Tumgik
#tảo mộ ngày tết
homestoryconcept · 8 months
Text
Tumblr media
TẢO MỘ NGÀY TẾT LÀ GÌ? NÊN TẢO MỘ VÀO NGÀY NÀO? 🧧🧧
Tảo mộ là một phong tục truyền thống của người Việt Nam ta. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đối với ông bà tổ tiên và với những người đã khuất. Vậy tảo mộ là gì? Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu? Cùng HomeStory tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
👉 Xem thêm: https://homestory.com.vn/tu-van/tao-mo-ngay-tet-la-gi/
taomo #tetnguyendan #tet #homestory #hometellsastory
0 notes
travelbloggerthaoyoko · 4 months
Text
Lễ hội Trung Quốc: Khám phá nét đẹp văn hóa độc đáo xứ tỉ dân
Lễ hội Trung Quốc không chỉ là những dịp kỷ niệm đặc biệt mà còn là nhịp cầu nối liền giữa quá khứ và hiện tại, giữa văn hóa và con người. Từ Tết Nguyên Đán rộn ràng sắc màu đến Lễ hội Đèn lồng lung linh, mỗi lễ hội đều mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc và phong phú.
Những lễ hội này không chỉ giúp người dân Trung Quốc tôn vinh các giá trị truyền thống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa độc đáo của đất nước này. Qua các hoạt động và phong tục trong mỗi lễ hội, chúng ta có thể cảm nhận được sự kết nối mật thiết và tình yêu thương trong cộng đồng, cũng như hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa quý báu. Hãy cùng SaigonTimes Travel tìm hiểu thêm về những lễ hội truyền thống tại Trung Quốc nhé!
Những lễ hội tại Trung Quốc bạn không nên bỏ qua
Tết Nguyên Đán (Lễ hội mùa xuân) – Lễ hội Trung Quốc đình đám nhất
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong năm của người Trung Quốc, diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch. Đây là dịp để mọi người sum họp, tạm gác lại những lo toan thường nhật và cùng nhau đón chào một năm mới an lành, hạnh phúc.
Lễ hội trăng rằm (Tết Trung Thu)
Trong ngày Tết Trung Thu, mọi gia đình đều thường tổ chức buổi tiệc nhỏ, trên bàn luôn bày biện những chiếc bánh trung thu ngon mắt. Chúng không chỉ là một món tráng miệng ngon mà còn mang trong đó ý nghĩa của sự tròn đầy và hòa thuận.
Ngoài ra, khắp phố phường Trung Quốc sẽ diễn ra hoạt động múa lân đẹp mắt, tạo ra một không khí vui tươi, sôi động nơi đây
Đi du lịch Trung Quốc cần những gì?
Tiết Thanh Minh
Hoạt động chính trong ngày Tiết Thanh Minh là tảo mộ và cúng bái tổ tiên. Người dân thường dành một khoảng thời gian để dọn dẹp, làm sạch mộ và cải tạo các khuôn viên quanh mộ phần. Sau đó, họ sẽ đốt những cành hương, đặt hoa và đặc biệt là cúng bái, lễ bái tổ tiên cầu mong được sự bảo trợ và che chở từ tổ tiên.
Xin Visa Trung Quốc
Lễ hội Đèn Lồng
Lễ hội Đèn Lồng được tổ chức nhằm ăn mừng sau Tết Nguyên Đán 2 tuần và là dịp để cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Hoạt động chính trong lễ hội này là thả đèn lồng vào bầu trời và đốt pháo hoa. Đèn lồng được làm từ giấy màu, thêu thùa và trang trí đẹp mắt, tạo ra những hình ảnh lộng lẫy và phong cách độc đáo. Khi đèn lồng được thả lên trời, chúng tạo ra một cảnh tượng lãng mạn và đẹp mắt, thu hút sự chú ý của mọi người.
Lễ Vu Lan – Lễ hội Trung Quốc báo hiếu tổ tiên
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Trung Quốc, thường diễn ra vào ngày mùng 15 tháng 7 âm lịch hàng năm.Lễ Vu Lan ngày lễ tưởng nhớ và tri ân công ơn của cha mẹ, cũng như các vị tổ tiên đã khuất.
Du lịch Trung Quốc bao nhiêu tiền
Lễ hội Thuyền Rồng (Tết Đoan Ngọ)
Lễ hội Thuyền Rồng, hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Trung Quốc, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Nguồn gốc của lễ hội này có liên quan đến nhiều truyền thuyết và tín ngưỡng cổ xưa.
Lễ hội này có lịch sử hơn 2.000 năm, bắt nguồn từ Trung Quốc để tưởng nhớ Khuất Nguyên (340-278 TCN), nhà thơ yêu nước vĩ đại của nước này.
Khuất Nguyên là một vị quan triều đình tài ba, chính trực, ông đã dốc sức phò tá vua Chu, đề xuất nhiều cải cách để đất nước được thịnh vượng. Tuy nhiên, do mâu thuẫn với gian thần, ông bị vua đày đi xa. Nhìn thấy đất nước rơi vào cảnh nguy khốn, không thể cứu vãn, Khuất Nguyên đã ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch.
Lễ Tết Lạp Bát
Ngoài việc phát cháo Lạp Bát, lễ hội Tết Lạp Bát còn có các hoạt động khác như cúng bái, đọc kinh Phật, lễ rước chày, và các nghi lễ tâm linh khác. Đây là dịp để mọi người tập trung vào việc tu tâm, cầu nguyện cho một năm mới an lành và tràn đầy hạnh phúc.
Địa điểm du lịch Trung Quốc
Lễ hội Tình Yêu Sister’s Rice – nét đẹp Lễ hội Trung Quốc
Kết Luận
Trong bài viết này, Saigontimes Travel đã chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin độc đáo về các lễ hội truyền thống đặc sắc của Trung Quốc, từ Tết Nguyên Đán rộn ràng đến Lễ hội Đèn Lồng lấp lánh, từ Lễ Vu Lan tri ân tổ tiên đến Lễ hội Thuyền Rồng sôi động. Mỗi lễ hội mang trong mình những nét độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, là cầu nối kết nối con người với quá khứ và tương lai, với văn hóa và truyền thống.
Qua những hoạt động truyền thống như viếng mộ, cúng bái, đua thuyền rồng, nhảy múa và chơi trống, người dân Trung Quốc không chỉ tôn vinh và gìn giữ di sản văn hóa mà còn tạo ra những khoảnh khắc đầy ý nghĩa, kỷ niệm và sự gắn kết trong cộng đồng. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan và sâu sắc về văn hóa đặc trưng của đất nước Trung Hoa.
0 notes
humavnnews · 5 months
Text
0 notes
langmodaxanhcom · 1 year
Text
Tiết thanh minh là gì?
Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Đây là ngày lễ mang đậm nét truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam. Vào ngày này, những người con xa quê đều sắp xếp công việc để về tảo mộ tổ tiên của mình. Vậy Tiết Thanh Minh có ý nghĩa, nguồn gốc từ đâu mà có? Cùng tìm ra câu trả lời ở bài viết bên dưới.
Nguồn:
https://langmodaxanh.com/tiet-thanh-minh/
0 notes
dichvuthuexeatv · 2 years
Text
Nghĩa trang Yên Kỳ – Bát Bạt - Nghĩa trang Yên Kỳ (còn gọi là Bất Bạt) thuộc địa bàn xã Phú Sơn và xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội. Nghĩa trang Yên Kỳ cách Hà Nội khoảng 80 kilomet. Với một khoảng cách không quá xá, bạn có thể lựa chọn phương tiện dễ dàng từ xe máy đến ô tô. Hiện nay việc thuê xe ô tô đi nghĩa trang đã có nhiều và thuận lợi hơn so với việc đi xe buýt và xe máy. Bởi vì vừa tiết kiệm thời gian mà còn có thể đi cùng đươc nhiều người và đồ đạc mang cùng để cúng viếng. Vào những dịp cuối năm hay lễ Tết, các gia đình thường sắp xếp thời gian đi tảo mộ ông bà hay người thân trong nhà để thể hiện sự tôn kính với những người đã khuất. Để suôn sẻ hơn cho buổi đi đó, các bạn nên chuẩn bị riêng cho mình phương tiện để đi lại và ô tô là một trong những phương tiện thông dụng nhất. Địa chỉ: ĐT411C, Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội Giờ mở cửa: Mở cả ngày Điện thoại: 024 3362 5298 - 9oqr2f1tlj
https://datxeviet.vn/cho-thue-xe-di-bat-bat/
Cho Thuê Xe đi Bát Bạt, Nghĩa Trang Yên Kỳ 4-45 Chỗ Giá Rẻ Tại Hà Nội - Datxeviet.vn
0 notes
imoim36news · 2 years
Text
Tumblr media
Kể từ thời điểm kết duyên, Ngô Thanh Vân và Huy Trần vẫn nhân thể hiện tại tình yêu khắng khít, ràng buộc ko tách Lúc liên tiếp update nhiều hình hình họa ghi lại khoảnh xung khắc ngọt ngào và lắng đọng, thắm thiết của tất cả nhì vào sinh hoạt hằng ngày. Quan trọng đặc biệt, những màn tương tác “tình bể bình” của vợ ck “đả nữ” luôn làm dân mạng ko ngoài xuýt xoa ngưỡng mộ.  Mới mẻ trên đây nhất, bên trên trang Tiktok cá thể của chính mình, Ngô Thanh Vân vẫn đăng lên khúc clip ghi lại khoảnh xung khắc chào mừng Đầu năm mới tất nhiên này đó là loại hiện trạng: “Tết tới gì nhanh vậy trời” thực hiện dân mạng được phen cười cợt “ngã ngửa”.Đơn cử, vào clip Ngô Thanh Vân tảo cận mặt cùng với biểu cảm đầy sự “hoang mang” Lúc Đầu năm mới tới vượt thời gian nhanh làm cô diễn viên ko kịp trở tay. cũng có thể thấy, “đả nữ” liên tiếp thể hiện tại xúc cảm “sợ Tết” qua nhiều hành vi đáng thương như chu môi và phồng má làm cộng đồng mạng ko ngoài “tan chảy”. Thế tuy nhiên, xứng đáng chu đáo nhất đó chính là loại phản hồi “trách móc” của Ngô Thanh Vân khái niệm ông xã Huy Trần Lúc anh nhằm lại lời thở than bên dưới khúc clip của vợ. Màn tương tác đầy ngọt ngào và lắng đọng của tất cả nhì chóng vánh sẽ có được sự quan hoài của netizen.Đơn cử, Huy Trần nhằm lại tin nhắn: “Trời ơi để vợ ở nhà một mình cái thế đấy. Sinh ra bao nhiêu cái Tiktok. Yêu cục cưng”. Đáp lại ck, cô diễn viên buông lời trách móc: “Ai biểu bỏ người ta ở nhà nguyên ngày chi”.cũng có thể thấy, câu trách móc nhưng Ngô Thanh Vân nói cùng với ông xã đơn thuần đang khiến nũng nhưng thôi. Vì sinh sống căn nhà một bản thân vượt ngán và ko mang việc gì tạo nên sự cô diễn viên vẫn tay rảnh tảo Tiktok, và trên đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu cho việc Thành lập những cái clip siêu đáng thương này. Trước màn “phát cẩu lương” đầy ngọt ngào và lắng đọng, bên dưới phần phản hồi, nhiều dân mạng vẫn nhằm lại sự ngưỡng mộ và tin nhắn chúc mừng hạnh phúc tới cùng với nhì vợ ck:-“Ngưỡng mộ quá ạ, hạnh phúc lây”.-“Chúc anh chị hạnh phúc”.-“Xứng đôi quá nè”.-“Nhìn hai người thấy cưng quá”. #Ngô #Thanh #Vân #đột nhiên #trách #móc #Huy #Trần #xác định #lý #cũng #bất #ngờ nội dung gốc " news.google.com
0 notes
xemlasotuvi · 2 years
Text
12 Điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết để gặp được nhiều may mắn
Tumblr media
Từ xưa, người Việt Nam ta đã có quan niệm rằng ngày mùng 1 đầu năm là ngày quan trọng và linh thiêng nhất, đây là ngày khởi đầu của một năm mới, mở ra những điều may mắn, tốt đẹp hơn so với  năm cũ. Chính vì thế theo truyền thống của người Việt, có một số điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết và một số điều kiêng kỵ tuyệt đối không nên làm trong ngày này để đón rước may mắn, tài lộc, bình an đến nhà một cách tốt nhất.
