Kỹ năng làm cha mẹ không phải tự nhiên mà có. Cha mẹ cũng cần phải học để trở thành cha mẹ một cách đúng nghĩa. Ngoài ra có một vài kỹ năng trong cuộc đời này cha mẹ nên sớm dạy cho con Không chỉ là c��ch lái một chiếc xe đạp, chơi một nhạc cụ hay cách làm việc nhà...
Don't wanna be here? Send us removal request.
Photo
Điều không ngờ về đậu nành
Đậu nành còn có tên là đậu tương dùng làm thực phẩm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Trong hạt đậu nành chứa hầu hết các loại vitamin như: B1, B2, PP, A, D, K… Riêng trong giá đậu nành có tỉ lệ vitamin C khá cao.
Đậu nành là một thức ăn rất cần thiết cho trẻ chậm phát triển, những người bị bệnh đái đường, phong thấp, gút, do giá trị dinh dưỡng cao, ít gluxít sinh glycogen. Người ta dùng đậu nành nguyên hạt hay đã làm thành bột. Nếu dùng bột thì tránh không nên dùng những thứ đã bị hút hết chất dầu, vì như thế nghĩa là đã mất những chất béo cũng như các vitamin hòa tan trong dầu.
Đáng lưu ý, sữa đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại axít amin giống như sữa bò. Với đậu nành, ta có thể làm được nhiều món ăn vừa ngon vừa rất bổ dưỡng. Người ta còn dùng đậu nành để làm tương, làm bột dinh dưỡng, làm sữa đậu nành.
Gần đây y học thế giới phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của đậu nành. Đây là kết luận được các chuyên gia Mỹ đưa ra trong hội nghị về khai thác giá trị dinh dưỡng từ đậu nành đối với sức khỏe con người tại Viện Dinh dưỡng thuộc Đại học Columbia (Mỹ)
Tác dụng của đậu nành
Ngừa ung thư vú ở phụ nữ
Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
Bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.
Tác dụng trên tim mạch
Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu nành và các chất chiết từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch.
Cung cấp đủ dưỡng chất
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định chế phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng và ăn một khẩu phần đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất. "Đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như kali, ma-giê, chất xơ, chất chống ô-xy hóa"
Điều trị chứng mãn kinh
Triệu chứng của mãn kinh khởi đầu từ 3-5 năm trước khi mãn kinh thực sự, tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và 4-5 năm sau mãn kinh, chỉ ngừng khi cơ thể thích nghi với cân bằng hormon mới. Các triệu chứng thường thấy là bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, trầm cảm, đái dầm, lão hóa da, rụng tóc, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức…
Liệu pháp thay thế hormon có hiệu lực cao nhưng cũng có nhiều tai biến (rối loạn nội tiết, ung thư…) nên không kéo dài quá 5 năm. Phụ nữ phương Đông, so với các nước phương Tây, ít phàn nàn về các rối loạn của mãn kinh. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy các dân tộc phương Đông dùng nhiều đậu nành với nhiều cách chế biến khác nhau.
Gần đây, người ta phát hiện thấy trong hạt đậu nành có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen); hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo…
Tác dụng chuyển hoá xương
Thống kê dịch tễ học cho thấy: Tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ châu Á thấp hơn rõ rệt so với phụ nữ ở các nước phương Tây. Kết quả này có liên quan tới sử dụng nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành. SI (isoflarm của đậu nành) làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1,2 đến 1,4 lần (so sánh với phụ nữ dùng thức ăn ít có đậu nành).
Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành,
Tác dụng trên các khối u phụ thuộc và hormon
Thống kê dịch tễ học cũng cho thấy một số loại khối u phụ thuộc vào hormon (ở màng trong tử cung, ở vú, buồng trứng…) có tỷ lệ rất thấp ở phụ nữ châu Á. Nhận xét này có liên quan tới chế độ ăn giàu đậu nành ở công dân châu Á. Kết quả nghiên cứu về thực nghiệm và lâm sàng cho thấy SI (isoflarm ở đậu nành) có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư ở tử cung, vú và buồng trứng. Hướng nghiên cứu này đang được tiếp tục.
Ung thư
Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành cũng có thể ức chế sự khởi phát ung thư. Chất Daidzein trong Protein đậu nành, nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, để phá hủy những chất có hại cho cơ thể, do đó có tác động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.
Xương khớp
Xương muốn chắc khỏe phải nhờ Calcium, nhưng điều quan trọng không phải là lượng Calcium đưa vào cơ thể, mà là cơ thể có giữ được Calcium lại đủ để làm cho xương chắc khỏe không?
Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng những phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ gây mất Calcium qua nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng Protein thực vật. Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành, đặc biệt là Isoflavones có thể có tác động tốt lên đậm độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh mà không dùng Ostrogen thay thế.
0 notes
Text
Những đặc điểm nhận thấy trẻ có chỉ số thông minh cao
Hầu hết cha mẹ đều rất quan tâm đến việc liệu con mình sau này có phải là một đứa trẻ thông minh. Đa số lại đều có thói quen quan sát và đoán dấu hiệu trẻ thông minh ngay từ khi còn mới chào đời.
Nhưng dựa vào đâu để chúng ta những bậc làm cha mẹ nhận biết được con mình có thế mạnh ở phương diện nào? Và làm thế nào để có thể tìm ra và giúp con phát huy những tài năng ấy?
Vô cùng năng động và hoạt bát, luôn thích tìm tòi khám phá mọi thứ
Ngủ ít hơn bình thường
Khi thức dậy, chúng rất thích hoạt động và chủ yếu cần sự kích thích liên tục
Có thể bắt chước các âm thanh sớm hơn những đứa trẻ khác
Có xu hướng nhạy cảm với âm thanh, mùi mồ hôi và thường khóc rất to khi nghe thấy điều gì đó không thích, cảm thấy mùi lạ....
Thích chơi và khám phá đồ chơi từ rất sớm
Trẻ em từ 9-24 tháng tuổi quan tâm nhiều đến chữ và số.
Trẻ thông minh luôn thích tiếp nhận thông tin và dễ chán với những gì được lặp đi lặp lại.
0 notes
Text
Góc nhìn mới về nuôi bú song song
Bạn đã sẵn sàng có thêm em bé, nhưng vẫn muốn tiếp tục cho em bé lớn của mình bú mẹ? Hoặc bạn đang cho con bú và đang mang thai rồi? Nếu như vậy thì bạn không phải là người duy nhất trong hoàn cảnh này. Nuôi bú song song trong tiếng Anh gọi là tandem nursing, nhằm chỉ những bà mẹ đang mang thai nhưng vẫn duy trì cho con lớn bú mẹ, hoặc những bà mẹ cho cả hai bé bú cùng lúc.
Đây không phải khái niệm gì quá mới mẻ trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, rất nhiều người mơ hồ và không hiểu rõ về nuôi bú song song.
Khi nhắc đến nuôi bú song song, rất nhiều người, kể cả gia đình, người thân và thậm chí bác sĩ sản khoa sẽ phản ứng bất ngờ, ngạc nhiên và lên tiếng phản đối, coi đó là việc làm nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ và hai đứa con.
