặt với thực tại đầy biến đổi đến bàng hoàng của quê hương tạo nên những khoảnh khắc diễn biến phức tạp thấm đượm nỗi xót xa của tôi trong tác phẩm. Một câu chuyện cảm động có nhiều chi tiết từ chính cuộc đời của nhà văn nhưng điều chủ yếu nằm trong ý nghĩa tư tưởng lớn lao của tác phẩm: từ hiện tại buồn thương vẫn không tắt nguồn hi vọng vào tương lai, cùng niềm mong ước tốt đẹp về con đường cho những người dân thoát cảnh bần cùng đen tối. Bối cảnh làng quê trong ngày trở lại của tôi thật buồn, với những chi tiết tô đậm cảm giác lạnh lẽo của khung cảnh mùa đông: “Gần về đến làng, trời lại càng u ám, Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu.
Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới bầu trời màu vàng úa. Không nén được, lòng tôi se lại”. Không  gian ấy dường như dự báo cho một viễn cảnh ảm đạm về cuộc sống thực tại ở quê hương. Thực tế khác hẳn hình dung của một người hai mươi năm mới trở về làng cũ. Kỉ niệm bao giờ cũng lưu lại những hình ảnh đẹp trong tâm trí nhưng đôi khi thực tại lại gieo vào lòng người cảm giác choáng váng, gần như một nỗi thất vọng. Tâm trạng buồn lại càng đậm nét hơn khi cuộc trở về này chỉ nhằm mục đích nói lời giã biệt. Còn gì buồn hơn khi phải rứt bỏ những hình ảnh đã từ lâu in hằn trong tâm trí ? Trở về làng cũ mà ngỡ như lạc lõng trước cảnh vật đổi khác.Không gian u ám, hơi lạnh giữa đông như phụ trợ cho niềm cảm khái của con người. Có ai diễn tả nỗi niềm ấy thấm thía như Lỗ Tấn trong đoạn văn này: Làng cũ tôi đẹp hơn kia ! Nhưng phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Nói vậy có nghĩa là dù đã cách xa hai mươi năm, kí ức vẫn vẹn nguyên những vẻ đẹp của làng. Nỗi niềm li khách hiện lên ngay trong khoảnh khắc trở về. Trở về không chỉ thăm lại mà là biệt li, một đi không trở lại. Tâm trạng của ngày trở về thật nặng nề ám ảnh khiến câu văn hạ xuống thật buồn: Vì thế, tôi cần phải về trước Tết, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống. Nhưng nỗi buồn ấy có thể gặp ở bất cứ người nào cùng cảnh ngộ, và nếu chỉ dừng lại ở đó thì câu chuyện chẳng có gì đáng nói. Nỗi buồn phảng phất như càng lúc càng nặng nề hơn khi bước chân lữ khách đã trở về làng cũ, để được sống những ngày cuối cùng với ngôi nhà thân yêu trước khi phải giao bán cho người khác. Ngôi nhà ấy đã lưu dấu bao kỉ niệm tuổi thơ mà mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn thấy như “hiện ra một cảnh tượng thần tiên kì dị”. Trước khi phải chia tay những gì mình yêu mến nhất, có lẽ ai cũng phải trải qua khoảnh khắc tâm trạng này. Kí ức của tôi hiện về những hình ảnh như trong một cuốn phim quay chậm, với câu chuyện gắn cùng kỉ niệm về người bạn thân thương Nhuận Thổ. Đây, cảnh tượng êm đềm: “Giữa ruộng dưa, một đứa bé mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra. Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé, chạy mất”. Hình ảnh ấy là tưởng tượng từ thời cậu bé Tấn còn vui đùa bên Nhuận Thổ. Một tình bạn thật đẹp giữa cậu chủ và đứa con của người ở, vượt qua những ranh giới. Tuổi thơ hạnh phúc trong tình bạn sẽ là dấu ấn theo suốt cuộc đời. Tình bạn ấy đẹp đẽ biết bao vì chưa bị ngăn cách bởi những ý thức thành kiến giai cấp. Đó là nỗi khát khao được gặp người cùng trang lứa để  rồi lúc được gặp thì “chưa đầy nửa ngày chúng tôi đã thân nhau”. Người đọc chắc hẳn cũng được chia sẻ niềm vui có bạn của cậu bé Tấn ngày ấy. Bởi Nhuận Thổ chính là người mở cánh cửa thế giới sống động cho cậu bé Tấn, vốn chỉ biết thế giới qua “một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sân mà thôi”. So với Tấn, Nhuận Thổ hạnh phúc làm sao: bẫy chim sẻ, canh dưa, nhặt vỏ sò… hoà mình với thiên nhiên. Hạnh phúc thay khi một đứa trẻ được tắm trong bầu không gian thiên nhiên trong lành, thả hồn cùng bao giấc mộng dưới trời xanh, vui đùa tung tăng trên những cánh đồng, hít đẫm hương vị của sự sống thiên nhiên mãnh liệt. Nỗi nhớ về Nhuận Thổ là sự cắt nghĩa thật đơn giản mà chính xác: “Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”. Nhưng kỉ niệm càng đẹp bao nhiêu thì thực tại càng đau xót bấy nhiêu. Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương dường như đã phá tan kí ức của cậu bé Tấn hai mươi năm trước, kéo anh trở về thực tại của một “ông chủ” đang chuẩn bị bán nhà. Nàng Tây Thi đậu phụ lẳng lơ bây giờ đã thành một mụ nạ dòng lắm điều. Một đoạn đối thoại với đầy những lời lẽ dung tục tính toán khôn vặt đã cho thấy thái độ xa lạ hằn học của những kẻ ganh ghét gia đình tôi. Cái hố ngăn cách đầy thành kiến như đang được khoét rộng ra cùng những lời chì chiết của mụ đàn bà lắm lời tham lam bần tiện.
