#cac loai ca phe o viet nam
Explore tagged Tumblr posts
Link
CÀ PHÊ: LỊCH SỬ, NGUỒN GỐC CỦA CÂY CAFE; CÁC LOẠI HẠT CAFE PHỔ BIẾN; ĐẶC TÍNH, CẤU TẠO CỦA CAFE; NHÀ PHÂN PHỐI CÀ PHÊ HẠT NGUYÊN CHẤT TRÊN TOÀN QUỐC #caphe #coffee, #cafe, #nguongoccaphe, #lichsucaphe, #caycapheduocphathiennamnao, #nuocnaophathienracaphe, #caphedunhapvaovietnam, #phanloaicaphe, #cacthuonghieucaphenoitieng, #cungcapcaphe, #dailycaphe, #phanphoicaphe, #caphesile, #banggiacaphe, #caphehoatan, #capherangxay, #caphehat, #caphechon, #caphenguyenchat, #caphemoc, #caphenhansong, #trungnguyen, #kingcoffee, #nescafe, #vinacafe, #maccoffee, #metrangcoffee, #phindeli, #highlandscoffee, #muabancaphe, #capacoffee, #capapham, [CapaPham] Bạn có biết cây cafe được phát hiện vào năm nào và nước nào là nước đầu tiên phát hiện ra cây cafe? Các thành phần hoá học của cafe? Các loại cafe – phân loại cafe – cafe có mấy loại… là câu hỏi của rất nhiều người đang tìm hiểu về cafe. Hãy cùng chúng tôi xem lịch sử hình thành và phát triển của cây cafe (nguồn gốc), cây cafe có mặt ở Việt Nam (du nhập vào Việt Nam) vào năm nào? Tìm hiểu sơ qua các loại cafe phổ biến như Arabica, Robusta, Chari… https://www.capapham.com/ca-phe-lich-su-nguon-goc-cua-cay-cafe-cac-loai-hat-cafe-pho-bien-dac-tinh-cau-tao-cua-cafe-nha-phan-phoi-ca-phe-hat-nguyen-chat-tren-toan-quoc/
#cac loai ca phe o viet nam#caphe coffee cafe nguongoccaphe lichsucaphe caycapheduocphathiennamnao nuocnaophathienracaphe caphedunhapvaovietnam phanloaicaphe cacthuongh
0 notes
Text
CÁC LOẠI CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Có lẽ với nhiều bạn, cà phê được xem là thức uống quen thuộc. Nhưng ít khi chúng ta quan tâm đến chúng là loại cà phê gì đúng không nào? Nhưng không sao, trong bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về các loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam. Có khi sau này bạn sẽ có hứng thú hơn để tìm hiểu chi tiết về chúng.
Cà phê Robusta Đây được xem là loại cà phê nổi tiếng và được nhiều người dùng nhất. Nếu bạn chưa từng nghe qua loại cà phê này cũng không sao. Nhưng chắc chắn rằng bạn đã từng uống loại cà phê này.
Cà phê Robusta có vị đắng thanh đặc trưng Mùi hương thơm quyến rũ cùng với hậu chát nhẹ khiến chúng ta cảm thấy rất sảng khoái. Cho dù khi nào bạn mệt mỏi hay chán nản với công việc, bạn hãy thử uống một ly cà phê Robusta. chắc chắn với bạn rằng bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và bắt đầu hưng phấn làm việc trở lại.
Cà phê Arabica Loại cà phê này cũng được khá nhiều người biết đến. Nếu bạn thích cảm giác đắng và đậm đà của cà phê thì nhất định phải thử ngay loại cà phê này nhé.
Một ít chát chát từ sự lên men của hạt cà phê. Rồi sau đó là một vị đắng đậm thật khiến chúng ta mê mẫn. Nếu có cơ hội thì bạn nhất định phải thử qua hương vị của loại cà phê này nhé!
Cà phê Culi Cà phê Culi đặc trưng bởi vị đắng gắt, hương thơm nồng nàn, hàm lượng cafein cao, nước màu đen sánh. Nếu bạn là một người sành cà phê thì chắc hẳn loại cà phê này sẽ gây ấn tượng cho bạn lâu dài.
Trên đây là những loại cà phê nổi tiếng và hấp dẫn. Nếu bạn chưa từng thử qua loại nào thì hãy nhanh chân ghé Victory Pro để mua ngay về thử nhé!
——————————————— THÔNG TIN LIÊN HỆ & MUA HÀNG CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV VICTORY PRO 💌 Địa chỉ: 191A1 Nguyễn Hiền – P. An Khánh – Q.Ninh Kiều – Tp Cần Thơ 📲 Điện thoại: 02922231111 📬 Email: [email protected] 🌐 Website: www.vcoffee.com.vn
Xem thêm tại: https://vcoffee.com.vn/cac-loai-ca-phe-o-viet-nam/
0 notes
Text
Từ A – Z về Lịch sử Cây cà phê Trên thế giới và Việt Nam | 2020
Có thể bạn chưa biết, cà phê đã xuất hiện lâu đời với chiều dài lịch sử vô cùng phong phú và thú vị. Trải dài qua 5 thế kỷ phát triển và lưu giữ, đến nay cà phê đã trở thành thức uống đại diện cho nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói riêng và của người bản địa trên khắp năm châu nói chung. Hãy cùng khám phá lịch sử cà phê thế giới và lịch sử cà phê Việt Nam thông qua bài viết nhé!
Bài viết đăng tải lần đầu tại: https://artcoffee.vn/lich-su-cay-ca-phe/
Sơ lược về nguồn gốc lịch sử của Cây cà phê trên thế giới
Truyền thuyết về nguồn gốc sơ khai của Cây cà phê
Cà phê là một cái tên không quá xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy vậy, 2 cái tên quen thuộc đó cũng phải trải qua cả một quá trình biến đổi rất dài với những câu chuyện vô cùng thú vị. Trong những câu chuyện ly kỳ đó, được truyền tay nhiều nhất chính là truyện về anh chàng Kaldi người xứ Abyssinia với đàn dê của anh ta.
Truyện kể rằng, tại xứ sở Ethiopia xa xôi, người dân sinh nhai bằng nghề chăn dê. Một ngày nọ, người chăn dê tên Kaldi dẫn đàn dê về nhà, trên đường về đàn dê của anh đã nhấm nháp những quả lạ có màu nâu đỏ sáng bóng bên đồi. Khi màn đêm buông xuống, dưới ánh trăng khuya, những chú dê như đang nhảy múa. Kaldi phát hiện ra điều đó, lạ lùng thay khi anh ăn thử những quả lạ ấy, bản thân anh cũng trở nên hưng phấn hơn. Bản thân anh nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ. Sau đó, Kaldi đã báo lên cho một vị nhiệm tu ở trong vùng. Lúc đầu nhà nhiệm tu rất lo lắng, ông sợ rằng đây là thứ trái cấm của quỷ dữ nên lập tức vứt vào lò lửa. Thế nhưng một sự kỳ diệu đã xảy ra, ngay sau khi cho vào lửa những quả lạ đẹp mắt đó đã cháy xém và tỏa ra một mùi thơm lừng. Đến lúc này, người nhiệm tu mới tin rằng đây là một món quà của Thượng Đế ban tặng cho người dân nơi đây, ông vội vàng kêu thêm những tăng lữ khác đến để thử nghiệm. Và sau cùng, họ đã rang hạt cà phê, giã nhỏ rồi pha vào nước uống để mọi người cùng hưởng thiên ân.
[caption id="attachment_2381" align="alignnone" width="670"] Truyền thuyết về nguồn gốc cây cà phê bắt nguồn từ người chăn dê Kaldi và đàn dê của anh ta[/caption]
Lúc đầu, những người tăng lữ này đã thống nhất sẽ giấu kín chuyện này. Thế nhưng “hữu xạ tự nhiên hương” lời nói có cánh, bí mật không bao giờ là mãi mãi. Tiếng tăm của loại nước uống thần kỳ này đã lọt ra khỏi bức tường kiên cố của tu viện và theo hướng đông lan ra khỏi đất nước Ethiopia, xuất hiện tiếp theo tại vương quốc Arabia. Và từ đó, bắt đầu cho chuyến hành trình đi khắp năm châu của mình.
Mặc dù không ai xác thực được sự đúng, sai của câu chuyện này nhưng nó đã trở thành một trong những truyền thuyết ly kỳ về nguồn gốc lịch sử cà phê thế giới.
Hành trình Cà phê đến với Ả rập xê út Năm 1100
Theo sách sử kể lại, ban đầu những thương nhân Ả rập mang những hạt cà phê Ethiopia đến Yemen. Họ bắt đầu gieo trồng cà phê và nhân giống tại các đồn điền. Hạt cà phê nhanh chóng phát triển tại vùng đất này. Mặc dù ở thời điểm này, cách pha chế cà phê còn rất sơ khai nhưng nhờ công dụng mang lại sự tỉnh táo, phấn chấn mà thức uống này được nhiều người dân yêu thích. Hơn nữa, thức uống đắng đắng này còn phù hợp với luật lệ khắt khe của kinh Koran nên dần phổ biến trong thế giới Hồi giáo
Xem thêm: Từ A - Z về các loại hạt cà phê: https://artcoffee.vn/cac-loai-hat-cafe-o-viet-nam/
Chính những người Hồi Giáo đã góp phần đưa thức uống này đến gần hơn với mọi người. Năm 1954, cà phê chính thức được phổ biến dần tại những vùng lân cận Thánh địa Mecca (một thành phố tại vùng đồng bằng của Ả rập xê út), những quán cà phê đầu tiên được mở, trở thành nơi tụ hội quen thuộc của những người hồi giáo. Trở thành một thức uống thần kỳ mà người Hồi Giáo xem như thiên ân của Thượng Đế.