Có lẽ chính vì nuôi bú song song ít nhận được sự ủng hộ, thấu hiểu và thông cảm, nên những mẹ đang nuôi bú song song thường ít khi chia sẻ về điều này. Có những mẹ mang bầu, vẫn duy trì cho bé lớn bú, khi đi khám thai thường giấu bác sĩ để tránh bị ảnh hưởng tinh thần.
Áp lực từ bác sĩ là thế, nhưng các mẹ nuôi bú song song còn phải đối mặt với áp lực lớn hơn là từ người thân và gia đình.
Để nuôi bú song song thành công và cả 3 mẹ con đều khỏe, thì người mẹ trước hết phải thuyết phục được gia đình rằng nếu thai kỳ khỏe mạnh, nuôi bú song song không hề gây ra tác hại gì, ngược lại còn tốt cho hai bé, bản thân mẹ cũng nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe.
Những lời khuyên và cả “dọa” như: “Cai sữa đi, không thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, nếu không sẽ bị sảy thai, sinh non” khá phổ biến nên việc người mẹ giấu mọi người chuyện mình cho con bú song song là điều dễ hiểu.
0 notes
Text
Hung hăng hoặc thụ động - ảnh hưởng của việc cho bé đi nhà trẻ sớm
Gần đây nhiều quan điểm cho rằng nên cho trẻ đi nhà trẻ/ mẫu giáo sớm, khi trẻ dưới 2 tuổi thậm chí chỉ hơn 1 tuổi một chút để trẻ học cách tự lập. Tuy nhiên theo “Parenting for a peaceful world”, việc đi nhà trẻ sớm chưa chắc đã tốt cho trẻ.
Việc gửi trẻ đi nhà trẻ sớm trước 2 tuổi là điều không nên, vì đây là giai đoạn trẻ chưa xác định mình là một cá thể độc lập. Do đó chưa cần nói nhà trẻ đó tốt hay xấu, chỉ bản thân việc bé bị tách khỏi mẹ trước 2 tuổi cũng đủ sinh hocmon stress cortisol ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của trẻ.
Nên nếu có thể có điều kiện kinh tế, không nhất thiết mẹ phải "đi làm việc" mới đủ 3 bữa cơm, thì hãy chọn "đi làm mẹ" thay vì "đi làm việc". "Đi làm việc" còn có nhiều lúc trong đời để làm, còn những năm đầu đời của con, không ai thay thế mẹ/ bố được, cũng không thể bù đắp những tổn thương của giai đoạn phát triển đầu đời quan trọng này được.
Vì sao nhà trẻ lại thường không tốt bằng sự hỗ trợ chăm sóc của cả cha và mẹ? Khi chúng ta nhìn những điều dưới đây, những xác nhận hiển nhiên dựa trên học thuyết gắn bó sẽ dự đoán được phần nào. Nhà trẻ trở thành một vấn đề khi nó không tạo ra những cơ hội cho trẻ phát triển sự gắn bó có chọn lọc với những người lớn giàu tình yêu thương và đáng tin cậy.
Vài nhà nghiên cứu đã cố gắng định lượng cấp độ (trình độ) nhà trẻ có thể gây ra nhân tố nguy hiểm. Nghiên cứu cho rằng, hơn 20h/ 1 tuần ở nhà trẻ có thể dẫn tới cảm giác thiếu an toàn với những bé nhỏ hơn 1 tuổi.
Một nghiên cứu khác lại nhận thấy, các bé ở nhà trẻ lâu ngày sẽ có mức độ căng thẳng (hormone cortisol) cao hơn, đáng báo động. Điều này đã được phát hiện tại những bé được gửi nhà trẻ lâu ngày ngay cả khi trông bề ngoài, các bé không hề có bất cứ một dấu hiệu âu lo nào, khiến bố mẹ và những người chăm sóc có thể sẽ không ý thức được những buồn phiền mà trẻ đang phải chịu đựng.
Dường như, bé nào ở nhà trẻ càng nhiều, thì lại càng có khuynh hướng trở thành những em bé hung hăng (dễ gây sự). Những phát hiện được trích dẫn từ Jay Blesky – nguyên giáo sư khoa phát triển nhân học tại đại học Penn State khẳng định rằng, "sự quan tâm thiếu thốn của cha mẹ trong năm đầu tiên là một yếu tố nguy hiểm đối với các sự phát triển, ví dụ như cảm giác thiếu an toàn cho người mẹ, sự không bằng lòng, sự hung hăng, và có thể là thái độ xấu đi"
0 notes
Text
Hiện tượng sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ
Các bậc cha mẹ nên biết rằng sốt là triệu chứng, không phải là bệnh, là dấu hiệu khởi động của hệ miễn dịch trong cơ thể bé. Khi trẻ có biểu hiện sốt (dù sốt không rõ nguyên nhân) thì đó là khi sốt giúp cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn của vi khuẩn, vi rút nào đó. Những cơn sốt bình thường trong khoảng từ 37.8-40 độ C thường không gây nguy hiểm
Sốt kèm nhiễm khuẩn không gây ra tổn thương não. Chỉ khi nhiệt độ cơ thể trên 42 độ C mới có thể gây ra tổn thương não mà trường hợp nhiệt độ cơ thể leo lên đến nhiệt độ này là cực kì hiếm. Trường hợp này thường chỉ xảy ra khi nhiệt độ không khí xung quanh quá cao, chẳng hạn như một em bé bị bỏ quên trong xe ô tô trong thời tiết nắng nóng cực điểm.
Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân sốt ở trẻ các mẹ nhé. Sau đây là một số nguyên nhân thường gây ra sốt ở trẻ, cha mẹ nên biết:
Sốt không do nhiễm trùng:
Sốt do cảm nắng hay các chứng cảm thông thường.
Sốt do mọc răng: biểu hiện trẻ có thể bị sốt nhẹ, kèm theo quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, chảy nước miếng.
Sốt do tiêm phòng: trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiên phòng thương hàn, bạch hầu, uốn ván, sởi, quai bị,…
Sốt do mặc quá nhiều quần áo: có thể các mẹ sẽ rất ngạc nhiên vì nguyên nhâ n gây sốt ở trẻ này.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo, vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.
Sốt do nhiễm vi - vi trùng
Sốt xuất huyết
Trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết da hay chảy máu mũi, chảy máu răng. Khi bệnh trở nặng, trẻ có biểu hiện lừ đừ, vật vã, tay chân lạnh, ói ra máu, đau bụng, tiêu phân đen.Sốt rét: nghi sốt rét khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị sốt rét trong vòng 6 tháng. Trẻ thường ít có cơn sốt rét điển hình như người lớn (như rét run, sốt, vã mồ hôi). Trẻ thường sốt kéo dài, liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.
Thương hàn
Nghi thương hàn khi trẻ đang sống hoặc có đi đến vùng có nhiều người bị thương hàn trong vòng 3 tuần, với biệu hiện: trẻ sốt cao liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.Sốt do phát ban: trẻ thường sốt cao trong 3 - 7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người.