Ngạc nhiên không kịp phản ứng là phải, bởi tôi giờ đây dưới mắt người đàn bà ấy chỉ là hiện thân của bọn nhà giàu lắm của. Đáng buồn là sau thái độ rỉa rói bới móc ấy lại là thái độ cầu cạnh, lợi dụng bòn của. Người đàn bà ấy như làm tăng mối ác cảm và xót xa cho chốn làng quê nghèo cực khiến con người như trở nên bần tiện hơn. Nhưng cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ mới thực sự là nỗi thất vọng lớn nhất. Nhuận Thổ cũng như tôi , đều rất trân trọng tình bạn tuổi thơ. Cuộc gặp gỡ ấy đã đem đến sự tan vỡ của một giấc mộng đẹp. Còn đâu chú bé “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng” thuở nào, chỉ còn một người đàn ông với khuôn mặt vàng xạm, đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, và bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như một vỏ cây thông. Nhưng sự thất vọng lớn nhất là thái độ Nhuận Thổ “lấy lại dáng điệu cung kính”cùng với lời nói như xát muối vào lòng: “Bẩm ông”. Bức tường dày ngăn cách hai tầng lớp xã hội đã được dựng lên giữa hai người đàn ông trưởng thành. Hai người bạn cũ trong hiện tại không còn gì chung hết, ngoại trừ tình bạn đẹp được xây nên từ khi mới lên mười. Tấm lòng Nhuận Thổ vẫn như xưa, cũng giống như  tôi nhưng mặc cảm cũng như thành kiến xã hội đã làm cho hai người thành xa lạ. Còn gì buồn hơn, nỗi buồn khiến tôi điếng người ! Điều gì đã khiến cho người bạn năm xưa trở nên mặc cảm đến vậy ? Câu chuyện ngỡ như rôm rả cùng bao kỉ niệm tuổi thơ đã tan biến cùng tâm trạng bi đát dâng lên trong lòng tôi khi nghe gia cảnh Nhuận Thổ từ chính miệng người bạn: “Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả. Mùa lại mất. Trồng được gì là gánh đi bán tất. Chỉ đóng góp vài lần là cụt vốn rồi. Không đem bán thì lại thối mục hết”. Nhuận Thổ đã khác xa so với hình dung của anh Tấn, nhưng vẫn còn đó chút dư âm của tình bạn ấm áp thuở nào, trong món quà quê thơm thảo: “Ngày đôngtháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông…”. Lời nói tắc nghẹn giữa chừng khiến người đọc hiểu thêm: tình bạn đẹp ngày xưa đã không vượt qua nổi mặc cảm trong hiện tại. Trước tình cảnh Nhuận Thổ, tấm lòng của mẹ con anh Tấn không khỏi ái ngại, xót thương, than thở, buồn cho cảnh nhà anh: con đông, mùa mất ,thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi”. Qua tâm trạng ấy, có thể nhận ra hình ảnh một cố hương không còn yên bình êm ả như xưa. Gia đình trung lưu thì phải tha hương, người dân quê càng xơ xác. Hoàn cảnh làm thay đổi tâm tính con người. Sự đổi thay trong tình làng nghĩa xóm, tình bạn tình người cũng nhạt nhẽo hơn đem lại nỗi buồn vô hạn cho đến tận ngày đi. Đó cũng là thời khắc anh Tấn cùng người thân phải giã biệt ngôi nhà thân yêu. Cảnh biệt li được cảm nhận bằng câu văn lạnh lùng không chút luyến lưu: “Kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc”. Và phút rời chân đi thì “tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”. Không còn gì lưu dấu, như chính lòng người cũng trở nên trống rỗng. Hành trình giã biệt quê hương in đậm nỗi buồn của buổi hoàng hôn, trên chiếc thuyền lẻ loi, in bóng đen sẫm như một vệt tối ám ảnh lòng người. Rời quê trong tâm trạng nặng nề như vậy, cứ ngỡ tình cảnh bi đát của đời sống vật chất và tinh thần dân quê sẽ gieo vào lòng tôi cảm giác thất vọng, bi quan. Nhưng nhà văn đã gửi gắm ao ước lạc quan vào trong hình tượng Thủy Sinh con Nhuận Thổ và tình bạn vừa nhen lên với Hoàng - đứa cháu của nhân vật tôi. Có thể nói từ những chi tiết ngoại hình cho đến tính chất tình bạn giữa hai đứa trẻ chẳng khác gì một bản sao của tình bạn Nhuận Thổ – Tấn thuở xưa. Thủy Sinh cũng khuôn mặt tròn trĩnh, dáng vẻ bẽn lẽn như Nhuận Thổ ngày nào, dẫu thiếu chiếc vòng bạc trên cổ nhưng vẫn hồn nhiên trong sáng và gần gũi thân thiết biết bao với thằng bé Hoàng. Chưa bao giờ, cái ranh giới giả tạo phân biệt giai cấp lại hiện hình rõ như thế qua sự lặp lại vô tình này.