Hành trình cà phê đi khắp năm châu từ 1957 - 1970
Từ năm 1957 cà phê bắt đầu du nhập vào các nước lân cận Ả rập như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Anh, Mỹ, Hà Lan...và được những người dân nơi đây vô cùng yêu thích. Các quán cà phê được mở lên hàng loạt và trở thành địa điểm chính cho những buổi họp chính trị, buổi hẹn hò hay thư giãn của người dân các nước… Ban đầu, họ chỉ nhập thô về từ Ả Rập, cho đến năm 1710, các thương gia từ châu Âu đã quyết định đem giống cây cà phê về trồng thử tại khu vườn Âu Châu, Amsterdam và thành công. Những mầm cà phê đầu tiên nảy mầm và được gieo trồng phổ biến tại các nước ở Châu Âu.
[caption id="attachment_2382" align="alignnone" width="663"] Năm 1710 các thương gia Châu Âu đã mang cà phê về trồng thử tại khu vườn Châu Âu và thành công[/caption]
Tiếp đó, hạt cà phê được các thương nhân, nhà truyền giáo, thậm chí là người dân địa phương...mang đi và gieo trồng khắp nơi. Chỉ trong vòng 100 năm cà phê đã được mang đi tất cả các nước. Lúc này, những người Ả Rập mới mất dần vị trí độc tôn của mình. Tuy nhiên, cùng một giống cà phê ban đầu nhưng tùy vào lãnh thổ, khí hậu và đất đai tại các nước khác nhau mà giống cây này sinh trưởng khác nhau, các giống cà phê khác nhau cũng từ đó ra đời.
Cho đến tận ngày nay, cà phê trở thành giống cây chủ lực cho nhiều nước và trở thành thành thức uống được nhiều người yêu thích trên thế giới
Nguồn gốc lịch sử cà phê rang xay và cà phê pha phin
Về lịch sử của cà phê rang xay cũng rất ly kỳ, 1637 có một người nhập cư Do Thái tên Pasqua Rosee tiên phong mở quán cà phê đầu tiên tại London. Mức độ thưởng thức của người dân London khá cao, chính vì vậy ông đã đổi mới cách thức chế biến cà phê, mở ra một phong cách thưởng thức cao cấp hơn. Cà phê rang xay cũng ra đời từ đây.
[caption id="attachment_2383" align="alignnone" width="652"] Pasqua Rosee Đã mở một cửa hàng cà phê ở Luân Đôn và sáng chế ra cà phê rang xay[/caption]
Khi đến với nước Pháp, những người dân nơi đây lại tiếp tục cải thiện và ra cà phê túi lọc. Theo đó, ban đầu họ đã cho bột cà phê vào túi vải, ngâm trong nước sôi và hoàn toàn ngạc nhiên về thành phẩm của mình, Vì cà phê được chiết xuất từ túi lọc hoàn toàn không bị hoà lẫn tạp chất hay bã cà phê. Qua nhiều năm cải tiến, người ta bắt đầu dùng phin để pha cà phê và lịch sử cà phê pha phin được ra đời từ đó.
Theo sự phát triển của thời đại, đến nay đã có rất nhiều cách pha chế cà phê khác nhau ra đời. Tuy nhiên, cà phê rang xay với kiểu pha phin truyền thống vẫn được nhiều người ưa chuộng vì giữ nguyên được hương vị đậm đà của cà phê
Tham khảo: Cách pha cà phê phin đúng cách: Tại đây
Cà phê du nhập vào Việt Nam
Nếu là người Việt Nam hẳn bạn không còn xa lạ với hình ảnh của các chú, các bác tụ tập bên vỉa hè thoáng mát, nhâm nhi tách cà phê nóng hổi, thủ thỉ những câu chuyện thường nhật. Rồi hình ảnh vội vàng mua 1 cốc cà phê mang đi của các anh chị văn phòng hay hình ảnh check in cực “chill” của các bạn trẻ trong những quán cà phê vô cùng bắt mắt đúng không? Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi về nguồn gốc lịch sử của cà phê hay cà phê bắt đầu từ đâu chưa?
Thật sự cà phê không phải ban đầu đã ở nước mình mà được du nhập từ nước ngoài. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XIX, mà cụ thể là năm 1850, người Pháp xâm lược Việt Nam từ đó họ cũng mang theo nhiều nét văn hóa phương Tây du nhập vào nước mình, lịch sử cà phê Việt Nam cũng xuất hiện từ đây. Tuy nhiên, phải đến năm 1900, giống cây cà phê đầu tiên mới được gieo trồng tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta như Ninh Bình, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Trị…Và sau đó lan dần xuống các tỉnh Tây Nguyên.
[caption id="attachment_2384" align="alignnone" width="646"] Những năm 1900 cà phê được trồng đầu tiên ở phía Bắc và miền Trung, sau đó lan dần xuống Tây Nguyên và phát triển từ đó[/caption]
Theo sách sử lưu lại, tương tự như miền Bắc và miền Trung thì ban đầu những người Pháp cũng gieo trồng giống cây cà phê Chè (cà phê Arabica) cho các tình Tây Nguyên. Nhưng chỉ sau một thời gian phát triển, các giống cây cà phê Arabica này bị thoái hóa do bị rỉ sắt nặng. Từ đó, người ta bắt đầu nghiên cứu và quyết định thay thế giống cà phê Chè bằng cà phê Vối (hay cà phê Robusta) và cà phê Mít đến tận ngày hôm nay. So với Phía Bắc hay Miền Trung thì vùng đất Tây Nguyên càng thích hợp với giống cây này hơn. Cà phê được gieo trồng tại các tỉnh Tây Nguyên có hạt to và thơm hơn. Nhờ vậy mà các tình Tây Nguyên được khai phá để trồng cà phê và trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta. Đến nay cà phê không chỉ là giống cây chủ lực, giúp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân Việt Nam mà còn trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Hy vọng, qua bài này bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và thú vị về lịch sử của cà phê Việt Nam và lịch sử cà phê thế giới qua 5 thế kỷ phát triển và lưu giữ!
Nguồn: Art Coffee
Xem thêm:
https://artcoffeevietnam.tumblr.com/
https://artcoffeevietnam.business.site/
https://www.scoop.it/u/art-coffee
https://artcoffee.vn/
Xem bài nguyên mẫu tại : Từ A – Z về Lịch sử Cây cà phê Trên thế giới và Việt Nam | 2020
0 notes
Text
Cà phê Arabica là gì? Tất tần tật thông tin về loại hạt cafe này | 2020
Nếu là một người uống cafe sành điệu thì có lẽ đã rất nhiều lần bạn thưởng thức qua hương vị dịu nhẹ, thơm nồng của dòng cà phê Arabica. Arabica là cái tên thân thuộc thường góp mặt trong ly cà phê hằng ngày của người dân Việt. Vậy Café Arabica có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bài viết này đăng tải lần đầu tiên tại: https://artcoffee.vn/tat-tan-tat-ve-ca-phe-arabica-la-gi/
Cà phê Arabica là gì?
Cà phê Arabica hay còn được gọi là cây cà phê Chè, có nguồn gốc từ vùng cao nguyên phía Tây Nam Ethiopia (Châu Phi). Cây Arabica thường sinh sống ở những vùng núi có độ cao từ 1000m đến 1500m, thậm chí có thể trồng ở nơi cao 2800m so với mực nước biển, chúng cũng sẽ phát triển tốt nhất ở độ cao này. Arabica là loại cà phê cần có lượng mưa nhưng đổi lại cây có thể chịu được nhiệt độ thấp, nhiệt độ 15 – 24°C được xem là lý tưởng đối với cà phê chè. Về hình dáng thì cà phê Arabica có tán lá lớn, lá cây có hình oval màu xanh đậm, quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cafe Arabica cao khoảng 4 – 6m khi trưởng thành, tùy thuộc vào giống và điều kiện phát triển của cây thì chúng cũng có thể cao đến 15m.
[caption id="attachment_1920" align="alignnone" width="974"] Cà phê arabica hay còn gọi là cà phê chè có nguồn gốc từ vùng cao nguyên phía tây nam phi[/caption]
Nhược điểm của Arabica là loại cà phê khá khó trồng do khả năng đề kháng, chống chọi sâu bệnh kém, từ đó năng suất của chúng cũng thấp hơn nhưng giá thành lại cao hơn cả. Và cà phê Arabica cũng cho hạt khá lâu khi trồng, khoảng 4-7 năm. Do vậy ở Việt Nam loại cà phê này ít phổ biến hơn so với cà phê Robusta.
Xem thêm: Từ A - Z về các loại hạt cà phê có ở Việt Nam: https://artcoffee.vn/cac-loai-hat-cafe-o-viet-nam/
Đặc điểm của Café Arabica?
Cà phê Arabica có vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, về màu sắc thì cafe Arabica có màu nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách. Nói về mùi hương thì thật khó tả vì nhiều người cho rằng Arabica có mùi rất nhẹ nhàng và thanh tao. Và theo đó cũng tùy thuộc vào thổ nhưỡng và khí hậu mà Arabica lại có các mùi hương độc đáo với những đặc trưng khác nhau. Có người nói là cafe Arabica mang mùi bánh mì nướng hương của hoa trái, những người xứ nào đó thì lại cảm nhận chúng có mùi thơm của cafe hòa quyện với chút mùi thơm ngọt của mật ong,... Và dù là mùi vị nào đi chăng nữa thì một điều chắc chắn là cafe Arabica cũng đã chinh phục những con người sành cà phê nhất trên thế giới. Bởi chúng được đánh giá là loại cà phê chất lượng cao nổi tiếng với mùi hương quyến rũ, vị cà phê cũng đặc biệt cuốn hút và “đắt giá”. Hiện nay các thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới hay các quán kinh doanh cà phê đều mang Arabica về để để tạo nên nét riêng cho ly cà phê của mình. Người ta cũng thường thay đổi tỉ lệ giữa hai loại hạt Arabica và Robusta để tạo ra một hương vị mới rất riêng biệt và độc đáo.