Bạn đang xem bài viết: Ngày mùng 1 Tết nên làm gì để được may mắn, phát tài.
Những điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Đi lễ chùa ngày đầu năm mới
Tumblr media
Người Việt Nam có truyền thống đi lễ chùa vào ngày mùng 1 Tết để cầu may mắn, bình an và sung túc cho năm mới. Chính vì thế, trong tất cả những điều nên làm trong ngày mùng 1 không thể không nhắc đến việc đi lễ chùa cầu bình an sung túc ngày đầu năm.
Đi lễ chùa và hái lộc trong ngày đầu năm mới là hoạt động được các Phật tử làm trong ngày đầu năm mới, đây cũng chính là nét đẹp văn hoá đặc sắc ngày tết của người Việt Nam ta. Trong ngày mùng 1 Tết, hầu hết tất cả các chùa đều mở rộng cửa để đón chào người dân đến hành lễ và hái lộc, đi chùa ngày đầu năm còn là dịp để bạn du xuân vãng cảnh và giải trí sau một năm mệt mỏi với công việc và áp lực của cuộc sống.
Sở dĩ được gọi là nét đẹp văn hoá ngày đầu năm của người Việt là vì vào ngày mùng 1. Các mẹ, các cô, các chị đều xúng xính trong những bộ áo dài thước tha, mang đậm nét đẹp văn hoá của người Việt, mọi người đều vui vẻ tươi cười bên gia đình và những người mà họ yêu thương, cùng nhau cầu chúc cho một năm mới đầy bình an và may mắn.
Thắp hương: Việc nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Tumblr media
Kính nhơ ông bà tổ tiên cũng là nét văn hoá truyền thống của con người Việt Nam. Trong ngày đầu năm mới, việc bạn nhất định nên làm chính là thắp hương dân lễ cúng tổ tiên để cầu mong tổ tiên bên cạnh phù hộ cho các thành viên trong gia đình luôn được bình an và may mắn trong năm mới.
Tuy nhiên khi thắp hương cho tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết, gia chủ nên lưu ý là chỉ được thắp nhan theo số lẻ, không nên thắp hương theo số chẵn vì số chẵn sẽ mang đến những điều không mấy tốt lành cho gia trạch trong ngày đầu năm. Bấm vào đây để biết nguyên nhân vì sao chúng ta chỉ nên thắp hương theo số lẻ và không nên thắp hương theo số chẵn.
Tảo mộ đầu năm: Những điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Tumblr media
Tương tự như việc thắp hương, tảo mộ đầu năm cũng là việc làm thể hiện sự tưởng nhớ và tôn trọng của con cháu đối với ông bà tổ tiên của mình trong ngày đầu năm. Đây được xem là dịp để con cháu tưởng nhớ về cội nguồn, tri ân đấng bật sinh thành đã khuất và cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình luôn được bình an.
Đây là nét văn hoá đẹp của dân tộc mà những người lớn, bậc phụ huynh nên răng dạy con em của mình. Mỗi người đều có cội nguồn của mình, tảo mộ là điều nên làm trong ngày mùng 1 để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với họ và cũng là để mời ông bà về nhà cùng ăn tết với con cháu.
Tưới nước cho cây trong nhà: những điều nên làm trong ngày mùng 1
Tumblr media
Tưới nước cho cây hoa trong nhà cũng là điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết, điều này tượng trưng cho sự cát thịnh và thịnh vượng, tưới nước sẽ giúp cây sinh sôi nảy nở, luôn đảm bảo được sức sống và sự tươi tắn, đem lại không khí và sắc xuân ngập tràn trong nhà.
Ngoài ra, mùng 1 và mùng 2 tháng Giêng âm lịch cũng là ngày sinh nhật của Thuỷ thần nên việc tưới cây vào hai  ngày này theo quan niệm dân gian là việc làm tốt, thay thế cho lời chúc của Thuỷ thần đến với gia đình bạn.
Xem thêm bài viết: Cây cảnh phong thuỷ ngày tết mang đến tài lộc may mắn nhất định phải có.
Chúc Tết ngày đầu năm
Tumblr media
Nhắc đến Tết thì không thể không nhắc đến việc chúc Tết, mừng tuổi ngày đầu năm mới. Bên cạnh việc đi lễ chùa hay tảo mộ ngày đầu năm thì chúc Tết cũng là một trong những nét văn hoá đẹp cần được lưu giữ và phát triển của người Việt Nam ta trong ngày đầu năm mới.
Những câu chúc Tết với những lời nói, mong muốn tốt lành may mắn là những điều mà người thân hay bạn bè của bạn rất muốn lắng nghe trong ngày đầu năm. Chính vì thế, dù có chuẩn bị tết tươm tất, đầy đủ đến đâu thì bạn cũng đừng nên quên chuẩn bị cho mình những câu chúc tết chứa đựng những điều mắn, tốt lành, cầu chúc bình an, may mắn và tài lộc cho những người thân yêu của mình và giành tặng cho họ trong ngày đầu năm mới.
Lì xì Tết: Những điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Tumblr media
Tiếp nối những câu chúc năm mới hay những lời chúc Tết là hành động lì xì tết hay còn được gọi là mừng tuổi năm mới. Những câu chúc cũng những bao lì xì đỏ thắm từ lâu đã trở thành một tập tục truyền thống trong cái tết cổ truyền của người Việt Nam. Lì xì Tết là việc làm thay cho lời chúc về tài lộc may mắn mà ông bà, cha mẹ muốn giành cho con cháu.
Ngược lại, con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ bằng những phong bao lì xì đỏ thắm cũng là lời chúc sức khoẻ mà con cháu muốn giành tặng cho ông bà cha mẹ. Bao lì xì đỏ mà bạn bè trao cho nhau vào dịp đầu năm có ý nghĩa như những lời chúc an khang thịnh vượng trong những ngày đầu năm mới.
Xông đất đầu năm- điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Tumblr media
Xông đất là tập tục văn hoá truyền thống ngày Tết của người Việt nên rất nhiều gia chủ quan trọng vấn đề xông đất đầu năm. Người Việt Nam ta tin rằng, người đầu tiên đặt chân vào nhà là người xông đất, người này sẽ mang đến những điều may mắn, bình an và phú quý đến cho gia đình trong năm mới.
Vì thế, đây là việc làm rất quan trọng mà hầu như mọi người đều muốn làm trong ngày mùng 1, nhiều người trước tết còn đi xem tuổi gia chủ để tìm được xông đất cho nhà của mình. Người xông đất tốt phải là người có tuổi đẹp trong năm, đồng thời phải hợp mệnh với gia chủ.
Điều nên làm ngày mùng 1 Tết: mặc trang phục màu đỏ
Tumblr media
Những bộ trang phục có màu đỏ được tin  là sẽ mang đến những điều may mắn, tốt lành cho người mặc nó. Bởi người Việt Nam quan niệm rằng màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, vui tươi và sung túc. Chính vì thế, vào ngày mùng 1 Tết, mặc quần áo có màu đỏ sẽ có được nhiều niềm vui, may mắn trong năm mới.
Ngoài những bộ trang phục đỏ, người dân ta còn sử dụng những câu đối, những món đồ trang trí có màu đỏ trong nhà để cầu mong may mắn, bình an và sự sung túc đến với gia đình mình trong năm này.
Nếu bạn không thích mặc trang phục màu đỏ, bạn có thể mặc trang phục màu vàng vào ngày mung 1 Tết đây là màu sắc tượng trưng cho sự giàu có và tài lộc. Quần áo màu xanh là màu của bình an và hạnh phúc trong ngày đầu năm.
Xem thêm bài viết: 7 Màu sắc may mắn trong năm 2023 bạn nên biết
Mua muối đầu năm: điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Tumblr media
Mua muối là 1 trong những điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết để mang đến những điều may mắn. Từ xưa, cứ vào ngày mùng 1 Tết, các mẹ các cô thường mua muối từ những người bán muối dạo quanh làng, tuy ngày nay những gánh muối dạo không còn nửa, nhưng tục mua muối ngày đầu năm vẩn còn được lưu giữ và được thực hiện.
Việc mua muối ngày đầu năm mới là một việc làm tốt, có thêm muối trong nhà sẽ giúp tình cảm giữa các thành viên trong nhà được gắn kết, mặn mà hơn.
Viết 3 điều ước trong ngày đầu năm
Tumblr media
Khi đi lễ chùa, bạn hãy viết 3 điều ước của bản thân lên thẻ giấy hoặc thẻ gỗ và gắn lên tượng Phật hoặc các cây cổ thụ ở trong chùa, như vậy điều ước của bạn có thể sẽ thành hiện thực trong năm tới theo quan niệm dân gian, những điều ước mà bạn viết nên là những điều cầu chúc sự bình an, hạnh phúc và tài lộc đến cho gia đình của mình.