Niềm tin của tôi thật mãnh liệt dù cho không tránh khỏi thoáng chút mơ hồ, nhưng ở đó là niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người dân quê. Chẳng qua, những biến đổi thời cuộc tác động đến gia cảnh đã làm thay đổi tính cách tốt đẹp của họ mà thôi. Những hi vọng được nhen nhóm từ suy ngẫm về người bạn cũ – sùng bái tượng gỗ một cách mê muội kì thực cũng là một cách nuôi hi vọng. Bản thân nhân vậttôi cũng đang hi vọng một tương lai sáng sủa hơn. Họ đã gặp nhau trong hi vọng đổi đời, nhưng lại rất khác nhau về con đường của mỗi người. Hình tượng con đường ở phần cuối tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm về thực trạng xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Con đường mà tác giả cảm nhận được về thực tại là sự phân rẽ của các tầng lớp xã hội, một điều đáng buồn và ray rứt tâm tư của nhà văn. Nhiệt tình cải tạo xã hội đã thành câu kết đầy triết lí thể hiện sâu sắc tư tưởng nhà văn: kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. Đó là sự khẳng định cho quyết tâm vượt qua những định kiến xã hội lạc hậu. Con đường mà nhà văn muốn nói chính là con đường chung – thay đổi số phận, thay đổi nếp nghĩ để kết lại tình bạn như thuở nào tốt đẹp vô tư, để người sống với người hoà đồng thân ái. Muốn vậy, mỗi người phải tự vạch con đường cho mình, không giẫm lên những vết mòn vẹt của định kiến cũ. Cảm hứng của nhà văn hướng về việc cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp. Tác phẩm một lần nữa thể hiện quan niệm dùng văn chương “chữa bệnh tinh thần” cho dân tộc Trung Hoa của nhà văn vĩ đại Lỗ Tấn. Xuất phát từ tình yêu với quê hương và con người nghèo khổ, Lỗ Tấn đã viết nên những trang cảm động về tình bạn ấu thơ, nỗi xót xa truớc tình trạng khốn cùng và suy thoái tinh thần của người dân tại cố hương. Tấm lòng nhiệt thành và ý thức đấu tranh chống xã hội bất công thấm đượm trong từng trang sách. Ông đã đưa ra những dự đoán thiên tài về cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc Trung Hoa khi tìm ra con đường chân chính tự giải phóng mình. Cố hương không phải là những dư âm nhạt nhoà mà còn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi. Chừng nào nhân loại còn gánh chịu những bất công vô lí, còn những số phận khốn khổ như Nhuận Thổ và những nguời dân quê, thì chúng ta còn cần đến một tấm lòng Cố hương  để chia sẻ nỗi niềm, khơi dậy ý thức xoá bỏ ranh giới giàu nghèo, để giúp cho người mãi đến với nhau bằng tấm lòng bè bạn. Bài văn mẫu 4 “Cố hương” của Lỗ Tấn là một câu chuyện của nhân vật tôi kể về chuyến thăm quê hương sau hai nươi năm xa cách với những thay đổi bất ngờ. Sau hai mươi mấy năm trở về quê hương, bây giờ nhân vật “tôi” mới có dịp trở lại quê hương mình để thăm. Lần về thăm này nhân vật cảm thấy xúc động ,tâm trạng lẫn lộn xen nhau, vui có,buồn có, và những ước mơ xa xôi cũng có khiến cho nhân vật tôi vô cùng khó xử khi nghĩ đến cảnh găp lại những người thân nơi quê nhà, nơi có người bạn thân thủa thơ ấu. Trên đường về quê ngồi trên chiếc thuyền lòng của nhân vật tôi rộn lên biết bao nhiêu là cảm xúc mừng vui, xốn xang. Gần đến nơi thì  “tôi nhìn thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa” lúc này lòng của nhân vật tôi bỗng buồn bởi quê hương chẳng thay đổi được diện mạo chút nào , vẫn xơ xác, tiêu điều và hiu quạnh biết bao nhưng trong lòng của nhân vật tôi lại thấy rất gần gũi,rất thân quen với cái thời thơ ấu của mình. Ở lại quê tận những chín ngày nhưng nhân vật tôi không đi thăm hết bà con được , tôi chỉ biết cùng mẹ và đứa cháu nhỏ buôn bán đồ đạc và thu dọn nhà cửa để cho thời gian có thể trôi nhanh đi, mặc dù trước đây nhân vât rất muốn về thăm quê hương nhưng khi tôi trở về thì bỗng nhân ra rằng mọi người xung quanh đã dọn đi hết, cảnh tượng hiu vắng lại hiện ra trước mắt. Hình ảnh người bạn thời thơ ấu lại hiện ra trước mắt đó chính là Nhuận Thổ, suốt mấy chục năn trôi qua nhưng tình bạn ấy, hình ảnh ấy vẫn đẹp đẽ và trong sáng biết bao nhiêu. Đó là hình ảnh hai người bạn dễ tâm đầu ý hợp sống hồn nhiên vô tư thời ấy với nhiều những trò chơi. Hồi nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé có nước da ngăm