Sốt do viêm tai
Trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, đau tai, chảy mủ tai, viêm tai giữa nghe không rõ. Đặc biệt, nếu chưa biết nói, trẻ có thể biểu hiện bằng cách kéo kéo tai.
Sốt do viêm phổi
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phổi là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ; khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.
Sốt do cảm cúm
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em, với biểu hiện trẻ sốt 2 - 3 ngày, kèm theo sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
Sốt do sởi
Trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.
Lao
Trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.
Viêm màng não
Sốt kèm theo thốp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được), nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
Nhiễm trùng tiểu
Trẻ bị sốt kèm theo tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát. Nước tiểu đục.
Nhiễm trùng huyết
Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, sốt cao liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da,…
Cha mẹ nên quan sát xem trẻ có những biểu hiện gì để tìm nguyên nhân gây sốt cũng như có biện pháp xử trí phù hợp và hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, khi trẻ bị sốt mà không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân cũng như có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
1 note
·
View note
Text
Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là bao nhiêu? Nên cho bé đi nhà trẻ khi nào?
Sự khác nhau giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo
Nhà trẻ (Preschool) và trường mẫu giáo (Kindergarten) là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Ở mỗi quốc gia khác nhau cũng có cách phân loại khác nhau. Thực tế, đôi khi 2 địa điểm này gộp lại thành một thường được gọi là trường mầm non. Nhà trẻ là không bắt buộc với trẻ em nhưng mẫu giáo là có, theo quy định của Luật pháp.
Độ tuổi nhập học ở nhà trẻ thường là từ 1-3 tuổi, trong khi mẫu giáo là 4-5. Tuy nhiên, ở mỗi nơi có chút khác nhau. Một số hệ thống trường bao gồm cả 2 mô hình thức học này, gần giống như trường liên cấp.
Làm sao để chọn nhà trẻ tốt cho con?
Trước khi đến thăm nhà trẻ:
Kiểm tra các thông tin về nhà trẻ đó: vị trí, hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nội dung giáo dục,…
Xem xét về thời gian học, các hoạt động, chi phí,…
Sắp xếp một hẹn với người phụ trách tuyển sinh ở nhà trẻ này, với hiệu trưởng hoặc giáo viên.
Tạo một danh sách những câu hỏi, thắc mắc cho buổi hẹn gặp.
Trong quá trình đến thăm nhà trẻ :
Tìm hiểu về quy mô lớp học, các hoạt động trong giờ học.
Đánh giá giáo viên và nhân viên.
Quan sát cơ sở vật chất, môi trường xung quanh.
Các chính sách dành cho bé ở nhà trẻ.
Sau khi đã đến thăm nhà trẻ :
Trao đổi với các gia đình có con em đang học ở nhà trẻ này (Một nhà trẻ tốt sẽ cung cấp các địa chỉ liên lạc của một gia đình cho bạn).
Ghi nhớ rằng không có nơi nào là hoàn hảo và bạn chỉ nên tập trung những cái gì là quan trọng nhất với bạn và con bạn.
0 notes
Text
Nuôi dạy con trong tuổi khủng hoảng của trẻ
Hàng ngày có rất nhiều cha mẹ đưa ra những băn khoăn chủ yếu về những hành vi của trẻ nhỏ. Những hành vi phổ biến khiến cha mẹ khó chịu bao gồm: khóc nhè, ăn vạ, nghe bố mẹ nói và ậm ừ (cho thấy đã hiểu) nhưng không làm theo, không chịu chải răng, không chịu ăn, đánh nhau, không chịu ngồi tập trung đọc sách, ghen tị với em, không dọn đồ chơi, đòi hỏi quá đáng,…
Và câu hỏi đặt ra: Tôi phải làm gì để sửa những thói đó ở con? Tôi không dạy nó thì mai mốt nó sẽ biến thành cái gì? Rõ ràng là nó hư, cần phải được dạy bảo. Các bạn cứ thử tìm hiểu đi và bạn sẽ tìm được rất nhiều các thông tin mâu thuẫn chỉ cho bạn cách xử lý vấn đề ở trẻ con. Đây là cái mà tôi gọi là "mặt kỹ thuật" trong nuôi dạy con.
Một người hát hay không phải là người nắm được tất cả các kỹ thuật. Một người giỏi chép tranh không thành họa sỹ. Tương tự, một cha mẹ biết dạy con không phải là cha mẹ biết tất cả các cách thức xử lý vấn đề, học ở đâu đó rồi đem về áp dụng với con. Bạn có thể giỏi kỹ thuật và phải giỏi để sửa được cái quạt. Cái quạt không có cảm xúc. Còn con bạn thì có. Con bạn là một con người, không phải là cái máy để bị sửa, không phải là rô-bốt để nhận lệnh rồi theo răm rắp.
Nếu cha mẹ không hiểu được nguyên nhân của các hành vi, thì dù cho giỏi kỹ thuật, cha mẹ sẽ thất bại hoàn toàn nếu chỉ muốn con theo ý mình và tìm cách thay đổi con.
Các hành vi 'sai' ở trẻ đều là biểu thuộc về giai đoạn đầu phát triển và hình thành tính cách
Nguyên nhân của hành vi ở trẻ nhỏ không phải là sự kém thông minh, không phải là hư đốn, không phải là thích thách thức người lớn và cố ý làm trái ý người lớn để khiến cho người lớn bực dọc. Nhưng phần lớn người lớn có cảm giác như vậy. Họ nghĩ rằng đứa con của họ khó bảo, mà không hiểu ra một điều đơn giản: Tất cả các biểu hiện đó đều là biểu hiện tự nhiên thuộc về giai đoạn đầu phát triển và hình thành tính cách của trẻ
Nếu bạn không hiểu được nguyên nhân của hành vi của trẻ (liên quan đến phát triển thể chất, cảm xúc, nhận thức và tương tác xã hội), thì bạn sẽ không bao giờ "sửa" được con bạn, và bạn sẽ càng ngày càng bực bội cũng như bế tắc.
Đây là một số nguyên nhân hành vi sai của trẻ mà các bậc cha mẹ nên biết:
Khóc nhè, ăn vạ = chưa có khả năng kiềm chế cảm xúc, thiếu ngôn ngữ để diễn đạt mong muốn và cảm xúc.
Nghe bố mẹ giải thích nhưng không thể làm theo = khả năng nhận thức chưa đủ để học qua cách nghe bài giảng.
Trẻ lên 2 bắt đầu thách thức cha mẹ, không nghe lời, không hợp tác như trước = phát hiện ra rằng mình là một cá thể với mong muốn, suy nghĩ và cảm xúc độc lập với cha mẹ.
Kén ăn = Trẻ phát hiện ra có những thức ăn mình thích, và có thức ăn mình không thích; trẻ thích tự quyết xem mình ăn gì, không thích khi cha mẹ can thiệp.
Không chịu chải răng hoặc đánh răng không cẩn thận = kỹ năng khó với trẻ: chưa đủ khả năng vận động tinh, chưa hiểu ý nghĩa của đánh răng, chưa có mức độ tập trung và kiên nhẫn.