Tinh thần thoải mái, cười nhiều-  điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Tumblr media
Ngoài những điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết đã kể trên, có một điều mà bạn nên làm trong những ngày đầu năm mới đó là gạt bỏ hết những lo toang, mệt mỏi từ công việc trong năm cũ để nghĩ ngơi, đoàn tụ và sum vầy bên gia đình và những người thân yêu của mình. Năm mới phải luôn gìn giữ bầu không khí vui vẻ, thoải mái để cầu mong may mắn, tài lộc đến với gia đình mình.
Những món ăn nên có trong ngày tết
Tumblr media
Món ăn không thể thiếu trong tết cổ truyền của người Việt ta chính là bánh chưng, người xưa tin rằng, ngày đầu mới ăn bánh chưng sẽ mang đến thật nhiều điều may mắn cho gia đình trong dịp đầu năm, bởi vì bánh chưng tượng trưng cho đất, nơi đem lại thức ăn, nước uống và những vật chất có giá trị khác để phục vụ đời sống của con người.
Bên cạnh bánh chưng, một số món ăn khác cũng nên có trong mâm cơm của gia đình dịp đầu năm như: bánh tét, bánh dầy, đậu đỏ, ngũ quả,… Để thể hiện mong ước một năm mới đầy tài lộc, bình an và may mắn.
Những điều kiêng kỵ không nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Tumblr media
Kiêng quét nhà, hót rác: Từ ngày mùng 1 đến mùng 3, người ta quan niệm tất cả các thứ trong nhà đều là lộc trời, lộc tổ tiên ban cho. Nếu mình quét đi tức là mình đẩy đi tài lộc may mắn. Nếu nhà quá bừa bộn và nhiều rác thì gia chủ có thể quét nhà sạch sẽ rồi thu dọn rác vào một góc, không nên đổ bỏ hay quét đi.
Kiêng nói chuyện xui xẻo: Nhiều người rất kiêng kỵ việc nói tới những điều rủi ro trong ngày đầu tháng vì sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói.
Kiêng cho nước, cho lửa: Dân gian quan niệm lửa đỏ là may mắn và nước là tài lộc. Nếu cho mất may mắn và tài lộc đi ngay trong ngày đầu năm thì cả năm sẽ không gặp được may mắn, thậm chí là thua lỗ, thất bại trong công việc.
Kiêng làm vỡ bát, đĩa: Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Kiêng vay mượn tiền bạc: Vay mượn tiền ngày đầu năm mới sẽ khiến người đi vay và người cho vay gặp phải những điều không may mắn tượng tự trong cả năm tới. Có vay mà không có trả sẽ làm ảnh hưởng đến đường tài lộc, tiền tài của bản thân. Không kiêng kỵ điều này sẽ khiến gia chủ gặp phải những chuyện xui xẻo, mất tiền, nợ nần, các mối quan hệ dần xa cách do chuyện tiền bạc.
Kiêng sử dụng kim chỉ: May vá trong ngày đầu năm cũng được cho là sẽ khiến gia chủ gánh chịu cảnh khổ sở, khó khăn, vất vả suốt năm.
Xem bài viết: Những điều cần lưu ý khi dọn nhà đón Tết giúp gia chủ rước thêm tài lộc.
Trên đây là một số điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết và một số điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới. Ông bà ta có câu” trên đầu ba tấc có thần linh”, có thể tâm linh là vấn đề khoa học chưa thể chứng minh được, dân gian quan niệm ” có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Nếu bạn muốn có một năm mới tràn đày những điều may mắn, đẹp, đón nhận tài lộc dồi dào thì nên tham khảo và thực hiện những điều đã được nêu trong bài viết. Chúc bạn đọc của xemlasotuvi một năm mới an khang thịnh vượng.
1 note · View note
danhgiatotvn · 2 years
Text
Thanh Minh là ngày gì? Thanh Minh 2023 vào tháng mấy?
Tiết Thanh Minh dù không phải là ngày lễ Tết lớn nhưng lại mang nét đẹp văn hóa của người Việt. Vào ngày này, những người con, cháu đi xa đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên, ông bà để tỏ lòng thành kính, hiếu thuận của mình với những người đã khuất. Vậy Tết Thanh Minh có nguồn gốc như thế nào? Nên chuẩn bị gì cho ngày này? Hãy cùng Đánh Gía Tốt trong nội dung bài viết dưới đây. Read the full article
0 notes
vanhoadoisongvn · 2 years
Text
Những phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Nguồn tham khảo (Source): https://vanhoadoisong.vn/nhung-phong-tuc-truyen-thong-trong-ngay-tet-co-truyen-viet-nam-1354/
Tumblr media
Từ bao ời nay, dù trải qui bao baến cố thăng trầm của lịch sử, tết ​​nguyên đán vẫn ược người việt lưu giữ và trân trọng những Nét ẹp Truyền. Đặc biệt là mỗi dịp khi Tết đến Xuân về. Trong bài viết sau đây mình sẽ tổng hợp những phong tục ngày Tết để giúp bạn hiểu hơn về net đẹp văn hóa Việt!
Cúng ông Công ông Táo
Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hằng năm tức ngày 23/12 âm lịch. Vào ngày này, nhà bếp – nơi thờ ông Táo, sẽ được dọn dẹp sạch sẽ để bày biện cúng.
Lễ cúng thường phải có cá chép vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp của gia chủ một năm vừa qua.
Tumblr media
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là hai món ăn truyền thống của người Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Ở miền Bắc người dân sẽ gói bánh chưng, còn miền Nam gói bánh tét.
Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn, cần sự hợp tác của nhiều người, mỗi người phụ trách một khâu như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt,… Cuối cùng là khoảnh khắc cả gia đình cùng nhau ngồi trông nồi bánh, ôn chuyện cũ – bàn chuyện mới, sum họp đầm ấm.
Tumblr media
Chuẩn bị mâm ngũ quả
Mỗi dịp tết đến, bên cạnh bánh chưng, hoa mai, hoa đào thì mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng bày trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Nó là lễ vật dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và gửi gắm ước mong những điều tốt lành của gia chủ trong năm mới.
Tumblr media
Mỗi vùng miền sẽ có một cách chọn quả khác nhau. Ví dụ như ở miền Bắc, người ta thường chuẩn bị mâm ngũ quả gồm các loại như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Còn với người miền Trung, họ sẽ lựa chọn trái cây theo tiêu chí mùa nào thức nấy. Riêng người miền Nam thì thường sẽ bày năm loại quả cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với mang ý nghĩa “Cầu vừa đủ xài, sung túc”.
Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, nhà cửa
Đối với người dân Việt Nam, việc tân trang nhà cửa trước Tết có ý nghĩa xóa bỏ những bụi bặm, sự không may mắn của năm cũ để năm mới mọi thứ trở nên gọn gàng, tốt đẹp hơn. Đây còn là dịp để các thành viên trong gia đình có cơ hội gắn kết cùng nhau để chăm sóc và trang hoàng cho tổ ấm.
Tumblr media
Thăm mộ ông bà (Tảo mộ)
Tảo mộ ngày Tết là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đây còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.
Tumblr media
Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện nghi thức tảo mộ. Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.
Mua sắm thức ăn, hoa quả Tết
Vào những ngày đầu năm, người ta thường sắm sửa, trang bị đồ mới cho gia đình mình với hy vọng năm mới, khởi đầu mới vạn sự như ý. Thức ăn thịt cá, bánh kẹo, hoa quả,… đầy đủ các loại hàng hóa được mua bán tấp nập. Đi chợ Tết với một giỏ đầy đồ từ lâu đã là một hình ảnh quen thuộc với người Việt.
Tumblr media
Dựng cây nêu đón Tết
Từ bao đời nay, trong số những phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam ngày Tết Nguyên đán, việc dựng cây nêu trước nhà đã trở thành một nét đẹp đối với con người, dân tộc Việt.
Mọi nhà sẽ dựng cây nêu, trên cây nêu sẽ treo đèn lồng vào buổi tối để soi đường cho hương linh ông bà tổ tiên về đón tết cùng con cháu. Qua đó, nói lên ý nghĩa cao quý  là tinh thần hiếu đạo, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Tumblr media
Cúng tất niên
Hàng năm, để kết thúc một năm cũ qua đi và chào đón một năm mới với nhiều may mắn sắp đến, người Việt Nam thường có tục lệ cúng tất niên (hay còn được gọi là Lễ Tết Niên) như một dấu mốc quan trọng. Theo tiếng Hán, Tất nghĩa là xong, Niên là năm. Chính vì vậy, Tất Niên là kết thúc 365- 366 ngày của một năm để bước sang một năm mới.
Tumblr media
Cúng rước ông bà
Vào ngày 30 tháng Chạp, khi mọi công đoạn dọn dẹp chuẩn bị đón Tết gần như hoàn thành, nhà nhà bắt đầu thực hiện phong tục cúng rước ông bà về ăn tết cùng gia đình hay còn gọi là lễ đón ông bà tổ tiên.
Tumblr media
Cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 tết không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Ý nghĩa của việc cúng rước là thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà tổ tiên cũng như những người đã khuất trong gia đình.
Đón giao thừa
Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Từ “giao thừa”, có nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến.
Tumblr media
Với người Việt Nam, giao thừa là phút giây thiêng liêng. Vào đêm 30 Tết, hay còn gọi là đêm trừ tịch, được coi là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.
Còn gì hạnh phúc hơn khi được cùng những người thân yêu nhất đón khoảnh khắc đầu tiên của năm mới đúng không?
Khai bút đầu năm
Cũng như nhiều nghi lễ trong dịp Tết, nhiều người chọn ngày đẹp khai bút đầu xuân với hy vọng 1 năm học hành tấn tới, sự nghiệp thuận lợi, vạn sự đều đạt được thành công như ý. Những nét chữ đầu tiên của năm thường gửi gắm mong muốn về những điều tốt lành, may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa và đề cao sự học của người Việt.
Tumblr media
Phong tục xông đất
Theo quan niệm truyền thống của người Á Đông từ xa xưa, “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Vì vậy mỗi khi bước sang năm mới, vào mùng 1 Tết, tất cả mọi người đều phải chú ý từ lời ăn, tiếng nói cho đến việc xuất hành.
Tumblr media
Người Việt tin rằng việc xông đất cũng không ngoại lệ, nó ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh, công việc làm ăn của gia đình trong cả năm. Người ta tin rằng, nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ thì cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn, vạn sự như ý.
Chúc tết và mừng tuổi
Mừng tuổi ngày đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt cũng như nhiều nước, với mong muốn có thế nhận được nhiều may mắn và những điều tốt đẹp nhất đến với nhau vào ngày đầu năm mới.
Tumblr media
Những phong lì xì thường có màu đỏ, người châu Á quan niệm rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường nhất trong các màu. Bên cạnh đó mừng tuổi đầu năm còn tượng trưng cho tài lộc, dù là người nhận hay người cho đi càng nhiều thì chứng tỏ tài lộc bạn nhận được rất nhiều.