[caption id="attachment_1922" align="alignnone" width="1024"] Cà ohe6 arabica có vị chua, màu nâu nhạt trong trẻo của hổ phách[/caption]
Cà phê Arabica trồng ở đâu?
Cây café Arabica đã được mang từ Ethiopia đến Yemen trong những thế kỷ 16. Sau đó, vào thế kỷ 17 – 18, các cây cà phê Arabica nói chung (vì mỗi giống Bourbon và Typica đều có những hành trình của riêng mình) đã phân tán ra toàn thế giới. Hiện nay có khoảng 125 giống cà phê thuộc loài Arabica phân bố rộng rãi ở nhiều châu lục từ châu Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Trung Quốc, đến các quần đảo ở Caribbean và Thái Bình Dương. Cho đến thời điểm bây giờ, Arabica hiện đang chiếm khoảng 70% sản lượng cà phê thế giới, giá trị kinh tế chiếm vị trí thứ 2. Và Colombia và Brasil chính là 2 nước xuất khẩu Café Arabica hàng đầu với chất lượng được đánh giá cao nhất. Bạn biết không, Colombian Milds là cái tên thân thuộc mà đất nước Colombia thường gọi và đối với người Brasil lại đặt cho giống cà phê này là Brazilian Milds.
[caption id="attachment_1923" align="alignnone" width="1024"] Brazil và Colombia là 2 nước sản xuất cà phê arabica hàng đầu[/caption]
Tại Việt Nam, như đã nói ở trên cà phê Arabica lại là loại cà phê ít được trồng hơn so với Robusta. Thống kê trên cả nước chỉ có khoảng 35.000 ha cà phê Arabica, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Địa hình càng cao, khí hậu càng lạnh hơn, càng cho ra những hạt cà phê Arabica chất lượng tuyệt hảo. Và vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt (Cầu Đất) với những “chỉ số vàng”: Cao đến 1.500 m, khí hậu ôn đới mát quanh năm, nhiệt độ không vượt quá 33 độ trong năm, nhiệt độ cực tiểu khoảng 5 độ, đây được coi là thiên đường cà phê Arabica. Hiện tại, theo ước tính thì tổng diện tích trồng cà phê ở Cầu Đất thành phố Đà Lạt là khoảng 1500 ha. Mỗi ha cà phê trồng cho thu về 10 – 18 tấn cà phê tươi, sau khi xử lý được 4 tấn cà phê nhân. So với các tỉnh thành khác thì Đà Lạt cũng là vùng sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao nhất cả nước ta.
Thu hút bởi vị chua thanh tao và đắng nhẹ, cùng hương cà phê phong phú với sự kết hợp của trái cây tươi, vị ngọt của mật ong nên Cà phê Arabica từ Cầu Đất rất được lòng nhiều khách du lịch. Arabica Cầu Đất - Đà Lạt cũng là 1 trong 7 loại cà phê được thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới là Starbucks Coffee lựa chọn để đưa vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
[caption id="attachment_1924" align="alignnone" width="1024"] Cà phê arabica cầu đất - Đà lạt là một trong những loại cà phê được Starbuck Coffee đưa vào chuỗi cung ứng toàn cầu[/caption]
Thu hoạch và chế biến Café Arabica như thế nào?
Để có được thành phẩm cà phê Arabica rang xay cho những tách cà phê “đê mê” khó cưỡng lòng người thì trái cà phê Arabica cũng phải trải qua những công đoạn thu hoạch cũng như chế biến công phu.
Đầu tiên trái cà phê Arabica sẽ được thu hái thủ công và chọn lọc ra những hạt tốt nhất, đạt chuẩn nhất, không chứa tạp chất. Sau đó sẽ mang những hạt cà phê tươi này đi phơi khô, quá trình phơi khô diễn ra trong 25 đến 30 ngày để độ ẩm có trong hạt cà phê giảm xuống chỉ còn 12 đến 13%. Tiếp đến hạt cà phê khô sẽ được mang đi xay bằng máy xay nhân cà phê để tách lấy nhân và trấu (vỏ cà phê khô). Cà phê khô sau đó sẽ được các điểm thu mua cà phê trong tỉnh thành thu mua lại và mang đi chế biến.
Để tạo nên một ly Café Arabica làm say lòng người với hương vị độc đáo đặc trưng thì nó cũng phải trải qua các giai đoạn chế biến rất riêng biệt. Trong quy trình chế biến cà phê Arabica, người ta thường áp dụng 3 phương pháp phổ biến đó là: Chế biến khô, chế biến ướt và chế biến bán ướt.
Cách 1: Chế biến khô: Cà phê Arabica sau khi chín đỏ sẽ được thu hoạch như rên, sau khi thu được phần nhân khô thì sẽ lấy phần nhân này mang đi rang xay.
Cách 2: Chế biến ướt: Không giống chế biến khô, Café Arabica ngay sau khi thu hoạch sẽ được cho vào nước để rửa sạch sau đó mang đi sát vỏ rồi ngâm vào nước để ủ cho lên men. Khi các chất nhầy từ phần thịt giữa vỏ và hạt nhân cà phê được loại bỏ hoàn toàn thì sẽ kết thúc quá trình lên men. Sau đó cũng mang nhân đi phơi khô cho đến khi đạt đến độ ẩm thích hợp thì mang đi rang xay.
Cách 3: Chế biến bán ướt: Hay còn gọi là chế biến mật ong. Cách này đơn giản hơn chế biến ướt. Theo đó hạt cà phê sẽ được ngâm ủ với thời gian ngắn hơn để lưu lại chất nhầy trong phần thịt quả sau đó đem phơi khô. Sở dĩ gọi là chế biến mật ong là bởi vì sau khi chế biến thì hạt cà phê nhân bán ướt sẽ có màu vàng như mật ong.
Bằng 3 cách trên người ta sẽ thu được những hạt nhân cà phê khác nhau và sau khi rang xay cũng sẽ có mùi vị đặc trưng khác nhau. Nhưng nói chung hương vị của những ly cafe Arabica đều rất thơm ngon, tuyệt hảo. Tuy nhiên để có được điều này thì bạn cũng đừng nên bỏ qua phương pháp cách rang hạt nhân cà phê đúng cách. Cũng giống như những loại cà phê khác, hạt nhân Arabica khi rang bạn có thể rang bằng chảo, rang bằng máy, rang bằng lò vi sóng,… Và dưới đây là 4 bước rang cà phê Arabica không thể thiếu:
Bước 1: Chắt lọc những hạt nhân to, đạt tiêu chuẩn về màu sắc.
Bước 2: Rang thử nghiệm với số lượng nhỏ để thử chất lượng.
Bước 3: Bắt tay vào rang cà phê chính thức với số lượng lớn.
Bước 4: Hãy làm nguội cà phê bằng cách nhanh nhất để giữ hương thơm lâu.
Áp dụng 4 bước trên đây là bạn đã hoàn tất xong quá trình rang xay cà phê. Tuy nhiên cần lưu ý điều chỉnh thời gian, nhiệt độ sao cho hợp lý để có được cà phê rang xay chất lượng nhất nhé!
Hương vị của Một số loại hạt Café Arabica nổi tiếng
Nhờ những giá trị kinh tế cũng như những phẩm chất đặc biệt của mình nên cây cà phê Arabica được chú ý nghiên cứu, lai tạo để tạo ra nhiều giống mới. Một số loại cafe Arabica nổi tiếng hiện nay được Việt Nam và thế giới yêu thích như:
Typica
Typica là một trong những giống của Café Arabica, hạt Typical có chất lượng chuẩn nhưng năng suất năng suất thấp. Đây là một trong những giống cà phê quan trọng nhất về mặt di truyền, được xem như “thủy tổ” của hầu hết các cây cà phê được trồng trên thế giới, và cũng được dùng làm chuẩn mực để đánh giá hương vị các loại cà phê khác. Cafe Typica có hương vị chung là vị chua thanh thanh với chút hương hoa và hậu vị ngọt kéo dài.
[caption id="attachment_1925" align="alignnone" width="945"] Typica là một những loại giống hạt cà phê arabica, được coi là giống cà phê về mặt di truyền, có hương vị chua thanh và vị ngọt hậu kéo dài [/caption]
Bourbon
Nếu “Eva” là để nói về cà phê Typica, thì một nửa còn lại chính là Bourbon, Bourbon được xem là “Adam” của ngành cà phê thế giới. Như vậy cũng để có thể thấy được mức độ quan trọng của giống cà phê này. Cà Phê Bourbon là một loài phụ của giống Arabica, được trồng ở những nơi cao hơn thường có đặc tính thơm hương hoa. Trái Bourbon nói chung nhỏ và tròn hơn Typica. Bourbon gốc quả có màu đỏ, một số giống sau này có quả màu cam hay màu hồng và một dòng lai quả có màu vàng. Cà phê Bourbon được nhiều người yêu thích vì sự ngọt ngào, nhẹ nhàng của chúng. Độ chua nhẹ hơn Typica, thể chất tốt và hương thơm cũng rất quyến rũ. Cụ thể chúng có vị acid nhẹ với mùi rượu vang, hậu vị ngọt.
[caption id="attachment_1926" align="alignnone" width="1024"] Cà phê bourbon được trồng ở nơi cao, quả gốc có màu đỏ sau này giống còn có quả màu cam, vàng[/caption]
Catimor
Cùng là một trong những dòng giống của hạt cà phê Arabica, cà phê Catimor có tán thấp vì thế có thể trồng san sát nhau nên tiết kiệm nhiều diện tích trồng trọt. Giống cà phê Catimor có ưu điểm là rất ít khi mắc bệnh rụng lá, cho năng suất cao, ổn định.