đen, tay cầm đinh ba đang rình con tra để bảo vệ ruộng lúa ,ruộng dưa vẫn còn in đậm trong trái tim của nhân vật tôi.  Lúc này tôi bồn chồn và lo lắng trông ngóng người bạn của mình, người bạn đã từng kề vai sát cánh một thời đó là Nhuận Thổ . Khi Nhuận Thổ xuất hiện thì nhân vật tôi hết sức hụt hẫng bởi người bạn nhìn ông và chào có vẻ khúm núm “Bẩm ông!”  , Nhuận  Thổ đã khiến cho nhân vật tôi đau đớn có, xót xa có và bây giờ là một khoảng cách vô định, vô hình nào đó.Nhân vật muốn tâm sự ,muốn nói với Nhuận  Thổ bao điều nhưng mà cổ họng ông lại nghẹn đắng lại chỉ biết đứng im lặng nhìn bạn mình. Tôi chỉ biết thương cho gia đình của Nhuận  Thổ chứ không giúp được gì và sự an ủi của nhân vật tôi cũng đã phần nào vơi đi được nỗi buồn trong lòng của Nhuận  Thổ. Bây giờ trong đầu của nhân vật tôi không còn hình bóng của một cậu bé có nước da bánh mật, thông minh nhanh nhẹn, mà thay vào đó là cả một khuôn mặt già nua vì in hằn tuổi tác,in hằn nỗi vất vả và khó nhọc của cuộc sống đời thường. Đối với nhân vật tôi bây giờ quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức của mỗi người, và quê hương đối với nhân vật tôi cũng vậy nhưng giờ đây cái hoang tàn và xơ xác của chốn làng quê đã dập tắt bao kỉ niệm đẹp trong lòng của nhân vật tôi. Không những là người bạn Nhuận  Thổ mà trong lòng người khác cũng cằn cỗi trong suy nghĩ. Phải chăng do cuộc sống quá vất vả và bon chen làm cho tất cả mọi người trở thành một con người hoàn toàn khác. Giờ đây nhân vật tôi và mọi người như một bức hình có sự ngăn cách và nhân vật tôi chỉ biết ngậm mùi, khi biết tình bạn giữa cháu mình và con của Nhuận Thổ thì nhân vật tôi đã cầu mong cho tình bạn của chúng không có sự ngăn cách như mình và Nhuận Thổ. Một lần về thăm quê hương đã nhen nhóm trong lòng nhân vật tôi bao nhiêu nỗi suy tư và phiền muộn đến day dứt nhưng quê hương trong lòng mỗi ngừời có lẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong trái tim. ********** Với hướng dẫn chi tiết trên đây của THPT Ngô Thì Nhậm, hy vọng các em đã nắm được cách làm bài cảm nhận về nhân vật Tôi trong Cố hương của Lỗ Tấn. Ngoài ra, rất nhiều bài Văn mẫu lớp 9 hay nhất cũng được chúng tôi chọn lọc và thường xuyên cập nhật để phục vụ việc học tập cho các em. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
levantu · 1 month
Video
youtube
MẶT TRÁI, GÓC KHUẤT CỦA MUA BÁN ĐƯỜNG PHỐ.THẰNG TƯ BÁNH MÌ ĐƯỜNG PHỐ.
Bên cạnh những lợi ích mà mua bán đường phố mang lại, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều mặt trái và góc khuất cần được quan tâm và giải quyết.
1. Mặt trái:
· Lộn xộn trật tự đô thị: Hoạt động mua bán đường phố tự phát, không có quy hoạch có thể dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất trật tự đô thị, ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố.
· Gây mất vệ sinh môi trường: Nếu không được quản lý tốt, rác thải từ hoạt động mua bán đường phố có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
· Gây mất an ninh trật tự: Hoạt động mua bán đường phố, đặc biệt là vào ban đêm, có thể tạo điều kiện cho các hoạt động trộm cắp, móc túi và các tệ nạn xã hội khác.
· Vi phạm trật tự đô thị: Mua bán đường phố có thể vi phạm các quy định về trật tự đô thị tại một số địa phương.
· Gây ảnh hưởng đến giao thông: Hoạt động mua bán đường phố có thể gây cản trở giao thông, đặc biệt là tại các khu vực đông người qua lại.
· Khai thác sức lao động: Một số trường hợp người bán hàng rong là trẻ em hoặc người già yếu, bị bóc lột sức lao động.
· Hàng hóa giả mạo, kém chất lượng: Một số người bán hàng rong bán hàng giả mạo, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
2. Góc khuất:
· Bán hàng rong do hoàn cảnh khó khăn: Nhiều người bán hàng rong vì hoàn cảnh khó khăn, thiếu việc làm nên buộc phải chọn cách này để kiếm sống.
· Bán hàng rong để kiếm thêm thu nhập: Một số người bán hàng rong có công việc chính khác nhưng họ bán hàng rong để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
· Bán hàng rong để thoả mãn đam mê: Một số người bán hàng rong có đam mê kinh doanh và họ chọn bán hàng rong để thực hiện đam mê của mình.
· Bán hàng rong để truyền thống văn hóa: Một số sản phẩm được bán bởi người bán hàng rong có giá trị văn hóa và truyền thống cần được bảo tồn.
3. Ví dụ:
· Câu chuyện về em bé bán vé số: Em bé mồ côi phải lang thang ngoài đường phố bán vé số để kiếm sống. Hình ảnh này cho thấy mặt trái của mua bán đường phố khi nó bóc lột sức lao động của trẻ em.
· Câu chuyện về người phụ nữ bán bánh mì: Người phụ nữ nghèo phải bán bánh mì trên vỉa hè để nuôi con ăn học. Hình ảnh này cho thấy góc khuất của mua bán đường phố khi nó là nguồn sống của những người có hoàn cảnh khó khăn.