Phong tục xuất hành
Đầu năm mới ngoài tục xông đât, người Việt còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình.
Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý nhân, tài thần, hỷ thần,… Thông thường, người dân theo các hướng tốt sẽ xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết.
Tumblr media
Đi lễ chùa, hái lộc đầu năm
Tết là dịp để mọi người cùng nhau nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm làm việc, ngược xuôi làm ăn vất vả. Đây cũng là dịp để cùng nhau đi lễ chùa (đi lễ đầu xuân) cầu mong cho gia đình an khang – thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui, thái bình.
Hái lộc cũng là một hoạt động thường thấy. Người ta sẽ ngắt các nhành non mới nhú mang về nhà như một biểu tượng của sự tươi mới, may mắn.
Tumblr media
Xin chữ đầu năm
Ngày xuân, đối với người Việt, là ngày khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của mọi sự mới. Chính vì thế, người ta mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn. Tục xin chữ – cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng con chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang.
Tumblr media
Mâm cỗ đầu năm
Mâm cỗ ngày Tết là một trong những nét đẹp truyền thống vào những ngày đầu năm của người Việt. Ở mỗi nhà vào những ngày Tết Nguyên đán đều phải có 1 mâm cỗ để kính nhớ tổ tiên, ông bà và thể hiện mong ước cho một năm mới sung túc, thịnh vượng. Mỗi vùng miền sẽ có mâm cỗ ngày đầu xuân với nhiều món ăn riêng biệt.
Tumblr media
Màu của năm mới
Khi nói về các màu sắc ngày Tết, chúng ta thường sẽ hiểu rằng các màu sắc này đều sẽ mang đến một ý nghĩa tốt lành. Chúng tượng trưng cho những hy vọng, mong muốn được nhiều điều tốt lành vào năm mới đến. Những màu sắc quen thuộc ngày Tết là đỏ, vàng,… và kị các màu trắng đen .
Tumblr media
Cúng sao, giải hạn
Trong quan niệm của người Á Đông, theo vòng quay của sao Thái Tuế, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo năm.
Tumblr media
Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật,… gọi there vận hạn, nặng nhất there “Nam la hầu, nữ kế đô đô đô đô” , Phải tìm cách giải. Còn nếu năm đó được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ dâng sao nghênh đón.
Vía Thần Tài mùng 10
Trong tín ngưỡng dân gian, ai cũng tin rằng Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình. Vì vậy mỗi gia đình, nhất là các gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài. Và người ta tin rằng trong ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hằng năm, nếu sắm lễ thờ cũng sẽ rước lộc may mắn cho cả năm.
Tumblr media
Vía Thần Tài mùng 10Trên đây là bài viết tổng hợp những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Chúc bạn và gia dình sẽ đón một mùa Tết và năm mới bình an. Đừng quên chia sẻ bài viết với mọi người bạn nhé!
0 notes
thptngothinham · 2 months
Text
[Văn mẫu 9] Em hãy kể lại đoạn trích Cảnh ngày xuân bằng văn xuôi để miêu tả bức tranh thiên nhiên tuyệt tác trong tiết thanh minh của đất trời Đề bài: Dựa trên đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em hãy kể lại cuộc đi chơi xuân của chị em Thuý Kiều bằng văn của mình. Với đề tài kể lại đoạn trích Cảnh ngày xuân bằng văn xuôi này thì các em cần lưu ý: 1. Tả khung cảnh mùa xuân nói chung 2. Chị em Thúy Kiều sắm sửa chuẩn bị đi chơi xuân 3. Tả cảnh lúc lễ hội nhộn nhịp 4. Khung cảnh lúc tàn hội. Văn mẫu kể lại đoạn trích Cảnh ngày xuân bằng văn xuôi hay nhất Bài số 1 - Dùng văn của em kể lại câu chuyện trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ngắn gọn Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba - tháng cuối cùng của mùa xuân. Ánh sáng của ngày xuân nhẹ nhàng, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn. Dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận chạy ra xa tít tắp. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm tô vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ, đầy sức sống. Hôm nay là lễ tảo mộ, là một nét đẹp văn hóa, biểu trưng cho đạo lý biết ơn, tri ân tiên tổ bằng việc sửa sang phần mộ của gia đình người thân đã khuất. Cũng như mọi năm, chị em Thúy Kiều và Vương Quan xin phép cha mẹ đi tảo mộ và ra ngoài du xuân, cả ba cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường. Người thì ngựa xe, võng lọng theo hầu, người thì bận quần áo sặc sỡ, tất cả đã tạo nên một ngày hội tưng bừng đầy màu sắc. Mọi người, kẻ thì rẩy cỏ, người thì đắp lại mộ, tô lại bia, nhộn nhịp. Tảo mộ xong thì cùng nhau đốt tiền vàng, thoi vàng, tro tiền gặp gió bay tứ tung khắp nơi. Người ta thắp hương nơi phần mộ tổ tiên của mình. Chiều xuống, khi mặt trời đã ngả về tây, mọi người lũ lượt kéo nhau ra về. Ba chị em nhà Kiều cũng nắm tay nhau thơ thẩn bước trên con đường đỏ ráng chiều. Phong cảnh sao mà êm dịu, yên bình đến thế, chỉ nghe tiếng chim hót và tiếng suối kêu róc rách đâu đây. Ba chị em yên lặng tận hưởng cảm giác thanh bình của buổi chiều tà, lòng nao nao nuối tiếc ngày hội rộn ràng của mùa xuân. Xa xa, có cây cầu nhỏ bắc ngang qua ghềnh. Vậy là, một ngày yên bình lại trôi qua...! Xem thêm: Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân Bài số 2. Kể lại đoạn trích Cảnh ngày xuân bằng văn xuôi chi tiết từng đoạn Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi cập kê. Người em là Thúy Vân, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn thiện trong chân dung và toàn mỹ trong phẩm hạnh. Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều xin phép cha mẹ cho mình đi tảo mộ và chơi xuân. Ngày xuân trôi qua mau như con thoi dệt cửi, mới vậy mà đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kỳ của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân.
Sắc xanh của bầu trời và sắc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Cũng trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gọn lại trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người. Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trẩy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trẩy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay. Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời. Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một nấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người. -/- Trên đây là 2 bài văn mẫu kể lại đoạn trích Cảnh ngày xuân bằng văn xuôi do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và thực hiện, mong rằng các em sẽ có cho mình một bài văn thật hay nhé! Đừng quên kho tài liệu văn mẫu 9 đầy đủ theo chương trình học đang chờ các em khám phá đấy.
0 notes
tuvingaynay · 3 years
Text
Tiết Thanh Minh là gì? Tết Thanh Minh năm 2022 là vào ngày nào?
Tiết Thanh Minh là gì, rơi vào thời điểm nào trong năm? Tết Thanh Minh năm 2022 là vào ngày nào? Đặc trưng tiết khí này là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tết Thanh Minh mang ý nghĩa cội nguồn, tưởng nhớ về quê cha đất tổ. Bạn đã biết Tiết Thanh Minh là gì, tảo mộ tháng 3 âm lịch, Tết Thanh Minh năm 2022 là ngày nào, tốt hay xấu?
1. Tiết Thanh Minh là gì?
Tiết Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết được xem là Tết Thanh minh. Theo Hán việt, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh.
Tiết Thanh Minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Thanh Minh là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Nhiều nơi người dân kết hợp Tết Thanh Minh với Tết Hàn Thực (tết bánh trôi bánh chay mồng 3 tháng Ba âm lịch). Tuy nhiên, tết Thanh Minh được tính dựa trên quy luật vận hành của mặt trời – dương lịch, chứ không theo lịch mặt trăng – âm lịch, nên ngày này thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 tháng Tư dương lịch.
Tết Thanh Minh tuy không phải là cái Tết lớn như Tết Nguyên Đán nhưng lại gắn liền với đạo đức, bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Ngày này được coi là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:
“Thanh minh trong tiết tháng 3 Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Tết Thanh Minh mang ý nghĩa cội nguồn, tưởng nhớ về quê cha đất tổ. Vì thế các hoạt động trong ngày lễ này thường là làm cỏ các phần mộ (tảo mộ), sửa sang, thắp hương, lễ, khấn vái thành kính với vong linh người đã khuất.
Xuất phát từ tấm lòng thành kính hướng về tổ tiên mà tết Thanh Minh tại Việt Nam có tục Tảo mộ. Vào những ngày này, dù ai đi đâu cũng cố gắng trở về nhà cùng người thân đi tảo mộ, tụ họp bên mâm cơm gia đình.
Theo thông lệ, cứ sau tháng Giêng là người ta sẽ đi đắp mộ cho người quá cố. Trước Thanh Minh một ngày, khi đi tảo mộ sẽ chuẩn bị thêm lễ bao gồm một bộ tam sinh (bò, heo, dê), giấy ngũ sắc, nhang, đ��n, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy, bánh trái, thức ăn, thức uống… tùy theo tập quán của địa phương và hoàn cảnh mỗi gia đình để sắm lễ.
Công việc chính của tảo mộ là tu sửa mộ phần tổ tiên cho sạch sẽ, dọn cỏ dại, cây hoang, đắp lại nấm mồ cho dầy đặn. Sau đó gia chủ sẽ thắp vài nén hương, đốt vàng mã cho vong linh người đã khuất. Nhiều người cũng thường mủi lòng cắm thêm một nén hương cho những ngôi mộ vô chủ xung quanh.
Không còn khung cảnh hoang vắng, lạnh lẽo như thường, các khu nghĩa địa vào ngày Tết Thanh Minh thường đông đúc và nhộn nhịp. Cả người già, trẻ nhỏ đều náo nức đi đến những ngôi mộ của gia tiên thăm viếng. Đây cũng là cách để trẻ em được biết đến các mộ phần thuộc dòng họ, sau là để chúng làm quen với việc tỏ lòng kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Để rồi bất cứ ai đi làm ăn xa cũng sẽ nhớ trở về nhà vào dịp này để tảo mộ gia tiên, sum họp cùng gia đình.
2. Tết Thanh Minh năm 2022 là ngày nào?
Tiết Thanh Minh là 1 trong 24 tiết khí trong năm, diễn ra sau tiết Xuân Phân và trước tiết Cốc Vũ. Thanh Minh 2022 vào ngày nào? Theo Lịch vạn niên, tiết Thanh Minh năm 2022 sẽ có chu kỳ bắt đầu và kết thúc như sau (tính theo dương lịch):
– Bắt đầu từ thứ ba, ngày 5/4/2022, tức ngày 5/3 âm lịch năm Nhâm Dần.