Đánh nhau = thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc và hành vi, chưa có khả năng đồng cảm và hiểu hậu quả của hành vi, đánh để giải tỏa năng lượng, đánh để thử phản ứng của đối tượng.
Không thể ngồi tập trung đọc sách lâu = phát triển thể chất và nhận thức chưa cho phép, chưa tập trung được, nhu cầu vận động cao.
Ghen tị với em = cảm xúc lành mạnh, muốn được quan tâm và chú ý nhưng chưa được cha mẹ quan tâm đủ và đúng cách, cần nhiều thời gian để làm quen với em.
Tranh giành đồ chơi = ý thức về sở hữu phát triển, chưa ý thức về giới hạn hành vi của bản thân, chưa có khả năng đồng cảm.
Không dọn đồ chơi = chưa phát triển đủ nhận thức về ý thức trách nhiệm, chưa đủ khả năng tập trung (vì vậy dọn được 1, 2 món là quên mất mình đang làm gì), không có mong muốn nhà phải gọn gàng như người lớn.
Đòi hỏi quá đáng = chưa biết giới hạn hành vi của mình ở đâu, chỉ cần người lớn nói không khi cần thiết để thiết lập ranh giới rõ ràng.
Chơi một thứ được 2 phút lại quay sang làm thứ khác = chưa tập trung làm một thứ được lâu do khả năng nhận thức và tập trung hạn chế, nhu cầu vận động cao. Đây là cách chơi lành mạnh của trẻ, chứ không phải là trẻ có vấn đề.
Nói dối = trẻ 4 - 5 tuổi có khả năng kiềm chế hành vi thấp, nói dối vì sợ làm mếch lòng bố mẹ; hành vi tương tự ở trẻ nhỏ 2-3 tuổi là do trẻ thực sự không nhớ câu trả lời, chưa phân biệt rõ những gì là tưởng tượng trong đầu trẻ và những gì thực sự xảy ra. Cha mẹ sẽ vô tình khuyến khích nói dối nếu quá nghiêm khắc với bé, dễ trừng phạt, nổi nóng.
Tất cả các biểu hiện ở trên và các biểu hiện tương tự đều là biểu hiện lành mạnh của một đứa trẻ đang phát triển tốt, đang hiểu rõ hơn về sự tự lập của bản thân, đang khám phá thế giới và các mối quan hệ để tìm ra giới hạn của bản thân và để hiểu thế giới vận hành như thế nào.
0 notes
Text
Kỹ năng thoát hiểm khi gặp nguy hiểm nên dạy con
Biết những kỹ năng thoát hiểm này sẽ có thể cứu con của bạn trước khi cảnh sát hay ai đó đến giải thoát chúng khỏi kẻ xấu trong tình huống nguy hiểm
Bắt cóc trẻ đang trở nên thành vấn nạn vô cùng lo ngại với những bậc cha mẹ. Đáng báo động, số vụ bắt cóc trẻ con càng ngày càng tăng với mánh khoé vô cùng tinh vi và khó lường tại nước ta, mỗi năm, hàng trăm vụ trẻ em mất tích vì bắt cóc và bị bán ra nước ngoài và cứ khoảng một tuần lại có tới 2-3 trẻ Việt Nam bị mất tích (Theo Trí Thức Trẻ)
Tuy nhiên, theo một thống kê thì trong 84% các vụ bắt cóc thất bại, thì trẻ thoát được nhờ hành động của chính mình tới 35% chủ động phản kháng và 49% bỏ chạy. Điều đấy còn bộc lộ ngay trong 1 clip vừa được đăng tải vào ngày 2/9 lên mạng xã hội facebook. Clip quay lại hình ảnh về việc một cô bé đã thoát ra được khỏi sợi dây trói tay mình bằng cách đơn giản như thế nào. Video biểu đạt cách cô bé thoát khỏi sợi dây trói chỉ trong một thời kì ngắn đã thu hút hơn 40 triệu lượt xem cùng mấy chục nghìn lượt chia sẻ chỉ sau vài ngày ngắn ngủi. Vì vậy, với thể thấy rằng việc vận dụng cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm, tự vệ để có thể ứng phó trước các tình huống hiểm nguy là điều vô cùng quan trọng. Trước lúc con bạn có thể không may gặp tình huống xấu, hãy trang bị cho trẻ những kỹ năng then chốt để bảo vệ chính mình.
Kỹ năng cởi trói
Giả dụ không may bị bắt cóc, khả năng vô cùng lớn là trẻ sẽ bị trói. Hành động này của kẻ xấu nhằm cho trẻ không thể hành động gì được. Chính vì vậy, 1 trong những kỹ năng đầu tiên mà cha mẹ cần trang bị cho trẻ đấy chính là cởi trói.
Giải thoát
Theo thống kê, những phương tiện kẻ xấu hay dùng để trói chính là dây kéo nhựa (dây zip), băng dính và dây thừng. Bị trói bằng những thứ này đều sở hữu thể thoát ra nếu biết cách. Vì vậy, trước tiên, hãy dạy trẻ bí quyết gạt gẫm kẻ xấu trước khi bị trói.
Cụ thể, hãy dạy trẻ rằng khi "đưa tay chịu trói", trẻ hãy chụm tay lại, khuỳnh cổ tay hoặc để tay bắt chéo và tương đối gồng tay lên, vì lúc đấy những cơ bắp và gân sẽ khiến cho bàn tay to ra. Như vậy khi thả lỏng, trẻ sẽ thoát ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên nếu kẻ xấu cũng không dễ bị đánh lừa. Lúc này, trẻ có thể làm theo phương pháp là đưa tay quá đầu rồi dập xuống thật mạnh theo hướng cổ tay mở ra, khuỷu tay đánh về phía sau. Nguyên nhân là vì dù rất chắc chắn, nhưng phần khóa kéo của dây kéo nhựa vô cùng dễ bị bẻ gãy. Trong lúc đó, tư thế này sẽ giúp kết hợp lực của mọi phần thân trên, và kết quả là trẻ sẽ thoát khỏi thứ đang trói buộc chúng. Lưu ý hãy nỗ lực thít phần khóa chặt lại, vì càng chặt càng dễ thoát. Cách này cũng sẽ cứu bạn khi bị trói bằng băng dính.
Để thoát khỏi dây trói bằng băng dính, hãy dạy trẻ giơ tay lên cao quá đầu, khuỷu tay gập về phía sau lưng, sau ấy lấy hết sức vung 2 tay thật mạnh sang 2 bên là mang thể khiến bung đoạn băng dính trói ở cổ tay
Cách thoát khỏi dây trói là băng dính
Với dây thừng, việc tự cởi trói sẽ khó khăn hơn cực kỳ nhiều so với dây zip và băng dính, bạn cần tập cho bé sự kiên nhẫn khi thực hiện.
Đầu tiên, bạn hướng dẫn trẻ nắm chặt bàn tay lại (như kiểu nắm đấm) sau đó, sẽ đặt 2 bàn tay úp vào có nhau. Như vậy, trông trẻ có vẻ vô cùng hiệp tác với kẻ bắt cóc, nhưng thực chất, chính việc nắm tay và úp tay vào với nhau đã giúp tạo một khoảng trống giữa 2 phần cổ tay của trẻ. Và khi kẻ xấu đi, hãy xoay xoay cổ tay của mình đa dạng lần. Khi đã đạt được độ giãn mong muốn của sợi dây, trẻ sẽ dùng răng kéo 1 sợi dây vòng qua 1 cổ tay của mình và tiếp tục khiến cho vậy cho đến lúc tay có thể rút ra khỏi sợi dây.