[caption id="attachment_1927" align="alignnone" width="1024"] Cà phê Catimor có ưu điểm là mắc bệnh rụng lá nên cho năng suất cao, có vị không quá đắng như robusta thuần chủng nhờ lượng cafein thấp[/caption]
Nói về hương vị thì “quyến rũ” là cụm từ để miêu tả về cà phê Catimor. Bởi lẽ, hạt cafe Catimor là kết quả lai tạo giữa vị chua thanh của giống cà phê Timor và hương vị ngọt dịu của cà phê Caturra. Cà phê Catimor không quá đắng như cà phê Robusta thuần chủng nhờ lượng cafein thấp. Tuy nhiên, ở chúng vẫn giữ được nét hương vị rất riêng của mình.
Moka
Arabica có hương vị sánh ngang với cà phê ngon nhất thế giới là Arabica Moka được trồng tại Cầu Đất, xã Xuân Trường, Thành phố Đà Lạt. Cà phê Moka được người Pháp di thực từ trong năm 30 của thế kỷ trước là một các loại coffee nổi tiếng thuộc chi Arabica. Hạt cà phê Arabica Cầu Đất thường to tròn, lớn và đẹp. Chúng cũng có hương vị rất tinh túy, vị thơm thanh tao hơn bất kì loại cà phê nào. Người ta ví cà phê Moka Cầu Đất đặc sắc như giọt sương mai buổi sớm mà chỉ có Đà Lạt mới có. Đặc biệt khi uống cà phê Moka bạn sẽ cảm thấy hơi tê tê nơi đầu lưỡi. Đó cũng được xem là đặc trưng mà chỉ có Moka Cầu Đất mới làm được.
[caption id="attachment_1928" align="alignnone" width="1024"] cà phê arabica moka có hạt to tròn, lớn đẹp _ Café Arabica moka cầu đất có hương vị ngon sánh ngang với các loại cà phê khác trên thế giới[/caption]
Lời kết
Mùi thơm sang trọng và quý phái cùng hương vị thanh tao, tao nhã đã khiến cafe Arabica chinh phục hoàn toàn những con người sành điệu cà phê nhất. Hy vọng là với những thông tin hữu ích về Café Arabica trên đây sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức mới mẻ về giống cà phê mà bạn đang quan tâm này nhé. Chúc bạn khởi đầu một ngày mới tràn đầy hứng khởi bên tách Café Arabica yêu thích của mình!
Nguồn: Artcoffee.vn
Xem thêm:
https://mastodon.online/@artcoffee
https://artcoffee.contently.com/
https://www.bloglovin.com/@artcoffee
Xem bài nguyên mẫu tại : Cà phê Arabica là gì? Tất tần tật thông tin về loại hạt cafe này | 2020
0 notes
Text
Hạt cà phê Robusta là gì? Từ A – Z thông tin về loại Café này | 2020
Cà phê Robusta là gì? Nếu là một người “sành sỏi” trong “giới cà phê” thì hẳn bạn cũng sẽ không còn xa lạ với cái giống cà phê này. Bởi Việt Nam là đất nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Không chỉ đứng đầu về sản lượng mà cafe Robusta của Việt Nam còn có một hương vị rất đặc trưng, rất khó tả mà không một nơi đâu có được. Vậy bạn đã biết gì về cafe Robusta chưa? Nếu chưa tường tận hãy cùng tìm hiểu từ A-Z về cafe Robusta ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bài viết đăng tải lần đầu tại: https://artcoffee.vn/tu-a-z-ve-ca-phe-robusta-la-gi/
Cà phê Robusta là gì?
Café Robusta hay còn được gọi là cà phê Vối, là nguồn nguyên liệu chính trong công thức cà phê ở Việt Nam. Hiện nay, cà phê Robusta cũng thuộc một trong những giống cà phê xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Về hình dáng thì cây Robusta là dạng cây gỗ hoặc cây bụi có kích thước lớn, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10m, phát triển tốt ở độ cao khoảng 0 – 800m so với mặt nước biển, rất phù hợp với địa hình điều kiện khí hậu Việt Nam. Quả cà phê thì có dạng hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè (hay còn gọi là cà phê Arabica). Ưu điểm của cây cà phê Robusta có khả năng chống các loại sâu bệnh rất tốt, năng suất cao, dễ chăm sóc hơn so với các giống cà phê khác. Tuy nhiên, một nhược điểm ở Robusta đó là nó có khả năng chịu hạn, chịu lạnh kém, do vậy nên sản lượng lắm lúc cũng không ổn định.
[caption id="attachment_1885" align="alignnone" width="1024"] Cà phê robusta hay còn gọi là cà phê vối, là nguyên liệu chính trong công thức cà phê ở việt nam[/caption]
Loại cà phê này có hương vị gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc về hương vị của Café Robusta. Nhìn chung rất khó để có thể mô tả hương vị của nó nhưng theo cảm nhận của nhiều người thì cà phê Robusta có một hương rất riêng và khá đặc biệt. Robusta có vị gỗ (woody), mùi cao su bị cháy khi tiến hành “cupping test” (đây là một hoạt động thử nếm cà phê). Ngoài ra ở café này còn có vị chua (acidity) thấp nhưng độ đậm đà (body & mouthfeel) rất tốt. Hơn nữa, do hạt Café Robusta thường được chế biến khô nên vị nó có vị đắng chát. Về hàm lượng caffein trong hạt cà phê vối khoảng 2-4%, cao hơn so với cà phê chè, ở cà phê chè thì chỉ rơi vào khoảng 1-2%.
[caption id="attachment_1886" align="alignnone" width="1024"] Cà phê robusta có vị gỗ, hạt cà phê robusta được chế biến khô nên có vị đắng chát[/caption]
Nguồn gốc đặc điểm cây cà phê Robusta
Café Robusta được trồng ở đâu?
Cà phê Robusta được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1800 ở khu vực Congo – nước Bỉ (thuộc châu Phi). Café Robusta còn là một loại cây bản địa của các khu rừng nhiệt đới xung quanh Hồ Victoria ở Uganda. Mặc dù phát hiện và đưa vào khu vực Đông Nam Á khá muộn, khoảng năm 1900 nhưng cafe Robusta đã nhanh chóng được trồng phổ biến và đạt sản lượng cao. Việc phổ biến cây Café Robusta bắt đầu từ một nhánh của sông Congo ở Trung Phi, đó là sông Lomani. Thông qua một vườn ươm ở Brussels, cà phê Robusta từ Congo (Cộng hòa Dân chủ Congo) đã được chuyển đến Java. Từ đây, nó đã được nhân giống thành công để thiết lập các đồn điền ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Uganda và Bờ Biển Ngà – The Craft and Science of Coffee
[caption id="attachment_1887" align="alignnone" width="1024"] Café robusta được phát hiện đầu tiên ở conggo - nước Bỉ[/caption]
Những nơi trồng café Robusta hiện nay
Từ sau những năm 1960, các dòng nhân giống vô tính mới của cafe Robusta đã được phát triển ở Uganda, Congo, và sau đó ở Bờ Biển Ngà. Tuy nhiên, không có nhiều thay đổi về đặc tính so với các cây ban đầu. Ngày nay Robusta chiếm từ 30% đến 40% tổng sản lượng cà phê thế giới, phổ biến ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á, Trung – Nam Mỹ. Và chủ yếu là được phát triển ở Brazil với một số giống mới có tên gọi là Conillon.
Tại Việt Nam hiện nay, diện tích café Robusta chiếm đến gần 90%, chủ yếu phân bố ở vùng Tây nguyên, đặc biệt nổi tiếng thơm ngon nhất là vùng đất Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk, Lâm Hà – Lâm Đồng… Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng mở rộng thêm diện tích trồng cà phê Robusta trên các vùng đất cao nguyên với mong muốn biến dòng cà phê này trở thành cây trồng xuất khẩu mũi nhọn.
So với nhiều nơi trên thế giới thì hiện nay, Robusta của Việt Nam cũng là dòng cà phê nổi tiếng bậc nhất trên thị trường quốc tế nhờ hương vị Robusta trồng ở các vùng đất Việt Nam rất thơm ngon, đặc biệt và sản lượng cao.
Xem thêm: Tất tần tật về tất cả các loại hạt Cà phê ở Việt Nam: https://artcoffee.vn/cac-loai-hat-cafe-o-viet-nam/
Café Robusta giá bao nhiêu trên thị trường Việt Nam?
Vì được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên Việt Nam với năng suất cao nên giá của cà phê cũng như các các sản phẩm từ dòng cà phê này rẻ hơn so với Arabica hay cà phê chồn. Tuy nhiên, giá cả cà phê Robusta hiện nay trên thị trường cũng do các yếu tố chăm sóc và sản xuất quyết định, nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng chính một trong những yếu tố quyết định giá cả của Café Robusta.
Theo Vietnambiz.vn thì tính đến thời điểm hiện tại (8/2020) thì giá thu mua cà phê Robusta thấp nhất là 32.000/kg và cao nhất là 34.000/kg. Hiện nay, nhu cầu sử dụng cà phê Robusta của thế giới tăng nhanh (do đại dịch Covid-19 khiến xu hướng làm việc tại nhà tăng), do vậy dự báo giá cafe Robusta trên thị trường thế giới hẳn sẽ có thể tăng mạnh trong năm 2020.
Cà phê Robusta hiện nay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhiều người thì cũng cho ra đời nhiều sản phẩm cà phê Robusta mộc, mix, rang nguyên hạt hay rang xay. Dưới đây là giá của một số sản phẩm từ cà phê Robusta mà bạn có thể tham khảo:
Café Robusta dao động từ 120.000 - 390.000đ/kg (tùy số)
Café Robusta mộc dao động từ 320.000 - 350.000đ/kg (tùy số)
Café Robusta mix Moka dao động từ 200.000 – 450.000đ/kg (tùy số)
Xem thêm: Giá cà phê hằng ngày
So sánh café Robusta và Arabica
Phân biệt sự khác nhau của 2 loại Café Robusta và Arabica
Nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa cà phê Arabica và Robusta, nhưng rõ ràng đây là 2 loại cà phê khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau của 2 dòng café này thì chúng ta có thể so sánh trên các phương diện như: Khu vực phân bố, vị giác, đặc trưng hương vị, màu sắc và tính chất.