– Kết thúc vào thứ ba, ngày 19/4/2022, tương ứng 19/3 âm lịch năm Nhâm Dần.
Như vậy, Tết Thanh Minh 2022 sẽ bắt đầu vào ngày 5/4/2022 theo dương lịch.
Tiết Thanh Minh là lúc mà khí trời trong sáng, thanh khiết, bầu trời quang đãng, sáng sủa đúng như tên của tiết khí này, thời tiết khi đó cũng trở nên đẹp và dễ chịu hơn khi dần hết những cơn mưa phùn mùa xuân, trời cũng hết nồm ẩm, thay vào đó là nắng nhẹ của mùa xuân, nhiệt độ cũng tăng dần.
3. Tiết Thanh Minh có đặc điểm và ý nghĩa gì nổi bật?
Tại thời điểm Tiết Thanh Minh diễn ra thì gió mùa Đông bắc suy yếu hoàn toàn không còn những giọt mưa xuân ẩm thấp như những giai đoạn khác. Nhiệt độ tăng lên nhanh, ánh sáng chiếu mạnh mẽ hơn. Bầu trời trở nên quang đãng, xanh trong, thoáng đãng, tầm nhìn không bị hạn chế. Cảm giác khô ráo, sạch sẽ và ấm áp rất tốt cho sức khỏe. Vào một vài ngày đầu hoặc giữa tháng ba do tính chất hoàn lưu khí quyển nên gió mùa Đông bắc từ cao áp Xibia thổi tới mang theo cảm giác lạnh và khô. Các nhà đẩu số thời xưa cho rằng trong lúc dương khí thịnh vượng thì âm khí phát sinh tiềm ẩn nên có những biểu hiện như vậy. Trong thực tế, ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển khiến khối khí lục địa hoạt động trở lại trong vài ngày gây nên tình trạng khô, lạnh, dân gian ta quen gọi là rét nàng Bân.
Khi thời tiết có sự thay đổi như vậy thì cuộc sống của các loài sinh vật cũng diễn ra những hoạt động mạnh mẽ hơn. Một số loài động vật trú đông bắt đầu xuất hiện. Thời kỳ các tiết khí trước các loài côn trùng, sâu bọ và chim thì thời điểm này các loài bò sát, lưỡng cư như rắn, ếch nhái trở mình sau một giấc ngủ đông dài. Nhịp sinh học theo chu kỳ từ rất lâu đời rồi. Khi đến tiết Thanh minh thì chúng tin chắc rằng nhiệt độ sẽ liên tục tăng lên, nguồn thức ăn rất dồi dào nên chúng hoạt động, tìm kiếm thức ăn, chuẩn bị việc ghép đôi và sinh sản trong thời gian về sau. Nhiều cụ già có kinh nghiệm truyền lại những kiến thức này như vậy. Khi ếch nhái hoạt động thì đây cũng chính là nguồn thức ăn cho các loài bò sát, rắn. Đi lại tại những bãi cỏ, bờ sông, bụi rậm ta có thể bắt gặp rắn nằm phơi nắng, có thể lột da, để lại những cái xác khô ở đó. Tính từ thời điểm này trở đi việc đi lại phải hết sức cẩn thận, lưu ý và ưu tiên các giải pháp an toàn, vì ở những bụi rậm, lùm cây, rất có thể có những loài rắn độc ẩn nấp trong đó.
Đối với cuộc sống của con người thì sau Tiết Thanh Minh, cuộc giao tranh giữa hai khối khí lục địa và đại dương đã đến hồi kết thúc. Trong một vài ngày rét nàng Bân do hoạt động trở lại của gió mùa Đông bắc vì tính chất hoàn lưu khí quyển thì nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ mắc một số bệnh về hô hấp khá cao. Sau thời điểm đầu tháng ba, khối khí đại dương chiếm ưu thế hoàn toàn thì sức khỏe con người được cải thiện một các rõ rệt. Cụ thể là những người mắc bệnh về hô hấp, khớp xương, những người già, trẻ nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn hẳn.
Thời điểm tiết Thanh Minh các hoạt động kinh tế của con người vẫn được tăng cường và đẩy mạnh. Khi sức khỏe được cải thiện, tinh thần vui vẻ phấn chấn thì họ làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp… người ta đối mặt với một mối đe dọa đó là sự xuất hiện của một số loài rắn độc. Người xưa có câu: “Đả thảo, kinh sà” nghĩa là khua động đám cỏ, rắn sẽ sợ hãi. Vì những lùm cây, bụi rậm không còn an toàn như trước nữa, nên thao tác quan trọng khi đi vào những nơi như vậy là cố tình tạo ra những tiếng động mạnh, dùng que, gậy khua động các đám cỏ để những con rắn trú ẩn ở đó bỏ đi nơi khác theo tập tính của chúng. Trong thời gian này, việc làm cỏ bảo vệ mùa màng được diễn ra thường xuyên, mạnh mẽ hơn. Nhiều người bón phân để kích thích cây trồng tăng trưởng. Đối với những loại cây ăn quả nhiều người sẽ dùng các biện pháp bảo vệ trước côn trùng, sâu bệnh sau khi ra hoa, nhiều loại cây thụ phấn và bắt đầu có quả nhỏ.
4. Trong phong thủy, tử vi, tiết Thanh Minh có ý nghĩa gì?
Đứng về góc độ lý số và dự đoán học thì thời kỳ này luôn được nhiều người quan tâm kỹ lưỡng vì những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Tiết Thanh Minh diễn ra sự giao tranh giữa hai khối khí khiến thời tiết diễn biến khá phực tạp, khi nóng, khi lạnh, khi thuộc âm, khi thuộc dương. Vì tính chất phức tạp như vậy nên sức khỏe và vận khí con người thường có thay đổi biến động mạnh.
Thứ hai: Mộc khí cực thịnh và Hỏa khí ngày càng lớn mạnh, biểu hiện ở thời gian chiếu sáng và nhiệt độ môi trường ngày càng nóng lên. Do chuyển động biểu kiến của Mặt trời đang tiến dần lên nửa cầu Bắc. Tính chất tích lũy nhiệt độ, cân bằng nhiệt độ với môi trường đã đầy đủ, các trạng thái bốc hơi nước, quang hợp của cây xanh diễn ra mạnh mẽ hơn nên về lý khí thường có sự chuyển hướng từ Mộc vượng chuyển suy, Hỏa yếu dần thịnh.
Thứ ba: Khi có mặt của các loài bò sát, lưỡng cư, các hoạt động trong sinh giới thêm nhiều biến động phong phú, phức tạp hơn. Đây là bước đánh dấu sự đầy đủ, cường thịnh và bắt đầu quá trình sinh sôi, nảy nở, biến hóa vô thường.
Thứ tư: Trong tiết Thanh minh bắt đầu bước vào tháng 3, tháng này theo kinh Dịch chính là quẻ Trạch Thiên Quải, một hào âm trên cùng và năm hào dương ở phía dưới. Âm khí bị tiêu tan bóc mòn gần hết, khí dương gần tới cực thịnh. Sau tiết Thanh Minh này đánh dấu nhiệt độ không còn lạnh giá như trước và chuẩn bị thời kỳ nóng bức sắp tới. Hơn nữa, quẻ Quải báo hiệu sự quyết liệt, sau thời điểm này thì quá trình sinh trưởng, phát triển của muôn loài mạnh mẽ với tốc độ cao hơn.
5. Nên làm gì trong tiết Thanh Minh?
– Tảo mộ
Một trong những phong tục truyền thống của người Việt vào ngày Tết Thanh Minh đó chính là tảo mộ. Phong tục tảo mộ vào ngày tết thanh minh xuất phát từ truyền thống biết ơn “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sâu sắc, cao cả của người Việt.
Thời tiết từ Tết Thanh Minh thường quang đãng, sáng sủa bởi lúc này gió Đông nam mạnh dần lên, mưa phùn và nồm ẩm gần như chấm dứt do nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm, và mưa rào đến thường vào gần tiết Cốc vũ.
Thông thường, các gia đình luôn chuẩn bị một số lễ vật trước một ngày đi cúng mộ bao gồm một bộ tam sinh, nhang đèn, giấy ngũ sắc, quần áo giấy, vàng mã, hoa quả tươi… để đi tảo mộ. Khi ra đến mộ phần của người đã khuất, các gia đình sẽ lau chùi, dọn dẹp xung quanh, quét lá, làm cỏ các phần mộ… sau đó cúng khấn bài khấn thể hiện lòng biết ơn, nhớ tới cội nguồn, và hóa vàng mã cho người đã khuất.
Mặc dù không phải là cái tết lớn nhưng Tết Thanh Minh lại là truyền thống gắn liền với ý nghĩa hướng về cội nguồn, biết ơn người xưa của con người Việt Nam. Đây cũng là ngày để mọi người có dịp trả nghĩa, báo hiếu, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên, nguồn cội.
Tiết Thanh Minh cũng được xem là dịp tảo mộ dịp đầu xuân, nên cũng có một số điều kiêng kỵ mà bạn cần biết để tránh phạm xui trong dịp lễ này như sau:
Không nên đi cúng ở những nơi heo hút. Theo quan niệm phong thủy thì những nơi như vậy thường dễ nhiễm âm khí. Nên đi ở những con đường mọi người thường đi. Và nên đi đông người.
Không được phá hoại cảnh quan xung quanh.
Khi đi tảo mộ, không được dẫm đạp nên phần mộ của người khác. Cũng không được phá hoại đồ thờ cúng ở đó.
Con gái trong thời kỳ hành kinh không nên đi tảo mộ. Những người có thai hoặc đau ốm cũng không nên đi.
Mộ phần tổ tiên phải được quét rọn sạch sẽ, nhớ làm sạch cỏ dại và vun thêm đất mới.
Không được cười đùa, chụp ảnh trước những ngôi mộ.
Không mặc quần áo sặc sỡ khi đi tảo mộ.
Khi về nhà nên đốt giấy và bước qua đống giấy đang đốt hoặc đưa qua đưa lại quanh người để loại bớt âm khí.
Tránh đi tảo mộ vào chiều tối, nhất là không đi đêm.
Không mua giày trong dịp này bởi trong tiếng Trung chữ “giày” và “tà” (tà khí) phát âm giống nhau.
– Du xuân
Nhân lúc khí trời thanh mát, mọi người nhất là lớp thanh niên còn có thể đi du xuân, ngắm nhìn đất trời đang trong thời điểm chuyển mùa, cỏ cây tươi tốt. Đây còn được gọi là hội Đạp Thanh, dịp để mọi người cùng vui xuân mà Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều:
” Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Thanh minh trong tiết tháng Ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh… ”
6. Thanh Minh 2022 là ngày tốt hay ngày xấu?
Như đã nói ở trên, ngày Thanh Minh 2022 là ngày 5/4/2022, cũng là ngày 5/3 âm lịch. Ngày này thuộc Trực Thành (Tốt cho xuất hành, khai trương, giá thú. Tránh kiện tụng, tranh chấp.). Ngày Thanh Minh 2022 là ngày Mậu Tý; tức Can khắc Chi (Thổ, Thủy), là ngày cát trung bình (chế nhật).