Kỹ năng tự vệ
Hãy dạy trẻ bí quyết tự vệ khi bị kẻ xấu tiếp cận. Đầu tiên, các bé được học cách la lớn đồng thời giãy giụa quyết liệt lúc bị kẻ bắt cóc lôi đi. Sau đó, hãy chỉ dẫn trẻ dùng tay hoặc chân tấn công vào kẻ bắt cóc tất cả bộ phận cơ thể kẻ xấu. Vì lúc bắt cóc trẻ em, kẻ xấu sẽ thường buộc phải sử dụng hai tay bế trẻ đưa đi nên cha mẹ hãy dạy trẻ lợi dụng lúc này để tấn công, có thể là vào chân, đầu gối hay vùng nhạy cảm của kẻ xấu.
Cắn cũng là một trong những phương pháp để trẻ tấn công kẻ xấu. Và cuối cùng là cố gắng nằm ra sàn vài sử dụng chân đạp liên tục vào mặt kẻ bắt cóc. Kỹ năng này không chỉ với thể giúp trẻ kéo dài thời kì hơn mà còn tăng cơ hội mang thể vùng lên chạy thoát
Kỹ năng ứng phó tình huống ở trong thang máy
Nếu con bạn gặp nên kẻ xấu lúc ở trong thang máy, bé sẽ buộc phải làm cho gì? Hãy dạy bé rằng giả dụ bé cảm nhận thấy tình huống quá sức nguy hiểm, hãy bấm ngừng tại toàn bộ những tầng và kêu cứu. Chắc chắn không ai dám tấn công bé khi cửa cầu thang máy cứ liên tiếp mở.
0 notes
Text
Cha mẹ Việt sợ con khóc
Hầu như trẻ em Việt hoặc không có cơ hội được khóc hoặc gào khóc quá dai để làm phiền, để gây sự chú ý tất cả mọi người xung quanh chúng
Khóc được coi như là một hành vi tiêu cực, không mong muốn. cha mẹ gì mà lại để con khóc. Không biết nuôi dậy con để con hư, nhõng nhẽo... Cảm giác là ông cha bà mẹ tồi ập đến. Bạn tìm mọi cách để dỗ cho bằng được con nín. Tôi đã từng nghe bà mẹ bị quát "Sao lại để con khóc như thế, có mỗi việc trông con mà cũng để nó khóc."
Có những trẻ nhỏ được nuôi dạy thành hổ bị nhốt vào phòng cho khóc đến hết hơi lả đi thì thôi từ bé. Không được khóc. Con gái không được khóc, con trai càng không được khóc. Có những trẻ cha mẹ mệt quá, mất bình tĩnh, con khóc thì còn đánh thêm cho một trận cho chừa khóc. Vừa đánh vừa bắt nín.
Cách chúng ta cư xử với con khi khóc cũng thường là cách cha mẹ chúng ta đã làm khi chúng ta còn nhỏ hoặc là bỏ mặc trẻ khóc hết hơi thì dừng hoặc là ngay lập tức phải nín. Cách nào cũng sai.
Trẻ sơ sinh dùng tiếng khóc để giao tiếp các nhu cầu. Khi các nhu cầu chính đáng được đáp ứng từ bé: thức ăn khi đói, thay bỉm mới cho khô ráo, có ai đó để nói chuyện, con gì cắn, muốn thay đổi môi trường, tiếng ồn to quá... trẻ thường vui vẻ và chẳng khóc bao giờ.
Ngược lại những trẻ sơ sinh bị bỏ mặc, hoặc cha mẹ đáp ứng sai nhu cầu do không dành thời gian quan sát và hiểu con lại dùng tiếng khóc làm vũ khí để đạt được mọi thứ mình muốn. Mọi thứ xung quanh phải theo ý mình, cả nhà theo ý mình. cha mẹ bận quá nên khi có chút ít thời gian bên con thì cảm thấy mình cần bù đắp nên con khóc là chiều luôn. Hoặc cha mẹ không thể chịu được cảm giác bất lực không thành công trong việc nuôi dậy ảnh hưởng lên con nên cũng chiều luôn khi con khóc.
Khóc là một cách để diễn đạt cảm xúc, xả căng thẳng, tự điều chỉnh cảm xúc của chính mình về trạng thái cân bằng. Ví dụ trẻ tập đi ngã vập vào đồ, đau quá khóc, được an ủi, vượt qua nỗi buồn, nín, đứng dậy tập đi tiếp. Đó là tiếng khóc chính đáng và cần sự trợ giúp của người lớn để vượt qua.
Tuy nhiên, có những tiếng khóc gào hét, giẫy giụa đòi cho bằng được theo thới quen "Con chỉ ăn kem chứ không ăn cơm đâu." Là tiếng khóc không chính đáng mà trẻ đã hình thành do hiểu được là khi khóc đủ to, đủ lâu cuối cùng mọi người sẽ đầu hàng và mình sẽ đạt được mọi điều mình muốn. Sâu xa là do những nhu cầu tâm lý khác không được đáp ứng trong một thời gian dài.
2 notes
·
View notes
Photo
Điểm nổi bật của trẻ bước vào giai đoạn 18 tháng tuổi
Con bạn có thể tự đi mà không cần trợ giúp của cha mẹ từ tháng tuổi này và thậm chí bé còn có thể chạy được. Nếu bé đang chơi trò đuổi bắt, khi đang chạy bé có thể mất thăng bằng, đặc biệt là khi bé đang vừa chạy vừa cười. Sẽ mất một khoảng thời gian để bé tập trung vào việc phối hợp bước và chạy, leo trèo nhưng bạn sẽ ngạc nhiên về sự phát triển tổng thể những bộ phận trong cơ thể con.
Từ thời điểm này, con biết liên hệ những bộ phận cơ thể với tên của chúng, vì vậy hãy chơi trò chơi “mắt / mũi / miệng / bụng của con đâu?”. Bạn cũng có thể chơi trò chơi này cùng con với gấu bông hoặc búp bê và yêu cầu bé gọi tên chính xác các bộ phận.
Bé 18 tháng tuổi đã có thể gọi tên một cách rõ ràng, giống như những trẻ 20 tháng nhưng điều này không thể thể hiện sự hiểu biết của trẻ về nhiều thứ. Hãy yêu cầu trẻ mang đến cho bạn một vài thứ và xem xét cách bé thực hiện nhiệm vụ đó. Khả năng hiểu sẽ không tương đương với khả năng ngôn ngữ của bé.