Kết luận:
Mua bán đường phố là một hoạt động kinh tế có cả mặt lợi và mặt hại. Cần có sự chung tay của cả chính quyền địa phương, người dân và các tổ chức xã hội để quản lý hoạt động mua bán đường phố một cách hiệu quả, đảm bảo trật tự đô thị, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, cũng cần quan tâm và hỗ trợ những người bán hàng rong có hoàn cảnh khó khăn để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
THẰNG TƯ BÁNH MÌ ĐƯỜNG PHỐ.
***
MẶT TRÁI, GÓC KHUẤT CỦA MUA BÁN ĐƯỜNG PHỐ.THẰNG TƯ BÁNH MÌ ĐƯỜNG PHỐ.
#mattraigockhuat
#muabanduongpho
#thangtubanhmiduongpho
#kynangbanhang
1 note · View note
thiendoanng · 3 months
Text
*818 / MẮT XANH TRÂN TRỐI MÀY NGÀI
LONG LANH ÁNH CHỚP , U HOÀI MỘNG MƠ
Nắng oi ức , hè về đổ lửa ,
Con đường làng từ thủa trẻ thơ .
Tung tăng chạy nhảy ven bờ ,
Con sông uốn khúc ,lững lờ chảy xuôi ...
Nghe khúc khích giọng cười rộn rã ,
Dưới cây đa vồn vã chuyện trò .
Dại khờ chẳng biết buồn lo .
Ngu ngơ non nớt trầm trồ vui ghê .
Mười lăm đã , cập kê buổi ấy ,
Khi hẹn hò cảm thấy hổ ngươi .
Yêu em không nói nên lời ,
Mà lòng cuộn sóng , trùng khơi tuôn trào ...
Muôn sao chiếu đi vào ngõ vắng ,
Bước đầu đời còn vẵng bên tai ...
Mắt xanh trân trối mày ngài ,
Long lanh ánh chớp , u hoài mộng mơ ...
Tơ vương mối , tình thơ vụng dại ,
Như ỡm ờ oằn oại môi hôn .
Vòng tay mơn trớn dập dồn ,
Luồn trong da thịt , cõi hồn lên mây ...
Ôi ngây ngất , bầy nhầy cảm khoái ,
Xuyên bầu trời rọi mái trăng treo .
Mân mê xuống suối truông đèo ,
Cheo leo vực thẳm , anh theo đến cùng .
Đong đưa thấy , ngập ngừng soi bóng ,
Trông lờ mờ , nghe ngóng hành tung .(@)
Liên tu đại pháo quy vùng , (&)
Xông pha trận tuyến , đì đùng bom rơi ...
Anh đi khuất, cuộc đời sương gió ,
Nơi sa trường tưởng nhớ hậu phương .
Đêm hôm giữa chốn phố phường ,
Đạn mù xé gió nhiễu nhương xóm làng .
Đau xa xót hai hàng lệ đổ ,
Chuyện chúng mình nức nở cách ly !
Thương mong ngày tháng não nề ,
Giặc thù quấy phá thảm thê quê nghèo ...
(@) Hành tung : nghĩa là tung tích sự việc xẫy ra .
(&). Quy vùng. : nghĩa là chỉ định một vùng nào đó .
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch , California Ngày 05 tháng 5 năm 2018
Tumblr media
0 notes
buddhistbooks · 4 months
Text
Tumblr media
Thụ ích vô tận với 25 câu nói đại trí huệ của cổ nhân.
Dưới đây là 25 câu nói của cổ nhân hàm chứa trí tuệ nhân sinh, hy vọng sẽ hữu ích cho mỗi người.
1. Trong cuộc đời có thời điểm nhất định phải có, nhưng đời không nên cưỡng cầu
Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Có nhiều việc con người không thể cưỡng cầu được, cứ tùy duyên là tốt nhất.
2. Nhẫn một lúc tránh trăm ngày lo âu
Có thể kiềm chế tính nóng nảy của mình là một loại tu dưỡng, cũng là một loại năng lực.
3. Thị phi luôn tồn tại, không nghe thì tự nhiên sẽ mất
Trên thế gian này thị thị phi phi là rất nhiều, chỉ cần bạn không lắng nghe thì thị phi sẽ không còn nữa.
4. Cố tình trồng hoa hoa không nở, vô tình cắm liễu liễu lên xanh
Đôi khi có những sự tình cố ý thực hiện lại dễ dẫn đến thất bại. Có lúc, để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên thì lại có kết quả rất tốt.
5. Người tóc đen không biết chăm chỉ học sớm, ngoảnh đi ngoảnh lại tóc đã trắng rồi
Những năm tháng tươi đẹp không bao giờ trở lại. Bạn nên cố gắng kịp thời, thời gian không chờ đợi người.
6. Chuông không đánh sẽ không kêu, người không ai quản sẽ không thiện
Bản nguyên của con người vốn là lương thiện nhưng luôn có nhiều cám dỗ khác nhau khiến người ta đi chệch khỏi sự lương thiện ban đầu. Vì vậy, cần có lời động viên, dạy bảo từ thầy cô và bạn bè, giống như tiếng chuông trên núi tùy lúc mà đánh mới có thể ngân vang.
7. Hãy hài lòng với những gì mình có
Trăng tròn rồi sẽ khuyết, nước đầy rồi sẽ tràn, khi mọi chuyện đi đến cùng cực, chắc chắn sẽ gặp tai họa chỉ khi biết hài lòng thì mới hạnh phúc.