Trong ngày này, những người tuổi Bính Ngọ, Giáp Ngọ bị xung ngày, cũng nên lưu ý cân nhắc công việc trong ngày đ��� không gặp chuyện ngoài ý muốn.
Nếu có ý định tiến hành chuyện lớn thì nên chọn các khung giờ hoàng đạo sau để đón lành tránh dữ:
Nhâm Tý (23h-1h): Kim Quỹ Quý Sửu (1h-3h): Bảo Quang Ất Mão (5h-7h): Ngọc Đường Mậu Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh Canh Thân (15h-17h): Thanh Long Tân Dậu (17h-19h): Minh Đường
Hướng xuất hành tốt trong ngày: hướng Đông Nam là hướng của Hỷ thần (hướng thần may mắn), trong khi Tài thần lại nằm ở hướng Bắc, gia chủ nếu trong ngày Thanh Minh 2022 có ý định cầu tài cầu hỷ có thể xem xét thêm yếu tố này.
Theo tuvingaynay.com!
4 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 4 years
Text
Tumblr media
Trong mớ giấy tờ Ba hay để trên đầu nằm, mình chưa bao giờ tò mò, đến hôm nay lục mở ra từng thứ một, trong hàng trăm loại giấy tờ từ quan trọng đến vặt vãnh mà người lớn thường có thói quen giữ lại thì tất cả hầu như đều liên quan đến mình.
Sổ liên lạc từ hồi lớp 1 của Trương Nguyễn Thuý An. Sổ khám bệnh, sổ y tế từ hồi lớp 1 cũng tên mình. Tờ giấy nháp đã nhoè mực có nét bút máy của mình mà chính mình cũng không nhớ ra đã viết chúng khi nào, sao Ba lại giữ ở đây. Đặc biệt nhất là tờ giấy ra viện từ năm 1998, Ba cẩn thận đặt trong một lớp bìa nhựa.
Tờ báo cuối cùng Ba đọc dừng lại ở ngày 29/7/2020. Hôm sau Ba đi viện cho đến 9/8 Ba về nhưng là với tư cách của một linh hồn. Chắc Ba chỉ đơn thuần nghĩ rằng Ba đi viện như bao lần, nên xếp gọn vào một xấp. Lật giở ngược về trước đó, cả xấp báo to đều được xếp ngay ngắn theo thứ tự ngày tháng. Còn cả hàng loạt giấy ra viện, những đơn thuốc mình chưa bao giờ biết, cũng chưa bao giờ hỏi. Tất cả đều ngăn nắp. Chỉ có lòng mình là hỗn loạn.
Một đứa trẻ làm thế nào xen vào nỗi khổ tâm của Ba Mẹ chúng nếu họ cố tình muốn che giấu. Nhưng một đứa trẻ mà chưa bao giờ biết đến nỗi cô đơn của Ba Mẹ mình thì có phải đã quá được nuông chiều đến lạnh lùng rồi không? Sẽ chẳng ai trừng phạt. Nhưng những ngày tua ngược sau đó đều là dày vò.
Từ lúc Ba đi, dù rất cố duy trì giữ nguyên mọi vật trong nhà nhưng vẫn có rất nhiều thứ phải thay đổi.
Chiếc đồng hồ treo tường từ 2005 đến 2020 đột nhiên không thể sửa nữa. Tưởng có thể thay pin như 15 năm qua vẫn thế, nhưng không phải. Chiếc tủ lạnh từ 2013 đến 2020 lần đầu phải chở ra tiệm sửa khi trước đó chưa bao giờ.
Xào phơi đồ thì bắt đầu rỉ sét bập bênh. Bóng đèn nhà dưới đứt bóng. Thùng nước tưới hoa hư quai xách. Quạt máy của Ba cũng vào một hôm em Vi đang học bài, ngừng chạy. Sẽ thật bình thường và có những điều đơn thuần là ngẫu nhiên. Nhưng một khi để tâm, lòng không thể trốn tránh không nghĩ tới.
Càng ngày Tết càng gần. Mình càng trống rỗng. Mọi việc đều chỉ mới như ngày hôm qua.
Mình nhớ rất rõ từng sự việc của một năm vừa qua, thậm chí nhớ rõ đến từng chi tiết nhỏ nhoi. Từ Tết ở nhà tránh dịch đến tháng tháng 6 bắt đầu đi làm. Trong 6 tháng đó ở với Ba, mỗi ngày thức dậy đồ ăn sáng treo trên cửa sổ, ăn xong Ba sẽ hỏi hôm nay muốn ăn cơm với món gì.
Tháng 6 mình đi Sài Gòn, Ba nhập viện lần nữa rồi lại về nhà. Tháng 7 đợt dịch thứ hai, tuần nào hai chị em cũng về nhà. Tuần thứ 2 của tháng 8 thì Ba mất. Ba chẳng nghĩ Ba mất đâu. Cũng chẳng ai nghĩ Ba mất. Vì thế mà chẳng có lời tạm biệt nào kịp trước khi rời đi cả. Cơn ác mộng này không ngừng xen lẫn vào đời thường của mình bất kể ngày hay đêm. Đến cả giấc ngủ trưa mình cũng nằm mơ. Mình cố bỏ cả việc ngủ trưa dù thói quen đó là có từ lúc nhỏ. Mình chẳng biết làm gì ngoài phó thác cho thời gian nữa. Khi một nỗi đớn đau xảy đến, cột mốc đầu tiên của một năm sau đó hẳn là nhiều gợi nhắc nhất, nhiều thổn thức nhất, nhiều nặng nề nhất.
Ngày tảo mộ đầu tiên Ba không còn dẫn dắt mọi người mà đã yên tĩnh nằm một góc.
Đêm giao thừa đầu tiên không có Ba.
Tết đầu tiên không có Ba.
Sinh nhật đầu tiên không có Ba.
Mùa hè đầu tiên Ba không cần phải đi viện nữa.
Mùa thu đầu tiên, cũng có ngày giỗ đầu của Ba ở đó...
Lạ lẫm quá. Mới ngày hôm qua là da là thịt. Là tiếng nói. Là nhân hình nhân dáng. Hôm nay đã phải dùng từ “giỗ đầu của Ba”. Có những việc nếu chưa từng xảy đến, nhất định không thể tin bản thân có thể chịu đựng nổi.
Đêm giao thừa sẽ thế nào đây, tối đó không có tiếng tivi nữa. Bữa tiệc sáng mùng 1 như thường lệ ở nhà Nội làm thế nào đây, hôm đó Ba không ở đó nữa. Định nghĩa không thở nổi của bài hát nào tự nhiên nghe sao gần gũi quá. Thì ra con người ta vốn không biết sợ phong ba bão táp dám nghĩ dám làm, cuối cùng lại sợ nỗi trống trải trong lòng.
Năm tháng thay tên nhưng vòng tuần hoàn là lặp lại, mỗi mốc thời gian đều mang theo một thứ gợi nhắc. Kỷ niệm không nặng nề, tham vọng đua đòi muốn trở về với những ngày tháng đã trở thành kỷ niệm mới trở thành sự nặng nề.
Xin lỗi vì con không ngoan nữa. Con thừa biết Ba muốn con thế nào khi Ba rời đi. Nhưng con không làm nổi. Chỉ là con sẽ không ngừng cố gắng. Rồi thời gian sẽ giúp con một tay.
Ba có thể đi rồi. Con sẽ không gọi nữa. Không cần phải hoá thành cánh bướm đậu trong mấy chậu hoa hồng. Không cần phải lẫn trong bóng đêm đến ngay vào lúc con chợp mắt. Con sẽ không quên Ba và cũng cố để không đau buồn nữa. Con muốn Ba dùng thứ trí tuệ và tâm tình của kiếp này bắt đầu một kiếp khác, trọn vẹn hơn.
Tạm biệt chỉ là cách gọi khác của
“hẹn gặp lại nhau...”
— An Trương
59 notes · View notes
mimiadventures · 3 years
Text
Gap year (Phần 2) – Một mình vác balo đi khắp Đông Nam Á
Sau 2 tháng ở Ấn, mình về nước và đi vài tỉnh dọc Việt Nam. Mình đón xe ra Phan Thiết, Nha Trang rồi thấy vé tàu lửa hạng ghế cứng ra Hà Nội cũng rẻ nên mua vé đi luôn cho biết Hà Nội mặt mũi ra sao với người ta. Chuyến tàu dài quá nên buổi tối mấy cô chú cho mình cái áo mưa lót nằm ngủ luôn dưới sàn. Rồi từ Hà Nội mình bắt xe đi Hạ Long, Sapa,… Đó cũng là lần đầu tiên mình tự đi du lịch một mình ở Việt Nam. Trong thời gian này mình cũng bắt đầu lên mạng lục tung các trang web, blog về du lịch giá rẻ.  Mình đọc chắc phải vài trăm bài blog có lẻ về chủ đề này và rồi cuối cùng mình tìm được một vài website khá hữu ích workaway.info – nơi mình làm tình nguyện để đổi lấy chỗ ăn ở và đôi khi là có tiền tips nếu chỗ đó là hostel, couchsurfing – ở nhờ nhà người bản xứ, seat61.com – kênh thông tin về phương tiện đi lại giữa các nước trên thế giới.
Ban đầu mình không có kế hoạch đi dài vì không có nhiều tiền và trước giờ cũng đã đi như vậy bao giờ đâu mà biết cách lên kế hoạch cho chuyến đi dài. Lúc đó trong đầu mình chỉ định đi Campuchia và Thái rồi về nhưng cuối cùng chuyến đi lại dài gần 1 năm. Hành trình chuyến đi này của mình như sau: Việt Nam – Campuchia – Thái Lan – Myanmar – Thái Lan – Malaysia – Indonesia – Bruinei – Malaysia – Philipines – Thái Lan – Sài Gòn.
Từ Sài Gòn mình bắt chuyến xe khách đi thủ đô Phnompenh, nơi mình sẽ làm tình nguyện tại AHHA Education NGO mà mình đã tìm được trên workaway.info. Ở đây mình gặp gỡ nhiều bạn tình nguyện viên khác từ nhỏ tuổi hơn đến lớn tuổi như ba mình đến từ đủ mọi quốc gia. Tụi mình ăn ở trong khu kí túc xá của trường và tham gia vào các hoạt động hỗ trợ giảng dạy, tổ chức hoạt động ngoại khoá. Cuối tuần rảnh rỗi lại rủ nhau bắt xe buýt vào thành phố chơi, tham quan các địa điểm nổi tiếng. Khi kết thúc đợt tình nguyện, cảm đám rủ nhau lên Siem Reap tham quan Angkor rồi đường ai nấy đi.