Trí thông minh
Khi trẻ bắt đầu cán mốc 18 tháng tuôi, trẻ rất bận rộn khám phá thế giới của riêng mình. Chính khả năng tập trung ngày càng được nâng cao và óc tò mò khiến trẻ dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm hiểu cách thức hoạt động của mọi vật. Hãy sẵn sàng để thấy trẻ ném, kéo, đập phá, cho vào miệng, lục tung, xếp thành đống rồi đạp đổ những món đồ chơi. Tuy nhiên, trẻ cũng tỏ ra thích thú với những hoạt động yên tĩnh hơn như xem sách ảnh một mình hoặc cùng với cha mẹ
Kỹ năng giao tiếp
Trẻ cũng thể hiện nhiều những khác biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ. Hầu hết trẻ đều đã có vốn từ vựng phong phú và được sử dụng rất nhiều. Đơn giản như từ “ăn” tùy vào hoàn cảnh có thể được hiểu như câu “Con muốn ăn” hay “Con làm rơi đồ rồi” hoặc "mẹ mua kem cho con đi"... nếu bạn đang ở tiệm tạp hóa.
Khi được 18 tháng tuổi, trẻ sẽ học từ mới nhanh hơn. Thậm chí một số trẻ còn bắt đầu sử dụng các cụm từ (như “ăn ngon”) hoặc một chuỗi các từ có cấu trúc giống như câu hoàn chỉnh (“Con thấy mèo”)
Cảm xúc
Tất cả những sự phát triển đáng kinh ngạc này đôi khi lại khiến trẻ thất vọng khi hiểu được rằng có những việc không phải cứ muốn làm là được. Chẳng hạn như khi thấy những đứa trẻ lớn hơn thực hiện một số hành động, trẻ vẫn không thể bắt chước theo do chưa đủ kỹ năng hoặc quá nguy hiểm. Lúc này, vì chưa thực sự kiểm soát được cảm xúc, trẻ có thể khóc nhè hoặc thậm chí nổi giận khi mọi chuyện không theo đúng ý của mình.
Chơi và tương tác
Hãy để nhiều bút chì màu không độc, sơn, cọ vẽ và giấy xung quanh bé. Việc khuyển khích bé thực hành kỹ năng vận động và khả năng sáng tạo của bé cũng quan trọng không kém. Ghép tranh, dán giấy, vẽ tranh bằng tay và nặn đất là những hoạt động rất tốt cho bé.
Để một bàn đồ chơi ở vị trí đủ cao để bé có thể tiếp cận thoải mái và biết mình luôn được chào đón với những trò chơi đó. Đừng dọn dẹp quá nhanh, khả năng tập trung của bé rất ngắn và bé luôn thích sự chuyển giữa hoạt động này với hoạt động khác
0 notes
Photo
Những thắc mắc về việc trong lúc mang thai cho con bú thì nên dừng việc cho con bú với rất nhiều nguyên. Vậy có nên hay không nên?
Có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều về việc cho con bú khi mẹ đang mang thai. Nhiều người cho rằng, người mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú trong khi đang mang thai.
Và còn việc gì tốt hơn là cho cơ thể đang mang bầu của bạn chút nghỉ ngơi khi chăm sóc 1 em bé năng động (ý là bạn sẽ ko phải mệt mỏi đi pha sữa, rửa bình sữa, tiệt trùng bình sữa và cho con ăn trong khi chỉ cần cho con ti mà không phải làm những việc kia?)
Khi cân nhắc về sức khoẻ của bản thân khi mang thai và cho con bú, bạn nên suy nghĩ xem việc tiếp tục cho con bú ảnh hưởng thế nào tới sự nghỉ ngơi của bạn, việc tăng cân khi mang thai, và sức khoẻ nói chung. Bạn cũng nên biết rằng việc cho con bú khi mang thai có thể đi kèm đau đớn và khó chịu đối với hầu hết các mẹ, dẫn tới việc một số mẹ muốn cai sữa
Lý do là vì cơ thể người phụ nữ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo và điều này tốt cho cả hai mẹ con, đặc biệt là khi trẻ còn quá nhỏ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu phụ thuộc vào sữa mẹ.
Cũng có ý kiến cho rằng, khi có thêm em bé, người mẹ nên ngừng việc cho con bú vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi trong bụng. Sự kích thích trong suốt quá trình cho con bú sẽ gây ra các cơn co dạ con. Hơn nữa, nếu tiếp tục cho con bú mẹ đến khi em bé tiếp theo chào đời mới cai sữa, sẽ gây nên những tác động tâm lý không tốt ở trẻ.
Và điều này không hề dễ dàng vượt qua với cả mẹ và con. Vậy có nên hay không nên trong chuyện có mang thai và cho con bú. Các bạn có thể tìm hiểu ở đây!
Nếu sức khỏe của người mẹ yếu, cho con bú ít có thời gian nghỉ ngơi, dinh dưỡng của mẹ phải phân bố cho nguồn sữa nuôi bé, cho thai và cho chính bản thân mẹ. Bạn có thể cân nhắc việc cai sữa cho con một cách từ từ, không gây sốc cho cả mẹ và bé.
0 notes
Text
Những thói quen “xấu” cho thấy trẻ phát triển toàn diện
Giai đoạn từ 12 - 36 tháng tuổi nếu trẻ có những thói quen "xấu" thì cha mẹ nên vui mừng vì điều này chứng tỏ trẻ phát triển tốt và toàn diện
Ăn vạ
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng. Tính cách xấu xí này là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển phong phú về mặt cảm xúc của trẻ. Thay vì làm theo những yêu cầu của cha mẹ thì trẻ đã biết thể hiện sở thích. Trẻ dễ nổi cáu khi không được đáp ứng mong muốn. Tất nhiên, điều này nếu trở thành thói quen thì không tốt chút nào nhưng nó thực sự quan trọng, đánh dấu sự phát triển bình thường của trẻ
Nghịch thức ăn
Bạn đã mất rất nhiều thời gian để nấu một bữa thật ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho con nhưng bé chỉ ngồi nghịch ngợm đĩa thức ăn đó, vung vẩy khắp sàn nhà mà chẳng "đánh chén" nhiệt tình. Đây là tình huống chung của không ít bà mẹ và hầu hết các mẹ đều cảm thấy chán nản, thậm chí "phát điên" lên. Tuy nhiên, những trẻ càng có nhiều thời gian nghịch với đồ ăn thức uống càng có nhiều khả năng xác định chính xác đồ ăn đó và đặt tên cho chúng. Với trẻ, ăn không chỉ là để no mà đó chính là lúc trẻ khám phá, học hỏi nhiều hơn.
Bé có thể cảm nhận được hình dạng, mùi, vị của thức ăn khi tự tay sờ, nắm chúng. Vì thế, hãy để mỗi bữa ăn của trẻ là một giờ vui, tạo sự thích thú với việc ăn uống
Trẻ luôn chân, luôn tay, không lúc nào ngồi yên
Trong khi bạn đã mệt nhoài sau một ngày làm việc thì đứa con của bạn vẫn chạy, nhảy, leo trèo khắp phòng, như thể đang thừa năng lượng vậy. Đó là điều bình thường ở một đứa trẻ trong độ tuổi 1-3. Hãy nghĩ mọi thứ thật đơn giản và dọn dẹp phòng ốc gọn gàng, tránh các vật có thể nguy hiểm cho trẻ để dành chỗ cho bé vui chơi. Khi bé mệt sẽ tự biết dừng lại nghỉ ngơi. Nếu có điều kiện, cha mẹ hãy cho bé ra ngoài chơi nhiều hơn.