Khu vực phân bố café Robusta và Arabica
Cà phê Robusta, loại cà phê này có hạt nhỏ hơn Arabica, được trồng ở độ cao dưới 600m, nơi có khí hậu nhiệt đới, vì vậy nó có mặt ở nhiều nước hơn (Việt Nam chỉ trồng loại này), tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ toàn thế giới. Ngược lại cà phê Arabica là Cà phê Arabica có hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m, thích hợp với khí hậu mát mẻ, hiện nay cà phê Arabica tại Brazil chiếm 2/3 lượng cà phê trên thế giới.
Cách chế biến:
Sở dĩ có sự khác biệt giữa Arabica và Robusta phần lớn chính là do cách chế biến. Quả cà phê Arabica được lên men sau thu hoạch (ngâm nước cho nở…) sau đó rửa sạch rồi sấy khô. Còn cà phê Robusta được sấy trực tiếp không cần lên men, quan trọng đối với quá trình chế biến cà phê Robusta là giai đoạn rang. Nhiệt độ rang phải đạt 230-240 độ C nhằm tạo màu và tạo các chất thơm. Đối với café Robusta, điều kiện rang sẽ chặt chẽ hơn nhiều so với Arabica vì nó không trải qua quá trình lên men.
Màu sắc và tính chất café Robusta và Arabica
Cà phê Robusta và Arabica khi rang cùng nhau ở cùng nhiệt độ, Robusta luôn có màu đậm hơn Arabica và to hơn một ít so với ban đầu. Bởi Robusta nở nhiều hơn nhưng cũng chính vì thế cho nên sẽ sẽ rất dễ vỡ hơn Arabica.
Vị giác của café Robusta và Arabica
Vị của cafe Robusta nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt. Vị của chúng thường được tả giống như bột yến mạch. Ngoài ra cũng có người cho rằng chúng có mùi giống như đậu phộng tươi khi chưa rang. Còn sau khi rang chín sẽ thoang thoảng mùi cao su bị đốt cháy. Còn với Arabica thì vì được lên men sau thu hoạch sau đó rửa sạch rồi sấy khô nên vị của Arabica hơi chua. Vì vậy, nói đến hậu vị của cà phê là có thật, nhưng không phải là vị chua mà là chuyển từ chua sang đắng. Người ta thường ví rằng vị chua này giống như khi ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng nhanh chóng sau đó sẽ thấy được vị đắng của vỏ.
Đặc trưng hương vị cà phê Robusta và Arabica
Nếu cà phê Arabica được ví như là người con gái quyến rũ với đặc tính đậm đắng, thơm ngon và có vị chua thanh, được người phương Tây ưa chuộng. Thì cà phê Robusta của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung được ví như người đàn ông mạnh mẽ, lịch lãm nhờ đặc tính đậm đắng, thơm ngon, được rất nhiều người Việt ưa chuộng.
Ngoài ra café Robusta có hàm lượng Cafein cao hơn gần gấp 2 lần so với Arabica nên nhiều người uống vẫn thích cà phê Robusta hơn vì đậm vị hơn. Cũng vì thế mà nhiều người lại thích mix vị Arabica với Robusta để tăng độ đậm vị và dễ tạo lớp Crema. Ngược lại ở cà phê Arabica có lượng Cafein thấp nên vị cà phê không quá gắt, hậu vị đặc biệt, hương thơm đặc trưng quyến rũ nên cà phê Arabica thường được nữ giới yêu thích.
Những tỉ lệ mix 2 loại cà phê ngon
Bạn có muốn sáng tạo vị cafe với một tách cà phê được mix bởi cả cà phê Arabica cùng với Robusta? Hương thơm của Arabica khi được kết hợp với sự đậm đà của Robusta chắc chắn sẽ cho ra một loại cà phê hoàn hảo và phù hợp với hương thơm lẫn vị cà phê Việt Nam. Vậy nếu muốn chứng tỏ mình là người sành điệu cà phê cũng như thưởng thức một tách cà phê độc đáo thì đừng bỏ qua bí kíp pha trộn này. Theo đó, tỷ lệ pha trộn (thường gọi là Blending) sao cho cân bằng giữa 2 loại cà phê này thì cà phê Arabica khoảng 30% và còn lại là Robusta 70%. Thường thì tỷ lệ này cũng rất thích hợp cho những ai có gu café đắng nhưng muốn hương thơm nhiều hơn. Thưởng thức cà phê nguyên chất được phối trộn giữa Arabica và Robusta chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm những trải nghiệm mới mẻ về sự phong phú, tính mới lạ trong thế giới cà phê mà có thể trước đó bạn chưa từng khám phá ra.
[caption id="attachment_1889" align="alignnone" width="1024"] Tỷ lệ pha trộn giữa 2 loại cà phê này là 30% aribica và 70% robusta[/caption]
Xem thêm: 1 công thức bột cà phê để pha đen đá cực chất của Art Coffee (pha trộn cà phê gần với tỉ lệ trên): https://artcoffee.vn/shop/strength-of-rock/
Cách pha chế cà phê Robusta và Arabica ngon
Bên cạnh cách phối trộn tinh tế theo tỷ lệ trên đây thì quá trình pha chế cà phê cũng là một nghệ thuật góp phần không nhỏ vào việc tạo nên hương vị lôi cuốn của một tách cà phê. Bạn biết đấy, nếu tạo ra được một ly cà phê nguyên chất mà người uống thưởng thức khó quên được hương vị đậm đà đó thì bạn mới thành công trong tay nghề của mình. Do vậy hãy chú ý đến cách pha cafe Robusta và Arabica ngon được lưu truyền từ những thế kỷ 19 sau đây. Khi ấy người ta cũng đã biết dùng phin để pha chế cà phê với nguyên tắc chung vẫn là cho nước nóng đi qua cà phê đã rang xay thành bột theo tỉ lệ như trên. Nước sẽ đi từ trên xuống nhờ trọng lực, còn cà phê bột thì được giữ lại nhờ bộ lọc. Và khi cà phê nhỏ hết xuống thì hãy cho đường vào. Nếu bạn muốn uống cafe sữa nóng thì nên cho sữa đặc vào ly trước, rồi đặt ly này vào một ly có chế nước sôi sẵn, sau đó mới để phin cà phê lên trên rồi châm nước, như vậy cà phê sẽ giữ được độ nóng cần thiết. Ngoài ra, nếu muốn uống lạnh thì hãy nên khuấy tan đường hoặc sữa vào cafe để các thành phần này hoàn toàn hòa lẫn vào nhau, sau đó mới cho đá vào. Bên cạnh đó, đừng nên hâm nóng lại cafe sau khi pha chế vì sẽ làm bay hết mùi vị cafe nguyên chất.
Xem thêm: Cách pha cà phê ngon đúng vị: https://artcoffee.vn/cach-pha-ca-phe-ngon-dung-vi/
Lời Kết
Nhắc tới cà phê, hẳn ai ai cũng đều nghĩ ngay tới những vườn cà phê bạt ngàn khu vực Tây Nguyên nước ta. Một trong số đó phải kể đến café Robusta được nhiều người ưa thích. Như đã nói ở trên cà phê Robusta được đánh giá là rất ngon và đậm vị. Khi uống, bạn sẽ bị say đắm bởi vị đắng đặc trưng của nó, hương thơm và mùi vị sẽ còn lưu lại lâu trên miệng. Như vậy, hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cafe Robusta. Chúc bạn có những phút giây nhấm nháp vị đắng, thưởng thức hương thơm ngọt ngào sâu lắng của tách cà phê yêu thích một cách trọn vẹn.
Nguồn: Art Coffee
Xem thêm:
https://artcoffeevietnam.blogspot.com/
https://medium.com/@artcoffeevietnam
https://www.pinterest.com/artcoffeevietnam/
Coi thêm ở : Hạt cà phê Robusta là gì? Từ A – Z thông tin về loại Café này | 2020
0 notes
Text
Cà phê rang Mộc là gì? | Cách nhận biết café mộc 100% | 2020
Khái niệm cà phê rang mộc có lẽ không phổ biến với nhiều người, thậm chí là với những người thích thưởng thức cà phê. Cụm từ này xuất hiện rộng rãi gần đây qua lời giới thiệu của nhà quảng cáo – những người cung cấp cà phê – với đặc điểm đây là loại cà phê nguyên chất, cà phê sạch. Nhưng liệu loại cà phê mà họ đưa cho bạn có đích thực là cà phê mộc và làm sao có thể nhận biết được đó có phải là café mộc 100%. Trong bài viết này, Artcoffee.vn sẽ giải đáp cụ thể đến bạn khái niệm ‘’cà phê rang mộc là gì’’ và dấu hiệu nhận biết café mộc chất lượng.
Bài viết này đăng tải lần đầu tại: https://artcoffee.vn/ca-phe-rang-moc-la-gi-cach-nhan-biet/
Cà phê mộc là gì?
Trên thị trường hiện nay, cà phê rang xay xuất hiện trôi nổi tràn lan, có rất nhiều loại không đảm bảo chất lượng và pha tẩm các loại hóa chất. hương liệu khác như bột bơ, bột bắp, bột đậu… để thu lợi nhuận nhiều hơn. Đó không phải là loại cà phê nguyên chất hay cà phê sạch. Nếu sử dụng lâu dài loại cà phê chứa hóa chất, sẽ gây hại đến sức khỏe của người dùng.