8. Nói bằng miệng không bằng gặp trực tiếp, nghe bằng tai không bằng nhìn bằng mắt
Nói trên miệng không bằng tự thân hành động, những gì nghe được chưa chắc đã đúng mà bạn nên nhìn thấy tận mắt.
9. Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ Quỷ gõ cửa
Nhân sinh tại thế, bạn chỉ cần có một lương tâm trong sáng.
10. Hãy làm việc tốt và đừng lo lắng về tương lai
Làm việc thiện mà không cầu báo đáp đây mới là sự thiện lương chân chính.
11. Khi thời điểm thích hợp thì sắt cũng thành vàng
Vận mệnh vốn không thể lường trước được. Khi vận may đến thì không ai có thể ngăn cản được, khi vận may đi thì cũng không thể giữ được.
12. Giữ được ngũ hồ trăng sáng mãi, chẳng lo không chốn để buông câu
Nơi nào có núi xanh thì nơi đó không lo không có củi đốt. Chỉ cần người vẫn còn đó thì mọi chuyện đều có thể làm.
13. Những người đến nói điều kia nọ, chính ấy con người thích nọ kia
Nếu một người thích đàm luận về chuyện thị phi, điều đó có nghĩa là chính người đó đang có vấn đề.
14. Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng
Cái lưỡi tuy không có xương nhưng lại sắc bén không kém một thanh kiếm. Đừng chỉ trích người khác một cách tùy tiện. Nếu bạn có thể làm mọi việc dễ dàng hơn cho người khác, hãy khuyến khích họ nhiều hơn.
15. Kiếm tiền trong sự náo nhiệt, an thân trong nơi yên bình
Nếu bạn muốn làm giàu, hãy đến một thành phố sầm uất; muốn cuộc sống yên ả hay tìm đến một nơi yên tĩnh.
16. Khi người khác ngắm hoa, không liên quan đến mắt bạn. Khi người khác tầm thường cũng không động chạm đến bạn
Trong cuộc sống, mỗi người đều có con đường tu tập của riêng mình, chỉ cần quản tốt bản thân là đủ.
17. Nghèo thì ở đầu đường cũng chẳng ai quan tâm, còn giàu dù ở nơi thâm sâu cùng cốc cũng có người thăm hỏi
Thói đời ấm lạnh, tình người nhiều khi không bằng đồng tiền.
18. Có thể nhận ra một người bằng cách nhìn vào khuôn mặt của họ
Tất cả trải nghiệm của một người đều được khắc trên khuôn mặt của họ, dù tốt hay xấu, bạn đều có thể nhìn thấy chúng.
19. Nuôi con trai không học như nuôi con lừa, nuôi con gái không học như nuôi con lợn
Nếu đứa trẻ sinh ra mà không được giáo dưỡng thì đó là lỗi của cha mẹ.
20. Nước trong quá thì không có cá, người kỹ quá thì chẳng ai muốn theo
21. Ở gần nước có thể biết tính của cá, ở gần núi có thể biết tiếng chim
Hãy làm những gì bạn làm và yêu thích những gì bạn làm. Chỉ cần bạn tiếp tục làm việc chăm chỉ trong một ngành, bạn sẽ đạt được thành công một cách tự nhiên.
22. Uống rượu không lộng ngôn là người quân tử, rõ ràng về tiền bạc là người trượng phu
Người quân tử chân chính là người uống rượu không nói nhảm, người đàn ông chân chính là người phân biệt rõ ràng tiền bạc.
23. Gặp nhau như lần đầu quen nhau, đến cuối đời cũng không còn oán hận
Nếu giữa người với người luôn hòa hợp như ngày đầu gặp thì khi về già sẽ không hối hận.
24. Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu ngày mới thấy lòng người
Thời gian chính là thước đo tốt nhất.
25. Sẵn chè rượu lắm bạn bè, đến khi gặp nạn chẳng hề thấy ai
Khi sự nghiệp đang tiến triển tốt đẹp hay khi bạn đang ở đỉnh cao của cuộc đời, xung quanh bạn sẽ luôn có những người bạn “dệt hoa trên gấm”. Khi gặp khổ nạn, chúng ta mới biết được ai trong số những người bạn vây quanh mình là “bạn nhậu” và ai có thể là “người bạn chân thành”.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina (Kiệt Phu)
0 notes
bengoan · 5 months
Text
*818 /    MẮT XANH TRÂN TRỐI MÀY NGÀI   LONG LANH ÁNH CHỚP , U HOÀI MỘNG MƠ . Nắng oi ức , hè về đổ lửa , Dọc đường làng từ thủa trẻ thơ . Tung tăng chạy nhảy ven bờ , Con sông uốn khúc ,lững lờ chảy xuôi ... Nghe khúc khích giọng cười rộn rã , Dưới cây đa vồn vã chuyện trò . Dại khờ chẳng biết buồn lo . Ngu ngơ non nớt trầm trồ vui ghê . Mười lăm đã , cập kê buổi ấy , Khi hẹn hò cảm thấy hổ ngươi . Yêu em không nói nên lời , Mà lòng cuộn sóng , trùng khơi tuôn trào ... Muôn sao chiếu đi vào ngõ vắng , Bước đầu đời còn vẵng bên tai ... Mắt xanh trân trối mày ngài , Long lanh ánh chớp , u hoài mộng mơ ... Môi ôm siết , tình thơ vụng dại , Như ỡm ờ oằn oại nụ hôn . Vòng tay mơn trớn dập dồn , Luồn trong da thịt , cõi hồn lên mây ... Ôi ngây ngất , bầy nhầy cảm khoái , Xuyên bầu trời rọi mái trăng treo . Mân mê xuống suối truông đèo , Cheo leo vực thẳm , anh theo đến cùng . Đong đưa thấy , ngập ngừng soi bóng , Trông lờ mờ , nghe ngóng hành tung .(@) Liên tu đại pháo quy vùng , (&) Xông pha trận tuyến , đì đùng bom rơi ... Đi quân dịch cuộc đời sương gió , Nơi sa trường tưởng nhớ hậu phương . Đêm hôm giữa chốn phố phường , Đạn mù xé gió nhiễu nhương xóm làng . Đau xa xót hai hàng lệ đổ , Chuyện chúng mình nức nở cách ly ! Thương mong ngày tháng não nề , Giặc thù quấy phá thảm thê quê nghèo ... (@) Hành tung : nghĩa là tung tích sự việc xẫy ra . (&). Quy vùng. : nghĩa là chỉ định một vùng nào đó . Nguyễn Doãn Thiện Antioch , California Ngày 05 tháng 5 năm 2018
Tumblr media
0 notes
hoangpnd · 9 months
Text
Tumblr media
Đường về nhà là vào tim ta.