Muốn tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể xem ở đây!
0 notes
Text
Hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng "da tiếp da"
Đối với các bé sơ sinh, việc sử dụng thuốc luôn được hạn chế đến mức thấp nhất. Chính vì vậy, việc tìm các phương pháp hạ sốt hoàn toàn tự nhiên luôn được các ông bố, bà mẹ ưu tiên như da tiếp da
Với sự phổ biến của phương pháp da tiếp da, các ông bố, bà mẹ đã có thêm một cách hữu hiệu để giúp bé hạ sốt.
Cho dù sốt là phản ứng bình thường của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng nhưng mỗi khi bị sốt, bé thường quấy khóc, lười ăn, khiến mẹ lo lắng, mệt mỏi. Trong khi hầu hết các mẹ đều nghĩ đến thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt hay chườm khăn cho con... thì mẹ Huyền Trang lại có cách xử lý hoàn toàn khác.
Theo Huyền Trang, thói quen các mẹ thường chỉ quan tâm tới nhiệt độ cơ thể mà không để ý nhiều tới hành vi của bé. Không phải cứ sốt trên 38,5 độ là cho con uống thuốc hạ sốt và thậm chí nếu con sốt tới 40 độ mà vẫn vui chơi bình thường thì cũng chưa cần dùng thuốc ngay. Các bé bú mẹ hoàn toàn có thể hạ sốt bằng phương pháp skin to skin (da tiếp da).
Làn da của người trưởng thành có diện tích lớn hơn trẻ sơ sinh rất nhiều. Cơ chế điều hòa thân nhiệt của chúng ta cũng tốt hơn. Chính vì vậy, khi bị nóng chúng ta sẽ dễ trở lại thân nhiệt bình thường hơn.
Bằng cách đặt bé lên bụng mẹ, nhiệt độ từ cơ thể bé sẽ tự động truyền sang cơ thể mát mẻ của mẹ, tiếp đó, bằng cơ chế điều hòa thân nhiệt tự nhiên, lượng nhiệt lượng dư thừa được bé truyền sang sẽ được tỏa ra ngoài, làm mát cho cả mẹ và bé.
Phương pháp da tiếp da đã được các nghiên cứu công nhận giúp bé duy trì thân nhiệt tốt. Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây!
0 notes
Text
Những thực phẩm giúp con bạn trở lên thông minh
Ngoài tính di truyền, sự phát triển trí não của trẻ phụ thuộc rất lớn vào nguồn dưỡng chất từ thực phẩm mà cơ thể được cung cấp
▪ Phương pháp phòng chống muỗi không dùng hóa chất cho bé
Là cha mẹ, ai cũng muốn các bé yêu nhà mạnh luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thông minh cao lớn hơn mỗi ngày. Để đạt được điều đó đỏi hỏi bạn phải có một quy trình chăm sóc, dạy dỗ bé thật cẩn thận và khoa học, trong đó chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Sữa mẹ
Trong sữa mẹ, có hàm lượng DHA và ARA rất phong phú là nền tảng cấu tạo mô não, thành phần chủ yếu của chất xám và võng mạc của bộ não trẻ. Tuy nhiên, để trẻ có thể hấp thu được tốt lượng DHA cần thiết, đầy đủ, chế độ ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng để đáp bảo cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho bé.
Vậy trong 6 tháng đầu tiên, bạn nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và kéo càng dài càng tốt. Sữa mẹ sẽ không bị mất chất dinh dưỡng dù bé có lớn hơn 2 tuổi
Trứng gà
Trứng gà là thực phẩm rất giàu protein, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, Trứng chứa rất nhiều dưỡng chất như DHA, lecithin choline, Omega-3, kẽm, lutein, trong đó quan trọng nhất là axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của hệ thần kinh và cơ thể mà nó có thể tiếp thêm sinh lực để não bộ phát triển khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, trong lòng đỏ trứng gà còn có chứa chất choline rất có lợi cho trí nhớ của bé.
Đặc biệt, các bạn cần lưu ý, để đảm bảo an toàn, chỉ nên cho bé ăn trứng gà sau 9 tháng tuổi và chỉ nên cho bé ăn trứng gà ta, trứng gà tam hoàng sẽ tốt hơn nhiều so với trứng gà công nghiệp đấy.
Thịt “sạch”
Thịt là nguồn thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển cả về thể chất và trí não của con. Tuy nhiên, thịt động vật được nuôi bằng chất kích thích chính là một trong những nguyên nhân chính gây hội chứng“sương mù não”, một triệu chứng rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ rõ ràng cũng như trí nhớ của con. Do đó, khi mua thịt, các mẹ nên chọn mua ở những quán quen, tránh mua những loại thịt có chất bảo quản, chất tạo màu và các thành phần có hại khác.
Thịt bò
Mà chủ yếu là thịt bò nạc thôi nhé, trong thực phẩm này có chứa một lượng sắt và kẽm rất lớn củng cố sự vững chắc và ổn định của não giúp cho trẻ dễ dàng tập trung hơn và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Chính vì thế, thịt bò càng cần thiết hơn đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học.
Cá
Chất béo tự nhiên trong cá được coi là nguồn cung cấp vitamin D và Omega-3 tuyệt vời. Những chất này chính là vũ khí giúp con chống lại tình trạng kém tập trung và suy giảm nhận thức. Các loại cá mẹ nên cho con ăn gồm có cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi và các loại cá tương tự.
Mỗi tuần mẹ nên cho con ăn ít nhất 2 bữa cá, có thể là cá nướng bỏ lò hoặc luộc. Khi chế biến, các mẹ nên lưu ý vì những lợi ích sức khỏe mà cá mang lại có thể sẽ mất đi nếu cá được rán quá kỹ. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho con bằng cách cho con uống dầu cá. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều nhận định rằng hấp thu Omega-3 từ việc ăn cá vẫn tốt hơn từ việc uống các viên dầu cá bổ sung.
I-ốt
I-ốt là dưỡng chất có ý nghĩa đặc biệt và vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Bạn có thể cho trẻ uống i-ốt mỗi ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc có thể sử dụng cách đơn giản là nêm muối vào thức ăn của bé.
Tuy nhiên, bạn cần cho bé ăn i-ốt với một hàm lượng vừa đủ, nếu bé ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến việc ứ đọng, gây phù thủng, rối loạn tim và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Thực phẩm giàu omega
Omega-3 những a xit béo không bão hòa rất quan trọng cho sự phát triển trí thông minh của trẻ.
Những thực phẩm giàu omega-3 chứa chất phốt pho và axit béo omega-3 cần thiết cho hoạt động có hiệu quả của bộ não.