[caption id="attachment_1198" align="alignnone" width="904"] Cà phê mộc được rang ở nhiệt độ thích hợp rồi đi xay mà không trộn với tạp chất nào hết[/caption]
Cà phê mộc là một loại cà phê được rang mộc, các hạt café được rang xay chỉ bằng máy rang cà phê với nhiệt độ thích hợp, được rang trong khoảng thời gian sao cho màu sắc cà phê đạt chuẩn, sau đó đem đi xay mà không dung trộn bất cứ tạp chất hay hóa chất nào. Từ ‘’mộc’’ diễn tả cho sự mộc mạc, chỉ một và duy nhất một loại nguyên liệu đó chính là cà phê, cái tên ẩn dụ này được đặt cho loại cà phê mộc mang ý nghĩa đây chính là loại cà phê hoàn toàn tự nhiên, 100% nguyên chất.
Đây chính là cách uống của những người bị nghiện thứ cà phê nguyên chất, độc đáo này. Nhưng hiện nay rất nhiều người không quen với kiểu uống này, họ thường pha thêm một chút đường hoặc một chút sữa để giảm bớt vị đắng của cà phê. Tuy nhiên, hiện nay cà phê mộc rất hiếm, thậm chí ngay cả khi bạn tự chế biến cũng chưa chắc đã có cà phê mộc xịn 100%.
Cách nhận biết cà phê mộc 100%
Vậy làm thế nào để biết được loại cà phê bạn đã mua có phải là cà phê mộc hay không? Giá của cà phê mộc thực chất không rẻ, nhiều người bán hàng lợi dụng tâm lý đẩy giá lên cao để người mua nhầm tưởng rằng họ mua đúng loại cà phê mộc nguyên chất, nhưng thực tế là không phải loại mộc 100%. Nếu là một tín đồ cà phê hoặc muốn thưởng thức loại cà phê mộc hảo hạng, bạn cần ghi nhớ cách phân biệt và nhận biết cà phê mộc 100% sau đây nhé
Cà phê mộc khi còn nguyên hạt
Sau khi rang, nếu hạt cà phê có dấu hiệu nhờn dính thì chắc chắn đã được tẩm hóa chất và gia vị, còn hạt cà phê rang mộc sẽ thô nhám và có một lớp phủ dầu trong suốt bao quanh hạt khiến hạt cà phê trơn mượt dậy lên mùi thơm tự nhiên dịu nhẹ rất đặc trưng. Hạt cà phê rất nhẹ và dễ vỡ nếu bị bóp bằng tay, vì hạt cà phê nhẹ nên thể tích một kg cafe rang thường lớn hơn khoảng 1,3 lần so với hạt cafe tẩm ướp bẩn trên thị trường.
[caption id="attachment_1199" align="alignnone" width="904"] Hạt cà phê rất nhẹ và dễ vỡ[/caption]
Xem thêm: Các loại hạt cà phê ở Việt Nam: https://artcoffee.vn/cac-loai-hat-cafe-o-viet-nam/
Cà phê ở dạng bột
Với cùng một khối lượng: Vì được rang từ 100% nguyên chất, nên cà phê mộc sẽ có trọng lượng cao hơn so với các loại pha trộn bột đậu nành hay bột bắp. Với cùng một khối lượng, bạn sẽ thấy cà phê mộc chiếm diện tích nhiều hơn so cà phê trộn. Bịch nào to hơn, nở hơn là bịch có chứa nhiều bột cà phê nguyên chất hơn.
[caption id="attachment_1200" align="alignnone" width="904"] Cà phê xay bột có độ xốp, tơi, và rời[/caption]
Độ xốp của bột cà phê: bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc thường dính lại, ít tơi hơn.
Màu của bột cà phê: bột cà phê nguyên chất có màu nâu, rất đồng đều thay vì có màu đen thui như bột pha bắp rang, đậu nành rang cháy.
Mùi của bột cà phê: cà phê thực sự có mùi thơm rất tự nhiên, nhẹ nhàng mà tinh tế, đó là thứ mùi dễ chịu khác với mùi cà phê “hương liệu” gay gắt nồng nặc của cà phê pha tạp hay cà phê hạt rang có tẩm hương liệu hay phụ gia.
Giá thành: Hiển nhiên giá của cà phê mộc sẽ cao hơn gấp 2 – 3 lần so với các loại cà phê pha thông thường, nếu bạn mua cà phê mộc chỉ vài chục ngàn 1 kg thì nên cân nhắc lại nhé.
Khi pha uống
Để phân biệt cà phê mộc nguyên chất rõ ràng và chắc chắn nhất, đó chính là pha với nước. Khi pha, cà phê mộc sẽ có màu nâu cánh gián, bột cà phê nở rất nhanh nên có chút sệt hơn nước trắng bình thường, đây là dấu hiệu nhận biệt khác hoàn toàn với cà phê có lẫn tạp chất.
[caption id="attachment_1201" align="alignnone" width="904"] Cà phê mộc nguyên chất khi pha có độ sệt và màu nâu cánh gián[/caption]
Cà phê mộc cũng lặng xuống đáy ly và dần hòa tan, nếu để ra ánh nắng thì ly cà phê này sẽ có màu nâu hổ phách nhìn vô cùng đẹp mắt, còn đối với cà phê pha thì bột bắp, bột đậu thường rất nhẹ và còn đọng lại trên bề mặt nước
Nước cà phê nguyên chất chỉ sánh và đặc hơn nước lọc một chút và nó không giống với kiểu sền sệt của loại cà phê pha tạp.
Nguyên nhân cà phê rang xay mộc không phổ biến trên thị trường
Với hạt cà phê xay nguyên chất, sạch 100%, cà phê mộc luôn là nỗi khát khao của những tín đồ cà phê chân chính, tuy nhiên, những gì tốt nhất luôn có một mức giá không dễ chịu, đây chính là nguyên nhân cản trở lớn nhất khiến những ai kinh tế eo hẹp khó lòng mà chạm đến cà phê mộc 100%, thế nên đến bây giờ, cà phê mộc vẫn còn khá xa lạ với số đông bởi không nhiều người sử dụng.
Thêm một nguyên nhân khác khiến cà phê mộc nguyên chất không phổ biến trên thị trường đó là phần lớn người uống cà phê đã quen thuộc với các loại cà phê có sự pha trộn của hương vị khác. Do giá thành rẻ và dễ kiếm, các tiệm cà phê thường hay sử dụng cà phê trộn để kinh doanh, dần dần, mùi vị và hương thơm của những loại cà phê pha này đã quen thuộc với khẩu vị của người dùng. Đến khi họ thưởng thức cà phê mộc thì sẽ cảm thấy khó uống hơn nhiều, hoặc phải pha thêm đường và sữa để tăng sự thân thuộc. Điều này vô tình khiến hương vị của cà phê mộc bị giảm sút khá nhiều. Cà phê nguyên chất không tẩm ướp sẽ không có quá nhiều mùi thơm mà chỉ có mùi nhẹ nhàng khi ngửi qua cánh mũi. Do đó, cà phê rang xay mộc từ trước đến nay chưa thật sự phổ biến ở thị trường đại tr��, bình dân.
Tuy nhiên với thị trường cà phê đang vướng phải nhiều thông tin về các loại cà phê bẩn hiện nay thì các loại cà phê sạch như cà phê rang xay mộc đang dần thu hút lại được sự chú ý của người thưởng thức. Người sử dụng cà phê nên tập cách thay đổi thói quen uống cà phê của mình, tập làm quen với vị cà phê mộc để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe và góp phần bài trừ tệ nạn cà phê bẩn trên thị trường.
Xem thêm: Art Coffee 1 trong những thương hiệu cà phê nguyên chất: https://artcoffee.vn/
Lời kết
Hẳn qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin về loại cà phê rang mộc là như thế nào và cách nhận biết của cà phê rang mộc hảo hạng 100%. Tin rằng, với những ai có sự đam mê về cà phê luôn muốn được thưởng thức một ly cà phê chất lượng tuyệt đỉnh. Khi mà cà phê trộn càng phổ biến và sử dụng rộng rãi thì cà phê mộc càng phải cần được nhiều người biết tới để tạo ra được làn sóng tinh hoa cà phê thực thụ.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thể phân biệt được đâu là cà phê mộc nguyên chất 100%.
Nguồn: Art Coffee
Xem thêm:
https://artcoffeevietnam.tumblr.com/
https://www.reddit.com/user/artcoffeevietnam
Tham khảo bài viết gốc ở : Cà phê rang Mộc là gì? | Cách nhận biết café mộc 100% | 2020
0 notes
Text
Hướng dẫn Từ A – Z về Cách pha cà phê ngon đúng vị | 2020
Không yêu Vang Pháp kiêu sa thơm nồng, không phải lòng cocktail chua chua, ngọt mát xứ cờ hoa người Việt Nam lại chỉ say đắm cà phê - một thức uống bình dị, mộc mạc và thân thuộc đến lạ. Tuy thức uống đắng đắng, đậm đà đó đã trở nên quen thuộc vào mỗi sáng nhưng đâu phải ai cũng biết cách pha cà phê ngon! Nếu bạn muốn học cách pha cà phê ngon để mình và người thân thưởng thức tại nhà hay đang tìm công thức để cho thực đơn quán thêm phong phú thì hãy tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bài viết này đăng tải lần đầu tại: https://artcoffee.vn/cach-pha-ca-phe-ngon-dung-vi/
Lựa chọn nguyên liệu (lựa chọn bột cà phê ngon)
Lựa chọn dựa vào trọng lượng của bột cà phê:
Để học được cách pha cà phê ngon chuẩn điều kiện tiên quyết là phải chọn đúng bột cà phê ngon. Mà bột cà phê ngon đòi hỏi phải đáp ứng đủ 5 hương vị: đắng, chua, ngọt, thơm và đậm đà được xay từ hạt cà phê nguyên chất, không chứa lẫn các tạp chất khác. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào khối lượng và kích thước để kiểm tra bột cà phê nguyên chất. Theo nhận định của các chuyên gia về cà phê thì cà phê có một đặc điểm riêng là khi rang lên đến một nhiệt độ phù hợp sẽ nở lớn tăng 1,5-2 lần, đồng thời khối lượng giảm 20 - 30% so với ban đầu. Điều này có nghĩa là một bịch bột cà phê nguyên chất sẽ to hơn và nhẹ hơn rất nhiều so với tất cả các loại ngũ cốc, đậu nành hay bột pha tạp trên thị trường. Nếu không được phép mở bao bì bạn có thể so sánh giữa 2 bịch khác nhau, bịch nào to hơn, nặng hơn thì sẽ chứa nhiều bột cà phê nguyên chất hơn. Nếu được mở bao bì ra, thì điều đó sẽ dễ dàng hơn nhiều, bạn có thể thả chúng vào nước để kiểm tra, cà phê với đặc tính tơi, rời và nhẹ sẽ nổi lên mặt nước, còn các loại bột khác nặng hơn sẽ có xu hướng chìm xuống mặt nước.