Giảng đường năm ấy từ khắp các căn phòng, chúng mình được phủ bởi âm nhạc của Đen và JustaTee, tất cả đều chuẩn bị cho chuyến đi trở về của năm. Trong dãy trọ, mấy đứa hàng xóm lục đục dọn dẹp phòng ốc. Lịch nghỉ chưa đến mà tụi nó đều tính bài chuồn sớm nên trong vòng vài ngày, từ chỗ ồn ào như cái chợ chuyển sang v���ng ngắt.
Anh Lập chưa về. Anh chuẩn bị nồi ca ri bánh mỳ, gỏi gà, rau muống xào, thêm mấy lon bia lạnh. Tiền tất niên đấy rồi hai anh em ngồi kể nhau nghe. Quê anh ở Phú Yên, nhà nằm trên một ngọn đồi phủ cây xanh rì. Tuổi thơ anh như bao đứa trẻ vùng quê nghèo miền Trung, hạt thóc bẻ đôi, cơm độn khoai sắn. Anh yêu khu vườn nhà mình, tối tối bắt võng nằm dưới gốc mít, thứ lá mít xếp lớp nhìn xuyên lên trời thấy sao chi chít, lấp lánh. Anh yêu cả cánh đồng những hôm mất điện, quầng sáng đom đóm thắp sảng một vùng trời. Anh kể trong miên man, đôi mắt khép hờ, kỷ niệm xuyên qua đời anh, như thước phim ghi dấu tuổi thơ vụng dại.
Đêm hôm sau, cửa phòng anh khép lại. Anh về Phú Yên vĩnh viễn. Đà Nẵng trong anh tắt hẳn rồi. Mình ngồi nép trong một quán cà phê trên đường Ông Ích Khiêm, nhìn thấy em gái anh chở anh ra ga để lên chuyến tàu mang tên đường về nhà. Dòng người hối hả, hình bóng chiếc xe máy vụt đi hòa tan vào đám đông, ly cà phê đắng ngắt đầu môi. Đâu đó trên phố tiếng hát vẫn ngân lên:
Đường về nhà là vào tim ta
Dẫu có muôn trùng qua
Vật đổi sao dời
Nhà vẫn luôn là nhà.
Ghi lại kỷ niệm mùa xuân năm 2021.
0 notes
capthathinh · 10 months
Text
Cap thả thính Đà Lạt - Hòn Ngọc Viễn Đông của Tình Yêu
Nằm giữa những dãy núi hùng vĩ, thành phố Đà Lạt như một viên ngọc xanh bình yên, hòa mình trong không khí tinh khôi và hương trà ngọt ngào. Đà Lạt không chỉ là điểm đến lãng mạn của những cặp đôi mà còn là nơi gắn kết tình yêu trong không gian tuyệt vời của thiên nhiên.
50 caption thả thính khi đi du lịch Đà Lạt hay nhất
Đà Lạt là một trong những điểm đến hấp dẫn của giới trẻ. Đến Đà Lạt đây phải nhớ học thuộc các caption thả thính sau đây nhé. Chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn 50+ caption thả thính khi đi du lịch Đà Lạt hay nhất nhé.
Xem ngay: https://capthathinh.com/cap-dang-anh/
Tumblr media
"Những cung đường ngoằn nghèo của Đà Lạt, như những đường tơ li ti, làm nơi đây trở nên thích hợp cho những cuộc tình yêu đầy mộng mơ."
"Không gian lãng mạn của Thung Lũng Tình Yêu Đà Lạt như là một trang thơ tình, nơi mọi cặp đôi đều muốn gửi gắm tình cảm của mình."
"Đà Lạt, với những dải hoa hướng dương rợp đồng, tô điểm cho những buổi tản bộ dưới bức tranh nắng vàng ôm trọn tình yêu."
"Những cung đường điệu đà của Đà Lạt như là nơi chúng ta mở ra một chuyến phiêu lưu tình yêu mới, với những khung cảnh tuyệt vời và bất ngờ."
"Nhấm nháp một tách cà phê ở cà phê sân vườn, cùng ngắm nhìn hoàng hôn lấp lánh, tạo nên những kỷ niệm ngọt ngào cho mỗi đôi tình nhân."
"Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, với hồ Trúc Lâm lặng lẽ, là nơi mà tình yêu trở nên thanh thản và bình yên."