Từ Siem Reap mình tiếp tục bắt xe lên biên giới và bắt chuyến tàu 2$ về Bangkok. Ở đây mình ở và phụ việc cho một homestay người Thái để đổi lấy ăn ở. Việc của mình là giúp khách check-in, check-out, dọn dẹp và hỗ trợ bạn host hướng dẫn khách trong lớp nấu ăn cuối tuần. Vì ở homestay nên mình quen khá nhiều bạn và thường hay rủ nhau đi chơi, đi ăn vặt loanh quanh ở Bangkok. Mình mê đồ ăn lề đường của Thái lắm đặc biệt là gỏi đu đủ, kiểu ăn mãi không thấy chán. Bạn host của mình thấy mình ăn mỗi ngày mà cũng chịu thua luôn. Thái Lan là đất nước mình đi ra đi vô nhiều nhất và tổng thời gian ở cũng nhiều nhất luôn (lần nào vào mình cũng ở đến khi hết hạn mới đi ra). Đến mức lần cuối cùng mình bay từ Philipines về Bangkong để về Sài Gòn, hải quan bảo lần sau quay lại phải xin visa.
Được 2 tuần thì mình rời Bangkok và bắt tàu đến Chiang Mai. Mình và bạn ở cùng homestay ở Bangkok thuê xe máy tham quan Chiang Mai, Chiang Rai và Pai. Đây là cung đường chạy xe máy khá nổi tiếng ở Thái Lan đặc biệt là khu tam giác vàng. Với cá nhân mình, miền Bắc Việt Nam núi đồi hùng vĩ và đẹp xuất sắc hơn nhiều.
Ngày hết hạn ở Thái Lan cận kề thì mình tìm được thông tin đường bộ từ Chiang Mai đến
Myanmar. Thời điểm đó Myanmar mới bắt đầu mở cửa cho khách du lịch và thông tin về việc qua biên giới bằng đường bộ khá ít ỏi vì không nhiều khách du lịch quốc tế đi hướng này. Nhưng may mắn sao mình cũng tra được một số thông tin nên quyết định mua chiếc vé xe buýt từ Chiang Mai đến biên giới. Mình đến biên giới và được cấp 14 ngày ở Myanmar. Lúc đang dò dẫm ở biên giới để đổi tiền và hỏi thông tin thì mình được hướng dẫn đi taxi chung với khách bản địa để về tỉnh gần nhất (Hpa Ann) rồi từ đó mới bắt xe lửa đến thủ đô Yangon.
Vì chỉ có 14 ngày ở Myanmar và các điểm lại xa nhau nên mình chỉ đi du lịch chứ không tham gia hoạt động nào. Mình đi cung 4 tỉnh nổi tiếng của Myanmar là Yangon – Bagan – Mandalay – Inle Lake – Yangon. Thời điểm đó nhà nghỉ ở Myanmar dành cho khách nước ngoài và khách địa phương là riêng biệt, tất nhiên giá cũng chênh lệch rất nhiều và internet cũng hết sức chuối. Phòng dorm rẻ nhất mà mình tìm được cũng tầm 10$ 1 đêm nên mình đều tranh thủ đi các chuyến tàu đêm khi di chuyển giữa 2 tỉnh khác nhau để đỡ bớt tiền phòng. Ở Myanmar xe lửa chậm, dồng và cũ nên giá vé rất rẻ so với vé xe khách vốn dĩ dành cho khách nước ngoài.  Chuyến tàu dài nhất mình từng đi là chuyến tàu 34 tiếng từ Inle Lake về Yangon. Do vậy hầu hết thời gian ban đêm của mình ở đều là trên xe lửa.
Người dân ở đây khá thân thiện và mình để ý các bạn học sinh ở đây rất chủ động tiếp cận người📷 nước ngoài để giao tiếp tiếng anh. Phụ nữ, em bé hay bôi bột thanaka lên mặt trông cứ thú vị và dễ thương thế nào, còn đàn ông mặc váy, nhai trầu và phun đầy đường nên mặt đường thường khá bẩn. Sự giao thoa văn hoá giữa Nam Á và Đông Nam Á ở đất nước này làm mình nhận ra có chút gì đó của Ấn Độ từ mùi hương, con người cho đến cái không khí bụi bặm. Nhớ lại những ngày yên bình đó ở Myanmar mà cảm thấy có chút chạnh lòng ở thời điểm hiện tại khi mà cuộc đảo chính đang hoành hành khắp đất nước này. Hi vọng yên bình sẽ sớm trở lại.
Hết 14 ngày ở Myanmar thì mình quay lại Thái Lan bằng đường cũ và về thủ đô Bangkok được 1 tuần thì bắt đầu hành trình hitchhiking (đi nhờ xe) với một bạn khác dọc miền Nam Thái Lan xuống Malaysia. Đây là lần trải nghiệm mà với mình thì trải nghiệm một lần cho biết rồi thôi vì mình không thích cảm giác đứng giữa đường trời trưa nắng và thụ động chờ đợi một chiếc xe nào đó đến chở mình đi nhờ một đoạn rồi xuống xe và tiếp tục chờ đợi. Dù sao thì đó cũng là một trải nghiệm thú vị và mình được thấy miền Nam siêu đẹp của Thái Lan với những công viên quốc gia rất to, những bãi biển xanh cát trắng nắng vàng và đông nghịt khách du lịch. Mình đi nhờ xe đến biên giới để sang Malaysia và do mình không có vé máy bay/tàu để đi tiếp nên gặp chút trục trặc nhưng cuối cùng cũng xử lí xong bằng việc xin nhờ wifi và mua một chiếc vé đi Indonesia. Qua biên giới thì tiếp tục đường ai nấy đi. Bạn mình đi tiếp về hướng thủ đô và mình thì lên tàu ra đảo Langkawi.
Ở Langkawi được vài hôm thì mình về Kuala Lumpur trên chuyến bay 15Ringit ~ 90.000 VND. Mình ở nhờ nhà bạn mình làm tình nguyện chung ở Campuchia và được dẫn đi chơi khắp nơi, ăn đặc sản chính gốc và tham gia một vài hoạt động tình nguyện chỗ NGO bạn mình làm. Kuala Lumpur với mình không ấn tượng lắm vì hiện đại thì cũng không bằng Singapore, văn hoá thì cá nhân mình cảm nhận cũng không rõ rệt lắm vì ở đây là giao thoa của 3 nền văn hoá lớn không có cái nào quá nổi bật. Từ thủ đô mình đi về hướng Penang, Malacca là những thành phố du lịch khá nổi tiếng ở đây và tiếp tục hành trình ăn nhờ ở đậu trên couchsurfing. Sau đó mình quay về Kuala Lumpur để bay sang Medan – một thành phố lớn ở Bắc Sumatra và cũng là điểm xuất phát trong chuyến hành trình khám phá đất nước nghìn đảo Indonesia.
Indonesia là đất nước mình sử dụng couchsurfing nhiều nhất. 29 ngày ở đất nước này thì hết 25 ngày mình ở nhờ couchsurfing, 4 ngày ở Bali thì ở phòng kí túc xá ở nhà nghỉ. Mình đến Medan vào những ngày cuối cùng của tháng Ramadan của người Hồi và đây cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị cho lễ Eid Mubarak – một lễ hội lớn và có nhiều ý nghĩa thiêng liêng giống như Tết của người Việt Nam. Những người làm ăn xa xứ quay về quê thăm gia đình, tảo mộ ông bà và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một năm mới sắp đến. Và cũng chính vì lí do đó việc đi lại cũng khó khăn và đắt đỏ hơn. Có lúc mình đã phải ra đường nhờ chú cảnh sát bắt dùm xe vì không còn chiếc vé xe nào còn sót lại ở điểm bán vé. Ở Indonesia, mình rất hay bị để ý và bị lừa  nhưng kinh nghiệm hơn 4 tháng trên đường đã phát huy tác dụng khi mình cũng bắt đầu ý thức được việc nên tin ai và ai là người nên hỏi để lấy thông tin thay vì để bị dắt mũi. Được host bởi 2 người phụ nữ người Hồi giáo, mình được dịp hiểu nhiều hơn về tôn giáo này và văn hoá của những người bản địa nơi đây.
Sau đó mình đi dọc xuống đảo Java tham quan thành phố Yogyakarta rồi tiếp tục đi đến Malang, ngôi làng gần 2 ngọn núi lửa nổi tiếng là Bromo và Ijen. Ở đây được host giới thiệu cho người bạn là thầy giáo ở trường học địa phương và mời tham gia một hoạt động văn hoá ở trường cùng những bạn sinh viên quốc tế khác. Sau đó mình tham gia trekking núi lửa Bromo và Ijen vào đêm khuya để kịp ngắm bình minh. Đó có lẽ là buổi bình minh đẹp mà làm mình choáng ngợp đến tận bây giờ và là lần đầu tiên mình thấy núi lửa đang hoạt động với ngọn khói đen nghi ngút, những dòng chảy lava phát sáng trong đêm quyện với khí sulfur đặc quánh trong không khí và những người lao động đang gánh những tảng sulfur nặng trịch từ dưới đáy hồ lên. Kết thúc buổi leo núi mình ghép chung xe với các bạn backpacker khác đi xuống Bali. Bali đông đúc đến nghẹt thở và chắc do mình không có cơ hội vào mấy khu resort sang chảnh nên không cảm nhận được Bali như mình hay thấy trên quảng cáo. Hết thời gian ở Indonesia, mình quay lại thủ đô Jakarta và đi thẳng ra sân bay để bay sang Brunei.
Mình thật sự có chút choáng nhẹ khi máy bay hạ cánh. Mới bước mấy bước đã vô tới sảnh và ra luôn tới cổng. Đây cũng là lần đầu tiên trong suốt sáu tháng mình không bị hải quan hỏi bất cứ điều gì khi nhập cảnh. Thậm chí còn không dòm mặt mình khi đóng dấu hộ chiếu. Mình ở Brunei chưa đầy 24 tiếng. Theo như dự định ban đầu là sẽ ở lại 2 ngày 1 đêm nhưng xúi quấy thế nào mà lúc đến cái nhà nghỉ rẻ nhất thì nó lại đóng cửa nghỉ lễ còn mấy chỗ khác là $50+. Với lại lúc chiều anh bạn couchsurfing ở Brunei dẫn đi thăm thú một vòng thành phố rồi nên sáng hôm sau qua đi tàu qua Borneo, Kalimantan (Malaysia) luôn cho đỡ tốn tiền.