Những axit kỳ diệu này làm nhẹ quá trình chuyển những tín hiệu thần kinh giữa các nơron não bộ, và cần thiết cho việc hình thành tế bào thần kinh. Nhờ đó, sự chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung của bé dần phát triển hơn, hoàn thiện hơn
Ngũ cốc
Trong ngũ cốc có chưa một lượng lớn vitamin nhóm A,B và C giúp nuôi dưỡng các tế bào và hệ thống thần kinh. Ngoài ra trong ngũ cốc, còn có chất sắt, kẽm, không những giảm nguy cơ béo phì mà còn bổ sung và tăng cường khả năng phát triển thể chất của trẻ.
Đặc biệt, đây còn là nguồn cung cấp năng lượng (đường glucozơ) cần thiết cho hoạt động của não, những chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp điều chỉnh hài hòa lượng đường glucozơ có trong cơ thể, tạo điều kiện giúp cơ thể bé phát triển cân đối, toàn diện.
Các loại đậu, đỗ xanh
Các loại đậu, đỗ (đậu ván, đậu hà Lan) là những thực phẩm có chứa hàm lượng lớn prôtein, vitamin, các khoáng chất, tinh bột và chất xơ, gaifu năng lượng, giúp bé yêu khỏe mạnh, thông minh hơn mỗi ngày.
Các loại rau mà các mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên, luân phiên nhau bao gồm cà chua, cà tím, bí đỏ, cà rốt, ớt ngọt, ngô… không chỉ là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ dồi dào, trong các thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, làm khôi phục lại những tế bào hư tổn trong não của trẻ rất hiệu quả.
Các loại hạt
Chứa rất nhiều protein, axit béo, vitamin và khoáng chất cần thiết, các loại hạt như lạc, hướng dương, bí ngô, vừng, hạnh nhân...không chỉ giúp “bôi trơn” các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn mà còn có tác dụng làm dịu não bộ của con bởi những loại hạt này chứa Tryptophan, chất có tác dụng ta��o sự thoải mái và thư giãn cho cả cơ thể. Đối với những loại hạt này, các mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, trộn với salad hoặc làm lạc vừng.
Bột yến mạch
Bột yến mạch là loại thực phẩm giàu glucose, nguồn năng lượng chính của não bộ. Nguồn glucose có trong bột yến mạch thường được cơ thể bẻ gãy rất chậm, do đó nguồn năng lượng cung cấp cho não được duy trì lâu. Thêm vào đó, protein và chất xơ có trong bột yến mạch còn giúp lưu thông các mạch máu não, giúp não hoạt động tốt hơn. Do đó, các mẹ nên sớm bổ sung bột yến mạch vào chế độ ăn của con.
Các loại rau củ có màu sáng đậm
Rau củ là nguồn thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxi hóa, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp bảo vệ não bộ khỏi những gốc tự do, vốn là kẻ thù của não bộ. Do đó, đây là loại thực phẩm cần thiết mẹ nên cho con ăn hàng ngày.
Khi mua, các mẹ nên chọn những loại thực phẩm có màu sáng đậm như các màu xanh, đỏ, cam, bởi đó là những loại rau củ có nhiều dưỡng chất nhất. Bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, giá đỗ, khoai lang, cà rốt... là những loại rau rau củ các mẹ nên cho con ăn thường xuyên. Khi mua rau củ, các mẹ nên chọn những loại có màu sáng đậm
Quả việt quất, bơ, táo, mận
Việt quất (blueberry) và bơ là hai loại quả được các nhà khoa học chứng minh có khả năng bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng và bệnh tăng huyết áp. Trong đó, bệnh tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm nhận thức.
Đối với trái việt quất, các mẹ có thể cho con ăn tươi, để lạnh hoặc sấy khô. Còn đối với trái bơ, bởi loại quả này chứa lượng calo khá cao nên các mẹ chỉ nên cho con ăn ¼ - ½ quả mỗi ngày. Với loại quả này, có lẽ xay sinh tố là cách chế biến dễ dàng và tiện lợi nhất.
Ngoài ra, táo hoặc mận là những loại hoa quả có nhiều chất chống oxi hóa mà mẹ có thể bổ sung cho con. Tuy nhiên, đối với những loại quả này, dưỡng chất thường nằm ở vỏ, do đó các mẹ không nên gọt vỏ mà nên chọn những cửa hàng bán hoa quả có uy tín và rửa sạch trước khi cho con ăn.
Sô-cô-lađen
Thành phần có trong sô-cô-la đen tác dụng tích cực lên não bộ có thể kể đến như chất chống oxi hóa, chất kích thích (caffeine) giúp tăng cường sự tập trung. Ngoài ra, sô-cô-la đen còn giúp kích thích cơ thể sản xuất endorphin, một chất giúp giải tỏa căng thẳng. 2-3 gam sô-cô-la đen mỗi ngày là lượng phù hợp các mẹ có thể cung cấp cho con.
Nước
Tất cả tế bào trong cơ thể đều cần đến nước để phát triển và tế bào não cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, khoảng ¾ thể tích não là nước. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi kiểm tra về sức mạnh của não bộ, những trẻ được cung cấp đầy đủ nước đạt kết quả cao hơn những trẻ bị thiếu nước.
Lượng nước trẻ uống mỗi ngày (ml) được tính = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10 đơn vị). Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu trẻ uống 500ml sữa/ ngày, lượng nước cần bổ sung là: 1150 – 500 = 650 ml. Nói chung trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống gần bằng người lớn: 2 – 2,5l/ngày.
#thực phẩm #thông minh #sức khỏe #chăm sóc bé #sữa mẹ #nuôi con bằng sữa mẹ
0 notes
Link
Mặc dù đã được chuẩn bị rất kỹ để đón chào một thành viên mới, nhưng nên nhớ rằng những cảm xúc phức tạp này ở trẻ không thể hết được. Chính sự trung thực và lòng yêu thương sẽ giúp cho trẻ vượt qua được sự sợ hãi này, và trẻ sẽ nhận thấy mình vẫn được bố mẹ chú ý và yêu thương như em bé của mình
0 notes
Link
Khi trẻ bắt đầu qua mốc 12 tháng, #kỹ_năng #giao_tiếp và #ngôn_ngữ của bé được tích lũy vốn từ vựng khá phong phú và hiểu được cách vận dụng chúng. Việc bé #biết_nói sớm hay muộn, nhanh hay chậm do luôn có sự thay đổi rất lớn. #Bé_gái thường biết nói sớm hơn #bé_trai. Phạm vi bình thường của vấn đề này cũng có nhiều thay đổi. Cha mẹ hãy giúp trẻ phát triển toàn diện nhé!
0 notes
Link
Trong khi chờ đợi sự phát triển tự nhiên của bé, bạn có thể sớm nhận ra những đặc điểm tính cách của bé và các bậc cha mẹ hãy cùng nhau tìm hiểu để giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách nhé!
Không có tính cách đúng hay sai, hoặc tính cách tốt hay xấu
Tính cách không phải là cái mà con bạn lựa chọn, cũng không phải là thứ mà bạn tạo ra cho bé.
Có một điều rất quan trọng đối với trẻ là được nhìn nhận mình là ai. Hãy vận dụng những gì bạn biết về tính cách của bé để khuyến khích bé phát huy những thế mạnh và giúp đỡ bé khi cần thiết.
0 notes