"Hồ Xuân Hương, với những con thuyền hoa đủ màu sắc, là địa điểm lý tưởng cho những khoảnh khắc lãng mạn giữa đôi tình nhân."
Đà Lạt, thành phố của mây trắng và tình yêu hồng."
"Thung Lũng Tình Yêu, nơi mà tình cảm nở rộ như những đóa hoa."
"Hồ Xuân Hương chứng nhận cho sự lãng mạn, là bảo tàng của những câu chuyện tình."
"Đà Lạt, không gian dành cho những đôi tình nhân mơ mộng."
"Những con đường điệu đà, như là con đường dẫn đến trái tim của Đà Lạt."
"Hương trà và hương tình yêu, đều tinh tế và say đắm ở Đà Lạt."
"Đá Quý Đà Lạt, nơi những viên thạch anh bắt đầu có ý nghĩa."
"Thiền viện Trúc Lâm, nơi tình yêu trở nên thanh thản và bền vững."
"Khung cảnh lang thang cùng nhau, nhưng trái tim lại hướng về nhau."
"Tình yêu như là những tia nắng bình minh, làm sáng bóng mỗi góc phố Đà Lạt."
"Đà Lạt là nơi tình yêu mọc lên như những đóa hoa hồng."
"Mỗi bức tranh tình yêu ở Đà Lạt đều là một kiệt tác đẹp của thiên nhiên."
"Hòn đá Góc Phố, như một nhân chứng cho những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa."
"Cầu Cỏ Đuôi Ngựa, là nơi mà tình yêu bắt đầu những bước nhảy mới."
"Nhấm nháp hương trà và tình yêu, làm cho mỗi giọt nước mắt đều trở nên ý nghĩa."
"Sương mù ẩn hiện, giống như là bí mật của tình yêu ẩn sau mỗi dáng đi."
"Những đám mây trắng bồng bềnh, làm cho tình yêu chúng ta trở nên vô tận."
"Đà Lạt, nơi những cặp đôi hòa mình vào không gian lãng mạn."
"Bảo tàng Ngôi Nhà Cổ, chứng nhận cho sự bền vững của tình yêu."
"Đà Lạt, thành phố của những bức tranh tình yêu không lẻ loi."
"Lăn dài giữa đám mây, như là chúng ta đang bay lượn trong tình yêu."
"Những chiếc lá rơi, làm tình yêu chúng ta trở nên ngọt ngào hơn."
"Chợ đêm Đà Lạt, nơi tình yêu được trải nghiệm trong sự huyền bí."
"Nước mắt của trời mưa, giống như là những kỷ niệm lưu lại trong tình yêu."
"Đà Lạt, nơi mà mỗi bức hình là một câu chuyện tình yêu đẹp."
"Thiên đàng tình yêu, được tạo lập từ những thác nước hùng vĩ."
"Đà Lạt, làm cho mỗi cặp đôi trở nên đặc biệt, như những viên ngọc quý."
"Đèn vàng và hương cà phê, tạo nên không khí đằng đẵng của tình yêu."
"Những kỳ quan thiên nhiên, như là sự kỳ diệu của tình yêu."
"Thung lũng vàng, là nơi mỗi bước chân trở nên ý nghĩa hơn trong tình yêu."
"Tình yêu ở Đà Lạt, như những bông hoa mở cánh trong ánh sáng mặt trời."
"Đèn đường lung linh, làm cho mỗi cuộc gặp gỡ trở nên tuyệt vời hơn."
"Những cung đường cây cỏ, giống như là con đường dẫn đến trái tim của đôi ta."
"Mỗi cơn gió nhẹ, là những lời thì thầm của tình yêu trên đỉnh đồi Đà Lạt."
"Lặng lẽ nơi hồ Than Thở, như chúng ta đang nghe lời của tình yêu."
"Cổng trời Đà Lạt, là nơi mà tình yêu mở cửa vào một thế giới mới."
"Tháp Pô Kô, như là niềm tin không ngừng trong tình yêu của chúng ta."
"Những dải sương mỏng, giống như là tinh thần của tình yêu che phủ lên mọi nơi."
"Đà Lạt, thành phố của những giọt sương mơ, làm cho tình yêu trở nên trọn vẹn."
"Mỗi buổi hoàng hôn, là lúc mặt trời chìm xuống như là tình yêu trên đỉnh Lang Biang."
"Lòng đất Đà Lạt, chứng nhận cho sự mãnh liệt và bền vững của tình yêu."
"Những cánh đồng hoa dã quỳ, giống như là màu sắc của tình yêu không giới hạn."
"Những quả cầu đèn, như là những hy vọng và ước mơ trong tình yêu của chúng ta."
Kết bài
Như một bức tranh tình yêu được vẽ bởi sắc màu thiên nhiên tươi tắn, Đà Lạt trở thành bảo tàng lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ và ý nghĩa cho tất cả những ai đặt chân đến đây. Đà Lạt không chỉ là điểm đến, mà còn là chứng nhận cho những câu chuyện tình yêu đầy mơ mộng và lãng mạn, tạo nên những status hay và đậm chất tình cảm. Hãy để Đà Lạt làm chứng nhân cho hành trình tình yêu của bạn, nơi mà mỗi khoảnh khắc đều trở nên trân trọng và không thể nào quên.
Bạn đang xem: https://www.tumblr.com/capthathinh/735849175276814336/caption-du-lich-da-lat
0 notes