Vì ở Kalimantan đi lại khá đắt đỏ nên mình ở lại thời gian ngắn rồi bay sang Manila, Philipines. Thời điểm đó đã vào tháng 9, thời điểm mùa mưa bão ở Philipines bắt đầu và tài chính cũng dần cạn kiệt nên mình dành phần lớn thời gian ở một nông trại organic gần Manila mà mình tìm được trên workaway.info và tham quan những điểm lân cận. Vì ông chủ của nông trại này khá nổi tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp organic ở Philipines nên mình cũng được dịp gặp khá nhiều gia đình giàu có ở Manila đưa con họ đến đây để học thêm về nông nghiệp (những học sinh này đã hoặc đang học về quản trị kinh doanh hoặc chính trị tại các trường đại học hàng đầu Manila rồi) để sau này quản lí doanh nghiệp gia đình hoặc đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước sau này.
Thủ đô Manila hỗn loạn hơn mình nghĩ và mình cũng có một trải nghiệm phải gọi là kinh hoàng khi đi MRT ở đây mà sau này mình hay đùa là chuyến MRT nguy hiểm nhất cuộc đời. Thậm chí còn nguy hiểm hơn ở Delhi, Ấn Độ. Mình ít tiền nên hay sử dụng các phương tiện công cộng để đi lại nhưng riêng MRT ở Manila đi lần thứ nhất xong không dám đi lần thứ hai. Đi MRT mà cứ như giẫm đạp lên nhau cấp độ 1. Mình bị xô và giẫm dép xém té ở cửa vào tàu, may mà không bị rách dép giữa chừng. Mình còn nhớ hôm đó mình đi lúc khoảng 9h30 sáng. Không biết lúc đó có phải giờ cao điểm không mà người xếp hàng đông nghịt. Trạm MRT không sạch sẽ, thơm tho và mát mẻ như MRT ở Bangkok, Singapore hay Kuala Lumpur trong khi đó trời thì rất nóng và khói bụi tưng bừng nên mỗi người cầm một cây quạt giấy phẩy thôi là phẩy. Sau khi xếp hàng kiểm tra hành lí và mua vé mình đi về phía ga tàu. Điều làm mình nhớ nhất lúc đợi tàu có lẽ là đôi mắt biểu lộ sự căng thẳng tột độ của anh bảo vệ trước khi thả sợi dây thừng  xuống cho đám người đang đứng trước mặt anh lao vào khoang tàu. Chuyện là ở các nước khác hành khách chỉ việc xếp hàng đứng đợi tàu trước vạch vàng là ok nhưng chắc do dân ở đây “máu” quá nên chính quyền sắm luôn sợi dây thừng kéo từ đầu tàu đến cuối tàu. Mỗi lần tàu đến là sợi dây thừng được kéo lên để đảm bảo an toàn cho những người từ trong tàu ra từ dòng người đang háo hức được lên tàu. Sau đó sợi dây thừng được thả xuống và các khoang tàu được lấp đầy chỉ trong một cái nháy mắt. Ngoài ra mình cũng trải nghiệm Jeepneys, một loại xe công cộng phổ biến ở Manila nhưng cũng không khả quan lắm do mình không tìm thấy lịch trình và tài xế không biết tiếng Anh. Mấy lần bị lạc rồi lơ ngơ giữa đường nên thôi mình từ bỏ luôn.
Hết thời hạn ở Philipines nên mình mua vé bay về Bangkok và ở thêm 1 tháng trước khi về Sài Gòn kết thúc chuyến đi dài để trở lại thế giới của người đi làm. Đã chọn làm gì thì sẽ phải chấp nhận những được mất nhất định và gap year cũng vậy. Nó không chỉ màu hồng và mình cũng bị đối mặt với kha khá thứ trong đó có cái gọi là sốc ngược khi về nước. Mình sẽ nói kĩ hơn về những suy nghĩ của mình ở phần 3 nhé. Stay tuned!
3 notes · View notes
hopnguyen1408 · 5 years
Text
Bức thư từ “Gái già của Mẹ”!
Cô gái 9X đời đầu, sắp 30 của Mẹ, con luôn hiểu rằng Mẹ là người phụ nữ yêu thương con nhất trong cuộc đời này. Mẹ đã tần tảo sớm hôm, vất vả, chịu đựng để giúp con có được mọi thứ như ngày hôm nay. Nhưng trong khi bạn bè đã yên bề gia thất, con lại lẻ bóng một mình. Mẹ đã vì con mà đi xem rất nhiều Thầy, cắt duyên âm, se duyên trần, đeo vòng phong thủy, thậm chí may quần áo cũng theo màu sắc phong thủy,… nhờ họ hàng, bạn bè mai mối cho con. Thậm chí có lần, Mẹ còn định đưa con lên chương trình “Bạn muốn hẹn hò” :D . Vì sợ Mẹ buồn, con đã làm theo lời Mẹ, có dạo mùng 2 Tết con phải theo Mẹ đến nhà Thầy cầu duyên, dường như thông lệ mỗi lần nghỉ phép về nhà của con là cùng Mẹ đi xem Thầy. Có những lúc con cảm thấy thật ngột ngạt, con cũng từng nói với Mẹ rằng con sợ kết hôn và có lẽ con sẽ không kết hôn. Nhưng điều ấy chỉ khiến chúng ta tranh cãi nhiều hơn. Mẹ còn quay sang hỏi con rằng: Tại sao con không thể sống như những cô gái bình thường khác. Khi ấy con đã cảm thấy tổn thương và chỉ biết im lặng, vì con biết dù nói thế nào mẹ cũng không hiểu. * Con đã từng yêu, yêu say đắm nhưng chẳng có một cái kết đẹp. Con đã từng ngưỡng mộ những tình yêu đẹp, những cuộc hôn nhân hạnh phúc nhưng rồi họ cũng đổ vỡ, đấu tố nhau. Con đã tận mắt chứng kiến những chuyện diễn ra ngay gần con rồi những chuyện con đọc được trên mạng khiến con phát hiện ra một điều: hôn nhân quả thật không hề dễ dàng và nhiều chông gai. Bạn bè con, người đang hạnh phúc thì ít, nhưng người cam chịu để con cái có Bố Mẹ đầy đủ lại nhiều hơn, thậm chí một vài người đã trở thành mẹ đơn thân. Và con sợ mình sẽ chẳng nằm được trong số ít ỏi may mắn ấy. Đối với con, lấy chồng giống như một kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời và con sợ hãi đến mức mãi chẳng điền được đáp an để nộp bài. Con sợ mình sẽ không gánh vác được những trách nhiệm, ảnh hưởng, hệ lụy từ quyết định của chính mình. Con sợ mình sẽ ly hôn, sợ bị tổn thương, sợ sẽ gục ngã, sợ sẽ liên lụy đến người nhà... * Con biết mình không còn nhỏ nữa. Mẹ cứ nói con yêu cầu cao quá, người này không vừa ý, người khác cũng không hài lòng, hạ thấp tầm mắt xuống một tí có khi đã không ế đến bây giờ. Mẹ hỏi con còn chờ cái gì, con gái quá 30 tuổi, nhan sắc tàn phai, có giỏi thế nào cũng chẳng ai thèm. Mẹ nói cứ phiên phiến đi cũng được. Nhưng Mẹ à, đấy sẽ là người cùng con đi hết phần đời còn lại. Con không muốn cùng với một người đàn ông xa lạ, mình không yêu thương sinh con, tích góp tiền xây nhà, lập nghiệp…, cùng anh ta đi qua khó khăn, gian khổ, phụng dưỡng cha mẹ anh ta chỉ đơn giản vì anh ta phù hợp, vì đến tuổi kết hôn. Không phải con không làm được chỉ là con không cam tâm cũng không đành lòng. Con cũng đã tổn thương rất nhiều những người đàn ông tốt, những người muốn cho con một gia đình, vì thế con không muốn tổn thương thêm ai khác, con chỉ không muốn phải lừa dối họ vì con biết rằng họ cũng xứng đáng có được người yêu thương mình. * Con biết con là cô gái ích kỷ, con chỉ muốn tự do, tự tại, muốn bản thân hạnh phúc, chỉ là nếu như con có kết hôn thì con muốn đời này mình sẽ chỉ mặc váy cưới một lần. Con cũng hy vọng sẽ có một ngày, có một người đàn ông xuất hiện, khiến con phá bỏ những nguyên tắc, không còn sợ hãi, ra khỏi vùng an toàn, dũng cảm tiến lên nắm lấy tay người ấy. Nhưng nếu lỡ chẳng may con không gặp được người ấy thì Mẹ ơi, Mẹ cũng đừng buồn, vì con cũng sẽ hạnh phúc thôi, hạnh phúc theo cách của riêng mình. Yêu Mẹ! -Dã Quỳ- Đà Nẵng một ngày cuối tuần 10-08-2019
@hopnguyen1408
Tumblr media
97 notes · View notes
phongthuysoviet · 5 years
Video
youtube
Đi tảo mộ ngày Tết cần chuẩn bị những gì? Ngày tảo mộ là ngày mấy?
1 note · View note
moodyyoungadult · 6 years
Text
Những ngày giáp Tết
Tết dí sát đít rồi, và như thường lệ khoảng thời gian này nhà mình luôn cực kì bận bịu. Mình đã kịp dọn dẹp nhà cửa, lau chùi hầu hết mọi nơi sinh hoạt. Mình cũng quyết định dọn về căn phòng cũ của mình. Vì quả thật chuyển sang phòng nào khác cũng không làm mình thấy thoải mái bằng. Dọn về phòng cũ mình cũng đã có thể sắp xếp căn phòng theo ý mình muốn, đơn giản và gọn gàng. Phòng mình hình vuông nên càng ít đồ đạc càng thoáng. Mình càng lớn càng thích việc tối giản mọi thứ, đơn giản nhưng vừa đủ là được.
Tản sang chuyện khác, hqua nhà mình đi tảo mộ. Mệt không tả. Tối mình cũng tranh thủ đi làm nails, vì càng cận tết khách càng đông thế nên hôm qua mình phải cố gắng ngồi chờ suốt 2h hơn để có thể làm được. Cảm giác làm xong chời ơi nó vui thật sự. Đôi lúc mình thấy phụ nữ thật sự có hàng nghìn cái để phải làm đẹp và nhu cầu làm đẹp luôn không bao giờ ngừng. Mình cũng nằm trong top đấy :))
28 âm lịch là mình về quê rồi. Nên tranh thủ tối nay và mai đi dạo đâu đấy với hai đứa em rồi mai gặp anh. Mình nhớ anh quá chừng. Cả tuần nay mình chẳng có nhiều thời gian dành cho anh, nên mai phải tranh thủ gặp huhu
1 note · View note