[caption id="attachment_1122" align="alignnone" width="877"] Bịch cà phê nguyên chất thường to và nặng, hạt sẽ tơi nổi được trên bề mặt nước hơn so với các loại khác.[/caption]
Lựa chọn dựa vào độ mịn của bột cà phê
Bởi vì hạt cà phê nguyên chất khi rang rất giòn, do có cấu trúc sợi cellulose nên dễ vỡ đều trong cối xay cho nên bột cà phê nguyên chất xay ra sẽ khá đều nhau, còn những loại bột khác sẽ không mịn và đều như cà phê. Tạm thời khoan nói đến cách pha cà phê ngon vì đặc, loãng, đắng ngọt là do tay người pha, trước tiên sẽ nói về nguyên tắc hoạt động của cà phê phin để biết cách chọn bột cà phê ngon dựa vào độ mịn và tơi xốp của cà phê. Thông thường ở mỗi phin cứ một lần nước nóng đi qua, thì nước sẽ thẩm thấu vào bột cà phê mà cho ra thành phẩm, nếu như bột quá mịn nước cà phê pha ra sẽ quá đắng, đồng thời thành phẩm sẽ bị nhiều cặn bột rất khó uống. Còn nếu để bột cà phê quá thô thì cà phê sẽ không được chiết xuất hết, vị cà phê sẽ nhạt nhẽo và không được đậm đà như mong muốn. Vì vậy một loại bột cà phê ngon phải đảm bảo được độ giòn, độ mịn đồng đều đặc biệt là không quá mịn và không quá thô. Nếu bạn thường xuyên uống cà phê thì quá đơn giản có thể dựa vào hương thơm dễ chịu, hay màu nâu đất đặc trưng để nhận biết.
[caption id="attachment_1124" align="alignnone" width="884"] Cà phê ngon thường có độ mịn đồng đều ( không quá mịn cũng không quá thô)[/caption]
Cách pha cà phê ngon bằng phin
Với nhiều người có lẽ chờ đợi 10 -15 phút để uống một tách cà phê phin là xa xỉ, nhưng đối với dân cà phê thì nó lại là một cách rất thi vị để khởi đầu ngày mới. Học cách pha cà phê phin ngon để thưởng thức tại nhà hay mở quán thật sự không hề khó, tuy nhiên cũng không hề đơn giản là đổ nước sôi vào cà phê như nhiều người vẫn nghĩ. Với 4 bước vô cùng đơn giản sau đây, bạn hoàn toàn có thể học được cách pha cà phê ngon tại nhà mà không cần phải cố gắng.
Bước 1: Làm sạch phin và tách
Muốn học được cách pha cà phê phin ngon trước hết hãy đảm bảo phin, ly tách được làm sạch, khô ráo và an toàn vệ sinh. Hãy đun nước sôi, tráng qua và để khô ráo. Ngoài chọn được bột cà phê ngon chuẩn thì chọn phin và tách cũng là một nghệ thuật để ly cà phê của hấp dẫn hơn. Hãy tìm cho mình một chiếc phin làm bằng inox có lỗ nhỏ và một chiếc tách làm bằng sứ trắng để cho ra những giọt cà phê nguyên chất đậm đà.
Bước 2: Cho bột cà phê vào phin và đun sôi nước
Cho một lượng cà phê vừa đủ vào phin, thông thường một lượng cà phê vừa đủ sẽ là ½ phin, lắc nhẹ và đều tay để bột cà phê được rải đều sau đó nén lại. Lưu ý nên nén nắp gài phin cà phê vừa tay không nén quá chặt cũng không được nén quá lỏng tay. Tiếp theo là đun nước, một ly cà phê ngon và chuẩn vị nhất khi ở nhiệt độ 95-100 độ C - tức là ở nhiệt độ đun sôi. Hãy chọn nước có độ tinh khiết cao để đun, thông thường những người học cách pha cà phê ngon khá sơ sài trong khâu chọn nước đun nhưng nước đun quyết định ⅕ hương vị của tách cà phê, nước có độ sạch và tinh khiết càng cao thì cà phê pha ra sẽ càng ngon và càng chuẩn vị.
Xem thêm: Tất tần tật về các loại hạt cà phê ở Việt Nam: https://artcoffee.vn/cac-loai-hat-cafe-o-viet-nam/
Bước 3: Cho 10ml nước vào phin để ủ cà phê, làm nở bột cà phê (Người pha thường hay bỏ qua bước này)
Tiếp theo hãy cho 1 lượng ít nước sôi vào phin theo vòng tròn, đều tay, thấm đều vào cà phê, để ủ cà phê trong 60 giây với 20ml nước. Bước này có tác dụng làm nở bột cà phê, giúp cà phê thấm tối đa vào nước, từ đó lấy được hết hương vị hoàn hảo của 1 ly cà phê.
Thông thường người pha cà phê rất hay bỏ qua bước ủ cà phê này mà chế nước sôi vào phin khi vừa hoàn thành bước cho bột cà phê. Lúc này bột cà phê chưa kịp nở và thấm vào nước, lượng nước nhỏ ra khỏi phin thường không đậm đà, không lấy hết cốt cà phê. Nên muốn pha cà phê phin ngon bạn đừng bỏ qua bước này nhé.
[caption id="attachment_1169" align="alignnone" width="892"] Bước làm nở bột cà phê nước khi châm nước sôi[/caption]
Bước 4: Cho nước vào phin
Ở bước 3 quy của quy trình cách pha cà phê phin ngon như quán bạn hãy cho một lượng nước vừa đủ vào phin cà phê và đậy nắp lại, trong thời gian đầu không nên cho nước quá nhiều, chỉ nên cho nước vừa đủ vào ½ phin cà phê. Khoảng 1 phút sau bạn hãy tiếp tục cho thêm nước vào ⅔ phin và chờ đợi 10 - 15 phút! Trong trường hợp uống 1 tách vẫn chưa đã ghiền, muốn làm thêm một tách nữa từ bột cà phê ban đầu thì bạn hãy cho thêm nước đun sôi vào và tiếp tục chờ đợi nhé. Lưu ý là chỉ cho thêm nước sôi vào khi nước đầu đã hết, không được nữa nước cũ nữa nước mới như vậy sẽ làm mất đi hương vị vốn có của cà phê.
Bước 5: Pha chế cà phê
Bước cuối cùng sẽ tùy vào gu cà phê của mỗi người để pha chế sao cho phù hợp. Đối với dân cà phê chính gốc họ thích nhất là được thưởng thức một ly cà phê “truyền thống” “đen đá không đường” với vị đắng đắng, đậm đà quyện vào từng hơi thở mỗi khi nhấp nháp. Vậy thì mẹo cho bạn ở bước cuối dạy cách pha cà phê ngon là: một chút đường vừa đủ để làm dậy lên hương vị ngọt dịu, 1 -2 hạt muối tinh để làm giảm bớt mùi đường và 1 chút sữa đặc để giúp cà phê có màu sắc bắt mắt hơn. Bộ ba hương vị này khi kết hợp một lượng vừa đủ, sẽ giúp tăng thêm hương vị và giữ được giá trị dinh dưỡng cho tách cà phê của bạn.
Cách pha cà phê ngon bằng máy - Espresso
Nếu những giây phút chờ đợi cà phê phin nhỏ giọt là những giây phút tuyệt vời để tận hưởng, để tâm sự những chuyện vui buồn của cuộc sống thì đối với những người bận rộn, việc được chờ để thưởng thức một ly cà phê đắng nguyên chất trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Máy cà phê ra đời là một trong những phát minh tân tiến, hiện đại nhất trong giới cà phê giúp những người bận rộn vẫn có cơ hội được thưởng thức những tách cà phê ngon tại nhà. Thay vì mất 10 - 15 phút chờ đợi như bình thường cà phê pha bằng máy chỉ mất khoảng 2 - 4 phút. Tuy vậy nhưng cả sắc, hương và vị thì hoàn toàn không có sự khác biệt, vẫn thơm ngon đậm đà như một cốc cà phê phin truyền thống. Thế nên nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian hoặc muốn mở một cửa hàng cà phê chuyên nghiệp muốn học cách pha cà phê ngon để bán thì hãy làm theo 4 bước hướng dẫn cách pha cà phê ngon bằng máy dưới này.
Bước 1: Làm sạch và làm nóng máy
Vẫn giữ quan điểm truyền thống “bát sạch ngon cơm” đối với máy pha cà phê cũng vậy, muốn có được một tách cà phê ngon được pha bằng máy trước tiên máy cũng phải được làm sạch. Việc làm sạch máy cà phê được thực hiện 3 tuần 1 lần, bạn có thể sử dụng dấm hoặc dung dịch làm sạch máy để làm sạch các cặn cà phê. Khi đảm bảo máy cà phê sử dụng đã sạch, bạn hãy khởi động máy, nên khởi động trước khoảng 20 -30 phút để làm nóng nồi hơi và tách cà phê trước khi pha chế. Theo các chuyên gia, nhiệt độ ở mức 85 -92 độ C với áp suất 8.3 - 9.3 bar là lý tưởng nhất để có một chiếc cà phê ngon được pha bằng máy. Nên bạn hãy lưu ý điều chỉnh kim nhiệt và áp suất máy ở trong những khung này để có một tách cà phê ngon.
Bước 2: Xay mịn bột cà phê
Tương tự như ở pha cà phê phin bột cà phê pha bằng máy cũng phải đảm bảo được độ mịn vừa phải không quá mịn và không quá thô để đảm bảo được hương vị của tách cà phê. Thông thường nếu là là chủ sở hữu của một quán cà phê hay bán trên những chiếc xe cà phê tự động thì bạn nên xay từ hạt cà phê nguyên chất để bột cà phê đạt được độ mịn như mong muốn. 7-9 gram bột cà phê cho 1 tay cầm là ước lượng lý tưởng cho bạn.
Bước 3: Dùng temper để nén cà phê
Lần đầu tiên bạn chỉ nên nén nhẹ tay để bột cà phê được rải đều trên mặt phẳng, nếu có bột bị dư ra trên thành hãy thổi nhẹ để bột cà phê rớt xuống, lần 2, lần ba hãy nén đủ lực. Lưu ý, kỹ thuật đúng khi nén temper là cùi chỏ, cổ tay và temper phải thẳng hàng với nhau. Nếu thực hiện sai kỹ thuật bột cà phê sẽ không được nén đủ lực, điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của tách cà phê.
Bước 4: Ổn định nước và làm sạch họng pha ( group head)
Thành phần tự nhiên của hạt cà phê chứa acid, dầu tự nhiên và các hợp chất khác. Trong quá trình pha, nước nóng sẽ có tác dụng tách các hợp chất ra khỏi bột cà phê và hòa tan vào nước.Việc xả 3 -5s nước trước khi pha cà phê bằng máy sẽ giúp ổn định nhiệt độ nước. Đây cũng là cách để bạn thể tranh thủ làm sạch group head trước khi lắp tay pha vào máy. Đây là một bước khá quan trọng nhưng rất nhiều người thường bỏ qua. Việc học được cách pha cà phê bằng máy không quá khó, vì máy móc đã hỗ trợ cho chúng ta khá nhiều, nhưng bạn phải tuyệt đối lưu ý những tiểu tiết này để cà phê được thơm và ngon hơn.
Bước 5: Chờ chiết xuất cà phê
Nếu bạn phải mất 10 -15 giây cho một tách cà phê khi pha bằng phin thì với máy pha cà phê bạn chỉ phải mất 2-4 phút chờ đợi. Áp dụng đúng cách pha cà phê ngon bán để có được tách cà phê ngon bạn phải lưu ý 2 điều sau: Đầu tiên, hãy chiết xuất ngay khi cho tay pha vào máy nếu không cà phê sẽ dễ dàng bị cháy. Thứ 2, một tách cà phê bằng thủy tinh, hoặc bằng sứ là lý tưởng để kích thích ánh mắt của khách hàng nhưng rất dễ bị bể, vỡ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, vì vậy hãy tráng tách bằng nước sôi trước khi chiết xuất nhé! Giọt cà phê đầu tiên sẽ xuất hiện sau 5-8s từ khi lắp tay cầm vào và khoảng 30s là có một tách cà phê thơm ngon, hoàn hảo với 35ml cà phê đậm đà. Và sau đó bạn hoàn toàn có thể thêm đường, đá, sữa tùy theo gu của mình tương tự như lúc pha cà phê phin và thưởng thức. Khá là đơn giản phải không nào? Với cách pha cà phê ngon chuẩn lại đơn giản này bạn hoàn toàn có thể pha chế để thưởng thức tại nhà hoặc mở tiệm.
Xem thêm: Hướng dẫn uống cà phê đúng cách: https://artcoffee.vn/uong-ca-phe-dung-cach-nhu-the-nao/
Tham khảo một số công thức cà phê đơn giản có thể làm tại nhà để bán
Cách pha cà phê trứng
Nếu ở trên chúng ta đã có 2 cách pha cà phê ngon đơn giản theo với hương vị đậm đà truyền thống, thì ở phần này hãy thử tìm hiểu một chút về cách pha cà phê “biến tấu” để làm phong phú thêm cho thực đơn quán mình. Đầu tiên phải nhắc đến cà phê trứng - một cái tên quá quen thuộc, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Và trong 5 năm gần đây đã được giới trẻ Sài Thành biết đến như một thức uống “chất chơi” vào mỗi tối. Cà phê trứng là sự hòa quyện tuyệt vời giữa cà phê sữa và cà phê đánh kem. Cách pha cà phê trứng khá đơn giản, cách thực hiện chia thành 2 phần khác nhau, về cà phê sữa thì bạn có thể pha như hướng dẫn bên trên còn phần cà phê đánh kem cần có 1 chiếc máy đánh trứng để đánh tơi phần trứng, cà phê, sữa, mật ong với một lượng vừa đủ. Cà phê trứng ngon nhất là thưởng thức lúc nóng, mùi vị béo béo của trứng, vị đậm đà đắng đắng của cà phê tưởng như không liên quan gì đến nhau nhưng mang đến một hương vị khó quên cho những ai đã từng thưởng thức.
[caption id="attachment_1134" align="alignnone" width="925"] Tách lòng đỏ trứng, sau đó thêm chút mật ong và sữa đặc đánh đều lên[/caption]
[caption id="attachment_1135" align="alignnone" width="925"] Lấy hỗn hợp trứng vừa đánh đổ lên bề mặt trên của ly cà phê nguyên chất[/caption]
Cách pha cà phê bạc xỉu hay c�� phê sữa đá
Bạn không cần tìm kiếm xa xôi những cách pha cà phê ngon nhất thế giới muốn có được trái tim của người Sài thành trước mắt hãy học cách pha cà phê bạc xỉu ngon đã nhé! Với vị đắng đắng của cà phê, vị ngọt của sữa lại thêm vị mát lạnh đá thì quá thích hợp cho thời tiết oi bức của Sài Gòn. Xuất phát điểm của cà phê bạc xỉu hay cà phê sữa đá là từ những người Hoa. Theo đó vì sữa tươi quá béo và dậy mùi nên người Hoa đã thêm một chút cà phê để át đi vị sữa. Ngày trước bạc xỉu khá ngọt với 150ml sữa tươi, 2 thìa sữa đặc và chỉ 1 muỗng cà phê đen nhưng ngày nay người Sài Gòn đã biến tấu và điều chỉnh khá nhiều theo khẩu vị của riêng mình, cà phê nhiều hơn và ít sữa lại. Vẫn thanh ngọt nhưng không làm mất vị đắng đặc trưng cũng như giá trị dinh dưỡng của cà phê.
[caption id="attachment_1136" align="alignnone" width="923"] Cà phê sữa đá hay bạc xỉu ngày nay được mọi người biến tấu tùy vào sở thích cá nhân.[/caption]
Cách pha cà phê sủi bọt
Dalgona Coffee - cà phê sủi bọt, một món cà phê đã được chàng diễn viên Jung Il Woo đưa lên sóng truyền hình Hàn Quốc để rồi khiến em ấy trở thành thức uống hot nhất năm 2020. Nhưng thật ra đã xuất hiện cách đây 3 năm tại Hải Phòng Việt Nam. Dalgona Coffee là sự kết hợp 3 tầng, sữa tươi, cà phê đen và cà phê sủi bọt (dùng máy đánh trứng để đánh tơi cà phê sữa). Theo các chuyên gia đánh giá thì việc tạo bọt làm tăng hương vị cho cốc cà phê. Đây là một thức uống lý tưởng đối với chị em phụ nữ. Với cách pha cà phê ngon đơn giản này, bạn hoàn toàn có thể làm để thưởng thức lại gia hoặc làm phong phú thêm cho thực đơn quán mình.
[caption id="attachment_1137" align="alignnone" width="891"] Cà phê sủi bọt (Dalgona coffee) với 3 tầng sữa tươi + cà phê đen + cà phê sủi bọt là món uống "hot trend" điên đảo 2020[/caption]
Cách pha cà phê Mocha
Cà phê mocha - thuộc top những loại cà phê mà phái nữ yêu thích nhất. Là sự hòa quyện tuyệt vời giữa cà phê nguyên chất, chocolate và một ít bọt sữa mịn màn. Điều đặc biệt khiến mocha được yêu thích là vì mocha được rang bằng hơi nước nóng, đủ dậy mùi thơm nhưng không quá đậm đà đồng thời để có một ly cà phê mocha ngon đúng vị thì cà phê phải được pha theo kiểu Espresso (nghĩa là được pha bằng phin hoặc máy), không giống capuchino hay latte cà phê Mocha mang hương vị truyền thống rất đậm đà. Đồng thời Chocolate và sữa tươi được dùng để giảm bớt vị đắng của cà phê nên hương vị Mocha trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.
[caption id="attachment_1138" align="alignnone" width="911"] Cà phê mocha là sự kết hợp giữa cà phê nguyên chất + chocolata + ít bọt sữa là thức uống được rất đông đảo chị em yêu thích[/caption]
Lời kết
Cách pha cà phê ngon cũng đâu quá phức tạp đâu bạn nhỉ? Với những mẹo nhỏ trong pha chế được cung cấp đầy đủ trong bài viết thì chỉ cần một chút cẩn thận, một chút tỉ mỉ là bạn đã thực hiện được rồi đấy! Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thể tự pha cho mình hay người thân một tách cà phê thơm ngon để thưởng thức tại nhà đồng thời cũng thể tiếp thêm đam mê cho những bạn đang ấp ủ ước mơ với một quán cà phê cho riêng mình.
Nguồn: Art Coffee
Xem thêm:
https://artcoffeevietnam.blogspot.com/
https://artcoffeevietnam.weebly.com/
Coi nguyên bài viết ở : Hướng dẫn Từ A – Z về Cách pha cà phê ngon đúng vị | 2020
0 notes